Tạo ra môi trường làm việc và cơ hội
thăng tiến của công chức theo VTVL: Môi
trường làm việc và cơ hội thăng tiến cũng là
điều rất quan trọng đối với công chức theo
VTVL. Môi trường làm việc trong các cơ
quan hành chính nhà nước phải là nơi đáng
sống của công chức - được lựa chọn từ
những người có tài năng và tâm huyết, muốn
cống hiến hết mình cho đất nước. Pháp luật
về CĐCV theo VTVL cần sớm có các chính
sách khen thưởng, tôn vinh người công chức
Việt Nam trong thời kỳ mới.
Đảm bảo tôn trọng quyền con người,
tôn trọng người có đức, có tài: Pháp luật về
CĐCV theo VTVL có vai trò rất quan trọng
trong việc đảm bảo quyền con người, tôn
trọng người có đức, có tài. Từ năm 1945,
Bác Hồ đã nói “mọi quyền lực đều thuộc về
Nhân dân”, có nghĩa là Nhân dân có quyền
tham gia quyết định luật pháp, là cơ sở pháp
lý của Nhà nước pháp quyền. Đảng và Nhà
nước Việt Nam luôn luôn có chính sách tôn
trọng quyền con người, có chính sách, quy
chế tôn vinh những người có đức, có tài, tâm
huyết với công việc.
Thực hiện đồng bộ các giải pháp nêu
trên sẽ giúp cho pháp luật về CĐCV theo
VTVL ngày càng hoàn thiện, đáp ứng được
nhu cầu và sự phát triển của đất nước trong
giai đoạn hiện nay. Pháp luật về công vụ
theo VTVL là CĐCV còn mới đối với Việt
Nam, vì vậy, cần phải vừa làm vừa rút ra bài
học kinh nghiệm. Xu hướng triển khai thực
hiện hiệu quả pháp luật về công vụ theo
VTVL là phù hợp với nền hành chính hiện
đại, phù hợp với pháp luật công vụ của các
nước tiên tiến trên thế giới
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 233 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Pháp luật về chế độ công vụ theo vị trí việc làm - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHAÁP LUÊÅT VÏÌ CHÏË ÀÖÅ CÖNG VUÅ THEO VÕ TRÑ VIÏåC LAÂM -
MÖÅT SÖË VÊËN ÀÏÌ LYÁ LUÊÅN VAÂ THÛÅC TIÏÎN
Trần Thị hải yến*
Chế độ công vụ (CĐCV) là một trong những bộ phận cấu thành của nền hành chính
nhà nước. Trên thế giới có hai mô hình về CĐCV: chế độ chức nghiệp (career-based
systems) và chế độ theo vị trí việc làm - VTVL (position-based systems). Pháp luật về
CĐCV ở nước ta đang chuyển dần từ chế độ theo chức nghiệp sang chế độ theo VTVL,
nhằm xây dựng nền hành chính dân chủ, hiện đại, tuân thủ pháp luật và phục vụ lợi
ích của nhân dân. Điều này đòi hỏi cần có những nghiên cứu phù hợp nhằm chỉ ra nội
dung, tính chất của pháp luật về CĐCV, đánh giá được thực trạng pháp luật về công vụ,
cả những ưu điểm, hạn chế và những giải pháp để hoàn thiện pháp luật về CĐCV.
* NCS. Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức - Bộ Nội vụ.
54
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁP Söë 16(320) T8/2016
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
1. Quan niệm pháp luật về chế độ công vụ
theo vị trí việc làm
Để đảm bảo trật tự trong hoạt động công
vụ, cần phải có sự điều chỉnh của pháp luật
về CĐCV. CĐCV ở Việt Nam cũng như các
quốc gia khác được điều chỉnh bằng nhiều
văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) khác
nhau. Hiến pháp là đạo luật cơ bản, có hiệu
lực pháp lý tối cao, là cơ sở hình thành pháp
luật về CĐCV, trong đó quy định các
nguyên tắc có tính chính trị - xã hội cốt yếu
nhất của pháp luật về CĐCV. Khoản 2 Điều
8 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Các cơ
quan nhà nước, cán bộ, công chức, viên
chức phải tôn trọng Nhân dân, tận tụy phục
vụ Nhân dân, liên hệ chặt chẽ với Nhân dân,
lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của
Nhân dân; kiên quyết đấu tranh chống tham
nhũng, lãng phí và mọi biểu hiện quan liêu,
hách dịch, cửa quyền”.
