TÓM TẮT
Thời gian qua tỉnh Thừa Thiên Huế đã tập trung thực hiện nhiều giải pháp đẩy mạnh
nghiên cứu - thử nghiệm, phát triển và ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ (KH&CN) vào
phát triển kinh tế - xã hội (KTXH). Các kết quả đạt được đã góp phần nâng cao trình độ công
nghệ, tạo sự chuyển biến về năng suất, chất lượng, hiệu quả trong hoạt động sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ; từng bước gia tăng hàm lượng KH&CN trong các sản phẩm chủ lực của tỉnh,
tạo điều kiện thuận lợi để nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm trong bối cảnh hội nhập
quốc tế.
Tuy nhiên, hiệu quả ứng dụng KH&CN vào sản xuất và đời sống chưa đáp ứng được
nhu cầu của nền kinh tế. Việc phát huy giá trị tài sản trí tuệ gắn với phát triển thị trường KH&CN
còn nhiều hạn chế, sản phẩm thương mại hóa từ các kết quả nghiên cứu chưa được chú trọng,
chưa hướng hoạt động nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ KH&CN gắn với doanh nghiệp, chưa xem
doanh nghiệp là động lực là mục tiêu để đẩy mạnh ứng dụng KH&CN vào phát triển KTXH của
địa phương. Bài viết này sẽ đánh giá thực trạng và đề xuất những giải pháp đẩy mạnh phát triển
tài sản trí tuệ và thị trường KH&CN trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, góp phần đưa KH&CN trở
thành động lực thực sự cho sự phát triển KTXH của địa phương.
14 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 15/01/2022 | Lượt xem: 262 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phát triển tài sản trí tuệ và thị trường khoa học công nghệ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế: Thực trạng và giải pháp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
82 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 1 (155) . 2020
PHÁT TRIỂN TÀI SẢN TRÍ TUỆ
VÀ THỊ TRƯỜNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ -
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
Hồ Thắng*
I. Đặt vấn đề
Trong những năm qua, các nhiệm vụ khoa học và công nghệ (KH&CN) trên
địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã đáp ứng được yêu cầu thực tiễn, từng bước nâng
cao giá trị đóng góp của KH&CN trong phát triển kinh tế - xã hội (KTXH) của địa
phương. Tuy nhiên, hiệu quả ứng dụng KH&CN vào sản xuất và đời sống chưa
cao, việc triển khai ứng dụng và thương mại hóa kết quả nghiên cứu thử nghiệm
còn hạn chế. Sản phẩm thương mại hóa từ các kết quả nghiên cứu chưa được
chú trọng, chưa hướng hoạt động nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ KH&CN gắn với
doanh nghiệp, chưa xem doanh nghiệp là động lực là mục tiêu để đẩy mạnh ứng
dụng KH&CN vào phát triển KTXH của địa phương. Công nghệ sản xuất tại phần
lớn các doanh nghiệp của tỉnh chậm được đổi mới, hàm lượng khoa học trong sản
phẩm hàng hóa và dịch vụ còn thấp, tỷ lệ đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp
giai đoạn 2012 - 2016 bình quân chỉ đạt 43,8% doanh nghiệp có đổi mới công
nghệ, thiết bị. Việc ứng dụng các tiến bộ KH&CN, đầu tư đổi mới, nâng cao trình
độ công nghệ sản xuất, áp dụng các hệ thống quản lý tiên tiến, công cụ cải tiến
năng suất và chất lượng trong sản xuất kinh doanh, xác lập và bảo hộ quyền sở hữu
trí tuệ phục vụ phát triển các doanh nghiệp tuy có chuyển biến nhưng chưa đáp ứng
được nhu cầu. Việc nhân rộng các mô hình ứng dụng KH&CN vào sản xuất nông
lâm thủy sản, ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học, sản xuất nông nghiệp
hữu cơ chưa đáp ứng được yêu cầu mong muốn.
Đầu tư cho phát triển KH&CN còn thấp, giai đoạn 2012 - 2017 chỉ đạt trung
bình 0,6% tổng chi ngân sách của tỉnh. Chỉ tiêu năng suất các nhân tố tổng hợp
(TFP) của tỉnh vẫn còn thấp, tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2011-2018 là 2,17%/
năm, tỷ trọng đóng góp của TFP vào tăng trưởng kinh tế là 27,3%, chưa đạt so với
chỉ tiêu đến năm 2020 đạt bình quân trên 30% .
Để KH&CN thực sự có vai trò thúc đẩy tăng trưởng và phát triển KTXH của
tỉnh, cần đẩy mạnh việc nghiên cứu ứng dụng công nghệ cao, góp phần chuyển
dịch cơ cấu kinh tế, phát triển lực lượng sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng,
* Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế.
83Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 1 (155) . 2020
hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế trên địa bàn tỉnh. Điều này có vai trò rất
lớn từ công tác nghiên cứu, chuyển giao tiến bộ KH&CN vào sản xuất, kinh doanh.
Do vậy, những vấn đề liên quan đến phát huy giá trị tài sản trí tuệ từ những kết
quả nghiên cứu, thương mại hóa những kết quả nghiên cứu cũng như phát triển thị
trường KH&CN nhằm góp phần phát triển KTXH của địa phương là rất cần thiết.
