Quan điểm của một số quốc gia về đối tượng chứng minh trong vụ án hình sự - Đánh giá và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Từ những nghiên cứu nêu trên cho thấy, các nước hiện nay đều quy định đối tượng chứng minh trong pháp luật nước mình nhưng về nội dung và hình thức quy định giữa các nước có sự khác nhau. Có những nước đối tượng chứng minh được thiết kế bằng một điều luật riêng trong pháp luật TTHS (Nga), có những nước vấn đề này lại được quy định gián tiếp trong một số điều luật của pháp luật TTHS (Pháp, Mỹ, Trung Quốc) hoặc pháp luật Điều tra hình sự (Anh) để điều chỉnh các hoạt động tố tụng cụ thể; và trong mỗi cách quy định sẽ có những ưu, nhược điểm nhất định. Chẳng hạn như, ở cách quy định thứ nhất, pháp luật TTHS có điều luật riêng quy định những vấn đề phải chứng minh trong VAHS có ưu điểm là giúp các chủ thể TTHS có nhận thức thống nhất về đối tượng chứng minh, nắm rõ nội dung đối tượng chứng minh trong VAHS gồm những vấn đề gì, song cách quy định này cũng tạo thành khuôn mẫu buộc các chủ thể TTHS phải tuân theo, Cách quy định thứ hai có ưu điểm là tạo sự chủ động cho các chủ thể TTHS trong việc chứng minh vụ án nhưng lại đòi hỏi các chủ thể TTHS phải có trình độ am hiểu pháp luật cao Ở nước ta, pháp luật trong lĩnh vực tư pháp hình sự nói chung, pháp luật TTHS nói riêng được ban hành chủ yếu dựa trên sự kế thừa, tiếp thu kinh nghiệm lập pháp của Liên Xô, theo đó, Bộ luật TTHS đầu tiên của nước ta được ban hành có điều luật riêng quy định những vấn đề phải chứng minh trong VAHS và quy định này được kế thừa trong các Bộ luật TTHS sau đó. Lịch sử đã lựa chọn theo cách thứ nhất, pháp luật TTHS có điều luật riêng quy định những vấn đề phải chứng minh trong VAHS thì Nhà nước ta cần phải hoàn thiện để quy định này trở thành căn cứ pháp lý quan trọng, đảm bảo sự nhận thức thống nhất về mặt nội dung giữa các chủ thể TTHS, các giai đoạn tố tụng, tạo thành các bảng kiểm, các yêu cầu, các định hướng, sự lôgic mà hoạt động điều tra, truy tố, xét xử phải làm rõ, tạo sợi chỉ đỏ xuyên suốt các bước, các giai đoạn của quá trình chứng minh VAHS.

pdf7 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 21/01/2022 | Lượt xem: 202 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quan điểm của một số quốc gia về đối tượng chứng minh trong vụ án hình sự - Đánh giá và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
54 Khoa học Kiểm sát Số 06 - 2018 1. Quan điểm của một số quốc gia về đối tượng chứng minh trong vụ án hình sự Hiện nay, trên thế giới có bốn hệ thống luật cơ bản, đó là: Hệ thống luật chung (the common law family), hệ thống luật Châu Âu lục địa (the continental law), hệ thống luật Xã hội chủ nghĩa (XHCN) và hệ thống luật của các nước lựa chọn giải pháp trung gian (là sự pha trộn của hệ thống luật chung và hệ thống luật Châu Âu lục địa). Để có được quan điểm toàn diện về đối tượng chứng minh thì cần phải lựa chọn những nước có pháp luật là đại diện tiêu biểu cho mỗi hệ thống luật đang tồn tại để nghiên cứu. Xét tính chất tiêu biểu cho mỗi hệ thống luật mà tác giả lựa chọn pháp luật của các nước: Nga (đại diện cho hệ thống luật XHCN); Pháp (đại diện cho hệ thống luật Châu Âu lục địa); Anh, Mỹ (đại diện cho hệ thống luật chung) và Trung Quốc(1) (đại diện các nước lựa chọn giải pháp trung gian) để nghiên cứu về đối tượng chứng minh trong vụ án hình sự (VAHS). Pháp luật của mỗi nước là sự cụ thể hóa quan điểm, tư tưởng của nước đó về pháp luật, vì vậy, muốn thấy