Về việc xử lý TSTN kê khai không
trung thực, TSTN tăng thêm không được
giải trình một cách hợp lý: Cân nhắc hình
sự hóa hành vi làm giàu bất chính, theo đó,
“người có TSTN không tương xứng với
TSTN hợp pháp có trách nhiệm giải trình
về nguồn gốc TSTN của mình” để giảm tải
gánh nặng chứng minh cho các cơ quan tiến
hành tố tụng.
Sửa đổi các quy định về chế tài áp
dụng trong trường hợp vi phạm các quy định
về kê khai, minh bạch TSTN theo hướng
quy định cụ thể các loại vi phạm về kê khai
TSTN để tùy từng tính chất, mức độ của mỗi
loại mà áp dụng một hoặc đồng thời các chế
tài kỷ luật, hành chính, dân sự, hình sự.
Đối với trường hợp TSTN tăng thêm
mà người có nghĩa vụ kê khai không giải
trình được hợp lý thì cơ quan chức năng
đánh thuế 45% đối với khối TSTN bất minh;
cơ quan quản lý thuế có thẩm quyền xem
xét, xử lý truy thu thuế đối với những khoản
thu nhập tăng thêm mà không kê khai. Kiến
nghị này không mâu thuẫn với các quy định
hiện hành của pháp luật hình sự, dân sự và
hạn chế ít nhất việc phải sửa đổi các luật có
liên quan
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 280 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quy định về kiểm soát tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức trong luật phòng, chống tham nhũng sửa đổi: Các quan điểm khác nhau và đề xuất lựa chọn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
QUY ĐỊNH VỀ KIỂM SOÁT TÀI SẢN, THU NHẬP CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC
TRONG LUẬT PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG SỬA ĐỔI:
CÁC QUAN ĐIỂM KHÁC NHAU VÀ ĐỀ XUẤT LỰA CHỌN1
1 Bài viết thuộc Đề tài khoa học cấp Bộ “Xây dựng pháp luật về kiểm soát thu nhập, tài sản của cán bộ, công chức, viên
chức - Những vấn đề lý luận và thực tiễn” của Viện Nghiên cứu Lập pháp năm 2017-2019, do TS. Nguyễn Hoàng Thanh
làm Chủ nhiệm
Tóm tắt:
Dự thảo Luật Phòng, chống tham nhũng sửa đổi đang được trình
Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 5 Quốc hội khoá XIV (tháng 5
- 6/2018). Dự thảo đã dành một chương riêng để quy định về minh
bạch, kiểm soát tài sản, thu nhập với những thay đổi lớn mang tính
căn bản. Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều ý kiến khác nhau về các quy
định của Dự thảo.
Đỗ Thu Huyền*
* ThS. Thanh tra Chính phủ
Abstract
The draft Law on Anti-Corruption (the Amendments) is being
submitted to the National Assembly for its comments at the 5th
Session of the XIV National Assembly (May - June 2018). The
draft has set a separate chapter for regulations on transparency,
assets and incomes controlling with substantial changes. However,
there are still controversial arguments on the provisions under this
draft law.
Thông tin bài viết:
Từ khóa: kiểm soát tài sản; kê khai tài
sản; xác minh tài sản; phòng, chống
tham nhũng; cán bộ, công chức
Lịch sử bài viết:
Nhận bài : 22/05/2018
Biên tập : 25/05/2018
Duyệt bài : 31/05/2018
Article Infomation:
Keywords: assets controlling; assets
declarations; asset verification;
anti-corruptions; cadres; public
servants.
