Quy chế pháp lí của các đảo, thực thể khác và tính vô hiệu của yêu sách Đường chín đoạn trên Biển Đông theo Phán quyết Trọng tài trong vụ Phi-Lip-pin kiện Trung Quốc

Về mặt pháp lí, Phán quyết Trọng tài lần đầu tiên làm rõ nội dung yêu sách Đường lưỡi bò hay Đường chín đoạn của Trung Quốc. Phán quyết tuyên bố yêu sách Đường lưỡi bò hay Đường 9 đoạn của Trung Quốc là không có cơ sở pháp lí, vô hiệu trên mọi phương diện cả theo UNCLOS cũng như theo Luật Quốc tế nói chung. Trung Quốc không có các quyền mang tính lịch sử, hay các quyền mang tính chủ quyền khác với quy định của UNCLOS trên Biển Đông. Phán quyết của Tòa trọng tài là một án lệ quốc tế giá trị, là một điểm tựa pháp lí khẳng định những quyền có tính chất chủ quyền của các quốc gia, trong đó có Việt Nam đối với các nguồn tài nguyên sinh vật và vi sinh vật trên thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế. Phán quyết của Trọng tài là một vũ khí sắc bén để đấu tranh, loại bỏ âm mưu biến những vùng không tranh chấp thành vùng có tranh chấp trên Biển Đông của Trung Quốc. Theo đó, những hành vi quấy phá, can thiệp, đe dọa, gây hấn hay tranh chấp hóa của Trung Quốc trên thềm lục địa Việt Nam đều phải coi là hành vi xâm hại đến chủ quyền, các quyền mang tính chủ quyền của Việt Nam, vi phạm cam kết của chính Trung Quốc trong phạm vi Công ước Luật biển năm 1982 nói riêng và pháp luật quốc tế nói chung. Về cơ bản, phán quyết của Tòa trọng tài là phù hợp với lợi ích và quan điểm của Việt Nam ở Biển Đông. Với tư cách là một bên ngoài tranh chấp cụ thể, nhưng có những lợi ích trực tiếp liên quan, Việt Nam bảo lưu quyền, chủ quyền và quan điểm về các nội dung được giải quyết của Tòa trọng tài, mặc dù công nhận thẩm quyền của Tòa. Với những vấn đề có tính nguyên tắc cũng như rất cụ thể đối với các vấn đề tranh chấp trong Biển Đông, trong thời gian tới, việc nghiên cứu kỹ lưỡng các nội dung của Phán quyết, đưa ra quan điểm chính thức về các vấn đề có liên quan đối với Việt Nam, về việc phát huy những giá trị pháp lí của các kết luận, phán quyết của Tòa trọng tài là một hoạt động có ý nghĩa thiết thực. Phổ biến và phát huy những giá trị pháp lí của Phán quyết Trọng tài là một hoạt động đấu tranh có ý nghĩa ngoại giao, pháp lí trong cuộc đấu tranh đa phương diện bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông.

pdf14 trang | Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 231 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quy chế pháp lí của các đảo, thực thể khác và tính vô hiệu của yêu sách Đường chín đoạn trên Biển Đông theo Phán quyết Trọng tài trong vụ Phi-Lip-pin kiện Trung Quốc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ên”1. Tại hội nghị, Anh, Đức và nhiều nước đưa đề xuất rằng để có lãnh hải thì một đảo phải có khả năng sinh sống, sử dụng của con người. Đề nghị này không nhận được sự đồng thuận từ phía các ________ 1 Nguyên văn trong tiếng Anh: “Every island has its own territorial sea. An island is an area of land, surrounded by water, which is permanently above high-water mark”. quốc gia còn lại [2]. Trong báo cáo của mình về quy chế pháp lí của đảo, Ủy ban pháp luật quốc tế của Liên Hợp quốc cũng đã từng đưa ra ý kiến về khái niệm và quy chế pháp lí của đảo, đồng thời nói rõ sự cần thiết của việc tiếp tục nghiên cứu, đồng thuận về vấn đề này. Tại Hội nghị Geneva năm 1958 về Luật biển, vấn đề định nghĩa và quy chế pháp lí của đảo tiếp tục được đưa ra. Điều 10 của Công ước Geneva năm 1958 về lãnh hải và vùng tiếp giáp quy định: “Một đảo là một vùng được hình thành tự nhiên bởi đất, được bao bọc bởi nước, nhô lên khỏi mặt nước khi thủy triều lên. Lãnh hải của một đảo được xác định phù hợp với quy định của điều khoản này” [3]. Như vậy, đến thời điểm Công ước Geneva năm 1958, các điều kiện như “thích hợp cho con người đến ở” hay có “đời sống kinh tế riêng” vẫn chưa được đề cập đến trong định nghĩa, quy chế pháp lí của đảo. Hơn nữa, đến thời điểm này, khái niệm Vùng đặc quyền kinh tế vẫn chưa tồn tại. Do vậy, theo định nghĩa của Công ước Geneva năm 1958, một đảo vẫn có đủ các vùng biển như đối với lãnh thổ đất liền [3 - 4]. Vấn đề định nghĩa, quy chế pháp lí của đảo có sự phát triển quan trọng với sự ra đời của UNCLOS. Điều 121 UNCLOS quy định: Điều 121. Chế độ các đảo 1. Một đảo là một vùng đất tự nhiên có nước bao bọc, khi thủy triều lên vùng đất này vẫn ở trên mặt nước. 2. Với điều kiện phải tuân thủ khoản 3, lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của đảo được hoạch định theo đúng các quy định của Công ước áp dụng cho các lãnh thổ đất liền khác. 3. Những đảo đá nào không thể thích hợp cho con người đến ở hoặc cho một đời sống kinh tế riêng, thì không có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa [5]. Điều 121 trước hết đưa ra định nghĩa về đảo ở khoản 1. Khoản 2 quy định chế độ pháp lí của đảo. Khoản 3 đề cập đến trường hợp đảo không đáp ứng yêu cầu theo định nghĩa ở khoản 2. Trong Công ước, khái niệm “đảo đá” không có định nghĩa riêng, nhưng có thể được hiểu là một dạng đặc biệt của đảo. Theo khoản 3 điều 121 N.T. Vinh / VNU Journal of Science: Legal Studies, Vol. 36, No. 1 (2020) 27-40 30 có thể phân các đảo đá thành hai dạng, dạng thích hợp cho con người đến ở hoặc có một đời sống kinh tế riêng và loại không đáp ứng tiêu chí đó [6]. Khoản 1 điều 121 đưa ra ba yếu tố trong định nghĩa về đảo, bao gồm: là một vùng đất tự nhiên; được bao bọc bởi nước; luôn nổi trên mặt nước khi thủy triều lên. Định nghĩa nêu trên về đảo của khoản 1 điều 121 không có sự thay đổi so với định nghĩa về đảo được nêu trong Công ước Geneva năm 1958 về lãnh hải và vùng tiếp giáp. Theo quy định của khoản 2 điều 121, một đảo đáp ứng cả ba điều kiện về định nghĩa đảo như trên thì sẽ có đầy đủ các vùng biển như đất liền, bao gồm lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, trừ trường hợp quy định ở khoản 3. Khoản 3 của điều 121 tiếp tục đề cập đến đảo, tuy nhiên chỉ nhằm vào trường hợp đảo không thích hợp cho con người đến ở hoặc cho một cuộc sống kinh tế riêng. Đối với các đảo đá không thích hợp cho con người đến ở hoặc cho một đời sống kinh tế riêng thì không có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa riêng. Như vậy, đảo đá theo quy định của khoản 3 điều 121 chỉ có vùng lãnh hải 12 hải lí và vùng tiếp giáp 12 hải lí [7]. Điều 121 có thể được coi như thể chế hóa tập quán quốc tế. Điều này từng được khẳng định bởi Ủy ban hòa giải trong vụ Jan Mayen [8]. Ủy ban hòa giải cho rằng bản dự thảo của điều 121 UNCLOS phản ảnh “hiện trạng của Luật Quốc tế về vấn đề này”2. Tuy nhiên, khái niệm đảo như được nêu tại điều 121 UNCLOS đã tạo ra những quan điểm khác nhau trong giải thích nội dung, ngữ nghĩa chính xác của các khái niệm, tình huống được nêu [9]. Trong vụ thềm lục địa Biển Bắc, phân định thềm lục địa giữa Đan Mạch, Tây Đức và Hà Lan, Tòa án Công lí quốc tế đã cho rằng “các hòn đảo nhỏ, đá và những điểm nhô ra không đáng kể của bờ biển”3 không được tính đến khi phân định thềm lục địa và vị trí cũng như kích cỡ của chúng ảnh ________ 2 Nguyên văn trong tiếng Anh: “the present status of international law on this subject”. 