BÀN LUẬN
Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã xác định
được cao chiết từ bốn dược liệu có hoạt tính
kháng vi sinh vật bao gồm bồ công anh, cúc hoa,
cỏ hôi và vạn thọ có tính kháng khuẩn. Trong đó,
vạn thọ có khả năng kháng khuẩn cao nhất trên
các chủng tiêu chuẩn. Tinh dầu cỏ hôi, hướng
dương và ngải cứu có tác dụng kháng MSSA,
MRSA và vi nấm (C. albicans, C. glabrata, C.
tropicalis). Trong đó, tinh dầu ngải cứu cho tác
dụng kháng cao nhất.
Phân tách và xác định phân đoạn có hoạt
tính kháng khuẩn, kháng nấm cao nhất của từng
loại cao chiết chúng tôi nhận thấy phân đoạn
ethyl acetat kháng khuẩn mạnh nhất và mạnh
hơn cao toàn phần đối với trường hợp bồ công
anh, cúc hoa, cỏ hôi. Ngược lại, đối với vạn thọ,
cao toàn phần có tác động kháng khuẩn mạnh
hơn tất cả các phân đoạn.
KẾT LUẬN
Xác định hoạt tính kháng khuẩn của cao
chiết và phân đoạn trên vi khuẩn phân lập bệnh
viện: chỉ có phân đoạn ethyl acetat của cao chiết
cỏ hôi có tác động kháng trên các chủng E. coli và
K. pneumoniae lâm sàng, đặc biệt có hai chủng
sinh ESBL.
Tất cả các cao chiết đều có khả năng chống
oxy hóa. Trong số đó, cao vạn thọ cho hoạt tính
chống oxy hóa cao nhất, và chỉ cao gấp 2,5 lần so
với vitamin C.
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 08/02/2022 | Lượt xem: 91 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sàng lọc hoạt tính kháng vi sinh vật và chống oxy hoá của một số cây thuốc họa Steraceae, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Dƣợc 475
SÀNG LỌC HOẠT TÍNH KHÁNG VI SINH VẬT
VÀ CHỐNG OXY HOÁ CỦA MỘT SỐ CÂY THUỐC HỌ ASTERACEAE
Hoàng Trần Việt Hà*, Phan Cảnh Trình*, Lê Thị Thanh Thảo*, Nguyễn Tú Anh*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá hoạt tính kháng vi sinh vật và chống oxy hoá của một số cây thuốc họ cúc Asteraceae.
Đối tượng – phương pháp nghiên cứu: Các dược liệu nghiên cứu được chiết xuất bằng phương pháp
chưng cất lôi cuốn hơi nước thu tinh dầu và ngâm lạnh với ethanol 96% thu cao chiết. Các cao chiết được tách
phân đoạn với các dung môi (n – hexan, chloroform, ethyl acetat). Khảo sát khả năng kháng vi sinh vật bằng
phương pháp khuếch tán và xác định MIC bằng phương pháp pha loãng trong thạch. Khả năng chống oxy hóa in
vitro được thử nghiệm bằng phản ứng đánh bắt gốc tự do DPPH.
Kết quả: Cao chiết từ bồ công anh (Taraxacum officinale), cúc hoa (Chrysanthemum morifolium), cỏ hôi
(Ageratum conyzoides), vạn thọ (Tagetes erecta) và tinh dầu từ cỏ hôi, hướng dương (Helianthus annuus), ngải
cứu (Artemisia vulgaris) cho tác động kháng vi sinh vật thử nghiệm. Phân đoạn ethyl acetat từ A. conyzoides cho
tác động kháng Escherichia coli và Klebsiella pneumoniae phân lập từ bệnh phẩm đạt giá trị MIC lần lượt là 1,25
– 10 mg/ml và 5 – 12,5 mg/ml. Kết quả thử nghiệm đánh bắt gốc tự do DPPH cho thấy các cao chiết từ vạn thọ có
IC50 thấp nhất (17,28 µg/ml), gấp 2,5 lần so với vitamin C (7,32 µg/ml).
Kết luận: Đề tài đã xác định được phân đoạn ethyl acetat của cỏ hôi có tác động kháng khuẩn mạnh nhất. Về
khả năng chống oxy hóa, vạn thọ cho thấy có tiềm năng cao cho các nghiên cứu về khả năng này.
