Quyền tiếp cận thông tin từ góc độ xã hội học quyền con người

Từ góc độ xã hội, thông tin là một nhu cầu thiết yếu của con người. Dưới sự tác động của các yếu tố thúc đẩy tự do thông tin, các nhà nước không thể và hoàn toàn không có khả năng ngăn chặn dòng chảy của thông tin trong thời đại ngày nay. Mỗi quốc gia phải tôn trọng tự do thông tin như một quy luật tự nhiên của tạo hoá và chấp nhận những quan điểm trái chiều như là một sự đa dạng vốn có của xã hội loài người. Trong vai trò quản lý xã hội, nhà nước cần nhận thức đầy đủ những quy luật tất yếu cũng như những nguy cơ mà các quy luật này có thể mang lại. Những cơ chế chắt lọc thông tin phải được tạo ra đồng thời với những điều kiện thúc đẩy tự do thông tin. Nhà nước cần thiết phải xây dựng những cơ chế cho việc đa dạng hóa các kênh truyền thông. Trong đó, đảm bảo “tính mới”, sự phong phú trong nội dung thông tin là yếu tố quan trọng đảm bảo quyền tiếp cận thông tin của người dân trong giai đoạn hiện nay. Đồng thời, cơ chế pháp lý bảo đảm quyền tiếp cận thông tin phải lường trước được những rủi ro của tự do thông tin. Đó là nguy cơ về khả năng xâm phạm các quyền và lợi ích chính đáng của chủ thể khác như: bí mật kinh doanh, bí mật đời tư Chúng ta phải thấy được tác động lan truyền của tự do thông tin trong điều kiện công nghệ số hiện nay và khả năng của nó trong việc tác động đến dư luận xã hội tạo ra những làn sóng nhanh chóng về các vấn đề xã hội. Đây là một nguy cơ rất dễ dẫn đến bất ổn xã hội mà quá trình xây dựng cơ chế pháp lý cần quan tâm. Cuối cùng, chính là vấn đề độ tin cậy của thông tin. Những cơ chế sàng lọc độ tin cậy của thông tin cũng phải được thiết lập bởi nếu không có nó xã hội sẽ bị “nhiễu” thông tin, cuộc sống của người dân sẽ bị xáo trộn, trở nên bất ổn.

pdf6 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 22/01/2022 | Lượt xem: 298 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quyền tiếp cận thông tin từ góc độ xã hội học quyền con người, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
18 INGHIÊN CỨU LẬP PHÁPI Số 24(209) 122011 1. Con người cần có thông tin như một nhu cầu thiết yếu để tồn tại và phát triển Thông tin thường được hiểu là mọi ý tưởng, sự kiện hay tác phẩm được sáng tạo ra. Thông tin cũng có thể được dùng để nói đến một yếu tố dữ liệu nào đó. Thông tin là một cái gì đó có thể làm thay đổi tình trạng kiến thức của một người (những gì mà người đó biết). Thông tin tồn tại thông qua các dạng vật chất cụ thể như: thông tin được in ấn dưới dạng sách báo, tạp chí, phim ảnh, băng đĩa, các trang web, blog cá nhân (thông tin điện tử)1 Thông tin đã trở nên vô cùng thiết yếu trong đời sống của chúng ta. Những người được coi là hiểu biết cũng chính là những người biết được nhiều thông tin về cuộc sống xung quanh. Con người, trước tiên, luôn cần đến những thông tin tác động trực tiếp đến đời sống hàng ngày của mình. Sự ra đời của các bản tin thời tiết cũng là để đáp ứng nhu cầu này. Khi thiên nhiên vẫn còn là một “bà mẹ” nghiêm khắc và hay nổi giận thì các dự báo về thời tiết trở nên thiết yếu cho sự tồn tại của con người. Thông tin trong trường hợp này đã trở thành yếu tố gắn bó mật thiết với sự sinh tồn của mỗi cá nhân. Sự lớn mạnh của ngành tình báo cũng đã minh chứng mạnh mẽ cho vai trò của thông tin đối với