Vấn đề nguồn nhân lực chất lượng cao
ở Việt Nam hiện vẫn đang là bài toán cần
tìm lời giải. Để giải quyết vấn đề này, việc
đổi mới cơ chế giáo dục đào tạo đang là
một đòi hỏi bức thiết. Theo đó, cần đổi mới
mạnh mẽ, toàn diện giáo dục và đào tạo,
từng bước cung cấp nguồn nhân lực chất
lượng cao đáp ứng nhu cầu xã hội; cần đổi
mới tiếp cận xây dựng nền giáo dục, thay
đổi triết lý “học để biết” sang “học để làm
việc”; phải cải cách nội dung và phương
pháp đào tạo theo phương châm thiết thực,
bám sát yêu cầu của thực tiễn và đáp ứng
yêu cầu xây dựng nền kinh tế tri thức.
Phải đào tạo ra nguồn nhân lực có sự sáng
tạo và thích ứng cao trong mọi hoàn cảnh,
có khả năng thích ứng với công việc mới,
vận dụng những tư tưởng mới, có kỹ năng
làm việc theo nhóm, bình đẳng trong công
việc, có hoài bão để trở thành những nhà
khoa học lớn, các nhà doanh nghiệp giỏi,
các nhà lãnh đạo xuất sắc, có năng lực
tìm kiếm và sử dụng thông tin (Nguyên
Khang, 2016).
Bối cảnh của thế giới và thời đại đang
mở ra những triển vọng, điều kiện thuận lợi
cho Việt Nam đồng thời cũng đặt nước ta
trước nhiều nguy cơ, thách thức trên tiến
trình hội nhập, trong đó, sự lạc hậu, tụt hậu
về trí tuệ là điều đáng lo ngại nhất. Với tư
cách là cái nôi đào tạo nguồn nhân lực chất
lượng cao, các trường đại học, cao đẳng,
trung cấp nghề, đặc biệt là giáo dục đại học
có trọng trách to lớn trong quá trình tạo lập,
phát triển tiềm lực trí tuệ cho đất nước.
Thứ tư, tiếp tục mở rộng quan hệ hợp
tác quốc tế
Thực hiện đẩy mạnh hợp tác quốc tế
nhằm phát triển nguồn nhân lực chất lượng
cao là vô cùng cần thiết và quan trọng.
Trong thời gian tới cần tiếp tục thực hiện
chính sách hỗ trợ từ ngân sách nhà nước
và huy động các nguồn vốn xã hội hóa, kêu
gọi vốn đầu tư nước ngoài nhằm xây dựng
một số trường đạt chuẩn quốc tế. Cần thu
hút một số trường đại học có đẳng cấp quốc
tế vào Việt Nam hoạt động; hợp tác quốc tế
đào tạo giảng viên ở các bậc học; hợp tác
quốc tế nhằm chuyển giao công nghệ đào
tạo hiện đại; hợp tác đào tạo sinh viên, học
viên học nghề, đặc biệt là trong một số lĩnh
vực mũi nhọn Đây là cơ sở, tiền đề quan
trọng trong xây dựng nền kinh tế tri thức,
bắt nhịp với xu thế phát triển của thời đại.
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 403 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong nền kinh tế tri thức, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thông tin Khoa học xã hội, số 7.201826
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao
trong nền kinh tế tri thức
Nguyễn Thị Hiền(*)
Tóm tắt: Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa, đặc biệt trong bối cảnh cuộc cách mạng
công nghiệp 4.0, để tạo động lực cho sự phát triển nền kinh tế tri thức, các quốc gia đều
chú trọng đến phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Đây cũng là lực lượng tiên
phong quyết định sự thành bại của Việt Nam trên con đường phát triển đột phá hướng
tới hình thành nền kinh tế tri thức trong tương lai. Tuy nhiên, chất lượng nguồn nhân lực
nước ta hiện nay chưa có nhiều đột phá, vẫn còn tồn tại một số bất cập trong giáo dục -
đào tạo. Bài viết tập trung làm rõ một số vấn đề liên quan đến phát triển nguồn nhân lực
chất lượng cao trong xây dựng nền kinh tế tri thức hiện nay ở Việt Nam. Trên cơ sở đó,
đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong quá trình
xây dựng nền kinh tế tri thức trong bối cảnh mới.