3 Nguyên văn trong tiếng Anh: “islets, rocks and minor coastal projections”. hưởng đến hiệu lực khi phân định [10]. Trong vụ Thềm lục địa giữa Tunisia và Libya, Tòa án khẳng định rằng đảo Kerkennah, với diện tích 180 km vuông và 15 000 dân, chỉ được tính 1/2 hiệu lực khi phân chia thềm lục địa giữa hai nước [11]. Như vậy, trong vụ việc này, Tòa án cũng đã tính đến diện tích và vị trí của đảo khi đánh giá hiệu lực của nó khi phân định thềm lục địa. Trong vụ Gulf of Maine giữa Hoa Kỳ và Canada, Tòa án xác định rằng đảo Seal Island nằm ở phía tây nam của bờ biển vùng Nova Scotia chỉ được tính 1/2 hiệu lực trong phân định ranh giới biển thuộc vùng này, mặc dù đảo này không có người sinh sống quanh năm [12]. Tòa án cho rằng: “Vì kích cỡ của chúng, đặc biệt hơn do vị trí địa lí của chúng mà Đảo Seal với Đảo Mud lân cận nhỏ hơn không thể bị bỏ qua”4 [12]. Trong vụ Libya kiện Malta Tòa án cho rằng nguyên tắc công bằng đòi hỏi rằng hòn đảo nhỏ, không có người sống Filfla thuộc về Malta, nằm cách 3 hải lí về phía nam của Malta. 2.2. Định nghĩa, quy chế pháp lí của đảo sau khi có phán quyết của trọng tài vụ Phi-lip-pin kiện Trung Quốc Trong vụ việc Phi-lip-pin kiện Trung Quốc tại Biển Đông, Tòa trọng tài đã phải giải quyết tranh cãi về khái niệm, quy chế pháp lí của đảo. Cụ thể là Tòa trọng tài phải giải thích rõ quy định của điều 121, đặc biệt là khoản 3 điều 121 của UNCLOS. Phán quyết của Tòa trọng tài được xem là một sự phát triển quan trọng về định nghĩa và quy chế pháp lí của đảo. Để giải thích điều 121 của UNCLOS, Tòa trọng tài trước hết cho rằng cần dựa trên nguyên tắc giải thích điều ước quốc tế, được quy định từ điều 31 đến điều 33 của Công ước Viên năm 1969 về điều ước quốc tế. Theo đó, việc giải thích điều ước phải dựa vào lời văn, cách hiểu thông thường của văn bản cũng như dựa vào mục đích của điều ước. Việc giải thích điều ước quốc tế cũng phải căn cứ vào thực tiễn thực ________ 4 Nguyên văn trong tiếng Anh: “Seal Island together with its smaller neighbour Mud Island by reason both of its dimensionand, more particularly, of its geographical position, cannot be disregarded”. N.T. Vinh / VNU Journal of Science: Legal Studies, Vol. 36, No. 1 (2020) 27-40 31 hiện của các quốc gia sau này, đồng thời căn cứ vào những văn kiện trù bị trong quá trình soạn thảo điều ước quốc tế đó [13]. Với xuất phát điểm như vậy, sau khi xem xét quan điểm, lập luận của các bên, Tòa trọng tài đi đến những kết luận như sau: (i) khái niệm đảo đá (rocks) ở khoản 3 điều 121 không thể bị giới hạn bởi các thực thể có cấu tạo bởi đá hay các chất rắn tương tự. Nếu hiểu như vậy sẽ dẫn đến kết quả là một bãi cát, san hô có thể có một vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa riêng ngay cả khi không thể thích hợp cho con người đến ở hoặc cho một đời sống kinh tế riêng, trong khi một thực thể cấu tạo bằng đá thì không thể [13]. (ii) Về khái niệm có thể thích hợp cho con người đến ở tại khoản 3 điều 121, theo Tòa trọng tài, thuật ngữ “có thể” diễn đạt một khả năng mang tính giả định, mà không yêu cầu rằng vào bất kỳ thời điểm nào khi được xem xét một đảo phải có người ở. Khái niệm thích hợp cho con người đến ở phải được hiểu là cho phép con người sống trong một thời gian dài, chứ không đơn thuần là việc cư trú, tạm lánh trong một thời gian ngắn (như trường hợp một số ngư dân chạy vào trú ẩn, tránh bão,). Khái niệm đến ở cũng phải được hiểu không đơn thuần là một sự hiện diện đơn thuần, mà phải phản ảnh một lựa chọn sống trong điều kiện phù hợp với nhu cầu thiết yếu của con người [13]. (iii) Tòa trọng tài cho rằng khái niệm đời sống kinh tế riêng phải được hiểu là liên quan đến hoạt động phát triển và điều tiết những nguồn lợi vật chất của cộng đồng, trong đó có các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ được sản xuất, trao đổi, mua bán. Những hoạt động này phải liên tục, đặc biệt phải mang tính nội sinh, mà không đơn thuần phụ thuộc vào các nguồn lợi du nhập từ bên ngoài [13]. 3. Định nghĩa, quy chế pháp lí của bãi cạn lúc chìm lúc nổi, của đảo nhân tạo theo Luật Quốc tế 3.1. Định nghĩa, quy chế pháp lí của bãi cạn lúc chìm lúc nổi Điều 13 UNCLOS năm 1982 quy định về Bãi cạn lúc chìm lúc nổi: 1. Bãi cạn lúc chìm lúc nổi là những vùng đất nhô cao tự nhiên có biển bao quanh, khi thủy triều xuống thấp thì lộ ra, khi thủy triều lên cao thì bị ngập nước. Khi toàn bộ hay một phần bãi cạn đó ở cách lục địa hoặc một đảo một khoảng cách không vượt quá chiều rộng của lãnh hải, thì ngấn nước triều thấp nhất ở trên các bãi cạn này có thể được dùng làm đường cơ sở để tính chiều rộng của lãnh hải. 2. Khi các bãi cạn lúc chìm lúc nổi hoàn toàn ở cách lục địa hoặc một đảo một khoảng cách vượt quá chiều rộng của lãnh hải, thì chúng không có lãnh hải riêng”. Trong vụ Phi-lip-pin kiện Trung Quốc, Phi- lip-pin cho rằng những bãi cạn bị ngập dưới mực nước biển khi thủy triều lên được chia làm ba nhóm: nhóm một, với những bãi cạn nằm trong phạm vi 12 hải lí nhô lên trên mặt nước khi thủy triều lên, chủ quyền của quốc gia đối với bãi cạn ngập dưới mực nước biển được thừa nhận xuất phát từ chủ quyền của quốc gia đối với bãi cạn nhô lên trên mặt nước biển đó; nhóm hai, những bãi cạn nằm ngoài phạm vi 12 hải lí nhưng nằm trong vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa, quốc gia ven biển được hưởng những quyền mang tính chủ quyền và quyền tài phán theo quy định liên quan đến những bãi cạn lúc chìm lúc nổi quy định tại khoản 6 điều 53 và điều 77 UNCLOS; nhóm ba, trong trường hợp những bãi cạn nằm xa hơn nữa, ngoài vùng quốc gia có chủ quyền, quyền chủ quyền thì chế độ pháp lí của chúng thuộc về chế độ của đáy đại dương theo quy định phần VI của UNCLOS, không có quốc gia nào