Kết luận
Tại các quốc gia có thị trường mới nổi và
đang phát triển như Việt Nam, việc nghiên
cứu về quản trị doanh nghiệp và áp dụng vào
hoạch định chính sách sẽ gặp phải các trở
ngại về cả khung lý thuyết và bằng chứng
thực nghiệm. Bên cạnh những nghiên cứu về
tác động tích cực của chất lượng quản trị
doanh nghiệp đối với nền kinh tế trên góc độ
vi mô và vĩ mô, một cách tiếp cận theo cấp
độ ngành (meta level) là cần thiết. Do đó, bài
viết này là một đóng góp ý nghĩa liên quan
đến mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế, tập
trung ngân hàng và quản trị doanh nghiệp.
Bài viết làm rõ tác động tích cực của quản
trị doanh nghiệp đối với mối quan hệ giữa
tập trung ngân hàng và tăng trưởng kinh tế.
Thật vậy, quản trị tốt sẽ giúp doanh nghiệp
thuận tiện hơn khi tiếp cận các nguồn tài trợ
bên ngoài. Điều này góp phần làm tăng giá
trị doanh nghiệp và là một động lực cho tăng
trưởng kinh tế. Để thúc đẩy tăng trưởng kinh
tế, cần có sự phối hợp hài hòa giữa Chính
phủ và doanh nghiệp. Cụ thể, sự điều tiết hợp
lý của Chính phủ và chất lượng quản trị của
doanh nghiệp sẽ tác động tích cực đến cả nền
kinh tế.
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 319 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quản trị doanh nghiệp có phải là một động lực tăng trưởng kinh tế của Việt Nam hay không?, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ KHOA HỌC KINH TẾ - SỐ 8(01) - 2020
1
QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP CÓ PHẢI LÀ MỘT ĐỘNG LỰC
TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CỦA VIỆT NAM HAY KHÔNG?
IS CORPORATE GOVERNANCE A MOTIVATION OF
ECONOMIC GROWTH IN VIETNAM?
Ngày nhận bài: 19/02/2020
Ngày chấp nhận đăng: 27/03/2020
Nguyễn Khắc Quốc Bảo, Lê Văn
TÓM TẮT
Bài viết tìm hiểu tác động của quản trị doanh nghiệp đối với sự tăng trưởng các ngành kinh tế Việt
Nam. Kết quả cho thấy thẻ điểm quản trị doanh nghiệp (corporate governance scorecard) giảm
thiểu tác động tiêu cực của mức độ tập trung ngân hàng đối với tăng trưởng kinh tế. Như vậy,
quản trị doanh nghiệp thực sự là một động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đặc biệt tại các thị
trường mới nổi và đang phát triển như Việt Nam.
Từ khóa: Thẻ điểm quản trị doanh nghiệp, mức độ tập trung ngân hàng, tăng trưởng kinh tế.
ABSTRACT
This paper examines the impact of corporate governance on economic growth of industrial sectors
in Vietnam. We find that corporate governance scorecard mitigates the negative impact of bank
concentration to economic growth. As a result, corporate governance is a motivation of economic
growth, especially at emerging and developing markets such as Vietnam.
Keywords: Corporate governance scorecard, bank concentration, economic growth.
Mã phân loại JEL: G3, G34, G2, O16.
1. Giới thiệu
Quản trị (governance) ngày càng được
chứng tỏ là một nhân tố quan trọng quyết
định sự thành bại của một chủ thể kinh
doanh, những ngành kinh tế và toàn bộ thị
trường. Các thông lệ quản trị doanh nghiệp
đã và đang được ban hành trên cả quy mô
toàn cầu và khu vực. Trên bình diện quốc tế,
Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế
(OECD) đã ban hành các nguyên tắc về quản
trị doanh nghiệp (OECD, 1999). Trên bình
diện khu vực, Ngân hàng Phát triển Châu Á
(ADB) đã đưa ra thẻ điểm quản trị doanh
nghiệp (corporate governance scorecard) để
đánh giá về quản trị doanh nghiệp tại Đông
Nam Á (ADB, 2017). Tại Việt Nam, Bộ
nguyên tắc về quản trị công ty theo thông lệ
tốt nhất đã được ban hành dành cho các công
ty đại chúng (Ủy ban Chứng khoán Nhà
nước, 2019). Tiếp nối những khuôn khổ trên,
bài viết này được thực hiện nhằm đưa ra
bằng chứng thực nghiệm cho tác động của
quản trị doanh nghiệp đối với tăng trưởng
các ngành kinh tế Việt Nam. Bài viết sử dụng
thẻ điểm quản trị doanh nghiệp trong giai
đoạn 2013-2017 như được khởi xướng bởi
ADB (2017) để cho thấy rằng (i) mức độ tập
tập trung ngân hàng cao làm giảm tăng
trưởng kinh tế; và (ii) quản trị doanh nghiệp
ảnh hưởng tích cực đến mối quan hệ này.
