Quản lí nhà nước - Chương 1: Lý luận cơ bản về tổ chức lãnh thổ

Tổng diện tích đất nông lâm nghiệp của vùng có khoảng 4,3 triệu ha. Diện tích cây lương thực 911.200 ha, sản lượng lương thực qui thóc đạt 2307,8 nghìn tấn, lương thực qui thóc bình quân đầu người là 237,2 kg/người, chỉ đạt 25,72% mức bình quân của cả nước. Có thể khẳng định vùng này không phù hợp cho sản xuất cây lương thực. Để đáp ứng nhu cầu lương thực, vùng vẫn phải nhập thêm từ vùng khác. - Thế mạnh của vùng là phát triển cây công nghiệp hàng năm như lạc, cói, mía, dâu tằm. trong đó phải kể đến cây lạc có diện tích 24.000ha chiếm 24,2% trong tổng diện tích lạc của cả nước, chủ yếu được trồng ở các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hoá; diện tích mía 7.800 ha được trồng nhiều ở Thanh Hoá, Nghệ An; cói 2542 ha chiếm 25,8% diện tích cói cả nước trồng ở các vùng ven biển. Các cây công nghiệp lâu năm như hồ tiêu trồng ở Quảng Bình, Quảng Trị; cà phê, cao su, chè trồng nhiều ở Nghệ An, Quảng Trị, Thanh Hoá và cây ăn quả trồng nhiều ở Tân Kỳ, Nghĩa Đàn (Nghệ An), Vân Du, Hà Trung (Thanh Hoá). - Về chăn nuôi chủ yếu là trâu có 227,1 nghìn con chiếm 21% đàn trâu cả nước; đàn bò 733 nghìn con chiếm 21,9% đàn bò cả nước; đàn lợn 2.352,9 nghìn con chiếm 15,85% đàn lợn cả nước. Ngoài ra ở đây còn có truyền thống nuôi dê, hươu ở Nghệ An, Hà Tĩnh; nuôi vịt ở Thanh Hoá. 5.2.1.1.2. Ngành lâm nghiệp - Khai thác, chế biến, tu bổ và trồng rừng được chú trọng ở vùng. Sản lượng gỗ khai thác hàng năm là 341.514 m3 năm 1993 chiếm 11,8% trữ lượng của cả nước; Khai thác tre, luồng là 41,4 triệu cây chủ yếu ở Thanh Hoá và Nghệ An. Trong vùng cũng hình thành nhiều lâm trường lớn chuyên khai thác, chế biến tu bổ rừng như lâm trường Như Xuân, Nghĩa Đàn, Hương Sơn, Hương Khê, Ba Rũn. - Hiện nay việc khai thác rừng ở vùng đã đến mức giới hạn. Rừng gỗ quí và rừng giàu chỉ còn tập trung ở vùng giáp biên giới Việt - Lào, do vậy việc khai thác kết hợp tu bổ và trồng rừng là một nhiệm vụ phải đặt lên hàng đầu. Trong những năm qua, Bắc Trung Bộ đã chú ý đến việc phủ xanh đất trống đồi núi trọc.

doc91 trang | Chia sẻ: huyhoang44 | Lượt xem: 643 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Quản lí nhà nước - Chương 1: Lý luận cơ bản về tổ chức lãnh thổ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i của vùng 6.1.1. Vị trí địa lý Phía Bắc là đèo Hải Vân, điểm cuối của dãy Trường Sơn Bắc, giáp với Bắc Trung Bộ; phía Tây là dãy Trường Sơn Nam với hệ thống cao nguyên đất đỏ bazan, giáp với Lào và Tây Nguyên, phía Đông là biển Đông với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa có thềm lục địa và biển sâu tạo điều kiện phát triển các cảng quốc tế; phía Nam giáp với Đông Nam Bộ. Với vị trí có tính chất trung gian và bản lề như vậy tạo điều kiện cho vùng phát triển kinh tế, giao lưu kinh tế, văn hoá với các vùng, và giao lưu quốc tế. 6.1.2. Tài nguyên thiên nhiên 6.1.2.1. Địa hình Địa hình có tính phân chia sâu sắc do sự chuyển tiếp giữa miền núi cao của phần cuối dải Trương Sơn với hướng địa hình cong về phía biển, núi dốc đứng về phía đông. 6.1.2.2. Khí hậu Tính chất khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa và mang sắc thái của khí hậu á xích đạo. Biên độ dao động nhiệt thấp, bức xạ lớn. Mưa ít chỉ khoảng 1200 mm/năm. Cát và nước mặn thường xuyên xâm lấn vào đất liền do thuỷ triều. Đây cũng là vùng thường xuyên bị bão và do địa hình dốc thường kéo theo lũ ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống. Càng vào phía Nam mùa khô càng kéo dài, vùng Khánh Hoà mùa khô dài tới 8-9 tháng. Có thể phân thành 3 tiểu vùng khí hậu tiểu vùng Nam - Ngãi; tiểu vùng Bình - Phú và tiểu vùng Khánh Hoà. 6.1.2.3. Tài nguyên đất Trong tổng quỹ đất tự nhiên thì có hơn 11% diện tích là đất nông nghiệp (409 nghìn ha), còn lại là đất chưa sử dụng (1,7 triệu ha), đất trống đồi núi trọc (1,3 triệu ha) và diện tích mặt nước. Đất của vùng được phân làm các nhóm: Đất đỏ vàng chiếm hơn 80% diện tích đất tự nhiên phân bố chủ yếu trên khu vực đồi núi, với tầng đất mỏng, lẫn đá lại dốc gây khó khăn cho sử dụng, chỉ có một số chuyển tiếp giữa đồng bằng và núi là trồng màu và trồng cây công nghiệp; đất xám, bạc màu chiếm khoảng 10% diện tích tự nhiên; đất phù sa chiếm gần 10% diện tích tự nhiên, phân bố dọc theo các lưu vực sông, phần lớn sử dụng vào các mục đích nông nghiệp. 6.1.2.4. Tài nguyên rừng Trữ lượng rừng tự nhiên có khoảng 94,2 triệu m3 gỗ, 325 triệu cây tre, nứa. Diện tích rừng của cả vùng năm 2001 là 1128 nghìn ha. Ngoài khai thác gỗ, rừng còn có một số đặc sản quí như quế, trầm hương, sâm qui, kỳ nam. Hệ động vật rừng mang đặc trưng của khu hệ động vật ấn Độ, Mã Lai với các loài đặc trưng là voi, bò rừng, bò tót, cheo cheo, sóc chân vàng,... rất phong phú và có dạng đặc hữu. 6.1.2.5. Tài nguyên biển Chiều dài bờ biển khoảng 900 km kéo dài từ Hải Vân đến Khánh Hoà, biển vùng này khá sâu ở sát bờ, nhiều eo biển, cửa sông, vũng, vịnh thuận lợi cho phát triển kinh tế biển du lịch, giao thông biển, đánh bắt cá, phát triển các hải cảng lớn. Ven biển có nhiều đồng muối chất lượng tốt, khả năng khai thác lớn như đồng muối Sa Huỳnh - Quảng Ngãi. Biển có nhiều đảo và quần đảo; ngoài khơi có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa có ý nghĩa chiến lược về an ninh quốc phòng và là nơi cư ngụ của tàu thuyền, là bình phong chắn gió, cát biển cho ven bờ. Vùng biển có nhiều loài cá có giá trị như cá trích, mòi, nhồng (tầng nổi) cá thu (tầng trung), cá mập, mối... (tầng đáy), tạo điều thuận lợi cho phát triển khai thác đánh bắt hải sản. 6.1.2.6. Tài nguyên nước Có trên 15 con sông, phần lớn là ngắn và dốc. Tổng lượng dòng chảy khoảng 5.000 km3, về mùa khô mực nước sông rất thấp, dòng chảy nhỏ. Nguồn nước ngầm trữ lượng thấp. Tài nguyên nước lợ là thế mạnh của vùng, diện tích khoảng 20.990 ha thuận lợi cho nuôi trồng thuỷ sản. 6.1.2.7. Tài nguyên khoáng sản Chủ yếu là cao lanh, sét, cát xây dựng, cát thuỷ tinh và đá làm vật liệu xây dựng. Ngoài ra còn có một số khoáng sản như vàng (Bồng Miêu), than đá (Nông Sơn),... Các mỏ khoáng sản qui mô nhỏ và phần lớn chưa được khai thác. 6.1.3. Tài nguyên nhân văn 6.1.3.1. Cơ cấu dân tộc Cơ cấu dân tộc chủ yếu là người Kinh, người dân tộc ít người (Chăm, Xơđăng, Cơtu, Êđê, Bana, Gié Triêng, Raglai) chỉ chiếm 5% trong tổng dân số. 6.1.3.2. Dân số Dân số của vùng thưa hơn so với các vùng ven biển khác. Mật độ trung bình là 192 người/km2, phần lớn tập trung ở đồng bằng, đô thị và bến cảng. Tốc độ tăng dân số là 2,45%; dân cư nông thôn chiếm 72%, cư dân đô thị là 28% (năm 2001). 