đời sống không chỉ của mỗi cá nhân mà còn cả với các cộng đồng, dân tộc. Ngày nay, trên bình diện kinh tế, thông tin còn có vai trò rất quan trọng. Thông tin không chỉ là cơ sở cho việc xác định các chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, nó đã trở thành một thứ hàng hóa siêu lợi nhuận và việc nắm bắt thông tin được coi là điều cốt tử đối với doanh nghiệp. Trao đổi thông tin là mục đích không chỉ ở con người mà còn ở tất cả các loài động vật (*) ths, Viện Nhà nước và Pháp luật. (1) Xem: Tài liệu tập huấn của Thư viện quốc gia Việt Nam do quỹ SIDA tài trợ năm 2008. Nguồn: View-document-details/135-Xin-chao.html LÊ THị HỒNG NHUNG* Thời gian gần đây ở nước ta quyền tiếp cận thông tin đã được xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau. Nhằm góp phần làm phong phú thêm hướng tiếp cận về quyền tiếp cận thông tin, bài viết tập trung khai thác khía cạnh cội nguồn, nhu cầu xã hội của quyền tiếp cận thông tin, các yếu tố thúc đẩy tự do thông tin; đồng thời, nêu lên ba biểu hiện chính trong đời sống tự do thông tin hiện nay, từ đó khẳng định tính đúng đắn của sự cần thiết ra đời các quy định pháp lý đảm bảo quyền tiếp cận thông tin nói riêng và tự do thông tin nói chung. QUYỀN TIẾP CẬN THôNG TIN Từ GÓC ĐỘ Xã HỘI HỌC QUYỀN CON NGƯờI NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT Số 24(209) INGHIÊN CỨU LẬP PHÁPI 1912 2011 NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT có giao tiếp. Thông tin là nguyên liệu thiết yếu của cuộc sống, từ đó con người trao đổi cho nhau những ý tưởng, truyền đi những khát vọng và xây dựng nên quan hệ cộng đồng. Với thông tin, con người được khai sáng. Trên nền tảng những hiểu biết về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, con người đã không ngừng sáng tạo ra đời sống vật chất và đời sống văn hóa tinh thần vô cùng phong phú. Sự ra đời của thư viện trong lịch sử nhân loại đã minh chứng cho mối lo lắng của con người về vấn đề thông tin. Các thư viện luôn là nơi lưu giữ những thông tin, tri thức vô giá qua các giai đoạn lịch sử. Ở đó, thông tin về mọi mặt của đời sống con người được lưu giữ. Thông tin ở một chất lượng và cấp độ nhất định được khái quát lên tầm tri thức. Có tri thức con người hiểu rõ hơn về sự tồn tại khách quan của thế giới, nắm bắt được những quy luật tự nhiên, hành động hợp lý để duy trì và phát triển đời sống con người trên hành tinh này. Thông tin đã trở thành nhu cầu của sự tồn tại đối với mỗi con người. Thông tin giờ đây không chỉ giới hạn trong địa hạt “khí ôxi của nền dân chủ” mà nó còn là khí ôxi của sự sống con người. Thông tin theo nghĩa trên bao hàm mọi mặt của đời sống xã hội. Nhu cầu cho sự tồn tại, nhu cầu về lợi ích vật chất và tinh thần là yếu tố thúc đẩy mỗi con người cần phải được đảm bảo khả năng tiếp cận thông tin. Thiếu thông tin, các nhu cầu về vật chất và tinh thần của con người không thể được đảm bảo. Các nhu cầu càng ở mức cao thì tiếp cận thông tin và tự do thông tin càng trở nên quan trọng và càng phải được mở rộng. Con người không thể tự khẳng định mình nếu họ không có được thông tin cần thiết cho hoạt động của bản thân cũng như không được quyền bày tỏ quan điểm cá nhân. Nhu cầu tiếp cận thông tin của con người cần được đảm bảo song hành với tự do thông tin. Như vậy, từ góc độ xã hội học quyền con người có thể khẳng định rằng tiếp cận thông tin là nhu cầu có tính xã hội của con người, nhu cầu cơ bản để mỗi cá nhân tồn tại và phát triển toàn diện. Nhu cầu này tăng dần theo sự phát triển của xã hội loài người và nó phát triển cực đại ở mức của tự do thông tin gắn liền với nhu cầu tự khẳng định mình của con người. 