Phát triển thị trường mua bán nợ tại Việt Nam

Thứ tư, mở rộng về số lượng và nâng cao về chất lượng của các công ty MBN Số lượng các công ty MBN ở Việt Nam hiện nay còn ít vì nhiều lí do, và một trong số đó là do quy định về vốn điều lệ của các tổ chức, cá nhân khi tham gia thị trường MBN theo nghị định 69/2016/NĐ-CP. Quy định này cần phải được nới lỏng hơn tạo điều kiện cho những đơn vị có khả năng tài chính thấp hơn vẫn có khả năng tham gia thị trường để mua bán những khoản nợ quy mô không lớn. Góp phần mở rộng số lượng các công ty MBN trên thị trường và giải quyết được phần nào quy mô nợ xấu ngày càng gia tăng trong nền kinh tế. Thứ năm, đa dạng hóa các chủ thể tham gia thị trường MBN. Thị trường MBN Việt Nam mới chỉ có các chủ thể cơ bản tham gia vào thị trường. Do vậy, để thúc đẩy thị trường phát triển theo hướng chuyên nghiệp thì cần có sự tham gia của nhiều chủ thể khác và đặc biệt là các đơn vị trung gian như: các công ty hay chuyên gia tư vấn; công ty môi giới, các công ty định giá tài sản .Và đặc biệt là sự tham gia của các đơn vị thực hiện hoạt động xếp hạng tín nhiệm. Đây là các doanh nghiệp cung cấp thông tin cho ph p người mua và người bán nợ có thể định giá các khoản nợ một cách tương đối chính xác và có độ tin tưởng cao. Mặt khác, chúng ta cũng cần đẩy mạnh thu hút các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào thị trường MBN Việt Nam để góp vốn kinh doanh, chia sẻ thông tin, cùng nhau hợp tác để tiến dần vào TTMBN quốc tế.

pdf5 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 15/01/2022 | Lượt xem: 329 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phát triển thị trường mua bán nợ tại Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên mục: Tài chính - Ngân hàng - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 10 (2019) 75 PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG MUA BÁN NỢ TẠI VIỆT NAM Lê Thị Thu Phương Tóm tắt Thị trường mua bán nợ tại Việt Nam hiện nay còn rất nhiều trở ngại và bất cập. Số lượng chủ thể tham gia, danh mục hàng hóa, cấu trúc thị trường và kết quả các giao dịch trên thị trường còn khiêm tốn. Trong khi đó, quy mô và tính chất các khoản nợ xấu ngày càng gia tăng. Các khoản nợ này không chỉ ở trong nước mà còn mang màu sắc quốc tế. Mục tiêu của bài viết này nhằm phân tích thực trạng hoạt động của thị trường mua bán nợ Việt Nam hiện nay. Từ đó, đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của thị trường mua bán nợ Việt Nam. Từ khóa: Mua bán nợ, ngân hàng thương mại, doanh nghiệp. THE DEVELOPMENT OF DEBT TRADING MAKET IN VIETNAM Abstract Debt trading activities in Vietnam currently have many obstacles and inadequacies. The number of participants, the product portfolio, the market structure and transactions are still relatively restricted. Meanwhile, the scale and nature of the non-performing loans are increasing, not only domestically but also internationally. The objective of this article is to analyze the actual status of the Vietnam debt trading market; then, propose a number of solutions to improve the operational efficiency of the debt trading market in Vietnam. Key word: Debts trading, merchant bank, business. JEL classification: G; G17 1. Đặt vấn đề Ở Việt Nam hiện nay, quy mô nợ xấu ngày càng tăng cao, ảnh hưởng rất lớn đến an ninh tài chính quốc gia. Theo số liệu mà Ngân hàng Nhà nước đã công bố, thì tỷ lệ nợ xấu nội bảng chiếm 2,09% vào tháng 6/2018. Tuy nhiên, tỷ lệ này lại chưa tính đến các khoản nợ được cơ cấu lại, các khoản nợ xấu tiềm ẩn. Để xử lý một cách có hiệu quả các khoản nợ xấu trên thì việc ra đời thị trường mua bán nợ là vấn đề tất yếu. Quyết định số 150/2001/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ được coi là cơ sở, là nền tảng cho sự hình thành thị trường mua bán nợ (TTMBN) tại Việt Nam. Ban đầu là sự hình thành các Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản của các ngân hàng thương mại (AMC). Nhiệm vụ chính của các AMC thường là triển khai các hoạt động thu hồi nợ mà các ngân hàng (NH) của mình ủy thác. Đến tháng 6/2003, Công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp (nay là Công ty TNHH Mua bán nợ Việt Nam - DATC) được thành lập theo quyết định số 109/2003/QĐ-TTg. DATC được thành lập với mục tiêu xử lý các khoản nợ tồn đọng và tài sản không cần dùng, chờ thanh lý, vật tư ứ đọng góp phần lành mạnh hóa tình hình tài chính, thúc đẩy quá trình sắp xếp và chuyển đổi các doanh nghiệp nhà nước (DNNN). Như vậy, DATC được thành lập mới chỉ nhằm mục đích là giải quyết các khoản nợ xấu cho các DNNN trong quá trình cổ phần hóa. Tháng 10/2013, sự ra đời của Công ty quản lý Tài sản của các TCTD Việt Nam (VAMC) ra đời tạo ra một tín hiệu tốt cho sự phát triển của thị trường mua bán nợ Việt Nam. Tuy nhiên, sau một thời gian hoạt động, các công ty MBN trên vẫn chưa tạo được sự khởi sắc, bước đột phá và hiệu quả hoạt động cao cho TTMBN Việt Nam. Bởi còn quá nhiều những vướng mắc, bất cập về thể chế, hành lang pháp lý khi các công ty đi vào hoạt động thực tiễn. Bài viết sẽ chỉ ra những trở ngại và khó khăn của TTMBN Việt Nam hiện nay và đưa ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy hơn nữa sự phát triển của TTMBN nói riêng và thị trường tài chính nói chung. 2. Tổng quan về thị trường mua bán nợ Định nghĩa nợ xấu của Việt Nam tại Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 (về việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng)như sau: “Nợ xấu là những khoản nợ được phân loại vào nhóm 3 (dưới chuẩn), nhóm 4 (nghi ngờ) và nhóm 5 (khả năng mất vốn)”. Thị trường mua bán nợ là một bộ phận của thị trường tài chính, là nơi các khoản nợ được phát hành và trao đổi. Hàng hóa giao dịch trên TTMBN là các khoản nợ có thể dưới dạng tài sản nợ hoặc chứng khoán nợ. Thị trường MBN có một số đặc trưng chung của thị trường vốn nhưng cũng có những đặc điểm riêng. Nếu phân loại TTMBN theo tính chất các khoản nợ thì có thể chia ra là: TTMBN tiêu chuẩn và TTMBN xấu. Nếu chia theo quá trình luân chuyển vốn thì có thể chia ra thành: TTMBN sơ cấp và TTMBN thứ cấp. Mua bán nợ là hoạt động kinh tế để trao đổi và chuyển giao phần tài sản đặc biệt là các “khoản nợ phải thu” từ đối tượng này sang đối tượng Chuyên mục: Tài chính - Ngân hàng - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 10 (2019) 76 khác, từ bên bán nợ sang bên mua nợ. Thị trường mua bán nợ được coi là chính thức và hoạt động tương đối công