Luật Cán bộ, công chức (CBCC) năm
2008 là văn bản QPPL liên quan đến mọi
mặt về CĐCV và là cơ sở để ban hành
những văn bản dưới luật về CĐCV. Chẳng
hạn như Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày
15/3/2010 của Chính phủ quy định về tuyển
dụng, sử dụng và quản lý công chức; Nghị
định 56/2015/NĐ-CP của Chính phủ ngày
55
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁPSöë 16(320) T8/2016
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
09/6/2015 quy định về đánh giá, phân loại
cán bộ, công chức, viên chức; Nghị định số
34/2011/NĐ-CP của Chính phủ ngày
17/05/2011 quy định về xử lý kỷ luật đối với
công chức
Những quan hệ phát sinh của pháp luật
về CĐCV theo VTVL điều chỉnh thuộc loại
quan hệ chính trị - xã hội. Đó là lĩnh vực
quan hệ liên quan đến quyền lực nhà nước,
quyền lực chính trị, mang tính chính trị -
pháp lý. Mỗi quốc gia, mỗi thời đại có
những quan niệm, quy định pháp luật khác
nhau về CĐCV.
Phân tích nội dung các quy định của
pháp luật về CĐCV, có thể phân chia các
QPPL trong lĩnh vực này thành các nhóm cơ
bản sau đây:
- Nhóm QPPL quy định các nguyên tắc
thực thi công vụ;
- Nhóm QPPL quy định địa vị pháp lý
của các chủ thể tham gia quan hệ công vụ,
bao gồm tất cả các QPPL xác định trình tự
thành lập, bãi bỏ, xác định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn của các cơ quan nhà nước về
quản lý công chức;
- Nhóm quy phạm quy định trình tự, thủ
tục để thực hiện quyền và nghĩa vụ của các
chủ thể thực thi công vụ; quyền nghĩa vụ của
từng chức vụ công chức tương ứng với
VTVL do công chức thực hiện;
- Nhóm quy phạm liên quan đến chế độ
tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, quản lý, đánh
giá, tiền lương.
- Nhóm quy phạm quy định các biện
pháp thưởng, phạt, quy định trách nhiệm giải
trình, trách nhiệm kỷ luật của công chức.
Như vậy, pháp luật về CĐCV theo
VTVL là hệ thống các QPPL điều chỉnh về
các quan hệ công vụ theo VTVL, bao gồm:
thiết lập các chức vụ công chức; tuyển dụng
công chức theo VTVL, sử dụng công chức
theo VTVL, quản lý công chức theo VTVL;
khen thưởng, kỷ luật công chức theo VTVL;
quyền và nghĩa vụ của các chủ thể thực thi
công vụ; quyền nghĩa vụ của từng chức vụ
công chức tương ứng với VTVL do công
chức thực hiện và các vấn đề khác trong
chính sách đối với công chức nhà nước, của
các chủ thể được nhà nước trao quyền, nhân
danh Nhà nước thực hiện các hoạt động
mang tính quyền lực nhà nước nhằm phục
vụ lợi ích nhân dân.
2. nội dung của pháp luật về chế độ công
vụ theo vị trí việc làm
Nội dung của pháp luật về CĐCV theo
VTVL bao gồm các quy định về: tuyển
dụng, sử dụng, quản lý công chức nhà nước,
quyền và nghĩa vụ của công chức, trách
nhiệm công vụ; chế độ đãi ngộ, những bảo
đảm về chức vụ, khen thưởng, kỷ luật công
chức theo VTVL, cụ thể như sau:
Tuyển dụng công chức theo VTVL:
Tuyển dụng là quá trình bổ sung những
người đủ tiêu chuẩn, điều kiện vào đội ngũ
công chức. Tuyển dụng được công chức phù
hợp, đáp ứng được yêu cầu VTVL sẽ góp
phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của nền
hành chính nhà nước. Pháp luật về tuyển
dụng công chức quy định về căn cứ, nguyên
tắc, hình thức, điều kiện, thủ tục tuyển dụng
công chức nhằm đảm bảo tuyển được công
chức vừa có tài và có đức, đáp ứng yêu cầu
của VTVL.