6.1.3.3. Trình độ học vấn Trình độ học vấn của dân cư trong vùng tương đối khá, tỷ lệ biết chữ là 89% cao hơn mức trung bình của cả nước. Tuy nhiên, số đồng bào các dân tộc ít người sống ở các vùng sâu, xa (khó khăn về giao thông, tài nguyên hạn chế) thì đa phần còn nghèo đói và tỷ lệ mù chữ lên tới 40%. 6.1.3.4. Lực lượng lao động - Khoảng 50% lao động tập trung trong khu vực sản xuất nông lâm ngư và diêm nghiệp. Lao động trong ngành công nghiệp, xây dựng khoảng 7%; lao động ngành dịch vụ khoảng 35,4%; 10,5% trong các ngành sản xuất phi vật chất. - Trình độ tay nghề của lao động trong vùng khá cao do sớm tiếp cận với nền kinh tế thị trường. Đội ngũ lao động được đào tạo từ công nhân kỹ thuật trở lên chiếm tới 9,4 % trong tổng số lao động của cùng, tương đương với mức trung bình của cả nước. 6.1.3.5. Văn hóa – lịch sử Vùng này là nơi hội nhập của hai nền văn hoá Việt và Chăm. Những phong tục tập quán của văn hoá Chăm thể hiện khá rõ nét ở vùng này. Ngoài ra văn hoá vùng này còn ảnh hưởng của hai nền văn hoá Trung Hoa và ấn Độ. Trong vùng còn bảo tồn được các kiến trúc cổ như các di tích Chăm, đô thị cổ Hội An, thánh địa Mỹ Sơn. Trong vùng cũng có hai khu bảo tồn thiên nhiên là Cù lao Chàm và Krông Trai. 6.2. Hiện trạng phát triển kinh tế xã hội 6.2.1. Các ngành kinh tế 6.2.1.1. Ngành nông nghiệp, lâm, ngư nghiệp 6.2.1.1.1. Ngành nông nghiệp Phát triển theo hướng tăng tỷ trọng cây công nghiệp và chăn nuôi. Cây công nghiệp chiếm 15% diện tích cây trồng. Trong vùng đã hình thành vùng sản xuất tập trung cây công nghiệp mía 28 nghìn ha, dứa 18 nghìn ha, lạc 20 nghìn ha, gần đây là phát triển chè, cao su, cà phê, ca cao... Chăn nuôi chiếm 27% giá trị sản lượng nông nghiệp, lớn nhất là đàn bò 1,1 triệu con chiếm gần 20% đàn bò của cả nước. Chương trình sin hoá đàn bò và nuôi lợn hướng nạc phát triển tốt. 6.2.1.1.2. Ngành lâm nghiệp Phát triển vốn rừng và bảo vệ rừng được chú trọng. Toàn vùng trồng được 157.200 ha rừng bằng 15% diện tích rừng trồng của cả nước. Tuy nhiên diện tích này còn rất nhỏ so với diện tích đất trống đồi trọc; rừng đầu nguồn chưa được chú trọng quản lý; rừng đặc sản, nguyên liệu chưa được khai thác để phát triển kinh tế của vùng. 6.2.1.1.3. Ngành ngư nghiệp - Khai thác hải sản là nghề chính của vùng, đạt 19% sản lượng đánh bắt hải sản của cả nước. - Diện tích nuôi trồng thuỷ sản mới đạt 12.447 ha trong tổng số 20.000 ha nước mặt có khả năng nuôi trồng thuỷ sản bao gồm cả nước ngọt và nước lợ. Các sản phẩm nuôi chủ yếu là tôm, ngoài ra là các đặc sản rau câu, cua, hải sâm... Vùng cũng đặc biệt chú ý nuôi các đặc sản xuất khẩu như tôm hùm, cua,... 6.2.1.2 Ngành công nghiệp - Các ngành nghề công nghiệp chủ yếu của vùng là chế biến lương thực, thực phẩm; khai thác và chế biến lâm sản; dịch vụ vận chuyển và bốc dỡ hàng hoá; sản xuất hàng tiêu dùng dệt, đường, giấy và các ngành công nghiệp nhẹ khác. Công nghiệp cơ khí, công nghiệp năng lượng và các ngành công nghiệp nặng khác chưa phát triển mạnh mẽ. - Trong vùng hình thành các khu công nghiệp trọng điểm bao gồm: Khu công nghiệp Liên Chiểu (Đà Nẵng); khu công nghiệp Hoà Khánh (Đà Nẵng) diện tích 250 ha; khu công nghiệp Chu Lai, Kỳ Hà (Quảng Nam); khu công nghiệp Điện Ngọc - Điện Nam nằm tuyến phía đông tuyến Đà Nẵng - Hội An; khu công nghiệp An Hoà - Nông Sơn; khu công nghiệp Dung Quất (khu lọc và hoá dầu đầu tiên của nước ta); khu công nghiệp Nam Tuy Hoà (Phú Yên) và khu công nghiệp Suối Dầu (Khánh Hoà). 6.2.1.3. Ngành dịch vụ Dịch vụ là ngành có thế mạnh của vùng, chủ yếu phát triển ở Nha Trang và Đà Nẵng. Các khu vực khác cơ sở hạ tầng kém phát triển nên dịch vụ còn ở dạng tiềm năng. 6.2.2. Bộ khung lãnh thổ của vùng 6.2.2.1.Hệ thống đô thị Vùng có 3 thành phố, 4 thị xã, và 41 thị trấn, tỷ lệ dân số thành thị là 28%. - Thành phố Đà Nẵng là trung tâm văn hóa, kinh tế, giáo dục và công nghệ lớn nhất không chỉ ở miền Nam Trung Bộ mà toàn khu vực miền Trung – Tây Nguyên,là cửa ngõ giao thông quan trọng của cả miền Trung và Tây nguyên. Thành phố là điểm cuối trên Hành lang kinh tế Đông – Tây đi qua các nước Myama, Thái Lan, Lào, Việt Nam. - Thành phố Nha Trang nổi bật với các địa điểm du lịch, thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước. Là nơi tổ chức nhiều sự kiện mang tầm quốc tế. Các thành phố, thị xã phân bố chủ yếu trên trục đường 1A gắn với cảng biển. Trong đó, Đà Nẵng và Khánh Hoà có mức đô thị hoá cao hơn với 31,2% và 38,15% dân số thành thị. 6.2.2.2. Hệ thống giao thông vận tải Đây là vùng bản lề nối hai vùng Nam - Bắc và có cảng biển quan trọng. Như vậy sự phát triển giao thông trong vùng có ý nghĩa to lớn trong phát triển kinh tế vùng, cả nước và giao lưu quốc tế. - Đường bộ Tuyến dọc 1A; các tuyến ngang 14B, 24, 25, 22, 14C, 19 và các tỉnh lộ, đường liên huyện, xã tương đối phát triển; tuyến đường sắt Thống Nhất xuyên qua 2 tỉnh của vùng. - Đường sông đáng kể nhất là luồng vận tải trên sông Thu Bồn từ cửa Hội An, tầu thuyền vài trăm tấn có thể đi lại. Ngoài ra còn các tuyến trên sông Trà Khúc, sông Vệ nối đồng bằng và trung du Quảng Ngãi; tuyến trên sông An Lão, tuyến sông ở Bình Định. Các tuyến vận tải sông có ý nghĩa nội bộ từng lưu vực. - Đường biển tuyến Đà Nẵng- Sài Gòn quan trọng nhất, vận chuyển lương thực, thực phẩm và hàng hoá khác, tuyến Đà Nẵng - Hải Phòng; ngoài ra còn các tuyến vận chuyển quốc tế Đà Nẵng đi Hồng Kông, Tokyo, Singapo... với các cảng biển Đà Nẵng, cảng Qui Nhơn, cảng Hội An, cảng Nha Trang, cảng Cam Ranh. - Đường hàng không: Các sân bay Đà Nẵng, Nha Trang, Phù Cát, Phú Yên, trong đó sân bay Đà Nẵng là 1 trong 3 sân bay quốc tế của nước ta. 6.3. Định hướng phát triển 6.3.1. Ngành nông, lâm, ngư nghiệp 6.3.1.1. Ngành nông nghiệp - Giữ mức tăng trưởng ổn định. Tăng cường mở rộng diện tích sản xuất nông nghiệp, phát huy thế mạnh nông sản xuất khẩu là lạc, tơ tằm, sản xuất lương thực đảm bảo nhu cầu của vùng. - Phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá, đạt tỷ trọng giá trị 40-45% giá trị sản lượng nông nghiệp vào năm 2010. Chú trọng phát triển chăn nuôi bò sữa, bò thịt, lợn và gia cầm. 6.3.1.2.Ngành lâm nghiệp Bảo vệ rừng tự nhiên hiện có là 897.000 ha; quản lý và chăm sóc 1.7000 ha rừng trồng. Trồng rừng phủ xanh đất trống đồi trọc khoảng hơn 1 triệu ha; nâng cao độ che phủ rừng lên 22-28% năm 2010. 