Quyền chủ động của người có quyền khiếu nại, khởi kiện trong quá trình giải quyết tranh chấp hành chính

Thực tế, ở nước ta thời gian qua cũng đã có sự chuyển biến tích cực về cải thiện môi trường quản lý hành chính, giảm thiểu các thủ tục rườm ra gây khó khăn cho môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp và công dân. Đáng kể là trong xây dựng pháp luật lần đầu tiên đã có quy định cụ thể về cấm các cơ quan từ cấp Bộ, Ủy ban nhân dân các cấp không được đưa ra các thủ tục hành chính trong ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Đặc biệt, khởi xướng của Thủ tướng về xây dựng Chính phủ liêm khiết, kiến tạo phát triển đã đem lại những đổi mới rõ rệt từ phía các cơ quan công quyền trong giải quyết công việc và phục vụ nhân dân. Các biện pháp phòng ngừa hành chính cũng đã được nhận thức, quy định và thực thi trên thực tế khá chặt chẽ nhằm hạn chế tối đa việc xâm phạm quyền, lợi ích của công dân hoặc đem lại sự lạm dụng từ phía các chủ thể có thẩm quyền. Mặc dù vậy, so với các yêu cầu của xây dựng nhà nước pháp quyền, cải cách thể chế hành chính và thực thi các qui định của Hiến pháp năm 2013 vẫn còn nhiều việc chưa giải quyết được hoặc bị hạn chế trên thực tế cần phải chỉnh sửa. Nhìn chung, trong bối cảnh hiện nay liên quan đến phạm trù quyền chủ động của các chủ thể có quyền khiếu nại, khởi kiện trong quá trình giải quyết tranh chấp hành chính cần quan tâm tới một số điểm cơ bản sau: - Về phía các cơ quan nhà nước, cần hướng tới tạo lập một môi trường quản lý hành chính minh bạch, công chức, viên chức trong thực thi công vụ phải thực sự “phụng công thủ pháp”. Theo đó, việc xác định nhiệm vụ cụ thể trên cơ sở phân cấp, phân quyền trong công tác quản lý, chuyên môn và cá thể hóa trách nhiệm, trách nhiệm pháp lý là một khâu then chốt. Mặt khác, cần đề cao và tôn trọng quyền công dân trong quản lý nhà nước, tuyệt đối không gây cản trở hoặc vô cảm trước yêu cầu chính đáng của người dân. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính một cách thực chất, đặc biệt là những thủ tục liên quan giữa công dân, các tổ chức xã hội đối với Nhà nước trong quản lý hành chính. Theo đó, tập trung giải quyết kịp thời, hiệu quả đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân đối với cán bộ, công chức và các thiết chế quản lý hành chính nhà nước, tránh tình trạng đùn đẩy trách nhiệm, thiếu rõ ràng và không đảm bảo thời hiệu, thời hạn theo quy định.

pdf5 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 22/01/2022 | Lượt xem: 190 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quyền chủ động của người có quyền khiếu nại, khởi kiện trong quá trình giải quyết tranh chấp hành chính, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soá 2/2018 - Naêm thöù Möôøi Ba 61 QUYỀN CHỦ ĐỘNG CỦA NGƯỜI CÓ QUYỀN KHIẾU NẠI, KHỞI KIỆN TRONG QUÁ TRÌNH GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HÀNH CHÍNH Lê Vương Long1 Tóm tắt: Trong đời sống pháp lý, tranh chấp hành chính là một thực trạng xảy ra trên nhiều phương diện của quản lý nhà nước. Do vậy, quá trình giải quyết tranh chấp hành chính dù bằng con đường nào, hình thức gì cũng không kém phần phức tạp. Thực tế ở nước ta đã có nhiều trường hợp khiếu nại, khiếu kiện vượt cấp, kéo dài và đem lại nhiều hệ lụy tiêu cực. Có nhiều nguyên nhân đem lại, trong đó đáng kể là các bên tham gia quan hệ giải quyết tranh chấp hành chính chưa hiểu một cách thấu đáo đặc trưng quyền, nghĩa