Qua đó, quản trị doanh nghiệp tốt sẽ giảm
thiểu những tác động tiêu cực của việc phụ
thuộc vào những nguồn tài trợ bên ngoài.
Về mặt bố cục, cơ sở lý thuyết và bằng
chứng thực nghiệm từ những nghiên cứu trước
sẽ được trình bày trong Phần 2; phương pháp
và dữ liệu nghiên cứu được trình bày trong
Phần 3; kết quả nghiên cứu và những thảo
luận liên quan được trình bày trong Phần 4; và
kết luận được trình bày trong Phần 5.
Nguyễn Khắc Quốc Bảo, Khoa Tài chính, Trường
Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Lê Văn, Nghiên cứu sinh tại Trường Đại học
Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
2
2. Tổng quan nghiên cứu
Bên cạnh những nguyên lý và thông lệ về
quản trị doanh nghiệp như đã được trình bày
trong Phần 1, khung lý thuyết về chủ đề này
cũng được xây dựng từ những nghiên cứu
trước đây. Khung lý thuyết này được xây
dựng trên những khía cạnh bao gồm tác động
của quản trị doanh nghiệp đến (i) các hoạt
động huy động vốn tài trợ, đầu tư và phân
phối lợi nhuận; (ii) trong giai đoạn khủng
hoảng tài chính; và (iii) mức độ tập trung
ngân hàng và tăng trưởng kinh tế.
Theo Doidge và cộng sự (2007) và Attig
và cộng sự (2008), quản trị doanh nghiệp tốt
dẫn đến giảm chi phí sử dụng vốn nợ. Theo
Cueto (2008, 2013), Bae và cộng sự (2012),
Bai và cộng sự (2004), Chen và cộng sự
(2009, 2011), Morey và cộng sự (2009),
Balasubramanian và cộng sự (2010),
Ammann và cộng sự (2011) và Claessens và
cộng sự (2014), quản trị doanh nghiệp tốt dẫn
đến giảm chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu và
do đó làm tăng giá trị doanh nghiệp. Theo
Khanna và Zyla (2010), quản trị doanh
nghiệp là một nhân tố quan trọng tác động
đến quyết định đầu tư tại các thị trường mới
nổi. Theo Nayaran và cộng sự (2015), quản
trị doanh nghiệp dự đoán được lợi tức của thị
trường chứng khoán.
Trong các cuộc khủng hoảng tài chính,
quản trị doanh nghiệp là một nhân tố tác
động đến tỷ suất sinh lợi. Bằng chứng thực
nghiệm được chỉ ra bởi Johnson và cộng sự
(2000), Lemon and Lins (2003) và Bae và
cộng sự (2012) đối với cuộc khủng hoảng tài
chính tại châu Á trong những năm 1990 và
Cornett và cộng sự (2010) đối với cuộc
khủng hoảng tài chính 2008-2009.
Về tương quan giữa quản trị doanh nghiệp
và tăng trưởng kinh tế, Petersen và Rajan
(1995), Black và Strahan (2002), Diallo và
Koch (2018), Diallo và Zhang (2017) chỉ ra
rằng mức độ tập trung ngân hàng cao là
nguyên nhân của việc tăng trưởng kinh tế
thấp. Diallo (2017) bổ sung rằng chất lượng
quản trị doanh nghiệp sẽ giảm thiểu tác động
của tập trung ngân hàng đối với tăng trưởng
kinh tế, đặc biệt là tại các thị trường mới nổi
và đang phát triển.
