Đặc điểm dân số trong nghiên cứu này cho
thấy tỉ lệ nam cao hơn nữ, 53,1% so với 46,9%.
Tuy nhiên sự chênh lệch là không đáng kể. Theo
những thống kê của các tác giả nước ngoài
(Blacklock, 1969, Fitter và Zimskind, 1961, Inada
và cộng sự, 1958, Pak, 1987(Error! Reference source not
found.).) thì tỉ lệ là 3 nam cho 1 nữ. Tuy nhiên đây
là những thống kê tỉ lệ sỏi nói chung còn theo
nghiên cứu của Lê Sĩ Trung bệnh viện Việt Pháp
Hà Nội trong một nghiên cứu áp dụng phương
pháp lấy sỏi thận qua da thì tỉ lệ này là 27 nam
cho 13 nữ(Error! Reference source not found.). Về tuổi theo
nhiều tác giả nước ngoài (Bailey và cộng sự,
1974, Burkland và Rosenberg, 1955, Fetter và
Zimskind, 1961, Frank và cộng sự, 1959, Prince
và scardino, 1960) tuổi bị sỏi tiết niệu chủ yếu ở
lứa tuổi 30 đến 50. Theo nghiên cứu của Lê Sĩ
Trung tuổi trung bình là 48,8 (31 – 75)(Error! Reference
source not found.). Còn theo nghiên cứu của Lê Hoàng
Đức và Micheal Wong tại Singapore tuổi trung
bình là 53 tuổi. Trong nghiên cứu này tuổi trung
bình là 47.38 (16 – 78) với độ lệch chuẩn là 12,82.
Trong biểu đồ cho thấy phân bố tuổi khá gần với
đường phân bố chuẩn. Tương tự như phân bố
của tuổi, cân nặng cũng có biểu đồ gần với
đường phân bố chuẩn. Cân nặng trung bình của
bệnh nhân là 54.6 Kg với độ lệch chuẩn là 8,84.
Đặc biệt trong nghiên cứu này không có bệnh
nhân nào chỉ định lấy sỏi vì thể trọng quá mập
hay quá ốm hoặc dị dạng như trong báo cáo của
Lerov, A.I., Segura, I. W., William, H. I., và
Patterson, D.I năm 1992 trong đó có 7 trường
hợp bệnh nhân quá mập chiếm 10%, 1 bệnh
nhân quá ốm và 2 bệnh nhân bị cong vẹo cột
sống
12 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 29/01/2022 | Lượt xem: 137 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu So sánh ba dụng cụ nong: Nong cứng, nong bán cứng và nong Webb trong phẫu thuật lấy sỏi thận qua da tại bệnh viện bình dân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề HN KH KT BV Bình Dân 1
SO SÁNH BA DỤNG CỤ NONG: NONG CỨNG, NONG BÁN CỨNG
VÀ NONG WEBB TRONG PHẪU THUẬT LẤY SỎI THẬN QUA DA
TẠI BỆNH VIỆN BÌNH DÂN
Nguyễn Đình Xướng*, Vũ Lê Chuyên**, Nguyễn Tuấn Vinh**, Đào Quang Oánh**,
Lê Sĩ Hùng**, Nguyễn Vĩnh Tuấn**, Vũ Văn Ty**
TÓM TẮT
Mục tiêu nghiên cứu: So sánh hiệu quả và các biến chứng của ba dụng cụ nong khác nhau: nong cứng,
nong bán cứng, nong Webb trong phẫu thuật lấy sỏi thận qua da.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:. Nghiên cứu mô tả tiền cứu trên những bệnh nhân được áp dụng
phương pháp lấy sỏi thận qua da tại bệnh viện Bình Dân từ tháng 12 năm 2005 đến tháng 12 năm 2007.