2. Các điều kiện khách quan cơ bản thúc đẩy quyền tiếp cận thông tin ở Việt Nam hiện nay 2.1 sự bùng nổ của công nghệ kỹ thuật số và mạng thông tin toàn cầu Cùng với chính sách phát triển công nghệ thông tin của nhà nước, trong những năm qua, người dân Việt Nam ngày càng tiếp cận tốt hơn với công nghệ thông tin hiện đại, đặc biệt là Internet, với khoảng 20 triệu người truy cập, chiếm 23,5% dân số, cao hơn mức trung bình của châu Á (18%)2. Mạng Internet tạo cho con người sức mạnh liên kết mới. Nó mở ra cơ hội cho tất cả trong việc thu thập mọi thông tin. Với Internet, thông tin sẽ được lan tỏa một cách chóng mặt đặc biệt là thông qua các trang mạng xã hội như: Facebook, Twitter, Youtube Với công nghệ làm phẳng thông qua công cụ Internet, mọi thông tin đều sẽ được công khai trước công chúng bằng cách này hay cách khác. Trong clip bài hát “Have a nice day” của Bon Jovi trên Youtube3 chúng ta có thể thấy rõ sức lan truyền của thông tin bởi công nghệ số. Từ một biểu tượng mặt cười được ca sĩ đề tặng người hâm mộ, chỉ trong tích tắc, biểu tượng ấy đã lan tỏa và có mặt ở khắp mọi nơi, từ đèn tín hiệu giao thông, quán cà phê, các cửa hiệu, biển báo đến những chiếc nắp cống nơi góc đường Trong thời đại kỹ thuật số, thông tin không có biên giới. Không có bất kỳ một rào cản nào có thể ngăn cản dòng chảy của thông tin. Sức lan tỏa của thông tin trên Internet dường như được chắp thêm cánh bởi sự ra đời của những công cụ tìm kiếm như Google, Yahoo (2) Báo cáo quốc gia kiểm điểm định kỳ việc thực hiện quyền con người ở Việt Nam năm 2009. (3) Xem: 20 INGHIÊN CỨU LẬP PHÁPI Số 24(209) 122011 2.2 Hội nhập toàn cầu đòi hỏi mỗi nhà nước phải đảm bảo sự công khai minh bạch trước tiên là về mặt chính sách và pháp luật Việc công khai thông tin nhằm giảm rủi ro cho các nhà đầu tư là một điều kiện thiết yếu trong giao lưu kinh tế quốc tế. Minh bạch là một đòi hỏi và là một cam kết quan trọng của Việt Nam khi gia nhập WTO. Trong đó, nhà nước phải đảm bảo công khai tất cả các văn bản pháp luật trước khi nó có hiệu lực, phải có nghĩa vụ lấy ý kiến công chúng đối với các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, nghĩa vụ công khai các chính sách thương mại, thành lập các điểm hỏi đáp cung cấp thông tin cho các đối tượng có quan tâm Tất cả những yếu tố này bản thân chúng đã tạo ra sự công khai, minh bạch trong việc cung cấp thông tin về chính sách và pháp luật. Tính minh bạch và tiếp cận thông tin đã trở thành một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá chỉ số năng lực cạnh tranh giữa các tỉnh, thành4 ở Việt Nam. Và cũng không phải tình cờ mà “thể chế” được xếp là trụ cột đầu tiên trong mười hai trụ cột đánh giá năng lực cạnh tranh quốc gia theo cách xếp hạng của diễn đàn kinh tế thế giới. Nó thể hiện sự “cởi mở” của nhà nước đối với công chúng nói chung cũng như các nhà đầu tư nói riêng. Tự do thông tin, minh bạch thông tin là một tiêu chí cụ thể trong vấn đề thể chế. Như vậy, để hòa nhập vào sân chơi chung, vấn đề bảo đảm quyền tiếp cận thông tin công đã trở thành một nhân tố thiết yếu. Mỗi quốc gia trong nỗ lực nâng cao năng lực cạnh tranh của mình cần phải có những bước đi hợp lý thể hiện sự “cởi mở” của nhà nước đối với công chúng. 