Kế thừa khung lý thuyết như trên, bài viết
đánh giá tác động của quản trị đối với quan
hệ giữa tập trung ngân hàng và tăng trưởng
các ngành kinh tế Việt Nam trong giai đoạn
2013-2017. Điểm mới của nghiên cứu này
bao gồm việc sử dụng thẻ điểm quản trị
doanh nghiệp như được đề xuất bởi ADB
(2017) để đại diện cho chất lượng quản trị
doanh nghiệp.
3. Phương pháp nghiên cứu
3.1. Mô hình nghiên cứu
Bài viết đánh giá sự tương tác của quản trị
doanh nghiệp đối với mối quan hệ giữa tập
trung ngân hàng và tăng trưởng các ngành
kinh tế (như được tổng hợp tại Bảng 1) với
mô hình hồi quy được xây dựng như sau:
Bảng 1.
Các ngành kinh tế Việt Nam
Tên ngành kinh tế Việt Nam
Tên ngành kinh tế Việt Nam
1 Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản 10 Thông tin và truyền thông
2 Khai khoáng 11 Tài chính, ngân hàng và bảo hiểm
3 Công nghiệp chế biến, chế tạo 12 Hoạt động kinh doanh bất động sản
TẠP CHÍ KHOA HỌC KINH TẾ - SỐ 8(01) - 2020
3
4 Sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước
nóng, hơi nước và điều hòa không khí
13 Hoạt động chuyên môn, khoa học và
công nghệ
5 Cung cấp nước; hoạt động quản lý và xử
lý rác thải, nước thải
14 Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ
6 Xây dựng 15 Giáo dục và đào tạo
7 Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô
tô, xe máy và xe có động cơ khác
16 Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội
8 Vận tải, kho bãi 17 Nghệ thuật, vui chơi và giải trí
9 Dịch vụ lưu trú và ăn uống 18 Hoạt động dịch vụ khác
Nguồn: Tổng Cục Thống kê
Trong mô hình nghiên cứu, thể hiện
năng suất lao động của toàn xã hội theo phân
ngành kinh tế. Như vậy, thể
hiện tốc độ gia tăng năng suất lao động của
mỗi ngành, đây chính là tốc độ tăng trưởng
kinh tế theo cấp độ ngành (meta level) của
Việt Nam. Biến phụ thuộc này tương thích
với cách xây dựng tỷ lệ giữa tổng sản lượng
đầu ra và tổng số lao động mỗi ngành của
Diallo (2017). Biến thể hiện sự phụ
thuộc của ngành vào các nguồn tài trợ bên
ngoài. Sự phụ thuộc vào các nguồn tài trợ
bên ngoài được xây dựng qua tỷ số (Nhu cầu
đầu tư – Nguồn lực tự tài trợ) / Nguồn lực tự
tài trợ (Rajan và Zingales, 1998). Trong đó,
nhu cầu đầu tư và các nguồn lực tự tài trợ lần
lượt được được đại diện bởi hai chỉ tiêu Vốn
đầu tư phát triển toàn xã hội và Tổng sản
phẩm trong nước theo ngành kinh tế. Cả hai
chỉ tiêu này đều được tính trên cơ sở giá so
sánh 2010.
Biến thể hiện mức độ tập trung ngân
hàng (Diallo, 2017), được đại diện bởi hai
chỉ số 3-Bank và Herfindahl-Hirschman
Index (HHI). Trong đó, “3-Bank” là tỷ trọng
tài sản của ba ngân hàng lớn nhất trên toàn
bộ hệ thống ngân hàng ở Việt Nam và HHI là
thể hiện mức độ tập trung của thị phần. Việc
sử dụng hai chỉ số đồng thời giúp kiểm định
tính bền vững của mô hình nghiên cứu. Biến
thể hiện thẻ điểm quản trị doanh nghiệp
(ADB, 2017) tại Việt Nam. Thẻ điểm này
được đánh giá dựa trên các yếu tố (i) quyền
của chủ sở hữu; (ii) sự đối xử bình đẳng giữa
các chủ sở hữu; (iii) vai trò của các bên liên
quan; (iv) sự tiết lộ và minh bạch thông tin;
và (v) vai trò và trách nhiệm của ban lãnh
đạo. Do ADB không thực hiện đánh giá thẻ
điểm quản trị doanh nghiệp cho năm 2016
nên biến này mang độ trễ cho các năm từ
2012 đến 2015. Biến kiểm soát thể hiện
chỉ số tự do tiền tệ (Rajan và Zingales, 1998;
Claessens và cộng sự, 2008; và Diallo,
2017). Chỉ số này dựa vào lạm phát và sự
kiểm soát giá cả, và do đó chứng tỏ sự ổn
định giá cả không bị can thiệp bởi kinh tế vĩ
mô.