6.3.1.3. Ngành ngư nghiệp Nâng cao năng lực đánh bắt xa bờ, chú trọng nuôi trồng thuỷ sản, giữ vai trò là ngành mũi nhọn. 6.3.2. Ngành công nghiệp Công nghiệp được coi là ngành trọng tâm trong định hướng phát triển kinh tế của vùng. Tập trung phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn: hoá lọc dầu, khai thác khoáng sản; phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy hải sản nhất là chế biến cho xuất khẩu, phát triển ngành công nghiệp dệt, da, may; phát triển cơ khí sửa chữa và cơ khí đóng tàu thuyền 6.3.3. Ngành dịch vụ - Hình thành 3 trung tâm du lịch Đà Nẵng, Qui Nhơn, Nha Trang. - Xây dựng trung tâm thương mại của vùng ở Đà Nẵng, Qui Nhơn, Nha Trang; phát triển mạnh các loại hình dịch vụ lợi thế như cảng biển, viễn thông quốc tế, tài chính, ngân hàng. - Chú trọng bảo vệ môi trường sinh thái. 6.3.4. Phát triển cơ sở hạ tầng - Xây dựng hệ thống giao thông đường bộ, sông, biển, hàng không thoả mãn nhu cầu vận chuyển hàng hoá, hành khách, tạo môi trường thuận lợi cho đầu tư, thúc đẩy sản xuất hàng hoá; thúc đẩy công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đô thị hoá vào nông thôn. - Tập trung có trọng điểm xây dựng một số cảng, phát huy thế mạnh vận tải biển cho phát triển kinh tế và quốc phòng. CHƯƠNG 7 VÙNG TÂY NGUYÊN Tây Nguyên gồm 3 tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Đắc Lắc cũ (nay là tỉnh Đắc Lắc và Đắc Nông) với diện tích tự nhiên là 54.472 nghìn km2 chiếm 12,2% diện tích tự nhiên cả nước. Dân số 4330 nghìn người chiếm khoảng 5,5% dân số cả nước (năm 2001), là vùng có dân số vào loại thấp nhất trong cả nước. 7.1. Tiềm năng phát triển kinh tế xã hội 7.1.1. Vị trí địa lý Tây Nguyên nằm ở phía Tây Nam của nước ta, có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế, chính trị và quốc phòng đối với cả nước và khu vực Đông Dương. Phía Tây giáp Nam Lào và Đông Bắc Campuchia; phía Nam giáp Đông Nam Bộ là vùng kinh tế trọng điểm của cả nước; phía Bắc giáp Bắc Trung Bộ và phía Đông giáp vùng Duyên hải Nam Trung Bộ. 7.1.2. Tài nguyên thiên nhiên 7.1.2.1. Địa hình Ở về phía Tây của dãy Trường Sơn, bề mặt địa hình dốc thoải dần từ Đông sang Tây, đón gió Tây nhưng ngăn chặn gió Đông Nam thổi vào. Địa hình chia cắt phức tạp có tính phân bậc rõ ràng, bao gồm: - Địa hình cao nguyên là địa hình đặc trưng nhất của vùng, tạo lên bề mặt của vùng. Dạng địa hình này thuận lợi cho phát triển nông, lâm nghiệp với qui mô lớn. - Địa hình vùng núi. - Địa hình thung lũng chiếm diện tích không lớn; chủ yếu phát triển cây lương thực, thực phẩm và nuôi cá nước ngọt. 7.1.2.2. Khí hậu Chịu ảnh hưởng của khí hậu cận xích đạo; nhiệt độ trung bình năm khoảng 20oC điều hoà quanh năm biên độ nhiệt ngày và đêm chênh lệch cao trên 5,50C. Khí hậu Tây Nguyên có hai mùa rõ rệt mùa khô và mùa mưa. Mùa khô nóng hạn, thiếu nước trầm trọng, mùa mưa nóng ẩm, tập trung 85-90% lượng mưa của cả năm. 7.1.2.3. Tài nguyên nước Tây Nguyên có 4 hệ thống sông chính: Thượng sông Xê Xan, thượng sông Srêpok, thượng sông Ba và sông Đồng Nai. Tổng lưu lượng nước mặt là 50 tỷ mét khối. Chế độ dòng chảy chịu tác động của khí hậu. Nguồn nước ngầm tương đối lớn nhưng nằm sâu, giếng khoan trên 100 mét. 7.1.2.4. Đất đai Đất đai được coi là tài nguyên cơ bản của vùng, thuận lợi cho phát triển nông lâm nghiệp. Diện tích đất chủ yếu là đất đỏ bazan, tầng phong hoá dày, địa hình lượn sóng nhẹ tạo thành các cao nguyên đất đỏ như cao nguyên Buôn Ma Thuột, Plâycu, Đăk Nông, Kon Tum chiếm diện tích khoảng 1 triệu ha, thích hợp với nhiều loại cây trồng, đặc biệt là cây cao su, cà phê, chè, hồ tiêu, điều... và rừng; Đất đỏ vàng diện tích khoảng 1,8 triệu ha, kém màu mỡ hơn đất đỏ bazan nhưng giữ ẩm tốt và tơi xốp nên thích hợp với nhiều loại cây trồng. Ngoài ra còn có đất xám phân bố trên các sườn đồi thoải phía Tây Nam và trong các thung lũng, đất phù sa ven sông, thích hợp cho trồng cây lương thực. Tuy nhiên diện tích đất trống đồi núi trọc chiếm tới 1,4 triệu ha và đang bị thoái hoá nghiêm trọng (đất bazan thoái hoá tới 71,7%; diện tích đất bị thoái hoá nặng chiếm tới 20%). 7.1.2.5. Tài nguyên rừng Tây nguyên là một trong những vùng có tính đa dạng sinh học rất cao của Việt Nam. Rừng Tây Nguyên giàu về trữ lượng, đa dạng về chủng loại Trữ lượng rừng gỗ chiếm tới 45% tổng trữ lượng rừng gỗ của cả nước.Diện tích rừng Tây Nguyên là 3015,5 nghìn ha chiếm 35,7% diện tích rừng cả nước. Các cây dược liệu quí được tìm thấy ở đây như sâm bổ chỉnh, sa nhân, địa liền, thiên niên kiện. hà thủ ô trắng,... và các cây thuốc quí có thể trồng được ở đây như atisô, bạch truật, tô mộc, xuyên khung... Hệ động vật hoang dã cũng rất phong phú có ý nghĩa kinh tế và khoa học. Có tới 32 loài động vật quí hiếm như voi, bò tót, trâu rừng, hổ, gấu, công, gà lôi... 7.1.2.6. Tài nguyên khoáng sản Chủng loại khoáng sản ít. Đáng kể nhất là quặng bôxit với trữ lượng dự báo khoảng 10 tỷ tấn, chiếm 90% trữ lượng bôxit cả nước, phân bố chủ yếu ở Đắc Nông, Gia Lai Kon Tum. Việc khai thác quặng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông nghiệp và lâm nghiệp của vùng. Vàng có 21 điểm vàng trữ lượng khoảng 8,82 tấn phân bố ở Kon Tum, Gia Lai. Ngoài ra còn các loại đá quí, các mỏ sét gạch ngói phân bố ở Chưsê - Gia Lai và Bản Đôn - Đắc Lắc, than bùn và than nâu phân bố ở Biển Hồ, làng Bua, làng Vệ - Gia Lai, Chư Đăng - Đắc Lắc. 7.1.3. Tài nguyên nhân văn Dân số phân bố không đều chủ yếu tập trung ở các thị trấn, thị xã, ven trục đường giao thông. Mật độ dân số ở thị xã Buôn Ma Thuột là 1.500 người/ km 2, ở thị xã Plâycu là 2200 người / km2, thị xã Kon Tum là 1400 người; ở những vùng núi cao mật độ dân số bình quân chỉ 12-13 người/km2. Cơ cấu dân tộc gồm hơn 37 dân tộc, trong đó người kinh chiếm tới 20% dân số. Các dân tộc ở Tây Nguyên sống xen kẽ nhau, tuy nhiên có một số cư trú riêng biệt. Các dân tộc ít người như Êđê, Giarai, Xê đăng Mỗi dân tộc có đặc trưng truyền thống văn hoá riêng như lễ hội đâm trâu, đàn đá, đàn tơrưng, múa giã gạo... đều mang đậm sắc thái dân tộc, phản ánh tình yêu lao động, yêu đất nước, ý chí quật cường của dân tộc. Trong vùng thiếu lao động lành nghề, cán bộ khoa học – kỹ thuật. Mức sống của nhân dân còn thấp, tỉ lệ chưa biết đọc biết viết rất cao. Cảnh quan hấp dẫn với thác nước trên sông Krông Ana, Biển Hồ, Hồ Lắc, thác Trinh nữ... 7.2. Hiện trạng phát triển kinh tế, xã hội 7.2.1. Các ngành kinh tế 7.2.1.1. Ngành nông - lâm nghiệp 7.2.1.1.1. Ngành nông nghiệp Cây công nghiệp dài ngày là một trong những thế mạnh của vùng, bao gồm các cây trồng: - Cà phê diện tích trồng 240,5 nghìn ha, chiếm 80% diện tích cà phê cả nước. Hình thành hai vùng chuyên canh lớn là vùng cà phê Buôn Ma Thuột, Krông Pach, Đăcmin, Krông Ana, Krông Búc và vùng cà phê Gia Lai. Sản lượng cà phê nhân toàn vùng năm 1997 là 343,2 nghìn tấn, chiếm 85% sản lượng cà phê của cả nước. Kim ngạch xuất khẩu cà phê năm 1995 của vùng đạt 450 triệu USD. - Cao su: Hiện có khoảng 71.250 ha, tăng 50.000 ha so năm 1984. Do mới khai thác nên năng suất cao su còn thấp, sản lượng đạt 18.133 tấn mủ. Việc trồng cao su ở Tây Nguyên 10 năm qua đã khẳng định vị trí của cây cao su