được quan điểm của các nước nêu trên về đối tượng chứng minh trong VAHS thì trước hết, cần phải xem xét vấn đề này được quy định như thế nào trong pháp luật của mỗi nước. 1.1. Đối tượng chứng minh trong pháp luật tố tụng hình sự Nga: Nghiên cứu Bộ luật tố tụng hình sự (TTHS) Nga năm 2001 tác giả thấy, trong Bộ luật này có một điều luật quy định những vấn đề phải chứng minh trong VAHS, cụ thể là: Điều 73 Bộ luật TTHS Nga năm 2001 quy định: “1/ Trong quá trình tố tụng * Thạc sĩ, Nghiên cứu sinh Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội QUAN ĐIỂM CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA VỀ ĐỐI TƯỢNG CHỨNG MINH TRONG VỤ ÁN HÌNH SỰ - ĐÁNH GIÁ VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM VŨ XUÂN THAO * Đối tượng chứng minh trong vụ án hình sự bao gồm những sự kiện và tình tiết khác nhau. Để pháp luật tố tụng hình sự nước ta về đối tượng chứng minh được xây dựng theo hướng ngày càng hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp, cùng với việc phải nghiên cứu làm rõ đối tượng chứng minh trong vụ án hình sự trên phương diện lý luận, cần phải nghiên cứu pháp luật tố tụng hình sự của một số quốc gia trên thế giới và quan điểm của các nước về đối tượng chứng minh, để từ đó rút ra những kinh nghiệm cho Việt Nam trong quá trình xây dựng và áp dụng pháp luật. Từ khóa: Đối tượng chứng minh, vụ án hình sự, tố tụng hình sự. Attestations in criminal cases include different events and details. In order to make our criminal law on attestations more perfectly that meets judicial reform requirements, it is necessary to study clearly on attestations in criminal cases not only in theoretical aspect but in some nations’ criminal laws and their viewpoints on attestations also. Then some experience can be learnt in the progress of building and applying laws in Vietnam. Keywords: Attestations, criminal cases, criminal proceedings. VŨ XUÂN THAO 55Số 06 - 2018 Khoa học Kiểm sát đối với vụ án hình sự cần chứng minh: 1) Sự kiện phạm tội (thời gian, địa điểm, phương pháp và những tình tiết khác của việc thực hiện tội phạm); 2) Lỗi của người thực hiện tội phạm, hình thức lỗi và động cơ phạm tội; 3) Những tình tiết về nhân thân bị can; 4) Tính chất và mức độ thiệt hại do tội phạm gây ra; 5) Những tình tiết loại trừ tội phạm và hình phạt đối với hành vi; 6) Những tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự; 7) Những tình tiết có thể dẫn đến việc miễn truy cứu trách nhiệm hình sự và miễn hình phạt. 2/ Cần xác định những tình tiết là điều kiện dẫn đến việc thực hiện tội phạm”(1). Ngoài những sự kiện, tình tiết được liệt kê trong điều luật nêu trên, đối với những vụ án có chủ thể tội phạm là người chưa thành niên hay trong vụ án mà người thực hiện hành vi bị luật hình sự cấm trong tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc sau khi thực hiện tội phạm bị rơi vào tình trạng tâm thần thì các chủ thể TTHS phải chứng minh các tình tiết tương ứng được quy định trong các điều luật sau: Điều 421 Bộ luật TTHS Nga năm 2001 quy định: “1/ Khi tiến hành điều tra và xét xử vụ án về tội phạm do người chưa thành niên thực hiện, cùng với việc chứng minh những tình tiết quy định tại Điều 73 Bộ luật này cần xác định: 1) Tuổi của người chưa thành niên ngày, tháng, năm sinh của họ; 2) Điều kiện sống và giáo dục của người chưa thành niên, mức độ phát triển về tâm sinh lý và những đặc điểm khác về nhân thân của họ; 3) Ảnh hưởng của người lớn đối với người chưa thành niên. 2/ Nếu