Quản lý công chức theo VTVL: Quy định
cụ thể về sử dụng, sắp xếp, bố trí các VTVL
cho công chức, điều động công chức; bổ
nhiệm công chức giữ chức vụ lãnh đạo, luân
chuyển công chức; biệt phái công chức; từ
chức hoặc miễn nhiệm đối với công chức.
Pháp luật về quản lý công chức theo VTVL
cần quy định về nguyên tắc quản lý, nội dung
và thẩm quyền quản lý công chức theo VTVL.
Đào tạo, bồi dưỡng công chức theo
VTVL: Pháp luật quy định về nội dung, hình
thức, chế độ, thời gian, phương pháp nhằm
xây dựng phát triển đội ngũ công chức
chuyên nghiệp, mẫn cán gắn với yêu cầu
VTVL. Đào tạo, bồi dưỡng công chức theo
56
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁP Söë 16(320) T8/2016
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
VTVL phải thiết kế từng chương trình, từng
nhóm VTVL.
Đánh giá công chức theo VTVL, với các
tiêu chí sau đây: chấp hành đường lối, chủ
trương, chính sách của Đảng và pháp luật
của Nhà nước; phẩm chất chính trị, đạo đức,
lối sống, tác phong và lề lối làm việc; năng
lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; tiến độ
và kết quả thực hiện nhiệm vụ; tinh thần
trách nhiệm và phối hợp trong thực hiện
nhiệm vụ; thái độ phục vụ Nhân dân. Quy
định cách phân loại công chức theo VTVL
theo từng tiêu chí đánh giá.
Quyền lợi và nghĩa vụ công chức theo
VTVL: mối quan hệ giữa công chức với Nhà
nước và Nhân dân trong quá trình thực thi
công vụ cần phải được pháp luật điều chỉnh.
Nghĩa vụ và quyền của công chức thường
gắn liền với nhau. Nghĩa vụ là những việc
mà công chức có trách nhiệm và bổn phận
phải thực hiện. Quyền của công chức là các
điều kiện để đảm bảo thực hiện tốt các nghĩa
vụ đó. Quy định đầy đủ quyền lợi và nghĩa
vụ gắn với VTVL cụ thể.
Trách nhiệm công vụ: Theo khía cạnh
tích cực, trách nhiệm công vụ thể hiện phạm
vi các yêu cầu cụ thể của Nhà nước thông
qua các quy định của pháp luật về nội dung
nhiệm vụ và phẩm chất của công chức khi
thực thi công vụ. Trách nhiệm công vụ theo
nghĩa tiêu cực là sự gánh chịu hậu quả pháp
lý do không thực hiện hay thực hiện không
đúng nghĩa vụ. Quy định việc công chức
được làm, không được làm, xử lý công chức.
Tiền lương công chức theo VTVL, bao
gồm: mức lương tối thiểu chung; các bảng
lương; các chế độ phụ cấp lương; chế độ
nâng bậc lương; chế độ trả lương; nguồn
kinh phí để thực hiện chế độ tiền lương;
quản lý tiền lương và thu nhập đối với công
chức hành chính nhà nước. Nguyên tắc tiền
lương công chức tương ứng VTVL chứ
không trả lương theo chế độ ngạch, bậc như
trong chế độ chức nghiệp.
Khen thưởng, kỷ luật: Các quy định về
khen thưởng, kỷ luật công chức theo VTVL
quy định về: các nguyên tắc, điều kiện, hình
thức, thẩm quyền, trình tự xử lý các quan hệ
nảy sinh trong quá trình khen thưởng và xử
lý kỷ luật đối với công chức.