2.3 sự phát triển của xu hướng dân chủ trên thế giới Bắt đầu tại châu Âu và châu Mỹ từ những năm cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19, làn sóng dân chủ thế giới đã thực sự trở thành một xu hướng có tính quy luật của xã hội loài người. Cho đến nay, làn sóng này đã trải qua ba giai đoạn phát triển. Giai đoạn thứ ba của làn sóng dân chủ ngày nay bắt đầu từ giữa thập niên 1970. Nó gắn liền với hiện tượng hội nhập chặt chẽ của nền kinh tế toàn cầu, đưa tới việc cải thiện mức sống và giảm bớt nạn nghèo đói trên thế giới. Ở giai đoạn này, ba quyền tự do căn bản là: tự do ngôn luận và tự do báo chí; tự do lập hội; tự do ứng cử và bầu cử đã trở thành những tiêu chí quan trọng của làn sóng dân chủ đương đại. Đây cũng là những tiêu chí để đánh giá một nhà nước đã thực sự dân chủ hóa hay chưa. Dân chủ luôn gắn liền với tự do ngôn luận, tự do thông tin. Con người cần được tiếp cận thông tin và truyền đạt thông tin tạo ra không khí của xã hội dân chủ. Không có tự do thông tin không có dân chủ và ngược lại. Với tính chất là một thế giới mở, các xu hướng xã hội lan tỏa một cách nhanh chóng, nhất là các xu hướng hợp quy luật. Các nhà nước tiến bộ trên thế giới đều đã và đang hòa mình vào xu thế dân chủ có tính chất toàn cầu này. Mỗi nhà nước đều cần thiết phải đảm bảo xây dựng đầy đủ những thành tố của dân chủ, trong đó có quyền tự do thông tin. Bảo đảm tự do thông tin, xây dựng xã hội dân chủ là một biểu hiện tiến bộ của mỗi nhà nước hiện nay. 3. Ba vấn đề về thông tin và tiếp cận thông tin ở Việt Nam hiện nay 3.1 Xã hội đang cần những thông tin đích thực Để nói về thực trạng thông tin trong xã hội ngày nay, chúng ta có thể dùng một cụm từ: “khát thông tin”. Con người đang sống giữa một “rừng thông tin” nhưng vẫn “khát thông tin” bởi không phải thông tin nào cũng có thể trở thành cơ sở cho mỗi cá nhân, cộng đồng hoạch định cuộc sống. Những thông tin không tốt sẽ trở thành “độc dược” đối với con người. Cái con người cần đó chính là những thông tin chính xác có thể tin cậy được. Tính đến tháng 3/2011, trong lĩnh vực báo chí in, cả nước có 745 cơ quan báo chí với 1003 ấn phẩm. Lĩnh vực phát thanh và truyền hình, cả nước có 67 đài, gồm 03 đài phát thanh, (4) Xem: NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT Số 24(209) INGHIÊN CỨU LẬP PHÁPI 2112 2011 NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT truyền hình ở Trung ương (VTV, VTC, VOV) và 64 đài phát thanh-truyền hình ở các địa phương với 200 kênh chương trình sản xuất trong nước và 67 kênh nước ngoài. Trong lĩnh vực thông tin điện tử, cả nước có 46 báo điện tử và tạp chí điện tử, 287 trang tin điện tử.5 Với số lượng đồ sộ các cơ quan báo chí như vậy, lượng thông tin mà người dân được tiếp cận là rất lớn. Hay có thể nói một cách ví von rằng người dân đang bị “lụt” thông tin. Thế nhưng, điều này không đồng nghĩa với việc quyền tiếp cận thông tin của người dân đang được bảo đảm một cách tốt nhất. Vấn đề thực sự không nằm ở số lượng các thông tin mà là ở chất lượng thông tin. Chúng ta mới chỉ xây