tài liệu chứng minh về sự chậm phát triển tâm sinh lý không liên quan đến rối loạn tâm thần thì cần phải xác định xem người chưa thành niên có nhận thức đầy đủ về tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội 1  Đuma quốc gia liên bang Nga (2001), Bộ luật tố tụng hình sự liên bang Nga, Viện Khoa học kiểm sát – Viện Kiểm sát nhân dân tối cao dịch, Hà Nội, tr. 53-54. của hành vi và điều khiển được hành vi của mình hay không”(2). Điều 434 của Bộ luật này quy định: “Khi tiến hành điều tra đối với các vụ án về những người quy định tại Khoản 1, Điều 433 Bộ luật này thì Dự thẩm cần phải chứng minh các tình tiết sau: 1) Thời gian, địa điểm, phương pháp và những tình tiết khác của hành vi phạm tội; 2) Người đó có thực hiện hành vi bị luật hình sự cấm hay không; 3) Tính chất và mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra; 4) Trước đó họ có bị bệnh tâm thần hay không, tính chất và mức độ bệnh tâm thần ở thời điểm thực hiện hành vi bị luật hình sự cấm hoặc trong thời gian tố tụng đối với vụ án; 5) Bệnh tâm thần của họ có liên quan đến sự nguy hiểm cho bản thân họ hoặc những người khác hoặc có khả năng gây ra những thiệt hại nghiêm trọng khác hay không”(3). Ba điều luật nêu trên trực tiếp liệt kê những sự kiện, tình tiết phải chứng minh trong VAHS, trong đó Điều 73 Bộ luật TTHS Nga năm 2001 quy định những sự kiện, tình tiết phải chứng minh trong mọi vụ án; Điều 421 và Điều 434 của Bộ luật này quy định những sự kiện, tình tiết phải chứng minh thêm trong vụ án mà người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội có dấu hiệu riêng theo luật định. Ngoài ra, đối tượng chứng minh trong VAHS còn được quy định gián tiếp ở một số điều luật khác của Bộ luật này, chẳng hạn như: Điều 24, Điều 97, Khoản 9 Điều 352 1.2. Đối tượng chứng minh trong pháp luật tố tụng hình sự Pháp: Nghiên cứu Bộ luật TTHS Pháp năm 1996 tác giả thấy, trong Bộ luật này không có điều luật riêng quy định những vấn đề phải chứng minh trong VAHS. Tuy nhiên, vẫn có thể tìm thấy những sự kiện, tình tiết phải chứng minh được quy định gián tiếp trong một số điều luật của Bộ luật này, chẳng hạn như: Tại Khoản 1 và Khoản 5 Điều 81 Bộ luật TTHS Pháp năm 1996 quy định: “1. 2  Tài liệu đd, tr. 185. 3  Tài liệu đd, tr. 190. QUAN ĐIỂM CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA VỀ ĐỐI TƯỢNG... 56 Khoa học Kiểm sát Số 06 - 2018 Dự thẩm tiến hành mọi hoạt động điều tra cần thiết để xác định sự thật theo đúng quy định của pháp luật; 5. Dự thẩm trực tiếp hoặc giao cho Sĩ quan cảnh sát tư pháp, theo quy định của khoản 4, hoặc giao cho bất cứ người nào có thẩm quyền theo quy định của Chính phủ tiến hành điều tra nhân thân cũng như hoàn cảnh kinh tế, gia đình và xã hội của bị can”(1); Điều 94 của Bộ luật quy định: “Việc khám xét được thực hiện tại bất cứ nơi nào có thể tìm ra những vật giúp cho xác định sự thật”(2); Điều 103 của Bộ luật quy định: “Người làm chứng tuyên thệ sẽ khai tất cả sự thật và chỉ khai sự thật. Dự thẩm hỏi họ, tên, tuổi, lý lịch, nghề nghiệp, chỗ ở của người làm chứng, hỏi xem người làm chứng có quan hệ bà con thân thuộc với các bên đương sự hay không, nếu có thì quan hệ giữa người làm chứng và bên đương sự ở mức độ nào. Câu hỏi và câu trả lời phải được ghi vào biên bản”(3); Khoản 1 Điều 116 của Bộ luật quy định: “Trong lần hỏi cung đầu tiên, dự thẩm xác định căn cước của bị can”(4); Điều 176 của Bộ luật quy định: “Dự thẩm kiểm tra các yếu tố cấu thành tội phạm hiện hữu chống lại bị can để