có quyền đòi hỏi chủ quyền hay các quyền có tính chủ quyền đối với chúng [13]. Trong định nghĩa ở điều 13 UNCLOS về bãi cạn lúc chìm lúc nổi, tương tự như định nghĩa về đảo ở điều 121, yếu tố được hình thành “tự nhiên” cũng được khẳng định. Tòa trọng tài trong vụ Phi-lip-pin kiện Trung Quốc khẳng định một bãi cạn lúc chìm lúc nổi một cách tự nhiên sẽ luôn có quy chế của bãi cạn lúc chìm lúc nổi ngay cả khi có sự mở rộng, cải tạo, xây dựng của con người sau này: “Dưới góc độ pháp lí, sự thay đổi của con người không thể biến đáy biển thành một bãi cạn hay biến một N.T. Vinh / VNU Journal of Science: Legal Studies, Vol. 36, No. 1 (2020) 27-40 32 bãi cạn thành đảo. Một bãi cạn vẫn sẽ là một bãi cạn dưới góc độ của Công ước, bất chấp phạm vi của đảo hay của công trình do con người xây dựng trên nó”. Điều này được Tòa trọng tài đặc biệt nhấn mạnh trong bối cảnh tranh chấp ở Biển Đông. Theo Tòa trọng tài “rất nhiều các thực thể ở Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) đã từng là đối tượng của những thay đổi nhân tạo quan trọng để trở thành những đảo lớn với các công trình và đường băng được xây dựng trên đỉnh những rặng san hô” [13]. Theo quy định của khoản 2 điều 13 UNCLOS, trừ trường hợp nằm trong lãnh hải, còn những bãi cạn lúc chìm lúc nổi nằm ngoài lãnh hải của đất liền hay của một đảo thì không có lãnh hải riêng. Điều 13 Công ước không đề cập đến khả năng có vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa riêng của bãi cạn lúc chìm lúc nổi, tuy nhiên Tòa trọng tài trong vụ Phi-lip-pin kiện Trung Quốc từ chối khả năng này [13]. Theo quy định của điều 57 và điều 67 của UNCLOS, chiều rộng của vùng đặc quyền kinh tế và của thềm lục địa được xác định từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải. Như vậy, một bãi cạn lúc chìm lúc nổi khi không có quyền có lãnh hải riêng thì cũng không có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa riêng. Cách hiểu như vậy cũng có thể được suy ra từ khoản 3 điều 121 với quy định rằng cho dù một số bãi cạn lúc chìm lúc nổi là đảo đá thì cũng không có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa riêng. Theo Tòa trọng tài, mặc dù định nghĩa về bãi cạn lúc chìm lúc nổi ở điều 13 dùng từ “vùng đất”, nhưng cần phải hiểu là bãi cạn này không tạo thành một bộ phận của lãnh thổ đất liền quốc gia ven biển. Đúng hơn, nó tạo thành bộ phận của thềm lục địa tự nhiên của quốc gia đó, và tùy trường hợp cụ thể nằm ở lãnh hải hay thềm lục địa pháp lí. Do vậy, Tòa trọng tài chorằng các bãi cạn ngập nước không thể là đối tượng của thụ đắc lãnh thổ, trừ trường hợp quốc gia có chủ quyền với nó vì nó nằm trong vùng lãnh hải của quốc gia. 3.2. Định nghĩa, quy chế pháp lí của đảo nhân tạo Vấn đề định nghĩa về đảo nhân tạo không thực được quan tâm trong các điều ước quốc tế. Công ước năm 1958 và UNCLOS đều không định nghĩa đảo nhân tạo. Trong học thuyết, vấn đề này cũng không nhận được sự quan tâm, đồng thuận của các học giả. Dù không có định nghĩa chung, nhưng UNCLOS có một số các quy định cụ thể về đảo nhân tạo: (i) Điều 60 quy định quốc gia ven biển có đặc quyền tiến hành xây dựng, cho phép và quy định việc xây dựng, khai thác và sử dụng các đảo nhân tạo trong vùng đặc quyền kinh tế. (ii) Điểm d) khoản 1 điều 87 về tự do trên biển cả quy định quốc gia có quyền tự do xây dựng các đảo nhân tạo hoặc các thiết bị khác được pháp luật quốc tế cho phép, với điều kiện tuân thủ phần VI của UNCLOS. Như vậy, những đặc điểm chung của đảo nhân tạo bao gồm: (i) Là công trình nhân tạo, do con người xây dựng, tạo thành, chứ không được hình thành một cách tự nhiên; (ii) Không phải là vùng đất tự nhiên gắn thường trực với đáy biển, nhô lên khỏi mặt nước biển khi mức nước thủy triều lên cao. Việc xây dựng một đảo nhân tạo là hoạt động tạo nên một thực thể mới trên biển, nhằm nhiều mục đích khác nhau như nghiên cứu khoa học, phục vụ giao thông đường biển, hải dương học, khai thác tài nguyên, hay thậm chí để tạo môi trường sống cho con người. Những hoạt động như vậy được thực hiện trên những thực thể có sẵn, nhô trên mặt nước biển thì không làm thay đổi bản chất của thực thể đó, không tạo thành đảo nhân tạo. Khoản 8 điều 60 và điều 80 của UNCLOS quy định các đảo nhân tạo, các thiết bị và công trình không được hưởng quy chế pháp lí của đảo5. Chúng không có lãnh hải riêng và sự có mặt của chúng không có ảnh hưởng gì đối với việc hoạch định ranh giới lãnh hải, vùng đặc quyền về kinh tế hoặc thềm lục địa. Quy định trên đây về cơ bản kế thừa quy định tại khoản 4 điều 5 của Công ước Geneve 1958 về thềm lục địa, theo đó đảo nhân tạo không có quy chế pháp lí của đảo, không có ________ 5 Điều 80 UNCLOS quy định: Điều 60 áp dụng mutatis mutandis (với những sửa đổi cần thiết và chi tiết) đối với các đảo nhân tạo, thiết bị và công trình ở thềm lục địa. N.T. Vinh / VNU Journal of Science: Legal Studies, Vol. 36, No. 1 (2020) 27-40 33 lãnh hải của riêng mình, không ảnh hưởng đến việc phân định lãnh hải giữa các nước. Theo quy định từ khoản 2 đến khoản 7 của điều 60 UNCLOS, quốc gia ven biển có quyền tài phán đặc biệt đối với các đảo nhân tạo, các thiết bị và các công trình đó, kể cả về mặt các luật và quy định hải quan, thuế khóa, y tế, an ninh và nhập cư; quốc gia ven biển, nếu cần, có thể lập ra xung quanh các đảo nhân tạo, các thiết bị hoặc công trình đó những khu vực an toàn với kích thước hợp lí; trong các khu vực đó, quốc gia ven biển có thể áp dụng các biện pháp thích hợp để bảo đảm an toàn hàng hải, cũng như an toàn của các đảo nhân tạo, các thiết bị và công trình đó. Quốc gia ven biển ấn định chiều rộng của những khu vực an toàn, với điều kiện đáp ứng một cách hợp lí với tính chất và chức năng của các đảo nhân tạo, các thiết bị và các công trình, và không thể mở rộng ra một khoảng cách quá 500m tính từ mỗi điểm của mép ngoài cùng của các đảo nhân tạo, thiết bị và công trình đó. 4. Quy chế pháp lí các thực thể thuộc Trường Sa theo phán quyết của Trọng tài vụ Phi-lip-pin kiện Trung Quốc Tại Trường Sa, có 7 thực thể do Trung Quốc chiếm đóng. Malaysia chiếm đóng 8 thực thể. Phi-lip-pin chiếm đóng 9 thực thể. Đài Loan chiếm 1 thực thể. Hiện nay Việt Nam đang kiểm soát 21 thực thể tại Trường Sa6. Các thực thể này, bao gồm các đảo, đá, bãi cạn, rặng san hô, đa phần nằm dưới mực nước biển khi thủy triều lên. Một số thực thể chủ yếu trong quần đảo Trường Sa, bao gồm: đảo Ba Bình (Itu Aba) chiếm đóng bởi Đài Loan; đảo