Ngoài những vấn đề về di căn lỗ trocar, hiệu
quả của phẫu thuật nội soi còn có những yếu tố
phát sinh khá quan trọng sau một thời gian dài
nghiên cứu. Đó là chi phí và những nổ lực để
duy trì phẫu thuật nội soi so với những lợi ích
của nó. Chi phí trong bệnh viện và chi phí xã
hội của phẫu thuật nội soi như thế nào? Tính
đến 2008 chỉ có một nghiên cứu duy nhất được
thực hiện ngẫu nhiên về vấn đề này. Nghiên
cứu này được thực hiện ở Swedish, là một nhóm
nhỏ trong nhóm của nghiên cứu COLOR. Kết
quả cho thấy chi phí của hệ thống chăm sóc sức
khoẻ ở những trường hợp phẫu thuật nội soi
cao hơn có ý nghĩa thống kê so với mổ mở (Euro
9479 so với 7235, p = 0,018). Tuy nhiêm khi tính
toàn bộ cỡ mẫu trong COLOR thì thấy không có
sự khác biệt về thời gian nằm viện giữa 2 nhóm.
Theo những tác giả này, do yếu tố địa phương
và những tiêu chuẩn, thói quen xuất viện. Nếu
tính ở tuần thứ 12 sau phẫu thuật thì tổng chi
phí cả 2 nhóm tương đuơng nhau (Euro 1660 so
với 9814, p = 0,104). Một vài nghiên cứu hồi cứu
cho thấy phẫu thuật nội soi cao hơn mổ mở với
lý do thời gian sử dụng phòng mổ kéo dài và
chi phí cho dụng cụ phẫu thuật. Muser cũng
thực hiện đánh giá chi phí phẫu thuật nội soi
đại trực tràng vừa lành tính vừa ung thư. Ông
đã so sánh kết quả với những trường hợp mổ
mở trong quá khứ cũng cho kết quả tương tự.
Hầu hết các nghiên cứu công bố đều cho thấy
tăng chi phí ở phẫu thuật nội soi. Sự phát triển
và cải tiến các dụng cụ nội soi, cùng với những
tiến bộ kỹ năng phẫu thuật có thể làm giảm thời
gian phẫu thuật trong tương lai. Tăng sử dụng
những dụng cụ dùng nhiều lần và giảm chi phí
những dụng cụ dùng 1 lần có thể làm giảm chi
phí. Tuy nhiên, điều này rất khó thực hiện vì chi
phí cho những trường hợp phẫu thuật nội soi
đại trực tràng rất tốn kém. Thêm vào đó là chi
phí hướng dẫn và đào tạo kỹ năng phẫu thuật
thì khó xác định. Khó có thể xác định rõ ràng chi
phí cho phẫu thuật nội soi đại trực tràng. Chính
vì vậy mà câu hỏi còn lại là chúng ta có sẵn sàng
trả chi phí này để bệnh nhân có được lợi ích cải
thiện kết quả sau phẫu thuật?(1,18,10)
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 28/01/2022 | Lượt xem: 218 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phẫu thuật nội soi điều trị ung thư đại trực tràng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2011 265
PHẪU THUẬT NỘI SOI ĐIỀU TRỊ UNG THƯ ĐẠI TRỰC TRÀNG
Hồ Hữu Đức*, Trần Văn Quảng*, Lê Văn Quang*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Phẫu thuật nội soi đã được chấp nhận trong điều trị những bệnh lý lành tính và rối loạn chức
năng. Ngày nay, phương pháp này đã được chứng minh là an toàn khi điều trị ung thư đại trực tràng.
Phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu, cắt ngang. Chúng tôi phân tích số liệu thu thập cùng với những tài
liệu y văn thế giới của phương pháp phẫu thuật nội soi điều trị ung thư đại trực tràng.
Kết quả 76 bệnh nhân được điều trị bằng phẫu thuật nội soi tại khoa Ngoại bệnh viện Thống Nhất từ tháng
2/2007 đến 9/2010. Tuổi trung bình là 64,8 (37 – 80). Có 19 bệnh nhân cắt đoạn đại tràng chậu hông. 32 trường
hợp cắt trực tràng. 13 bệnh nhân cắt đại tràng phải và 2 bệnh nhân cắt đại tràng trái. Không có tai biến trong
phẫu thuật. Có 5 trường hợp biến chứng sau mổ.
Kết luận: Lợi điểm của phẫu thuật nội soi chủ yếu ở thời gian hậu phẫu như phục hồi nhanh và thời gian
nằm viện ngắn.
Từ khóa: Đại trực tràng, nội soi, ung thư đại trực tràng.
