Thứ ba, tăng cường trách nhiệm của
nhà nước trong bảo đảm quyền tham gia
của nhân dân vào hoạt động lập pháp.
Trong nhà nước pháp quyền, quyền
của nhân dân tham gia xây dựng chính
sách, pháp luật phải được bảo đảm bằng
bổn phận và trách nhiệm của nhà nước
trong việc cung cấp thông tin, tạo ra cơ
chế pháp lý để nhà nước không chỉ lắng
nghe, phát hiện nhu cầu mà còn thu hút
sự tham gia có hiệu quả của công dân
trong quá trình làm ra các đạo luật phù
hợp với nhu cầu của cuộc sống và ý chí,
nguyện vọng của nhân dân*. Do đó, cần
tăng cường trách nhiệm của Nhà nước
trong bảo đảm quyền tham gia của nhân
dân vào hoạt động lập pháp. Cần xác định
rõ trách nhiệm của nhà nước trong việc tổ
chức lấy ý kiến, tiếp thu, tổng hợp, đánh
giá, phản hồi, và giải trình các ý kiến
tham gia đóng góp của nhân dân. Muốn
vậy, các cơ quan có thẩm quyền phải xem
quá trình tiếp nhận các ý kiến tham gia
của nhân dân là quá trình hai chiều, trong
đó nhà nước có trách nhiệm làm rõ những
vấn đề được tiếp thu trong dự án, dự thảo
luật; đồng thời cũng cần phải giải trình
làm rõ, phản hồi lại những vấn đề chưa
tiếp thu và giải thích lý do để nhân dân
Thứ ba, tăng cường trách nhiệm của
nhà nước trong bảo đảm quyền tham gia
của nhân dân vào hoạt động lập pháp.
Trong nhà nước pháp quyền, quyền
của nhân dân tham gia xây dựng chính
sách, pháp luật phải được bảo đảm bằng
bổn phận và trách nhiệm của nhà nước
trong việc cung cấp thông tin, tạo ra cơ
chế pháp lý để nhà nước không chỉ lắng
nghe, phát hiện nhu cầu mà còn thu hút
sự tham gia có hiệu quả của công dân
trong quá trình làm ra các đạo luật phù
hợp với nhu cầu của cuộc sống và ý chí,
nguyện vọng của nhân dân*. Do đó, cần
tăng cường trách nhiệm của Nhà nước
trong bảo đảm quyền tham gia của nhân
dân vào hoạt động lập pháp. Cần xác định
rõ trách nhiệm của nhà nước trong việc tổ
chức lấy ý kiến, tiếp thu, tổng hợp, đánh
giá, phản hồi, và giải trình các ý kiến
tham gia đóng góp của nhân dân. Muốn
vậy, các cơ quan có thẩm quyền phải xem
quá trình tiếp nhận các ý kiến tham gia
của nhân dân là quá trình hai chiều, trong
đó nhà nước có trách nhiệm làm rõ những
vấn đề được tiếp thu trong dự án, dự thảo
luật; đồng thời cũng cần phải giải trình
làm rõ, phản hồi lại những vấn đề chưa
tiếp thu và giải thích lý do để nhân dân
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 20/01/2022 | Lượt xem: 238 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quyền tham gia của nhân dân vào hoạt động lập pháp ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
44 Tạp chí Khoa học Viện Đại học Mở Hà Nội 51 (01/2019) 44-50
QUYỀN THAM GIA CỦA NHÂN DÂN VÀO HOẠT
ĐỘNG LẬP PHÁP Ở VIỆT NAM - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI
PHÁP
Mai Thị Thanh Tâm* *†
Ngày tòa soạn nhận được bài báo: 6/7/2018
Ngày nhận kết quả phản biện đánh giá: 4/01/2019
Ngày bài báo được duyệt đăng: 29/01/2019
Tóm tắt: Thực hiện quyền tham gia của nhân dân vào hoạt động lập pháp có vai trò
quan trọng trong việc bảo đảm tính nhân dân, tính dân chủ của Nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa. Nó không những thể hiện sự tham gia quản lý nhà nước và xã hội của nhân
dân, mà còn góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động lập pháp. Thực tiễn Việt Nam cho
thấy, tuy Nhà nước đã có nhiều nỗ lực trong việc bảo đảm thực hiện quyền tham gia của
nhân dân vào hoạt động lập pháp nhưng vẫn chưa đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn, từ
đó đặt ra yêu cầu cấp thiết là phải tăng cường các giải pháp bảo đảm sự tham gia của
nhân dân vào hoạt động lập pháp.