II. Vai trò của KH&CN và phát triển thị trường KH&CN
Trong xu hướng nền kinh tế hội nhập sâu rộng trên thị trường thế giới, quá
trình phát triển KTXH nước ta đã và đang được tái cơ cấu theo hướng đi vào chiều
sâu, nhằm nâng cao năng suất chất lượng của nền kinh tế. Do vậy, để KH&CN
thực sự trở thành động lực thúc đẩy nền KTXH, nhà nước cần thúc đẩy hoạt động
nghiên cứu ứng dụng nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển thích ứng với cuộc cách
mạng công nghiệp lần thứ tư và nền kinh tế tri thức. Sự phát triển KH&CN trong
giai đoạn hiện nay cần dựa trên 4 trụ cột chính, gồm: (1) Phát triển nguồn nhân lực
KH&CN; (2) Phát triển tài sản trí tuệ; (3) Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng, đổi mới
công nghệ; và (4) Phát triển thị trường KH&CN.
(1) Phát triển nguồn nhân lực KH&CN phải gắn với các thiết chế và tiềm
lực KH&CN. Nguồn nhân lực trong các trường đại học, các viện nghiên cứu, các
trung tâm ứng dụng, chuyển giao, các vườn ươm doanh nghiệp KH&CN... phải
được xem là nguồn lực nòng cốt, là nguồn cung các sản phẩm KH&CN, từ các kết
quả nghiên cứu, các phát minh, sáng tạo, sáng chế, giải pháp hữu ích được tạo ra
từ các công trình nghiên cứu. Bên cạnh đó là các điều kiện cơ sở vật chất tiềm lực
KH&CN phải được quan tâm đầu tư phát triển trở thành các thiết chế quan trọng
trong quá trình thu hút, sử dụng nguồn nhân lực KH&CN.
(2) Phát triển tài sản trí tuệ (TSTT) trên các phương diện tạo lập, xây dựng,
quản lý và phát triển hướng vào 4 nhóm là sáng chế/giải pháp hữu ích; nhãn hiệu;
kiểu dáng công nghiệp và chỉ dẫn địa lý. Cần tăng cường hỗ trợ nhằm bảo hộ sáng
chế/giải pháp hữu ích đồng thời với việc hỗ trợ ứng dụng khai thác sáng chế/giải
pháp hữu ích. Hỗ trợ cho các ý tưởng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo dựa trên công
nghệ mới, mô hình kinh doanh mới và dựa trên nền tảng khai thác giá trị TSTT.
Tạo lập và phát triển các sáng chế gắn với khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và hoạt
động thương mại hóa.
(3) Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng, đổi mới công nghệ, ưu tiên triển khai
các giải pháp hỗ trợ ứng dụng KH&CN gắn với chuỗi giá trị các sản phẩm hàng
hóa dịch vụ, nhằm nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm. Phát triển các loại
hình công nghệ cao như công nghệ sinh học, công nghệ hữu cơ, công nghệ phần
mềm, đổi mới và cải tiến công nghệ quản lý trong sản xuất kinh doanh, đổi mới
công nghệ số trong tiếp cận thị trường nhằm thích ứng với cuộc cách mạng công
nghiệp lần thứ tư...
84 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 1 (155) . 2020
(4) Phát triển thị trường KH&CN thông qua việc phát triển các tổ chức
trung gian bao gồm: các khu công nghệ cao, khu công nghệ thông tin, các trung
tâm ươm tạo công nghệ, các trường đại học, viện nghiên cứu, trung tâm thúc đẩy
khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, trung tâm ứng dụng chuyển giao công nghệ, sàn
giao dịch công nghệ, trung tâm triển lãm công nghệ. Đồng thời thúc đẩy hoạt động
thương mại hóa từ kết quả nghiên cứu, phát triển thị trường KH&CN gắn với phát
huy giá trị TSTT nhằm đưa ứng dụng tiến bộ KH&CN trở thành động lực quan
trọng thúc đẩy KTXH phát triển.
III. Thực trạng hoạt động phát triển tài sản trí tuệ và thị trường KH&CN
ở Thừa Thiên Huế
1. Hiệu quả của hoạt động nghiên cứu, ứng dụng KH&CN ở Thừa Thiên
Huế qua chỉ tiêu năng suất nhân tố tổng hợp (TEP)
Số liệu thống kê cho thấy, trong ba yếu tố tác động đến tốc độ tăng của GRDP
(Tổng sản phẩm trên địa bàn) của Thừa Thiên Huế giai đoạn 2011-2018 thì tốc
độ tăng vốn là cao nhất với mức tăng bình quân 9,84%/năm; yếu tố lao động tăng
1,46%/năm; tốc độ tăng TFP đạt 2,17%/năm. Tuy nhiên trong giai đoạn này tốc độ
tăng của hai yếu tố vốn và lao động đều có xu hướng chậm dần qua các năm, trong
khi đó tốc độ tăng TFP giai đoạn 2011-2018 có xu hướng tăng dần, năm 2011 tăng
0,84%, năm 2013 tăng 1,03%, và đến năm 2018 tăng 2,57%. Tốc độ tăng trưởng
GRDP của tỉnh bình quân giai đoạn 2011-2018 đạt 6,5%/năm. Trong đó tăng vốn cố
định đóng góp 3,35%; tăng lao động đóng góp 0,98% và tăng TFP đóng góp 2,17%.
Trong giai đoạn 2011-2018, tỷ trọng đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của
vốn và lao động giảm còn 72,7%, đóng góp của TFP chỉ chiếm 27,3%. Mặc dù
con số này có sự chuyển biến theo chiều hướng tốt nhưng trong giai đoạn này tăng
trưởng kinh tế của tỉnh chủ yếu dựa vào tăng huy động vốn đầu tư và số lượng lao
động, các yếu tố khác như trình độ công nghệ, chất lượng lao động, quy trình quản
lý đóng góp vào tăng trưởng GRDP còn hạn chế. Chứng tỏ, nền kinh tế của tỉnh
trong giai đoạn này đi theo hướng tăng trưởng về số lượng, tức vẫn chủ yếu phát
triển theo chiều rộng, chưa chuyển mạnh sang phát triển theo chiều sâu.