ABSTRACT
LAPAROSCOPIC FOR COLORECTAL CANCER
Ho Huu Duc, Tran Van Quang, Le Van Quang
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 2 - 2011: 265 - 271
Objectives: The minimally invasive technique has become fully accepted in the surgical treatments of the
most benign and functional diseases. Today it has been proven that the laparoscopic technique is safely usable also
in the surgical treatment of colorectal tumors. Methods: A cross – sectional descriptive study was conducted in
seventy-six patients were treated with laparoscopic colorectal intestinal resection in the Department of General
Surgery of the Thong Nhat hospital between Febnuary 2007 and Septembet 2010.
Results: The average age of them was 64.8 (37 – 80). 19 patients underwent rectosigmoideal resection, 32
has rectal exstirpation, 13 had right hemicolectomy and 2 had left hemicolectomy. There were no surgical
complications. 5 patients had postoperative complications.
Conclusions: There are a number of benefits for the patients mainly in the early postoperative period (faster
recovery, shorter hospitalization).
Key words: Colorectal, laparoscopic, colorectal cancer.
MỞ ĐẦU
Ung thư đại trực tràng đứng hàng thứ 3
trong số các loại ung thư thường gặp trên toàn
thế giới. Mỗi năm có khoảng 130.000 ca mới và
khoảng 56.000 trường hợp tử vong tính riêng tại
Mỹ, là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ
2 (sau ung thư phổi). Những phương pháp điều
trị bổ trợ như hoá trị và xạ trị, có thể cải thiện
thời gian sống cho bệnh nhân ung thư đại trực
tràng. Tuy nhiên, phẫu thuật là phương pháp
điều trị triệt để nhất(1,5,7).
Hiện nay 90% những trường hợp ung
thư đại trực tràng được điều trị phẫu thuật,
bao gồm phẫu thuật tạm bợ cũng như điều
trị triệt để; có thể bằng phẫu thuật nội soi
* Bệnh viện Thống Nhất Tp Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: ThS. BS. Hồ Hữu Đức ĐT: 0908366367 Email: huuducho@yahoo.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011
Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2011 266
hoặc phẫu thuật mổ mở(18). Phẫu thuật nội
soi đã được báo cáo trong hơn 1 thập kỷ
qua. Mặc dù phẫu thuật nội soi ngày nay
được cân nhắc chỉ định cho những bệnh
nhân có bệnh lý đại trực tràng lành tính
nhưng chỉ một số ít ung thư đại trực tràng
được thực hiện bằng phuơng pháp này.
Phẫu thuật nội soi có nhiều ưu điểm như ít
đau, thời gian hồi phục ngắn và giảm số
ngày nằm viện. Tuy nhiên, nhiều phẫu
thuật viên vẫn miễn cưỡng sử dụng phương
pháp này trong điều trị ung thư. Sự miễn
cưỡng này một phần là do những báo cáo
ban đầu cho thấy tỉ lệ di căn lỗ trocar sau
phẫu thuật ung thư đại trực tràng(4). Cho dù
những báo cáo này cho thấy tỉ lệ khá thấp
nhưng chúng là những tác động lớn trong
việc áp dụng phương pháp nội soi. Hơn
nữa, những câu hỏi ngày càng tăng liệu có
thích hợp đối với phẫu thuật ung thư hay
không và mức độ của khối u có thể sử dụng
kỹ thuật nội soi hay không. Kết quả là phẫu
thuật nội soi trong ung thư đại trực tràng
vẫn được thực hiện trong nhiều thiết kế
nghiên cứu lâm sàng ngẫu nhiên có đối
chứng. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu
nhằm đánh giá kết quả sớm của phương
pháp phẫu thuật nội soi điều trị ung thư đại
trực tràng.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
Chúng tôi chọn lựa tất cả các bệnh nhân bị
ung thư đại trực tràng được phẫu thuật nội soi
tại bệnh viện Thống Nhất TpHCM từ 2/2007 đến
9/2010. Chẩn đoán trước mổ gồm nội soi đại
trực tràng, siêu âm lòng trực tràng, chụp đại
tràng cản quang và một số trường hợp được CT
scan hoặc MRI. Hầu hết những bệnh nhân đều ở
giai đoạn II/III. Nghiên cứu đánh giá tỉ lệ biến
chứng trong và sau mổ, thời gian phẫu thuật,
thời gian nằm viện, số lượng máu mất và mô
bệnh học. Biến chứng sớm được xác định xảy ra
trong vòng 30 ngày đầu sau phẫu thuật. Phẫu
thuật làm sạch được hiểu khi bệnh nhân có di
căn xa mà không cắt được. Rối loạn bàng quang
được định nghĩa khi tiểu khó hoặc tiểu không
kiểm soát cần phải đặt ống thông tiểu > 1 tuần
sau mổ. Rối loạn chức năng tình dục khi liên
quan đến cương cứng và/hoặc phóng tinh ở
người nam và giảm bôi trơn âm đạo ở người nữ,
nhưng chúng tôi không ghi nhận được.
