Phản ứng lao tố idr trong chẩn đoán và điều trị bệnh lao
ĐẶT VẤN ĐỀ
Từ lâu (1908) người ta đã biết sử dụng phản ứng IDR (Intra dermic reaction)
với Tuberculin hay Phản ứng da với lao tố TST (Tuberculin skin test) để
phát hiện người đã nhiễm lao. Phản ứng Tuberculin bao giờ cũng dương tính
ở bệnh nhân lao, nhưng thường âm tính ở những người mắc bệnh nặng hoặc
sắp chết(3,8,9).
Nghiên cứu này còn nêu lên quan điểm là phản ứng Tuberculin thể hiện khả
năng tự bảo vệ của cơ thể. Đối với người bệnh lao có IDR (+) thì kết quả
điều trị lao sẽ tốt hơn người bệnh lao có IDR (-).
Vì vậy ở những đối tượng bệnh lao mà có IDR (-) thì chỉ cần song song với
điều trị lao phải có chế độ dinh dưỡng hợp lý, thì khi sức khỏe hồi phục trở
lại IDR sẽ trở lại (+), khi đó thì kết quả điều trị lao sẽ tốt hơn(11)
.
Nghiên cứu của chúng tôi nhằm nêu bật vai trò của phản ứng lao tố IDR
trong chẩn đoán và điều trị bệnh lao.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang.Thu nhận tất cả các bệnh nhân đến khám và điều trị tại PK phổi BV ĐHYD
vào sáng thứ hai hàng tuần từ 1-3-2005 đến tháng 1-3-2007 với chẩn đoán
bệnh lao.
Tiêu chuẩn chọn bệnh
- Bệnh nhân có thử phản ứng lao tố IDR
- Bệnh nhân có chụp X quang phổi.
- Bệnh nhân có xét nghiệm vi trùng lao hay PCR lao trong đàm.
- Bệnh nhân được chẩn đoán bệnh lao.
- Không có triệu chứng ung thư phổi nguyên phát hay di căn
KẾT QUẢ
Trong thời gian 12 tháng, chúng tôi có 108 trường hợp thỏa tiêu chuẩn chọn
bệnh, trong đó có 55 nam và 53 nữ. Tuổi nhỏ nhất là 17 tuổi và lớn nhất là
79 tuổi. Thường gặp nhất ở lứa tuổi lao động 30-60 tuổi.
Bệnh nhân ở các tỉnh chiếm đa số 68 ca (62,96%), Tp HCM có 39 ca
(36,11%) có 1 trường hợp ở Campuchia (0,93%).
Luận văn chia làm 3 chương
17 trang |
Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 5473 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phản ứng lao tố idr trong chẩn đoán và điều trị bệnh lao, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẢN ỨNG LAO TỐ IDR TRONG CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ
BỆNH LAO
TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá vai trò của phản ứng lao tố IDR trong chẩn đoán và điều
trị bệnh lao.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang. 108 bệnh nhân đến
khám và điều trị tại phòng khám số 3- BV ĐHYD vào sáng thứ hai hàng
tuần từ tháng 1-3-2005 đến tháng 1-3-2007 với chẩn đoán bệnh lao.
Kết quả: Các bệnh lao phối hợp phần lớn có IDR (-) 8 /9 ca (88,88%):
chứng tỏ các thể lao này xảy ra trên những cơ thể ít có khả năng tự bảo vệ.
Thể lao phổi đơn thuần chiếm đa số 78 ca (62,22%) với 58 ca IDR (+) chiếm
đa số (74,36%); nên kết quả điều trị cũng khả quan hơn. Thời gian điều trị
lao kéo dài trung bình là 6 tháng, đặc biệt những ca IDR (-) thường phải điều
trị 9 tháng: 21/26 ca-> 80,77%. Những ca IDR (+) mạnh ≥ 15mm, thông
thường chỉ cần kiểm tra X quang đến lần thứ hai (sau 6 tháng điều trị lao) thì
tổn thương đã xóa hoàn toàn: 51/52 ca -> 98,07%.