Từ khóa: nhân dân, quyền tham gia, hoạt động lập pháp
1. Vai trò bảo đảm quyền tham
gia của nhân dân vào hoạt động lập
pháp ở Việt Nam
Quyền tham gia của nhân dân vào
hoạt động quản lý nhà nước là một tiêu
chí quan trọng đánh giá mức độ dân chủ
của một xã hội. Trong tổ chức bộ máy nhà
nước, Quốc hội được xác định là “cơ quan
đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan
quyền lực nhà nước cao nhất của nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”1
với chức năng quan trọng hàng đầu là lập
hiến, lập pháp nên quyền tham gia của
nhân dân vào hoạt động lập pháp là đòi
* Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
1 Điều 69, Hiến pháp Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013
hỏi khách quan, có vai trò đặc biệt quan
trọng.
Thứ nhất, việc bảo đảm quyền tham
gia của nhân dân vào hoạt động lập pháp
xuất phát từ yêu cầu bảo đảm tính nhân
dân, tính dân chủ trong quá trình xây
dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa Việt Nam.
Trong tiến trình đổi mới và phát
triển đất nước cho đến nay, vấn đề xây
dựng và hoàn thiện “Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân,
vì dân” luôn được Đảng ta quan tâm, chú
trọng. Kể từ Đại hội VII, qua mỗi kỳ đại
Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion 45
hội, tư duy lý luận của Đảng về nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do
dân, vì dân ngày càng phát triển, hoàn
thiện. Đến Cương lĩnh xây dựng đất nước
trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
(bổ sung, phát triển năm 2011), Đảng ta
tiếp tục xác định: “Nhà nước ta là Nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của
nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất
cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân
mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp
công nhân với giai cấp nông dân và đội
ngũ trí thức, do Đảng Cộng sản Việt Nam
lãnh đạo”; “Nhà nước phục vụ nhân dân,
gắn bó mật thiết với nhân dân, thực hiện
đầy đủ quyền dân chủ của nhân dân, tôn
trọng, lắng nghe ý kiến của nhân dân và
chịu sự giám sát của nhân dân”2.*†Quan
điểm này đã được thể chế hóa trong Hiến
pháp năm 2013. Hiến pháp 2013 khẳng
định: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân
dân và vì Nhân dân. Nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm
chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về
Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa
giai cấp công nhân với giai cấp nông dân
và đội ngũ trí thức”.
Tính nhân dân, tính dân chủ của
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
Việt nam không chỉ được thể hiện ở trách
nhiệm của nhà nước phục vụ nhân dân mà
2 Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội
đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội, tr.85
3 V. I. Lê nin, Toàn tập, Tập 34, NXB Sự thật, Hà Nội,
tr.412.
còn thể hiện ở việc huy động được sự
tham gia của nhân dân vào hoạt động nhà
nước, trong đó có hoạt động lập pháp
(một trong những lĩnh vực hoạt động chủ
yếu của bộ máy nhà nước). Bảo đảm
Nhân dân tham gia vào hoạt động lập
pháp sẽ góp phần phát huy dân chủ, phát
huy tính tích cực chính trị của nhân dân,
thực hiện quyền tham gia của người dân
đã được Hiến pháp quy định.
Thứ hai, việc bảo đảm quyền tham
gia của nhân dân vào hoạt động lập pháp
góp phần cụ thể hóa nguyên tắc nhân dân
tham gia vào quản lý nhà nước và xã hội.