vụ pháp lý của mình hoặc thụ động trong thực hiện nội dung quyền chủ thể đã được pháp luật quy định. Bài viết tập trung nghiên cứu về quyền chủ động của các cá nhân, tổ chức là đối tượng chịu tác động trực tiếp của quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại, khởi kiện (sau đây gọi chung là người có quyền khiếu nại, khởi kiện) và ảnh hưởng của việc thực hiện quyền chủ động đó đối với việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ trong giải quyết tranh chấp hành chính. Từ khóa: Tranh chấp hành chính, giải quyết tranh chấp, quyền khởi kiện Nhận bài: Nhận bài: 05/01/2018; Hoàn thành biên tập: 12/03/2018; Duyệt đăng: 02/04/2018 Abstract: In legal field, administrative dispute happens on many aspects of state management. Therefore, process of settling administrative dispute, through any way, any form is quite complicated. In our country, there are many complaints, complaints sent to the higher level of the first authority, time-consuming complaints and bringing negative subsequence. There are many reasons and one of the reasons is that the parties involved in settling administrative dispute have not understood clearly their rights, legal duties or they are not active in implementing the content regarding to subject right regulated by the law. The article focuses on the right of being active of complained individuals, organizations which are directly impacted by administrative decision, administrative act (hereafter refer as persons having the right to sue, to make complaints and impact of implementing the right of being active in protecting their legal rights, interests in solving administrative dispute. Keywords: Administrative dispute, solving dispute, the right of making complaints Date of receipt: 05/01/2018; Date of revision: 12/03/2018; Date of approval: 02/04/2018 1. Tranh chấp hành chính và giải quyết tranh chấp hành chính Trong các quan hệ xã hội nói chung, quan hệ pháp luật nói riêng, sự bất đồng ý kiến giữa các bên tham gia quan hệ có thể xảy ra về bất cứ vấn đề gì, thường là về quyền, lợi ích có liên quan. Sự bất đồng ý kiến như vậy được gọi chung là tranh chấp. Trong quản lý hành chính nhà nước cũng có thể xảy ra sự bất đồng ý kiến giữa các bên có liên quan đến việc thực hiện các quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính. Mặc dù hiện nay pháp luật không có quy định nào chính thức gọi đó là tranh chấp hành chính nhưng dưới góc độ khoa học thì thuật ngữ tranh chấp hành chính đã được sử dụng để chỉ những trường hợp bất đồng ý kiến nói trên tương tự như việc sử dụng các thuật ngữ tranh chấp dân sự, tranh chấp thương mại. Để thực hiện quản lý hành chính, các cơ quan, cán bộ, công chức có thẩm quyền ban hành quyết định hành chính, thực hiện hành vi hành chính. Quyết định hành chính là văn bản do cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước ban hành để quyết định về một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể2. Hành vi hành chính là hành vi của cơ 1 Phó Giáo sư, Tiến sỹ, Trường Đại học Luật Hà Nội 2 Xem khoản 8 Điều 2 Luật Khiếu nại năm 2011; khoản 1 Điều 3 Luật Tố tụng hành chính năm 2015 HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP 62 quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước thực hiện hoặc không thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật3. Trong quan hệ pháp luật hành chính, sự bất bình đẳng về tư cách chủ thể, phương