Từ khóa: Nguồn nhân lực, Nguồn nhân lực chất lượng cao, Kinh tế tri thức
Abstract: Against the background of integration and globalization, especially in the
context of the Fourth Industrial Revolution (Industry 4.0), countries tend to pay attention
to creating high quality human resources as a driving force for developing a knowledge
economy. Such a pioneering force shall determine whether Vietnam will succeed at having
a breakthrough into a knowledge economy. However, the current human resources quality
in Vietnam has not been signifi cantly improved. There still exist several educational and
training weaknesses. The paper focuses on a number of issues related to the high quality
human resources development during the establishment of a knowledge economy in
Vietnam. On that basis, it proposes some solutions for the above-mentioned issues in the
new context.
Keywords: Human Resources, High Quality Human Resources, Knowledge Economy
1. Đặt vấn đề(*)
Thực tế cho thấy, mỗi quốc gia muốn
phát triển kinh tế - xã hội không thể không
dựa trên các nguồn lực chủ yếu như: tài
nguyên thiên nhiên, vốn, khoa học - công
(*) ThS., Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công
nghiệp; Email: hien062008@gmail.com
nghệ, con người, trong đó, nguồn lực
con người là yếu tố quan trọng và có tính
chất quyết định nhất, được xem là nguồn
lực của mọi nguồn lực, tài nguyên của mọi
tài nguyên. Nguồn nhân lực chất lượng cao
được xem là nhân tố quan trọng hàng đầu
quyết định sự thành bại của bất kỳ quốc gia
nào trong quá trình hội nhập vào xu hướng
Phát triển nguồn nhân lực 27
phát triển mới của thời đại; là một bộ phận
không tách rời nguồn nhân lực quốc gia,
khi quốc gia đó chuyển dần sang nền kinh
tế dựa trên tri thức là chủ yếu. Phát triển
nguồn nhân lực chất lượng cao của một
quốc gia chính là sự thay đổi số lượng và
chất lượng về kiến thức, kỹ năng, thể lực
và tinh thần; là quá trình tạo lập và sử dụng
năng lực toàn diện của con người cho phát
triển kinh tế - xã hội và sự hoàn thiện của
mỗi cá nhân (Lê Hữu Lập, 2016).
Ở Việt Nam, nguồn nhân lực chất lượng
cao là bộ phận tinh túy của nguồn nhân lực
đất nước; là lực lượng nòng cốt trong việc
hiện thực hóa đường lối, chính sách của
Đảng và Nhà nước, đang và sẽ tham gia
vào quá trình lao động sản xuất, tạo ra năng
suất, chất lượng, hiệu quả cao với những
đóng góp tích cực cho sự nghiệp xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc (Phạm Đức Tiến, 2012).
Nguồn nhân lực chất lượng cao đóng
vai trò là một trong những giải pháp đột
phá trong quá trình phát triển của đất nước;
là một trong những yếu tố cốt lõi của năng
lực cạnh tranh quốc gia, thể hiện trong: đổi
mới tổ chức bộ máy quản lý nhà nước và
nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà
nước; chuyển dịch cơ cấu kinh tế; tạo lập
các ngành nghề hiện đại và thúc đẩy phát
triển, ứng dụng khoa học - công nghệ;
nâng cao năng suất lao động xã hội; thúc
đẩy phát triển toàn bộ nguồn nhân lực nói
chung; phát triển nền kinh tế theo hướng
bền vững
Kinh tế tri thức là nền kinh tế trong đó
khoa học - công nghệ trở thành lực lượng
sản xuất trực tiếp, là yếu tố quyết định. Phát
triển nguồn nhân lực chất lượng cao là điều
kiện tiên quyết để xây dựng nền kinh tế tri
thức. Nền kinh tế tri thức chỉ có thể phát
triển được trên cơ sở nguồn nhân lực chất
lượng cao, bởi chính lực lượng này tiếp thu,
sản sinh ra tri thức và vận dụng tri thức vào
các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng
cao trong quá trình xây dựng nền kinh tế
tri thức ở Việt Nam là tổng thể hoạt động
của Đảng và Nhà nước, các đoàn thể chính
trị, xã hội và người lao động, với đường
lối, cơ chế, chính sách đúng đắn, đặc biệt
chú trọng đến phát triển giáo dục - đào tạo
nhằm nâng cao thể lực, trí lực và tâm lực
để tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao,
đáp ứng yêu cầu hội nhập và phát triển bền
vững của đất nước.