trong vùng. - Cây chè: Cây chè gặp nhiều khó khăn do thiếu nước và nắng nóng khốc liệt. Diện tích chè đang giảm dần ở Gia Lai. Hiện diện tích chè kinh doanh chỉ còn 12.500 ha, tập trung ở Biển Hồ, Bầu Cạn, sản lượng chè búp tươi trên 50.000 tấn. - Cây hồ tiêu mới được trồng ở Tây Nguyên, năm 1994 diện tích hồ tiêu đạt 1.208 ha chiếm 24% diện tích hồ tiêu cả nước, sản lượng đạt 1.315 tấn đứng thứ hai sau vùng Đông Nam Bộ. Trong vùng, hồ tiêu phân bố nhiều ở Đắc Nông - Đắc Lắc. - Dâu tằm: Hình thành vùng dâu tằm tập trung lớn nhất của cả nước, diện tích khoảng 10.000 ha dâu, sản lượng tơ đạt trên dưới 1.200 tấn chiếm trên 80% sản lượng tơ cả nước. Tuy nhiên từ năm 1993 đến nay diện tích dâu không tăng, riêng ở Đắc Lắc giảm do giá tơ xuất khẩu giảm. - Cây ăn quả: Chiếm tỷ lệ thấp trong các cây dài ngày ở Tây Nguyên. Các loại cây ăn quả như xoài, hồng xiêm, sầu riêng, bơ, chuối... Cây ăn quả phân bố ở hầu hết các tỉnh. Tuy nhiên vùng chưa chú trọng đầu tư nghiên cứu tạo giống, kỹ thuật canh tác, tạo nguồn nước, tổ chức tiêu thụ. - Cây lương thực: Tây Nguyên cũng coi trọng phát triển cây lương thực, diện tích đến năm 1995 là 220,7 nghìn ha, trong đó 151,5 nghìn ha lúa, bình quân lương thực đạt 247,2 kg/người. - Chăn nuôi: Thế mạnh là chăn nuôi đại gia súc mà chủ yếu là đàn bò. Năm 2001, đàn bò 435,4 nghìn con chiếm 11,2% đàn bò cả nước, ngoài ra còn nuôi trâu, dê. 7.2.1.1.2 Ngành lâm nghiệp Tổng diện tích rừng Tây Nguyên chiếm 35,7% diện tích rừng cả nước. Khâu chế biến lâm sản chủ yếu ở dạng sơ chế. Diện tích rừng là 3.015,5 nghìn ha năm 2001, trong đó rừng trồng là 92 nghìn ha chiếm hơn 3% còn lại là rừng tự nhiên. Tuy nhiên tỷ lệ rừng sống chỉ đạt 40-50%. Sản lượng gỗ khai thác đạt 385,5 nghìn m3/năm, chủ yếu được vận chuyển về Đông Nam Bộ và vùng Nam Trung Bộ để chế biến. 7.2.1.2. Ngành công nghiệp Đi theo hướng khai thác lợi thế của vùng, các sản phẩm công nghiệp chủ yếu phục vụ tiêu dùng, sản xuất nông, lâm nghiệp và đời sống nhân dân. Ngoài ra sản phẩm mủ cao su phục vụ nhu cầu vùng khác và xuất khẩu. Các ngành công nghiệp như chế biến gỗ và lâm sản chiếm 24,7% giá trị sản lượng công nghiệp; công nghiệp thực phẩm chiếm 24,4%; sản xuất vật liệu xây dựng chiếm 13,41%; cơ khí 4,7%. Hiện nay đã có một số dự án đầu tư nước ngoài vào các ngành công nghiệp chế biến cà phê xuất khẩu, dệt may, chế biến gỗ, rau quả. 7.2.2. Bộ khung lãnh thổ của vùng 7.2.2.1.Hệ thống đô thị Bao gồm 2 thành phố và các thị xã, thị trấn là các trung tâm chính trị, văn hoá, kinh tế, khoa học kỹ thuật thuộc các đơn vị hành chính, chủ yếu phát triển công nghiệp chế biến và tiểu thủ công nghiệp. - Thành phố Buôn Ma Thuột là đầu mối giao thông giữa quốc lộ 14 và quốc lộ 22, có sân bay nội địa Buôn Ma Thuột; là trung tâm văn hoá, kinh tế của tỉnh và của vùng. - Thành phố Plâycu nằm trên đầu mối giao thông giữa quốc lộ 14 và quốc lộ 19, giữ vị trí quan trọng ở Bắc Tây Nguyên và là trung tâm của tỉnh Gia Lai và Bắc Tây Nguyên. - Thị xã Kon Tum là trung tâm kinh tế, văn hoá, chính trị của tỉnh Kon Tum. 7.2.2.2. Hệ thống giao thông vận tải Trong vùng bao gồm các quốc lộ QL14 là tuyến dọc chạy xuyên suốt các tỉnh Tây Nguyên và có thể coi là xương sống của vùng; QL 24 nối từ Quảng Ngãi sang Kon Tum; QL 40 từ ĐắcTô đi Plâycu sang Lào, QL19 nối vùng với cảng Qui Nhơn; QL25, QL22, QL27, QL28 nối liền các tỉnh của vùng tạo điều kiện thuận để phát triển kinh tế và quốc phòng. Có 2 sân bay đang được khai thác là Plâycu với các tuyến bay đi thành phố HCM và Đà Nẵng, sân bay Buôn Ma Thuột với các tuyến bay đi Hà Nội (trung chuyển qua Đà Nẵng) và thành phố HCM. 7.3. Định hướng phát triển kinh tế xã hội 7.3.1. Ngành nông, lâm nghiệp - Phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá dựa trên lợi thế của vùng về đất đai, khí hậu phát triển các vùng chuyên canh cây cà phê, hồ tiêu, cao su; cây ăn quả... Chú ý bảo vệ môi trường. - Thực hiện đầu tư thâm canh, kết hợp nông nghiệp với lâm nghiệp và công nghiệp chế biến đáp ứng nhu cầu sản xuất, dân sinh và xuất khẩu. - Phát triển cây lương thực, tiến tới xoá bỏ việc phá rừng làm nương rẫy. - Phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, lấy chăn nuôi gia đình là chính. - Phát triển lâm nghiệp theo hướng tăng cường công tác bảo vệ, cải tạo tu bổ rừng tự nhiên hiện có nhất là rừng đầu nguồn, rừng đặc dụng, rừng phòng hộ. Coi trọng lợi ích bảo vệ môi trường sinh thái kết hợp với lợi ích lâm sinh. 7.3.2. Ngành công nghiệp Chú trọng phát triển công nghiệp sử dụng các nguồn nguyên liệu tại chỗ như chế biến nông sản, công nghiệp thực phẩm, vật liệu xây dựng, giấy, sành sứ, phát triển cơ khí sửa chữa; khuyến khích phát triển tiểu thủ công nghiệp. Từng bước đầu tư công nghệ đặc biệt là công nghiệp chế biến các sản phẩm của các vùng chuyên canh. Tập trung các ngành công nghiệp với qui mô thích hợp, ưu tiên việc ứng dụng công nghệ đòi hỏi ít vốn. 7.3.3. Ngành dịch vụ Phát triển mạng lưới chợ nhằm mở rộng giao lưu hàng hoá. Chú trọng hướng dẫn và quản lý mạng lưới thương nghiệp để cung cấp và thu mua hàng hoá kịp thời cho nhân dân, nhất là đồng bào dân tộc ít người. Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia lưu thông nhằm tạo động lực cho sản xuất. Xây dựng các trung tâm thương mại tại các thành phố, thị xã để trao đổi hàng hoá, giới thiệu sản phẩm hàng hoá với các vùng khác, với Lào, Thái Lan, Campuchia. Xây dựng các khu du lịch Suối Vàng, Lác Thiện, Buôn Hồ... hình thành các tuyến du lịch nội vùng và liên vùng với Đông Nam Bộ, Duyên hải miền Trung, Đồng bằng sông Cửu Long. 7.3.4. Hệ thống giáo dục và y tế Nâng cao trình độ học vấn và nâng cao chất lượng của lực lượng lao động là tiền đề cho sự phát triển kinh tế xã hội của vùng. Chú trọng giữ gìn và phát huy các truyền thống, bản sắc dân tộc. CHƯƠNG 8 VÙNG ĐÔNG NAM BỘ Vùng bao gồm thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Lâm Đồng, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai. Diện tích tự nhiên 34733 km2, chiếm 10,55% diện tích cả nước. Dân số 12321,7 nghìn người, chiếm 15,71% dân số cả nước (năm 2001). 