TPP12 cũng quy định liên kết thủ tục
đăng ký dược phẩm với thủ tục thực thi
độc quyền sáng chế. Các thành viên TPP12
phải có một trong hai cơ chế tạo điều kiện
thực thi quyền đối với sáng chế trong thủ
tục đăng ký thuốc: (i) Phải bảo đảm thông
tin và thời gian cho chủ sáng chế thực thi
quyền bằng cách cho chủ sáng chếBằng
độc quyền được thông tin về việc có người
khác theo đuổi lưu hành thuốc và thời gian
thỏa đáng để thực thi quyền đối với sáng
chế (Điều 18.51.1(a) và (b)) trước khi việc
lưu hành dược phẩm diễn ra; và giải quyết
tranh chấp kịp thời để xử lý tranh chấp
về xâm phạm sáng chế hoặc về hiệu lực
Bằng độc quyền (Điều 18.51.1 (c)); hoặc
(ii) Không cấp phép lưu hành dược phẩm
nếu không được sự đồng ý của chủ sáng
chế (Điều 18.51.2). TPP12 cũng quy định
nghĩa vụ đền bù thời hạn.
Đối với dữ liệu thử nghiệm nông hóa
phẩm, bảo hộ dữ liệu thử nghiệm bí mật
và dữ liệu bí mật khác về tính an toàn hoặc
tính hiệu quả của nông hóa phẩm mới (chứa
thành phần hóa học mới (Điều 18.47.3))
phải được nộp trong thủ tục đăng ký lưu
hành nông hóa phẩm. Nội dung độc quyền
theo Điều 18.47.1 hoặc Điều 18.47.2. Thời
hạn độc quyền: 10 năm tính từ ngày cấp
phép lưu hành (Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ
Khoa học và Công nghệ, 2015, Chương Sở
hữu trí tuệ, tr. 4-6).
Với những nội dung trên, việc bảo hộ
sáng chế dược và bảo hộ các dữ liệu trong
đăng ký thuốc theo TPP12 là hết sức chặt
chẽ. Vậy nên, việc CPTPP tạm dừng toàn
bộ Điều 18.48 về đền bù thời gian bảo hộ
bị rút ngắn do sự chậm trễ không có lý do
chính đáng, Điều 18.50 về bảo hộ dữ liệu
thử nghiệm bí mật và các dữ liệu khác,
Điều 18.51 về sinh phẩm đã giải thoát
những nghĩa vụ khắt khe mà TPP12 đòi
hỏiđối với quốc gia thành viên liên quan
đến dược phẩm. Hay nói cách khác, sự
chậm trễ trong việc cấp văn bằng bảo hộ,
đăng ký dược phẩm (có thể xảy ra đối với
nhiều sáng chế dược phẩm) chưa dẫn đến
kéo dài thời gian bảo hộ đối với thuốc;
việc sử dụng dữ liệu thử nghiệm hoặc dữ
liệu khác trong dược phẩm, sử dụng sinh
phẩm trong dược phẩm mới sẽ chưa bị
áp dụng thời gian và quy trình phức tạp
như TPP12 (gánh nặng nghĩa vụ minh
chứng độc lập các dữ liệu thử nghiệm,
sinh phẩm đối với các nhà sản xuất dược
phẩm khác).
9 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 21/01/2022 | Lượt xem: 196 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sở hữu trí tuệ theo hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương và phiên bản mới của hiệp định, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sở hữu trí tuệ 3
Sở hữu trí tuệ theo Hiệp định đối tác xuyên
Thái Bình Dương và phiên bản mới của Hiệp định
Lê Mai Thanh(*)
Tóm tắt: Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ(**) là một trong những nội dung quan trọng trong
những hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, như Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình
Dương (viết tắt là TPP12 với 12 quốc gia thành viên) và Hiệp định Đối tác Toàn diện và
Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP với 11 quốc gia thành viên). Những tiêu chuẩn
bảo hộ này cao hơn so với các quy định của Hiệp định về các khía cạnh thương mại của
quyền sở hữu trí tuệ (TRIPs) của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) tạo ra nghĩa vụ mới
cho các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Bài viết giới thiệu các yêu cầu của
TPP và CPTPP về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.
Từ khóa: Sở hữu trí tuệ, Hiệp định thương mại tự do, TPP, CPTPP
Abstract: Intellectual property rights (IPR) protection is one of the important matters
in new generation free trade agreements such as Trans-Pacifi c Partnership Agreement
(TPP) among 12 Pacifi c-rim countries and Comprehensive and Progressive Agreement
for Trans-Pacifi c Partnership (CPTPP) involving 11 countries in the Pacifi c region. These
international standards of IPR protection, which are more severe than those under the
Agreement on Trade-Related Aspects of Intellectual Property Rights (TRIPS) among all
member nations of the World Trade Organization (WTO), will set forth new obligations
for developing member countries, including Vietnam. This paper introduces TPP and
CPTPP requirements for IPR protection.
Keywords: Intellectual Property, Free Trade Agreements, TPP, CPTPP
I. Mở đầu
Một trong những trụ cột của thương
mại toàn cầu trong khuôn khổ WTO là
vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Mặc
dù chính sách bảo hộ quyền sở hữu trí
tuệ được xây dựng trên cơ sở hướng tới
thúc đẩy sáng tạo, tiếp cận thị trường
hợp lý và cân bằng quyền của chủ sở
hữu với khả năng thụ hưởng, khai thác
của cộng đồng, nhưng tác động của việc
bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ khác nhau
tùy thuộc vào trình độ phát triển của nền
kinh tế và văn hóa ứng xử của các chủ
thể trong thị trường.