Riêng tỷ trọng đóng góp của vốn trong tăng trưởng giai đoạn 2010-2015
chiếm 52,47% (cả nước chiếm 51,3%) là khá lớn. Tỷ trọng đóng góp của lao động
trong tăng trưởng chiếm 21,51%, mức đóng góp này cao hơn của cả nước (cả nước
19,8%). Điều này cho thấy, ngoài yếu tố vốn, tăng trưởng kinh tế của tỉnh thời
kỳ này còn dựa một phần quan trọng vào yếu tố tăng số lượng lao động, nguồn
lao động của tỉnh bình quân hàng năm trong thời kỳ 2011-2015 tăng 1,88%. Tuy
nhiên, chất lượng nguồn lao động chưa cao, phần lớn là lao động trong các ngành
nông lâm thủy sản, công nghiệp gia công, lắp ráp, chế biến thô có giá trị gia tăng
thấp và các ngành dịch vụ thu nhập thấp. Lao động trong các ngành công nghiệp
chế biến sâu, dịch vụ chất lượng cao, kinh tế tri thức không nhiều.
85Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 1 (155) . 2020
Bảng 1: Đóng góp các yếu tố vào tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2011-2018.
Đơn vị tính:%
Năm
Tốc độ
tăng GRDP
Đóng góp vào tăng trưởng
GRDP của các yếu tố
Tỷ trọng đóng góp vào tăng
trưởng GRDP của các yếu tố
VCĐ Lao động TFP VCĐ Lao động TFP
2011 6,36 3,82 1,70 0,84 60,02 26,72 13,26
2012 6,00 3,14 1,31 1,55 52,44 21,78 25,79
2013 5,80 3,39 1,38 1,03 58,39 23,81 17,80
2014 5,09 2,90 1,02 1,18 56,95 19,94 23,11
2015 7,37 2,81 1,09 3,47 38,19 14,76 47,05
2016 6,98 3,42 0,37 3,19 48,96 5,31 45,72
2017 7,76 3,75 0,47 3,54 48,33 6,00 45,67
2018 6,61 3,53 0,51 2,57 53,41 7,73 38,86
BQ 2011-2018 6,50 3,35 0,98 2,17 52,09 15,76 27,30
Nguồn: Cục Thống kê Thừa Thiên Huế.
Về đóng góp của TFP đối với từng ngành kinh tế cũng có sự khác biệt, kết
quả nghiên cứu cho thấy tốc độ tăng bình quân của TFP giai đoạn 2011-2015 là
1,61%/năm, tỷ trọng đóng góp của TFP vào tăng trưởng kinh tế đạt 26,31%. Trong
đó, TFP của khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản có tốc độ tăng bình quân là
0,89%/năm, tỷ trọng đóng góp 30,11%; TFP của khu vực công nghiệp và xây dựng
có tốc độ tăng bình quân 1,7%/năm, tỷ trọng đóng góp 20,85%; TFP của khu vực
dịch vụ có tốc độ tăng bình quân 1,01%/năm, tỷ trọng đóng góp 17,49%.
Điều này chứng tỏ rằng không chỉ về hiệu quả vốn đầu tư, năng suất lao động,
mà TFP đối với các ngành đều có mức độ ảnh hưởng đến chất lượng nền kinh tế.
Do vậy cần nâng cao hiệu quả đầu tư, đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ KH&CN nhằm
tăng năng suất, chất lượng sản phẩm góp phần tăng trưởng kinh tế bền vững.
2. Hoạt động nghiên cứu, ứng dụng KH&CN ở Thừa Thiên Huế
- Các nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh
Trong những năm qua hoạt động nghiên cứu thử nghiệm (R&D) trên địa bàn
tỉnh đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Từ năm 2010 đến nay có 94 nhiệm vụ
KH&CN cấp tỉnh đã được nghiệm thu và cấp giấy chứng nhận đăng ký kết quả
thực hiện với tổng kinh phí sử dụng nguồn sự nghiệp KH&CN hơn 90 tỷ đồng.
86 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 1 (155) . 2020
Bảng 2: Tổng hợp tình hình thực hiện các đề tài, dự án nghiên cứu và ứng dụng KH&CN
từ năm 2010 đến nay.
ĐVT: Triệu đồng
Lĩnh
vực
Số
đề
tài
(2010
-
2019)
Số
vốn
Trong đó phân ra theo các nhóm chủ trì
Đại học Huế
Bệnh viện
Trung
ương Huế
Ngành nông
nghiệp DN/HTX Khác
Số
đề
tài
Số vốn
Số
đề
tài
Số
vốn
Số
đề
tài
Số
vốn
Số
đề
tài
Số
vốn
Số
đề
tài
Số
vốn
1.
Khoa
học Y
dược
15 17.220 8 7.250 6 9.280 0 0 1 690 0 0
2.
Khoa
học
XH
& NV
15 8.026 1 599 0 0 1 315 0 0 13 7.152
3.
Khoa
học
Tự
nhiên
12 10.840 3 2.412 0 0 0 0 0 0 9 8.428
4.
Khoa
học
Nông
nghiệp
22 23.710 6 4.611 0 0 11 12.835 0 0 5 6.264
5.
Khoa
học Kỹ
thuật
30 30.444 11 8.728 0 0 2 7.530 1 818 16 13.368
Cộng 94 90.240 29 23.600 6 9.280 14 20.680 2 1.508 43 35.212
Nguồn: Tổng hợp các nhiệm vụ KH&CN đã đăng ký kết quả thực hiện tại Sở KH&CN.