khai là thị trường trái phiếu doanh nghiệp và trái phiếu chính phủ. Ngoài ra, còn có một TTMBN đặc thù là TTMBN xấu (Non Performing Loan – NPL) là nơi giao dịch các khoản nợ xấu giữa bên mua và bên bán. 3. Nguồn số liệu và phương pháp nghiên cứu Nguồn dữ liệu phân tích là những dữ liệu được thu thập được qua các báo cáo thường niên từ năm 2015 đến 2018 của NHNN, của DATC, của VAMC và ủy ban giám sát tài chính quốc gia. Phương pháp phân tích số liệu: Từ các số liệu thu thập được tiến hành phân tích, tổng hợp, chọn lọc bằng các phương pháp thống kê mô tả, phân tích so sánh, phương pháp phân tích tổng hợp nhằm đánh giá thực trạng thị trường mua bán nợ tại Việt Nam thời gian qua, từ đó đề ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy hơn nữa sự phát triển của thị trường mua bán nợ Việt Nam trong thời gian tới. 4. K t quả nghiên cứu 4.1. Kết quả hoạt động của thị trường mua bán nợ tại Việt Nam giai đoạn 2015 - 2018 Trên TTMBN Việt Nam hiện nay, các chủ thể tham gia thị trường rất hạn chế. Bên mua nợ hiện nay mới chỉ có DATC, VAMC và khoảng hơn 20 AMC. Bên bán nợ cũng thuộc đối nhóm đối tượng hẹp gồm các TCTD bán nợ cho DATC, VAMC hoặc các AMC. Hiện nay, nguồn cung cho TTMBN rất dồi dào, Theo báo cáo mới nhất của Ủy ban giám sát tài chính quốc gia thì tính đến tháng 6/2018, tổng dư nợ là 6 triệu tỷ đồng, bằng 125% GDP, trong đó tỷ lệ nợ xấu nội bảng là 2,09% chưa tính đến các khoản nợ xấu được cơ cấu lại và nợ xấu tiềm ẩn, tương đương với giá trị tuyệt đối là 566.000 tỷ đồng. Nguồn cung cho thị trường tương đối lớn nhưng cầu thì lại hạn chế cả về số lượng và chất lượng. Với khoảng hơn 20 AMC, nhưng các AMC vẫn chỉ đang thực hiện các nghiệp vụ trong phạm vi các khoản nợ và tài sản của NH mẹ, chưa tham gia mua bán nợ cùng các công ty mua bán nợ khác trên thị trường. Do vậy, tính đến tháng 6/2018, tỷ lệ nợ xấu trên toàn hệ thống NHTM vẫn gần 3%. Sự ra đời của VAMC được kỳ vọng rất lớn trước một con số tương đối về nợ xấu của các TCTD. Tuy nhiên, từ khi đi vào hoạt động đến nay, tổng số nợ xấu mà VAMC mua bằng trái phiếu đặc biệt mỗi năm mới chỉ chiếm từ 33% - 74% tổng nguồn cung đầu năm, còn những khoản nợ xấu được mua theo giá thị trường còn rất nhỏ. DATC với hơn 15 năm hoạt động nhưng hiệu quả cũng không khả quan hơn VAMC là mấy, doanh số mua nợ bình quân mỗi năm mới chỉ khoảng 2.000 tỷ đồng. Những con số này còn rất khiêm tố so với nguồn cung nợ xấu từ các DNNN, các NHTM và nền kinh tế. 4.2. Thực trạng thị trường mua bán nợ Việt Nam hiện nay Thị trường mua bán nợ được coi là một bộ phận của thị trường tài chính, ta có thể xem xét thực trạng của TTMBNVN hiện nay trên các góc độ sau: * Các chủ thể trên TTMBN Chủ thể tham gia trên TTMBN Việt Nam hiện nay được chia thành 2 nhóm: Nhóm các chủ thể tham gia bán nợ gồm: Các NH, các TCTD, các DN có khoản nợ cần bán. Nhóm các chủ thể tham gia mua nợ gồm: Các công ty mua bán nợ chuyên nghiệp như DATC, VAMC, công ty quản lý tài sản AMC, các quỹ đầu tư tài chính. Với 2 nhóm chủ thể như trên th TMBNVN mới chỉ gồm các thành phần cơ bản, còn thiếu một số thành phần khác như: Các đơn vị tổ chức sàn giao dịch nợ, các tổ chức định giá chuyên nghiệp, các đơn vị môi giới nợ, các đơn vị tham