Để tránh trường hợp nội sinh trong các
nghiên cứu về quản trị doanh nghiệp như
được thảo luận bởi Claessens và Yurtoglu
(2013), mô hình nghiên cứu của bài viết bao
gồm hiệu ứng thời gian (time effect) và
hiệu ứng cố định (fixed effect) theo ngành .
Kết quả kỳ vọng của bài viết bao gồm (i) tập
trung ngân hàng ảnh hưởng tiêu cực đến tăng
trưởng kinh tế; và (ii) quản trị doanh nghiệp
tốt làm giảm thiểu tác động trên. Như vậy, kỳ
vọng dấu của mô hình hồi quy là và
.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
4
3.2. Dữ liệu nghiên cứu
Tốc độ tăng trưởng kinh tế và nhu cầu các
nguồn tài trợ bên ngoài của mỗi ngành kinh
tế được tham khảo từ cơ sở dữ liệu của Tổng
Cục Thống kê và được mô tả như trong Bảng
2. Các biến còn lại trong mô hình nghiên cứu
được minh họa tại Hình 1. Trong đó, chỉ số
3-Bank được tham khảo từ cơ sở dữ liệu của
Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) và chỉ số
HHI được tham khảo từ công bố của World
Integrated Trade Solution (WITS). Biến đại
diện cho thẻ điểm quản trị doanh nghiệp
(Corporate Governance Scorecard - CGS)
được tham khảo từ đánh giá quản trị doanh
nghiệp các quốc gia ASEAN do ADB công
bố. Biến này được chia cho 100 để chuẩn hóa
với các biến đại diện cho mức độ tập trung
ngân hàng. Biến kiểm soát về sự tự do tiền tệ
được tham khảo từ The Global Economy.
Bảng 2.
Thống kê mô tả tăng trưởng kinh tế và nhu cầu các nguồn tài trợ bên ngoài của các ngành kinh tế Việt
Nam giai đoạn 2013-2017
Tiêu chí Tăng trưởng kinh tế Nhu cầu tài trợ bên ngoài
Số quan sát 90 90
Giá trị trung bình 0.0756 0.4898
Độ lệch chuẩn 0.0089 0.0419
Giá trị tối đa (max) 0.5463 0.9862
Giá trị tối thiểu (min) -0.1829 -0.5708
Skewness 2.1057 -0.9203
Kurtosis 12.0773 -0.0668
Nguồn: Tổng Cục Thống kê
Hình 1. Tập trung ngân hàng, quản trị doanh nghiệp và tự do tiền tệ tại Việt Nam giai đoạn 2013-2017
Nguồn: WEF, WITS, ADB và The Global Economy
TẠP CHÍ KHOA HỌC KINH TẾ - SỐ 8(01) - 2020
5
4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Bảng 3.
Tăng trưởng kinh tế, tập trung ngân hàng và thẻ điểm quản trị doanh nghiệp
3-Bank đại diện mức độ tập trung ngân hàng HHI đại diện mức độ tập trung ngân hàng
Tăng trưởng kinh tế Hệ số Tăng trưởng kinh tế Hệ số
Hệ số chặn 0.0891***
(0.0204)
Hệ số chặn 0.0862***
(0.0223)
FD x 3-Bank -1.2086*
(0.6418)
FD x HHI -6.1832*
(3.5766)
FD x 3-Bank x CGS 3.2786*
(1.7934)
FD x HHI x CGS 16.7920*
(9.2449)
FD x MF -0.9242**
(0.3958)
FD x MF -0.8675**
(0.3555)
Kiểm định hiệu ứng cố
định
F-Test Kiểm định hiệu ứng cố
định
F-Test
2.30*
2.24*
3.16**
3.14**
Số trong ngoặc là độ lệch chuẩn. (*, **, ***) lần lượt ứng với mức ý nghĩa thống kê 10%, 5% và 1%.