Chúng tôi sử dụng 4 trocar trong hầu hết các
trường hợp (2 trocar 10mm và 2 trocar 5mm). Vị
trí đặt trocar tuỳ theo từng trường hợp phẫu
thuật. Sau khi bơm hơi và đánh giá toàn bộ ổ
bụng, chúng tôi luôn tìm bó mạch mạc treo
tương ứng với vị trí tổn thương để khống chế.
Cố gắng di động các đoạn ruột thật tốt để việc
nối ruột được dễ dàng. Các mốc phẫu thuật
quan trọng phải luôn trong tầm kiểm soát như
niệu quản, tá tràng,... Miệng nối được thực hiện
bằng tay hay bằng stapler tuỳ trường hợp. Dẫn
lưu được đặt ở Douglas hoặc rãnh đại tràng tuỳ
từng loại phẫu thuật. Tất cả các bệnh nhân đều
được dùng kháng sinh trước mổ và duy trì sau
mổ ít nhất 5 ngày. Chuẩn bị ruột là một bước rất
quan trọng. Tất cả bệnh nhân đều được sử dụng
Fortrans 3 gói ngày trước phẫu thuật và nhịn ăn
theo qui trình chuẩn bị đại tràng. Đối với những
bệnh nhân có dấu hiệu bán tắc thì được thụt
tháo với nước muối sinh lý và nhịn ăn hoàn
toàn. Sau mổ bệnh nhân được nhịn ăn uống
hoàn toàn cho đến khi như động ruột hoạt
động, thường được cho ăn vào ngày thứ 5 sau
mổ. Ống dẫn lưu sẽ được rút vào ngày thứ 3-5,
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2011 267
sau khi siêu âm bụng kiểm tra không thấy gì bất
thường. Quá trình hậu phẫu, bệnh nhân được
khuyên vận động sớm và vết mổ được thay
băng mỗi ngày.
Chúng tôi sử dụng phần mềm Epi-info để
thu thập số liệu và xử lý thống kê bằng Stata 8.0.
KẾT QUẢ
Tổng số bệnh nhân trong nghiên cứu là 76
trường hợp, gồm 49 nam và 27 nữ. Tuổi trung
bình 64,8 (37 - 80 tuổi).
Bảng 1: Vị trí tổn thương
Vị trí tổn thương N = 76 %
Đại tràng phải 13 17,1%
Đại tràng ngang 6 7,9%
Đại tràng trái 2 2,6%
Đại tràng sigma 13 17,1%
Trực tràng 42 55,3%
Có 1 trường hợp bệnh nhân có đa polyp đại
trực tràng nhưng tổn thương tại trực tràng cho
kết quả giải phẫu bệnh là ung thư.
Thời gian phẫu thuật trung bình là 110 phút,
ngắn nhất là 90 phút và dài nhất là 320 phút.
11,8
15,8
72,4
Dukes A
Dukes B
Dukes C
Biểu đồ 1:
Bảng 2: Phương pháp phẫu thuật
Phương pháp N = 76
Cắt đại tràng phải 13 17,1%
Cắt đoạn đại tràng 19 25%
Cắt đại tràng trái 2 2,6%
Cắt trực tràng 32 42,1%
PT Harmann 4 5,3%
PT Miles 6 7,9%
Bảng 3: Các biến chứng
Biến chứng N = 11/76 14.5%
Chảy máu 1 1,3%
Tụ dịch sau mổ 3 3,9%
Biến chứng N = 11/76 14.5%
Áp xe tồn lưu 1 1,3%
Bí tiểu 6 7,9%
Tất cả những biến chứng này chúng tôi đều
điều trị nội khoa thành công, không có trường
hợp nào phải mổ lại, không có tử vong.