trên cơ sở đó xác định tội phạm”(5); Điều 177 của Bộ luật quy định: “Nếu các sự kiện xảy ra không cấu thành trọng tội, hoặc vi cảnh hoặc nếu chưa xác định được người phạm tội hoặc chưa đủ chứng cứ buộc tội bị can, thì dự thẩm ra quyết định miễn tố”(6); Khoản 1 Điều 212 của Bộ luật quy định: “Nếu xét thấy các sự kiện, hoặc chưa tìm ra người phạm tội thì Tòa điều tra phúc thẩm tuyên bố đình chỉ điều tra”(7); Điều 348, 349 của Bộ luật quy định: “Chủ tọa phiên 1  Nghị viện Cộng hòa Pháp (1996), Bộ luật tố tụng hình sự nước Cộng hòa Pháp, (Nhà pháp luật Việt – Pháp dịch), NXb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 55. 2  Tài liệu đd, tr. 64. 3  Tài liệu đd, tr. 69. 4  Tài liệu đd, tr. 73. 5  Tài liệu đd, tr. 110. 6  Tài liệu đd, tr. 110. 7  Tài liệu đd, tr. 126. tòa nêu các vấn đề mà Tòa đại hình và Bồi thẩm đoàn phải xem xét Mỗi tình tiết tăng nặng phải được nêu thành một vấn đề. Mỗi lí do miễn hay giảm hình phạt theo quy định của pháp luật cũng được nêu thành một vấn đề”(8); Điều 397 của Bộ luật quy định: “Nếu bị cáo được đưa ra Tòa tiến hành xét xử theo quy định tại các Điều 395 và Điều 396 khoản 3 thì Chánh án Tòa tiến hành sẽ xác định căn cước của bị cáo sau khi thông báo cho Luật sư của bị cáo”(9); Điều 468 của Bộ luật quy định: “Nếu bị cáo được miễn hình phạt theo quy định của pháp luật thì Tòa án tuyên bố bị cáo có tội và miễn hình phạt cho bị cáo”(10) 1.3. Đối tượng chứng minh trong pháp luật tố tụng hình sự Anh: Nghiên cứu Luật Điều tra và Tố tụng hình sự Anh năm 1996 thì thấy rằng, trong các quy định về TTHS không có điều luật riêng quy định những vấn đề phải chứng minh trong VAHS và cũng không tìm thấy điều luật nào quy định gián tiếp những sự kiện, tình tiết phải chứng minh. Nhưng trong các quy định về điều tra hình sự thì lại có một số điều luật quy định gián tiếp những vấn đề phải chứng minh trong VAHS, chẳng hạn như: Khoản 4, Điều 1 quy định: “Vì mục đích của Điều này, điều tra hình sự là việc điều tra mà nhân viên cảnh sát hoặc người khác có trách nhiệm tiến hành để làm rõ: (a) liệu có thể cáo buộc một người về một tội, hoặc (b) liệu người bị cáo buộc có tội hay không”(11); Khoản 1, Điều 22 quy định: “Vì mục đích của Phần này, điều tra hình sự là điều tra do cảnh sát tiến hành nhằm làm rõ: (a) liệu có nên cáo buộc một người về một tội, hoặc (b) liệu người bị cáo buộc về một tội là có tội hay không”(12); Khoản 1, Điều 26 quy định: “Một người không phải 8  Tài liệu đd, tr. 165. 9  Tài liệu đd, tr. 181. 10  Tài liệu đd, tr. 205. 11  Nghị viện Vương quốc Anh (1996), Luật Điều tra và tố tụng hình sự, Viện Khoa học kiểm sát – Viện Kiểm sát nhân dân tối cao dịch, Hà Nội, tr. 6. 12  Tài liệu đd, tr. 25. VŨ XUÂN THAO 57Số 06 - 2018 Khoa học Kiểm sát là một nhân viên cảnh sát được giao trách nhiệm tiến hành điều tra nhằm làm rõ: (a) liệu một người có bị cáo buộc về một tội phạm, hoặc (b) liệu một người bị cáo buộc về một tội là có tội hay không”(1); Khoản 2, Điều 27 quy định: “Vấn đề là việc tiết lộ tài liệu - (a) của một nhân viên cảnh sát hoặc người khác được giao trách nhiệm tiến hành điều tra nhằm làm rõ liệu một người có bị cáo buộc về một tội phạm hoặc liệu người bị cáo buộc về tội phạm là có tội hay không”(2); Khoản 3, 4, Điều 60 quy định: “(3) Khi một người bị cáo buộc về một tội theo điều này, trách nhiệm của người bào chữa phải chứng minh rằng vào thời điểm của tội phạm bị cáo buộc (a) người này không nhận thức được, và không bị nghi ngờ hoặc có lý do để nghi ngờ, là một lệnh theo điều 58(7) hoặc (8) có hiệu lực vào thời điểm đó, hoặc (b) người này không nhận thức được, và không bị nghi ngờ hoặc có lý do để nghi ngờ, việc ấn phẩm hoặc chương trình liên quan chính là, hoặc (có thể xảy ra) được bao gồm, cam kết được nói đến.”