8.1. Tiềm năng phát triển kinh tế xã hội 8.1.1. Vị trí địa lý Đông Nam Bộ là vùng đất mới trong lịch sử phát triển của đất nước, khu vực tập trung nhiều đô thị nằm giữa các tỉnh Nam Trung Bộ và Nam Tây Nguyên là những vùng giàu tài nguyên đất đai, rừng và khoáng sản. Phía Tây và Tây - Nam giáp đồng bằng sông Cửu Long nơi có tiềm năng lớn về nông nghhiệp, là vựa lúa lớn nhất nước ta; phía Đông và Đông Nam giáp biển Đông, giàu tài nguyên hải sản, dầu mỏ và khí đốt và thuận lợi xây dựng các cảng biển tạo ra đầu mối liên hệ kinh tế thương mại với các nước trong khu vực và quốc tế; phía Tây Bắc giáp với Campuchia có cửa khẩu Tây Ninh tạo mối giao lưu rộng rãi với Cam puchia, Thái Lan, Lào, Mianma. Với vị trí này Đông Nam Bộ là đầu mối giao lưu quan trọng của các tỉnh phía Nam với cả nước và quốc tế. 8.1.2. Tài nguyên thiên nhiên 8.1.2.1. Địa hình Đông Nam Bộ nằm trên vùng đồng bằng và bình nguyên rộng, chuyển tiếp từ cao nguyên Nam Trung Bộ đến Đồng bằng sông Cửu Long. Độ cao địa hình thay đổi từ 200 đến 200 mét, rải rác có một vài ngọn núi trẻ. Nhìn chung địa hình của vùng tạo thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, phát triển công nghiệp và đô thị, xây dựng hệ thống giao thông vận tải,... 8.1.2.2 Khí hậu Nằm trong miền khí hậu phía Nam, Đông Nam Bộ có đặc điểm của vùng khí hậu cận xích đạo với nền nhiệt độ cao và hầu như không thay đổi trong năm. Đặc biệt có sự phân hoá sâu sắc theo mùa, phù hợp với hoạt động của gió mùa. Lượng mưa dồi dào trung bình hàng năm khoảng 1500 - 2000 mm. Khí hậu của vùng tương đối điều hoà, ít có thiên tai. Tuy nhiên về mùa khô, lượng mưa thấp gây khó khăn cho sản xuất và sinh hoạt. 8.1.2.3 Đất đai Đất nông nghiệp là một thế mạnh của vùng. Trong tổng quỹ đất có 27,1% đang được sử dụng vào mục đích nông nghiệp. Có 12 nhóm đất với 3 nhóm đất rất quan trọng là Đất nâu đỏ trên nền bazan, đất nâu vàng trên nền bazan, đất xám trên nền phù sa cổ. Ba nhóm đất này có diện tích lớn và chất lượng tốt thuận lợi cho nhiều loại cây trồng phát triển như cao su, cà phê, điều, lạc, mía, đỗ tương và cây lương thực. Đất chưa sử dụng chiếm 22,7% diện tích đất tự nhiên (so với cả nước là 42,98%). Tỷ lệ đất sử dụng trong nông nghiệp, lâm nghiệp, đất chuyên dùng và đất thổ cư khá cao so với mức trung bình của đất nước. 8.1.2.4. Tài nguyên rừng Diện tích rừng của Đông Nam Bộ không lớn, còn khoảng 532.200 ha chiếm 2,8% diện tích rừng cả nước và phân bố không đều ở các tỉnh. Rừng trồng tập trung ở Bình Dương, Bình Phước với 15,2 nghìn ha; Bình Thuận 14 nghìn ha, Bà Rịa - Vũng Tàu 14,3 nghìn ha. Rừng Đông Nam Bộ có ý nghĩa quan trọng trong việc cung cấp gỗ dân dụng, phòng hộ cho cây công nghiệp, giữ nước, cân bằng sinh thái cho toàn vùng. Đặc biệt rừng quốc gia Cát Tiên là một cơ sở cho nghiên cứu lâm sinh và thắng cảnh. 8.1.2.5. Tài nguyên khoáng sản Dầu khí có trữ lượng dự báo là 4-5 tỷ tấn dầu và 485 - 500 tỷ m3 khí có ý nghĩa quan trọng đối với nền kinh tế vùng và kinh tế quốc dân. Quặng bôxit trữ lượng khoảng 420 triệu tấn phân bố ở Bình Phước, Bình Dương . Các khoáng sản khác như đá ốp lát (chiếm 27% giá trị khoáng sản trên đất liền) phân bố ở Tánh Linh (Bình Thuận), Phú Túc (Đồng Nai), cao lanh trữ lượng xấp xỉ 130 triệu tấn phân bố ở Bình Dương, Bình Phước; mỏ cát thuỷ tinh phân bố ở Bình Châu (Bà Rịa - Vũng Tàu) cung cấp nguyên liệu cho nhà máy thuỷ tinh Biên Hoà và cho xuất khẩu... 8.1.2.6. Tài nguyên nước Nguồn nước mặt đa dạng, đáng kể là hệ thống sông Đồng Nai là 1 trong 3 con sông lớn của Việt Nam. Lượng nước mưa trung bình 1.500 - 2.000 mm tương ứng với 183 tỷ m3. Ngoài ra còn có một số hồ ở phía Đông, tổng dung tích khoảng 300 triệu m3. Với lượng nước mặt này đủ cung cấp nước cho vùng bao gồm cả cho phát triển công nghiệp. Nguồn nước ngầm có trữ lượng khá lớn, nhưng mực nước sâu từ 50 - 200 mét phân bố chủ yếu khu vực Biên Hoà- Long An, thành phố Hồ Chí Minh. 8.1.2.7. Tài nguyên biển Bờ biển dài 350 km với vùng biển Ninh Thuận- Bà Rịa Vũng Tầu là một trong bốn ngư trường trọng điểm của nước ta với trữ lượng cá khoảng 290-704 nghìn tấn chiếm 40% trữ lượng cá của vùng biển phía Nam. Diện tích có khả năng nuôi trồng thuỷ sản là khoảng 11,7 nghìn ha. Thiên nhiên ưu đãi cho Đông Nam Bộ bãi biển Vũng Tàu, Long Hải, Phước ải phát triển ngành du lịch trong vùng. 8.1.3. Tài nguyên nhân văn Dân số vùng này có sự gia tăng cơ học cao (bình quân 2 - 2,4%) và diễn biến phức tạp theo thời gian. Điều này là do sự phát triển kinh tế mạnh mẽ của vùng tạo ra sức hút lao động từ vùng khác đến. Mật độ dân số 327 người/km2, xong phân bố không đều giữa các tỉnh và thành phố. Mật độ dân số cao nhất là thành phố Hồ Chí Minh 2334 người/km2; Bà Rịa - Vũng Tàu 359 người/km2, Bình Phước 78 người/km2..., Có thể thấy dân số tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn, đồng bằng ven biển và các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Trình độ học vấn của người dân vùng Đông Nam Bộ khá cao. Tỷ lệ biết chữ trong độ tuổi trở lên là 88,82%. Dân số đô thị chiếm tới 53% dân số toàn vùng. Lực lượng lao động khá dồi dào, có kỹ thuật, nhạy bén và năng động cao trong nền kinh tế thị trường. Đây là tiềm năng quí giá để khai thác có hiệu quả tiềm năng lao động của vùng. Các di tích lịch sử và văn hoá khá tập trung và mật độ cao. Một số di tích nổi tiếng như cảng Nhà Bè, toà thánh Tây Ninh, dinh Độc Lập, địa đạo Củ Chi, có ý nghĩa trong hình thành và phát triển du lịch. Quá trình phát triển kinh tế của vùng đã tạo ra cho vùng một cơ sở vật chất, kỹ thuật, kết cấu hạ tầng vào bậc tốt nhất trong cả nước với ba cực phát triển chính là thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hoà và Vũng Tàu. 8.2. Hiện trạng phát triển kinh tế xã hội 8.2.1. Các ngành kinh tế 8.2.1.1. Ngành nông nghiệp Vùng có tiềm năng to lớn, đặc biệt về cây công nghiệp và nuôi trồng, đánh bắt thuỷ, hải sản, chăn nuôi gia súc. Các cây công nghiệp dài ngày bao gồm cao su, cà phê, chè, điều, dâu tằm có tổng diện tích chiếm tới 32% diện tích cây công nghiệp dài ngày của cả nước. Trong đó đáng kể nhất là cây cao su, được trồng tập trung ở các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước. Các cây công nghiệp ngắn ngày khác như lạc, đậu tương, cói, mía... cây mía chiếm tới 22,5% diện tích và 21,2% sản lượng mía toàn quốc. Ngoài ra Đông Nam Bộ còn có thế mạnh trồng cây ăn quả, đặc biệt là các cây ăn quả có giá trị kinh tế cao. Cây ăn quả được sản xuất với qui mô lớn theo hướng sản xuất hàng hoá với vùng cây ăn quả nổi tiếng như Lái Thiêu, Đồng Nai, Thủ Đức... Về sản xuất lương thực: Chủ yếu là sản xuất lúa. Cây rau cũng được chú trọng phát triển trong vùng nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hoà và Bà Rịa- Vũng Tàu. 8.2.1.2. Ngành công nghiệp Vùng là nơi tập trung nhiều nhất các xí nghiệp công nghiệp so với các vùng khác trong cả nước với đủ các ngành. Trong vùng hình thành các khu công nghiệp lớn tạo điều kiện mở rộng liên doanh liên kết với các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài. Ngành công nghiệp là thế mạnh của vùng; sản xuất công nghiệp của vùng chiếm gần 20% giá trị sản lượng công nghiệp của toàn đất nước. Bên cạnh việc mở rộng các ngành sản xuất, trong vùng còn tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại cho