Kết luận: Hiện nay, phản ứng lao tố IDR không những được dùng trong
chẩn đoán mà còn định hướng điều trị lao; vì IDR thể hiện được khả năng tự
bảo vệ của cơ thể. Vì vậy nghiên cứu này muốn khuyến khích tất cả các BS
khi gặp một bệnh nhân nghi lao thì nên cho thử nghiệm phản ứng lao tố IDR
vì nó có nhiều lợi ích như trên đã nêu.
ABSTRACT
Objective: To evaluate the role of tuberculin skin test in the diagnosis and the
treatment of Tuberculosis.
Methods: Cross-sectional study.108 patients were diagnostic tuberculosis
who examined in consulting room No3 of University Medical hospital every
monday from 1-3-2005 to 1-3-2007.
Results: Almost all combined tuberculose had TST (-):8/9 cases (88,88%).
Nearly all purely pulmonary tuberculose had TST (+) 58/78 cases (74.36%)
Tuberculose treatment period spent about 6 months; but cases with TST(-)
usually treated about 9 months: 21/26 cases -> 80.77%. Cases with TST (+)≥
15mm when checked only the second chest- Xray(after treatment 6 months):
their lesion was clear (51/52 cases -> 98.07%)
Conclusion: Nowaday, Tuberculin skin test not only use in diagnosis but
also orient treatment Tuberculosis. Because TST manifest ability protection
on one’s own.
In this study, we encourage all doctors who should be TST when diagnosis
tuberculosis due to above-mentioned profit.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Từ lâu (1908) người ta đã biết sử dụng phản ứng IDR (Intra dermic reaction)
với Tuberculin hay Phản ứng da với lao tố TST (Tuberculin skin test) để
phát hiện người đã nhiễm lao. Phản ứng Tuberculin bao giờ cũng dương tính
ở bệnh nhân lao, nhưng thường âm tính ở những người mắc bệnh nặng hoặc
sắp chết(3,8,9).
Nghiên cứu này còn nêu lên quan điểm là phản ứng Tuberculin thể hiện khả
năng tự bảo vệ của cơ thể. Đối với người bệnh lao có IDR (+) thì kết quả
điều trị lao sẽ tốt hơn người bệnh lao có IDR (-).
Vì vậy ở những đối tượng bệnh lao mà có IDR (-) thì chỉ cần song song với
điều trị lao phải có chế độ dinh dưỡng hợp lý, thì khi sức khỏe hồi phục trở
lại IDR sẽ trở lại (+), khi đó thì kết quả điều trị lao sẽ tốt hơn(11).
Nghiên cứu của chúng tôi nhằm nêu bật vai trò của phản ứng lao tố IDR
trong chẩn đoán và điều trị bệnh lao.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang.
Thu nhận tất cả các bệnh nhân đến khám và điều trị tại PK phổi BV ĐHYD
vào sáng thứ hai hàng tuần từ 1-3-2005 đến tháng 1-3-2007 với chẩn đoán
bệnh lao.
Tiêu chuẩn chọn bệnh
- Bệnh nhân có thử phản ứng lao tố IDR
- Bệnh nhân có chụp X quang phổi.
- Bệnh nhân có xét nghiệm vi trùng lao hay PCR lao trong đàm.
- Bệnh nhân được chẩn đoán bệnh lao.
- Không có triệu chứng ung thư phổi nguyên phát hay di căn
KẾT QUẢ
Trong thời gian 12 tháng, chúng tôi có 108 trường hợp thỏa tiêu chuẩn chọn
bệnh, trong đó có 55 nam và 53 nữ. Tuổi nhỏ nhất là 17 tuổi và lớn nhất là
79 tuổi. Thường gặp nhất ở lứa tuổi lao động 30-60 tuổi.
Bệnh nhân ở các tỉnh chiếm đa số 68 ca (62,96%), Tp HCM có 39 ca
(36,11%) có 1 trường hợp ở Campuchia (0,93%).