Article History:
Received : 22 May 2018
Edited : 25 May 2018
Approved : 31 May 2018
1. Những bất cập, hạn chế trong cơ chế
kiểm soát tài sản, thu nhập của cán bộ,
công chức trong Dự thảo Luật Phòng,
chống tham nhũng sửa đổi
Kiểm soát tài sản, thu nhập (TSTN)
của cán bộ, công chức (CBCC) chủ yếu
được thực hiện thông qua việc kê khai, công
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
30 Số 11(363) T6/2018
khai TSTN của CBCC2. Tuy nhiên cần lưu
ý rằng, một cơ chế kiểm soát TSTN chỉ thực
sự hiệu quả khi pháp luật không chỉ dừng lại
ở việc kiểm tra việc thực hiện trách nhiệm
kê khai, công khai TSTN của CBCC mà phải
tập trung vào nhiệm vụ khó khăn hơn, đó là
xác minh tính trung thực của nội dung kê
khai thông qua việc giám sát sự hình thành
và những biến động của TSTN của CBCC
để có biện pháp xử lý kịp thời, thoả đáng
khi CBCC không thực hiện nghĩa vụ kê khai
hoặc kê khai không trung thực. Kinh nghiệm
thế giới cho thấy, hiệu quả của cơ chế kiểm
soát TSTN phụ thuộc rất nhiều vào quy định
của các quốc gia về cơ quan có thẩm quyền
kiểm soát TSTN; độ rộng/hẹp của đối tượng
phải kê khai, công khai TSTN; nội dung và
tần xuất kê khai, công khai; phạm vi và cách
thức xác minh thông tin, tính trung thực của
việc kê khai và chế tài đối với các vi phạm
trong tương quan với nguồn nhân lực và cơ
sở vật chất của các cơ quan nhà nước có
thẩm quyền.
1.1. Thẩm quyền kiểm soát TSTN
Theo quy định của Luật Phòng, chống
tham nhũng (PCTN) hiện hành, Việt Nam
không có một cơ quan chuyên trách để quản
lý thống nhất các bản kê khai, chịu trách
nhiệm tiếp nhận các phản ánh về những nghi
ngờ về tài sản, chủ động tiến hành theo dõi,
xác minh khi thấy có những biến động đáng
ngờ về TSTN của CBCC. Vì vậy, Điều 32
Dự thảo Luật PCTN sửa đổi hiện đề xuất
02 phương án: (1) Giao Thanh tra Chính
phủ kiểm soát TSTN của người có nghĩa vụ
2 Việc kiểm soát TSTN còn có thể được thực hiện thông qua một số giải pháp mang tính bổ trợ khác như: hệ thống thuế
thu nhập cá nhân, phương thức thanh toán bằng tài khoản, kiểm soát việc nhận và trả lại quà tặng của CBCC.
3 Hiện nay, thẩm quyền xác minh việc kê khai TSTN hiện được giao cho nhiều cơ quan, đơn vị phụ trách công tác tổ
chức, cán bộ, trong khi các cơ quan, đơn vị này không đủ điều kiện về quyền hạn, nhân lực, nghiệp vụ để thực hiện. Cụ
thể, Thanh tra Chính phủ không quản lý trực tiếp các đầu mối kê khai tài sản mà việc quản lý các đầu mối kê khai tài
sản còn thông qua các cấp hành chính của 22 Bộ, 63 địa phương, 8 cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan Đảng, Quốc hội
và các cơ quan tư pháp.