Từ khóa: Asteraceae, kháng vi sinh vật, chống oxy hoá.
ABSTRACT
SCREENING OF MEDICINAL HERBS IN ASTERACEAE FOR ANTIMICROBIAL
AND ANTIOXIDANT ACTIVITIES
Ha Hoang Tran Viet, Trinh Phan Canh, Thao Le Thi Thanh, Tu Anh Nguyen
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 22 - No 1- 2018: 475 - 480
Objectives: Evaluation of antimicrobial and antioxidant activity of some Asteraceae plants.
Method: The materials were extracted by steam distillation for the essential oils and by maceration technique
using ethanol 96% for the crude extracts. The crude extracts were fractionated with some solvents (n - hexane,
chloroform, ethyl acetate). Agar diffusion and agar dilution methods were used to determine the antimicrobial
activity. The antioxidant capacity was tested by DPPH radical scavenging assay.
Results: Crude extracts from Taraxacum officinale, Chrysanthemum morifolium, Ageratum conyzoides,
Tagetes erecta và essential oils from A. conyzoides, Helianthus annuus, Artemisia vulgaris have antimicrobial
activity on tested microorganism. Ethyl acetate fraction from A. conyzoides show best effect on clinical strains
(Escherichia coli and Klebsiella pneumoniae) with MIC at 1.25 – 10 mg/ml and 5 – 12.5 mg/ml, respectively. The
results of the DPPH test showed that T. erecta extract had the lowest IC50 (17.280 µg/ml), 2.5 times higher than
vitamin C (7.321 µg/ml).
Conclusion: The ethyl acetate fraction from A. conyzoides has the strongest antimicrobial activity on Gram
negative clinical strains (E. coli and K. pneumoniae). The crude extract from T. erecta flowers has a high
*Khoa Dược, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: DS. Lê Thị Thanh Thảo ĐT: 0918.634393 Email: thanhthaovn2002@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Dƣợc 476
potentials for antioxidant capacity.
Keywords: Asteraceae, antimicrobial, antioxidant.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Tình hình đề kháng kháng sinh ngày càng
diễn biến phức tạp với sự phát sinh nhiều chủng
đề kháng, đặc biệt là các vi khuẩn gram âm tiết
ß-lactamase phổ rộng (ESBL), carbapenemase.
Năm 2016, chủng E. coli mang gen MCR-1 kháng
colistin lần đầu tiên xuất hiện(1). Việc nghiên cứu
kháng sinh mới đang chậm hơn sự phát sinh và
lan rộng của chủng vi khuẩn đề kháng. Hầu hết
các kháng sinh sử dụng hiện tại được phát triển
trước thế kỷ 20, đồng thời việc tìm kiếm thuốc
mới bằng con đường tổng hợp hoá học tiêu tốn
nhiều thời gian và công sức(14).
Thực vật là một nguồn tài nguyên phong
phú cho các cấu trúc hoá học tiềm năng kháng vi
sinh vật gây bệnh. Asteraceae là một họ thực vật
đa dạng thành phần loài, chứa nhiều hợp chất
phenol, flavonoid, terpenoid, tinh dầu,... thường
được nghiên cứu về hiệu quả kháng vi sinh
vật(12). Trong nghiên cứu này, chúng tôi tiến hành
khảo sát hoạt tính kháng khuẩn, kháng nấm,
chống oxy hoá củacủa cao chiết từ 9 loài thuộc
họ Asteraceae.
ĐỐI TƢỢNG - PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tƣợng nghiên cứu
Dược liệu nghiên cứu: gồm bồ công anh
(Taraxacum officinale), cúc hoa (Chrysanthemum
morifolium), cỏ hôi (Ageratum conyzoides), cúc tần
(Chrysanthemum coronarium), hướng dương
(Helianthus annuus), mật gấu (Vernonia
amygdalina), ngải cứu (Artemisia vulgaris), vạn thọ
(Tagetes erecta), sơn cúc ba thùy (Wedelia trilobata).