gia tư vấn, trung gian tạo lập thị trường, các doanh nghiệp thực hiện định mức tín nhiệm..Số lượng thành phần tham gia thị trường còn ít và chưa đầy đủ cho thấy sự non trẻ, sơ khai của TTMNB Việt Nam. * Hàng hóa trên TTMBN Hàng hóa được giao dịch trên TTMBNVN hiện nay tương đối đa dạng và phong phú. Đứng đầu trong danh sách này là các khoản nợ xấu của các TCTD với quy mô hàng trăm tỷ đồng và con số này liên tục tăng lên qua các năm. Tiếp đến là các khoản nợ của các khách hàng tại các NHTM trong chương tr nh tái cơ cấu các doanh nghiệp có vốn nhà nước. Thêm nữa phải kể đến các khoản nợ thương mại của các doanh nghiệp tồn tại dưới dạng các giấy tờ nhận nợ, thương phiếu.Hàng hóa trên trị trường MBN rất phong phú nhưng các khoản nợ chưa được đánh giá chính xác vì sự thiếu thông tin được cung cấp cho người mua và người bán, mức độ tin cậy của các thông tin chưa được đảm bảo. * Cấu trúc và phương thức giao dịch trên TTMBN Thị trường MBN Việt Nam gồm: Thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp. Tuy nhiên, hàng hóa và các chủ thể trên TTMBNVN mới chỉ hoạt động tấp nập trên thị trường sơ cấp. Phương thức giao dịch trên thị trường sơ cấp là sự tiếp xúc và thỏa thuận trực tiếp giữa các công ty MBN với các TCTD, các đơn vị chủ nợ, mà không qua bất Chuyên mục: Tài chính - Ngân hàng - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 10 (2019) 77 kỳ một công ty trung gian nào. Việc mua bán nợ trên thị trường sơ cấp sẽ làm thay đổi chủ nợ của khoản nợ. Các khoản nợ sau khi được mua bán trên thị trường sơ cấp thì một số lượng rất ít trong đó được mua đi bán lại nhằm kiếm lời hay di chuyển vốn đầu tư trên thị trường thứ cấp. Số lượng các nhà đầu tư mua lại nợ xấu vẫn chủ yếu là đầu tư ngắn hạn, thiếu các nhà đầu tư chiến lược. Do vậy, hoạt động mua bán nợ trên thị trường thứ cấp tại Việt Nam còn rất hạn chế cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Về phương thức giao dịch th theo quy định tại thông tư số 39/2004/TT-BTC ngày 11/5/2004 hướng dẫn trình tự, thủ tục và xử lý tài chính đối với hoạt động mua, bán, bàn giao, tiếp nhận và xử lý nợ và tài sản tồn động của doanh nghiệp thì hoạt động MBN được thực hiện dưới 2 hình thức: MBN theo thỏa thuận và MBN theo chỉ định của Chính phủ. Phương thức MBN theo chỉ định của Chính phủ chỉ áp dụng cho DATC, giá cả mua sẽ do các cơ quan quản lý nhà nước liên quan xem xét, xây dựng, thẩm định và trình Chính phủ quyết định. Các doanh nghiệp MBN khác chỉ áp dụng phương thức duy nhất là MBN theo thỏa thuận. Mà việc MBN theo giá cả thị trường bằng phương thức thỏa thuận, đấu thầu, đấu giá hiện nay vẫn chưa có quy định nào cho vấn đề này. * Hiệu quả hoạt động của TTMBN những năm qua Hiện nay, các AMC được các NHTM coi là một công ty con, là một loại “thực thể” đặc biệt trong hệ thống của mình. Các công ty MBN trực thuộc ngân hàng là các AMC hiện nay chỉ thực hiện mấy nghiệp vụ như: thanh lý tài sản gán nợ, quản lý tài sản cầm cố, thu hồi nợ cho NH mẹ.Còn việc xử lý nợ xấu và tái cơ cấu gần như không thực hiện. Theo thống kê của NHNN th tính đến tháng 6/2018, tỷ lệ nợ xấu trên toàn hệ thống NHTM vẫn gần 3%. Con số này cho thấy sự lệ thuộc vào NH mẹ cùng với phạm vi hoạt động nhỏ hẹp