3. Một số nhận xét nội dung pháp luật về
chế độ công vụ ở nước ta
Phân tích các quy định của pháp luật về
CĐCV ở nước ta hiện nay, có thể có một số
nhận xét sau đây:
Một là, Luật CBCC năm 2008 và các
văn bản hướng dẫn thi hành đã thể chế hóa,
cụ thể hóa tương đối đầy đủ các chủ trương,
đường lối, chính sách của Đảng và Nhà
nước về CĐCV ở những nội dung quy định
về tuyển dụng công chức, sử dụng công
chức, quản lý công chức và đào tạo, bồi
dưỡng công chức theo VTVL. Nội dung
pháp luật đã quy định cụ thể, chi tiết, đồng
bộ về tuyển dụng; sử dụng, quản lý; quyền
và nghĩa vụ; đào tạo, bồi dưỡng; khen
thưởng, kỷ luật công chức.
Hai là, pháp luật về CĐCV về cơ bản đã
đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất giữa các
quy phạm pháp luật, giữa pháp luật về
CĐCV và phù hợp với các văn bản pháp luật
có liên quan như pháp luật về tổ chức và
hoạt động của Chính phủ, tổ chức và hoạt
động của chính quyền địa phương, pháp luật
lao động, pháp luật đất đai... Các quy định
của pháp luật về CĐCV tương đối phù hợp
với các điều kiện kinh tế - xã hội, phù hợp
với đặc điểm, đặc trưng của CĐCV.
Tuy nhiên, pháp luật về CĐCV còn một
số hạn chế như: Việc quy định đối tượng
công chức còn quá rộng, bao gồm cả công
chức trong bộ máy nhà nước, bộ máy của
Đảng, tổ chức chính trị - xã hội và đơn vị sự
nghiệp công lập; chưa có những quy định
chung về những nguyên tắc hoạt động công
vụ, về chế độ phục vụ nhân dân, trách nhiệm
giải trình của công chức khi thi hành công
vụ; việc đánh giá công chức còn khá chung
57
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁPSöë 16(320) T8/2016
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
chung, chưa dựa vào việc hoàn thành công
việc theo từng VTVL; pháp luật về CĐCV
chưa chuyển hẳn sang hướng theo VTVL;
chưa có quy định chung về tỷ lệ các ngạch
công chức để đảm nhiệm các VTVL.
4. những hạn chế trong thực thi pháp
luật về chế độ công vụ
Về mặt pháp lý, tuy đã có Luật CBCC
năm 2008 và các văn bản hướng dẫn thi
hành của Chính phủ quy định về CĐCV,
nhưng trên thực tế, việc tuyển dụng, sử dụng
và quản lý công chức hiện nay chủ yếu gắn
với chỉ tiêu biên chế. Cách thức tuyển dụng
công chức áp dụng theo chế độ làm việc lâu
dài phù hợp với nền kinh tế kế hoạch hóa tập
trung, nhưng chưa phù hợp với yêu cầu xây
dựng nền hành chính hiện đại, năng động.
Việc xây dựng đề án xác định VTVL là
cần thiết, nhưng cũng rất phức tạp, đòi hỏi
sự khảo sát kỹ lưỡng về số lượng công việc,
tần suất công việc trong các cơ quan, tổ
chức. Trên thực tế, không ít cơ quan giao
việc chồng chéo, có khi nhiều người cùng
làm chung một việc, dẫn đến tình trạng đùn
đẩy, né tránh công việc. Đến năm 2015,
nhiều cơ quan, đơn vị đã hoàn thiện xong đề
án xác định VTVL nhưng chưa triển khai
thực hiện vì chưa có căn cứ khoa học.
Các quy định về các môn thi tuyển công
chức chưa phù hợp để có thể tuyển chọn
được người đáp ứng yêu cầu của chức danh
công chức. Ví dụ về các môn thi chuyên
ngành, một số môn chuyên ngành đã có ở
bậc đào tạo đại học, nhưng một số môn
chuyên ngành chưa có ở bậc đào tạo đại học
như thanh tra đã gây khó khăn cho việc
tuyển dụng công chức theo VTVL. Theo
quy định pháp luật, việc tuyển dụng công
chức chủ yếu căn cứ vào bằng cấp và những
bài thi môn kiến thức chung và môn kiến
thức chuyên ngành, tin học, ngoại ngữ.