Vi sinh vật thử nghiệm: Staphylococcus areus
ATCC 29213 (MSSA), Staphylococcus areus ATCC
43300 (MRSA), Streptococcus faecalis ATCC 29212
(SF), Escherichia coli ATCC 25922 (EC), Klebsiella
pneumonia ATCC 35657 (KP), Pseudomonas
aeruginosa ATCC 27853 (PA), Candida albicans
ATCC 10231 (CA), Candida glabrata ND31 (CG),
Candida tropicalis PNT20 (CT) và 15 chủng K.
pneumoniae và 15 chủng E. coli được phân lập từ
bệnh viện Quận 2, TP. Hồ Chí Minh; trong đó
chủng K. pneumoniae K26 và E. coli E68 tiết ESBL.
Phƣơng pháp nghiên cứu
Chiết xuất
Dược liệu được chiết xuất bằng phương
pháp ngâm lạnh với ethanol 96% trong 24 giờ,
sau đó lọc lấy dịch chiết cho bay hơi dung môi ở
45 – 48°C. Cao chiết được giữ ở 5°C cho các thử
nghiệm sau (không quá một tháng). Các cao
chiết cồn có hoạt tính kháng khuẩn được lắc
phân bố với dung môi có độ phân cực tăng dần:
n - hexan, chloroform, ethyl acetat; sau đó xác
định hoạt tính kháng khuẩn của mỗi phân đoạn.
Dược liệu sau khi rửa sạch, cắt nhỏ, tiến hành
chưng cất lôi cuốn hơi nước thu tinh dầu với
bình chưng cất của TechLab.
Hoạt tính kháng vi sinh vật
Các cao chiết và tinh dầu được sàng lọc sơ bộ
hoạt tính kháng vi sinh vật bằng phương pháp
khuếch tán. Xác định nồng độ ức chế tối thiểu
(MIC) của cao chiết và tinh dầu bằng phương
pháp pha loãng trong thạch(5,8).
Hoạt tính đánh bắt gốc tự do DPPH
Dung dịch mẹ DPPH có nồng độ 0,25 mg/ml,
bảo quản ở 4°C, tránh ánh sáng. Pha dung dịch
phản ứng gồm: chất thử, 2 ml DPPH mẹ,
methanol vào bình định mức 10 ml để được dãy
nồng độ chất thử từ 0 – 0,5 mg/ml. Dung dịch
phản ứng được ủ ở 37°C trong bóng tối; sau 30
phút, đo độ hấp thu ở bước sóng 517 nm. Phần
trăm đ{nh bắt gốc tự do (scaveging effect) DPPH
của mẫu thử được tính theo công thức sau:
Thí nghiệm được lặp lại ba lần, tính kết quả
trung bình. Giá trị IC50 của mẫu thử được ghi
nhận từ mối tương quan giữa SC và nồng độ
(µg/ml) mẫu thử tham gia phản ứng(7).
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Dƣợc 477
KẾT QUẢ
Phân tích sơ bộ thành phần hóa học
Từ việc phân tích thành phần hóa học chúng
tôi nhận thấy trong tất cả các dược liệu nghiên cứu
đều chứa flavonoid, tannin, các hợp chất phenolic.
Sàng lọc các dƣợc liệu tiềm năng kháng vi
sinh vật
Sàng lọc hoạt tính ức chế vi sinh vật trên cao
chiết cồn của 9 dược liệu họ cúc bằng phương
pháp khuếch tán qua giếng, kết quả có 4 loài (cỏ
hôi, cúc tần, vạn thọ và bồ công anh) cho hoạt
tính kháng từ 1 đến 4 chủng thử nghiệm. Không
có cao chiết nào có hoạt tính kháng nấm men.
ảng 1: Hoạt tính kháng vi sinh vật của cao chiết cồn
toàn phần
Tên dược liệu
Đường kính vòng ức chế (mm)
MSSA MRSA SF KP EC PA CA CG CT
Cỏ hôi 22 20 - 18 11 - - - -
Ngải cứu - - - - - - - - -
Cỏ hôi - - - - - - - - -
Cúc hoa 14 - - - - - - - -
Hướng dương - - - - - - - - -
Vạn thọ 21 20 - 16 - 13 - - -
Bồ công anh 10 - - - - - - - -
Cỏ hôi - - - - - - - - -
Sơn cúc ba
thùy
- - - - - - - - -
Sàng lọc hoạt tính kháng vi sinh vật của tinh
dầu bằng phương pháp đĩa giấy khuếch tán, kết
quả cho thấy tinh dầu cỏ hôi, ngải cứu, hướng
dương có hoạt tính kháng MSSA, trong đó tinh
dầu ngải cứu kháng mạnh với MSSA, có hoạt tính
trên MRSA và ba chủng nấm men Candida.