dựng được sự đa dạng về các phương tiện cung cấp thông tin cho người dân mà chưa thực sự có được sự đa dạng về nội dung và chất lượng thông tin. Thông tin trong xã hội hiện đại cần được xem xét ở góc độ “tính mới”. Tính mới của thông tin không chỉ đề cập đến sự khác biệt của các sự vật hiện tượng được phản ánh mà còn bao hàm cả sự đa dạng về góc nhìn, quan điểm khi xem xét về cùng một sự vật, hiện tượng trong đời sống. Ở một mặt khác, tính mới của thông tin còn phụ thuộc vào đối tượng tiếp cận thông tin. Trở lại với khái niệm, thông tin là cái có thể làm thay đổi tình trạng kiến thức của một người về các sự kiện diễn ra trong thế giới xung quanh. Nói cách khác, thông tin đóng vai trò là nhân tố làm “đầy” thêm kiến thức của con người. Vậy cái cốt lõi làm nên giá trị sống của thông tin là gì? Trong trường hợp này, cái có khả năng làm “đầy” chỉ có thể là cái chưa có. Điều này đồng nghĩa với việc đối với cá nhân được tiếp cận thông tin thì những nội dung mà họ được truyền đạt chỉ được gọi là thông tin khi nó có “tính mới”. Thông tin mới là thông tin mà người được truyền đạt (người tiếp nhận) chưa biết (chưa có trong kho tàng tri thức của họ). Không có tính mới thông tin không còn là thông tin đúng nghĩa bởi những thông tin cũ không thể hoàn thành được chức năng làm thay đổi, làm “đầy” thêm kiến thức của chủ thể tiếp nhận. Tuy nhiên, vấn đề được đặt ra là làm thế nào để xác định được “tính mới” của thông tin? Điều cố nhiên là không thể lấy mỗi cá nhân làm hệ quy chiếu để xác định về “tính mới” của thông tin. Hệ quy chiếu ở đây phải (5) Báo cáo đánh giá công tác báo chí năm 2010 và một số nhiệm vụ chủ yếu trong thời gian sắp tới, tr.3. 22 INGHIÊN CỨU LẬP PHÁPI Số 24(209) 122011 được nhận diện ở góc độ chủ thể tiếp cận thông tin theo nghĩa rộng là tất cả những ai có quyền tiếp cận thông tin đó. Mặc nhiên, chúng ta chỉ có thể lấy mẫu số chung là nhận thức và nhu cầu của cộng đồng. Điều này đặt ra nhu cầu về việc phân loại đối tượng tiếp cận thông tin để có thể bảo đảm một cách tốt nhất quyền tiếp cận thông tin của mọi chủ thể. Các hãng tin như CNN hay BBC luôn tạo được chỗ đứng trong giới truyền thông quốc tế bởi những bản tin đặc sắc, mang bản sắc riêng của nhà đài và ở họ không bao giờ có sự trùng lặp về thông tin. Thương hiệu của mỗi kênh thông tin được xây dựng trên những tiêu chí về góc nhìn, hướng phân tích và sự sắc sảo của người đưa tin. “Kênh” thông tin được ám chỉ về những góc nhìn khác nhau của mỗi nhà đài trong các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội. Ở nước ta, “kênh” thông tin đang được hiểu chưa thực sự chuẩn xác. Một số cơ quan báo chí thường đưa tin theo một hướng, thậm chí là lặp lại nguyên si (nguyên bản) thông tin mà cơ quan báo chí khác đã đăng, đôi khi có những cuộc cãi nhau giữa các nghệ sĩ về sự xấu, đẹp, ghen ghét, đố kỵ xin được phép không xếp những đôi co kiểu này vào nhóm các thông tin đối lập. Thông tin không có “tính mới”, không có sự khác biệt giữa các cơ quan báo chí dẫn đến người dân không có cơ hội để lựa chọn những nguồn tin tốt. Với xu hướng toàn cầu hóa hiện nay, nếu chúng ta không thể tạo ra sự đa dạng về “kênh” thông tin thì người dân sẽ tự đi tìm những thứ mình cần. Điều này đồng nghĩa với việc chúng ta đang tự nhường lại thị phần cho các hãng truyền thông uy tín trên thế giới. Với những yếu tố mang tính địa chính trị, việc phụ thuộc vào các hãng truyền thông quốc tế không phải là một hướng tốt cho nền thông tin quốc gia. Thậm chí điều này sẽ tạo ra những nguy cơ không thể lường trước được bởi sự diễn tiến của biến đổi tư tưởng thực sự rất khó lường. 