Nhưng quy định đó là không đầy đủ vì ngoài
kiến thức chuyên môn, cần phải có những
kỹ năng cần thiết để đảm nhận công việc
như kỹ năng phối hợp, làm việc nhóm, kỹ
năng giao tiếp, kỹ năng phân tích, giải quyết
tình huống.
Những tiêu chí và phương pháp đánh
giá, phân loại công chức còn thiếu đồng bộ,
chưa gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ của
công chức nên việc xem xét, đánh giá để bố
trí, sử dụng và đãi ngộ còn nhiều bất hợp lý.
Quy định về đào tạo, bồi dưỡng công chức
theo VTVL mới dừng ở các chế độ đào tạo,
bồi dưỡng, nội dung, hình thức đào tạo bồi
dưỡng mà chưa gắn đào tạo, bồi dưỡng với
sử dụng, đánh giá, khen thưởng, kỷ luật
công chức theo VTVL. Chính sách tiền
lương, chế độ phụ cấp đối với công chức
theo VTVL vẫn còn nhiều bất hợp lý, tiền
lương gắn với chế độ ngạch bậc (theo mô
hình chức nghiệp) và chưa tương xứng với
VTVL (theo mô hình việc làm) mà công
chức đang đảm nhận, chưa tương xứng với
năng lực và kết quả làm việc của những
người tài năng.
5. Một số kiến nghị và giải pháp
5.1. Hoàn thiện pháp luật về CĐCV
theo VTVL
Thứ nhất, cần xác định rõ CĐCV ở Việt
Nam. Hiện nay, các văn bản QPPL, đặc biệt
là Luật CBCC năm 2008 chưa quy định rõ
CĐCV của nước ta là CĐCV theo chức
nghiệp hay CĐCV theo VTVL, hay kết hợp
cả hai hệ thống đó với nhau.
Luật CBCC năm 2008, các văn bản của
Chính phủ, và các văn bản hướng dẫn của
Bộ Nội vụ có những quy định mang dấu
hiệu của CĐCV theo VTVL như chế độ
tuyển dụng công chức theo VTVL, chế độ
đào tạo, bồi dưỡng công chức theo VTVL,
chế độ đánh giá công chức theo VTVL,
nhưng đồng thời, nhiều quy định lại đang có
những dấu hiệu của CĐCV theo chức
nghiệp, như chế độ tiền lương công chức
theo ngạch, bậc; tuyển dụng công chức cũng
có dấu hiệu của CĐCV theo chức nghiệp, đó
là quyết định bổ nhiệm vào ngạch của công
chức sau khi trúng tuyển; việc đào tạo, bồi
dưỡng theo ngạch, bậc công chức Như
vậy, có thể khẳng định CĐCV hiện tại của
Việt Nam là CĐCV kết hợp giữa CĐCV
theo chức nghiệp và CĐCV theo VTVL.
Tuy nhiên, nhiều quy định không rõ ràng đã
dẫn tới những mâu thuẫn nội tại của pháp
luật liên quan, gây khó khăn trong thực hiện.
Thứ hai, cần rà soát những quy định của
Luật CBCC năm 2008 và các văn bản hướng
dẫn thi hành để tránh sự chồng chéo, thiếu rõ
ràng; chú trọng hơn đến tính khả thi, tính
đồng bộ trong các quy định. Các văn bản
QPPL về vấn đề quản lý, sử dụng công chức
cần được quy định chặt chẽ, logic, rõ ràng,
chính xác, tránh việc văn bản QPPL vừa
được ban hành đã sửa đổi. Pháp luật về
CĐCV phải gắn kết chính sách tuyển dụng
công chức theo VTVL với các nội dung khác
như đào tạo, bồi dưỡng công chức, quản lý
công chức, quy hoạch, đề bạt, bổ nhiệm,
đánh giá công chức, tăng lương theo
VTVL... tạo thành một chỉnh thể thống nhất,
đồng bộ có tác dụng khuyến khích người
công chức vươn lên trong học tập và công
tác. Đồng thời, cần phải có những quy định
chung về các nguyên tắc công vụ, CĐCV,
trách nhiệm giải trình của cán bộ, công chức;
đánh giá công chức phải khách quan, dựa
trên cơ sở hệ thống các tiêu chí khoa học.