kê khai hưởng phụ cấp chức vụ từ 0,9 trở
lên công tác tại các bộ, cơ quan ngang bộ,
cơ quan thuộc chính phủ, chính quyền địa
phương; Cơ quan thanh tra hoặc đơn vị phụ
trách công tác tổ chức, cán bộ nơi không có
cơ quan thanh tra tại các cơ quan, tổ chức,
đơn vị ở trung ương, thanh tra cấp tỉnh kiểm
soát TSTN đối với những người có hệ số phụ
cấp chức vụ dưới 0,9 công tác tại cơ quan,
tổ chức, đơn vị, địa phương mình; (2) Giao
Thanh tra Chính phủ kiểm soát TSTN của
người có nghĩa vụ kê khai hưởng phụ cấp
chức vụ từ 0,9 trở lên công tác tại các bộ,
cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ,
chính quyền địa phương; Giao Tòa án nhân
dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao,
Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc
hội, Văn phòng Chính phủ, Kiểm toán Nhà
nước, cơ quan trung ương của tổ chức chính
trị - xã hội, tổ chức xã hội kiểm soát TSTN
của những người có nghĩa vụ kê khai công
tác tại ngành hoặc cơ quan, tổ chức này và
giao Ban Công tác đại biểu thuộc Ủy ban
Thường vụ Quốc hội kiểm soát TSTN của
đại biểu Quốc hội chuyên trách. Theo chúng
tôi, một trong những nguyên nhân hạn chế
hiệu quả của cơ chế kiểm soát TSTN hiện
nay là do chúng ta đang thiếu một bộ máy
chuyên trách và đủ năng lực để đảm nhiệm
nhiệm vụ này khiến thẩm quyền bị phân tán
và dàn trải qua rất nhiều đầu mối3. Do đó,
việc giao Thanh tra Chính phủ (phương án
1) là cơ quan chuyên trách kiểm soát TSTN
tỏ ra hợp lý hơn. Phương án này có ưu điểm
là tập trung được đầu mối, đầu tư cơ sở vật
chất, công nghệ, nguồn nhân lực với đội ngũ
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
31Số 11(363) T6/2018
cán bộ chuyên trách, được đào tạo để đáp
ứng nhiệm vụ được giao. Hơn nữa, do kiểm
soát TSTN là một nội dung phức tạp, luôn
đòi hỏi sự vào cuộc của nhiều ngành, lĩnh
vực khác nhau, vì vậy, việc hoàn thiện cơ
chế phối hợp giữa một cơ quan chuyên trách
với các cơ quan khác có liên quan (ví dụ như
cơ quan kiểm toán, thuế, cơ quan đăng ký
tài sản, các thiết chế tài chính) sẽ thuận
lợi hơn việc cùng lúc phải hoàn thiện cơ chế
phối hợp giữa quá nhiều cơ quan khác nhau.
1.2. Đối tượng kê khai TSTN
Bên cạnh các đối tượng kê khai TSTN
theo Luật PCTN hiện hành (bao gồm những
người có chức vụ từ phó trưởng phòng cấp
huyện trở lên và tương đương cùng một
số chức danh khác), Điều 37 Dự thảo Luật
PCTN được sửa đổi theo hướng mở rộng
đối tượng phải kê khai TSTN, theo đó mọi
CBCC đều có nghĩa vụ kê khai TSTN lần
đầu. Với lập luận rằng, so với nhóm đối
tượng được hưởng phụ cấp chức vụ từ 0,9
trở lên hoặc dưới 0,9 nhưng làm việc ở một
số vị trí công tác trong lĩnh vực có nguy cơ
tham nhũng cao cần phải kiểm soát chặt chẽ
thì trước mắt, nhóm đối tượng CBCC còn
lại chỉ cần kiểm soát TSTN ở mức độ đơn
giản hơn nhằm hình thành cơ sở dữ liệu
chung phục vụ cho công tác quản lý cán bộ,
nhưng không thuộc diện đối tượng bị kiểm
soát TSTN. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng,
việc xác định đối tượng phải kê khai, công
khai TSTN như hiện nay vẫn quá rộng, dàn
trải và hình thức. Trách nhiệm quản lý thủ
công khoảng hơn một triệu bản kê khai hằng
năm là thách thức gây áp lực quá lớn cho
các cơ quan chức năng khi nguồn lực nhà
nước chưa đảm bảo, đặc biệt trong bối cảnh
đầu mối cơ quan kiểm soát TSTN bị thu hẹp.
Ngay cả khi quy định đối tượng có nghĩa vụ
kê khai lần đầu chỉ nhằm phục vụ công tác dữ
liệu thông tin mà không thuộc diện bị kiểm
soát TSTN thì trên thực tế, khi cơ quan chức
năng không theo dõi được biến động và xác
minh tính trung thực trong việc kê khai của
nhóm này thì yêu cầu họ phải kê khai, công
khai TSTN là rất hình thức và tốn kém.