2. Thực trạng phát triển nguồn nhân lực
chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay
Việt Nam đang ở trong thời kỳ cơ cấu
“dân số vàng”, thời kỳ mà dân số trong độ
tuổi lao động cao nhất. Theo số liệu của
Tổng cục Thống kê về lao động, việc làm,
lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của
cả nước đến thời điểm ngày 1/4/2018 ước
tính là 55,1 triệu người (Tổng cục Thống
kê, 2018). Như vậy, nếu so với dân số ước
tính khoảng 94 triệu người vào năm 2018
thì Việ t Nam vẫ n đang có nguồ n cung lao
độ ng dồ i dà o và ổ n đị nh (Xem: Lê Kim
Dung, 2018).
Trong những năm gần đây, Việt Nam
đang sở hữu một nguồn nhân lực khá dồi
dào về số lượng. Một thống kê năm 2014
cho thấy, cả nước có khoảng 14.000 tiến sĩ
và tiến sĩ khoa học; 1.432 giáo sư; 7.750
phó giáo sư; 16.000 thạc sĩ; 30.000 cán bộ
hoạt động khoa học và công nghệ; 52.129
giảng viên đại học, cao đẳng, trong số đó
49% giảng viên đại học có trình độ thạc sĩ
trở lên; 14.000 giáo viên trung cấp chuyên
nghiệp; 11.200 giáo viên dạy nghề và
925.000 giáo viên hệ phổ thông (Đường
Vinh Sường, 2014). Còn theo thống kê của
Bộ Giáo dục và Đào tạo, tính đến năm học
2016-2017, tổng số giảng viên trong các
Thông tin Khoa học xã hội, số 7.201828
trường đại học là 72.792 người, tăng 4,6%
so với năm học 2015-2016, trong đó giảng
viên có trình độ tiến sĩ là 16.514 (tăng
21,4%) và thạc sĩ là 43.065 (tăng 6,6%)
(Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2017).
Tuy nhiên, trong nguồn lao động đó,
“chất” không song hành cùng “lượng”, khi
mà trình độ, tay nghề nhân lực của chúng
ta không được đánh giá cao, nhất là so sánh
tương quan với các nước trong khu vực
và thế giới. Nguồn nhân lực chất lượng
cao thiếu hụt về số lượng, hạn chế về chất
lượng và bất cập về cơ cấu.
Theo đánh giá của các chuyên gia trong
nước và một số tổ chức quốc tế, chất lượng
nguồn nhân lực của Việt Nam hiện nay ở
mức thấp và có khoảng cách lớn so với các
quốc gia trong khu vực. Báo cáo đánh giá
của Ngân hàng Thế giới (WB) năm 2014
cho thấy, chất lượng nguồn nhân lực của
Việt Nam hiện nay, tính theo thang điểm
10, chỉ đạt 3,39, xếp thứ 11/12 nước châu
Á tham gia xếp hạng của WB, trong khi
một số nước trong khu vực như Hàn Quốc
là 6,91; Ấn Độ là 5,76; Malaysia là 5,59;
Thái Lan là 4,94 (Dẫn theo: Nguyên
Khang, 2016).