5.2. Bảo đảm việc thực hiện pháp luật
về CĐCV
Thứ nhất, cần xác định được chính xác
trong cơ quan hành chính nhà nước có bao
nhiêu VTVL và bảng mô tả công việc của
từng VTVL. Việc xác định các VTVL không
chỉ xác định khối lượng, số lượng công việc
phải thực hiện ở một vị trí nhất định, mà quan
trọng hơn là xác định được đặc điểm, đặc thù,
tính phức tạp và tiêu chuẩn chuyên môn
nghiệp vụ cần thiết để thực hiện công việc.
Xác định được VTVL trong cơ quan hành
chính nhà nước là cơ sở, căn cứ để tuyển
dụng, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá, quản lý
công chức theo VTVL... nhằm mục tiêu nâng
cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước.
Từ việc xác định VTVL trong cơ quan,
tổ chức, chúng ta sẽ xác định cơ cấu công
chức trong cơ quan hành chính nhà nước sao
cho hợp lý, khoa học, chính xác. Giả sử, Bộ
A có thể có cơ cấu công chức như sau: Tổng
số có 1.000 VTVL, trong đó, VTVL ở ngạch
chuyên viên cao cấp là 30 vị trí, VTVL ở
ngạch chuyên viên chính là 180 vị trí,
VTVL ở ngạch chuyên viên là 450 vị trí,
VTVL ở ngạch cán sự là 340 vị trí; VTVL
về công tác thi đua, khen thưởng có 100 vị
trí, trong đó có VTVL ở ngạch chuyên viên
cao cấp là 03 vị trí, VTVL ở ngạch chuyên
viên chính là 33 vị trí, VTVL ở ngạch
chuyên viên là 50 vị trí, VTVL ở ngạch cán
sự là 14 vị trí...
Dựa trên kết quả như vậy, chúng ta mới
có thể bắt tay vào việc xây dựng kế hoạch
tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, quản lý, đánh
giá, tiền lương của công chức theo VTVL...
một cách khách quan, khoa học và đạt chất
lượng cao. Từ đó, tạo cơ sở cho sự phân hóa
công chức, vị trí chuyên viên cao cấp chỉ làm
nhiệm vụ tham mưu chiến lược, nghiên cứu,
lãnh đạo... còn công chức chuyên viên làm
nhiệm vụ công chức thừa hành.
Thứ hai, cần đổi mới đồng bộ việc tuyển
dụng, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá,
và chế độ tiền lương của công chức theo
VTVL, với các nội dung cụ thể như sau:
Hoàn thiện công tác tuyển dụng công
chức theo VTVL: Về nguyên tắc phải công
khai, minh bạch, khách quan, bảo đảm thu
hút được những người có phẩm chất, năng
lực tốt vào hoạt động công vụ. Đổi mới nội
dung và phương pháp thi tuyển công chức,
tiếp tục nghiên cứu, ứng dụng công nghệ
thông tin vào tuyển dụng công chức theo
VTVL. Đẩy mạnh phân cấp trong quá trình
tuyển dụng công chức theo VTVL từ đó tạo
nên cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của
từng cơ quan, tổ chức, đơn vị, phù hợp với
những tình hình thực tế của cơ quan, đơn vị.
58
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁP Söë 16(320) T8/2016
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng
công chức theo VTVL: Rà soát, sửa đổi, bổ
sung đối với những chương trình đã và đang
được triển khai thực hiện và tiếp tục hoàn
thiện, xây dựng mới các chương trình hiện
nay còn thiếu. Tiếp tục xây dựng và đưa vào
triển khai thực hiện với chương trình bồi
dưỡng theo VTVL. Tăng cường phân cấp
trong hoạt động đào tạo, bồi dưỡng công
chức theo VTVL. Tạo lập cơ chế trao dần
quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho cơ
quan quản lý, đơn vị sử dụng công chức
quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt
động đào tạo, bồi dưỡng công chức theo
VTVL do cơ quan, đơn vị quản lý và sử
dụng; kể cả vấn đề sử dụng kinh phí cho
hoạt động này.