ảng 2: Hoạt tính kháng vi sinh vật của tinh dầu
Tinh dầu
Đường kính vòng ức chế (mm)
MSSA MRSA SF KP EC PA CA CG CT
Cỏ hôi 15 - - - - - - 8 10
Ngải cứu 23 10 - - - - 14 15 16
Hướng dương 10 - - - - - - - 11
Cao phân đoạn: Cao có hoạt tính kháng vi sinh
vật ở trên được lắc lần lượt với n – hexan,
chloroform, ethyl acetat, sau đó xác định hoạt tính
kháng vi sinh vật từng phân đoạn. Kết quả cho
thấy các chất có hoạt tính kháng vi sinh vật thường
tập trung ở phân đoạn etyl acetate (Bảng 3).
ảng 3: Hoạt tính kháng vi sinh vật của cao phân
đoạn
Tên
dược
liệu
Bộ phận
sử dụng
Phân đoạn
Đường kính vòng ức chế
(mm)
MSSA MRSA KP EC PA
Cỏ hôi
Toàn cây
trên mặt
đất
n – hexan - - - - -
CHCl3 11 11 - - -
EtOAc 23 21 15 14 -
EtOH 9 - 10 - -
Cúc
hoa
Hoa
n – hexan - - - - -
CHCl3 13 - - - -
EtOAc 14 - - - -
EtOH - - - - -
Vạn thọ Hoa
n – hexan 11 - 11 - -
CHCl3 11 - 10 - -
EtOAc 17 12 18 - 11
EtOH - - - - -
Bồ
công
anh
Toàn cây
trên mặt
đất
n – hexan - - - - -
CHCl3 - - - - -
EtOAc 11 - - - -
EtOH - - - - -
Xác định nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) của các
cao dƣợc liệu tiềm năng
MIC của cao chiết dược liệu trên các vi sinh
vật tiêu chuẩn
Nồng độ ức chế tối thiểu của các cao chiết và
tinh dầu được thực hiện bằng phương pháp pha
loãng trong thạch. Giá trị MIC của các cao chiết
dược liệu: cỏ hôi, cúc hoa, vạn thọ, bồ công anh
được trình bày trong Bảng 4.
ảng 4: Nồng độ ức chế tối thiểu các cao chiết của
bốn dược liệu nghiên cứu
Dược
liệu
Bộ phận
sử dụng
Phân đoạn
Chủng thử nghiệm/ MIC
(mg/ml)
MSSA MRSA KP EC PA
Cỏ hôi
Phần trên
mặt đất
Cao TP 2,5 10 5 25 -
CHCl3 20 20 - - -
EtOAc 2,5 5 2,5 10 -
EtOH 20 - 10 - -
Cúc hoa Hoa
Cao TP 30 - - - -
CHCl3 15 - - - -
EtOAc 15 - - - -
Vạn thọ Hoa
Cao TP 0,78 3,13 1,25 - 2,5
n – hexan 1,56 - 5 - -
CHCl3 1,56 - 5 - -
EtOAc 3,13 6,25 2,5 - 5
Bồ công
anh
Phần trên
mặt đất
Cao TP * 20 - - - -
EtOAc 10 - - - -
Cao TP: cao chiết toàn phần với Ethanol 96%
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Dƣợc 478
Trên các chủng vi sinh vật tiêu chuẩn, kết
quả cho thấy có 4 loại dược liệu (bồ công anh,
cúc hoa, cỏ hôi, vạn thọ) và 3 loại tinh dầu (cỏ
hôi, hoa hướng dương, ngải cứu) cho hoạt tính
kháng vi sinh vật. Các kết quả MIC đều thấp hơn
so với các nghiên cứu của Yeasmin và cs. (2016),
Odeleye và cs. (2014), Jain và cs. (2012). Nguyên
nhân có thể do sự khác biệt về nơi thu hái, cách
xử lý dược liệu, dung môi và kỹ thuật chiết tách.