BÀN LUẬN
Ung thư đại trực tràng mỗi năm ảnh
hưởng hơn 150.000 người ở châu Âu, trong
khi đó khoảng 100.000 ca được phẫu thuật
mỗi năm tại Mỹ. Tuổi của những bệnh nhân
châu Âu ngày càng tăng ở bệnh ung thư đại
trực tràng. Mặc dù hoá trị bổ trợ có thể cải
thiện sống còn của những bệnh nhân này
nhưng phẫu thuật đối với ung thư đại trực
tràng vẫn là phuơng pháp duy nhất điều trị
triệt để. Kỹ thuật mổ ung thư đại trực tràng
đã có những thay đổi đáng kể trong nhiều
thập niên vừa qua. Turnbull trong những thập
niên 60 đã ủng hộ kỹ thuật không chạm bằng
thao tác thắt bó mạch mạc treo trước và hạn
chế đụng chạm tổn thương nhằm ngăn ngừa
phát tán tế bào ung thư. Giá trị của việc phẫu
thuật làm giảm tổn thương trong ung thư đã
được giới thiệu bởi Eggermont. Tỉ lệ ung thư
tái phát cho thấy tương xứng với mức độ vết
mổ mở. Thuận lợi nhất của phẫu thuật nội soi
khi so sánh với mổ mở là làm giảm tổn
thương mô lành. Thao tác trong khoang ổ
bụng được thông qua các đường rạch rất nhỏ,
lượng máu mất là nhỏ nhất do được phẫu tích
rất tỉ mỉ khá dễ dàng nhờ màn hình phóng
đại. Bouvy đã cho thấy giảm tỉ lệ tái phát của
phẫu thuật nội soi hơn mổ mở. Sau một thời
gian bùng phát về phẫu thuật nội soi đại trực
tràng vào đầu thập niên 90, nhiều báo cáo về
tình trạng di căn lỗ trocar sau phẫu thuật nội
soi đã làm chùn tay nhiều phẫu thuật viên
thực hiện kỹ thuật mới này. Một số kết quả
thử nghiệm lâm sàng đối chứng ngẫu nhiên ở
những bệnh nhân ung thư đại trực tràng vừa
mổ nội soi vừa mổ mở đã được khởi đầu vào
giữa thập niên 90 ở Bắc Mỹ và châu Âu để
đánh giá độ an toàn về phương diện ung thư
của phẫu thuật nội soi đại trực tràng(1,9,10).
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011
Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2011 268
Trong những năm gần đây, phương pháp
điều trị xâm lấn tối thiểu trong ung thư đại trực
tràng ngày càng có nhiều bàn luận về tiêu chuẩn
điều trị ung thư so với phương pháp mổ mở.
Hạn chế phát tán tế bào ung thư, mép phẫu
thuật an toàn, tích cực bảo tồn cơ thắt và lấy
toàn bộ mạc treo trong ung thư trực tràng là tiêu
chuẩn điều trị ung thư đại trực tràng. Ngoài ra
chất lượng cuộc sống và chức năng sau mổ cũng
là một tiêu chuẩn để xem xét. Sự thành công ở
những bệnh nhân phẫu thuật nội soi ung thư
trực tràng yêu cầu kinh nghiệm mổ mở và thành
thạo thao tác nội soi(6,13,16).
Thuận lợi quan trọng của phẫu thuật xâm
lấn tối thiểu có thể làm giảm tỉ lệ biến chứng sau
mổ. Nhiều nghiên cứu cho thấy tỉ lệ biến chứng
sau phẫu thuật nội soi đại trực tràng giao động
từ 0% đến 55%. Tỉ lệ bục miệng nối từ 0% đến
27%. Trong nghiên cứu của chúng tôi không có
trường hợp nào bị bục miệng nối. Một số nghiên
cứu báo cáo tỉ lệ bục miệng nối ở mổ mở cao
hơn nội soi. Những ưu điểm khác của nội soi
như tỉ lệ thoát vị vết mổ, nhiễm trùng vết mổ và
dính ruột cũng được mô tả (8,15).
Phẫu thuật gây ra sự thay đổi vùng nào đó
và hệ thống đáp ứng miễn dịch. Những thay
đổi này phối hợp với nhau sẽ làm tăng tỉ lệ tử
vong sau mổ. Những kỹ thuật xâm lấn tối
thiểu được xem là cải thiện sự bảo tồn chức
năng miễn dịch bình thường so với mổ mở và
do đó có lợi cho quá trình hồi phục của bệnh
nhân. Khi phẫu thuật nội soi ngày càng được
sử dụng nhiều trong phẫu thuật bụng thì càng
nhiều nghiên cứu tập trung vào hậu quả của
hệ miễn dịch của phương pháp này. Tuy
nhiên, những vấn đề này vẫn chưa được hiểu
một cách rõ ràng. Lợi điểm hệ miễn dịch của
phương pháp nội soi đã được chứng minh
trên những phẫu thuật nhỏ như cắt túi mật và
chống trào ngược. Đối với những kỹ thuật
phức tạp như ung thư đại trực tràng, lợi ích
chưa rõ ràng ngay. Mặc dù phẫu thuật nội soi
ung thư đại trực tràng có thể làm tăng tỉ lệ
sống còn và giảm tỉ lệ tái phát do cải thiện
chức năng miễn dịch nhưng nó vẫn liên quan
đến việc tăng tỉ lệ di căn lỗ trocar. Tổng quan
y văn cho thấy tỉ lệ di căn lỗ trocar được so
sánh với tỉ lệ di căn vết mổ sau mổ mở. Tuy
nhiên, cần phải đợi thêm thời gian dài các
nghiên cứu ngẫu nhiên, thử nghiệm lâm sàng
giúp làm sáng tỏ hơn nữa chức năng miễn
dịch thay đổi như thế nào sau phẫu thuật nội
soi và mổ mở trong ung thư đại trực tràng (1).