(3); Như vậy, ở Anh, đối tượng chứng minh trong VAHS không được quy định trong luật TTHS mà được quy định trong luật Điều tra hình sự với hình thức quy định gián tiếp. 1.4. Đối tượng chứng minh trong pháp luật tố tụng hình sự Mỹ: Tương tự như pháp luật TTHS Anh, pháp luật TTHS Mỹ không có điều luật riêng quy định những vấn đề phải chứng minh trong VAHS. Tuy nhiên, nghiên cứu Các nguyên tắc Liên bang về tố tụng hình sự Mỹ năm 2006 tác giả thấy, đối tượng chứng minh trong VAHS được quy định gián tiếp trong nội dung của một số nguyên tắc, chẳng hạn như: Điểm 1, Khoản a, Nguyên tắc 4 quy định: “Khi thẩm phán ban hành lệnh bắt thì một lệnh bắt phải: (A) Bao gồm tên bị cáo hoặc, trường hợp không biết tên thì 1  Tài liệu đd, tr. 30. 2  Tài liệu đd, tr. 31. 3  Tài liệu đd, tr. 62. có một tên nào đó hoặc sự mô tả mà theo đó có thể xác định được bị cáo một cách chắc chắn; (B) Mô tả về tội phạm bị tố giác trong đơn”(4); Điểm 1, Khoản a, Nguyên tắc 5 quy định về trình diện ban đầu như sau: “Nếu bị cáo bị bắt tại quận được cho là nơi đã xảy ra hành vi phạm tội: (A) Việc trình diện ban đầu phải ở tại quận đó; và (B) Nếu thẩm phán sơ thẩm không có mặt vì lý do chính đáng, việc trình diện ban đầu có thể tới một nhân viên tư pháp địa phương hoặc bang”(5). Điểm 2, Khoản a của nguyên tắc này quy định: “Nếu bị cáo bị bắt tại một quận khác với nơi được cho là đã xảy ra tội phạm, việc trình diện ban đầu phải: (A) Ở tại quận nơi tiến hành bắt; hoặc (B) tại quận kế bên nếu (i) việc trình diện có thể tiến hành kịp thời hơn”(6); Khoản e, Nguyên tắc 5.1 quy định về xét hỏi sơ bộ: “ nếu thẩm phán sơ thẩm thấy có căn cứ là có hành vi phạm tội xảy ra và bị cáo đã thực hiện hành vi này, thẩm phán sơ thẩm phải ngay lập tức yêu cầu bị cáo có mặt để tiến hành các tiến hành tố tụng tiếp theo”(7). Khoản f nguyên tắc này quy định: “Nếu thẩm phán sơ thẩm thấy không có căn cứ để xác định có hành vi phạm tội xảy ra hoặc bị cáo đã thực hiện hành vi này, thẩm phán sơ thẩm phải bác đơn tố giác và trả tự do cho bị cáo. Việc trả tự do này không ảnh hưởng đến quyền của chính phủ trong việc truy tố bị cáo về cùng một tội đó sau này”(8); Điểm 6, Khoản a, Nguyên tắc 32.1 quy định: “Thẩm phán sơ thẩm có thể tha hoặc giam người theo quy định tại điều 3143 (a) chương 18 Bộ luật Mỹ tạm hoãn các thủ tục tố tụng tiếp theo. Trách nhiệm chứng minh việc người này sẽ không chạy trốn hoặc gây nguy hiểm cho người khác hoặc cho cộng 4  Nghị viện Hợp chủng quốc Hoa Kỳ (2006), Các nguyên tắc liên bang về tố tụng hình sự, Viện Khoa học kiểm sát – Viện Kiểm sát nhân dân tối cao dịch, Hà Nội, tr. 8. 5  Tài liệu đd, tr. 11. 6  Tài liệu đd, tr. 11. 7  Tài liệu đd, tr. 14. 8  Tài liệu đd, tr. 14. QUAN ĐIỂM CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA VỀ ĐỐI TƯỢNG... 