Ngoài ra, việc xác định đối tượng phải
kê khai, công khai TSTN như hiện nay đã
bỏ qua một nhóm đối tượng rất quan trọng,
đó là những người thân thích khác của họ
như bố, mẹ, con đã thành niên, cộng sự
thân thiết của đối tượng phải kê khai TSTN.
Có chuyên gia đã nhận định rằng, nếu giữ
nguyên quy định như hiện tại thì việc kiểm
soát TSTN sẽ giống như kiểm soát nước
trong “bình thông nhau”. Bởi lẽ, TSTN bất
hợp pháp có thể được CBCC chuyển dịch
sang những đối tượng này để trốn tránh sự
kiểm soát của pháp luật.
1.3. TSTN phải kê khai
Về cơ bản, Điều 38 Dự thảo Luật
PCTN sửa đổi giữ nguyên quy định về
TSTN phải kê khai bao gồm: quyền sử dụng
đất, nhà ở, công trình xây dựng và các tài
sản khác gắn liền với đất, nhà ở, công trình
xây dựng; kim khí quý, đá quý, tiền, giấy tờ
có giá và các loại động sản khác mà mỗi tài
sản có giá trị từ 50 triệu đồng trở lên; tài sản,
tài khoản ở nước ngoài. Bên cạnh đó, Điều
luật này còn bổ sung thêm quy định kê khai:
“tổng thu nhập tính từ lần kê khai trước đến
thời điểm kê khai kế tiếp”. Dự thảo Luật tại
Điều 42 cũng quy định về nhiệm vụ, quyền
hạn của cơ quan, đơn vị kiểm soát TSTN,
trong đó yêu cầu người kê khai TSTN phải
giải trình khi có biến động tăng về TSTN. Có
thể thấy, nỗ lực của các nhà làm luật trong
việc kiểm soát cả sự hình thành và biến động
của TSTN. Tuy nhiên, Dự thảo Luật PCTN
sửa đổi vẫn chưa khoả lấp được một lỗ hổng
rất lớn trong quy định về kiểm soát TSTN
khi bỏ qua việc kiểm soát cả sự giảm đi về
TSTN của CBCC (để đầu tư hoặc chi tiêu...)
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
32 Số 11(363) T6/2018
trong khi việc gia tăng hay giảm đi TSTN
đều tiềm ẩn nguy cơ tham nhũng.
1.4. Công khai bản kê khai TSTN
Điều 41 Dự thảo Luật PCTN sửa đổi
không có những thay đổi lớn so với Luật
PCTN hiện hành về vấn đề này. Theo số liệu
của Bộ Công an4, trong giai đoạn từ 1/6/2006
đến 31/8/2015, việc phát hiện tham nhũng từ
các biện pháp nghiệp vụ của ngành công an
là 1.187 vụ (chiếm 26%); từ các nguồn khác
như thanh tra, kiểm toán, các cơ quan nhà
nước là 733 vụ (chiếm 16%) và phát hiện từ
nguồn tố giác, tin báo về tội phạm là 2.628
vụ (chiếm 58%). Như vậy, đa số vụ việc
tham nhũng tại Việt Nam được phát hiện và
xử lý dựa trên tố cáo của người dân và cơ
quan báo chí. Có thể do những lo ngại về
việc bảo đảm an toàn cho người có tài sản
khi công khai bản kê khai TSTN của họ nên
pháp luật chưa cho phép việc công khai bản
kê khai TSTN tại nơi cư trú theo tinh thần
rất tiến bộ của Kết luận 21 ngày 25/5/2012
của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị
quyết Trung ương 3. Tuy nhiên, với cách
quy định như Dự thảo luật, pháp luật đã
bỏ qua một lực lượng rất hùng hậu có thể
chung sức tham gia và giám sát tính chính
xác, trung thực của bản kê khai TSTN, đồng
thời tạo điều kiện cho hiện tượng “đóng cửa
bảo nhau” tại các cơ quan công quyền.