Những thuận lợi trong giai đoạn đầu của
phẫu thuật ung thư đại trực tràng là tỉ lệ tử vong
thấp, thời gian hồi phục sớm và giảm đau. Tuy
nhiên, trong những trường hợp phải chuyển
sang mổ mở, tỉ lệ tử vong và biến chứng sau mổ
cao hơn so với những trường hợp mổ mở từ
trước. Để làm tăng lợi điểm của nội soi và giảm
chi phí điều trị thì việc chọn lựa bệnh nhân
trước mổ là rất quan trọng. Tuy nhiên điều này
gặp phải giới hạn kinh nghiệm phẫu thuật nội
soi và tiêu chuẩn chọn lựa bệnh nhân chưa được
định nghĩa rõ ràng. Hiện nay tỉ lệ chuyển mổ hở
vào khoảng 20-25% những trường hợp phẫu
thuật nội soi. Quyết định chuyển tuỳ thuộc vào
đánh giá của phẫu thuật viên. Những đánh giá
này dựa vào đặc điểm của bệnh nhân như chỉ số
BMI, tuổi và những bệnh kèm theo. Trong một
số trường hợp quyết định này phụ thuộc vào
yếu tố thời gian, phương tiện phẫu thuật. Do
đó, việc chuyển sang mổ mở nên được xem như
là một giới hạn tính khả thi của nội soi, không
xem là biến chứng của kỹ thuật. Nhiều nghiên
cứu cho thấy có 3 yếu tố ảnh hưởng là mức độ
khối u, kinh nghiệm phẫu thuật viên và cân
nặng của bệnh nhân. Theo Pandya, khi BMI < 28
tỉ lệ chuyển mổ mở là 15% nhưng khi BMI > 28 tỉ
lệ đó là 28%. Về khối u, nếu tổn thương là T4 thì
tỉ lệ chuyển mổ mở lên đến 40%. Mặc dù hầu
hết những nhà chuyên môn hiện nay đều xem
T4 là một chống chỉ định tuyệt đối nhưng
những khó khăn tìm kiếm bằng chứng hỗ trợ
điều này vẫn không thể cải thiện dù CT scan
bụng nhận biết T4 vẫn chưa được làm thường
quy trên những bệnh nhân ung thư đại trực
tràng. Nhiều nghiên cứu cho thấy chỉ khoảng
5% những trường hợp ung thư đại trực tràng có
CT scan bụng. Phẫu thuật ung thư đại trực tràng
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2011 269
là một kỹ thuật đòi hỏi sự khắt khe, cần nhiều
kỹ năng nội soi. Do đó, sự khéo tay được cho là
yếu tố quan trọng, ảnh hưởng đến tỉ lệ chuyển
mổ mở. Vài nghiên cứu cho thấy tỉ lệ chuyển mổ
mở cao ở những bệnh viện có số lượng bệnh
nhân thấp. Chính vì vậy, những bệnh nhân
phẫu thuật nội soi đại trực tràng nên được chỉ
định bởi những phẫu thuật viên giàu kinh
nghiệm. Những phẫu thuật viên ít hoặc không
có kinh nghiệm nên tuân thủ chặt chẽ tiêu chuẩn
chọn bệnh. Chuyển mổ mở những trường hợp
ung thư đại trực tràng có thể kết hợp với việc
tăng đáng kể tử vong, biến chứng, thời gian
phẫu thuật và thời gian nằm viện. Trước khi
phẫu thuật, các xét nghiệm hình ảnh đánh giá
kích cỡ, mức độ xâm lấn của khối u nên được
thực hiện, điều này cho phép chọn lựa bệnh
nhân tốt hơn (3,12,14).
Một số nghiên cứu cho thấy có mối liên hệ
giữa phát tán tế bào ung thư và sử dụng bơm
hơi trong bụng đã được kiểm chứng. Quá
trình rò khí qua lỗ trocar, còn được gọi “hiệu
ứng ống khói” đã cho thấy làm tăng sự tập
hợp tế bào ung thư trôi nổi ở lỗ trocar, do đó
thúc đẩy sự phát triển tế bào ung thư ở những
vị trí này. Mối tương quan giữa loại khí được
sử dụng bơm hơi ổ bụng và tế bào ung thư
phát triển ở lỗ trocar đã được chứng minh.
Tuy nhiên, kết quả đạt được lại trái ngược.
Trong khi nhiều tác giả thấy tăng tỉ lệ tái phát
tại lỗ trocar sau khi bơm hơi ổ bụng bằng CO2
so với phẫu thuật nội soi không bơm hơi thì
những tác giả khác lại có kết quả trái ngược.