Tính đến quý I/2018, tỷ lệ lao động đã
qua đào tạo từ trình độ “sơ cấp nghề” trở
lên ước tính là 11,6 triệu người, chỉ chiếm
21,5% số lao động có việc làm trong cả
nước (Tổng cục Thống kê, 2018). Tỷ lệ lao
động qua đào tạo thấp là nguyên nhân dẫn
đến năng suất lao động của Việt Nam nằm
trong nhóm thấp của khu vực châu Á - Thái
Bình Dương và ASEAN. Các chuyên gia
cho rằng, năng suất lao động thấp, thiếu lao
động có tay nghề, trình độ ngoại ngữ và các
kỹ năng mềm khác đang khiến lao động của
Việt Nam yếu thế trong cuộc cạnh tranh
khốc liệt trên thị trường lao động khi hội
nhập AEC (Xem: Nguyên Khang, 2016).
Hơn nữa, chất lượng nguồn nhân lực
được đào tạo nhìn chung chưa cao. Theo
kết quả điều tra gần đây, có tới 63% sinh
viên tốt nghiệp đại học chưa có việc làm;
nhiều cơ quan, doanh nghiệp phải mất từ
1 đến 2 năm đào tạo lại sinh viên đã tốt
nghiệp khi nhận vào làm việc. Trong số
37% sinh viên ra trường có việc làm, về cơ
bản cũng chưa đáp ứng được yêu cầu công
việc... (Đường Vinh Sường, 2014). Mặc dù
nhiều sinh viên tốt nghiệp loại giỏi nhưng
vẫn bị đơn vị tuyển dụng lao động từ chối
vì thiếu kỹ năng và kinh nghiệm làm việc.
Trình độ chuyên môn chưa đáp ứng yêu
cầu thực tế, năng lực xã hội của người học
sau khi ra trường còn hạn chế, chưa theo kịp
xu thế của thời đại. Sự thích ứng của người
lao động với công việc chưa cao, khả năng
tiếp nhận, ứng dụng và sáng tạo tri thức
còn thấp; thiếu hụt kỹ năng lao động và tay
nghề trong một số ngành. Chẳng hạn, đối
với nhân lực ngành công nghệ thông tin,
72% số sinh viên ngành công nghệ thông
tin không có kinh nghiệm thực hành, 42%
số sinh viên thiếu kỹ năng làm việc nhóm
(Dẫn theo: Nguyễn Đình Bắc, 2018).
Trên thực tế, tỷ lệ thất nghiệp ở nhóm có
trình độ cao đẳng, đại học trở lên chiếm cao
nhất. Tính đến cuối năm 2015, cả nước có
417,3 nghìn người có trình độ chuyên môn
kỹ thuật bị thất nghiệp (chiếm 39,7%), nhưng
người có trình độ đại học trở lên chiếm tỷ
lệ thất nghiệp cao nhất (155,5 nghìn người)
(Dẫn theo: Vũ Xuân Hùng, 2016). Đến quý
IV/2017, số người thất nghiệp có trình độ
đại học trở lên là 215,3 nghìn người. Nhóm
trình độ cao đẳng có 78,8 nghìn người thất
nghiệp (Bộ Lao động - Thương binh và Xã
hội, Tổng cục Thống kê, 2018).
Báo cáo Chỉ số năng lực cạnh tranh
cấp tỉnh (PCI) 2017 do Phòng Thương mại
và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố
Phát triển nguồn nhân lực 29
cho thấy, 69% doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài (FDI) tại Việt Nam đang gặp
khó khăn trong việc tuyển dụng các cán
bộ kỹ thuật có tay nghề để phục vụ hoạt
động sản xuất, kinh doanh (VCCI, 2018).
Bên cạnh đó, số liệu khảo sát tại gần 40
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và
hơn 20 Ban quản lý các khu công nghiệp,
khu chế xuất cũng chỉ ra, xu hướng các
doanh nghiệp sử dụng lao động nước ngoài
gia tăng, trong đó gần 50% là lao động
phổ thông và chỉ gần 45% có trình độ đại
học trở lên. Vì vậy, vấn đề cấp thiết hiện
nay là cần có giải pháp tăng cường năng
lực kỹ thuật cho lao động Việt Nam và xây
dựng chiến lược đào tạo nhân sự nội bộ để
phát huy hiệu quả hoạt động của các doanh
nghiệp FDI (Xem: Bảo Bình, 2018).