Phản ứng lao tố IDR
Bảng 1
Kích thước
phản ứng lao
tố IDR
Số ca Tỉ lệ %
< 10mm: (-) 26 24,08%
10-14mm: (+) 30 27,78%
15-19mm: (++) 35 32,40%
≥ 20mm: (+++) 17 15,74%
Tổng cộng 108 100,00%
X quang phổi thẳng
Bảng 2:
Hình ảnh bệnh lý trên
X.Q phổi thẳng
Số ca Tỉ lệ %
Mức độ I: tổng diện
tích tổn thươngkhông
vượt quá 1 phân thùy
phổi, không có hang.
41 37,96%
Mức độ II: tổng diện 40 37,05%
tích tổn thương không
vượt quá giới hạn một
thùy phổi và tổng
đường kính các hang
lao không quá 4cm.
Mức độ III: tổng diện
tích tổn thương vượt
quá giới hạn 1 thùy
phổi và tổng đường
kính các hang lao trên
4cm.
8 7,40%
Hạch TT phì đại 2 1,85%
Tràn dịch màng phổi 10 9,26%
Bình thường 7 6,48%
Tổng cộng 108 100,00%
Xét nghiệm vi trùng lao:
Bảng 3
Dương tính Am tính Vi
trùng
lao
trong
đàm
Số ca Tỉ lệ % Số ca Tỉ lệ %
AFB 14 12,96% 49 45,37%
PCR lao 11 10,19% 17 15,74%
Ngoài ra còn có xét nghiệm vi trùng lao trong dịch màng phổivới 5 ca BK (-
), 1 ca BK(+) và 1 ca PCR (+).
So sánh bệnh lao được chẩn đoán với phản ứng lao tố IDR
Bảng 5
(-) <10mm (+) 10-
14mm
(++) 15-
19mm
(+++)
≥20mm
Số
TT
IDR
Chẩn đoán
Số ca % Số ca % Số ca % Số ca %
1 Lao nguyên phát 2 1,85% 1 0,93%
2 Lao kê 2 1,85%
(-) <10mm (+) 10-
14mm
(++) 15-
19mm
(+++)
≥20mm
Số
TT
IDR
Chẩn đoán
Số ca % Số ca % Số ca % Số ca %
3 Lao hạch 1 0,93% 3 2,78% 2 1,85%
4 Lao phổi 20 18,52% 25 13,15% 21 19,44% 12 11,11%
5 Lao manh tràng 1 0,93%
6 Lao màng phổi 1 0,93% 6 5,56% 3 2,78%
7 Lao phổi-Đái tháo
đường
4 3.70% 3 2,78% 1 0,93%
8 Lao phổi-Lao thanh
quản
2 1,85% 2 1,85% 1 0,93%
9 Lao kê-Lao thanh quản 1 0,93%
10 Lao phổi-Lao hạch 1 0,93%
11 Lao phổi-Lao màng
phổi
1 0,93%
12 Lao màng phổi-Lao 1 0,93%
(-) <10mm (+) 10-
14mm
(++) 15-
19mm
(+++)
≥20mm
Số
TT
IDR
Chẩn đoán
Số ca % Số ca % Số ca % Số ca %
màng bụng
13 Lao phổi-Lao cột sống
–Lao thận
1 0,93%
Công thức điều trị lao
Đa số các ca chúng tôi dùng công thức 3 RHEZ/3RHZ:46 ca (42,60%), kế
tiếp là 6 RHZ: 28 ca (25,93%), và 6 RHEZ/3RHZ: 32 ca (29,62%), Ngoài ra
có 2 ca dùng công thức RHE (1,85%).