Bảng 3 trình bày kết quả nghiên cứu về
mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế, mức độ
tập trung ngân hàng và thẻ điểm quản trị
doanh nghiệp tại Việt Nam trong giai đoạn
2013-2017 thông qua biến kiểm soát là chỉ số
tự do tiền tệ. Khi mức độ tập trung ngân hàng
lần lượt được đại diện bởi hai chỉ số 3-Bank
và HHI, kết quả hồi quy đều đạt được kỳ
vọng dấu như giả thuyết nghiên cứu với độ
tin cậy ở mức chấp nhận được. Kết quả kiểm
định F-Test cho thấy việc áp dụng hiệu ứng
cố định là phù hợp với cả hai mô hình.
Tính bền vững của mô hình nghiên cứu được
đảm bảo ở mức ý nghĩa thống kê đáng tin cậy
trên cả hai tiêu chí là thay đổi biến đại diện
và kiểm định F-Test về hiệu ứng cố định.
Như vậy, sự tập trung ngân hàng tác động
tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế và quản trị
doanh nghiệp là một nhân tố giúp giảm thiểu
tác động này. Hay nói cách khác, quản trị
doanh nghiệp tốt chính là một động lực thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam. Kết
quả này tương đồng với nghiên cứu tại những
thị trưởng mới nổi và đang phát triển
(Petersen và Rajan, 1995; Black và Strahan,
2002; Diallo và Koch, 2018; Diallo và
Zhang, 2017; và Diallo, 2017). Bên cạnh đó,
khi biến số thẻ điểm quản trị doanh nghiệp
đóng vai trò tương tác trong mô hình nghiên
cứu, việc giảm thiểu mức độ tập trung ngân
hàng hay tập trung thị trường vẫn là động lực
chính để thúc đẩy tăng trưởng các ngành kinh
tế Việt Nam.
Kết quả nghiên cứu còn cho thấy biến
kiểm soát thể hiện qua sự tương tác của tự do
tiền tệ vào mức độ phụ thuộc tài chính ảnh
hưởng ngược chiều đến tăng trưởng kinh tế
Việt Nam trong giai đoạn 2013-2017 với
mức ý nghĩa thống kê đáng tin cậy. Điều này
ngụ ý rằng sự can thiệp của Chính phủ vào
chính sách tiền tệ là cần thiết trong bối cảnh
các ngành còn phụ thuộc vào nhiều nguồn tài
trợ bên ngoài.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
6
5. Kết luận
Tại các quốc gia có thị trường mới nổi và
đang phát triển như Việt Nam, việc nghiên
cứu về quản trị doanh nghiệp và áp dụng vào
hoạch định chính sách sẽ gặp phải các trở
ngại về cả khung lý thuyết và bằng chứng
thực nghiệm. Bên cạnh những nghiên cứu về
tác động tích cực của chất lượng quản trị
doanh nghiệp đối với nền kinh tế trên góc độ
vi mô và vĩ mô, một cách tiếp cận theo cấp
độ ngành (meta level) là cần thiết. Do đó, bài
viết này là một đóng góp ý nghĩa liên quan
đến mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế, tập
trung ngân hàng và quản trị doanh nghiệp.
Bài viết làm rõ tác động tích cực của quản
trị doanh nghiệp đối với mối quan hệ giữa
tập trung ngân hàng và tăng trưởng kinh tế.
Thật vậy, quản trị tốt sẽ giúp doanh nghiệp
thuận tiện hơn khi tiếp cận các nguồn tài trợ
bên ngoài. Điều này góp phần làm tăng giá
trị doanh nghiệp và là một động lực cho tăng
trưởng kinh tế. Để thúc đẩy tăng trưởng kinh
tế, cần có sự phối hợp hài hòa giữa Chính
phủ và doanh nghiệp. Cụ thể, sự điều tiết hợp
lý của Chính phủ và chất lượng quản trị của
doanh nghiệp sẽ tác động tích cực đến cả nền
kinh tế.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Ammann, M., Oesch, D., Schmid, M. M. (2011). Corporate governance and firm value:
international evidence. Journal of Empirical Finance 18, 36-55.