- Các nhiệm vụ KH&CN do Đại học Huế thực hiện
Bảng 3: Tổng hợp các đề tài, dự án KH&CN do Đại học Huế thực hiện.
Stt Các nhiệm vụ KH&CN các cấp tại Đại học Huế
Số lượng nhiệm vụ
KH&CN 2018-2019
Các sản phẩm chuyển giao
đến năm 2019
1 Cấp Quốc gia và các quỹ tài trợ 26 - Đã, đang chuyển giao: 52
- Có tiềm năng chuyển giao
công nghệ: 43
2 Cấp Bộ 38
3 Cấp Đại học Huế 235
Tổng số 299 95
Nguồn: Báo cáo hoạt động KH&CN của Đại học Huế.
87Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 1 (155) . 2020
Trong hai năm 2018 và năm 2019, Đại học Huế đã triển khai 299 nhiệm vụ,
trong đó 64 nhiệm vụ cấp Bộ và cấp Quốc gia, 235 nhiệm vụ cấp Đại học Huế và
hàng trăm đề tài cấp trường, chưa kể các dự án huy động từ các tổ chức tài trợ trong
và ngoài nước do các nhà khoa học đề xuất và thực hiện.
Những kết quả nghiên cứu thử nghiệm trên các lĩnh vực đã mang lại nhiều
thành tựu trong công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực KH&CN. Các nghiên
cứu cơ bản của Đại học Huế đã góp phần rất lớn trong hoạt động đào tạo, công
trình khoa học được xuất bản trên các tạp chí quốc tế và tạp chí chuyên ngành trong
nước. Nhiều kết quả nghiên cứu đã đề xuất những luận cứ khoa học trong xây dựng
chính sách phục vụ phát triển KTXH, bảo vệ môi trường; các công trình nghiên
cứu trong lĩnh vực khoa học nông nghiệp, công nghệ sinh học, y dược đã được ứng
dụng trong phát triển sản xuất nông lâm thủy sản, trong ứng dụng công nghệ cao,
trong bảo vệ chăm sóc sức khỏe của người dân, góp phần rất lớn trong phát triển
KTXH của tỉnh.
Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động nghiên cứu, ứng dụng KH&CN
ở Thừa Thiên Huế vẫn còn nhiều hạn chế như sau:
- Tuy có nhiều công trình nghiên cứu, ứng dụng KH&CN, nhưng chỉ dừng lại
ở các thử nghiệm hoặc mô hình với mức độ tác động nhỏ, chưa có nhiều ứng dụng
được chuyển giao nhân rộng mô hình trong thực tiễn.
- Việc lựa chọn các nhiệm vụ nghiên cứu chưa thực sự hướng vào doanh
nghiệp, số nghiên cứu do doanh nghiệp chủ trì thực hiện rất ít, việc ứng dụng công
nghệ/ hoặc thương mại hóa từ kết quả nghiên cứu phục vụ sản xuất, kinh doanh
chưa nhiều.
- Một số kết quả nghiên cứu có nhiều tiềm năng, rất có ý nghĩa với thực tiễn
sản xuất, nhưng nhà nước chưa làm tròn vai trò kết nối giữa doanh nghiệp và nhà
khoa học, chưa thu hút được doanh nghiệp tham gia thương mại hóa các kết quả
nghiên cứu.
- Số lượng sáng chế / giải pháp hữu ích được bảo hộ từ kết quả nghiên cứu
bằng ngân sách nhà nước cũng như trong đội ngũ các nhà khoa học vẫn còn ít.
3. Hoạt động chuyển giao công nghệ và phát triển thị trường KH&CN
Nhìn chung trình độ công nghệ của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh khá
thấp, nhất là trong doanh nghiệp vừa và nhỏ. Theo thống kê, năm 2011 có 35%
doanh nghiệp có đổi mới công nghệ, thiết bị; giai đoạn 2012 - 2017 bình quân có
43,8% doanh nghiệp có đổi mới công nghệ, thiết bị. Một số doanh nghiệp quy mô
lớn có chuyển biến một bước trong nhận thức về đổi mới công nghệ và nâng cao
88 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 1 (155) . 2020
chất lượng sản phẩm... Trong khi đó, tỷ lệ doanh nghiệp vừa và nhỏ, và các cơ sở
sản xuất ngành nghề quy mô nhỏ thì khả năng cải tiến công nghệ rất thấp.
Hoạt động hỗ trợ phát triển thị trường KH&CN trên địa bàn tỉnh còn nhiều hạn
chế. Toàn tỉnh có 26 tổ chức KH&CN, và chỉ có 2 doanh nghiệp KH&CN mới thành
lập, chủ yếu hoạt động trên các lĩnh vực tư vấn dịch vụ nghiên cứu. Một số đơn vị
trung gian thực hiện chức năng phát triển thị trường công nghệ như kiểm nghiệm,
kiểm định hóa dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm; kiểm định các phương tiện đo,
phân tích kiểm nghiệm sản phẩm hàng hóa, các dịch vụ công ích khác về KH&CN
và một số doanh nghiệp/tổ chức hoạt động về tư vấn khởi nghiệp đổi mới sáng tạo...
Các tổ chức sự nghiệp KH&CN, các đơn vị trung gian trong chuyển giao công nghệ,
thúc đẩy đổi mới công nghệ vẫn hoạt động chưa đủ mạnh, quy mô và tác động chưa
đủ lớn để phát triển thị trường KH&CN trên địa bàn. Trong khi đó việc triển khai
các dự án cấp quốc gia còn ít, năng lực trong chuyển giao công nghệ còn hạn chế.