Cơ cấu trình độ nhân lực lao động của
Việt Nam cũng đang thể hiện nhiều bất cập,
khi tỷ lệ lao động gián tiếp (tốt nghiệp đại
học trở lên) lại cao hơn nhiều so với những
người lao động trực tiếp (trình độ sơ cấp,
trung cấp, cao đẳng). Trong khi đó, theo
quy luật của thị trường lao động, những
người lao động trực tiếp phải cao gấp nhiều
lần so với lao động gián tiếp. Chính sự bất
hợp lý này đã dẫn đến tình trạng thị trường
lao động Việt Nam “thừa thầy, thiếu thợ”
nhiều năm qua. Cụ thể, theo thống kê của
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và
Tổng cục Thống kê, về cơ cấu trình độ lao
động trong nhóm lao động từ 15 tuổi trở lên
đã qua đào tạo tính đến quý IV/2017: tỷ lệ
tốt nghiệp đại học trở lên chiếm 9,74%; cao
đẳng là 3,44%; trung cấp là 5,23% và sơ
cấp 3,39% (Bộ Lao động - Thương binh và
xã hội, Tổng cục Thống kê, 2018).
Phân bổ lao động được đào tạo theo
trình độ chuyên môn kỹ thuật ở Việt Nam
hiện nay cũng không hợp lý. Theo một
thống kê mới đây, “số tiến sĩ là hơn 14
nghìn người, nhưng có tới 70% giữ chức vụ
quản lý, chỉ còn 30% làm công tác chuyên
môn,... (Lê Hữu Tập, 2016). Hơn nữa, hơn
92% số cán bộ có trình độ tiến sĩ trở lên tập
trung ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh,
trong khi đó tại Tây Nguyên, Tây Bắc và
Tây Nam bộ tỷ lệ này chưa tới 1% (Nguyễn
Đình Bắc, 2018).
Sự chuyển dịch cơ cấu lao động các
ngành đòi hỏi lao động kỹ thuật cao chậm
hơn nhiều giữa cơ cấu kinh tế với cơ cấu
ngành nên tạo ra một lượng lao động dư
thừa ngành này, thiếu hụt ngành khác, do
đó nhiều lao động phải làm trái nghề dẫn
đến hạn chế hiệu quả sản xuất, lãng phí
ngân sách nhà nước và xã hội.
Tóm lại, chất lượng nguồn nhân lực
ở Việt Nam còn thiếu hụt so với nhu cầu,
đội ngũ lao động còn yếu cả về thể lực và
trình độ, kỹ năng so với yêu cầu ngày càng
cao của công cuộc phát triển kinh tế, nguồn
nhân lực khoa học công nghệ vừa thiếu vừa
yếu, số lao động qua đào tạo còn thấp, có sự
mất cân đối về cơ cấu lao động qua đào tạo
giữa giáo dục nghề và giáo dục đại học ở
Việt Nam hiện nay.
3. Một số giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy
phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao
ở Việt Nam trong quá trình xây dựng nền
kinh tế tri thức
Trước thực trạng thiếu nguồn nhân lực
chất lượng cao của Việt Nam hiện nay, tác
động kép của hội nhập và cuộc cách mạng
công nghiệp 4.0 đang tạo ra cả cơ hội và
thách thức lớn với phát triển nguồn nhân lực
của Việt Nam (Xem: Lê Kim Dung, 2018).
Về cơ hội, quá trình hội nhập sẽ tạo cơ
hội để Việt Nam trở thành điểm đến của
nhiều dòng chảy đầu tư quốc tế, giúp tăng
những dự án đầu tư mang tính tiên phong
về công nghệ hoặc quy mô lớn, thu hẹp
khoảng cách về năng suất lao động, tăng
Thông tin Khoa học xã hội, số 7.201830
vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, cùng
với nâng cao trình độ quản lý, đào tạo
nguồn nhân lực, góp phần tạo ra nhiều việc
làm mới cho người lao động Bên cạnh
đó, Việt Nam có lợi thế lớn về lực lượng
lao động dồi dào và cơ cấu lao động trẻ;
có thể thu hút được lao động chất lượng
cao từ các nước đến làm việc, bù đắp sự
thiếu hụt lao động chất lượng cao, giúp
tăng năng suất lao động, giảm khoảng cách
so với các nền kinh tế khác trong khu vực
và trên thế giới;
Về thách thức, cạnh tranh về nhân lực
chất lượng cao sẽ diễn ra trên bình diện thế
giới, khu vực và quốc gia. Việc mở ra khả
năng di chuyển lao động giữa các nước đòi
hỏi ngư ời lao động phải có kỹ năng nghề
cao, có năng lực làm việc trong môi trường
quốc tế với những tiêu chuẩn, tiêu chí do thị
trường lao động xác định. Cạnh tranh giữa
Việt Nam với các nước trên thế giới trong
việc cung cấp nguồn lao động chất lượng
cao ngày càng tăng đòi hỏi chất lượng giáo
dục nghề nghiệp phải được cải thiện đáng
kể theo hướng tiếp cận được các chuẩn của
khu vực và thế giới nhằm tăng cường khả
năng công nhận văn bằng chứng chỉ giữa
Việt Nam và các nước khác.
Trong thời gian tới, Việt Nam sẽ phải
đối mặt với vấn đề già hóa dân số làm cho
lợi thế lực lượng lao động trẻ mất dần đi
theo thời gian. Một vấn đề khác là nền kinh
tế sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề từ hiện tượng
biến đổi khí hậu khiến một số ngành suy
giảm mạnh về lợi thế cạnh tranh; năng suất
lao động và chất lượng việc làm còn thấp;
vận hành hệ thống thông tin thị trường
lao động hiện nay còn nhiều bất cập; khả
năng thích ứng với thay đổi, kỹ năng thực
hành và ý thức, tác phong làm việc cũng
là những thách thức không nhỏ đối với lao
động Việt Nam.
Từ những đánh giá ở trên, bước đầu
chúng tôi tổng hợp và đồng thời đưa ra gợi
ý một số giải pháp nhằm phát triển nguồn
nhân lực chất lượng cao trong quá trình xây
dựng nền kinh tế tri thức ở Việt Nam trong
thời gian tới.
Thứ nhất, tiếp tục nâng cao nhận thức
trong toàn xã hội
Cần xác định rõ nguồn nhân lực chất
lượng cao là tài nguyên quý giá nhất của
đất nước. Vì vậy, tiếp tục tuyên truyền để
toàn xã hội nhận thức đúng đắn hơn nữa
về vị trí, vai trò của nhân lực chất lượng
cao trong bối cảnh hiện nay, từ đó tạo sự
chuyển biến mạnh về nhận thức ở tất cả
các cấp lãnh đạo từ Trung ương đến địa
phương. Bên cạnh đó, cần đổi mới tư duy
trong sử dụng, đánh giá và đãi ngộ nhân
lực, phải dựa vào năng lực thực và kết quả,
hiệu quả công việc. Trong xây dựng nền
kinh tế tri thức, cần nhanh chóng khắc phục
hiện tượng đề cao “bằng cấp” trong tuyển
dụng và đánh giá nhân lực.
Ngoài ra, cần đẩy mạnh công tác xã hội
hóa giáo dục, từng bước hoàn thiện cơ chế,
phát huy vai trò giám sát của cộng đồng,
khuyến khích các hoạt động khuyến học,
khuyến tài, xây dựng xã hội học tập, làm
cho toàn xã hội tham gia vào công tác giáo
dục, đào tạo. Cần xây dựng một xã hội học
tập theo phương châm “học suốt đời”, “học
ở mọi nơi, mọi hoàn cảnh”.