1.5. Xác minh TSTN
Ngoài 03 trường hợp cần xác minh
theo quy định của Luật hiện hành (khi có
dấu hiệu rõ ràng về việc kê khai không trung
thực, khi có tố cáo về việc kê khai không
trung thực; khi có yêu cầu của cơ quan, tổ
chức, đơn vị có thẩm quyền), Dự thảo Luật
đã bổ sung thêm 02 trường hợp đó là: (i) đối
4 Thanh tra Chính phủ (2017), Tổng hợp các báo cáo chuyên đề tổng kết 10 năm thực hiện Luật Phòng, chống tham
nhũng, Công tác phát hiện, điều tra và thi hành án hình sự đối với tội phạm tham nhũng giai đoạn 2005-2015.
với người được lựa chọn ngẫu nhiên theo
kế hoạch hàng năm; (ii) khi có biến động
về tổng giá trị TSTN trong năm từ 300 triệu
đồng trở lên. Như vậy, đối với người trước
khi bầu, phê chuẩn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại
vẫn có thể bị xác minh TSTN khi có 1 trong
5 căn cứ nêu trên. Tuy nhiên, việc quy định
về trách nhiệm giải trình trước khi ra quyết
định xác minh TSTN (Điều 49) tỏ ra không
phù hợp. Bởi lẽ, đây nên là bước cần thực
hiện sau khi cơ quan, đơn vị có thẩm quyền
xác minh yêu cầu người có nghĩa vụ kê khai
giải trình.
Về thời hạn xác minh TSTN. Điều 50
Dự thảo Luật PCTN sửa đổi quy định chậm
nhất là 30 ngày và có thể kéo dài nhưng
không quá 60 ngày kể từ khi ra quyết định
xác minh, cơ quan có thẩm quyền xác minh
phải ban hành kết luận xác minh TSTN. Quy
định chưa thực sự phù hợp vì lý do sau:
Thứ nhất, nguồn hình thành TSTN
ở Việt Nam rất phức tạp. Thu nhập của
CBCC không chỉ từ lương mà chủ yếu từ
nhiều nguồn khác nhau và tích luỹ dần
thành những khối tài sản mà người sở hữu
khó giải trình. Một nghiên cứu của Thanh
tra Chính phủ năm 2012 về “Kiểm soát thu
nhập của người có chức vụ, quyền hạn” đối
với gần 2.000 CBCC ở 10 địa phương và
05 bộ, ngành cho thấy, gần 80% số người
được hỏi thừa nhận có thu nhập ngoài lương
và các khoản phụ cấp theo lương; mức thu
nhập ngoài lương của CBCC rất đa dạng và
bao gồm những khoản thu nhạy cảm, dễ liên
quan đến tham nhũng;
Thứ hai, việc kiểm tra, xác minh nội
dung kê khai TSTN cần được thực hiện trên
cơ sở kiểm tra thông tin chéo với nguồn dữ
liệu bên ngoài (từ cơ quan thuế, bảo hiểm,
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
33Số 11(363) T6/2018
ngân hàng, cơ quan quản lý nhà đất) mà
những cơ sở dữ liệu này hiện nay thường ở
dạng hỗn hợp hoặc còn chắp vá;
Thứ ba, cơ chế phối hợp, trao đổi
thông tin giữa các cơ quan có thẩm quyền
còn nhiều bất cập. Ví dụ, các ngân hàng
thường vận dụng quy định chỉ khi có quyết
định thanh tra, khởi tố vụ án, khởi tố bị can
thì mới cung cấp tài liệu cho cơ quan điều
tra5 để từ chối không cung cấp thông tin, tài
liệu. Vì vậy, các nhà làm luật cần cân nhắc
thêm về thời hạn xác minh TSTN để đảm
bảo tính khả thi của quy định và không loại
trừ khả năng phải đồng thời sửa đổi pháp
luật về ngân hàng, bảo mật thông tin để đảm
bảo tính tương thích, đồng bộ.