Thị Tứ (Thitu), đảo Bến Lạc (West York), và đảo Song ________ 6 Song Tử Tây (Southwest Cay); Đá Nam (South Reef); Núi Thị hay Đá Thị (Petley Reef); Sơn Ca (Sand Cay); Nam Yết (Namyit Island); Đá Lớn (Discovery Great Reef); Sinh Tồn; Cô Lin (Collins Reef); Len Đao (Lansdowne Reef); Sinh Tử Đông (Sin Cowe East Island); Đá Lát (Ladd Reef); Trường Sa Lớn (Spratly Island); Đá Tây (West Reef); Trường Sa Đông (Central Reef ); Đá Đông (East Reef); Phan Vinh (Pearson Reef ); Tốc Tan (Allison Reef); Núi Le (Cornwallis South Reef ); Tiên Nữ (Pigeon or Tennent Reef); Thuyền Chài (Barque Canada Reef); An Bàng (Amboyna Cay). Tử Đông (Northeast Cay) chiếm đóng bởi Phi- lip-pin; Trường Sa Lớn Việt Nam vẫn nắm giữ. Trong Vụ Phi-lip-pin kiện Trung Quốc ở Biển Đông, Tòa trọng tài đã được yêu cầu làm rõ quy chế pháp lí của các thực thể này. Theo quan điểm của Phi-lip-pin, có hai loại thực thể trên Biển đông thuộc nhóm này: Nhóm thứ nhất bao gồm đá Vành Khăn7, bãi Cỏ Mây (Second Thomas Shoal) và Đá Su bi (Subi Reef)8 là những bãi cạn nổi lên khi thủy triều xuống, nhưng sẽ bị ngập dưới nước biển khi thủy triều lên, do vậy không có các vùng biển riêng bao gồm lãnh hải, thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế riêng9; Nhóm thứ hai bao gồm Bãi đá Ga Ven10 và Đá Ken-nan (McKennan Reef) (gồm cả Đá Tư Nghĩa (Hughes Reef)) cũng là những cạn nổi lên khi thủy triều xuống, nhưng sẽ bị ngập dưới nước biển khi thủy triều lên, do vậy không có các vùng biển riêng bao gồm lãnh hải, thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế riêng, nhưng ngấn nước chiều thấp nhất của chúng có thể được dùng để xác định đường cơ sở để tính chiều rộng lãnh hải của đảo Nam Yết (Namyit) and đảo Sinh Tồn (Sin Cowe) [13]. Ngoài ra, Phi-lip-pin cũng yêu cầu Tòa trọng tài tuyên bố là các thực thể Bãi cạn Hoàng Nham (Scarborough Shoal)11, Đá Gạc Ma (Johnson ________ 7 Đá Vành Khăn (Mischief Reef) và Second Thomas Shoal là những bãi san hô nằm ở trung tâm quần đảo Trường Sa, ở phía Đông của Cụm đảo Sinh tồn (Union Bank) và phía Đông Nam của Tizard Bank. Mischief Reef nằm ở 09° 54′ 17″ Bắc, 115° 31′ 59″ Đông. Second Thomas Shoal 09° 54′ 17″ Bắc, 115° 51′ 49″ Đông. 8 Đá Su bi là một bãi san hô nằm ở phía bắc của Tizard Bank, và ở khoảng cách ngắn hơn phía tây nam của đảo Thị Tứ. Đá Su bi nằm ở tọa độ 10° 55′ 22″ Bắc, 114° 05′ 04″ Đông, phía tây nam quần đảo Trường Sa. 9 Phán quyết của Trọng tài vụ Phi-lip-pin kiện Trung Quốc, Tlđd, tr.119. 10 Bãi đá Ga ven (The Gaven Reefs) được cấu tạo bởi hai bãi bãi san hô nằm trong một cấu trúc san hô lớn hơn là Tizard Bank, nằm ở phía bắc của Cụm đảo Sinh tồn (Union Bank). Tizard Bank còn bao gồm cả các thực thể luôn nhô lên khỏi mặt nước khi thủy triều lên là đảo Ba Bình, Nam Yết, và Sơn Ca. Đá Lạc (Gaven Reef (South)) nằm ở vị trí 10° 09′ 42″ Bắc và 114° 15′ 09″ Đông. 11 Bãi cạn Scarborough Shoal trong tiếng Trung là Đảo Hoàng Nham “Huangyan Dao” (黄岩岛), là một bãi san hô nằm ở 15° 09′16″ Bắc, 117° 45′58″ Đông, cách đường cơ sở quần đảo của Phi-lip-pin 116,2 hải lí, và 448,2 hải lí N.T. Vinh / VNU Journal of Science: Legal Studies, Vol. 36, No. 1 (2020) 27-40 34 Reef)12, Đá Châu Viên13, Đá chữ thập (Fiery Cross Reef)14 là những thực thể nhô lên khỏi mặt nước biển khi thủy triều lên. 4.1. Phán quyết của Tòa trọng tài về quy chế một số thực thể cụ thể thuộc Trường Sa Dựa trên những bằng chứng khoa học, Tòa trọng tài vụ Phi-lip-pin kiện Trung Quốc đã đưa ra kết luận về quy chế pháp lí các thực thể ở Biển Đông, bao gồm: Bãi cạn Hoàng Nham (Bãi cạn Scarborough), Đá Châu Viên, Đá Chữ thập (Fiery Cross Reef), Đá Gạc Ma, Đá Ken- nan, Đá Tư Nghĩa, Đá Ga ven, Đá Su bi, đá Vành Khăn, Bãi Cỏ Mây. Theo Tòa trọng tài, những thực thể sau đây, căn cứ vào điều kiện tự nhiên nguyên gốc của chúng, bao gồm dải cát hay đá nhô lên khỏi mặt nước biển khi thủy triều lên, là những bãi cạn nổi trên mức thủy triều lên: (a) Bãi cạn Scarborough, (b) Đá Châu Viên, (c) Đá Chữ thập, (d) Đá Gạc Ma, (e) Đá Ken-nan, (f) Đá Ga ven Bắc. Những thực thể sau đây, căn cứ vào điều kiện tự nhiên nguyên gốc của chúng, là những bãi cạn chìm dưới mực nước biển khi thủy triều lên: (a) Đá Tư Nghĩa , (b) Đá Lạc, (c) Đá Su Bi, (d) Đá Vành Khăn, (e) Bãi Cỏ Mây. tính từ đường cơ sở của Trung Quốc điểm số 29 gần Hồng Kông. 12 Đá Gạc Ma, Đá Ken nan, và Đá Tư Nghĩa (Hughes Reef) là những bãi san hô nằm trong một tập hợp san hô lớn hơn ở trung tâm của quần đảo Trường Sa có tên là Cụm đảo Sinh tồn (Union Bank). Cụm đảo Sinh tồn (Union Bank) còn bao gồm cả thực thể nhô lên cao khỏi mặt nước biển khi thủy triều lên là đảo Sinh Tồn. Đá Gạc Ma, còn được gọi là Johnson South Reef, nằm ở vị trí 9° 43′ 00″ Bắc, 114° 16′ 55″ Đông. Đá Ken-nan nằm ở vị trí 09° 54′ 13″ Bắc, 114° 27′ 53″ Đông. Hughes Reef nằm ở vị trí 09° 54′ 48″ Bắc 114°29′ 48″ Đông. 13 Đá Châu Viên trong tiếng Trung là “Huayang Jiao” (华阳礁), nằm ở vị trí tọa độ 08° 51′ 41″ Bắc, 112° 50′ 08″ Đông, phía cực đông của nhóm thực thể có tên là London Reefs ở phía Tây của quần đảo Trường Sa. Đá Châu Viên nằm cách đường cơ sở quần đảo của Phi-lip- pin (đảo Palawan) 245.3 hải lí và các đường cơ sở (điểm 39) của Trung Quốc (Dongzhou) cạnh đảo Hải Nam 547,7 hải lí. 14 Đá Chữ Thập nằm ở vị trí 09° 33′ 00″ Bắc, 112° 53′ 25″ Đông, phía bắc của Đá Châu Viên (Cuarteron Reef), thuộc phía cực tây của quần đảo Trường Sa. Tòa Trọng tài cũng ghi nhận rằng Đá Tư Nghĩa nằm trong phạm vi 12 hải lí của những thực thể nhô lên khỏi mực nước biển khi thủy triều lên của Đá Ken-nan và đảo Sinh Tồn. Tương tự, Đá Lạc nằm trong phạm vi 12 hải lí của thực thể nhô lên khỏi mực nước biển khi thủy triều lên của Đá Ga ven Bắc và Đá Nam Yết và Đá Su Bi nằm trong phạm vi 12 hải lí của thực thể nhô lên khỏi mực nước biển khi thủy triều lên của Đảo Sơn Ca (Sandy Cay) phía tây của đảo Thị Tứ [13]. Tòa trọng tài cũng xem xét quy chế pháp lí của các thực thể, dựa trên đêìu 121 khoản 3 Công ước Luật biển năm 1982, bao gồm: Bãi cạn Scarborough, Đá Gạc Ma, Đá Châu Viên, Đá chữ thập, Đá Ga ven Bắc, and Đá Ken-nan. (i) Bãi cạn Hoàng Nham: có những điểm trên Bãi cạn Hoàng Nham nhô lên khỏi mặt nước biển tuy nhiên không đáng kế. Hơn nữa Bãi cạn Hoàng Nham không đáp ứng được điều kiện đảm bảo được một đời sống kinh tế riêng theo khoản 3 điều 121. (ii) Đá Gạc Ma : là đá theo định nghĩa của khoản 3 điều 121, nhô lên khỏi mặt nước biển khi thủy triều lên. Tuy nhiên, giống như Bãi cạn Hoàng Nham, Đá