So sánh thời gian điều trị lao với phản ứng lao tố IDR
Bảng 6
IDR
(-)
>10mm
(+) 10-
14mm
(++) 15-
19mm
(+++)
≥20mm
Thời
gian
điều
trị
lao
Số
ca
% Số
ca
% Số
ca
% Số
ca
%
6
tháng
5 4,63% 20 18,52% 34 31,48% 17 15,74%
9
tháng
21 19,44%10 9,26% 1 0,93%
So sánh X quang phổi sau mỗi đợt kiểm tra với phản ứng lao tố IDR
Bảng 7
(-)
>10mm
(+)
10-14mm
(++)
15-19mm
(+++)
≥20mm
IDR
XQ
phổi
sau
điều trị lao
Số
ca
% Số
ca
% Số
ca
% Số
ca
%
Giảm 1 0,93% 18 16,67% 7 6,48% 16 14,81% 3
tháng
Không
giảm
25 23,15% 12 11,11% 28 25,93% 1 0,93%
Giảm
50%
7 6,48% 10 9,26% 1 0,93% 6
tháng
Giảm
100%
19 17,59% 20 18,52% 34 31,48% 17 15,74%
Giảm
100%
5 4,63% 9 8,33% 1 0,93% 9
tháng
Còn di
chứng
2 1,85% 1 0,93%
BÀN LUẬN
Phản ứng lao tố IDR
Tuberculosis Skin Test (TST) còn gọi là phản ứng Mantoux để phát hiện dị
ứng do Mendel F. (1909) và Mantoux C. (1908) đồng thời đưa ra phương
pháp chích trong da một liều chính xác Tuberculin.
Là phương pháp định lượng duy nhất và là test Tuberculin tốt nhất, hiện nay
còn đang sử dụng.
Nguyên nhân gây ra tình trạng miễn dịch và dị ứng trong bệnh lao là kháng
nguyên của vi trùng lao. Với một cấu trúc vỏ rất phức tạp nên kháng nguyên
hết sức đa dạng gồm nhiều loại có cấu tạo từ Protein, Lipid và Polysaccharic
… do vậy khả năng gây ra các phản ứng miễn dịch và dị ứng ở mức độ khác
nhau(6,7,10).
Thông thường, miễn dịch và dị ứng là 2 hiện tượng khác nhau và tách rời
nhau. Nhưng trong bệnh lao 2 hiện tượng này lại luôn đi đôi với nhau; khiến
đã có thời kỳ người ta cho đó chỉ là 2 mặt của 1 vấn đề. Trong một mức độ
nào đó dị ứng (IDR) được coi là phản ánh ra bên ngoài của trạng thái miễn
dịch nội tại: là khả năng bảo vệ giúp cơ thể chống lại sự xâm nhập và phát
triển của vi trùng lao. Chính Pirquet đã nhận xét là phản ứng Tuberculin bao
giờ cũng dương tính ở bệnh nhân lao, nhưng thường âm tính ở những người
mắc bệnh nặng hoặc sắp chết và ông đã nêu lên quan điểm là phản ứng
Tuberculin thể hiện khả năng bảo vệ của cơ thể (1,3,4).
Theo bảng 1: kết quả IDR âm tính (-) < 10mm có 26 ca (24,08%), IDR
dương tính mạnh (+++) ≥ 15mm có 52 ca (48,14%). Vì vậy gần ½ số bệnh
nhân của chúng tôi có kết quả điều trị lao rất thuận lợi.
Ở những đối tượng bệnh lao mà có IDR(-) thì chỉ cần song song với điều trị
lao phải có chế độ dinh dưỡng hợp lý, thì khi sức khỏe hồi phục trở lại IDR
sẽ trở lại (+), khi đó thì kết quả điều trị lao sẽ tốt hơn.
X quang phổi thẳng: trong nghiên cứu này chúng tôi đọc phim X quang phổi dựa
theo phân loại tổn thương lao của Hiệp hội lồng ngực Hoa Kỳ (ATS 2000) (2) Theo
ATS mức độ tổn thương phổi được ghi nhận làm 3 mức độ chính:
- Tổn thương mức độ nhẹ (kí hiệu mức độ I): tổn thương không có hang,tổng
diện tích tổn thương 1 hoặc 2 bên phổi không vượt quá 1 phân thùy phổi.
- Tổn thương mức độ trung bình (kí hiệu mức độ II): tổn thương 1 hoặc cả 2
bên phổi, tổng diện tích tổn thương không vượt quá giới hạn một thùy phổi
và tổng đường kính các hang lao không quá 4cm.
- Tổn thương mức độ nặng (kí hiệu mức độ III): tổn thương nặng hơn ở mức độ
trung bình (II), nghĩa là tổng diện tích tổn thương 1 hoặc 2 bên phổi vượt qua 1 thùy
phổi hoặc chiếm cả 1 bên thùy phổi và tổng đường kính các hang trên 4cm.