thức thể hiện ý chí của mỗi bên mang tính đặc thù của quan hệ hành chính. Việc nhân danh Nhà nước đưa ra các quyết định hành chính, thực hiện các hành vi hành chính có thể chứa đựng khả năng làm phương hại đến quyền, lợi ích hoặc buộc phải thực thi một nghĩa vụ nào đó có thể dẫn đến sự phản ứng từ các chủ thể có liên quan. Nói cụ thể, nó có sự khác biệt với các loại tranh chấp trong các lĩnh vực quan hệ dân sự, thương mại, hôn nhân và gia đinh hoặc lao động. Tranh chấp hành chính trên thực tế sẽ đem lại những hệ lụy như: - Đối với Nhà nước, mục đích, ý chí thể hiện trong việc ban hành các quyết định hành chính, thực hiện hành vi hành chính cá biệt không được tôn trọng thực thi, có hiệu lực, hiệu quả trên thực tế. - Đối với chủ thể có liên quan có thể phát sinh những nghĩa vụ hoặc gánh chịu thiệt hại hoặc bị hạn chế những quyền, lợi ích từ quyết định, hành vi hành chính của Nhà nước. Cùng với đó có thể là sự phản ứng tiêu cực từ các chủ thể này đối với Nhà nước về các tranh chấp hành chính đó. Về nguyên tắc thì các tranh chấp hành chính phát sinh phải được giải quyết để các bên có được phương án tốt nhất trong thực hiện, bảo vệ quyền và lợi ích của mình theo quy định của pháp luật. Thực tế và quy định của pháp luật có hai phương thức giải quyết tranh chấp hành chính là giải quyết khiếu nại theo thủ tục hành chính và giải quyết khiếu kiện theo thủ tục tư pháp. 2. Quyền chủ động của người có quyền khiếu nại, khởi kiện Về phương diện lý luận, quyền là khả năng của chủ thể (cá nhân, tổ chức) được hưởng một lợi ích, giá trị hoặc thực hiện một hành vi, tham gia một quan hệ nào đó mà không bị chủ thể khác cản trở, can thiệp. Trong đời sống xã hội, quyền pháp lý là phạm trù có giới hạn. Trong các quan hệ pháp luật, trừ quan hệ sở hữu còn nhìn chung quyền, nghĩa vụ của chủ thể thường mang tính đối lưu nghĩa là nó gắn với nhau trong việc thực hiện trên thực tế. Quyền pháp lý không chỉ được nhận diện dưới góc độ các quy định pháp luật mà quan trọng hơn, cần quan tâm hơn là khả năng hiện thực hóa nội dung các quyền trên thực tế như thế nào. Dưới góc độ này, vai trò của chủ thể có tính quyết định, nhà nước chỉ tạo lập một môi trường cần thiết cho các chủ thể chủ động thực hiện quyền của mình có hiệu quả. Quyền chủ động ở đây không phải là một loại quyền hay một quyền cụ thể mà là sự chủ động của các bên tranh chấp lựa chọn thực hiện hay không thực hiện và thực hiện như thế nào những quyền nhất định trong giải quyết tranh chấp hành chính một cách hợp pháp, tiết kiệm và hiệu quả nhằm bảo đảm việc xử lý các tranh chấp được khách quan trên thực tế. Về bản chất, quyền chủ động thể hiện tính tự do ý chí của chủ thể trong việc lựa chọn phương thức thực hiện hành vi của mình được pháp luật quy định. Hay đó là quá trình hiện thực hóa nội dung được pháp luật quy định thông qua hành vi chủ động của chủ thể. Thứ nhất, quyền chủ động quyết định có khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định, hành vi hành chính hay không4. Như trên đã nói, tranh chấp hành chính nảy sinh khi người chịu sự tác động của quyết định hành chính, hành vi hành chính cho rằng quyết định, hành vi đó trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của họ và khiếu nại, khởi kiện là việc họ yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ quyền, lợi ích đã bị xâm hại đó. Nếu vì lý do nào đó, người có quyền khiếu nại, khởi kiện mặc dù cho rằng quyền, lợi ích của mình bị