phát triển công nghiệp. Các ngành công nghiệp chủ yếu trong vùng là Nhiên liệu (dầu mỏ) chiếm 28,5% giá trị công nghiệp của vùng; công nghiệp thực phẩm 27,5%; dệt may 10,9%; hoá chất, phân bón, cao su 10,2%. Ngành cơ khí, điện tử tuy có tỷ trọng không cao nhưng đã thu hút 10% lao động công nghiệp của cả vùng. Các sản phẩm công nghiệp của vùng hướng vào hàng xuất khẩu (thuỷ, hải sản, may mặc), hàng tiêu dùng và hàng thay thế nhập khẩu (phân bón, hoá chất). Tuy nhiên sự phát triển mạnh mẽ nền công nghiệp cũng như nền kinh tế của vùng đã gây những tác động xấu tới môi trường trong vùng. Trong vùng có hai trung tâm công nghiệp đáng chú ý là: + Thành phố Hồ Chí Minh là địa khu dẫn đầu cả nước về số lượng các xí nghiệp sản xuất (1/2 số lượng xí nghiệp của vùng) với 80% giá trị sản lượng công nghiệp là hàng tiêu dùng. Nhiều xí nghiệp có qui mô khá lớn và tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị cao (kể cả xuất khẩu), song hầu hết các xí nghiệp này nằm trong nội thành, nguyên liệu thấp, các cơ sở sản xuất hầu như độc lập với nhau, nằm vào các khu đông dân thường gây ô nhiễm và cản trở giao thông vận tải trong nội thành. + Trung tâm công nghiệp Biên Hòa (Đồng Nai): rộng trên 300ha, do tổ chức SONADEZI khởi công xem xét xây dựng mặt bằng và cấu trúc hạ tầng vào năm 1964, sau đó cho các chủ tư nhân thuê để xây dựng các xí nghiệp sản xuất các mặt hàng : giấy, đường, thủy tin, luyện kim, cơ khí và gần đây là Trung tâm công nghiệp Biên Hòa thứ 2 cũng được xây dựng như mô hình cũ nằm đối diện bên kia xa lộ, đây cũng là trung tâm công nghiệp quan trọng. Hai trung tâm công nghiệp này đều có tận dụng những ưu điểm sẵn có là nguồn nhân lực dồi dào có tay nghề, thuận lợi về giao thông vận tải (đường bộ, đường thủy), gần Sài Gòn (trung tâm khoa học – kỹ thuật – kinh tế và thương mại lớn của Việt Nam). 8.2.1.3. Ngành dịch vụ Dịch vụ là ngành phát triển mạnh ở Đông Nam Bộ, đảm bảo phục vụ cho nhân dân trong vùng và cho nhu cầu phát triển của cả nước. Tỷ trọng ngành dịch vụ trong cơ cấu GDP của vùng khá cao, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của sản xuất và phát triển, chưa tương xứng với vai trò của vùng trọng điểm phía Nam, nhiều ngành quan trọng như tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học công nghệ, du lịch... còn chiếm tỷ trọng thấp. 8.2.2. Bộ khung lãnh thổ của vùng 8.2.2.1. Hệ thống đô thị: bao gồm 4 thành phố, 4 thị xã và 41 thị trấn tạo nên các trung tâm văn hoá, kinh tế, chính trị quan trọng của vùng. - Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố lớn nhất của cả nước, có cơ sở hạ tầng thuận lợi cho việc tổ chức các mối liên hệ kinh tế xã hội (bao gồm cảng hàng không, đường giao thông, hệ thống thông tin liên lạc). Đây cũng là thành phố có tầm quan trọng không chỉ trên bình diện quốc gia mà còn trên bình diện quốc tế. Trong vùng còn hình thành và phát triển các khu công nghiệp tại khu vực ngoại thành (Bình Chánh, Thủ Đức, Củ Chi, Hóc Môn, Nhà Bè). Đồng thời hình thành các điểm đô thị mới, hiện đại. - Thành phố Biên Hoà là đầu mối giao thông trên bộ của vùng Đông Nam Bộ. Có khu công nghiệp Biên Hoà và một số cụm công nghiệp khác có mối liên kết với các khu công nghiệp ở thành phố Hồ Chí Minh. Đây được coi là thành phố công nghiệp của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. - Thành phố Vũng Tàu là thành phố cảng, phát triển công nghiệp và du lịch. Ngoài ra còn có các thị xã đã và đang phát triển là các trung tâm kinh tế của vùng. 8.2.2.2. Hệ thống giao thông vận tải Hệ thống giao thông vận tải trong vùng khá thuận lợi so với các vùng khác, dễ dàng cho giao lưu trong nội vùng, với vùng khác và quốc tế. Các tuyến đường bộ bao gồm quốc lộ 1, quốc lộ 22 đi Campuchia, quốc lộ 13 nối với quốc lộ 14 đi Tây Nguyên, Lào; quốc lộ 20 đi Đà Lạt; quốc lộ 51 nối thành phố Hồ Chí Minh - Biên Hoà - Vũng Tàu; quốc lộ 50 đi Gò Công, Mỹ Tho và nối với Đồng bằng sông Cửu Long. Ngoài ra còn các đường tỉnh lộ, đường liên xã và đường đô thị. Hệ thống đường sắt bao gồm tuyến Thống Nhất, tuyến Hồ Chí Minh - Lộc Ninh (vùng trồng cao su). Hệ thống đường sông với cảng sông ở thành phố Hồ Chí Minh, ở Biên Hoà. Đường biển với các cảng biển (cảng Sài Gòn) và các tuyến đường biển đi quốc tế Thành phố Hồ Chí Minh đi Hồng Kông, Singapo, Tokyo, Băng Cốc; đi các vùng trong nước Bến Thuỷ, Cần Thơ, Rạch Giá, Hà Tiên, Hải Phòng, bến cảng khá phát triển và có ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế của vùng và của cả nước. Hệ thống đường hàng không sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất với hơn 20 tuyến bay quốc tế và trong nước; sân bay Vũng Tầu làm dịch vụ cho ngành dầu khí. 8.3. Định hướng phát triển của vùng 8.3.1. Ngành nông – lâm – ngư nghiệp 8.3.1.1. Ngành nông nghiệp Đối với cây công nghiệp dài ngày: Hình thành các vùng chuyên canh cây cao su và cà phê với mục tiêu đáp ứng xuất khẩu và tiêu dùng trong nước. Ngoài ra chú trọng phát triển cây điều, hồ tiêu, dâu tằm, cọ và gắn liền với công nghiệp chế biến. Đối với cây công nghiệp ngắn ngày: Mở rộng diện tích mía, đậu tương, thuốc lá, bông Đối với cây lương thực: Hình thành các vùng lúa, ngô. Đối với cây thực phẩm và chăn nuôi: Hình thành các vành đai thực phẩm, rau, chăn nuôi lợn, bò, gia cầm xung quanh các thành phố lớn và trung tâm đô thị, công nghiệp. 8.3.1.2. Ngành lâm nghiệp Tăng tỷ lệ che phủ của rừng tạo ra các lá phổi xanh cho các khu đô thị và các khu công nghiệp, cải thiện môi trường sinh thái, tạo cảnh quan du lịch Chú trọng bảo vệ rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ ven biển đặc biệt là rừng ngập mặn huyện Cần Giờ, ven biển Bà Rịa - Vũng Tàu; phát triển rừng nguyên liệu giấy, rừng quốc gia Cát Tiên, Đồng Nai. Phủ xanh đất trống đồi trọc ở các tỉnh Bình Thuận, Ninh Thuận, Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương và Bình Phước. 