(*) TS. Viện Nghiên cứu Nhà nước và Pháp luật,
Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam; Email:
lemaithanhvn@yahoo.com
(**) Bài viết sử dụng thuật ngữ sở hữu trí tuệ căn cứ
theo Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành mà không bàn
luận về cách sử dụng thuật ngữ tương đương khác.
Thông tin Khoa học xã hội, số 2.20184
Tác động từ việc hợp tác, hội nhập
kinh tế đối với chính sách pháp luật bảo
hộ quyền sở hữu trí tuệ của Việt Nam
được đánh dấu qua các mốc nhất định, như
ký kết Hiệp định thương mại Việt Nam
- Hoa Kỳ được ký kết năm 2000 với nội
dung bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ chặt chẽ
dựa trên nền tảng Hiệp định về các khía
cạnh thương mại của quyền sở hữu trí tuệ
(TRIPs); trở thành thành viên WTO năm
2007 với nghĩa vụ tuân thủ TRIPs và gần
đây nhất là ký kết một số Hiệp định thương
mại tự do (FTAs) thế hệ mới; đặc biệt là
Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương
(viết tắt trong bài là “TPP12” với 12 quốc
gia thành viên; có tên mới là Hiệp định Đối
tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình
Dương “CPTPP” với 11 quốc gia thành
viên) có nội dung bảo hộ quyền sở hữu trí
tuệ sâu hơn, rộng hơn TRIPs.
Vậy nên, việc Việt Nam cần nhận diện
đầy đủ tác động của FTAs thế hệ mới cũng
như những vấn đề pháp lý đặt ra trong lĩnh
vực bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo các
Hiệp định là việc làm cần thiết.
II. Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình
Dương và Hiệp định Đối tác Toàn diện và
Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương
Các hiệp định thương mại tự do là căn
cứ xác lập khu vực thương mại tự do, xóa
bỏ, hạn chế hạn ngạch hoặc rào cản hoặc
sự thiếu cân bằng thuế quan trong mua và
bán, nhập và xuất hàng hóa, trong các vấn
đề phi đầu tư hay lao động giữa hai hay
nhiều quốc gia(*). Các quốc gia chọn hình
thức liên kết kinh tế này nếu cấu trúc nền
kinh tế mang tính bổ trợ nhau. Mục tiêu
của khu vực thương mại tự do là giảm bớt
rào cản thương mại để tăng trưởng kinh
tế như kết quả của quá trình chuyên môn
hóa, phân công lao động và phát huy lợi
thế cạnh tranh(*). Bên cạnh các nội dung
của FTA truyền thống, FTA thế hệ mới
phát triển với nội dung được khai thác dưới
khía cạnh thương mại như vấn đề lao động,
địa vị của các chủ thể tham gia thị trường,
cạnh tranh lành mạnh và minh bạch hóa
Tại một trong những khu vực sôi động
và chiếm tỷ trọng thương mại lớn của thế
giới, các quốc gia thuộc khu vực châu Á
- Thái Bình Dương đã quyết tâm xác lập
TPP12 như dạng hình mẫu FTA thế hệ
mới. Đánh giá về TPP12, các nhà lãnh
đạo trong khuôn khổ Diễn đàn APEC(**)
khẳng định: TPP với các tiêu chuẩn tiên
phong cho các quy tắc thương mại mới là
một hình mẫu cho các hiệp định thương
mại trong tương lai và là tiền đề tiến tới
mục tiêu xây dựng một khu vực thương
mại tự do ở châu Á - Thái Bình Dương(***).
TPP12 là phiên bản đầu tiên của Hiệp
định thiết lập một khu vực thương mại tự
do trong phạm vi các nước đối tác thuộc
khu vực châu Á - Thái Bình Dương. TPP12
với 12 quốc gia thành viên (bao gồm
New Zealand, Brunei, Chile, Singapore,
Australia, Peru, Hoa Kỳ, Malaysia, Việt
Nam, Canada, Mexico và Nhật Bản - không
có sự tham gia của Trung Quốc) được kết
thúc đàm phán vào ngày 5/10/2015 và ký
kết vào ngày 4/2/2016.
(*) Xem: Featuring Black’s Law Dictionary, Free
Online Legal Dictionary 2nd E,
tionary.org/free-trade-agreement/#ixzz2raAydaJ8,
accessed 30 April 2016.
(*)
100k/docs/Free_trade_area.html, accessed 30 April
2017.
(**) 12 nước đàm phán TPP phiên bản 1 của TPP -
TPP12 đều là thành viên APEC.
(***) Xem: Tuyên bố chung của các nhà lãnh đạo TPP
bên lề APEC 2013.
Sở hữu trí tuệ 5
Xuất phát điểm, TPP hình thành từ Hiệp
định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái
Bình Dương (P4) được thỏa thuận giữa 4
quốc gia là Brunei, Singapore, Chile và New
Zealand vào năm 2005. Mục tiêu các bên
hướng tới là thiết lập Hiệp định mẫu thu hút
các quốc gia Thái Bình Dương(*). Sau khi
đàm phán P4 kết thúc, nội dung cũng như
chủ thể tham gia đàm phán được mở rộng.