khiến cho các AMC không giúp được gì nhiều cho các NH, trong khi ở nước ngoài AMC được coi là cánh tay phải của các tổ chức tín dụng. Với Công ty TNHH Mua bán nợ Việt Nam DATC, kết quả hoạt động kinh doanh những năm gần đây được thể hiện qua bảng sau: Bảng 1: Doanh số mua nợ và Doanh thu từ hoạt động MBN của DATC (Đơn vị: tỷ đồng) Nguồn: Báo cáo thường niên của DATC Là một doanh nghiệp trực thuộc Bộ Tài chính, với vai trò chủ yếu là hỗ trợ các DNNN trong việc xử lý và giải quyết các khoản nợ, tài sản trong quá trình cổ phần hóa, sắp xếp, tái cơ cấu DN. Qua hơn 15 năm thành lập, với kết quả hoạt động như trên là tương đối khả quan. Tổng kết 6 tháng đầu năm 2019, doanh thu từ hoạt động MBN và tài sản của DATC đạt 1.006,5 tỷ đồng, bằng 51% so với kế hoạch và tăng 28% so với cùng kỳ 2018. Đó là một kết quả tốt sau rất nhiều nỗ lực và biện pháp của công ty. Tuy nhiên, những kết quả đó còn quá nhỏ bé trong bối cảnh mà tỷ lệ nợ xấu tại các DNNN nói riêng và nền kinh tế nói chung ngày càng gia tăng. Hình 1. Doanh số mua nợ, tài sản và lợi nhuận DATC Nguồn: Báo cáo thường niên của DATC 1845 2244 2400 3000 320 390 396 350 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 Doanh số mua nợ Lợi nhuận Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Doanh số mua nợ và tài sản 1.845 2.244 2.400 3.000 Doanh thu từ hoạt động MBN 2.365 2.083,6 2.475 2.500 Chuyên mục: Tài chính - Ngân hàng - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 10 (2019) 78 Bảng 2: Tình hình Nợ xấu của các TCTD và kết quả mua nợ xấu của VAMC (Đơn vị: Tỷ đồng) Năm 2015 2016 2017 2018 1.Nợ xấu của các TCTD 139.300 161.200 145.600 163.000 2.Quy mô mua nợ xấu của VAMC 109.800 23.283 30.157 32.630 Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo thường niên của NHNN, VAMC và UBGSTCQG Với VAMC, kết quả mua bán nợ của công ty từ 2015 - 2018 như sau: Giữ vai trò trung tâm trong việc mua bán và xử lý nợ xấu của các TCTD, doanh số mua nợ của VAMC luôn dao động trong khoảng từ 23- 110 nghìn tỷ đồng từ 2015 - 2018. VAMC thực hiện mua nợ xấu của các TCTD bằng trái phiếu đặc biệt hoặc theo giá thị trường. Lũy kế từ khi thành lập đến hết 2018,VAMC đã thực hiện mua nợ xấu bằng trái phiếu đặc biệt với tổng dư nợ gốc nội bảng là 338.849 tỷ đồng, giá mua nợ là 307.567 tỷ đồng. Về công tác thu hồi và xử lý nợ, tổng số tiền thu nợ trong năm 2018 của VAMC đạt 37.512 tỷ đồng, lũy kế từ khi thành lập đạt 119.000 tỷ đồng. Với sự nỗ lực hết m nh để hoàn thành nhiệm vụ mà NHNN giao cho, hoạt động của VAMC đã góp phần làm giảm tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ từ 4,93% năm 2013 xuống còn 2,6% 2017. Kết quả giao dịch đó là thành công bước đầu của VAMC, song kết quả này còn khá nhỏ bé so với nguồn cung nợ xấu. Quy mô nợ xấu của các TCTD còn ở mức khá cao. Hiệu quả hoạt động của các chủ thể chính trên TTMBN chưa cao là do: + Quy mô vốn điều lệ của các công ty MBN chủ chốt trên thị trường còn bé: Hiện nay trên thị trường mới chỉ có DATC trực thuộc Bộ Tài chính với số vốn là 2.481 tỷ đồng là tương đối lớn. Còn VAMC, vốn điều lệ ban đầu chỉ có 500 tỷ đồng, nhưng từ tháng 4/2015 vốn điều lệ của VAMC đã được nâng lên 2.000 tỷ đồng. Còn lại các AMC thì vốn điều lệ đều dưới 500 tỷ. Vốn nhỏ đi kèm với nó là tốc độ xử lý nợ của các công ty này còn chậm chạp, có những khoản nợ phải mất 3-5 năm mới xử lý xong, dẫn tới tốc độ quay vòng vốn của các công ty này rất chậm. Hiệu quả hoạt động không cao. + Hành lang pháp lý cho hoạt động MBN chưa đầy đủ và chưa tạo điều kiện cho TTMBN phát triển: Mọi hoạt động trên TTMBN Việt Nam hiện nay đang chịu sự điều tiết của hai văn bản quy phạm pháp luật chính là: Nghị định số 69/2016/NĐ-CP(về điều kiện kinh doanh dịch vụ mua bán nợ) và Nghị quyết số 42/2017/QH14(về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng). Tuy nhiên, đối tượng áp dụng của 2 văn bản pháp luật trên còn nhiều hạn hẹp. Nghị quyết số 42, mới chỉ giới hạn phạm vi điều chỉnh về xử lý nợ xấu của các TCTD mà nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ. Trong khi đó, nghị định 69 quy định đối tượng áp dụng chỉ bao gồm các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ MBN và các tổ chức, cá nhân có nhu cầu kinh doanh dịch vụ MBN. Rõ ràng, với phạm vi điều chỉnh của các văn bản trên thì có nhiều chủ thể đang hoạt động trên TTMBN sẽ không là đối tượng điều chỉnh của các nghị định này ví như các chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Điều này sẽ hạn chế sự phát triển của TTMBN Việt Nam. 5. Một số giải pháp phát triển thị trường mua bán nợ Việt Nam Thứ nhất, nhanh chóng thiết lập sàn giao dịch mua bán nợ tập trung và tại đó các khoản nợ phải được chứng khoán hóa. Hiện nay, quy mô và tính chất các khoản nợ xấu ngày càng gia tăng, không chỉ là nợ trong nước mà còn mang tính liên quốc gia vì ngày càng có nhiều doanh nghiệp có dự án lớn vay nợ nước ngoài. Gánh nặng và tác động của nợ xấu lên nền kinh tế quốc gia là rất lớn. Do vậy, việc thúc đẩy phát triển thị trường MBN chuyên nghiệp là một đòi hỏi cấp bách. Đây sẽ là nơi giới thiệu, cung cấp thông tin chính thức, đầy đủ nhất các khoản nợ đến các nhà đầu tư. Sớm nghiên cứu thành lập thị trường MBN tập trung, phát triển thị trường thứ cấp, tăng tính thanh khoản cho thị trường này. Thứ hai, mở rộng phương thức mua bán nợ Ngoài những phương thức giao dịch MBN đã có, ta nên mở rộng thêm thông qua hình thức chứng khoán hóa các khoản nợ. Để làm được điều này th trước tiên cần xây dựng khuôn khổ pháp lý cho hoạt động chứng khoán hóa các khoản nợ. Phát triển hệ thống các tổ chức xếp hạng tín nhiệm đối với chủ nợ và tổ chức định giá độc lập đối với các khoản nợ, qua đó giúp bên mua và bên bán xác định được giá trị của khoản nợ, từ đó xem xét quyết định việc mua bán. Thứ ba, cần hoàn thiện khung pháp lý đồng bộ tạo điều kiện cho sự phát triển của TTMBN. Muốn phát triển TTMBN cần có sự xuất hiện của người tạo lập thị trường là cơ quan Chính phủ và một hành lang pháp lý đủ mạnh mới có thể kích hoạt được thị trường này. Có thể là: Áp dụng ưu đãi thuế cho hoạt đông MBN, Chuyên mục: Tài chính - Ngân hàng - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 10 (2019) 79 thành lập Hiệp hội các Công ty MBN, hoàn thiện hệ thống giám sát thị trường.. Thứ tư, mở rộng về số lượng và nâng cao về chất lượng của các công ty MBN Số lượng các công ty MBN ở Việt Nam hiện nay còn ít vì nhiều lí do, và một trong số đó là do quy định