xâm hại nhưng họ quyết định không khiếu nại, khởi kiện thì tranh chấp hành chính chỉ tồn tại ở dạng tiềm ẩn mà không thực sự bộc lộ trên thực tế. Việc giải quyết tranh chấp trong trường hợp này không được đặt ra. Điều đó có nghĩa là người có quyền khiếu nại, khởi kiện tự mình chấp nhận việc quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại (nếu có) chứ không phải nhà nước từ chối bảo vệ 3 Xem khoản 9 Điều 2 Luật Khiếu nại năm 2011; khoản 3 Điều 3 Luật Tố tụng hành chính năm 2015 4 Xem Điều 8 Luật Tố tụng hành chính năm 2015 Soá 2/2018 - Naêm thöù Möôøi Ba 63 quyền, lợi ích của họ. Nếu người có quyền khiếu nại, khởi kiện thực hiện việc khiếu nại, khởi kiện thì tranh chấp hành chính đã chính thức được xác nhận và cơ quan có thẩm quyền phải tiến hành giải quyết tranh chấp. Khi giải quyết tranh chấp, nếu thực sự quyền, lợi ích của người có quyền khiếu nại, khởi kiện bị xâm hại thì quyền, lợi ích đó sẽ được khôi phục. Thứ hai, quyền chủ động lựa chọn khiếu nại hoặc khởi kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính5. Lý do có sự tồn tại hai phương thức giải quyết tranh chấp hành chính song song là bởi vì mỗi phương thức giải quyết tranh chấp có những ưu thế và hạn chế riêng. Giải quyết tranh chấp bằng con đường hành chính có ưu thế chính là người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp ở ngay trong hệ thống cơ quan hành chính, là người có quyết định, hành vi bị khiếu nại hoặc cấp trên của người có quyết định, hành vi bị khiếu nại nên họ hiểu khá rõ vấn đề bị khiếu nại là gì, điều kiện, hoàn cảnh nào dẫn đến việc ban hành quyết định, thực hiện hành vi bị khiếu nại. Nói cách khác, họ có những điều kiện cần thiết để có thể hiểu quyết định, hành vi đó là đúng hay sai nên có thể dễ dàng giải quyết khiếu nại hợp tình, hợp lý. Tuy nhiên, giải quyết khiếu nại có hạn chế là người giải quyết khiếu nại chính là người có quyết định, hành vi bị khiếu nại hoặc cấp trên của người có quyết định, hành vi đó nên tính khách quan, vô tư trong giải quyết khiếu nại khó được đảm bảo. Vì vậy, dù hiểu khá rõ về quyết định, hành vi bị khiếu nại nhưng việc giải quyết khiếu nại hay bị dây dưa, kéo dài ảnh hưởng bất lợi đến việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại. Gần như ngược lại với giải quyết khiếu nại, giải quyết vụ án hành chính được thực hiện bởi tòa án nên có tính khách quan, vô tư hơn cơ quan hành chính nhưng vì không trực tiếp quản lý nên có thể không biết rõ điều kiện, hoàn cảnh, yêu cầu của quản lí hành chính liên quan đến quyết định, hành vi bị khiếu nại. Với những ưu điểm và hạn chế của hai phương thức giải quyết tranh chấp hành chính như vậy thì tùy từng trường hợp mà khả năng bảo vệ quyền, lợi ích của người có quyền khiếu nại, khởi kiện của mỗi phương thức cũng khác nhau. Theo quy định của pháp luật về khiếu nại trước năm 2011 thì trước khi muốn khởi kiện vụ án hành chính tại tòa án, người có quyền khiếu nại, khởi kiện phải khiếu nại tới cơ quan hành chính, sau khi khiếu nại đã được giải quyết lần đầu mà người khiếu nại không đồng ý với cách giải quyết của người giải quyết khiếu nại hoặc hết thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu mà khiếu nại không được giải quyết thì họ mới được quyền khởi kiện vụ án tại tòa án. Quy định như thế này đã hạn chế đáng kể khả năng lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp nên cũng có khả năng ảnh hưởng không tích cực đến việc bảo vệ quyền, lợi