8.3.1.3. Ngành ngư nghiệp Tập trung đầu tư các phương tiện đánh bắt ngoài khơi tàu thuyền, phương tiện thông tin đi biển. Xây dựng cơ sở hạ tầng đặc biệt là các thiết bị và phương tiện bảo quản nhằm bảo đảm chất lượng hải sản tươi sống, ướp lạnh xuất khẩu. Xây dựng hệ thống cảng và các cơ sở dịch vụ nghề cá ỏ Côn Đảo, Vũng Tàu, Phan Thiết. Phát triển nuôi tôm thâm canh, nuôi cá nước ngọt. Gắn đánh bắt, nuôi trồng thuỷ hải sản với công nghiệp chế biến. Nâng cấp và hoàn thiện các cơ sở chế biến xuất khẩu tại thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai, Phan Thiết, Phan Rang 8.3.2. Ngành công nghiệp Ngành công nghiệp hướng vào sản xuất các sản phẩm có chất lượng cao và các trang thiết bị cho các ngành kinh tế của vùng và của cả nước. Một số ngành công nghiệp chủ chốt của vùng là dầu khí, công nghiệp điện tử, cơ khí, tin học, luyện thép, hoá chất, dệt, may, da giầy, giấy, nhựa, sành sứ, thuỷ tinh, chế biến thực phẩm. Phát triển các khu công nghiệp tập trung như thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hoà, Vũng Tàu, 8.3.3. Ngành dịch vụ Phát triển các trung tâm thương mại tầm cỡ quốc tế, khu vực, quốc gia và vùngtại thành phố Hồ Chí Minh, Binh Dương và Bình Phước, Đồng Nai, Bà Rịa- Vũng Tàu, Tây Ninh. Xây dựng mạng lưới các chợ và siêu thị. Phát triển du lịch theo hướng đa dạng hoá sản phẩm với các trung tâm quan trọng hàng đầu là thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu và một số trung tâm có tiềm năng như Phan Thiết, Tây Ninh CHƯƠNG 9 VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Vùng bao gồm các tỉnh Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, An Giang, Đông Tháp với tổng diện tích tự nhiên 39.713 km2 chiếm 12,02% diện tích tự nhiên của cả nước. Dân số của vùng năm 2001 là 12.519,4 nghìn người chiếm 21% dân số cả nước. 9.1. Tiềm năng và hiện trạng phát triển kinh tế xã hội 9.1.1. Vị trị địa lý Nằm ở phần cuối của bán đảo Đông Dương, liền kề với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nên vùng có mối quan hệ hai chiều rất chặt chẽ và quan trọng. Nằm giáp với Campuchia và cùng chung sông Mê Kông là điều kiện giao lưu hợp tác với các nước trên bán đảo. Nằm ở vùng tận cùng Tây Nam của Tổ quốc có bờ biển dài 73,2 km và nhiều đảo, quần đảo như Thổ Chu, Phú Quốc là vùng đặc quyền kinh tế giáp biển Đông và vịnh Thái Lan. Vùng nằm trong khu vực có đường giao thông hàng hải và hàng không quốc tế giữa Nam á và Đông Nam á cũng như với châu úc và các quần đảo khác trong Thái Bình Dương. Vị trí này rất quan trọng trong giao lưu quốc tế. 9.1.2. Tài nguyên thiên nhiên 9.1.2.1. Địa hình Địa hình của vùng tương đối bằng phẳng, độ cao trung bình là 3 - 5m, có khu vực chỉ cao 0,5 - 1m so với mặt nước biển. 9.1.2.2. Khí hậu Nền khí hậu nhiệt đới ẩm với tính chất cận xích đạo thể hiện rõ rệt. Nhiệt độ trung bình hàng năm 24 - 27OC, biên độ nhiệt trung bình năm 2 – 30C, chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm thấp, ít có bão hoặc nhiễu loạn thời tiết. Có hai mùa rõ rệt, mùa mưa tập trung từ tháng 5 - 10, lượng mưa chiếm tới 99% tổng lượng mưa của cả năm. Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, hầu như không có mưa. Có thể nói các yếu tố khí hậu của vùng thích hợp cho các sinh vật sinh trưởng và phát triển, là tiền đề cho việc thâm canh, tăng vụ. 9.1.2.3. Đất đai Diện tích đất trong vùng bao gồm các nhóm đất sau: - Đất phù sa: Phân bố chủ yếu ở vùng ven và giữa hệ thống sống Tiền và sông Hậu, diện tích 1,2 triệu ha chiếm 29,7% diện tích đất tự nhiên toàn vùng và khoảng 1/3 diện tích đất phù sa của cả nước. Nhóm đất này có độ phì cao và cân đối, thích hợp đối với nhiều loại cây trồng lúa, cây ăn quả, màu, cây công nghiệp ngắn ngày. - Nhóm đất phèn: Phân bố ở vùng Đồng Tháp Mười và Hà Tiên, vùng trũng trung tâm bản đảo Cà Mau với tổng diện tích 1,2 triệu ha chiếm 40% diện tích toàn vùng. Đất có hàm lượng độc tố cao, tính chất cơ lý yếu, nứt nẻ nhanh. - Nhóm đất xám: Diện tích trên 134.000 ha chiếm 3,4% diện tích toàn vùng. Phân bố chủ yếu dọc biên giới Campuchia, trên các bậc thềm phù sa cổ vùng Đồng Tháp Mười. Đất nhẹ, tơi xốp, độ phì thấp, độc tố bình thường. - Ngoài ra còn có các nhóm đất khác như đất cát giông, than bùn, đất đỏ vàng, đất xói mòn chiếm diện tích không đáng kể khoảng 0,9% diện tích toàn vùng. - Nhìn chung đất đai ở đây rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, thích hợp trồng lúa, dừa, mía, dứa, cây ăn quả. 9.1.2.4. Tài nguyên nước - Với hệ thống hạ lưu sông Mê Kông ở Việt Nam là hai nhánh sông Tiền và sông Hậu tổng lượng nước sông Cửu Long là 500 tỷ mét khối. Trong đó sông Tiền chiếm 79% và sông Hậu chiếm 21%. Chế độ thuỷ văn thay đổi theo mùa. Mùa mưa nước sông lớn vào tháng 9, tháng 10 làm ngập các vùng trũng Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên. Về mùa này, nước sông mang nhiều phù sa bồi đắp cho đồng bằng. Về mùa khô, lượng nước giảm nhiều, làm cho thuỷ triều lấn sâu vào đồng bằng làm vùng đất ven biển bị nhiễm mặn nghiêm trọng. - Chế độ nước ngầm khá phức tạp, phần lớn ở độ sâu 100 mét. Nếu khai thác quá nhiều có thể làm nhiễm mặn trong vùng. 9.1.2.5 Tài nguyên biển - Chiều dài bờ biển 732 km với nhiều cửa sông và vịnh. Biển trong vùng chứa đựng nhiều hải sản quí với trữ lượng cao: Tôm chiếm 50% trữ lượng tôm cả nước, cá nổi 20%, cá đáy 32%, ngoài ra còn có hải sản quí như đồi mồi, mực - Trên biển có nhiều đảo, quần đảo có tiềm năng kinh tế cao như đảo Thổ Chu, Phú Quốc. - Ven bờ là hệ thống rừng ngập mặn có giá trị về kinh tế và sinh thái với nhiều loại động vật, thực vật. 9.1.2.6 Tài nguyên khoáng sản Trữ lượng khoáng sản không đáng kể. Đá vôi phân bố ở Hà Tiên, Kiên Lương dạng núi vách đứng với trữ lượng 145 triệu tấn. Phục vụ sản xuất xi măng, vôi xây dựng; cát sỏi ở dọc sông Vàm Cỏ, sông Mê Kông trữ lượng khoảng 10 triệu mét khối; than bùn ở U Minh, Cần Thơ, Sóc Trăng, tứ giác Long Xuyên. Ngoài ra còn các khoáng sản khác như đá, suối khoáng 9.1.3. Tài nguyên nhân văn Mật độ dân số trung bình là 402 người/km2. Tỷ suất gia tăng dân số tự nhiên là 2,3%. Gia tăng dân số cơ học cũng khá cao. Cơ cấu dân tộc: Gồm nhiều dân tộc khác nhau, chủ yếu vẫn là người Kinh. Người Khơ Me chiếm 2,1% dân số của vùng cư trú ở các tỉnh Kiên Giang, An Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Vĩnh Long, Trà Vinh; người Hoa chiếm 1,7% dân số vùng phân bố ở An Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Cần Thơ Các dân tộc còn lại chiếm 0,2% dân số vùng. 9.2. Hiện trạng phát triển kinh tế xã hội 9.2.1. Các ngành kinh tế 9.2.1.1. Ngành nông nghiệp, lâm, ngư nghiệp 9.2.1.1.1. Ngành nông nghiệp - Là ngành chủ yếu của vùng, hầu hết các tỉnh ngành nông nghiệp đều chiếm tỷ trọng trên 50% GDP của tỉnh. Trong thời gian qua đã phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi gắn liền với chế biến. - Trong cơ cấu ngành nông nghiệp, cây lương thực chiếm ưu thế tuyệt đối. Năm 1999 diện tích cây lương thực của vùng là 1.953 ngàn ha chiếm sản lượng lương thực là 12,3 triệu tấn chiếm 51,91% sản lượng lương thực cả nước. Mức lương thực bình quân đầu người cao nhất trong cả nước là 850kg/người/năm. Năng suất lương thực ngày càng tăng cao năm 1997 đạt 40,2tạ/ha cao nhất trong cả nước điều này là do cơ cấu mùa vụ thay đổi, đồng ruộng được cải tạo, thuỷ lợi hoá và đầu tư khoa học kỹ thuật. - Diện tích cây ăn quả trong mấy năm gần đây có xu hướng tăng, hiện có khoảng 170 nghìn ha cây ăn quả. Cây ăn quả được trồng theo 3 dạng vườn tạp, vườn hỗn hợp và