So với FTAs khác, TPP12 ghi nhận:
Mức độ cam kết cao hơn; diện cam kết rộng
hơn; những lĩnh vực mới không đơn thuần
về kinh tế như vấn đề quyền tự do tham
gia và lập hội của người lao động; vấn đề
mua sắm của chính phủ; doanh nghiệp nhà
nước, vấn đề môi trường... Tóm lại, Hiệp
định bao trùm những lĩnh vực cơ bản như
thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ
đến những vấn đề như doanh nghiệp nhà
nước, chính sách cạnh tranh, hợp tác về
môi trường, lao động, giải quyết tranh chấp
và sở hữu trí tuệ.
Với 30 chương, TPP12 đã thể hiện 5
đặc điểm cơ bản(**), bao gồm:
(i) Tiếp cận thị trường một cách toàn
diện - cắt giảm thuế quan và hàng rào phi
thuế quan đối với toàn bộ hàng hóa dịch vụ,
đầu tư, thuận lợi cho doanh nghiệp và toàn
xã hội;
(ii) Tiếp cận mang tính khu vực trong
việc đưa ra các cam kết, trong đó thúc đẩy
tính liên tục trong thương mại, đẩy mạnh
hiệu quả và hỗ trợ hợp tác trong phạm vi
khu vực và hội nhập qua biên giới;
(iii) Giải quyết các thách thức mới đối
với thương mại - nền kinh tế số với vai trò
lớn của doanh nghiệp nhà nước;
(iv) Bao hàm toàn bộ các yếu tố liên
quan đến thương mại, phát triển và nâng
cao năng lực cạnh tranh; các doanh nghiệp
nhỏ và vừa có thể tận dụng cơ hội để phát
triển và đề xuất các thách thức đối với quốc
gia thành viên;
(v) Nền tảng cho hội nhập khu vực
- tiền đề hội nhập châu Á - Thái Bình
Dương.
Tuy nhiên, trong quá trình chờ đợi các
quốc gia thành viên phê chuẩn TPP12(*),
Hoa Kỳ đã rút khỏi Hiệp định. TPP với 11
thành viên đã có tên mới - CPTPP, đã đưa
ra Tuyên bố chung ngày 11/11/2017, tại Đà
Nẵng, bên thềm Hội nghị APEC 2017 và
các thành viên còn lại đã hoàn tất một phiên
bản CPTPP trong tháng 1/2018, đã dự kiến
sẽ ký chính thức tại Chile tháng vào tháng
3/2018.
Dự thảo cuối cùng của CPTPP đã được
công bố ngày 21/2/2018(**). Dưới sự dẫn
dắt của Nhật Bản, các bên đã thỏa thuận
tạm dừng hoặc thay đổi một số điều khoản
trong TPP12.
Theo đó, phần lớn các nội dung của
TPP được duy trì, ngoại trừ (i) các điều
khoản về hiệu lực của Hiệp định (ii) các
cam kết liên quan đến Hoa Kỳ được đưa ra
khỏi CPTPP và (iii) 22 nội dung của TPP sẽ
tạm dừng thực hiện(***).
CPTPP sẽ có hiệu lực sau 60 ngày kể từ
khi có ít nhất 6 thành viên CPTPP hoặc ít
(*) Xem:
-Relations/2-Trade-Relationships-and-Agreements/
Trans-Pacifi c/index.php, accessed 10 March 2017.
(**) Xem: Summary of the Trans-Pacifi c Partnership
Agreement, https://nz.usembassy.gov/summary-of-
the-trans-pacifi c-partnership-agreement/, accessed
2 October 2017.
(*) New Zealand và Nhật Bản đã phê chuẩn TPP12.
(**) Theo hãng tin Reuters ngày 21/2/2018.
(***) Công bố toàn văn hiệp định, chuẩn bị ký kết
CPTPP,
-hiep-dinh-chuan-bi-ky-ket-cptpp, truy cập ngày
23/2/2018.
Thông tin Khoa học xã hội, số 2.20186
nhất một nửa số thành viên TPP (tùy số nào
ít hơn) thông qua CPTPP.
Các cam kết liên quan đến sở hữu trí
tuệ, trong đó đặc biệt là bảo hộ quyền đối
với sáng chế dược phẩm, là vấn đề gây
nhiều tranh cãi trong đàm phán TPP12
trước đây được tạm dừng thực hiện(*).
Những thay đổi của CPTPP cho thấy, sự
không ủng hộ từ phía 11 quốc gia thành viên
CPTPP với chính sách bảo hộ thương mại
của Hoa Kỳ. Mặc dù vậy, CPTPP vẫn để ngỏ
khả năng Hoa Kỳ quay trở lại(**) và nếu như
vậy, xử lý vấn đề tiếp theo cũng không đơn
giản với những thay đổi của CPTPP.
Trong số FTAs, liệu TPP12 hay CPTPP
có tác động lớn tới nền kinh tế và thể chế
pháp lý của Việt Nam?
III. Thỏa thuận về bảo hộ quyền sở hữu
trí tuệ trong Hiệp định đối tác xuyên Thái
Bình Dương và Hiệp định Đối tác Toàn
diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương
Đàm phán TPP12 hay CPTPP dựa trên
vị thế bình đẳng giữa các thành viên nhưng
các phương án đưa ra trong từng chương
mục của TPP12 luôn thể hiện dấu ấn, tác
động của một vài thành viên đề xuất.