ích của người có quyền khiếu nại, khởi kiện. Theo pháp luật hiện hành, người có quyền khiếu nại, khởi kiện có quyền chủ động rất lớn trong việc lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp hành chính. Ngay khi tranh chấp hành chính phát sinh, người có quyền khiếu nại, khởi kiện có quyền lựa chọn một trong hai phương thức giải quyết tranh chấp. Trong trường hợp người có quyền khiếu nại, khởi kiện đã lựa chọn khiếu nại nhưng sau khi giải quyết khiếu nại lần đầu mà họ không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại hoặc hết thời hạn giải quyết khiếu nại mà khiếu nại vẫn không được giải quyết thì họ vấn được tiếp tục chủ động lựa chọn một trong hai phương thức giải quyết tranh chấp để yêu cầu bảo vệ quyền, lợi ích của mình. Thậm chí, sau khi giải quyết khiếu nại lần hai, nếu người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại hoặc hết thời hạn giải quyết khiếu nại mà khiếu nại vẫn không được giải quyết thì họ vẫn được quyền đưa tranh chấp ra tòa án để yêu cầu giải quyết (khoản 1 Điều 7 Luật Khiếu nại năm 2011). Như vậy, nhà nước không còn áp đặt phương thức giải quyết tranh chấp phải được lựa chọn hay được ưu tiên lựa chọn nữa. Việc chủ động lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp nào thuộc về quyền của người có quyền khiếu nại, khởi kiện tùy thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của mỗi người, đặc biệt phụ thuộc vào 5 Xem Điều 7 Luật Khiếu nại năm 2011 HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP 64 nhận thức của họ cho rằng trong trường hợp tranh chấp cụ thể đó phương thức giải quyết tranh chấp nào có thể bảo vệ tốt nhất quyền, lợi ích của họ. Thứ ba, quyền chủ động nhờ luật sư bảo vệ; nhờ luật sư, trợ giúp viên pháp lý tư vấn về pháp luật hoặc ủy quyền cho luật sư, trợ giúp viên pháp lý khiếu nại để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Trong đại đa số các trường hợp, tranh chấp hành chính là tranh chấp nảy sinh giữa cơ quan, cán bộ, công chức quyền lực nhà nước với cá nhân, tổ chức khác. Trong quan hệ giữa hai bên tranh chấp hành chính, ngoài sự bất tương xứng về vị thế giữa các bên đối với nhau thì còn thấy có sự khác biệt phổ biến về mức độ am hiểu pháp luật, am hiểu về quản lý nhà nước giữa các bên đó. Thông thường, phía cơ quan, cán bộ, công chức am hiểu pháp luật và quản lý nhà nước hơn phía bên kia. Điều đó cũng có nghĩa là phía cá nhân, tổ chức có nhiều hạn chế trong việc tự bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Để giảm bớt sự khác biệt này, đồng thời cũng là để tăng khả năng bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người có quyền khiếu nại, khởi kiện, pháp luật hiện nay quy định người khiếu nại có quyền “Nhờ luật sư tư vấn về pháp luật hoặc ủy quyền cho luật sư khiếu nại để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Trường hợp người khiếu nại là người được trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật thì được nhờ trợ giúp viên pháp lý tư vấn về pháp luật hoặc ủy quyền cho trợ giúp viên pháp lý khiếu nại để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình” (khoản 1 Điều 12 Luật Khiếu nại năm 2011) và “Đương sự có quyền tự bảo vệ hoặc nhờ luật sư hoặc người khác có đủ điều kiện theo quy định của Luật này bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình” (khoản 1 Điều 19 Luật Tố tụng hành chính năm 2015). Như vậy, nếu người có quyền khiếu nại, khởi kiện tự tin vào sự hiểu biết và