58 Khoa học Kiểm sát Số 06 - 2018 đồng thuộc về chính người đó”(1); Điểm 1, Khoản c, Nguyên tắc 32.1 quy định: “Trước khi sửa đổi các điều kiện cho việc tha có giám sát và quản chế, toà án phải tiến hành xét xử và người này có quyền có người bào chữa, có cơ hội đưa ra lời khai và trình bày tình tiết giảm nhẹ hình phạt”(2); Khoản c, Nguyên tắc 46 quy định: “Trách nhiệm chứng minh bị cáo sẽ không chạy trốn hoặc gây nguy hiểm cho người khác hoặc cho cộng đồng thuộc về bị cáo”(3) 1.5. Đối tượng chứng minh trong pháp luật tố tụng hình sự Trung Quốc: Nghiên cứu Bộ luật TTHS Trung Quốc năm 1996 thấy rằng, trong Bộ luật này không có điều luật riêng quy định những vấn đề phải chứng minh trong VAHS. Mặc dù không được quy định bởi một điều luật riêng nhưng đối tượng chứng minh trong VAHS vẫn được quy định gián tiếp trong một số điều luật của Bộ luật này. Chẳng hạn như: Điều 2 Bộ luật TTHS Trung Quốc 1996 quy định: “Mục đích của Bộ luật tố tụng hình sự nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa là nhằm đảm bảo việc điều tra, làm sáng tỏ thực chất của tội phạm một cách chính xác, kịp thời”(4); Điều 15 của Bộ luật quy định: “Không truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu đã tiến hành điều tra thì phải đình chỉ vụ án, hoặc không truy tố, đình chỉ việc xét xử hoặc tuyên vô tội trong bất kỳ trường hợp nào sau đây: 1. Hành vi vi phạm rõ ràng là không đáng kể, không gây nguy hại lớn, và do đó không bị coi là tội phạm; 2. Đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự; 3. Được miễn hình phạt theo một quyết định ân xá đặc biệt; 4. Tội phạm bị xử lý dựa trên cơ sở khiếu nại, tố cáo theo quy định của Bộ luật 1  Tài liệu đd, tr. 72. 2  Tài liệu đd, tr. 74. 3  Tài liệu đd, tr. 95. 4  Quốc hội nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (1996), Bộ luật tố tụng hình sự nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Viện Khoa học kiểm sát – Viện Kiểm sát nhân dân tối cao dịch, Hà Nội, tr. 3. hình sự, nhưng không có khiếu nại, tố cáo hoặc đã rút khiếu nại, tố cáo; 5. Nghị can hoặc bị cáo đã chết; 6. Miễn truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của các luật khác”(5); Điều 42 của Bộ luật quy định: “Mọi tình tiết chứng minh sự thật của vụ án đều là chứng cứ. Chứng cứ gồm 7 loại dưới đây: 1) Vật chứng, tài liệu làm chứng; 2) Lời khai của người làm chứng; 3) Lời khai của người bị hại; 4) Lời khai và lời bào chữa của nghị can, bị cáo; 5) Kết luận giám định; 6) Biên bản khám nghiệm, điều tra; 7) Tài liệu âm thanh, hình ảnh”(6); Điều 137 của Bộ luật quy định: “Khi thẩm tra các vụ án, Viện kiểm sát nhân dân phải làm rõ những điểm sau: 1) Tình tiết, sự việc phạm tội có rõ ràng hay không, chứng cứ có đáng tin cậy và đầy đủ hay không, việc buộc tội và tính chất của tội phạm có được xác định đúng hay không; 2) Có bỏ lọt hành vi phạm tội và người phải truy cứu trách nhiệm hình sự nào không; 3) Liệu vụ án có thuộc trường hợp không đến mức cần thiết phải truy cứu trách nhiệm hình sự hay không; 4) Liệu vụ án có liên quan đến vụ kiện dân sự hay không; và 5) Liệu hoạt động điều tra vụ án có được tiến hành hợp pháp không”(7); Những điều luật nêu trên trong Bộ luật TTHS Trung Quốc năm 1996 đã thể hiện gián tiếp những vấn đề phải chứng minh trong VAHS. Chẳng hạn như: Để đạt được mục đích đặt ra tại Điều 2 của Bộ luật này thì các chủ thể TTHS phải xác định và chứng minh tất cả những sự kiện, tình tiết của vụ án, trên cơ sở đó mới có thể làm sáng tỏ thực chất của tội phạm. Hoặc để có căn cứ không truy cứu TNHS người phạm tội hoặc ra quyết định đình chỉ vụ án, đình chỉ xét xử thì các cơ quan có thẩm quyền THTT phải chứng minh được một trong 5  Tài liệu đd, tr. 5-6. 6  Tài liệu đd, tr. 13. 