Các hoạt động thúc đẩy thị trường công nghệ, kết nối cung cầu chưa phát
triển. Tính đến năm 2019, trên địa bàn tỉnh các trường đại học chỉ đăng ký 8 hợp
đồng chuyển giao công nghệ tại Sở KH&CN, số lượng công trình chuyển giao
công nghệ ở các trường thành viên Đại học Huế còn ít, giá trị chưa cao. Hoạt động
tạo nguồn cung công nghệ trên địa bàn còn gặp nhiều khó khăn. Vai trò quản lý nhà
nước trong việc kết nối giữa nhà khoa học ở Đại học Huế với doanh nghiệp trên
địa bàn còn yếu, một phần do nhu cầu thị trường công nghệ chưa thực sự sôi động.
Nguồn cầu công nghệ trên địa bàn vẫn còn nhiều hạn chế, tỷ lệ doanh nghiệp
có nhu cầu đổi mới công nghệ còn thấp, các chính sách thu hút đầu tư tuy đã có
nhiều nỗ lực của các ban ngành nhưng do nhiều nguyên nhân nên hoạt động đầu
tư phát triển vẫn còn khó khăn. Nguyên nhân chính là do nhiều điều kiện hạ tầng
kinh tế xã hội, chính sách thu hút đầu tư, trong đó các chính sách hỗ trợ phát triển
KH&CN chưa được đẩy mạnh, tạo sự đột phá trong phát triển KH&CN trên địa bàn.
4. Hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ gắn với thị trường công nghệ
Hoạt động hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ (TSTT) trong những năm qua trên
địa bàn đã được triển khai đồng bộ, trong đó, hoạt động tuyên truyền, đào tạo, tập
huấn nâng cao nhận thức về sở hữu trí tuệ (SHTT) đã tạo ra diễn đàn để các doanh
nghiệp, các nhà khoa học, các nhà quản lý trao đổi, đối thoại nhằm nâng cao nhận
thức; kết quả đã tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong phát huy giá trị TSTT nhằm
phục vụ phát triển KTXH. Đến nay Thừa Thiên Huế đã hỗ trợ nộp đơn đăng ký
bảo hộ cho 1.379 đơn các loại, và được cấp 845 văn bằng bảo hộ. Một số sản phẩm
đặc sản chủ lực của tỉnh đã được triển khai các giải pháp để phát triển thương hiệu
như: Thanh trà Huế; Nhãn hiệu chứng nhận “Bún bò Huế”; Dầu tràm Huế; Áo dài
Huế; “Mè xửng Huế”...
89Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 1 (155) . 2020
Bảng 4: Thống kê số đơn đăng ký và văn bằng bảo hộ các loại trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
Năm
Sáng chế Giải pháp hữu ích Kiểu dáng Nhãn hiệu Tổng cộng
Đơn Văn bằng
Văn
bằng
Văn
bằng Đơn
Văn
bằng Đơn
Văn
bằng
Trước 2006 3 0 0 0 18 13 244 162 265 175
2006-2014 15 2 9 3 64 41 518 424 606 470
2015 4 0 2 1 3 7 85 38 94 46
2016 7 2 1 0 6 4 135 62 149 68
2017 4 1 3 0 1 4 136 60 144 65
2018 0 1 0 0 0 4 121 39 121 21
Tổng 33 6 15 4 92 73 1239 785 1379 845
Nguồn: Cục Sở hữu trí tuệ.
Bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn nhiều hạn chế trong triển khai
thực hiện Chương trình Phát triển TSTT trên địa bàn tỉnh. Cụ thể:
- Nhận thức về sở hữu trí tuệ của cộng đồng còn hạn chế, nhiều doanh
nghiệp, nhà khoa học còn chưa quan tâm đúng mức đến hoạt động phát triển
TSTT – một công cụ đắc lực để phát triển kinh tế tri thức.
- Hoạt động tạo lập, bảo hộ và phát triển TSTT tuy có chuyển biến nhưng
vẫn chưa đáp ứng yêu cầu, nhiều doanh nghiệp chưa quan tâm đến việc đăng
ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, khả năng thương mại hóa còn hạn chế.
- Việc áp dụng chính sách hỗ trợ phát triển TSTT cho các đặc sản địa phương
còn chậm, thiếu các giải pháp đồng bộ. Phát triển thương hiệu các sản phẩm đặc
sản chưa gắn với chuỗi giá trị các sản phẩm.
- Tính chủ động của doanh nghiệp trong xây dựng và phát triển thương hiệu
còn hạn chế, đa số các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh là doanh nghiệp vừa và nhỏ,
có quy mô sản xuất nhỏ lẻ, manh mún nên chưa quan tâm đến phát triển thương hiệu.
- Hoạt động tạo lập và bảo hộ sáng chế của Đại học Huế so với nhiều đại học
trong nước chưa nhiều, đến nay trên địa bàn tỉnh số đơn sáng chế của Đại học Huế
chỉ được 3 /13 văn bằng sáng chế, giải pháp hữu ích được bảo hộ (10 đơn được
công bố chưa cấp VBBH).
- Hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trên địa bàn vẫn còn nhiều hạn chế,
trong đó chưa phát huy được các giá trị TSTT dựa trên các sáng chế, kết quả nghiên
cứu của các nhà khoa học để khởi nghiệp hiệu quả hơn.