Chương 18, TPP12 về sở hữu trí tuệ (do
Hoa Kỳ dẫn dắt và theo đuổi ráo riết trong
quá trình đàm phán) đã ghi nhận chính sách
bảo hộ sâu và rộng các đối tượng của quyền
sở hữu trí tuệ so với TRIPs cũng như các
thỏa thuận thương mại khác đan xen giữa
các thành viên của TPP12.
Dấu ấn của Hoa Kỳ đạt được trong
Chương 18 TPP12 sẽ giúp tăng trưởng xuất
khẩu hàng hóa và tăng giá trị công cho lao
động Hoa Kỳ. Việc bảo hộ nhằm xác lập
tiêu chuẩn và khả năng thực thi quyền sở
hữu trí tuệ cao trong toàn bộ khu vực và
vô hình trung thể hiện lợi thế sáng tạo và
công nghệ của Hoa Kỳ. Các tiêu chuẩn bảo
hộ này không tác động, không làm thay đổi
pháp luật của Hoa Kỳ, nhưng lại tác động
lớn đến các thành viên khác, đặc biệt là các
thành viên đang phát triển như Việt Nam.
Về tổng thể, TPP12 xác định chính
sách bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nhằm:
Thúc đẩy chính sách bảo hộ mạnh
mẽ và cân bằng giữa việc bảo hộ và thực
thi quyền;
Thúc đẩy các sản phẩm chứa quyền
sở hữu trí tuệ;
Chú trọng đến các xâm phạm thông
thường như hàng giả mạo, chiếm đoạt bí
mật kinh doanh;
Thúc đẩy sự rõ ràng, minh bạch,
hiệu quả hệ thống nộp đơn và đăng ký sáng
chế, nhãn hiệu;
Thúc đẩy sự phát triển và tiếp cận
thuốc mới và thuốc thông thường;
Tạo lập thể chế cho công nghệ số,
trong đó có nội dung sáng tạo;
Ngăn ngừa sự mở rộng bảo hộ chỉ
dẫn địa lý, có biện pháp bảo hộ quyền của
chủ sở hữu nhãn hiệu đã có trước và các
quy định về việc sử dụng khái niệm thông
thường.
Nội dung Chương 18 về sở hữu trí tuệ
của TPP12 có thể tóm lược như sau(*):
(*) Nhận xét của bà Kimberlee Weatherall, Giáo sư
Luật học, Đại học Sydney (Theo hãng tin Reuters
ngày 21/2/2018). Bà Kimberlee Weatherall là tác
giả bài viết “Intellectual Property in the TPP: Not
‘The New TRIPS’” đăng trên Tạp chí Melbourne
Journal of International Law, Vol. 17, No. 2, pp.
1-29, 2016.
(**) Tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới tổ chức ở Thụy
Sĩ, ông Donald Trump tuyên bố Washington có thể
sẽ tham gia trở lại nếu họ có được một thỏa thuận
tốt hơn.
(*) Nội dung Chương 18 TPP12 do Hoa Kỳ tóm lược
(U.S. Trade Representative Nov 5, 2015, 107 min
read).
Sở hữu trí tuệ 7
- Việc bảo hộ nhằm xác lập tiêu chuẩn
dựa vào các cam kết song phương và các
cam kết khác, đấu tranh chống hàng giả,
hàng nhái, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí
tuệ, ngăn chặn nạn trộm cắp bí mật thương
mại, thiết lập thể chế thương mại điện tử,
bao gồm cả nội dung sáng tạo, chú trọng
đến sáng tạo và tiếp cận thuốc mới và thuốc
generic(*).
- Việc bảo hộ phải thúc đẩy sáng tạo,
ngăn ngừa xâm phạm quyền, thúc đẩy ý thức
xã hội và vì phúc lợi kinh tế của quốc gia.
- Đối với sáng chế, tiêu chuẩn bảo hộ
theo TRIPs, các thành viên TPP12 có thể
lựa chọn áp dụng quyền sử dụng trước khi
công bố ra công chúng (công bố của các
trường, các doanh nghiệp nhỏ và vừa); việc
này không cản trở đơn đăng ký sáng chế.
- Các thành viên TPP12 tạo điều kiện
nhằm minh bạch hóa và tạo thuận lợi trong
quá trình nộp đơn đăng ký sáng chế giữa
các quốc gia thành viên tham gia Hiệp định,
sao cho thật đơn giản. Chính sách này tạo
điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp
nhỏ và vừa.
- TPP12 thúc đẩy phát triển sáng tạo và
việc sản xuất thuốc generic. Các cam kết
của TPP12 không chỉ nhằm vào sáng chế,
các biệt dược cứu người và cách thức chữa
trị, mà còn hướng vào thuốc thông thường.
Liên quan đến vấn đề bảo vệ sức khỏe công
chúng, các thành viên TPP12 đã thỏa thuận
về cách thức chống lại đại dịch như HIV
(khác với thỏa thuận Doha).