Áp lực trong ổ bụng và nhiệt độ khí bơm vào
cũng có liên quan đến chuyện di căn lỗ trocar
trong nghiên cứu trên động vật. Cho đến bây
giờ, hầu hết sinh bệnh học của di căn lỗ trocar
được cho là tế bào ung thư trực tiếp cắm vào
trong vết mổ. Nguyên nhân được cho là sự
phát tán tế bào ung thư trong lúc thao tác, cắt
và sờ nắn khối u. Tuy nhiên, di căn lỗ trocar
cũng được tìm thấy ở những trường hợp ung
thư giai đoạn sớm và vị trí lỗ trocar cách xa
đường rạch lấy khối u. Một giải thích có thể
chấp nhận là do có sự tiếp xúc trực tiếp giữa
dụng cụ nội soi với khối u trong quá trình
phẫu thuật đã gây phát tán tế bào ung thư vào
trong khoang phúc mạc và trên dụng cụ phẫu
thuật. Ngày nay, di căn lỗ trocar không còn
quan trọng nữa. Những dự liệu lớn, những
nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên
đã chứng minh tỉ lệ tái phát vết mổ và lỗ
trocar sau phẫu thuật nội soi ung thư đại trực
tràng ngang bằng với di căn vết mổ sau mổ
mở. Ngày nay, hầu hết phẫu thuật viên đều
sử dụng kỹ thuật nhằm hạn chế di căn lỗ
trocar khi có thể, ít nhất là theo lý thuyết. Sự
rơi vãi tế bào ung thư giảm đi nhờ hạn chế
thao tác trên khối u và tiếp xúc trực tiếp giữa
mẫu cắt với dụng cụ. Để hạn chế xì hơi, trocar
được cố định và lấy đi khi khí được tháo ra
khỏi bụng hoàn toàn. Bảo vệ vết mổ cũng
được thường được áp dụng. Mặc dù vẫn chưa
chứng minh những phương pháp bảo vệ này
có khả năng ngăn ngừa di căn lỗ trocar nhưng
có thể thấy hạn chế tiếp xúc trực tiếp giữa tế
bào ung thư và mép vết mổ, do đó làm giảm
cơ hội tế bào ung thư cắm vào vị trí lỗ trocar.
Tuy nhiên thực tế lâm sàng rất ít kh sử dụng.
Việc rửa dụng cụ, trocar, vị trí lấy khối u và
vết mổ với nước muối hoặc betadine được sử
dụng trong vài trường hợp nhằm giảm tế bào
ung thư dính vào. Tuy nhiên, giá trị của việc
rửa cũng không đuợc chứng minh(1,2,11).
Ngay sau khi vấn đề di căn lỗ trocar lu mờ
thì đề tài thời gian sống lâu dài được thử
nghiệm Barcelona công bố. Trong tổng số 219
bệnh nhân ung thư đại trực tràng không di căn
được ngẫu nhiên thực hiện phẫu thuật nội soi
và mổ mở. Sau thời gian theo dõi trung bình 43
tháng, thời gian sống không bệnh trung bình
được đánh giá. Nghiên cứu cho thấy phẫu thuật
nội soi làm tăng thời gian sống còn so với mổ
mở. Tính ưu việt của phương pháp nội soi đại
trực tràng làm nên sự khác biệt chính là ở bệnh
nhân ung thư giai đoạn III. Nhiều tác giả đề
nghị bảo tồn chức năng miễn dịch nhằm cải
thiện thời gian sống còn ở những bệnh nhân đã
phẫu thuật nội soi. Mặc dù thử nghiệm
Barcelona đã chứng minh phẫu thuật nội soi
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011
Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2011 270
ung thư đại trực tràng không gây nguy hiểm
thời gian sống còn và kỹ thuật này thậm chí có
lợi lâu dài nhưng thử nghiệm này không được
ứng dụng nhanh chóng vào thực tế thực hành
lâm sàng. Một phần nguyên nhân là do nghiên
cứu này đuợc thực hiện bởi một trung tâm đơn
lẻ, một vài phẫu thuật viên kinh nghiệm và số
lượng bệnh nhân ít. Khi nghiên cứu của
Northerm American COST công bố thời gian
sống còn vào 2004, nhiều phẫu thuật viên đã
thay đổi thái độ của phẫu thuật nội soi ung thư
đại trực tràng. Tác giả đã kết luận phẫu thuật
nội soi ung thư đại trực tràng là phương pháp
được chấp nhận, thay thế phương pháp cổ điển.
Nhằm củng cố kết luận này, một nghiên cứu
khác được tiến hành với số lượng bệnh nhân lớn
trong thời gian theo dõi 3 năm. Không có khác
biệt thời gian sống không bệnh và toàn bộ thời
gian sống còn sau thời gian theo dõi ở cả 2
nhóm bệnh nhân phẫu thuật(1,14,17).