Thứ hai, tiếp tục hoàn thiện cơ chế,
thể chế
Trong thời gian tiếp theo, cần tăng
cường tổng kết thực tiễn, đổi mới tư duy lý
luận để không ngừng hoàn thiện hệ thống
đường lối, chính sách, hệ thống quy phạm
pháp luật, tạo hành lang pháp lý cho việc
phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao
phù hợp với yêu cầu xây dựng nền kinh
tế tri thức. Để làm được điều này cần mở
Phát triển nguồn nhân lực 31
rộng cơ chế phát hiện nguồn nhân lực chất
lượng cao; có chính sách đào tạo, bồi dưỡng
nguồn nhân lực chất lượng cao; cần có sự
kết hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý
nhân sự với các trường đại học; thực hiện
đổi mới chính sách tiền lương, nhà ở, bảo
hiểm, chăm sóc sức khỏe, tạo động lực, môi
trường để nguồn nhân lực chất lượng cao có
thể phát huy được khả năng của mình (Phạm
Đức Tiến, 2012) .
Thứ ba, tập trung đầu tư cho giáo dục
đào tạo
Vấn đề nguồn nhân lực chất lượng cao
ở Việt Nam hiện vẫn đang là bài toán cần
tìm lời giải. Để giải quyết vấn đề này, việc
đổi mới cơ chế giáo dục đào tạo đang là
một đòi hỏi bức thiết. Theo đó, cần đổi mới
mạnh mẽ, toàn diện giáo dục và đào tạo,
từng bước cung cấp nguồn nhân lực chất
lượng cao đáp ứng nhu cầu xã hội; cần đổi
mới tiếp cận xây dựng nền giáo dục, thay
đổi triết lý “học để biết” sang “học để làm
việc”; phải cải cách nội dung và phương
pháp đào tạo theo phương châm thiết thực,
bám sát yêu cầu của thực tiễn và đáp ứng
yêu cầu xây dựng nền kinh tế tri thức...
Phải đào tạo ra nguồn nhân lực có sự sáng
tạo và thích ứng cao trong mọi hoàn cảnh,
có khả năng thích ứng với công việc mới,
vận dụng những tư tưởng mới, có kỹ năng
làm việc theo nhóm, bình đẳng trong công
việc, có hoài bão để trở thành những nhà
khoa học lớn, các nhà doanh nghiệp giỏi,
các nhà lãnh đạo xuất sắc, có năng lực
tìm kiếm và sử dụng thông tin (Nguyên
Khang, 2016).
Bối cảnh của thế giới và thời đại đang
mở ra những triển vọng, điều kiện thuận lợi
cho Việt Nam đồng thời cũng đặt nước ta
trước nhiều nguy cơ, thách thức trên tiến
trình hội nhập, trong đó, sự lạc hậu, tụt hậu
về trí tuệ là điều đáng lo ngại nhất. Với tư
cách là cái nôi đào tạo nguồn nhân lực chất
lượng cao, các trường đại học, cao đẳng,
trung cấp nghề, đặc biệt là giáo dục đại học
có trọng trách to lớn trong quá trình tạo lập,
phát triển tiềm lực trí tuệ cho đất nước.
Thứ tư, tiếp tục mở rộng quan hệ hợp
tác quốc tế
Thực hiện đẩy mạnh hợp tác quốc tế
nhằm phát triển nguồn nhân lực chất lượng
cao là vô cùng cần thiết và quan trọng.
Trong thời gian tới cần tiếp tục thực hiện
chính sách hỗ trợ từ ngân sách nhà nước
và huy động các nguồn vốn xã hội hóa, kêu
gọi vốn đầu tư nước ngoài nhằm xây dựng
một số trường đạt chuẩn quốc tế. Cần thu
hút một số trường đại học có đẳng cấp quốc
tế vào Việt Nam hoạt động; hợp tác quốc tế
đào tạo giảng viên ở các bậc học; hợp tác
quốc tế nhằm chuyển giao công nghệ đào
tạo hiện đại; hợp tác đào tạo sinh viên, học
viên học nghề, đặc biệt là trong một số lĩnh
vực mũi nhọn Đây là cơ sở, tiền đề quan
trọng trong xây dựng nền kinh tế tri thức,
bắt nhịp với xu thế phát triển của thời đại.
4. Thay lời kết
Trong nền kinh tế tri thức, hệ thống
giáo dục có cơ hội hội nhập, cạnh tranh và
hướng tới phát triển nền kinh tế tri thức là
một tất yếu, ngày nay tất cả các quốc gia
đều chú trọng đầu tư đào tạo phát triển
nguồn nhân lực chất lượng cao. Hệ thống
giáo dục vừa là sản phẩm của một thời đại
kinh tế - xã hội, vừa là nhân tố quan trọng
thúc đẩy sự phát triển kinh tế và tiến bộ xã
hội của mỗi quốc gia.