V. I. Lênin coi việc lôi cuốn đông
đảo nhân dân tham gia quản lý nhà nước là
“phương pháp tuyệt diệu để tăng ngay một
lúc bộ máy nhà nước của chúng ta lên gấp
mười lần” 3.‡Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng
đặc biệt đề cao vai trò của nhân dân trong
quản lý nhà nước. Người cho rằng: “Làm
việc gì cũng phải có quần chúng. Không
có quần chúng thì không thể làm được”
4.§Chủ tịch Hồ Chí Minh quan niệm, nhà
nước phải dựa vào lực lượng nhân dân,
bảo đảm phương châm "đưa mọi vấn đề
cho dân chúng thảo luận và tìm cách giải
quyết" 5.**
Tiếp thu quan điểm của các nhà
kinh điển Mácxít về quyền tham gia quản
lý nhà nước của nhân dân, Hiến pháp và
pháp luật Việt Nam đã ghi nhận về quyền
tham gia quản lý nhà nước của nhân dân.
4 Hồ Chí Minh, Bàn về nhà nước và pháp luật, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, tr.481.
5 Hồ Chí Minh, Bàn về nhà nước và pháp luật, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, tr.464.
46 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
Trên cơ sở kế thừa và phát huy quyền
tham gia quản lý nhà nước và xã hội được
ghi nhận trong các bản Hiến pháp trước,
Hiến pháp năm 2013 quy định: “Công
dân có quyền tham gia quản lý nhà nước
và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị
với cơ quan nhà nước về các vến đề của
cơ sở, địa phương và cả nước. Nhà nước
tạo điều kiện để công dân tham gia quản
lý nhà nước và xã hội; công khai, minh
bạch trong tiếp nhận, phản hồi ý kiến,
kiến nghị của công dân” (Điều 28).
Quyền tham gia của nhân dân vào
hoạt động quản lý nhà nước được thể hiện
trên cả ba phương diện hoạt động chủ yếu
của nhà nước là lập pháp, hành pháp và tư
pháp. Bởi bản chất của hoạt động lập
pháp là đưa ý chí của nhân dân lên thành
luật, là hình thức quan trọng để thực hiện
quyền lực của nhân dân; do đó, bảo đảm
quyền tham gia của nhân dân vào hoạt
động lập là điều kiện tiên quyết để pháp
luật được ban hành phản ánh đầy đủ, đúng
đắn ý chí, nguyện vọng của nhân dân.
Việc lấy ý kiến của chuyên gia, các nhà
khoa học và nhân dân trở thành một bước
quan trọng, không thể thiếu trong quy
trình lập pháp.
Thứ ba, việc bảo đảm quyền tham
gia của nhân dân vào hoạt động lập pháp
góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt
động lập pháp.
Quyền tham gia của nhân dân vào
hoạt động lập pháp không những thể hiện
quyền làm chủ của nhân dân mà còn góp
phần nâng cao hiệu quả của hoạt động lập
6 Xem: Viện Nghiên cứu lập pháp (2018),
Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội
pháp. Sự tham gia của nhân dân vào hoạt
động lập pháp hỗ trợ việc điều tra, đánh
giá, nhận biết các vấn đề cần điều chỉnh
trong xã hội; đồng thời, tạo kênh kiểm
chứng thông tin và phản biện trong quá
trình phân tích chính sách của dự án luật.
Các chính sách, luật huy động được sự
tham gia của nhân dân, đặc biệt là sự tham
gia của các đối tượng chịu sự tác động
trực tiếp, sẽ phù hợp với tình hình thực tế
hơn, nhờ đó, văn bản luật được ban hành
có tính hiệu lực và hiệu quả cao hơn.
Sự tham gia của nhân dân vào quá
trình lập pháp cũng chính là cơ hội để
tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp
luật, từ đó góp phần nâng cao ý thức pháp
luật của nhân dân (bao gồm cả hiểu biết
pháp luật và ý thức tôn trọng, chấp hành
pháp luật). Hơn nữa, sự tham gia của nhân
dân vào quá trình lập pháp giúp tạo ra sự
cân bằng lợi ích, hài hòa các xung đột và
tạo nên sự đồng thuận xã hội cao. Đây
chính là yếu tố quan trọng để pháp luật đi
vào đời sống xã hội nhanh hơn.