Những dữ liệu về kết quả sớm của vài
nghiên cứu tiền cứu ngẫu nhiên so sánh phẫu
thuật nội soi và mổ mở đã được công bố. Lacy
thấy thời gian phẫu thuật ở nhóm nội soi cao
hơn mổ mở có ý nghĩa thống kê. Tuy nhiên
lượng máu mất, biến chứng sau mổ thấp hơn,
thời gian hồi phục chức năng ruột, cho ăn
đường miệng sớm, và thời gian nằm viện
ngắn hơn ở những bệnh nhân phẫu thuật nội
soi. Hơn nữa, phẫu thuật nội soi làm giảm sử
dụng thuốc giảm đau và ít sau sau mổ.
Nghiên cứu của Week cho thấy chất lượng
cuộc sống hậu phẫu của những bệnh nhân
phẫu thuật nội soi được cải thiện sau 2
tuần(1,3,7).
Ngoài những vấn đề về di căn lỗ trocar, hiệu
quả của phẫu thuật nội soi còn có những yếu tố
phát sinh khá quan trọng sau một thời gian dài
nghiên cứu. Đó là chi phí và những nổ lực để
duy trì phẫu thuật nội soi so với những lợi ích
của nó. Chi phí trong bệnh viện và chi phí xã
hội của phẫu thuật nội soi như thế nào? Tính
đến 2008 chỉ có một nghiên cứu duy nhất được
thực hiện ngẫu nhiên về vấn đề này. Nghiên
cứu này được thực hiện ở Swedish, là một nhóm
nhỏ trong nhóm của nghiên cứu COLOR. Kết
quả cho thấy chi phí của hệ thống chăm sóc sức
khoẻ ở những trường hợp phẫu thuật nội soi
cao hơn có ý nghĩa thống kê so với mổ mở (Euro
9479 so với 7235, p = 0,018). Tuy nhiêm khi tính
toàn bộ cỡ mẫu trong COLOR thì thấy không có
sự khác biệt về thời gian nằm viện giữa 2 nhóm.
Theo những tác giả này, do yếu tố địa phương
và những tiêu chuẩn, thói quen xuất viện. Nếu
tính ở tuần thứ 12 sau phẫu thuật thì tổng chi
phí cả 2 nhóm tương đuơng nhau (Euro 1660 so
với 9814, p = 0,104). Một vài nghiên cứu hồi cứu
cho thấy phẫu thuật nội soi cao hơn mổ mở với
lý do thời gian sử dụng phòng mổ kéo dài và
chi phí cho dụng cụ phẫu thuật. Muser cũng
thực hiện đánh giá chi phí phẫu thuật nội soi
đại trực tràng vừa lành tính vừa ung thư. Ông
đã so sánh kết quả với những trường hợp mổ
mở trong quá khứ cũng cho kết quả tương tự.
Hầu hết các nghiên cứu công bố đều cho thấy
tăng chi phí ở phẫu thuật nội soi. Sự phát triển
và cải tiến các dụng cụ nội soi, cùng với những
tiến bộ kỹ năng phẫu thuật có thể làm giảm thời
gian phẫu thuật trong tương lai. Tăng sử dụng
những dụng cụ dùng nhiều lần và giảm chi phí
những dụng cụ dùng 1 lần có thể làm giảm chi
phí. Tuy nhiên, điều này rất khó thực hiện vì chi
phí cho những trường hợp phẫu thuật nội soi
đại trực tràng rất tốn kém. Thêm vào đó là chi
phí hướng dẫn và đào tạo kỹ năng phẫu thuật
thì khó xác định. Khó có thể xác định rõ ràng chi
phí cho phẫu thuật nội soi đại trực tràng. Chính
vì vậy mà câu hỏi còn lại là chúng ta có sẵn sàng
trả chi phí này để bệnh nhân có được lợi ích cải
thiện kết quả sau phẫu thuật?(1,18,10)
KẾT LUẬN
Nghiên cứu chúng tôi cho thấy phương
pháp phẫu thuật nội soi có thể thực hiện và đem
lại kết quả tốt điều trị ung thư đại trực tràng.
Phẫu thuật nội soi đại trực tràng hoàn toàn có
thể duy trì theo tiêu chuẩn phẫu thuật ung thư
của phương pháp cổ điển mà không làm tăng tỉ
lệ tai biến và biến chứng. Tuy vậy, một nghiên
cứu với số lượng lớn và thời gian theo dõi dài
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2011 271
hơn cần thực hiện để đánh giá kết quả phương
pháp điều trị này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Agha A, Furst A, Hierl J, Iesalnieks I, Glockzin G, Anthuber M,
Jauch KW, Schlitt HJ. (2008). Laparoscopic surgery for rectal
cancer: oncological results and clinical outcome of 225 patients.
Surg Endosc. 22/2008: 2229-37.