Gạc Ma không đáp ứng được điều kiện đảm bảo một đời sống kinh tế riêng. Cũng theo kết luận của Tòa trọng tài, những hoạt động bồi đắp, xây dựng của Trung Quốc không làm thay đổi bản chất tự nhiên ban đầu của Đá Gạc Ma [13, tr 232]. (iii) Đá Châu Viên : Theo quan điểm của Tòa trọng tài Đá Châu Viên là đá theo định nghĩa của khoản 3 điều 121. Mặc dù là thực thể nhô lên khỏi mặt nước biển khi thủy triều lên, tuy nhiên, phần nhô lên quá nhỏ, không đáp ứng điều kiện đảm bảo một đời sống kinh tế riêng. Những hoạt động bồi đắp, xây dựng của Trung Quốc trên Đá Châu Viên không làm thay đổi điều kiện tự nhiên ban đầu của Đá Châu Viên. (iv) Đá Chữ thập: Đá Chữ thập đáp ứng định nghĩa về đá ở khoản 3 điều 121. Đá Chữ Thập tại điều kiện tự nhiên ban đầu, có điểm nhô lên khỏi mặt nước biển hơn 1m khi thủy triều lên. Điểm nhô lên này quá nhỏ, không đáp ứng điều kiện đảm bảo một đời sống kinh tế riêng. Những hoạt động bồi đắp, xây dựng của Trung Quốc trên Đá Chữ thập không làm thay N.T. Vinh / VNU Journal of Science: Legal Studies, Vol. 36, No. 1 (2020) 27-40 35 đổi điều kiện tự nhiên ban đầu của Đá Chữ thập. (v) Đá Ga ven Bắc: Đá Ga ven Bắc đáp ứng định nghĩa của khoản 3 điều 121 về đá. Theo điều kiện tự nhiên ban đầu, Đá Ga ven Bắc có một dải cát nhô lên khỏi mặt nước biển khi thủy triều lên, nhưng không đáp ứng điều kiện đảm bảo một đời sống kinh tế riêng. Những hoạt động bồi đắp, xây dựng của Trung Quốc trên Đá Ga ven Bắc không làm thay đổi điều kiện tự nhiên ban đầu của Đá Ga ven Bắc [13, tr.234-235]. (vi) Đá Ken-nan: Đá Ken- nan đáp ứng định nghĩa về đá theo khoản 3 điều 121. Đá Ken-nan có điểm nhô lên khỏi mặt nước biển khi thủy triều lên. Tuy nhiên, Đá Ken nan không đáp ứng điều kiện đảm bảo đời sống kinh tế riêng, và trên thực tế cũng không có sự hiện diện của con người trên Đá Ken-nan [13]. 4.2. Áp dụng điều 121 cho quần đảo Trường Sa nói chung Theo yêu sách của Trung Quốc được công bố, quần đảo Trường Sa là một thực thể thống nhất, có lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa riêng [14]. Tòa trọng tài bác bỏ quan điểm này của Trung Quốc, với những lập luận sau: Thứ nhất, việc sử dụng đường cơ sở cho quần đảo được quy định chặt chẽ trong Công ước Luật biển năm 1982. Theo đó, khoản 1 điều 47 Công ước chỉ sử dụng khái niệm đường cơ sở của quốc gia quần đảo. Điều 46 đưa ra định nghĩa về quốc gia quần đảo là “quốc gia được hình thành hoàn toàn bởi một hay nhiều quần đảo và có khi bởi một số đảo khác nữa”. Như vậy, Phi-lip-pin là một quốc gia quần đảo, được hình thành bởi một quần đảo. Trong khi đó, Trung Quốc được hình thành chủ yếu bởi lãnh thổ lục địa, do vậy không đáp ứng được định nghĩa về quốc gia quần đảo [13]. Thứ hai, bản thân Phi-lip-pin cũng không thể vẽ đường cơ sở quần đảo bao quanh quần đảo Trường Sa. Điều 47 Công ước Luật biển năm 1982 đưa ra điều kiện để vẽ đường cơ sở quần đảo. Theo đó, trong phạm vi đường cơ sở bao gồm “các đảo chủ yếu và xác lập một khu vực mà tỷ lệ diện tích nước biển với đất, kể cả vành đai san hô phải ở giữa tỷ lệ 1/1 và 9/1”. Tỉ lệ vùng nước biển và đất trong phạm vi quần đảo Trường Sa lớn gấp nhiều lần tỷ lệ 9/1, do vậy không thể đáp ứng điều kiện của điều 47. Thứ ba, Tòa trọng tài cũng xem xét quy định của điều 7 Công ước Luật biển năm 1982 và thực tiễn các quốc gia. Điều 7 của Công ước quy định về việc quốc gia xác định đường cơ sở thẳng. Điều 7 quy định khả năng áp dụng đường cơ sở thẳng “ở nơi nào bờ biển bị khoét sâu và lồi lõm hoặc nếu có một chuỗi đảo nằm sát ngay và chạy dọc theo bờ biển”. Điều kiện này không áp dụng đối với quần đảo ngoài khơi. Mặt khác, Công ước cũng loại trừ việc áp dụng đường cơ sở thẳng trong một số trường hợp. Tòa trọng tài cho rằng việc quy định về đường cơ sở thẳng ở điều 7 và các trường hợp quy định ở điều 46 và 47 về đường cơ sở của quốc gia quần đảo đồng nghĩa với việc loại trừ khả năng áp dụng đường cơ sở thẳng trong một số trường hợp khác, đặc biệt đối với những quần đảo ngoài khơi không đáp ứng được khả năng áp dụng đường cơ sở của quốc gia quần đảo. Tòa trọng tài cũng khẳng định chưa có đủ bằng chứng để thấy rằng đã hình thành những tập quán trái ngược với các quy định hiện có của Công ước Luật biển năm 1982 [13]. 4.3. Áp dụng khoản 3 điều 121 cho các thực thể nhô lên khỏi mặt nước biển khi thủy triều lên tại quần đảo Trường Sa Dựa trên nhiều nguồn tư liệu khác nhau, Tòa trọng tài cho rằng hầu hết các thực thể nhô lên khỏi mặt nước biển khi thủy triều lên thuộc Trường Sa hiện đều có sự hiện diện, quản lí của các quốc gia. Sự hiện diện này chủ yếu mang tính quân sự, nhà nước, với nguồn sống chủ yếu đến từ bên ngoài. Cũng theo Tòa trọng tài, hầu hết các thực thể này đã có sự cải tạo, biến đổi của con người so với điều kiện tự nhiên ban đầu. Tòa trọng tài đã kiểm tra, đánh giá nhiều khía cạnh để kết luận về khả năng đảm bảo một đời sống kinh tế riêng hay sự sống của con người của các thực thể này. Các khía cạnh được Tòa trọng tài kiểm tra, đánh giá bao gồm [13]: Sự hiện diện, sẵn có của nước ngọt; Thực vật và hệ sinh thái; Đất và khả năng nông nghiệp; Sự hiện diện của ngư dân; Các giao dịch thương mại. N.T. Vinh / VNU Journal of Science: Legal Studies, Vol. 36, No. 1 (2020) 27-40 36 Về khả năng thích hợp cho con người đến ở: Dựa trên các nguồn chứng cứ, Tòa trọng tài đi đến kết luận rằng các thực thể chủ yếu của quần đảo Trường Sa có khả năng đảm bảo cuộc sống của một nhóm nhỏ người. Có chứng cứ cho thấy có nguồn nước ngọt, dù với trữ lượng khác nhau, có thể kết hợp với nguồn nước mưa thu lượm và tích trữ được. Có chứng cứ cho thấy có nguồn thực vật tự nhiên, có thể đảm bảo cho sự sinh tồn của con người. Cũng có chứng cứ cho thấy một nhóm nhỏ ngư dân chủ yếu đến từ đảo Hải Nam hiện diện trên đảo Ba Bình và những thực thể chủ yếu khác. Ngoài sự xuất hiện của ngư dân, trên các đảo Ba Bình và đảo Song Tử Tây đã có sự xuất hiện của những thợ khai thác mỏ của Nhật Bản vào những năm 1920 đến những năm 1930. Quần đảo này cũng là nơi diễn ra các hoạt động thám hiểm của Thomas Cloma và các đồng sự vào những năm 1950 [13]. Về điều kiện sống của con người trong điều kiện tự nhiên ban đầu của các thực thể chủ yếu của quần đảo Trường Sa, Tòa trọng tài kết luận: (i) Điều kiện về sinh sống của con người trên quần đảo Trường Sa (theo điều kiện tự nhiên ban đầu) là không được đáp ứng vì chỉ có sự hiện diện của những ngư dân tùy theo từng thời gian; (ii) Sự hiện diện của quân