7  Tài liệu đd, tr. 39. VŨ XUÂN THAO 59Số 06 - 2018 Khoa học Kiểm sát những tình tiết quy định tại Điều 15 của Bộ luật này; Từ việc nghiên cứu pháp luật TTHS của các nước nêu trên, chúng tôi thấy quan điểm của các nước về đối tượng chứng minh trong VAHS như sau: Một là, các nước đều quy định những vấn đề phải chứng minh trong VAHS trong pháp luật nước mình nhưng nội dung và cách thức quy định giữa các nước có sự khác nhau. Hai là, có hai hình thức quy định những vấn đề phải chứng minh trong VAHS, đó là: i) Có điều luật riêng quy định những vấn đề phải chứng minh trong VAHS trong luật TTHS (Nga). Nội dung của điều luật là sự liệt kê những sự kiện, tình tiết của vụ án mà các chủ thể TTHS phải chứng minh, như: Có sự kiện phạm tội xảy ra hay không; Lỗi của người thực hiện tội phạm, hình thức lỗi và động cơ phạm tội; Những tình tiết về nhân thân bị can; Tính chất và mức độ thiệt hại do tội phạm gây ra; Những tình tiết loại trừ tội phạm và hình phạt đối với hành vi; Những tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự; ii) Không có điều luật riêng quy định những vấn đề phải chứng minh trong VAHS (Pháp, Anh, Mỹ, Trung Quốc). Mặc dù không được thiết kế bởi một điều luật riêng nhưng ở những quốc gia này, đối tượng chứng minh trong VAHS vẫn được quy định gián tiếp trong một số điều luật cụ thể của luật TTHS hoặc luật khác. Với cách quy định này, rõ ràng là muốn xác định được nơi trình diện ban đầu của bị cáo thì người hoặc cơ quan có thẩm quyền phải chứng minh được nơi bị cáo thực hiện hành vi phạm tội. Có nhiều lý do để giải thích cho sự khác nhau về cách thức ghi nhận đối tượng chứng minh trong pháp luật TTHS giữa các nước. Song, theo tác giả, lý do cơ bản để giải thích cho sự khác nhau này là do quan điểm của mỗi nước trong việc nhấn mạnh vai trò con người hay công cụ pháp luật trong việc chứng minh tội phạm. Để tiến hành các hoạt động TTHS nói chung và hoạt động xác định đối tượng chứng minh nói riêng thì ở quốc gia nào cũng cần phải có hai yếu tố, đó là con người và công cụ pháp luật nhưng sự nhìn nhận, đánh giá về vai trò của hai yếu tố này giữa các nước có sự khác nhau. Ở những nước nghiêng về vai trò của con người đối với hoạt động TTHS thì ở những nước đó, pháp luật TTHS không có điều luật riêng quy định những vấn đề phải chứng minh trong VAHS để những người có trách nhiệm chứng minh VAHS được chủ động trong việc điều tra, thu thập, đánh giá chứng cứ chứng minh tội phạm, miễn là các hoạt động đó không trái với những nguyên tắc được đặt ra trong pháp luật TTHS (Anh, Mỹ). Trái lại, ở những nước nhấn mạnh vai trò của pháp luật đối với việc chứng minh VAHS thì ở những nước đó, pháp luật TTHS có điều luật riêng quy định những vấn đề phải chứng minh trong VAHS để làm căn cứ cho việc xác định đối tượng chứng minh cũng như phạm vi chứng minh VAHS, đồng thời định hướng cho hoạt động điều tra, thu thập chứng cứ của các chủ thể TTHS (Nga). 2. Đánh giá và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam Bộ luật TTHS đầu tiên của nước ta (Bộ luật TTHS năm 1988) được ban hành một phần dựa trên sự tổng kết kinh nghiệm của hơn 40 năm hoạt động tư pháp hình sự trong nước và phần lớn là do kết quả của quá trình học hỏi, tiếp thu kinh nghiệm lập pháp của các nước XHCN, đặc biệt Liên Xô. Các Bộ luật TTHS của nước ta sau này (Bộ luật TTHS năm 2003, Bộ luật TTHS năm 2015) được ban hành trên cơ sở có sự kế thừa các QUAN ĐIỂM CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA VỀ ĐỐI TƯỢNG... 