- Đối với bảo vệ dữ liệu thử nghiệm,
các bên cam kết thúc đẩy đầu tư phát triển
và thử nghiệm các loại thuốc cũng như
nông hóa phẩm mới; bảo vệ các dữ liệu
thử nghiệm hoặc dữ liệu khác một khi tiếp
thị chúng như các dược phẩm và nông hóa
phẩm.
- Đối với các chỉ dẫn thương mại, các
bên cũng bảo đảm việc bảo hộ rõ ràng, thúc
đẩy nhãn hiệu và các dấu hiệu có thể nhận
biết uy tín, lĩnh vực cung ứng sản phẩm
trong thị trường với thời hạn bảo hộ thông
thường.
- Các bên bảo đảm việc bảo hộ chỉ dẫn
địa lý không cản trở sản phẩm nông nghiệp
và thức ăn chăn nuôi của Hoa Kỳ do cách
sử dụng khái niệm này khác nhau và bảo
đảm sự an toàn cho chủ sở hữu nhãn hiệu
có trước trên thị trường.
- Các bên bảo đảm hệ thống đăng ký
hiệu quả, rõ ràng, không tạo ra nhiều cản
trở cho đăng ký nhãn hiệu; tôn trọng nhãn
hiệu tập thể và chứng nhận, thúc đẩy hệ
thống đăng ký nhãn hiệu.
- Đối với bản quyền, các bên ấn định
các tiêu chuẩn bảo hộ chung trong đó chú
trọng đến các đối tượng như bài hát, phim,
sách và phần mềm, thúc đẩy các phương
thức điện tử bảo hộ các tác phẩm, chú ý ghi
nhận các ngoại lệ về giới hạn quyền như
bình luận, báo cáo, sử dụng cho bài giảng,
bài nghiên cứu.
- Các nhà mạng cung cấp dịch vụ
Internet sẽ không bị gắn trách nhiệm bảo
đảm quyền tác giả trên dịch vụ họ cung cấp.
Quy định này thúc đẩy họ cung cấp dịch vụ
tốt cho công nghiệp điện tử và giải trí.
- Liên quan đến bí mật kinh doanh, các
bên phải có những quy định nhằm ngăn
chặn việc chiếm đoạt bí mật kinh doanh,
nhất là khu vực nhà nước, và có quy định
về biện pháp hình sự đối với hành vi ăn cắp
(*) Thuốc generic và thuốc gốc: Sau khi hết thời hạn
bảo hộ phát minh, các công ty dược khác được phép
sản xuất những thuốc tương tự biệt dược gốc được
gọi tên là thuốc generic. Thuốc generic thường được
đặt tên thương mại có thể giống hoặc khác với tên
chung quốc tế (International Nonproprietary Names
- INN).
Thông tin Khoa học xã hội, số 2.20188
bí mật kinh doanh và thông qua tội phạm
công nghệ cao.
- Đối với hệ thống thực thi quyền, các
bên phải áp dụng các biện pháp tương ứng
bảo đảm thực thi quyền sở hữu trí tuệ; ví dụ
các biện pháp thích hợp trong các rạp chiếu
phim, ngăn chặn việc ăn trộm các chương
trình truyền phát qua vệ tinh và các tín hiệu
đã được mã số hóa.
- Các bên phải hợp tác để ngăn chặn
hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và hành vi vi
phạm bản quyền bị nhập lậu trong khu vực
châu Á - Thái Bình Dương.
- Các bên tăng cường hình phạt cho
việc buôn lậu hàng giả nhãn hiệu, đặc biệt
là hàng có hại cho sức khỏe và an toàn của
người tiêu dùng.
- Các bên cam kết trao cho hải quan
thẩm quyền được tự động tạm dừng kiểm
tra hàng hóa xuất và nhập khẩu nghi ngờ có
sự giả mạo nhãn hiệu, vi phạm quyền tác
giả qua biên giới.
Về cơ bản, các cam kết bảo hộ quyền
sở hữu trí tuệ như trên sở hữu trí tuệtrong
TPP12 là dựa trên nền tảng TRIPs; tuy
nhiên, TPP12 cũng bao gồm các nội dung
mới như sau:
- Hình sự hóa tội trộm cắp bí mật kinh
doanh: TPP12 là FTA đầu tiên quy định:
Các bên phải áp dụng chế tài hình sự đối
với tội trộm cắp bí mật kinh doanh, bao
gồm cả cách thức trộm bằng công nghệ
cao. Đây cũng là bước đón đầu và tiếp nhận
nội dung các án lệ tại lĩnh vực mà các bí
mật kinh doanh của các công ty Hoa Kỳ có
thể liên quan.
- TPP12 là Hiệp định thương mại đầu
tiên quy định: Việc thực thi quyền sở hữu trí
tuệ được áp dụng đối với cả doanh nghiệp
nhà nước.
- Chống hàng giả khu vực châu Á - Thái
Bình Dương: TPP12 với các tiêu chuẩn của
FTAs mà Hoa Kỳ đã ký cũng như theo pháp
luật Hoa Kỳ đã ấn định chế tài hình sự với
tội sản xuất hàng giả nhãn hiệu và vi phạm
bản quyền qua biên giới; thiết lập các kênh
ngăn chặn, nhất là hàng hóa đe doạ sức
khỏe và an toàn của người tiêu dùng.