Đặc điểm nghiên cứu của chúng tôi là thực hiện tại phòng khám phổi trong
một bệnh viện đa khoa, nên tổn thương lao phổi thường không nặng. Theo
bảng 2: Trên X quang phổi thẳng tổn thương mức độ III chỉ có 8 ca (7,40%), tổn
thương mức độ I nhiều nhất với 41 ca (37,96%), đặc biệt có 7ca (6,48%) X
quang phổi bình thường vì bệnh nhân chỉ bị lao hạch và lao manh tràng.
Xét nghiệm vi trùng lao
AFB (Acid fast bacilli) là tên gọi hiện nay của trực khuẩn lao thay cho tên
gọi thông thường trước kia là BK; viết tắt của “Bacille de Koch” theo tên
người bác sĩ tìm ra nó năm 1882(5).
Theo phần kết quả ở bảng 3: Xét nghiệm đàm chỉ có 14 ca AFB(+) -
>12,96% và 11 ca PCR lao (+) ->10,19%. Kết quả âm tính nhiều hơn
76,85%; lý do vì nghiên cứu này thực hiện tại phòng khám phổi của bệnh
viện đa khoa chứ không phải bệnh viện chuyên khoa lao.
So sánh bệnh lao được chẩn đoán với phản ứng lao tố IDR
Với kết quả ở bảng 5, chúng tôi có 13 thể bệnh lao được chẩn đoán, đặc biệt
các thể lao phối hợp như lao phổi – đái tháo đường, lao phổi - lao màng phổi
IDR thường (-): 8/9 ca (88,88%); điều này chứng tỏ các thể lao này xảy ra
trên những cơ thể ít có khả năng tự bảo vệ.
Thể lao phổi đơn thuần chúng tôi gặp nhiều nhất 78 ca (62,22%) với 58
ca/78 có IDR (+) chiếm tỉ lệ 74,36%. Vì vậy kết quả điều trị của chúng tôi
gặp nhiều thuận lợi.
So sánh thời gian điều trị lao với phản ứng lao tố IDR
Trong nghiên cứu của chúng tôi, đa số các ca dược điều trị trong thời gian
trung bình 6 tháng với công thức 3 RHEZ/3RHZ: 46 ca (42,60%) hoặc 6
RHZ: 28 ca(25,93%) so với công thức của chương trình chống lao quốc gia
là 8 tháng nhưng với công thức 2SRHZ/6HE. Đặc biệt những ca IDR (-)
thường phải điều trị 9 tháng: 21/26 ca-> 80,77%.
So sánh Xquang phổi sau mỗi đợt kiểm tra với phản ứng lao tố IDR
Những trường hợp IDR dương tính mạnh ≥ 15mm, thông thường chỉ cần kiểm tra
X quang đến lần thứ hai (tức là sau 6 tháng điều trị lao) thì tổn thương đã xóa hoàn
toàn: 51/52 ca -> 98,07%.
Chỉ còn lại những ca với IDR (-) hoặc IDR (+) trong khoảng 10-14mm thì
chúng tôi phải điều trị 9 tháng thì tổn thương mới xóa hết: 14/18 ca ->
77,77%.
KẾT LUẬN
Hiện nay, phản ứng lao tố IDR không những được dùng trong chẩn đoán mà
còn định hướng điều trị lao; vì IDR còn thể hiện được khả năng tự bảo vệ
của cơ thể; ngoài ra IDR còn là một yếu tố giúp cung cấp thông tin dịch tễ
học để nghiên cứu chỉ số nguy cơ nhiễm lao hàng năm trong chương trình
chống lao quốc gia và đánh giá kết quả việc thực hiện chương trình đó. Một
số BS chuyên khoa lao rất ngại thử phản ứng này vì mất đến 3 ngày mới có
kết quả. Nghiên cứu này muốn khuyến khích các BS khi gặp một bệnh nhân
nghi lao thì nên thử phản ứng lao tố IDR vì nó có nhiều lợi ích như trên đã
nêu.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- a6.PDF