60 Khoa học Kiểm sát Số 06 - 2018 quy định của Bộ luật TTHS trước đó. Điều này lý giải tại sao pháp luật TTHS nước ta nói chung và đối tượng chứng minh trong VAHS nói riêng thuộc hệ thống luật XHCN và có sự tương đồng với pháp luật TTHS Liên Xô (nay là Liên bang Nga) cả về nội dung và cách thức quy định. Từ những nghiên cứu nêu trên cho thấy, các nước hiện nay đều quy định đối tượng chứng minh trong pháp luật nước mình nhưng về nội dung và hình thức quy định giữa các nước có sự khác nhau. Có những nước đối tượng chứng minh được thiết kế bằng một điều luật riêng trong pháp luật TTHS (Nga), có những nước vấn đề này lại được quy định gián tiếp trong một số điều luật của pháp luật TTHS (Pháp, Mỹ, Trung Quốc) hoặc pháp luật Điều tra hình sự (Anh) để điều chỉnh các hoạt động tố tụng cụ thể; và trong mỗi cách quy định sẽ có những ưu, nhược điểm nhất định. Chẳng hạn như, ở cách quy định thứ nhất, pháp luật TTHS có điều luật riêng quy định những vấn đề phải chứng minh trong VAHS có ưu điểm là giúp các chủ thể TTHS có nhận thức thống nhất về đối tượng chứng minh, nắm rõ nội dung đối tượng chứng minh trong VAHS gồm những vấn đề gì, song cách quy định này cũng tạo thành khuôn mẫu buộc các chủ thể TTHS phải tuân theo, Cách quy định thứ hai có ưu điểm là tạo sự chủ động cho các chủ thể TTHS trong việc chứng minh vụ án nhưng lại đòi hỏi các chủ thể TTHS phải có trình độ am hiểu pháp luật cao Ở nước ta, pháp luật trong lĩnh vực tư pháp hình sự nói chung, pháp luật TTHS nói riêng được ban hành chủ yếu dựa trên sự kế thừa, tiếp thu kinh nghiệm lập pháp của Liên Xô, theo đó, Bộ luật TTHS đầu tiên của nước ta được ban hành có điều luật riêng quy định những vấn đề phải chứng minh trong VAHS và quy định này được kế thừa trong các Bộ luật TTHS sau đó. Lịch sử đã lựa chọn theo cách thứ nhất, pháp luật TTHS có điều luật riêng quy định những vấn đề phải chứng minh trong VAHS thì Nhà nước ta cần phải hoàn thiện để quy định này trở thành căn cứ pháp lý quan trọng, đảm bảo sự nhận thức thống nhất về mặt nội dung giữa các chủ thể TTHS, các giai đoạn tố tụng, tạo thành các bảng kiểm, các yêu cầu, các định hướng, sự lôgic mà hoạt động điều tra, truy tố, xét xử phải làm rõ, tạo sợi chỉ đỏ xuyên suốt các bước, các giai đoạn của quá trình chứng minh VAHS. Trong giai đoạn hiện nay, để đảm bảo yêu cầu hội nhập quốc tế trong công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm, Nhà nước ta đã thừa nhận pháp nhân thương mại là chủ thể tội phạm và có những quy định cụ thể bổ sung vào BLHS. Theo đó, Bộ luật TTHS năm 2015 cũng đã được bổ sung thêm quy định về những vấn đề phải chứng minh khi tiến hành tố tụng đối với pháp nhân bị buộc tội (Điều 441 Bộ luật TTHS năm 2015). Tuy nhiên, việc truy cứu TNHS đối với pháp nhân là một trong những nội dung mới vừa được bổ sung vào BLHS năm 2015, do đó về lý luận cũng như thực tiễn TTHS, chúng ta chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc xác định đối tượng chứng minh trong VAHS có chủ thể tội phạm là pháp nhân. Trên thế giới hiện nay có những nước chưa đặt ra vấn đề truy cứu TNHS đối với pháp nhân (Nga) nhưng cũng đã có khá nhiều nước thừa nhận pháp nhân là chủ thể tội phạm từ khá sớm như: Pháp, Anh, Mỹ, và có nhiều kinh nghiệm TTHS trong lĩnh vực này, do đó, chúng ta cần phải học hỏi, tiếp thu kinh nghiệm lập pháp cũng như kinh nghiệm thực tiễn đấu tranh, xử lý tội phạm của những quốc gia này để bổ sung, hoàn thiện pháp luật TTHS, trong đó bao gồm cả vấn đề đối tượng chứng minh trong VAHS có pháp nhân là chủ thể bị cáo buộc phạm tội./.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfquan_diem_cua_mot_so_quoc_gia_ve_doi_tuong_chung_minh_trong.pdf
Tài liệu liên quan