1.6. Xử lý TSTN kê khai không trung
thực, TSTN tăng thêm không giải trình được
một cách hợp lý
Dự thảo Luật PCTN sửa đổi đã bổ sung
Điều 59 quy định về xử lý TSTN thực tế lớn
hơn TSTN đã kê khai hoặc TSTN tăng thêm
mà người kê khai không giải trình được một
cách hợp lý về phần TSTN chênh lệch hoặc
tăng thêm theo 02 phương án sau:
(1). Cơ quan, đơn vị kiểm soát TSTN
yêu cầu cơ quan thuế thực hiện việc thu thuế
thu nhập cá nhân. Đồng thời, Dự thảo Luật
sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân (bổ sung
Điều 18a và điểm g khoản 2 Điều 23), quy
định mức thuế suất 45% đối với thu nhập chịu
thuế do vi phạm quy định của Luật PCTN
(Điều 123 của Dự thảo Luật);
(2) Cơ quan, đơn vị kiểm soát TSTN
yêu cầu cơ quan có thẩm quyền ra quyết định
xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền
bằng 45% giá trị của phần TSTN chênh lệch
hoặc tăng thêm.
5 Thông tư số 08/VBHN-NHNN ngày 21/5/2014 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, phần II mục 2 về Cung cấp thông tin.
Trong cả hai trường hợp, dự thảo Luật
đều quy định người bị thu thuế hoặc bị xử phạt
hành chính có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện
tại Tòa án hành chính về kết luận xác minh
TSTN. Việc thu thuế hay xử phạt hành chính
không loại trừ trách nhiệm hình sự nếu các cơ
quan có thẩm quyền chứng minh tài sản đó do
phạm tội mà có.
Phương án thứ nhất gây nhiều ý kiến
trái chiều khi có nhiều người cho rằng, đánh
thuế phần TSTN bất minh đồng nghĩa với việc
đóng dấu hợp pháp cho khối tài sản này; ý kiến
khác cho rằng, đối với các TSTN mà người
có nghĩa vụ kê khai không giải trình được
một cách hợp lý về nguồn gốc nhưng các
cơ quan tiến hành tố tụng cũng chưa chứng
minh được nguồn gốc bất hợp pháp của tài
sản thì có thể coi đây là các khoản thu nhập
phát sinh mà người kê khai chưa nộp thuế và
buộc họ phải nộp thuế là phù hợp trong điều
kiện hiện nay. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng,
vẫn có trường hợp vì mục đích cá nhân mà
CBCC kê khai không trung thực về TSTN của
mình (ví dụ, không kê khai một số bất động
sản) nhưng khi được yêu cầu vẫn giải trình
hợp lý về nguồn gốc tài sản và chứng minh tài
sản đã được đóng thuế thì không thể tiếp tục
đánh thuế lên khối tài sản này để tránh hiện
tượng “đánh thuế hai lần”.
Có nhiều ý kiến đồng tình với phương
án thứ 2 khi biện giải rằng, do mối quan hệ
giữa Nhà nước với CBCC trong kiểm soát
TSTN là mối quan hệ hành chính, CBCC có
nghĩa vụ phải nghiêm chỉnh chấp hành Luật
PCTN, trong đó có nghĩa vụ trung thực, minh
bạch trong kê khai TSTN. Vì vậy, đối với
TSTN thực tế lớn hơn TSTN đã kê khai hoặc
TSTN tăng thêm mà người có nghĩa vụ kê khai
không giải trình được hợp lý về nguồn gốc thì
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
34 Số 11(363) T6/2018
Nhà nước có thể xử phạt hành chính đối với
hành vi kê khai không trung thực, không minh
bạch về TSTN. Tuy nhiên, vấn đề là hiện nay
Luật Xử lý vi phạm hành chính chưa quy định
về xử phạt hành chính trong lĩnh vực PCTN,
chưa quy định về thẩm quyền xử phạt và mức
phạt. Do đó, nếu áp dụng theo phương án này
thì cần sửa đổi Luật Xử lý vi phạm hành chính
để bổ sung về lĩnh vực PCTN, cùng với đó là
sửa đổi về thẩm quyền, mức phạt.