về vốn điều lệ của các tổ chức, cá nhân khi tham gia thị trường MBN theo nghị định 69/2016/NĐ-CP. Quy định này cần phải được nới lỏng hơn tạo điều kiện cho những đơn vị có khả năng tài chính thấp hơn vẫn có khả năng tham gia thị trường để mua bán những khoản nợ quy mô không lớn. Góp phần mở rộng số lượng các công ty MBN trên thị trường và giải quyết được phần nào quy mô nợ xấu ngày càng gia tăng trong nền kinh tế. Thứ năm, đa dạng hóa các chủ thể tham gia thị trường MBN. Thị trường MBN Việt Nam mới chỉ có các chủ thể cơ bản tham gia vào thị trường. Do vậy, để thúc đẩy thị trường phát triển theo hướng chuyên nghiệp thì cần có sự tham gia của nhiều chủ thể khác và đặc biệt là các đơn vị trung gian như: các công ty hay chuyên gia tư vấn; công ty môi giới, các công ty định giá tài sản.Và đặc biệt là sự tham gia của các đơn vị thực hiện hoạt động xếp hạng tín nhiệm. Đây là các doanh nghiệp cung cấp thông tin cho ph p người mua và người bán nợ có thể định giá các khoản nợ một cách tương đối chính xác và có độ tin tưởng cao. Mặt khác, chúng ta cũng cần đẩy mạnh thu hút các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào thị trường MBN Việt Nam để góp vốn kinh doanh, chia sẻ thông tin, cùng nhau hợp tác để tiến dần vào TTMBN quốc tế. 6. K t luận Sự hình thành và phát triển của TTMBN mà cụ thể là nợ xấu của các doanh nghiệp,các TCTD là yêu cầu khách quan hiện nay tại Việt Nam. Tuy nhiên, nhìn từ thực trạng cụ thể mà bài viết đã chỉ ra cho thấy ở Việt Nam chưa có TTMBN theo đúng nội hàm của nó. Từ hàng hóa đến các chủ thể tham gia thị trường, cấu trúc và phương thức giao dịch trên thị trường còn nhiều hạn chế. Cơ chế vận hành, hệ thống luật pháp, các chính sách tạo hành lang, môi trường cho thị trường phát triển chưa đồng bộ, chưa đầy đủ. Tất cả những vấn đề này chỉ được giải quyết khi chúng ta h nh thành được TTMBN đầy đủ với các bộ phận: hàng hóa của công ty sẵn sàng bán (cung) – nhu cầu của các công ty mua (cầu) và cơ chế vận hành và luật pháp cũng như chính sách quản lý hiệu quả thị trường này của nhà nước và sự tham gia có trách nhiệm của các bên trên thị trường. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Diệp Bình. (2018). Năm 2017, các TCTD hạn chế bán nợ xấu sang VAMC. Báo điện tử truy cập tại: [2]. Công ty TNHH Mua bán nợ Việt Nam_DATC. Báo cáo thường niên hàng năm. (Giai đoạn năm 2015 - 2018). [3]. Công ty quản lý Tài sản của các TCTD Việt Nam_VAMC. Báo cáo thường niên hàng năm. (Giai đoạn năm 2015 - 2018). [4]. Cổng thông tin điện tử Bộ Tài chính. Chuyên đề 24: Thị trường mua bán nợ: Thực trạng và triển vọng ở Việt Nam. [5]. Vũ Sĩ Cường. (2014). Mua bán nợ xấu, tái cơ cấu doanh nghiệp: Nhìn từ thực trạng thị trường đến vai trò của DATC. Tạp chí Tài chính [6]. Hoàng Trần Hậu và cộng sự. (2014). Phát triển thị trường mua bán nợ Việt Nam phục vụ tái cơ cấu doanh nghiệp. Đề tài NCKH cấp Bộ Thông tin tác giả: 1. Lê Thị Thu Phương - Đơn vị công tác: Trường ĐH Kinh tế & QTKD - Địa chỉ email: phuongnam0512@gmail.com Ngày nhận bài: 7/8/2019 Ngày nhận bản sửa: 04/9/2019 Ngày duyệt đăng: 25/9/2019

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfphat_trien_thi_truong_mua_ban_no_tai_viet_nam.pdf
Tài liệu liên quan