3.2 sự ra đời các quan điểm trái chiều là một quy luật tất yếu của xã hội Khi xã hội phát triển và nhu cầu của con người đạt đến đỉnh cao thì vấn đề tự khẳng định mình của mỗi cá nhân trong xã hội là một nhu cầu hiện hữu và phổ biến. Nhu cầu tự khẳng định mình kết hợp với tính không đồng nhất của xã hội sẽ sản sinh ra những tư tưởng trái chiều. Đó là một quy luật rất tự nhiên. Những quan điểm không thuận chiều này có thể là những quan điểm đúng đắn và khoa học như thuyết nhật tâm mà Bruno đã bảo vệ; nhưng cũng không tránh khỏi những quan điểm mang tính xuyên tạc nhằm những mục đích không tốt đẹp. Tiếp cận thông tin, trao đổi thông tin là một nhu cầu thiết yếu của con người. Sự phát triển của khoa học công nghệ và môi trường toàn cầu hóa hiện nay đã tạo điều kiện cho thông tin được lưu thông một cách dễ dàng hơn bao giờ hết và việc chống lại tự do thông tin là một khả năng không thể. Chính vì thế, vấn đề mà bất cứ một quốc gia nào cũng phải giải quyết đó là việc xây dựng một cơ chế lên tiếng, cơ chế đảm bảo “quyền được nói” của người dân để sàng lọc giữa những ý kiến trái chiều có tính xây dựng với phần còn lại là những quan điểm xuyên tạc, đả phá. Có thể nói, chính vì thiếu diễn đàn cho những thông tin trái chiều, blog cá nhân đã ra đời như một cơ hội để công chúng thể hiện những quan điểm riêng mà các phương tiện thông tin đại chúng hiện nay vì một lý do nào đó chưa dám đề cập đến. Tuy nhiên, blog cá nhân đôi khi lại bị lạm dụng. Ở mặt nào đó, do nội dung các bài viết không được biên tập chuyên nghiệp nên đôi khi các tác giả đã không kiểm soát được giới hạn của những điều được nói và những điều không được nói, không kiểm soát được ranh giới của tự do ngôn luận và vi phạm pháp luật. Chính vì thế mới có những vụ việc như “blog Cô gái Đồ Long” Điều này sẽ tạo ra một tiền lệ không tốt cho việc quản lý xã hội cũng như tạo ra những hiểu nhầm không đáng có của quốc tế về chế độ ta. 3.3 Một số tệ nạn xã hội ra đời từ việc thiếu cơ chế đảm bảo quyền tiếp cận thông tin Trên bình diện pháp lý, hệ thống pháp luật Việt Nam cũng đã có những quy định về tiếp cận thông tin trong một số lĩnh vực cụ thể. Tuy nhiên, những quy định này còn rải NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT Số 24(209) INGHIÊN CỨU LẬP PHÁPI 2312 2011 NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT rác, chưa rõ ràng, đầy đủ, đặc biệt là cơ chế cho việc thực hiện nó đang cần có sự cố gắng lớn từ mọi phía. Chưa có trường hợp nào cán bộ, công chức bị kỷ luật vì không cung cấp, cung cấp không đầy đủ, kịp thời thông tin cho người dân. Trên thực tế, người dân đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp cận các thông tin công. Không những thế, thiếu hành lang pháp lý cho việc tiếp cận thông tin, người dân và doanh nghiệp đang gặp rất nhiều khó khăn trong hoạch định cuộc sống, chiến lược kinh doanh. Nguồn lực thông tin xã hội đang bị lãng phí, kéo theo đó là các tệ nạn đang bào mòn xã hội, làm gia tăng khoảng cách giàu nghèo cũng như