đội, nhân sự nhà nước của các nước trên các thực thể của Trường Sa theo Tòa trọng tài không được coi là đáp ứng tiêu chí về sự sinh sống của con người theo khoản 3 điều 121 UNCLOS. Sự hiện diện này nhằm mục đích yêu sách chủ quyền của các nước chứ không vì mục đích đời sống dân sự. Cũng theo Tòa trọng tài, tại một số thực thể như Thị Tứ, Ba Bình gần đây có sự hiện diện của dân thường, tuy nhiên bản chất sự hiện diện này cũng không mang tính dân sự mà có tính nhà nước; (iii) Sự hiện diện này không liên tục và ổn định. Nếu thừa nhận cho các thực thể này vùng đặc quyền kinh tế sẽ khuyến khích các quốc gia đưa ra những đòi hỏi quyền và quyền chủ quyền quá đáng đối với các thực thể không đáng kể, đi ngược lại với tinh thần của khoản 3 điều 121. (iv) Tòa trọng tài khẳng định lịch sử không hiện diện của con người trên các thực thể của Trường Sa không do sự ngăn cản hay can thiệp vũ lực mà đúng hơn, theo Tòa là do sự hạn chế khả năng cho phép sinh sống của con người của chính các thực thể này. Do vậy Tòa trọng tài kết luận rằng các đảo Ba Bình, đảo Thị Tứ, đảo Bến Lạc, đảo Trường Sa lớn, đảo Song Tử Tây, và đảo Song Tử Đông không đáp ứng được điều kiện “thích hợp cho con người đến ở” ở khoản 3 điều 121 của Công ước Luật biển năm 1982. Tòa trọng tài cũng áp dụng kết luận này cho các thực thể khác, kém quan trọng hơn ở Trường Sa [13]. Về khả năng có một đời sống kinh tế riêng: Theo quan điểm của Tòa, các hoạt động kinh tế trên quần đảo Trường Sa chủ yếu là du nhập, ngoại lai, như khai thác khoáng sản, đánh bắt hải sản. Những hoạt động này chủ yếu phục vụ nhu cầu của dân cư đảo Hải Nam, Formosa (Trung Quốc), của Nhật Bản, Phi-lip-pin và Việt Nam, Với nhận định này, Tòa trọng tài cho rằng các thực thể ở quần đảo Trường Sa không đáp ứng được điều kiện về có đời sống kinh tế riêng theo quy định của khoản 3 điều 121. Cụ thể Tòa trọng tài cho rằng các đảo Ba Bình, đảo Thị Tứ, đảo Bến Lạc, đảo Trường Sa lớn, đảo Song Tử Tây, và đảo Song Tử Đông không đáp ứng được điều kiện về đời sống kinh tế riêng theo quy định của khoản 3 điều 121. Tòa trọng tài cũng áp dụng kết luận này cho các thực thể khác, kém quan trọng hơn ở quần đảo Trường Sa [13]. 5. Phán quyết của Tòa trọng tài về yêu sách Đường lưỡi bò của Trung Quốc Đường lưỡi bò, hay còn gọi là đường 9 đoạn, đường chữ U được cho là ra đời từ năm 1947 [15]. Tòa trọng tài vụ Phi-lip-pin kiện Trung Quốc thì cho rằng lần đầu tiên Đường chín đoạn xuất hiện chính thức trong bản đồ của Trung Quốc là năm 1948. Vào năm này, Bộ nội vụ của Chính phủ Cộng hòa Trung Hoa đã xuất bản một bản đồ có tên “Bản đồ về vị trí các đảo ở Biển Nam Trung Hoa”. Trong phiên bản đầu tiên, Đường chín đoạn bao gồm 11 đoạn, 2 đoạn trong đó được vẽ trong Vịnh Bắc Bộ đã được loại bỏ đi vào năm 1953. Bản thân độ dài và vị N.T. Vinh / VNU Journal of Science: Legal Studies, Vol. 36, No. 1 (2020) 27-40 37 trí của từng đoạn trong Đường chín đoạn cũng không thống nhất qua nhiều lần xuất hiện kể từ đó [13]. Ngày 7 tháng 5 năm 2009, Trung Quốc chuyển đến Tổng Thư ký Liên Hợp quốc 2 công hàm, phản đối báo cáo của Việt Nam và Malaysia và báo cáo của Việt Nam gửi đến Uỷ ban giới hạn thềm lục địa của Liên Hợp quốc. Kèm theo các công hàm này, Trung Quốc gửi bản đồ vùng Biển Đông thể hiện yêu sách Đường lưỡi bò, bao gồm 9 đoạn thẳng đứt đoạn, bao bọc vùng biển chiếm khoảng 96% diện tích toàn bộ Biển Đông [16]. Đây là lần đầu tiên Trung Quốc chính thức lưu hành quốc tế bản đồ thể hiện Đường lưỡi bò này, yêu sách chủ quyền đối với toàn bộ các đảo, đá, bãi và vùng nước biển trên Biển Đông trong phạm vi Đường lưỡi bò. Việt Nam, Phi-lip-pin và Indonesia lập tức phản đối đường yêu sách 9 đoạn này của Trung Quốc [17]. Trong phán quyết ngày 12 tháng 6 năm 2016, khi xem xét yêu sách Đường chín đoạn của Trung Quốc, Tòa trọng tài cho rằng “Trung Quốc chưa bao giờ làm rõ bản chất và phạm vi yêu sách của nước này về các quyền lịch sử ở Biển Đông. Nước này cũng chưa bao giờ làm rõ cách họ hiểu về nội hàm của “đường chín đoạn” [13]. Trong phạm vi thẩm quyền của mình, Tòa trọng tài đã xem xét cơ sở pháp lí của đường chín đoạn và yêu sách của Trung Quốc về quyền lịch sử đối với những tài nguyên biển ngoài vùng biển được xác định theo UNCLOS. Theo Tòa trọng tài, tranh chấp về đường chín đoạn đặt ra ba vấn đề pháp lí cần giải quyết: Thứ nhất, liệu UNCLOS, đặc biệt các quy định liên quan đến vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa có cho phép quốc gia bảo lưu những quyền đối với các nguồn tài nguyên sinh vật và phi sinh vật có sự khác biệt với Công ước và được hình thành từ trước khi có Công ước, hoặc bằng thỏa thuận hoặc bằng hành vi đơn phương; Thứ hai, liệu trước khi có UNCLOS, Trung Quốc có các quyền có tính lịch sử đối với các nguồn tài nguyên sinh vật và phi sinh vật trên các vùng biển nằm ngoài lãnh hải của Trung Quốc ở Biển Đông. Thứ ba, ngoài hai câu hỏi trên, trong những năm sau khi UNCLOS được ký kết, liệu Trung Quốc có hình thành những quyền và thẩm quyền đối với những tài nguyên sinh vật và phi sinh vật có sự khác biệt với các quy định của Công ước? Và nếu giả sử có sự hình thành như vậy thì những quyền đó có phù hợp với quy định của Công ước? Đối với câu hỏi thứ nhất, Tòa trọng tài cho rằng cần xem xét mối quan hệ giữa các quy định của UNCLOS với các quy định khác của Luật Quốc tế có thể thừa nhận quyền lịch sử của Trung Quốc. Theo Tòa, vấn đề này được quy định ở điều 311 UNCLOS. Mối quan hệ giữa UNCLOS với các quy định khác của Luật quốc tế cũng được làm sáng tỏ ở khoản 1 điều 293 về vấn đề giải quyết tranh chấp. Theo đó, khi giải quyết tranh chấp “Tòa án hoặc trọng tài có thẩm quyền theo quy định của phần này sẽ áp dụng Công ước này và các quy định khác của Luật quốc tế không trái với quy định của Công ước này”. Ngoài ra, theo Tòa Trọng tài, để giải quyết mối quan hệ giữa các quy định của UNCLOS với các quy định khác của Luật quốc tế, cũng cần tính đến các quyên tắc quy định ở điều 30, 31 của Công ước Viên năm 1969 về Luật điều ước quốc tế. Sau khi phân tích, đánh giá các quy định trên cũng như cả quá trình đàm phán, soạn thảo và thông qua UNCLOS, Tòa trọng tài đi đến kết luận rằng không có điều khoản nào trong UNCLOS cho phép tiếp tục tồn tại các quyền mang tính lịch sử đối với các nguồn tài nguyên sinh vật và phi sinh vật trong vùng đặc quyền kinh tế. Tương tự như vậy, cũng không có bất cứ quy định nào của UNCLOS cho phép quốc gia có quyền bảo