Bên cạnh đó, việc tham gia của
công dân trong quá trình lập pháp khiến
cơ quan lập pháp thận trọng hơn trong quá
trình lập pháp. Đây rõ ràng là một sự giám
sát khách quan và hữu hiệu đối với quá
trình lập pháp và các bên tham gia lập
pháp - điều này cũng thể hiện xu hướng
tất yếu của một xã hội dân chủ hiện đại dù
ở bất kỳ thể chế nào6.*
2. Thực trạng bảo đảm quyền
tham gia của nhân dân vào hoạt động
lập pháp ở Việt Nam hiện nay
của công dân theo Hiến pháp - Thực trạng
và kiến nghị, Đề tài khoa học cấp cơ sở
Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion 47
Nhân dân có thể tham gia vào hoạt
động lập pháp thông qua các hình thức
như: tham gia góp ý kiến vào dự thảo văn
bản quy phạm pháp luật; tham gia biểu
quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý
dân về Hiến pháp hoặc đạo luật và trình
sáng kiến công dân, sáng kiến chương
trình nghị sự. Về phương diện pháp lý,
Việt Nam mới ghi nhận quyền tham gia
của nhân dân vào hoạt động lập pháp qua
việc lấy ý kiến nhân dân trong quy trình
lập pháp (Luật ban hành văn bản quy
phạm pháp luật 2015) và biểu quyết khi
Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân về Hiến
pháp hoặc luật (Luật Trưng cầu ý dân
2015).
Thứ nhất, thực trạng lấy ý kiến
nhân dân trong quy trình lập pháp
Hiến pháp năm 2013 và Luật Ban
hành văn bản quy phạm pháp luật năm
2015 quy định nhân dân có quyền tham
gia đóng góp ý kiến trong nhiều giai đoạn
của quy trình lập pháp, từ giai đoạn lập
chương trình, xây dựng luật, pháp lệnh;
giai đoạn soạn thảo luật, pháp lệnh; giai
đoạn góp ý vào dự thảo luật, pháp lệnh
đến giai đoạn thẩm định, thẩm tra dự thảo
luật, pháp lệnh.
Có thể khẳng định, hệ thống các
quy phạm pháp luật thời gian qua đã tạo
ra cơ sở pháp lý quan trọng để nhân dân
thực hiện quyền tham gia đóng góp ý kiến
trong quy trình lập pháp. Thực tiễn cũng
cho thấy, hoạt động lấy ý kiến nhân dân
trong hoạt động lập pháp đã trở thành
hoạt động thường xuyên của các cơ quan
nhà nước có thẩm quyền.
Tuy nhiên, hoạt động lấy ý kiến
nhân dân vào quy trình lập pháp vẫn còn
nhiều hạn chế, bất cập như: đối tượng
được lấy ý kiến vào dự thảo luật khá hạn
hẹp; chưa có cơ chế thích hợp để các đối
tượng trực tiếp chịu tác động của luật có
quyền chủ động tham gia vào quy trình
lập pháp; việc tổng hợp ý kiến của nhân
dân và giá trị, kết quả của các cuộc lấy ý
kiến nhân dân chưa được quy định rõ
ràng; chưa tập hợp được đội ngũ chuyên
gia có trình độ chuyên môn nghiệp vụ
giỏi, am hiểu về pháp luật tham gia hoạt
động lập pháp; thời gian thực hiện lấy ý
kiến quá ngắn và quá gấp nên chưa thu
hút được sự tham gia đông đảo của nhân
dân; không có cơ chế ràng buộc trách
nhiệm của cơ quan nhà nước trong việc
lấy ý kiến và phản hồi ý kiến nhân dân.
Thứ hai, thực trạng thực hiện quyền
tham gia biểu quyết khi Nhà nước tổ chức
trưng cầu ý dân của nhân dân
Trưng cầu ý dân là một hình thức
dân chủ trực tiếp và là biểu hiện trực tiếp
cao nhất của nguyên tắc quyền lực nhà
nước thuộc về nhân dân. Thông qua hoạt
động bỏ phiếu biểu quyết khi nhà nước
trưng cầu ý kiến, những người dân đến
tuổi trưởng thành, với tư cách công dân
của mình, thể hiện ý chí, quan điểm,
chính kiến của mình về những vấn đề
được được ra trưng cầu ý kiến, trong đó
có các vấn đề lập hiến, lập pháp.