suy thoái đạo đức. Sự khó khăn của cuộc sống khiến con người phải bỏ ra một sức lực rất lớn để có thể kiếm được một khoản thu nhập chỉ vừa đủ để tái sản xuất sức lao động của mình, tức là con người quá vất vả để có được đời sống đơn giản, để tồn tại, cho nên, con người luôn luôn sẵn sàng làm những việc xấu.6 Khi con người nhận thức được mối lợi mà thông tin đem đến họ sẽ tìm mọi cách để có nó. Một số người giữ thông tin dễ dàng có một món lợi kích xù từ nguồn thông tin đó, chính vì thế, họ cũng sẵn sàng làm rất nhiều việc trong bóng tối để nhận được những thông tin “béo bở”. Trước thực trạng quan niệm về năng lực của con người gần như đồng nghĩa với số tiền mà anh ta kiếm được thì thông tin lại càng trở thành đối tượng theo đuổi cho tất cả những ai muốn gia tăng lợi ích từ nó. Một trong những yếu tố quan trọng để có thể ngăn chặn được con người làm điều xấu, ngăn chặn bất công và tệ nạn xã hội là làm cho tất cả mọi người đều có khả năng tiếp cận thông tin. Khi đó, thông tin không còn là thứ hàng hóa khan hiếm và mọi người cũng không cần phải bỏ tiền ra để mua chúng. Ai cũng có thể có được thông tin một cách dễ dàng. Đó là điều tốt đẹp mà xã hội cần hướng đến vì nhân quyền bình đẳng. Kết luận Từ góc độ xã hội, thông tin là một nhu cầu thiết yếu của con người. Dưới sự tác động của các yếu tố thúc đẩy tự do thông tin, các nhà nước không thể và hoàn toàn không có khả năng ngăn chặn dòng chảy của thông tin trong thời đại ngày nay. Mỗi quốc gia phải tôn trọng tự do thông tin như một quy luật tự nhiên của tạo hoá và chấp nhận những quan điểm trái chiều như là một sự đa dạng vốn có của xã hội loài người. Trong vai trò quản lý xã hội, nhà nước cần nhận thức đầy đủ những quy luật tất yếu cũng như những nguy cơ mà các quy luật này có thể mang lại. Những cơ chế chắt lọc thông tin phải được tạo ra đồng thời với những điều kiện thúc đẩy tự do thông tin. Nhà nước cần thiết phải xây dựng những cơ chế cho việc đa dạng hóa các kênh truyền thông. Trong đó, đảm bảo “tính mới”, sự phong phú trong nội dung thông tin là yếu tố quan trọng đảm bảo quyền tiếp cận thông tin của người dân trong giai đoạn hiện nay. Đồng thời, cơ chế pháp lý bảo đảm quyền tiếp cận thông tin phải lường trước được những rủi ro của tự do thông tin. Đó là nguy cơ về khả năng xâm phạm các quyền và lợi ích chính đáng của chủ thể khác như: bí mật kinh doanh, bí mật đời tư Chúng ta phải thấy được tác động lan truyền của tự do thông tin trong điều kiện công nghệ số hiện nay và khả năng của nó trong việc tác động đến dư luận xã hội tạo ra những làn sóng nhanh chóng về các vấn đề xã hội. Đây là một nguy cơ rất dễ dẫn đến bất ổn xã hội mà quá trình xây dựng cơ chế pháp lý cần quan tâm. Cuối cùng, chính là vấn đề độ tin cậy của thông tin. Những cơ chế sàng lọc độ tin cậy của thông tin cũng phải được thiết lập bởi nếu không có nó xã hội sẽ bị “nhiễu” thông tin, cuộc sống của người dân sẽ bị xáo trộn, trở nên bất ổn. Tất cả những yếu tố trên đã khẳng định nhu cầu về một đạo luật nhằm bảo đảm quyền tiếp cận thông tin ở tất cả các khía cạnh của cuộc sống cũng như quản lý nhà nước. (6) Nguyễn Trần Bạt (2006) – xã hội học tham nhũng, nguồn:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfquyen_tiep_can_thong_tin_tu_goc_do_xa_hoi_hoc_quyen_con_nguo.pdf
Tài liệu liên quan