Asian Development Bank (2017), ASEAN Corporate governance scorecard country report
and assessments 2015.
Attig, N., Guedhami, O., Mishra, D. (2008). Multiple large shareholders, control contests,
and implied cost of equity. Journal of Corporate Finance 14. 721-737.
Bai, C.E., Lui, Q., Lu, Z., Song, F.M., Zhang, J. (2004). Corporate governance and market
valuation in China. Journal of Comparative Economics 32. 599-616.
Bae, K.-H., Baek, J.-S., Kang, J.-K., Liu, W.-L. (2012). Do controlling shareholders’
expropriation incentives imply a link between corporate governance and firm value?
Theory and evidence. Journal of Financial Economics 105. 412-435.
Balasubramanian, N., Black, B.S., Khauna, V. (2010). The relation between firm-level
corporate governance and market value: A case study of India. Emerging Markets
Review 11. 319-340.
Black, S.E., Strahan, P.E. (2002). Entrepreneurship and bank credit availability. Journal of
Finance 5. 2807-2833.
Chen, K.C.W, Chen, Z., Wei, K.C.J. (2009). Legal protection of investors, corporate
governance, and the cost of equity capital. Journal of Corporate Finance 12. 424-448.
Chen, K.C.W, Chen, Z., Wei, K.C.J. (2011). Agency costs of free cash flows and the effect
of shareholder rights on the implied cost of capital. Journal of Finance and
Quantitative Analysis 46. 171-207.
Claessens, S., Feijen, E., Laeven, L. (2008). Political connections and preferential access to
finance: the role of campaign contributions. Journal of Financial Economics 88. 554-580.
TẠP CHÍ KHOA HỌC KINH TẾ - SỐ 8(01) - 2020
7
Claessens, S., Ueda, K., Yafeh, Y. (2014). Institutions and financial frictions: Estimating
with structural restrictions on firm value and investment. Journal of Development
Economics 105. 412-435.
Claessens, S., Yurtoglu, B.B. (2013). Corporate governance in emerging markets. Emerging
Markets Review 15, 1-33.
Cornett, M.M., McNutt, J.J., Tehranian, H. (2010). The financial crisis, internal corporate
governance, and the performance of publicly traded U.S. bank holding companies.
SSRN: https://ssrn.com/abstract=1476969.
Cueto, D.C. (2008). Corporate governance and ownership structure in emerging markets:
evidence from Latin America. SSRN:
Cueto, D.C. (2008). Substitutability and complementarity of corporate governance mechanisms
in Latin America. International Review of Economics & Finance 25. 310-325.
Diallo, B. (2017). Corporate Governance. Bank Concentration and Economic Growth.
Emerging Markets Review 32. 28-37.
Diallo, B., Koch, W. (2018). Bank concentration and schumpeterian growth: Theory and
international evidence. The Review of Economics and Statistics 100(3). 489-501.
Diallo, B., Zhang, Q. (2017). Bank concentration and sectoral growth: Evidence from
Chinese Provinces. Economics Letters 154. 77-80.
Doidge, C., Karolyi, G.A., Stulz, R.M. (2007). Why do countries matter so much for
corporate governance? Journal of Financial Economics 86. 1-39.
Khanna, V., Zyla, R. (2010). Corporate governance matters to investors in emerging Market
companies. IFC, The World Bank Group. 1-15.
Johnson, S., Boone, P., Breach, A., Friedman, E. (2000). Corporate governance in the Asian
financial crisis. Journal of Financial Economics 58. 141-186.
Morey, M., Gottesman, A., Baker, E., Godridge, B. (2009). Does better corporate
governance result in higher valuations in emerging markets? Another examination
using new data set. Journal of Banking and Finance 33(2). 254-262.
Organisation for Economic Co-operation and Development (1999). Principles of Corporate
Governance.
Petersen, M.A., Rajan, R.G. (1995). The effect of credit market competition on lending
relationships. Quarterly Journal of Economics 110. 407-443.
Rajan, R., Zingales, L. (1998). Financial dependence and growth. American Economic
Review 88. 559-587.
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (2019), Bộ nguyên tắc quản trị công ty theo thông lệ tốt nhất.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- quan_tri_doanh_nghiep_co_phai_la_mot_dong_luc_tang_truong_ki.pdf