Ở Việt Nam, Hiến pháp năm 2013
quy định: “Công dân đủ mười tám tuổi trở
lên có quyền biểu quyết khi nhà nước tổ
chức trưng cầu dân ý” (Điều 29). Quy
định này được cụ thể hóa trong Luật
Trưng cầu ý dân năm 2015. Luật Trưng
cầu ý dân 2015 quy định khá chi tiết về
trưng cầu ý dân gồm: nguyên tắc trưng
48 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
cầu ý dân; các vấn đề trưng cầu ý dân;
người có quyền bỏ phiếu trưng cầu ý dân;
phạm vi tổ chức trưng cầu ý dân; chủ thể
có quyền đề nghị trưng cầu ý dân; các
trường hợp không tổ chức trưng cầu ý
dân; kết quả trưng cầu ý dân; hiệu lực của
kết quả trưng cầu ý dân; nhiệm vụ, quyền
hạn của các cơ quan, tổ chức trong tổ
chức trưng cầu ý dân; trình tự, thủ tục tổ
chức trưng cầu ý dân. Luật Trưng cầu ý
dân đã tạo cơ sở pháp lý cho nhân dân
tham gia một cách tích cực và chủ động
hơn vào quá trình quyết định những công
việc hệ trọng của đất nước, trong đó có
hoạt động lập pháp. Tuy nhiên, trên thực
tế, cho đến nay chưa có một cuộc trưng
cầu ý dân nào được Nhà nước tổ chức.
Một số quy định về trưng cầu ý dân trong
Luật Trưng cầu ý dân đã làm giảm khả
năng hiện thực hóa quyền này trong thực
tế. Điều 14 Luật Trưng cầu ý dân quy
định: “Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ
tịch nước, Chính phủ hoặc ít nhất là một
phần ba tổng số đại biểu Quốc hội có
quyền đề nghị Quốc hội xem xét, quyết
định việc trưng cầu ý dân”. Theo các quy
định này thì ngoài 4 chủ thể kể trên thì
không còn có chủ thể nào khác (kể cả
nhân dân) có quyền đề nghị Quốc hội xem
xét, quyết định việc trưng cầu ý dân. Bên
cạnh đó, việc quy định Quốc hội có quyền
quyết định trưng cầu ý dân (trưng cầu ý
dân tùy ý) mà không quy định những vẫn
đề bắt buộc Quốc hội đưa ra trưng cầu ý
dân và quy định chỉ tổ chức trưng cầu ý
7 GS.TS Phan Trung Lý, TS Đặng Xuân Phương
(đồng chủ biên), Xây dựng và hoàn thiện cơ chế nhân
dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ
dân trên phạm vi toàn quốc cũng làm
giảm khả năng thực hiện của Luật.
3. Một số giải pháp bảo đảm
quyền tham gia của nhân dân vào hoạt
động lập pháp ở Việt Nam hiện nay
Thứ nhất, hoàn thiện các quy định
pháp luật về quyền tham gia của nhân dân
vào hoạt động lập pháp ở Việt Nam.
Hoàn thiện các quy định về lấy ý
kiến nhân dân trong quy trình lập pháp:
Việc hoàn thiện các quy định về lấy ý
kiến nhân dân trong quy trình lập pháp
cần làm rõ các vấn đề sau: cần đưa ra các
uy định pháp luật về cơ chế huy động, sử
dụng, phát huy được trí tuệ của các
chuyên gia, các nhà khoa học, nhà hoạt
động thực tiễn có chuyên môn liên quan
đến nội dung các dự án luật; quy định rõ
nội dung các văn bản luật được lựa chọn
để xin ý kiến nhân dân là các văn bản có
phạm vi điều chỉnh rộng và có tầm ảnh
hưởng đến nhiều đối tượng, nhiều lĩnh
vực hoặc những vấn đề nổi cộm, bức xúc
cần được tháo gỡ, xem xét, điều chỉnh 7;*
cần tạo ra cơ chế ràng buộc trách nhiệm
của cơ quan nhà nước trong việc tập hợp,
phân tích, tiếp thu và phản hồi các ý kiến
của nhân; quy định cụ thể về thời gian lấy
ý kiến nhân dân phù hợp với độ phức tạp
của từng dự thảo luật.