vườn chuyên. - Ngành chăn nuôi cũng khá phát triển đàn lợn chiếm 14,2 % đàn lợn của cả nước, tuy nhiên còn nhỏ so với tiềm lực của vùng. Nuôi vịt là truyền thống của vùng để lấy thịt, trứng và lông xuất khẩu. Đàn vịt chiếm 25,1% đàn gia cầm của cả nước được nuôi nhiều nhất ở Bạc Liêu, Cà Mau, Cần Thơ, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Trà Vinh. 9.2.1.1.2. Ngành ngư nghiệp - Nghề cá của vùng đã phát triển khá mạnh cả về sản lượng và kim ngạch xuất khẩu. Giá trị sản lượng ngành ngư nghiệp của vùng chiếm 42 - 45% giá trị sản lượng của ngành trong cả nước và 37 - 42% kim ngạch xuất khẩu của ngành cả nước. - Về nuôi trồng diện tích nuôi trồng thủy sản của vùng là 294,1ha chiếm 21,2% diện tích nuôi trồng thuỷ sản của cả nước. Trong đó có các mô hình nuôi tôm-lúa, rừng - tôm, tôm. Ngoài ra vùng còn nuôi các thuỷ sản khác có giá trị kinh tế cao như lươn, ốc, cua, rùa, đồi mồi,.. đây cũng là nguồn lợi xuất khẩu có giá trị. 9.2.1.1.3. Ngành lâm nghiệp Khôi phục rừng tràm trên các vùng đất mặn ven biển. Duy trì và mở rộng diện tích rừng ngập mặn ven biển. Tuy nhiên do không khắc phục được nạn cháy rừng nên diện tích rừng trong mấy năm gần đây bị giảm nhanh chóng. 9.2.1.2. Ngành công nghiệp - Chủ yếu là công nghiệp chế biến lương thực và thực phẩm với hơn 20% giá trị gia tăng công nghiệp của vùng. Tuy nhiên chủ yếu mới là sơ chế nên chất lượng và hiệu quả còn thấp. - Các ngành khác như dệt, may, sản xuất vật liệu xây dựng (chiếm 12% giá trị gia tăng công nghiệp của vùng); hoá chất đã tăng trưởng nhanh trong thời gian qua. - Công nghiệp của vùng phân bố chủ yếu ở các đô thị lớn như Cần Thơ, các thị xã, tỉnh lỵ. 9.2.1.3. Ngành dịch vụ Đồng bằng sông Cửu Long có nhiểu tiềm năng để phát triển du lịch, bởi vậy trong vùng đã hình thành các điểm du lịch có ý nghĩa quốc gia như Điểm du lịch Cần Thơ mang sắc thái của vùng Tây Đô; hệ sinh thái rừng ngập mặn Cà Mau; du lịch trên đảo Phú Quốc và hàng loạt điểm du lịch khác như bảo tàng Long An, sông Vàm Cỏ, chợ nổi Cái Bè Từ các điểm du lịch này hình thành lên các cụm du lịch Cụm du lịch Cần Thơ, Cụm du lịch Tiền Giang, cụm du lịch Châu Đốc; Cụm du lịch Năm Căn (Cà Mau). 9.2.2. Bộ khung lãnh thổ của vùng 9.2.2.1. Hệ thống đô thị: gồm 4 thành phố, 13 thị xã, 98 thị trấn phân bố đều trên khắp địa bàn đồng bằng. Hệ thống đô thị phân bố khá đồng đều trong toàn vùng tuy nhiên các đô thị chưa lớn. - Thành phố Cần Thơ là thành phố trung tâm văn hoá, kinh tế, chính trị vủa toàn vùng. Thành phố được coi là thủ phủ của miền Tây Việt Nam, là trung tâm của Đồng bằng sông Cửu Long. - Ngoài ra còn có các thành phố và thị xã khác như Tân An, Cao lãnh, Sa Đéc, Long Xuyên, Châu Đốc, Mỹ Tho, Gò Công,... có mối liên hệ kinh tế xã hội với nhau và là trung tâm của các tỉnh của vùng. 9.2.2.2. Hệ thống giao thông vận tải - Đường sông - kênh - rạch tạo thành một mạng lưới liên kết các tỉnh với nhau với hệ thống kênh rạch chằng chịt bao gồm 197 con sông, kênh, rạch. - Các cảng nội địa trải khắp mạng lưới các tuyến đường thủy như cảng Mỹ Tho, Cao Lãnh, Trà Nóc, Long Xuyên, - Hệ thống đường bộ quan trọng nhất là quốc lộ 1A. Ngoài ra có các quốc lộ30, quốc lộ 53, quốc lộ 53, 54,20,21,80, 91, 91B, 12. - Đường hàng không với sân bay Trà Nóc (Cần Thơ), Rạch Giá và Phú Quốc đang được khai thác. 9.3. Định hướng phát triển của vùng 9.3.1. Ngành nông, ngư, lâm nghiệp Đây là vùng được thiên nhiên ưu đãi các thế mạnh về đất đai, thời tiết khí hậu, tạo điều kiện thuận lợi đặc biệt cho phát triển nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ hải sản. Bởi vậy định hướng phát triển của vùng được tập trung vào nông nghiệp, ngư nghiệp, lâm nghiệp và công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm. 9.3.1.1. Nông nghiệp Trong định hướng phát triển nông nghiệp thì chuyển dịch cơ cấu ngành, đưa tỷ trọng chăn nuôi lên 37% so với hiện nay là 20% trong tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp. Xây dựng nền nông nghiệp sinh thái phát triển bền vững, tăng tỷ suất hàng hoá nông sản; coi trọng thâm canh, nghiên cứu chuyển đổi mùa vụ để phòng tránh thiên tai, lũ lụt; hình thành vùng cây chuyên canh có năng suất cao, chất lượng tốt; tập trung khai thác vùng Đồng Tháp Mười, Tây sông Hậu và bán đảo Cà Mau. 9.3.1.2. Lâm nghiệp Thực hiện công tác trồng cây gây rừng nhằm khôi phục và bảo vệ môi trường sinh thái, hình thành các tuyến rừng bảo vệ bờ biển; trồng mới và bảo vệ rừng phòng hộ vùng Bảy Núi; giữ vững diện tích cây tràm và dừa nước, bảo vệ rừng ngập mặn; từng bước thực hiện giao đất giao rừng để kết hợp làm vườn và sản xuất lâm nghiệp, giữa nuôi tôm và trồng rừng. 9.3.1.3. Ngư nghiệp Phát huy thế mạnh của vùng có bờ biển dài, ngư trường rộng và nhân dân có kinh nghiệm trong nuôi trồng và đánh bắt thuỷ hải sản. Tăng cường đầu tư cho ngành này để đạt được mục tiêu đóng góp 50% giá trị xuất khẩu thuỷ, hải sản của cả nước; phát triển nuôi trồng thuỷ hải sản có giá trị cao như tôm, cua và các đặc sản có giá trị xuất khẩu. 9.3.2. Ngành công nghiệp Chú trọng phát triển công nghiệp chế biến lương thực - thực phẩm. Phát triển ngành may, mặc, dệt, da giầy, cơ khí điện tử, hoá chất Đầu tư phát triển các khu công nghiệp khi có điều kiện Trà Nóc, Nam Hưng Phú, Vị Thanh, Bến Lức, Tập trung phát triển ngành công nghiệp tận dụng lao động tại chỗ. 9.3.3. Ngành dịch vụ - Hình thành các trung tâm thương mại, siêu thị, mạng lưới chợ để tạo môi trường thuận lợi cho sản xuất kinh doanh. Xây dựng trung tâm thương mại Cần Thơ là đầu mối cho hoạt động thương mại liên vùng. Ngoài ra xây dựng các trung tâm thương mại khác như Tân An, Cao Lanh, Mỹ Tho, Long Xuyên, Mỹ Tho, Rạch Giá, Sóc Trăng, Trà Vinh, Vĩnh Long, Bến Tre, Cà Mau, Bạc Liêu, Hà Tiên, Châu Đốc nhằm cung cấp hàng hóa phục vụ sản xuất và đời sống. - Khai thác lợi thế vị trí địa lý để phát triển các loại hình du lịch sông nước, miệt vườn, sinh thái gắn liền với du lịch thành phố Hồ Chí Minh. Gắn liền khai thác du lịch với bảo tồn thiên nhiên. 9.3.4. Kết cấu hạ tầng - Phát triển mạng lưới giao thông đường thuỷ, đường bộ theo qui hoạch; nâng cấp các cảng nằm dọc sông Tiền, sông Hậu; nâng cấp một số tuyến quốc lộ; gắn liền phát triển giao thông với thuỷ lợi nhằm phòng chống lũ; xây dựng sân bay Trà Nóc trở thành sân bay trung tâm của Đồng bằng sông Cửu Long. - Xây dựng mạng lưới đô thị các cấp, trên cơ sở phát triển 3 khu vực đô thị Khu tứ giác trung tâm (Cần Thơ, Long Xuyên, Vĩnh Long, Cao Lãnh) hành lang đô thị Đông Nam (Mỹ Tho, Tân An, Thủ Thừa, Bến Lức) hành lang đô thị phía Tây Bắc. Khắc phục tình trạng chênh lệch giữa các vùng.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbaigiang_phan_vung_kinh_te_2133.doc