- Môi trường kỹ thuật số: TPP12 là
Hiệp định đầu tiên quy định các bên phải
thực thi chống xâm phạm quyền trong môi
trường kỹ thuật số chứ không chỉ đối với
sản phẩm hữu hình (nhiều thành viên WTO
không áp dụng đối với môi trường mạng và
sản phẩm kỹ thuật số); thúc đẩy mô hình
phân phối trên mạng là dạng kinh doanh
mới. TPP12 thúc đẩy việc phân phối hàng
trên không gian số như phim, nhạc, sách,
phần mềm trên mạng. Đặc biệt, quyền tác
giả của nhà cung cấp dịch vụ mạng tạo tiền
đề cho việc ghi nhận quyền này trước và
sau FTA, trong đó nói đến quyền tác giả
của chủ sở hữu, của ISP, của khách hàng
dựa trên quy định chung. TPP12 cũng nhấn
mạnh vai trò của tổ chức tập thể quản lý
quyền tác giả trong việc thu tác quyền
- Quyền tác giả trên môi trường kỹ
thuật số: Các nước phải bảo đảm tôn trọng
quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật số
trên cơ sở hệ thống bảo hộ cân bằng, trong
đó có tính đến việc quy định về các ngoại
lệ và giới hạn quyền như trong trường hợp
bình luận, phản biện, trích dẫn, bài giảng,
nghiên cứu, báo cáo mới.
- Các bên tích cực hợp tác chống lại
xâm phạm tên miền. Các bên có biện
pháp thích hợp để ngăn chặn việc đăng ký
tên miền cấp cao mã quốc gia xâm phạm
nhãn hiệu.
- Quyền sở hữu trí tuệ đối với sản
phẩm dược và sinh phẩm: Quy định này
nhằm thúc đẩy sáng tạo và tiếp cận thuốc
tại thị trường các nước phát triển, bảo vệ
thị trường nội nhóm. Các nước có thể lựa
Sở hữu trí tuệ 9
chọn hai cách: Quy định 8 năm bảo hộ dữ
liệu hoặc chọn cách hỗn hợp giữa cách bảo
hộ dữ liệu 5 năm và phương pháp bảo hộ
của quốc gia (pháp luật hoặc biện pháp
hành chính). Cả 2 cách đều ân hạn bảo hộ
thị trường đối với thuốc chứa sinh phẩm;
tạo động lực sáng tạo thuốc cứu người; cân
bằng giữa bảo hộ dữ liệu và đưa thuốc vào
thị trường TPP12. TPP12 quy định về sinh
phẩm cần bảo hộ. Các nước TPP sẽ phải ấn
định các quy định và phương pháp bảo hộ
thích hợp. Đối với chương trình chăm sóc
sức khỏe và các quy định khác liên quan
không bị ảnh hưởng.
- Bảo hộ chỉ dẫn địa lý: Các nước
TPP12 có những quy định và biện pháp
thích hợp thừa nhận các chỉ dẫn tương
đương đối với hàng hóa xuất khẩu của Hoa
Kỳ nhằm không tạo ra rào cản cho các sản
phẩm nông nghiệp mang tính cạnh tranh
của Hoa Kỳ.
- Hợp tác: Các nước hỗ trợ nhau nhằm
hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, hỗ trợ kỹ
thuật các nước đang phát triển và trao đổi
cơ sở dữ liệu tra cứu và xét nghiệm.
Chương 18, sở hữu trí tuệ của TPP12
đã thể hiện mối quan hệ cân bằng giữa
chính sách khuyến khích sáng tạo và khả
năng tiếp cận thuốc. Chương 18 này có 83
điều khoản sắp xếp theo các mục từ A- K và
các phụ lục từ A đến F(*), trong đó bao gồm:
Mục A Quy định chung (Điều 18.1-18.11);
Mục B Hợp tác (Điều 18.12- 18.17); Mục C
Nhãn hiệu (Điều 18.18-18.28); Mục D Tên
quốc gia (Điều 18.29); Mục E Chỉ dẫn địa
lý (Điều 128.30-18.36); Mục F Sáng chế và
dữ liệu thử nghiệm hoặc dữ liệu khác (Điều
18.37-18.54) với 3 tiểu mục tương ứng
gồm: sáng chế cơ bản (Tiểu mục A), các
biện pháp liên quan đến nông phẩm (Tiểu
mục B), các biện pháp liên quan đến dược
phẩm (Tiểu mục C); Mục G Kiểu dáng
công nghiệp (Điều 18.55- 18.56); Mục H
Quyền tác giả và quyền liên quan (Điều
18.57-18.70); Mục I Thực thi quyền (Điều
18.71-18.80); Mục J Nhà cung cấp dịch vụ
internet (Điều 18.81-18.82); Mục K Điều
khoản cuối cùng (Điều 18.83).
Do Chương 18 TPP12 thể hiện nhiều
quan điểm bảo hộ tiêu chuẩn cao vì lợi ích
của quốc gia “xuất khẩu” sản phẩm sáng
tạo như Hoa Kỳ nên những nội dung chưa
phù hợp đã được 11 thành viên xem xét tạm
dừng thực hiện.
Theo bản công bố cuối cùng của
CPTPP, các điều khoản của Chương 18 tạm
dừng thực hiện theo Phụ lục của CPTPP
bao gồm(*):
- Điều 18.8 về nguyên tắc đối xử quốc
gia (2 câu cuối của chú thích 4).