lưu các quyền có tính lịch sử đối với các nguồn tài nguyên sinh vật, phi sinh vật ở thềm lục địa, Biển cả hay Vùng (đáy đại dương). Cụ thể, Tòa trọng tài kết luận những yêu sách của Trung Quốc về những quyền có tính lịch sử trong phạm vi yêu sách Đường chín đoạn là trái với các quy định của UNCLOS. Kể từ thời điểm Trung Quốc gia nhập Công ước, bất kỳ một quyền mang tính chất lịch sử nào của Trung Quốc đối với các nguồn tài nguyên sinh vật và vi sinh vật đều phải phù hợp với quy định của Công ước, trong trường hợp trái với quy định của Công ước thì chấm dứt hiệu lực để phù hợp với Công ước [13]. N.T. Vinh / VNU Journal of Science: Legal Studies, Vol. 36, No. 1 (2020) 27-40 38 Đối với câu hỏi thứ hai, Tòa trọng tài ghi nhận rằng có những bằng chứng cho thấy các thủy thủ, ngư dân của Trung Quốc cũng như của các nước khác đã khai thác, sử dụng các đảo ở Biển Đông trước khi UNCLOS có hiệu lực. Tuy nhiên, vùng nước mà Trung Quốc yêu sách trong Biển Đông đều nằm ngoài lãnh hải, thuộc về chế độ biển cả, do vậy tàu thuyền của tất cả các quốc gia có quyền tự do qua lại, đánh bắt hải sản. Tòa trọng tài cho rằng quyền hàng hải và đánh bắt hải sản mà Trung Quốc yêu sách chính là thể hiện của quyền tự do biển cả hơn là quyền mang tính lịch sử. Hơn nữa không hề có bằng chứng cho thấy Trung Quốc thực hiện duy nhất quyền quản lí đối với các vùng nước trong Biển Đông hoặc có hành vi ngăn cản các nước khai thác các nguồn tài nguyên trong vùng này. Ngoài ra, Tòa cũng lưu ý rằng cần phân biệt giữa những quyền lịch sử đối với các vùng nước và quyền lịch sử (nếu có) đối với các vùng đất, đảo ở Biển Đông. Ở nội dung này Tòa trọng tài chỉ đề cập đến loại quyền lịch sử thứ nhất. Tòa trọng tài khẳng định trước khi UNCLOS có hiệu lực, không tồn tại những quyền mang tính lịch sử của Trung Quốc đối với những tài nguyên sinh vật và phi sinh vật trên các vùng biển thuộc Biển Đông nằm ngoài lãnh hải của Trung Quốc [13]. Đối với câu hỏi thứ ba, Tòa trọng tài đã phân tích các quy định tại khoản 3 khoản 4 điều 311 UNCLOS về việc sửa đổi, bổ sung Công ước bằng thỏa thuận giữa các nước thành viên; điều 31 Công ước Viên về Luật Điều ước quốc tế liên quan đến việc tính đến giá trị của các hành vi ứng xử của các quốc gia đối với điều ước trong giải thích điều ước. Tòa trọng tài khẳng định, trong mọi trường hợp, hành vi đơn phương của một quốc gia không thể làm thay đổi các quy định của điều ước. Ít nhất, hành vi đơn phương này phải được thể hiện một cách rõ ràng, được thực hiện, lặp lại trong một thời gian dài và phải được sự chấp thuận của các nước thành viên khác. Trong thực tiễn cho đến năm 2009, những yêu sách của Trung Quốc trong phạm vi Đường chín đoạn chưa bao giờ được làm rõ. Kể từ năm 2009, với việc công bố bản Công hàm của Trung Quốc trước Uỷ ban ranh giới thềm lục địa của Liên Hợp quốc, những yêu sách trong phạm vi Đường chín đoạn của Trung Quốc đã liên tục bị các quốc gia liên quan phản đối, do vậy, theo Tòa trọng tài, đã không hề có sự công nhận hay chấp nhận của các quốc gia liên quan đến những yêu sách hay hành vi trên thực tế của Trung Quốc làm thay đổi quyền, thẩm quyền của quốc gia này khác đi với quy định của UNCLOS. Từ các điểm trên, Tòa trọng tài kết luận rằng các quy định của UNCLOS quy định một cách đầy đủ các vùng biển thuộc Biển Đông và phạm vi của các vùng biển này không thể vượt quá giới hạn mà Công ước cho phép. Đồng thời Tòa cũng kết luận rằng những yêu sách của Trung Quốc về các quyền mang tính lịch sử, quyền chủ quyền hay các thẩm quyền của nước này trong phạm vi yêu sách Đường chín đoạn là trái với quy định của Công ước và không có hiệu lực ngoài phạm vi những vùng biển mà Công ước cho phép. Tòa cũng kết luận rằng, UNCLOS làm chấm dứt hiệu lực của bất cứ quyền có tính lịch sử, quyền chủ quyền, hay thẩm quyền nào khác, nếu đã hình thành trước khi Công ước có hiệu lực đã vượt ra khỏi phạm vi giới hạn được thừa nhận bởi Công ước [13]. 6. Thay lời kết: Những ảnh hưởng, hệ quả của Phán quyết đối với việc giải quyết các tranh chấp trên Biển Đông trong tương lai Với phán quyết của Tòa trọng tài trong vụ Philippines kiện Trung Quốc, nhiều vấn đề có tính nguyên tắc, cũng như những vấn đề tranh chấp cụ thể của luật biển đã được làm rõ. Về nguyên tắc, phán quyết của Tòa trọng tài đã tạo thành một án lệ trong lĩnh vực luật biển, và chắc chắn có những ảnh hưởng lâu dài đối với việc giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông. Mặc dù hiện tại, Trung Quốc tìm mọi cách lẩn tránh, từ chối công nhận hiệu lực ràng buộc của Phán quyết trọng tài này. Tuy nhiên, đứng từ góc độ pháp luật quốc tế, những tuyên bố, khẳng định của Tòa trọng tài là thắng lợi lớn của pháp luật quốc tế nói chung và của luật biển N.T. Vinh / VNU Journal of Science: Legal Studies, Vol. 36, No. 1 (2020) 27-40 39 nói riêng, cũng là thắng lợi của các nước, trong đó có Việt Nam. Phán quyết của Tòa trọng tài đã làm rõ quy định của điều 121, đặc biệt là điều 121 khoản 3 của UNCLOS năm 1982. Những phân tích, kết luận của Tòa trọng tài đã làm rõ khái niệm, đặc điểm, điều kiện tự nhiên, lịch sử và pháp lí của đảo, các bãi cạn lúc chìm lúc nổi, đảo nhân tạo và các thực thể khác, áp dụng vào thực tế của Biển đông. Phán quyết cho rằng mọi thực thể chủ yếu và các thực thể khác trong quần đảo Trường Sa không đáp ứng được điều kiện của khoản 3 điều 121 nên không có lãnh hải, thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế riêng. Những kết luận này không chỉ chấm dứt sự không thống nhất, tranh cãi kéo dài trong học thuyết, giải thích pháp luật quốc tế về các khái niệm quan trọng, nền tảng trong lĩnh vực luật biển, đồng thời tạo một án lệ quan trọng, có ý nghĩa tiền đề để gỡ bỏ những nút thắt pháp lí trong các tranh chấp ở Biển Đông. Phán quyết cũng cho phép khẳng định những thay đổi, bồi đắp, xây dựng mới của Trung Quốc đối với các bãi cạn ở Biển Đông không làm thay đổi bản chất pháp lí ban đầu của các thực thể này. Theo phán quyết của Tòa, những thực thể được Trung Quốc bồi đắp, xây dựng sẽ không thể có lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa riêng. Đặc biệt, Phán quyết cũng kết luận là quần đảo Trường Sa không có quy chế của quốc gia quần đảo, không có đường cơ sở riêng, không tạo thành một thực thể thống nhất, không có các vùng biển riêng. Từ những nội dung này, Phán quyết có thể được coi là một vũ khí pháp lí để các nước sử dụng lên án những hành vi đơn phương của Trung