Khảo sát giá trị MIC của các cao chiết nhận
thấy cao toàn phần từ hoa vạn thọ cho hoạt tính
mạnh nhất trên MSSA, MRSA, K. pneumoniae,
đặc biệt là P. aeruginosa ở MIC 2,5 mg/ml.
ảng 5: Nồng độ ức chế tối thiểu của tinh dầu
Tinh dầu
Chủng thử nghiệm/ MIC (mg/ml)
MSSA MRSA CA CG CT
Cỏ hôi 3,75 - - 7,5 10
Ngải cứu 2,50 6,25 6,25 5 5
Hướng dương 3,75 - - - 10
Tinh dầu từ A. conyzoides, A. vulgaris, và H.
annuus có hoạt tính kháng cả vi khuẩn (MSSA,
MRSA) và vi nấm (C. albicans, C. glabrata, C.
tropicalis). Đặc biệt, tinh dầu A. vulgaris có tác
động trên MRSA và cả ba chủng Candida. Điều
này cho thấy tiềm năng của tinh dầu A.
vulgaris trong tìm kiếm chất có hoạt tính
kháng nấm của nó.
Hoạt tính kháng khuẩn trên các chủng lâm
sàng
Các cao toàn phần và phân đoạn có tác dụng
kháng khuẩn trên E. coli và K. pneumoniae tiêu
chuẩn được thử nghiệm trên 15 chủng E. coli và
15 chủng K. pneumonia phân lập từ mẫu bệnh
phẩm tại Bệnh viện Quận 2, Thành phố Hồ Chí
Minh, Việt Nam.
Kết quả cho thấy rằng chỉ có phân đoạn ethyl
acetat từ cỏ hôi có hoạt tính kháng khuẩn đối với
các chủng lâm sàng được thử nghiệm. Giá trị
MIC của phân đoạn này xác định bằng phương
pháp pha loãng trong thạch trên các chủng có
đường kính vòng ức chế nhỏ nhất và lớn nhất để
tìm ra khoảng dao động MIC, đồng thời thực
hiện trên 2 chủng vi khuẩn sinh ESBL là K26 và
E68. Đường kính vòng ức chế và nồng độ ức chế
tối thiểu (MIC) thể hiện trong Bảng 6 và Bảng 7.
ảng 6: Đường kính vòng ức chế trên các chủng vi
khuẩn lâm sàng của phân đoạn ethyl acetat từ A.
conyzoides
Chủng
Đường kính vòng
ức chế (mm)
Chủng
Đường kính
vòng ức chế
(mm)
E3 10,83 K14 11,93
E7 11,43 K15 11,67
E25 12,17 K16 14,2
E27 14,47 K17 19,73
E36 13,33 K18 9,33
E38 13,67 K19 11,23
E39 14,47 K20 11,37
E42 22,37 K21 12,10
E51 21,40 K22 13,27
E63 20,37 K23 11,83
E68 15,43 K25 13,23
E72 23,27 K26 19,27
E77 13,43 K27 10,03
E84 14,97 K28 12,37
E94 22,37 K29 17,67
E: Escherichia coli; K: Klebsiella pneumoniae; chủng E68,
K26 có khả năng sinh ESBL
ảng 7. MIC trên chủng vi khuẩn lâm sàng của phân
đoạn ethyl acetat từ A. conyzoides
Chủng vi
khuẩn
MIC (mg/ml)
Chủng vi
khuẩn
MIC (mg/ml)
E72 5,00 K17 1,25
E3 12,50 K18 10,00
E68 6,25 K26 2,50
Kết quả định tính sơ bộ thành phần hóa học
cho thấy, 2 cao chiết này có lượng flavonoid, các
hợp chất phenolic và tannin nhiều nhất. Đ}y là
nhóm các hoạt chất đã được ghi nhận thường có
tác dụng kháng khuẩn ở thực vật(9). Các đặc tính
kháng khuẩn của flavonoid được cho là xuất
phát từ khả năng hình thành phức hợp với màng
vi khuẩn và các protein ngoại bào. Còn tanin có
khả năng kết tủa protein làm mất hoạt tính
enzym, các protein vận chuyển, tổn hại thành tế
bào và bất hoạt tính chất bám dính của vi
khuẩn(13). Việc chứa nhiều các hợp chất này có
thể là nguyên nhân dẫn đến khả năng kháng
khuẩn tốt của cao chiết vạn thọ và cỏ hôi.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Dƣợc 479
Khả năng đánh bắt gốc tự do DPPH
Khả năng đ{nh bắt gốc tự do DPPH của 9
cao chiết được liệt kê trong Bảng 8. Giá trị IC50
đại diện cho nồng độ của chất thử đ{nh bắt được
50% gốc tự do DPPH. Riêng đối với tinh dầu, giá
trị IC50 quá lớn (3000 – 6000 µg/ml), nằm ngoài
khoảng tuyến tính nên chúng tôi không trình
bày trong kết quả này.