- Điều 18.37 về đối tượng bảo hộ theo
patent (khoản 2 và câu cuối khoản 4).
- Điều 18.46 về đền bù thời hạn bảo hộ
do sự chậm trễ không có lý do chính đáng
của cơ quan có thẩm quyền (toàn bộ điều
này bao gồm chú thích 36-39).
- Điều 18.48 về đền bù thời hạn bảo hộ
bị rút ngắn do sự chậm trễ không có lý do
chính đáng (toàn bộ điều này bao gồm chú
thích 45-48).
- Điều 18.50 về bảo hộ dữ liệu thử
nghiệm bí mật và các dữ liệu khác (toàn bộ
điều này bao gồm chú thích 50-57).
- Điều 18.51 về sinh phẩm (toàn bộ
điều này bao gồm chú thích 58-60).
(*) Xem:
fi les/tpp/18.-intellectual-property.pdf, bản tiếng
Anh, truy cập ngày 21/2/2018.
(*) Xem: fi les/
diemtin/comprehensive-and-progressive-agree-
ment-for-trans-pacific-partnership-cptpp-english.
pdf, bản tiếng Anh, truy cập ngày 22/2/2018.
Thông tin Khoa học xã hội, số 2.201810
- Điều 18.63 về thời hạn bảo hộ quyền
tác giả và quyền liên quan (toàn bộ điều
này bao gồm chú thích 74-77).
- Điều 18.68 về các biện pháp bảo hộ
mang tính kỹ thuật (toàn bộ điều này bao
gồm chú thích 82-95).
- Điều 18.69 về quyền quản trị thông
tin (toàn bộ điều này bao gồm chú thích
96-99).
- Điều 18.79 Bảo hộ tín hiệu vệ tinh
mang chương trình đã được mã hoá (toàn
bộ điều này bao gồm chú thích 139-146).
- Điều 18.81 về các biện pháp pháp lý
và vùng an toàn (toàn bộ điều này bao gồm
chú thích 149-159).
- Toàn bộ Phụ lục 18E và 18F của Phần
J “Nhà cung cấp dịch vụ Internet - ISP”.
Trong số những nội dung tạm dừng thực
hiện theo CPTPP có vấn đề gây tranh cãi
trong Chương 18 theo TPP12. Nội dungVấn
đề này liên quan đến sáng chế, đặc biệt là
sáng chế dược phẩm (Điều 18.48 đến Điều
18.54), gây quan ngại cho nhiều chính phủ
thành viên cũng như các nhà hoạt động xã
hội về khả năng tiếp cận thuốc của công
chúng do duy trì giá thuốc cao và những
biện pháp áp dụng trong sản xuất dược
phẩm mà ngành dược các quốc gia đang
phát triển như Việt Nam phải đối mặt.
Theo Bản tóm tắt của Cục sở hữu trí
tuệ, về một số nội dung liên quan đến sáng
chế nói chung và sáng chế dược nói riêng,
TPP12 quy định: Đối với một sản phẩm đã
biết, không bắt buộc phải bảo hộ công dụng
mới (sáng chế dạng sử dụng) nếu đã lựa
chọn bảo hộ một trong hai đối tượng khác,
là phương pháp sử dụng mới hoặc quy trình
sử dụng mới (Điều 18.37.2). Bên cạnh đó,
ân hạn nộp đơn đối với sáng chế đã được
công bố là 12 tháng tính từ ngày công bố
sáng chế tại bất kỳ nguồn thông tin nào, do
chính tác giả thực hiện, người khác thực
hiện có phép hoặc trái phép (Điều 18.38).
Ngoài ra, nếu chậm trễ trong thủ tục cấp
Bằng độc quyền quá 5 năm kể từ ngày nộp
đơn hoặc 3 năm kể từ ngày yêu cầu thẩm
định nội dung, tính theo thời điểm muộn
hơn (chỉ tính thời gian dành cơ quan sáng
chế để thẩm định đơn và cấp bằng) thì các
quốc gia thành viên phải đền bù thời hạn
bảo hộ (Điều 18.46). Việc đền bù thời hạn
áp dụng cả khi chậm trễ bất hợp lý trong
thủ tục cấp đăng ký thuốc (Điều 18.54). Với
những quy định đó, thời hạn bảo hộ thuốc
có thể kéo dài hơn (Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ
Khoa học và Công nghệ, 2015, Chương Sở
hữu trí tuệ, tr. 4-6).
Riêng đối với dữ liệu thử nghiệm dược
phẩm, bảo hộ độc quyền dữ liệu bí mật
phải nộp để đăng ký thuốc, trong đó bao
gồm dữ liệu thử nghiệm bí mật và dữ liệu
bí mật khác về tính an toàn hoặc tính hiệu
quả của dược phẩm mới phải nộp trong
thủ tục đăng ký lưu hành dược phẩm, gồm
cả hóa phẩm và sinh phẩm y tế. Nội dung
độc quyền theo Điều 18.50.1(a) hoặc Điều
18.50.1(b).