Hoàn thiện các quy định về trưng
cầu ý dân: Luật Trưng cầu ý dân được ban
hành năm 2015 đã tạo cơ sở pháp lý đầy
đủ và cụ thể cho việc trưng cầu ý dân trên
thực tế. Vấn đề đặt ra là phải tổ chức thực
trực tiếp – Cơ sở lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị
quốc gia Sự thật, Hà Nội, tr. 369.
Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion 49
hiện và chuẩn bị những điều kiện cần thiết
như thế nào để có thể thực hiện được các
quy định về trưng cầu ý dân. Bên cạnh đó,
về lâu dài, khi có điều kiện sửa đổi Hiến
pháp năm 2013, Luật Trưng cầu ý dân,
chúng ta cần sửa đổi một số nội dung về
trưng cầu ý dân như: Cần bổ sung quy
định nhân dân có quyền đề xuất trưng cầu
ý dân. Theo đó, cần tính đến việc quy
định trao cho một số lượng người dân
nhất định (ngưỡng tối thiểu số người ủng
hộ) có quyền đề nghị trưng cầu ý dân
nhằm phát huy hơn nữa vai trò của nhân
dân với tư cách là chủ thể của quyền lực
nhà nước. Cần quy định không chỉ hình
thức trưng cầu ý dân tùy ý như Hiến pháp
hiện hành (việc trưng cầu ý dân do Quốc
hội quyết định) mà còn cần bổ sung thêm
hình thức trưng cầu ý dân bắt buộc (Hiến
pháp quy định những vấn đề phải được
đưa ra trưng cầu ý dân) nhằm phát huy
hơn nữa chủ quyền nhân dân. Cần xem
xét việc trưng cầu ý dân ở phạm vi địa
phương bởi có những vấn đề quan trọng
của đất nước thuộc thẩm quyền của Quốc
hội nhưng nó chỉ tác động trực tiếp trong
phạm vi một địa phương hoặc khu vực, ví
dụ như việc xây dựng nhà máy điện hay
một dự án kinh tế xã hội có liên quan đến
một hoặc một số tỉnh, thành phố hoặc
những vấn đề chỉ người dân địa phương
mới hiểu rõ.
Bổ sung quy định về sáng kiến
chương trình nghị sự: Sáng kiến chương
trình nghị sự là hình thức dân chủ trực
8 GS.TS Phan Trung Lý, TS Đặng Xuân
Phương (đồng chủ biên), Xây dựng và hoàn
thiện cơ chế nhân dân thực hiện quyền lực
tiếp mà theo đó công dân có thể đề xuất
nội dung cần đưa vào chương trình xây
dựng chính sách, pháp luật của nhà nước
thông qua quyền đề xuất một vấn đề cụ
thể vào chương trình nghị sự của cơ quan
lập pháp 8.*Việc bổ sung quy định về sáng
kiến chương trình nghị sự có ý nghĩa quan
trọng trong việc bảo đảm sự tham gia trực
tiếp của nhân dân vào hoạt động lập pháp
ngay từ khâu đầu tiên, tạo điều kiện để
nhân dân đưa ra các đề xuất chính sách.
Các nội dung cần quy định về sáng kiến
chương trình nghị sự gồm: số lượng chứ
ký theo yêu cầu, thời gian cho phép để thu
thập chữ ký, trình tự, thủ tục thực hiện
sáng kiến chương trình nghị sự, v.v...
Thứ hai, nâng cao nhận thức của
nhân dân về quyền tham gia vào hoạt
động lập pháp ở Việt Nam.
Hiểu biết về quyền là điều kiện đầu
tiên, không thể thiếu để có thể bảo đảm
quyền tham gia của nhân dân vào hoạt
động lập pháp được thực hiện trong thực
tiễn một cách hiệu quả. Vì thế, trước hết,
cần nâng cao nhận thức của nhân dân về
quyền tham gia vào hoạt động lập pháp
với tư cách là chủ thể quyền. Nhà nước
cần trang bị cho nhân dân những kiến
thức pháp luật và kĩ năng cần thiết để họ
có thể tự mình thực hiện quyền tham gia
vào hoạt động lập pháp. Cần tăng cường
giáo dục quyền tham gia của nhân dân
vào hoạt động lập pháp giúp họ có nhận
thức đúng đắn, đầy đủ về quyền của mình,
vị trí của mình trong quan hệ với nhà
nhà nước bằng dân chủ trực tiếp – Cơ sở lý
luận và thực tiễn, Nxb Chính trị quốc gia Sự
thật, Hà Nội, tr. 30.