ảng 8: Giá trị IC50 của cao chiết dược liệu, sử dụng
Vitamin C làm chất đối chiếu
Dược liệu IC50 (µg/ml) % so với VitC
Cỏ hôi 173,234 2366,26
Ngải cứu 116,748 1594,70
Cúc tần 113,870 1555,39
Cúc hoa 162,424 2218,60
Hướng dương 131,830 1800,71
Vạn thọ 17,280 236,03
Bồ công anh 125,576 1715,28
Mật gấu 255,627 3491,70
Sơn cúc ba thùy 166,479 2273,99
Vitamin C 7,321 100,00
Cả 9 cao cồn toàn phần và tinh dầu khảo sát
đều có khả năng đ{nh bắt gốc tự do DPPH. Tuy
nhiên, khả năng đ{nh bắt của tinh dầu yếu hơn
rất nhiều so với của cao chiết. Trong 9 loại cao
chiết, cao chiết từ hoa vạn thọ có giá trị IC50 thấp
nhất, giá trị này chỉ cao gấp 2,5 lần giá trị IC50 của
vitamin C. Kết quả này do trong hoa vạn thọ
chứa nhiều hợp chất phenolic(10). Nikkon và cs.
(2009) đã chứng minh hoa vạn thọ có chứa
quercetagetin, glucoside của quercetagetin,
phenolics, axit syringic, methyl – 3,5 – dihydroxy
– 4 – methoxy benzoat, quercetin, thienyl và
ethyl gallate(10). Quercetin và ethyl gallate là
những hợp chất cho tác dụng chống oxy hóa
mạnh ở cả in vitro lẫn in vivo(2,3,6). Việc chứa nhiều
hợp chất có tác dụng đ{nh bắt gốc tự do mạnh
cho thấy khả năng ứng dụng của hoa vạn thọ
vào điều trị các bệnh gây ra do gốc tự do như
ung thư, đ{i tháo đường, tim mạch,< Tuy nhiên
khả năng này cần được đ{nh giá chính xác hơn
bằng các thử nghiệm in vivo.
BÀN LUẬN
Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã xác định
được cao chiết từ bốn dược liệu có hoạt tính
kháng vi sinh vật bao gồm bồ công anh, cúc hoa,
cỏ hôi và vạn thọ có tính kháng khuẩn. Trong đó,
vạn thọ có khả năng kháng khuẩn cao nhất trên
các chủng tiêu chuẩn. Tinh dầu cỏ hôi, hướng
dương và ngải cứu có tác dụng kháng MSSA,
MRSA và vi nấm (C. albicans, C. glabrata, C.
tropicalis). Trong đó, tinh dầu ngải cứu cho tác
dụng kháng cao nhất.
Phân tách và xác định phân đoạn có hoạt
tính kháng khuẩn, kháng nấm cao nhất của từng
loại cao chiết chúng tôi nhận thấy phân đoạn
ethyl acetat kháng khuẩn mạnh nhất và mạnh
hơn cao toàn phần đối với trường hợp bồ công
anh, cúc hoa, cỏ hôi. Ngược lại, đối với vạn thọ,
cao toàn phần có tác động kháng khuẩn mạnh
hơn tất cả các phân đoạn.