2. Balik E, Asoglu O, Saglam S, Yamaner S, Akyuz A, Buyukuncu
Y, Gulluoglu M, Bulut T, Bugra D. (2010): Effects of surgical
laparoscopic experience on the short-term postoperative
outcome of rectal cancer: results of a high volume single center
institution. Surg Laparosc Endosc Percutan Tech. Apr;20(2):93-9.
3. Biondi A, Tropea DA, Basile F. (2010): Clinical rescue evaluation
in laparoscopic surgery for hepatic metastases by colorectal
cancer. Surg Laparosc Endosc Percutan Tech. Apr;20(2):69-72.
4. Boller AM and Nelson H (2007). Colon and rectal cancer:
laparoscopic or open? Clin Cancer Res; 13 (22 Suppl); November
15, 2007: 6894-6.
5. Braga M, Frasson M, Zuliani W, Vignali A, Pecorelli N, Di Carlo
V. (2010): Randomized clinical trial of laparoscopic versus open
left colonic resection. Br J Surg., Aug;97(8):1180-6.
6. Del Rio P, Dell'Abate P, Gomes B, Fumagalli M, Papadia C,
Coruzzi A, Leonardi F, Pucci F, Sianesi M. (2010): Analysis of risk
factors for complications in 262 cases of laparoscopic colectomy.
Ann Ital Chir., Jan-Feb;81(1):21-30.
7. Di Carlo I, Toro A, Pannofino O, Pulvirenti EP. (2010):
Laparoscopic versus open restoration of intestinal continuity
after Hartmann procedure. Hepatogastroenterology. Mar-
Apr;57(98):232-5.
8. Gyorgy L, Attila P, Simonka Zsolt, Rokszin Richard, Abraham
Szabolcs. (2010): Laparoscopic surgery in colorectal tumors.
Hungarian Oncology, 54/2010: 117-22.
9. Liu FL., Lin JJ., Ye F. and Teng LS. (2010). Hand-assisted
laparoscopic surgery versus the open approach in curative
resection of rectal cancer. The Journal of International Medical
Research; 38/2010: 916-22.
10. Martínek L, Dostalík J, Gunka I, Gunková P, Vávra P. (2004):
Laparoscopic surgery for rectal carcinoma-long-term outcomes.
Rozhl Chir. 2009 Nov;88(11):675-80.
11. Martínek L, Dostalík J, Gunka I, Gunková P, Vávra P. (2009):
Comparison of oncological outcomes between laparoscopic and
open procedures in non-metastazing colonic carcinomas. Rozhl
Chir. 2009 Dec;88(12):725-9.
12. Nguyễn Cường Thịnh. (2000): Nhận xét 212 trường hợp ung
thư đại trực tràng. Y học thực hành – Số 5(381)/2000: 27-8.
13. Nguyễn Ngọc Bích, Trần Vinh, Trần Hiếu Học, Nguyễn Phước
Vĩ Anh, Vũ Anh Tuấn, Triệu Văn Trường, Nguyễn Trần
Phương. (2007): Nhận xét điều trị ung thư đại trực tràng tại khoa
Ngoại bệnh viện Bạch Mai. Y học lâm sàng. Số 14 – 3/2007: 23-6.
14. Nguyễn Thanh Tâm. (2009): Đặc điểm di căn hạch trong bệnh lý
ung thư đại trực tràng theo phân loại của Nhật Bản. Y học thực
hành (679) – Số 10/2009: 48-51.
15. Phạm Đức Huấn, Đỗ Mai Lâm, Nguyễn Anh Tuấn, Hà Văn
Quyết, Trần Bình Giang, Trần Đức Dũng. (2006): Kết quả của
phẫu thuật nội soi bụng trong điều trị ung thư đại trực tràng. Y
học Việt Nam số đặc biệt – 12/2006: 107-12.
16. Phạm Như Hiệp, Lê Lộc, Hồ Hữu Thiện, Phan Hải Thanh, Tô
Văn Tánh, Phạm Anh Vũ, Nguyễn Thanh Xuân. (2007): Kinh
nghiệm điều trị ung thư đại trực tràng bằng phẫu thuật nội soi
tại bệnh viện Trung ương Huế. Tạp chí khoa học tiêu hoá Việt
Nam. Tập II – Số 7/2007: 423-9.
17. Phạm Như Hiệp, Lê Lộc. (2006): Phẫu thuật nội soi trong ung
thư đại trực tràng tại bệnh viện trung ương Huế. Y học Việt
Nam số đặc biệt – 12/2006: 20-28.
18. Yun HR, Cho YK, Cho YB, Kim HC, Yun DH, Lee WY, Chun
HK. (2010): Comparison and short-term outcomes between
hand-assisted laparoscopic surgery and conventional
laparoscopic surgery for anterior resections of left-sided colon
cancer. Tnt J. Colorectal Dis 25/2010: 975-81.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- phau_thuat_noi_soi_dieu_tri_ung_thu_dai_truc_trang.pdf