bản lĩnh của mình trước cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp hành chính thì hoàn toàn có thể tự mình thực hiện quyền nhưng nếu thấy sự hiểu biết về pháp luật của mình không đủ để tự mình bảo vệ quyền, lợi ích của mình thì có quyền tìm kiếm sự giúp đỡ về mặt pháp luật từ những người thực sự am hiểu pháp luật. Với sự giúp đỡ của các chuyên gia về pháp luật như vậy người có quyền khiếu nại, khởi kiện sẽ bảo vệ hiệu quả hơn, chắc chắn hơn quyền, lợi ích của mình trong quá trình giải quyết tranh chấp hành chính. Thứ tư, quyền chủ động rút khiếu nại, thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu khởi kiện6. Sau khi khởi kiện, người khởi kiện có quyền chủ động thay đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện nếu xét thấy yêu cầu ban đầu của mình chưa đầy đủ hoặc chưa phù hợp. Bên cạnh đó, người khiếu nại, khởi kiện có quyền rút khiếu nại, rút yêu cầu khởi kiện vì bất cứ lý do gì. Ngược với quyền chủ động quyết định khiếu nại, khởi kiện, quyền rút khiếu nại, rút yêu cầu khởi kiện làm chấm dứt tranh chấp hành chính. Điều đó có thể là do người có quyền khiếu nại, khởi kiện nhận thấy quyết định hành chính, hành vi hành chính mà mình đã khiếu nại, khởi kiện không trái pháp luật nên không có vấn đề xâm phạm quyền, lợi ích của họ và tất nhiên không đặt ra vấn đề phải bảo vệ những quyền, lợi ích đó. Cũng có thể người có quyền khiếu nại, khởi kiện chấp nhận sự thiệt hại mà họ cho rằng quyết định, hành vi hành chính đã xâm hại nên không yêu cầu được bảo vệ nữa. Dù trường hợp nào thì đây cũng là sự chủ động chấm dứt tranh chấp mà không làm trái nhu cầu, ý nguyện bảo vệ quyền, lợi ích cua người có quyền khiếu nại, khởi kiện. Thứ năm, quyền chủ động yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời7. Về nguyên tắc, việc khiếu nại, khởi kiện không làm dừng việc thực hiện quyết định, hành vi hành chính bị khiếu nại, khởi kiện. Quá trình giải quyết khiếu nại, giải quyết vụ án hành chính là quá trình xác định quyết định, hành vi bị khiếu nại, khởi kiện trái hay không trái pháp luật. Khi chưa có quyết định, bản án có hiệu lực của người có thẩm quyền thì 6 Xem Điều 10 Luật Khiếu nại năm 2011, Điều 8 Luật Tố tụng hành chính năm 2015 7 Xem Điểm e khoản 1 Điều 12 Luật Khiếu nại năm 2011, khoản 10 Điều 55 Luật Tố tụng hành chính năm 2015 Soá 2/2018 - Naêm thöù Möôøi Ba 65 chưa kết luận về tính trái pháp luật của quyết định, hành vi hành chính. Mặc dù, sau khi giải quyết khiếu nại, giải quyết vụ án hành chính nếu xác định được là quyết định, hành vi trái pháp luật thì quyền, lợi ích đã bị xâm phạm bởi quyết định, hành vi đó sẽ được khôi phục nhưng có những trường hợp việc thi hành quyết định, thực hiện hành vi bị khiếu nại, khởi kiện có thể gây ra hậu quả khó khắc phục. Trong trường hợp này, để giảm thiểu khả năng gây hậu quả khó khắc phục, cũng đồng nghĩa với việc quyền, lợi ích của người có quyền khiếu nại, khởi kiện có thể bị ảnh hưởng bất lợi thì họ có quyền chủ động yêu cầu người có thẩm quyền áp dụng biện pháp khẩn cấp để ngăn chặn hậu quả có thể xảy ra do việc thực hiện quyết định, hành vi hành chính. Các biện pháp khẩn cấp tạm thời gồm: tạm đình chỉ thi hành quyết định; tạm dừng việc thực hiện hành vi hành chính; cấm hoặc buộc thực hiện hành vi nhất định. Việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không chỉ được thực hiện theo yêu cầu của người có quyền khiếu nại, khởi kiện mà còn được thực hiện khi