90 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 1 (155) . 2020
IV. Đề xuất giải pháp thúc đẩy phát triển tài sản trí tuệ và thị trường
KH&CN trên địa bàn tỉnh
1. Quan điểm, định hướng
Để khoa học và công nghệ thực sự trở thành động lực trực tiếp và mạnh mẽ
cho phát triển kinh tế - xã hội, là nền tảng của tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại
hóa tỉnh Thừa Thiên Huế, định hướng phát triển TSTT gắn với thị trường KH&CN
trong thời gian tới là:
- Ứng dụng KH&CN phải thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển chuỗi
giá trị, gắn với phát huy giá trị tài sản trí tuệ và thúc đẩy thị trường KH&CN.
- Phát triển KH&CN phải hướng trọng tâm vào doanh nghiệp, nâng cao năng
lực hấp thụ công nghệ của doanh nghiệp tiến tới dịch chuyển trọng tâm và chủ thể
của hoạt động ứng dụng KH&CN sang khu vực doanh nghiệp.
- Tạo môi trường thuận lợi nhất nhằm hỗ trợ doanh nghiệp tham gia nghiên
cứu, ứng dụng và chuyển giao KH&CN, thực hiện có hiệu quả các dự án đổi mới
công nghệ, khai thác sáng chế/giải pháp hữu ích, thương mại hóa các kết quả
nghiên cứu.
- Tập trung hỗ trợ phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, thúc
đẩy hình thành doanh nghiệp khởi nghiệp có tiềm năng phát triển công nghệ và mô
hình kinh doanh mới, hỗ trợ doanh nghiệp khai thác tài sản trí tuệ để khởi nghiệp.
- Ưu tiên hỗ trợ các dự án KH&CN cho các lĩnh vực tiềm năng như công
nghệ thông tin - gắn với chương trình xây dựng đô thị thông minh, công nghệ sinh
học, nông nghiệp hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao trong y dược và phát triển sản
phẩm mang thương hiệu Huế.
- Phát triển KH&CN cần gắn với mục tiêu xây dựng Đại học Huế thành đại
học định hướng nghiên cứu - ứng dụng, là trung tâm nghiên cứu và chuyển giao
công nghệ mạnh trên các lĩnh vực; nhà nước cần tạo mối liên kết mạnh mẽ giữa
nhà khoa học với doanh nghiệp nhằm phát triển thị trường KH&CN... [8].
2. Giải pháp phát triển tài sản trí tuệ và thị trường KH&CN
2.1. Đổi mới công tác quản lý nhà nước về KH&CN, nhất là trong ứng dụng
KH&CN vào sản xuất và đời sống
- Đề xuất Chương trình Phát triển ứng dụng tiến bộ KH&CN làm chương
trình trọng điểm của tỉnh trong giai đoạn 2021-2025. Gắn các nhiệm vụ phát triển,
ứng dụng KH&CN vào các quy hoạch, kế hoạch dài hạn, hằng năm để thực hiện
nhiệm vụ phát triển KTXH.
91Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 1 (155) . 2020
- Hoạt động nghiên cứu ứng dụng KH&CN phải xuất phát từ nhu cầu thực
tiễn sản xuất và đời sống của người dân, phải gắn với hoạt động SXKD của doanh
nghiệp, xem doanh nghiệp là trọng tâm, là nguồn cầu quan trọng nhất của thị
trường KH&CN, ưu tiên đề xuất đặt hàng của doanh nghiệp, hoặc các nhiệm vụ có
phương án thương mại hóa sản phẩm...
- Thực hiện đơn giản hóa, quy trình hóa các thủ tục hành chính, tổ chức thực
hiện quản lý nhiệm vụ KH&CN theo hướng đơn giản, kịp thời, gắn với ứng dụng
công nghệ thông tin, đảm bảo công khai, minh bạch, kịp thời phục vụ nhu cầu phát
triển KTXH của tỉnh.
- Tăng cường kết nối cung cầu thị trường KH&CN, tổ chức các kênh trung
gian, sàn giao dịch công nghệ, hỗ trợ cho các doanh nghiệp tiếp cận được các kết
quả nghiên cứu...
2.2. Xây dựng chính sách hỗ trợ đẩy mạnh ứng dụng chuyển giao, đổi mới
công nghệ, nhân rộng và thương mại hóa các kết quả nghiên cứu
Căn cứ các quy định về điều kiện, nội dung, hình thức hỗ trợ theo Nghị định
76/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số
điều của Luật Chuyển giao công nghệ, cần ban hành “Chính sách hỗ trợ doanh
nghiệp đổi mới công nghệ và hỗ trợ nhân rộng và thương mại hóa các kết quả
nghiên cứu KH&CN trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế” hướng vào các nội dung:
- Hỗ trợ chuyển giao công nghệ; hoàn thiện, đổi mới công nghệ hoặc ứng
dụng công nghệ mới, công nghệ cao; hoàn thiện, đổi mới dây chuyền sản xuất
để thực hiện các dự án. Hỗ trợ ứng dụng công nghệ cao nhằm nâng cao hiệu quả,
tạo bước đột phá về năng suất, chất lượng sản phẩm, thỏa mãn nhu cầu ngày
càng cao của xã hội.
- Hỗ trợ chi phí thực hiện nghiên cứu tạo công nghệ; giải mã công nghệ; ươm
tạo công nghệ; thiết kế chế tạo thiết bị có hàm chứa công nghệ mới, tiên tiến; cải
tiến công nghệ; đổi mới quy trình công nghệ để nâng cao năng suất, chất lượng,
giảm chi phí, giảm thiểu tác động xấu đến môi trường, tiết kiệm năng lượng.
- Hỗ trợ ứng dụng và nhân rộng các kết quả từ việc thực hiện nhiệm vụ
KH&CN các cấp phục vụ phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, nông
nghiệp và xây dựng nông thôn mới. Ưu tiên hỗ trợ xây dựng, nhân rộng mô hình
sản xuất hữu cơ theo tiêu chuẩn Việt Nam...