Đối với Việt Nam, để không tụt hậu
xa so với trình độ chung của các nước tiên
tiến trong khu vực và trên thế giới, chúng
ta phải thật sự có các chính sách đổi mới
công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực
chất lượng cao. Việc thực hiện đồng bộ các
giải pháp nêu trên và sự vào cuộc của tất
Thông tin Khoa học xã hội, số 7.201832
cả các lực lượng sẽ tạo ra bức tranh kinh
tế - xã hội toàn diện và đưa Việt Nam tiến
tới một nền kinh tế tri thức trong thời gian
không xa
Tài liệu tham khảo
1. Nguyễn Đình Bắc (2018), Phát triển
nguồn nhân lực chất lượng cao ở
nước ta trước tác động của cuộc cách
mạng công nghiệp lần thứ tư, http://
www.tapchicongsan.org.vn/Home/
Nghiencuu-raodoi/2018/50924/Phat
-trien-nguon-nhan-luc-chat-luong-cao-
o-nuoc-ta-truoc.aspx
2. Bảo Bình (2018), Chuẩn bị nguồn
nhân lực chất lượng cao đáp ứng “sân
chơi” 4.0,
/khoahoc/khoa-hoc/item/36367602-
chuan-bi-nguon-nhan-luc-chat-luong-
cao-dap-ung-%E2%80%9Csan-choi
%E2%80%9D-4-0.html
3. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội,
Tổng cục Thống kê (2018), Bản tin
cập nhật thị trường lao động Việt Nam,
số 16, quý 4 năm 2017,
molisa.gov.vn/Images/FileAnPham/
fi leanpham20183151635839.pdf
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2017), Số
liệu thống kê giáo dục đại học năm
học 2016 - 2017, https://www.moet.
gov.vn/content/tintuc/Lists/News/
Attachments/5137/so%20lieu%20
thong%20ke%20GDDH%202016_
2017.pdf
5. Lê Kim Dung (2018), Chất lượng nguồn
nhân lực trong bối cảnh hội nhập,
-nhan-luc-trong-boi-canh-hoi-nhap-
127468.html
6. Vũ Xuân Hùng (2016), Nhân lực chất
lượng cao,
cuoituan/item/29833602-nhan-luc-chat
-luong-cao.html
7. Nguyên Khang (2016), Nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu
hội nhập,
/kinhte/nhan-dinh/item/28640402-nang
-cao-chat-luong-nguon-nhan-luc-dap-
ung-yeu-cau-hoi-nhap.html
8. Lê Hữu Lập (2016), “Đào tạo nguồn
nhân lực chất lượng cao”, Báo Nhân
dân điện tử,
theodong/item/29260702-dao-tao-
nguon-nhan-luc-chat-luong-cao.html
9. Đường Vinh Sường (2014), Giáo dục
đào tạo với phát triển nguồn nhân lực
chất lượng cao ở nước ta hiện nay,
Home/Nghiencuu-Traodoi/2014/30648
/Giao-duc-dao-taovoi-phat-trien-nguon
-nhan-luc-chat-luong.aspx
10. Phạm Đức Tiến (2012) “Thiếu hụt
nguồn nhân lực chất lượng cao và
những nguy cơ, thách thức đối với Việt
Nam trong quá trình hội nhập”, Tạp chí
Dân tộc (184).
11. Tổng cục Thống kê (2018), Thông cáo
báo chí tình hình kinh tế - xã hội quý
I năm 2018, https://www.gso.gov.vn/
Default.aspx?tabid=382&ItemID=
18786
12. VCCI (2018), Chỉ số năng lực cạnh
tranh cấp tỉnh PCI năm 2017, pci 2017.
pcivietnam.vn.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- phat_trien_nguon_nhan_luc_chat_luong_cao_trong_nen_kinh_te_t.pdf