chính cơ quan có thẩm quyền xét thấy cần thiết. Điều đó chứng tỏ rằng quyền chủ động yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời rất có giá trị bảo vệ quyền, lợi ích của người có quyền khiếu nại, khởi kiện. Thực tế, ở nước ta thời gian qua cũng đã có sự chuyển biến tích cực về cải thiện môi trường quản lý hành chính, giảm thiểu các thủ tục rườm ra gây khó khăn cho môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp và công dân. Đáng kể là trong xây dựng pháp luật lần đầu tiên đã có quy định cụ thể về cấm các cơ quan từ cấp Bộ, Ủy ban nhân dân các cấp không được đưa ra các thủ tục hành chính trong ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Đặc biệt, khởi xướng của Thủ tướng về xây dựng Chính phủ liêm khiết, kiến tạo phát triển đã đem lại những đổi mới rõ rệt từ phía các cơ quan công quyền trong giải quyết công việc và phục vụ nhân dân. Các biện pháp phòng ngừa hành chính cũng đã được nhận thức, quy định và thực thi trên thực tế khá chặt chẽ nhằm hạn chế tối đa việc xâm phạm quyền, lợi ích của công dân hoặc đem lại sự lạm dụng từ phía các chủ thể có thẩm quyền. Mặc dù vậy, so với các yêu cầu của xây dựng nhà nước pháp quyền, cải cách thể chế hành chính và thực thi các qui định của Hiến pháp năm 2013 vẫn còn nhiều việc chưa giải quyết được hoặc bị hạn chế trên thực tế cần phải chỉnh sửa. Nhìn chung, trong bối cảnh hiện nay liên quan đến phạm trù quyền chủ động của các chủ thể có quyền khiếu nại, khởi kiện trong quá trình giải quyết tranh chấp hành chính cần quan tâm tới một số điểm cơ bản sau: - Về phía các cơ quan nhà nước, cần hướng tới tạo lập một môi trường quản lý hành chính minh bạch, công chức, viên chức trong thực thi công vụ phải thực sự “phụng công thủ pháp”. Theo đó, việc xác định nhiệm vụ cụ thể trên cơ sở phân cấp, phân quyền trong công tác quản lý, chuyên môn và cá thể hóa trách nhiệm, trách nhiệm pháp lý là một khâu then chốt. Mặt khác, cần đề cao và tôn trọng quyền công dân trong quản lý nhà nước, tuyệt đối không gây cản trở hoặc vô cảm trước yêu cầu chính đáng của người dân. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính một cách thực chất, đặc biệt là những thủ tục liên quan giữa công dân, các tổ chức xã hội đối với Nhà nước trong quản lý hành chính. Theo đó, tập trung giải quyết kịp thời, hiệu quả đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân đối với cán bộ, công chức và các thiết chế quản lý hành chính nhà nước, tránh tình trạng đùn đẩy trách nhiệm, thiếu rõ ràng và không đảm bảo thời hiệu, thời hạn theo quy định. - Đối với công dân, thiết nghĩ quan trọng và cơ bản nhất là mỗi người phải tự ý thức về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của bản thân trong quá trình tham gia các hoạt động quản lý nhà nước trên lĩnh vực để giảm thiểu các xung đột, tranh chấp hành chính có thể xảy ra trên thực tế. Một số lĩnh vực nhạy cảm như giải quyết tranh chấp đất đai, đền bù giải phóng mặt bằngngười dân cần tham khảo ý kiến chuyên môn, tư vấn pháp lý để tiếp cận vấn đề, giải quyết tháo gỡ vướng mắc đúng đắn, đặc biệt sử dụng quyền khiếu nại, khởi kiện bằng những hành vi hợp pháp. Tránh tình trạng vì thiếu hiểu biết, bị kích động đi khiếu kiện dài ngày, nhiều lần hoặc tụ tập đông người gây áp lực thiếu khách quan đối với các cơ quan nhà nước./.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfquyen_chu_dong_cua_nguoi_co_quyen_khieu_nai_khoi_kien_trong.pdf
Tài liệu liên quan