2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện cơ
chế kiểm soát tài sản, thu nhập của cán
bộ, công chức ở Việt Nam
- Về thẩm quyền kiểm soát TSTN:
Sửa đổi các quy định có liên quan để bảo
đảm nguồn nhân lực và cơ sở vật chất đầy
đủ cho việc tổ chức và kiểm tra, giám sát
việc kê khai, công khai TSTN theo hướng
giao Thanh tra Chính phủ làm đầu mối quản
lý, theo dõi, giám sát, kiểm soát, tiếp nhận,
xử lý thông tin, xác minh làm rõ nguồn gốc
TSTN của người có nghĩa vụ kê khai trên
toàn quốc; cho phép cơ quan này áp dụng
các biện pháp nghiệp vụ cần thiết để kiểm
tra, xác minh thông tin trong bản kê khai.
Nếu người có nghĩa vụ kê khai giải trình
không hợp lý về nguồn gốc hoặc biến động
của tài sản, cơ quan này có quyền khởi kiện
vụ án dân sự tại tòa để bảo vệ quyền, lợi ích
của Nhà nước. Trong quá trình tiếp tục xác
minh, nếu phát hiện dấu hiệu tham nhũng thì
chuyển cơ quan điều tra có thẩm quyền xử
lý về mặt hình sự. Ngoài ra, cần tăng cường
thêm biên chế cho cơ quan thanh tra để đáp
ứng yêu cầu, nhiệm vụ được giao.
- Về đối tượng phải kê khai TSTN:
Thu hẹp hợp lý diện đối tượng có nghĩa vụ
kê khai, công khai TSTN, theo tinh thần
6 Vũ Công Giao (2016), Báo cáo kết quả nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về kiểm soát TSTN của người có chức vụ,
quyền hạn và khả năng áp dụng cho Việt Nam, GIG, tr.85.
xử lý tiêu cực, tham nhũng của Nghị quyết
Trung ương 3 là chống tham nhũng phải
"trên trước, dưới sau; trong trước, ngoài
sau”, nhấn mạnh trách nhiệm nêu gương của
cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu,
bao gồm những cán bộ cấp cao hoặc nhóm
người làm việc trong những ngành, lĩnh vực
có nguy cơ tham nhũng cao, nên bắt đầu từ
các công chức hiện giữ chức vụ và hưởng
phụ cấp trách nhiệm từ 0,9 (Giám đốc Sở và
tương đương) trở lên.
- Về TSTN phải kê khai và tần xuất
kê khai, công khai: Quy định bổ sung vào
danh mục phải kê khai thông tin về: (i) các
khoản nợ, các tài sản giảm so với kỳ kê
khai trước; (ii) các khoản chi đầu tư và chi
tiêu dùng có giá trị lớn với mục chi và giá
trị cụ thể nhằm đối chiếu với TSTN đã kê
khai; (iii) sở hữu cổ phần tại các công ty;
(iv) vị trí/chức vụ, tư cách thành viên hội
đồng quản trị công ty; (iv) quà tặng có giá
trị; (v) các lợi ích (vật chất và phi vật chất)
khi những lợi ích đó có khả năng xung đột
với trách nhiệm, nghĩa vụ của đối tượng kê
khai trong quá trình thi hành công vụ;
Bổ sung quy định nghĩa vụ kê khai
TSTN sau một khoảng thời gian (có thể
từ 3-5 năm) sau khi thôi chức để phát hiện
những TSTN bất minh mà người có chức vụ,
quyền hạn giấu giếm khi đương chức. Cân
nhắc thêm việc quy định kê khai bổ sung
bởi khó thực hiện trong thực tế, do những
trở ngại về kỹ thuật (tính hợp lý của mốc số
lượng hay tỷ lệ TSTN tăng thêm được xác
định để phải khai bổ sung, cách tính TSTN
tăng thêm)6;
- Về công khai bản kê khai TSTN:
Sửa đổi các quy định có liên quan để cho
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
35Số 11(363) T6/2018
phép người dân có thể tiếp cận nội dung của
các bản kê khai, từ đó tăng cường sự giám
sát của các cơ quan chức năng và xã hội với
việc kê khai, công khai TSTN. Tuy nhiên, để
vừa đảm bảo tính công khai, minh bạch mà
vẫn đảm bảo được quyền riêng tư của đối
tượng kê khai, có thể thực hiện việc này theo
một trong hai phương án sau:
Phương án 1: Vẫn giữ nguyên các quy
định như hiện tại nhưng tạo điều kiện cho
người dân giám sát tính xác thực của bản
kê khai thông qua việc cho phép tiếp cận có
điều kiện và kiểm soát việc sử dụng thông
tin để không bị lạm dụng, ảnh hưởng đến
người kê khai. Căn cứ theo Luật Tiếp cận
thông tin, có thể thiết lập một cơ chế cung
cấp thông tin về bản kê khai TSTN nếu công
dân yêu cầu cung cấp thông tin trình bày
được lý do và cam kết bảo đảm việc sử dụng
thông tin vào mục đích phát hiện những sai
phạm hoặc bất minh của việc kê khai và phải
chịu trách nhiệm về động cơ của mình; cam
kết không sử dụng thông tin vào mục đích
thương mại.