KẾT LUẬN
Xác định hoạt tính kháng khuẩn của cao
chiết và phân đoạn trên vi khuẩn phân lập bệnh
viện: chỉ có phân đoạn ethyl acetat của cao chiết
cỏ hôi có tác động kháng trên các chủng E. coli và
K. pneumoniae lâm sàng, đặc biệt có hai chủng
sinh ESBL.
Tất cả các cao chiết đều có khả năng chống
oxy hóa. Trong số đó, cao vạn thọ cho hoạt tính
chống oxy hóa cao nhất, và chỉ cao gấp 2,5 lần so
với vitamin C.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Abbasi J (2016). Infectious disease expert sees threat from
colistin-resistant superbug. JAMA. 316(8): 806-807.
2. Bentz AB (2009). A review of quercetin: Chemistry, antioxidant
properties, and bioavailability. Journal of young investigators.
19(10).
3. Hoang LS and Phuc AN (2013). Phytochemical composition, in
vitro antioxidant and anticancer activities of quercetin from
methanol extract of Asparagus cochinchinensis (Lour.) Merr. tuber.
Journal of Medicinal Plants Research. 7(46): 3360-3366.
4. Jain R, Katare N, Kumar V, Samanta AK, Goswami S, and
Shrotri CK (2012). In vitro anti bacterial potential of different
extracts of Tagetes erecta and Tagetes patula. Journal of Natural
Sciences Research. 2(5): 84 - 90.
5. Jorgensen JH and Turnidge JD (2015). M07-A10: Methods for
dilution antimicrobial susceptibility tests for bacteria that grow
aerobically. In: Microbiology Standards, 10th edition, pp. 1-110.
Clinical and Laboratory Standards Institute.
6. Kalaivani T, Rajasekaran C, and Mathew L (2011). Free radical
scavenging, cytotoxic, and hemolytic activities of an active
antioxidant compound ethyl gallate from leaves of Acacia
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Dƣợc 480
nilotica (L.) wild. Ex. Delile subsp. Indica (Benth.) Brenan.
Journal of food science. 76(6).
7. MacDonald‐Wicks LK, Wood LG, and Garg ML (2006).
Methodology for the determination of biological antioxidant
capacity in vitro: a review. Journal of the Science of Food and
Agriculture. 86(13): 2046-2056.
8. Menon T, Umamaheswari K, Kumarasamy N, Solomon S, and
Thyagarajan S (2001). Efficacy of fluconazole and itraconazole
in the treatment of oral candidiasis in HIV patients. Acta tropica.
80(2): 151-154.
9. Mustafa G, Arif R, Atta A, Sharif S, and Jamil A (2017).
Bioactive compounds from medicinal plants and their
importance in drug discovery in Pakistan. Matrix Science
Pharma. 1(1): 17-26.
10. Nikkon F, Habib MR, Saud ZA, Karim MR, Roy A. K, and
Zaman S (2009). Toxicological evaluation of chloroform fraction
of flower of Tagetes erecta L. on rats. International Journal of Drug
Development and Research. 1(1): 161 - 165.
11. Odeleye OP, Oluyege JO, Aregbesola OA, and Odeleye PO
(2014). Evaluation of preliminary phytochemical and
antibacterial activity of Ageratum conyzoides (L.) on some
clinical bacterial isolates. The International Journal Of Engineering
And Science. 3: 01-05.
12. Rios JL and Recio MC (2005). Medicinal plants and
antimicrobial activity. Journal of ethnopharmacology. 100(1): 80-
84.
13. Savoia D (2012). Plant-derived antimicrobial compounds:
alternatives to antibiotics. Future microbiology. 7(8): 979-990.
14. Ventola CL (2015). The antibiotic resistance crisis: part 1: causes
and threats. Pharmacy and Therapeutics. 40(4): 277.
15. Yeasmin D, Swarna RJ, Nasrin MS, Parvez S, and Alam MF
(2016). Evaluation of antibacterial activity of three flower
colours Chrysanthemum morifolium Ramat. against multi-drug
resistant human pathogenic bacteria. International Journal of
Biosciences. 9(2): 78-87.
Ngày nhận bài báo: 18/10/2017
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 01/11/2017
Ngày bài báo được đăng: 15/03/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- sang_loc_hoat_tinh_khang_vi_sinh_vat_va_chong_oxy_hoa_cua_mo.pdf