50 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
nước. Cùng với đó, cần khuyến khích để
nhân dân tích cực tham gia vào các hoạt
động lập pháp, từ đó, rèn luyện khả năng
thực hành quyền dân chủ của nhân dân.
Thứ ba, tăng cường trách nhiệm của
nhà nước trong bảo đảm quyền tham gia
của nhân dân vào hoạt động lập pháp.
Trong nhà nước pháp quyền, quyền
của nhân dân tham gia xây dựng chính
sách, pháp luật phải được bảo đảm bằng
bổn phận và trách nhiệm của nhà nước
trong việc cung cấp thông tin, tạo ra cơ
chế pháp lý để nhà nước không chỉ lắng
nghe, phát hiện nhu cầu mà còn thu hút
sự tham gia có hiệu quả của công dân
trong quá trình làm ra các đạo luật phù
hợp với nhu cầu của cuộc sống và ý chí,
nguyện vọng của nhân dân*. Do đó, cần
tăng cường trách nhiệm của Nhà nước
trong bảo đảm quyền tham gia của nhân
dân vào hoạt động lập pháp. Cần xác định
rõ trách nhiệm của nhà nước trong việc tổ
chức lấy ý kiến, tiếp thu, tổng hợp, đánh
giá, phản hồi, và giải trình các ý kiến
tham gia đóng góp của nhân dân. Muốn
vậy, các cơ quan có thẩm quyền phải xem
quá trình tiếp nhận các ý kiến tham gia
của nhân dân là quá trình hai chiều, trong
đó nhà nước có trách nhiệm làm rõ những
vấn đề được tiếp thu trong dự án, dự thảo
luật; đồng thời cũng cần phải giải trình
làm rõ, phản hồi lại những vấn đề chưa
tiếp thu và giải thích lý do để nhân dân
* Dương Thị Thanh Mai (2006), Sự tham gia của
các chuyên gia, các nhà khoa học vào quá trình
được thông suốt và nhận thức rõ giá trị
của các ý kiến đóng góp của mình.
Tài liệu tham khảo:
1. Dương Thị Thanh Mai (2006), Sự tham
gia của các chuyên gia, các nhà khoa học
vào quá trình xây dựng pháp luật, Tạp chí
Nghiên cứu Lập pháp, (8).
2. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn
kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
3. GS.TS Phan Trung Lý, TS Đặng Xuân
Phương (đồng chủ biên), Xây dựng và
hoàn thiện cơ chế nhân dân thực hiện
quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực
tiếp - Cơ sở lý luận và thực tiễn, Nxb
Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội.
4. Quốc hội (2013), Hiến pháp nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
5. Quốc hội (2015), Luật Ban hành văn bản
quy phạm pháp luật.
6. Quốc hội (2015), Luật Trưng cầu ý dân.
7. Nguyễn Thị Thu Trà (2006), Thu hút sự
tham gia của nhân dân vào hoạt động lập
pháp của Quốc hội Việt Nam, Luận văn
thạc sĩ luật học, Khoa Luật – Đại học
Quốc gia, Hà Nội.
8. Viện Nghiên cứu lập pháp (2018), Quyền
tham gia quản lý nhà nước và xã hội của
công dân theo Hiến pháp - Thực trạng và
kiến nghị, Đề tài khoa học cấp cơ sở, Hà
Nội.
Địa chỉ tác giả: Học viện Chính trị quốc
gia Hồ Chí Minh, số 135 Nguyễn Phong
Sắc, Cầu Giấy, Hà Nội.
Email: tammai213@gmail.com
xây dựng pháp luật, Tạp chí Nghiên cứu Lập
pháp, (8).
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- quyen_tham_gia_cua_nhan_dan_vao_hoat_dong_lap_phap_o_viet_na.pdf