2.3. Phát triển tài sản trí tuệ và thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo
- Phối hợp với Đại học Huế đẩy mạnh hoạt động đăng ký, bảo hộ và khai thác
các sáng chế/giải pháp hữu ích trên địa bàn thông qua các hoạt động như tổ chức
92 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 1 (155) . 2020
các cuộc thi sáng chế; các giải thưởng KH&CN, giải thưởng sáng tạo KHKT; hỗ
trợ các mô hình khai thác sáng chế/giải pháp hữu ích và các dự án khởi nghiệp đổi
mới sáng tạo dựa trên các kết quả nghiên cứu KH&CN...
- Hỗ trợ đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu và giống cây trồng
mới; Hỗ trợ đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu tập thể, nhãn
hiệu chứng nhận cho các đặc sản trên địa bàn; Hỗ trợ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập
thể, nhãn hiệu chứng nhận, chỉ dẫn địa lý của đặc sản địa phương ra nước ngoài.
- Hỗ trợ triển khai các dự án xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng
nhận, nhãn hiệu tập thể, chỉ dẫn địa lý đối với các đặc sản, sản phẩm làng nghề, các
đặc sản, sản phẩm chủ lực địa phương, sản phẩm có tiềm năng xuất khẩu.
- Hỗ trợ khai thác thương mại: Hỗ trợ cải thiện khả năng thương mại hóa sản
phẩm cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hợp tác xã, các cơ sở SXKD ngành nghề
nông thôn gắn với ứng dụng truy xuất nguồn gốc sản phẩm...
- Hỗ trợ ứng dụng các tài sản trí tuệ, thành quả sáng tạo cá nhân được hình
thành từ thực tiễn, như: Hỗ trợ áp dụng sáng chế, giải pháp hữu ích nhằm nâng cao
năng suất, chất lượng các đặc sản trên địa bàn...
- Tăng cường đầu tư, hỗ trợ các ý tưởng sáng tạo, sáng chế thông qua các dự
án KH&CN, tăng cường kết nối những ý tưởng sáng tạo, những sáng chế từ nghiên
cứu khoa học với cộng đồng doanh nghiệp, điều chỉnh hệ thống đổi mới sáng tạo
theo hướng tập trung hơn vào các doanh nghiệp từ đó hình thành các dự án khởi
nghiệp đổi mới sáng tạo khả thi.
- Thực hiện chính sách hỗ trợ thông qua dự án KH&CN như mô hình thử
nghiệm hoặc dự án hỗ trợ nâng cao khả năng thương mại hóa sản phẩm cho các
Startup / hoặc hình thành quỹ đầu tư khởi nghiệp để đầu tư vốn ban đầu cho các dự
án khởi nghiệp tiềm năng.
2.4. Thúc đẩy phát triển thị trường KH&CN
- Về thể chế cần ưu tiên kinh phí đầu tư cho việc tìm kiếm và tạo ra công nghệ
mới. Xây dựng và thực hiện chương trình “Thương mại hóa sản phẩm công nghệ”
của tỉnh. Ban hành những cơ chế ưu đãi thuế, cơ chế huy động vốn và đầu tư cơ sở
hạ tầng cho hoạt động KH&CN. Thực hiện cơ chế thu hút vốn đầu tư nước ngoài
kèm theo công nghệ nguồn, công nghệ hiện đại. Hoàn thiện “Cơ chế khuyến khích,
hỗ trợ doanh nghiệp hoạt động KH&CN trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế”...
- Các giải pháp tạo lập và thúc đẩy nhu cầu về công nghệ:
+ Xây dựng và thực hiện các cơ chế, biện pháp thúc đẩy các ngành kinh tế,
nhất là các ngành kinh tế chủ lực trong tỉnh phát triển nhanh và mạnh, tạo ra nhu
cầu về công nghệ.
93Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 1 (155) . 2020
+ Xây dựng cơ chế khuyến khích thu hút các doanh nghiệp sản xuất các sản
phẩm thương hiệu Huế có hàm lượng công nghệ cao, tạo ra nhu cầu về công nghệ.
+ Xây dựng và thực hiện cơ chế cạnh tranh bình đẳng để các doanh nghiệp
tham gia tích cực vào thị trường KH&CN, thực hiện đổi mới công nghệ.
+ Hỗ trợ các hoạt động xúc tiến đầu tư công nghệ cao trong một số ngành,
lĩnh vực ưu tiên, trọng điểm. Xây dựng Khu IT Park tại Khu đô thị An Vân Dương
và đầu tư hạ tầng Khu công nghệ cao tại Khu Kinh tế Chân Mây - Lăng Cô.
- Các giải pháp thúc đẩy nguồn cung cấp công nghệ cho thị trường:
+ Khuyến khích tạo điều kiện cho các doanh nghiệp huy động vốn từ bên
ngoài để đầu tư cho ứng dụng KH&CN. Nhà nước kết nối cho nhà khoa học của
Đại học Huế và doanh nghiệp cùng hợp tác trong việc ứng dụng, chuyển giao công
nghệ.
+ Hình thành và phát triển hệ thống các tổ chức KH&CN thích hợp. Sớm
xây dựng thành công khu ươm tạo công nghệ, thúc đẩy hình thành doanh nghiệp
KH&CN trong các trường thuộc Đại học Huế.
+ Chuyển đổi các tổ chức KH&CN công lập sang doanh nghiệp KH&CN,
trước hết là hỗ trợ các trường trong Đại học Huế chuyển đổi một số tổ chức KH&CN
sang mô hình doanh nghiệp KH&CN.