Phương án 2: Quy định cơ chế công
khai rộng rãi bản kê khai TSTN tới công
chúng (có thể trên cổng thông tin điện tử của
cơ quan, đơn vị công tác) nhưng nghiên cứu
phân loại nhóm thông tin công khai trước
công chúng và nhóm thông tin bảo mật. Ví
dụ, liên quan đến những bất động sản được
liệt kê trong bản kê khai TSTN, có thể quy
định chỉ công khai trước công chúng số lượng
bất động sản, diện tích, giá trị, nhưng những
thông tin về địa chỉ của bất động sản, số tài
khoản tại ngân hàng... thì được bảo mật.
- Về việc xác minh TSTN: Bổ sung
quy định về căn cứ xác minh TSTN khi có
dấu hiệu cho thấy một người có mức sống
không tương xứng với TSTN được kê khai,
công khai. Đặc biệt, cần đẩy mạnh áp dụng
công nghệ thông tin vào việc kê khai và
quản lý kê khai TSTN thông qua việc xây
dựng phần mềm cơ sở dữ liệu quốc gia về
TSTN theo hướng tích hợp, kết nối đa ngành
cho phép kiểm tra chéo để nhận diện các dấu
hiệu bất nhất, bất thường trong các bản kê
khai giữa các kỳ kê khai.
- Về việc xử lý TSTN kê khai không
trung thực, TSTN tăng thêm không được
giải trình một cách hợp lý: Cân nhắc hình
sự hóa hành vi làm giàu bất chính, theo đó,
“người có TSTN không tương xứng với
TSTN hợp pháp có trách nhiệm giải trình
về nguồn gốc TSTN của mình” để giảm tải
gánh nặng chứng minh cho các cơ quan tiến
hành tố tụng.
Sửa đổi các quy định về chế tài áp
dụng trong trường hợp vi phạm các quy định
về kê khai, minh bạch TSTN theo hướng
quy định cụ thể các loại vi phạm về kê khai
TSTN để tùy từng tính chất, mức độ của mỗi
loại mà áp dụng một hoặc đồng thời các chế
tài kỷ luật, hành chính, dân sự, hình sự.
Đối với trường hợp TSTN tăng thêm
mà người có nghĩa vụ kê khai không giải
trình được hợp lý thì cơ quan chức năng
đánh thuế 45% đối với khối TSTN bất minh;
cơ quan quản lý thuế có thẩm quyền xem
xét, xử lý truy thu thuế đối với những khoản
thu nhập tăng thêm mà không kê khai. Kiến
nghị này không mâu thuẫn với các quy định
hiện hành của pháp luật hình sự, dân sự và
hạn chế ít nhất việc phải sửa đổi các luật có
liên quan■
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
36 Số 11(363) T6/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- quy_dinh_ve_kiem_soat_tai_san_thu_nhap_cua_can_bo_cong_chuc.pdf