Quản lý công chức theo VTVL: Cần xác
định rõ danh mục công việc cho từng vị trí
công chức trong cơ quan hành chính nhà
nước. Xây dựng và hoàn thiện Quy chế làm
việc của cơ quan, đơn vị, nội quy, quy chế
quản lý công chức phù hợp với các nội dung
của Luật CBCC năm 2008. Việc bổ nhiệm
công chức phải được thực hiện một cách
chặt chẽ, khoa học, dân chủ và nhất thiết
phải dựa trên các tiêu chuẩn về năng lực,
trình độ, đạo đức và uy tín.
Hoàn thiện công tác đánh giá công
chức theo VTVL: Tiếp tục đổi mới cơ chế
đánh giá công chức theo nguyên tắc cấp trên
đánh giá cấp dưới, người đứng đầu đánh giá
những người thuộc quyền quản lý, cấp trên
trực tiếp đánh giá người đứng đầu. Đánh giá
công chức dựa trên mức độ thực hiện chức
trách, nhiệm vụ được giao, thể hiện ở khối
lượng, chất lượng, tiến độ, hiệu quả của
công việc trong từng vị trí, từng thời gian;
tinh thần trách nhiệm trong hoạt động công
vụ. Đánh giá theo hiệu quả công tác căn cứ
theo tiêu chí của ngành, địa phương, đơn vị.
Hoàn thiện chế độ tiền lương công chức
theo VTVL: Thực hiện chế độ trả tiền lương
theo kết quả làm việc và theo VTVL, thay
thế cho việc trả tiền lương theo ngạch, bậc.
Việc chuyển sang trả lương theo vị trí và kết
quả công việc cần phải được làm đồng bộ.
Phải đổi mới phương thức lập và phân bổ
ngân sách, tiến tới việc lập và phân bổ ngân
sách dựa trên kết quả công việc của từng cơ
quan, đơn vị.
Tạo ra môi trường làm việc và cơ hội
thăng tiến của công chức theo VTVL: Môi
trường làm việc và cơ hội thăng tiến cũng là
điều rất quan trọng đối với công chức theo
VTVL. Môi trường làm việc trong các cơ
quan hành chính nhà nước phải là nơi đáng
sống của công chức - được lựa chọn từ
những người có tài năng và tâm huyết, muốn
cống hiến hết mình cho đất nước. Pháp luật
về CĐCV theo VTVL cần sớm có các chính
sách khen thưởng, tôn vinh người công chức
Việt Nam trong thời kỳ mới.
Đảm bảo tôn trọng quyền con người,
tôn trọng người có đức, có tài: Pháp luật về
CĐCV theo VTVL có vai trò rất quan trọng
trong việc đảm bảo quyền con người, tôn
trọng người có đức, có tài. Từ năm 1945,
Bác Hồ đã nói “mọi quyền lực đều thuộc về
Nhân dân”, có nghĩa là Nhân dân có quyền
tham gia quyết định luật pháp, là cơ sở pháp
lý của Nhà nước pháp quyền. Đảng và Nhà
nước Việt Nam luôn luôn có chính sách tôn
trọng quyền con người, có chính sách, quy
chế tôn vinh những người có đức, có tài, tâm
huyết với công việc.
Thực hiện đồng bộ các giải pháp nêu
trên sẽ giúp cho pháp luật về CĐCV theo
VTVL ngày càng hoàn thiện, đáp ứng được
nhu cầu và sự phát triển của đất nước trong
giai đoạn hiện nay. Pháp luật về công vụ
theo VTVL là CĐCV còn mới đối với Việt
Nam, vì vậy, cần phải vừa làm vừa rút ra bài
học kinh nghiệm. Xu hướng triển khai thực
hiện hiệu quả pháp luật về công vụ theo
VTVL là phù hợp với nền hành chính hiện
đại, phù hợp với pháp luật công vụ của các
nước tiên tiến trên thế giới n
59
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁPSöë 16(320) T8/2016
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- phap_luat_ve_che_do_cong_vu_theo_vi_tri_viec_lam_mot_so_van.pdf