+ Phát huy hiệu quả mối quan hệ hợp tác sẵn có với Viện Hàn lâm KH&CN
Việt Nam, với các Viện thuộc Bộ KH&CN và Đại Học Huế với một số nước đang
có mối quan hệ với tỉnh Thừa Thiên Huế để thu hút chuyển giao công nghệ.
- Các giải pháp về hợp tác liên tỉnh:
+ Hình thành tổ chức môi giới, chuyển giao công nghệ của tỉnh. Có thể hình
thành tổ chức ban đầu, rồi phát triển lên từng bước: Bước chia sẻ thông tin công
nghệ và nhu cầu của thị trường công nghệ với các tỉnh bạn; Bước phối hợp hoạt
động giữa các tổ chức môi giới, chuyển giao công nghệ của các tỉnh; Bước phối
hợp giữa các tỉnh tạo ra mạng lưới môi giới chuyển giao công nghệ vùng...
+ Tham gia mạng lưới các tổ chức môi giới công nghệ trong cả nước. Để mở
rộng khả năng dịch vụ và nâng cao hiệu quả các hoạt động trung gian, môi giới
chuyển giao công nghệ, tổ chức môi giới chuyển giao công nghệ, tỉnh Thừa Thiên
Huế cần sớm tham gia và trở thành thành viên của mạng lưới ở trong nước và ở cả
nước ngoài.
- Các giải pháp xã hội hóa hoạt động KH&CN:
+ Đẩy mạnh xã hội hóa việc xây dựng các tổ chức KH&CN, phát triển nguồn
nhân lực và huy động các nguồn vốn đầu tư cho hoạt động KH&CN.
94 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 1 (155) . 2020
+ Tăng cường tổ chức, tham gia các chợ công nghệ thiết bị, hỗ trợ xúc tiến
mua bán công nghệ, sản phẩm KH&CN. Tăng cường cơ sở vật chất, đào tạo nhân
lực, tìm kiếm đối tác, nâng cao hiệu quả hoạt động của Sàn Giao dịch công nghệ
và thiết bị; kết nối với các sàn giao dịch công nghệ trong nước, khu vực và thế giới.
H T
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- BCH Trung ương Đảng. (2012). Nghị quyết số 20-NQ/TW về phát triển khoa học và công
nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
- BCH Trung ương Đảng Khóa XII. (2016). Nghị quyết 05-NQ/TW về một số chủ trương, chính
sách lớn nhằm đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất
lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế.
- Cục Thống kê Thừa Thiên Huế. (2018). Đóng góp năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) đến
tăng trưởng kinh tế tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2010 - 2015, kiến nghị giai đoạn 2016 -
2020.
- Chính phủ. (2017). Chương trình hành động số 27/NQ-CP ngày 21/2/2017 thực hiện Nghị
quyết số 05-NQ/TW ngày 01/11/2016 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.
- Hồ Chí Minh: Toàn tập. (1996). Nxb Chính trị Quốc gia. Hà Nội. Tập 11. Tr 78.
- UBND thành phố Đà Nẵng. (2016). Quyết định số 36/2016/QĐ-UBND ngày 08/11/2016 về
việc quy định một số chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ trên địa bàn thành
phố Đà Nẵng.
- UBND tỉnh Lâm Đồng. (2016). Quyết định số 2323/QĐ-UBND ngày 26/10/2016 về việc phê
duyệt chương trình hỗ trợ về khoa học và công nghệ cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Lâm
Đồng giai đoạn 2016 - 2020.
- UBND tỉnh Thừa Thiên Huế. (2017). Quyết định số 362/QĐ-UBND ngày 23/02/2017 phê
duyệt Quy hoạch phát triển KH&CN đến năm 2025.
- Thủ tướng Chính phủ. (2012). Quyết định số 418/QĐ-TTg ngày 11/4/2012 phê duyệt Chiến
lược phát triển khoa học và công nghệ giai đoạn 2011-2020.
TÓM TẮT
Thời gian qua tỉnh Thừa Thiên Huế đã tập trung thực hiện nhiều giải pháp đẩy mạnh
nghiên cứu - thử nghiệm, phát triển và ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ (KH&CN) vào
phát triển kinh tế - xã hội (KTXH). Các kết quả đạt được đã góp phần nâng cao trình độ công
nghệ, tạo sự chuyển biến về năng suất, chất lượng, hiệu quả trong hoạt động sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ; từng bước gia tăng hàm lượng KH&CN trong các sản phẩm chủ lực của tỉnh,
tạo điều kiện thuận lợi để nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm trong bối cảnh hội nhập
quốc tế.
Tuy nhiên, hiệu quả ứng dụng KH&CN vào sản xuất và đời sống chưa đáp ứng được
nhu cầu của nền kinh tế. Việc phát huy giá trị tài sản trí tuệ gắn với phát triển thị trường KH&CN
còn nhiều hạn chế, sản phẩm thương mại hóa từ các kết quả nghiên cứu chưa được chú trọng,
95Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 1 (155) . 2020
chưa hướng hoạt động nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ KH&CN gắn với doanh nghiệp, chưa xem
doanh nghiệp là động lực là mục tiêu để đẩy mạnh ứng dụng KH&CN vào phát triển KTXH của
địa phương. Bài viết này sẽ đánh giá thực trạng và đề xuất những giải pháp đẩy mạnh phát triển
tài sản trí tuệ và thị trường KH&CN trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, góp phần đưa KH&CN trở
thành động lực thực sự cho sự phát triển KTXH của địa phương.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- phat_trien_tai_san_tri_tue_va_thi_truong_khoa_hoc_cong_nghe.pdf