Quốc trên Biển Đông, bao gồm cả các hành vi bồi đắp, xây dựng với quy mô lớn các công trình và đảo nhân tạo, các hành vi đe dọa, cưỡng bức, ngăn cản hoạt động của các nước khác trong vùng biển quốc tế, thậm chí trên thềm lục địa của họ, cho đến các hành vi quân sự hóa các đảo, công trình bồi đắp nhân tạo trên Biển Đông. Về mặt pháp lí, Phán quyết Trọng tài lần đầu tiên làm rõ nội dung yêu sách Đường lưỡi bò hay Đường chín đoạn của Trung Quốc. Phán quyết tuyên bố yêu sách Đường lưỡi bò hay Đường 9 đoạn của Trung Quốc là không có cơ sở pháp lí, vô hiệu trên mọi phương diện cả theo UNCLOS cũng như theo Luật Quốc tế nói chung. Trung Quốc không có các quyền mang tính lịch sử, hay các quyền mang tính chủ quyền khác với quy định của UNCLOS trên Biển Đông. Phán quyết của Tòa trọng tài là một án lệ quốc tế giá trị, là một điểm tựa pháp lí khẳng định những quyền có tính chất chủ quyền của các quốc gia, trong đó có Việt Nam đối với các nguồn tài nguyên sinh vật và vi sinh vật trên thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế. Phán quyết của Trọng tài là một vũ khí sắc bén để đấu tranh, loại bỏ âm mưu biến những vùng không tranh chấp thành vùng có tranh chấp trên Biển Đông của Trung Quốc. Theo đó, những hành vi quấy phá, can thiệp, đe dọa, gây hấn hay tranh chấp hóa của Trung Quốc trên thềm lục địa Việt Nam đều phải coi là hành vi xâm hại đến chủ quyền, các quyền mang tính chủ quyền của Việt Nam, vi phạm cam kết của chính Trung Quốc trong phạm vi Công ước Luật biển năm 1982 nói riêng và pháp luật quốc tế nói chung. Về cơ bản, phán quyết của Tòa trọng tài là phù hợp với lợi ích và quan điểm của Việt Nam ở Biển Đông. Với tư cách là một bên ngoài tranh chấp cụ thể, nhưng có những lợi ích trực tiếp liên quan, Việt Nam bảo lưu quyền, chủ quyền và quan điểm về các nội dung được giải quyết của Tòa trọng tài, mặc dù công nhận thẩm quyền của Tòa. Với những vấn đề có tính nguyên tắc cũng như rất cụ thể đối với các vấn đề tranh chấp trong Biển Đông, trong thời gian tới, việc nghiên cứu kỹ lưỡng các nội dung của Phán quyết, đưa ra quan điểm chính thức về các vấn đề có liên quan đối với Việt Nam, về việc phát huy những giá trị pháp lí của các kết luận, phán quyết của Tòa trọng tài là một hoạt động có ý nghĩa thiết thực. Phổ biến và phát huy những giá trị pháp lí của Phán quyết Trọng tài là một hoạt động đấu tranh có ý nghĩa ngoại giao, pháp lí trong cuộc đấu tranh đa phương diện bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông. N.T. Vinh / VNU Journal of Science: Legal Studies, Vol. 36, No. 1 (2020) 27-40 40 Tài liệu tham khảo [1] PCA Case Nº 2013-19, The South China Sea Arbitration, Award of 12 July 2016, https://pcacases.com/web/sendAttach/2086. [2] Nikos Papadakis, The International Legal Regime of Artificial Islands, Sijthoff - Leyden, 1977. [3] Convention on the Territorial Sea and the Contiguous Zone, Geneva 29 April 1958, United Nations, Treaty Series , vol. 516, p. 205. [4] Convention on the Continental Shelf, Geneva, 29 April 1958, United Nations, Treaty Series , vol. 499, p. 311. [5] United Nations Convention on the Law of the Sea, Montego Bay 10 December 1982. [6] Van Dyke, M. Jon and Bennett, Dale (1993), Islands and the Delimitation of Ocean Space in the South China Sea, 10 Ocean Yearbook. [7] Jonathan I. Charney (1999), Rocks That Cannot Sustain Human Habitation, American Journal of International Law, 93 A.J.I.L. 863. [8] Continental Shelf Area between Jan Mayen and Iceland (Jan Mayen Continental Shelf), Report and Recommendations to the Government of Iceland and Norway of the Conciliation Commission of 19-20 May 1981 in 62 International Law Reports (1981), p. 108. [9] D.W. Bowett (1979), The Legal Regime of Islands in International Law; E.D. Brown (1978), Rockall and the Limits of National Jurisdiction of the UK: Part 1, Marine Policy Vol. 2, p. 181 at pp. 206-207; J.M. Van Dyke & R.A. Brooks (1983), Uninhabited Islands: Their Impact on the Ownership of the Oceans’ Resources, Ocean Development and International Law, Vol. 12, , Nos. 3-4, p. 265; R. Kolb (1994), The Interpretation of Article 121, Paragraph 3 of the United Nations Convention on the Law of the Sea: Rocks Which Cannot Sustain Human Habitation or Economic Life of Their Own, French Yearbook of International Law, Vol. 40, 1994, p. 899; D. Anderson (2002), Islands and Rocks in the Modern Law of the Sea, in United Nations Convention on the Law of the Sea 1982: A Commentary, Vol. VI, pp. 307-21; J.L. Jesus, Rocks (2003), New-born Islands, Sea Level Rise, and Maritime Space, in J. Frowein, et al., eds., Negotiating for Peace, p. 579. [10] North Sea Continental Shelf Cases, Para 57. [11] Tunisia Libya Case, Para. 128. [12] Case Concerning Delimitation of the Maritime Boundary in the Gulf of Maine Area, (U.S. v. Canada), I.C.J. Reports 1984, p. 222. [13] PCA Case Nº 2013-19, The South China Sea Arbitration, Award of 12 July 2016. Truy cập tại đường link: https://pcacases.com/web/sendAttach/2086. [14] Note Verbal No. CML/8/2011 (14 April 2011) from the Permanent Mission of the People’s Republic of China to the UN Secretary-General with regard to the joint submission made by Malaysia and Viet Nam to the Commssion on the Limites of Continental Shefl, Annex I, Doc. A23; Foreign Ministry Spokesperson Hua Chunying's Remarks on Relevant Issue about Taiping Dao, 06/03/2016: www.fmprc.gov.cn/mfa_eng/xwfw_665399/s2510 665401/t1369189.shtml. [15] Daniel Schaerffer, The Legacy of the Nine - Dashed Line: Past, Present and Future in International Workshop Paracel and Spratly Archipelagos History Truth, Danang, 19- 21/4/2014: d=4921. [16] Note Verbal No. CML/17/2009 (7 May 2009) from the Permanent Mission of the People’s Republic of China to the UN Secretary-General with regard to the joint submission made by Malaysia and Viet Nam to the Commssion on the Limites of Continental Shefl: https://www.un.org/Depts/los/clcs_new/submissions files/mysvnm33_09/chn_2009re_mys_vnm_e.pdf. [17] Commission on the Limits of the Continental Shelf (CLCS) Outer limits of the continental shelf beyond 200 nautical miles from the baselines: Submissions to the Commission: Joint submission by Malaysia and the Socialist Republic of Vietnam. [18] files/submission_mysvnm_33_2009.htm.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfquy_che_phap_li_cua_cac_dao_thuc_the_khac_va_tinh_vo_hieu_cu.pdf
Tài liệu liên quan