Thời hạn độc quyền (tính từ ngày cấp
phép lưu hành) tính dựa trên thuốc thành
phần chứa hóa phẩm hay sinh phẩm. Đối
với hóa phẩm, lựa chọn một trong hai cơ
chế: 5 năm cho thuốc có thành phần mới
(Điều 18.50.1 và 18.50.2(b)); hoặc 5 năm
cho thuốc mới hoàn toàn (không có thành
phần hóa học cũ) và thêm 3 năm cho dữ
liệu bổ sung đối với thuốc cũ không có
thành phần hóa học mới (chỉ định mới,
đường dùng mới, liều dùng mới) (Điều
18.50.1 và 18.50.2(a)). Đối với sinh phẩm,
lựa chọn một trong hai cơ chế: 8 năm độc
quyền (như hóa phẩm) (Điều 18.52.1(a));
hoặc (5 năm độc quyền + các biện pháp bảo
hộ khác + thừa nhận bối cảnh thị trường
góp phần bảo hộ thị trường) “để tạo ra kết
Sở hữu trí tuệ 11
quả có thể so sánh/tương đương” (Điều
18.52.1(b)). Cách tính như vậy rất phức tạp
về hình thức và cũng nâng cao tiêu chuẩn
bảo hộ đối với dữ liệu thử nghiệm, ngăn
cản việc sử dụng dữ liệu đã đăng ký đối với
chủ thể khác.
TPP12 cũng quy định liên kết thủ tục
đăng ký dược phẩm với thủ tục thực thi
độc quyền sáng chế. Các thành viên TPP12
phải có một trong hai cơ chế tạo điều kiện
thực thi quyền đối với sáng chế trong thủ
tục đăng ký thuốc: (i) Phải bảo đảm thông
tin và thời gian cho chủ sáng chế thực thi
quyền bằng cách cho chủ sáng chếBằng
độc quyền được thông tin về việc có người
khác theo đuổi lưu hành thuốc và thời gian
thỏa đáng để thực thi quyền đối với sáng
chế (Điều 18.51.1(a) và (b)) trước khi việc
lưu hành dược phẩm diễn ra; và giải quyết
tranh chấp kịp thời để xử lý tranh chấp
về xâm phạm sáng chế hoặc về hiệu lực
Bằng độc quyền (Điều 18.51.1 (c)); hoặc
(ii) Không cấp phép lưu hành dược phẩm
nếu không được sự đồng ý của chủ sáng
chế (Điều 18.51.2). TPP12 cũng quy định
nghĩa vụ đền bù thời hạn.
Đối với dữ liệu thử nghiệm nông hóa
phẩm, bảo hộ dữ liệu thử nghiệm bí mật
và dữ liệu bí mật khác về tính an toàn hoặc
tính hiệu quả của nông hóa phẩm mới (chứa
thành phần hóa học mới (Điều 18.47.3))
phải được nộp trong thủ tục đăng ký lưu
hành nông hóa phẩm. Nội dung độc quyền
theo Điều 18.47.1 hoặc Điều 18.47.2. Thời
hạn độc quyền: 10 năm tính từ ngày cấp
phép lưu hành (Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ
Khoa học và Công nghệ, 2015, Chương Sở
hữu trí tuệ, tr. 4-6).
Với những nội dung trên, việc bảo hộ
sáng chế dược và bảo hộ các dữ liệu trong
đăng ký thuốc theo TPP12 là hết sức chặt
chẽ. Vậy nên, việc CPTPP tạm dừng toàn
bộ Điều 18.48 về đền bù thời gian bảo hộ
bị rút ngắn do sự chậm trễ không có lý do
chính đáng, Điều 18.50 về bảo hộ dữ liệu
thử nghiệm bí mật và các dữ liệu khác,
Điều 18.51 về sinh phẩm đã giải thoát
những nghĩa vụ khắt khe mà TPP12 đòi
hỏiđối với quốc gia thành viên liên quan
đến dược phẩm. Hay nói cách khác, sự
chậm trễ trong việc cấp văn bằng bảo hộ,
đăng ký dược phẩm (có thể xảy ra đối với
nhiều sáng chế dược phẩm) chưa dẫn đến
kéo dài thời gian bảo hộ đối với thuốc;
việc sử dụng dữ liệu thử nghiệm hoặc dữ
liệu khác trong dược phẩm, sử dụng sinh
phẩm trong dược phẩm mới sẽ chưa bị
áp dụng thời gian và quy trình phức tạp
như TPP12 (gánh nặng nghĩa vụ minh
chứng độc lập các dữ liệu thử nghiệm,
sinh phẩm đối với các nhà sản xuất dược
phẩm khác).
IV. Kết luận
Tóm lại, với CPTPP, một số thách thức
ghi nhận theo TPP12 đã tạm dừng đối với
các nước thành viên như Việt Nam. Đó
cũng là cơ hội để chúng ta tham gia luật
chơi thuộc hình mẫu mới nhưng vẫn có thời
gian và điều kiện để tự hoàn thiện thể chế,
nâng cao năng lực cạnh tranh mà không
phải quá gắng sức do tác động của nền kinh
tế lớn như Hoa Kỳ
Tài liệu tham khảo
1. Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và
Công nghệ (2015), Những nội dung
chủ yếu có tác động đến pháp luật Việt
Nam, Dự thảo Hiệp định TPP công bố
ngày 5/11/2015.
2. fi les/
diemtin/comprehensive-and-progressive-
agreement-for-trans-pacifi c-partnership-
cptpp-english.pdf, bản tiếng Anh, truy cập
ngày 22/2/2018.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- so_huu_tri_tue_theo_hiep_dinh_doi_tac_xuyen_thai_binh_duong.pdf