Kết quả: Tổng số 175 bệnh nhân trong đó 62 bệnh nhân được sử dụng dụng cụ nong là ống cứng
chiếm 35,4%, 13 bệnh nhân dùng ống bán cứng chiếm 7,4% và 98 bệnh nhân dùng nong Webb chiếm 56%,
2 bệnh nhân phải chuyển qua mổ hở vì đặt thông niệu quản thất bại chiếm 1,2%. Tỉ lệ được đánh giá tốt ở
nhóm dùng ống cứng là 74,2%, nhóm ống bán cứng là 75% và nhóm dùng nong Webb là 61,6% và sự khác
biệt này có ý nghĩa thống kê p = 0,05. Tỉ lệ có biến chứng chảy máu ở nhóm dùng nong cứng là 6,5%, nhóm
dùng nong bán cứng là 8,3% và nhóm dùng nong Webb là 4,0%. Tỉ lệ sót sỏi ở nhóm dùng nong cứng là
23%, nhóm dùng nong bán cứng là 10%, nhóm dùng nong Webb là 31,6%. Thời gian mổ trung bình ở
nhóm dùng nong cứng là 78,3 phút, nhóm dùng nong bán cứng là 83,5 phút, nhóm dùng nong Webb là
72,8 phút. Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê.
Kết luận: Hiệu quả tốt có tỉ lệ cao hơn ở nhóm dùng nong cứng và nong bán cứng so với nong Webb có
ý nghĩa thống kê. Các so sánh khác như tỉ lệ phải truyền máu, tỉ lệ sót sỏi, thời gian mổ trung bình không có
sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.
ABSTRACT
COMPARISON AMONG 3 DILATORS: RIGID, SEMI-RIGID AND WEBB DILATOR IN
PERCUTANEOUS NEPHROLITHOTOMY
Nguyen Dinh Xuong, Vu Le Chuyen, Nguyen Tuan Vinh, Dao Quang Oanh, Le Si Hung, Nguyen Vinh Tuan,
Vu Van Ty * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 12 – Supplement of No 1 - 2008: 352 - 361
Objectives. To compare the efficacy and complications among three groups of different dilatation
instruments: rigid, semi – rigid dilator and Webb in percutaneous nephrolithotomy.
Methods. Prospective, descriptive study on the patients undergone percutaneous nephrolithotomy in
Binh Dan hospital from December 2005 to December 2007.
Result. In 175 patients, 62 patients in rigid dilator group made up 35.4%, 13 in semi-dilator group
made up 7.4% and 98 in Webb dilator group made up 56%. 2 transferred to open surgery made up 1.2%.
Proportions of excellent outcome were 74.2%, 75% and 61.6% for rigid, semi-rigid and Webb dilator
respectively. The difference was statistically significant with p = 0.05. The proportions of transfusion were
6.5%, 8.3% and 4.0% for rigid, semi-rigid and Webb dilator respectively. The proportions of residual stone
were 23%. 10% and 31.6% for rigid, semi-rigid and Webb dilator respectively. The mean time of operation
* Khoa Ngoại tổng hợp II BV. Nguyễn Tri Phương
** Bệnh viện Bình Dân
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề HN KH KT BV Bình Dân 2
was 78.3 minutes, 83.5 minutes and 72.8 minutes for rigid, semi-rigid and Webb dilator respectively. These
differences were not statistically significant.
Conclusions. The efficacy of excellence was significantly higher in rigid and semi-rigid dilator than
Webb dilator. The proportions of transfusion, residual stone, mean time of operation were not statistically
significant.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Lấy sỏi thận qua da (Percutaneous
Nephrolithotomy – PCNL) là kỹ thuật ít xâm hại
mới được áp dụng vào những năm 70 của thế kỷ
trước. Do là kỹ thuật ít xâm hại, hiệu quả cao,
giảm giá thành điều trị do thời gian nằm viện rút
ngắn nên kỹ thuật lấy sỏi thận qua da phát triển
rất nhanh chóng. Hiện nay tán sỏi ngoài cơ thể,
lấy sỏi thận qua da là hai kỹ thuật được lựa chọn
hàng đầu trong điều trị sỏi thận.
Năm 1976 Fernstrom và Johannson lần đầu
tiên thực hiện kỹ thuật lấy sỏi thận qua da đến
những năm giữa thập kỷ 90 của thế kỷ 20 kỹ
thuật lấy sỏi thận qua da ở các nước phát triển
đã trở thành thường quy. Còn tại Việt Nam,
năm 1997, Vũ Văn Ty và cộng sự tại khoa niệu
bệnh viện Bình Dân đã tiến hành kỹ thuật lấy
sỏi thận qua da và thu được một số kết quả
ban đầu(12). Năm 2001 tại bệnh viện Việt Pháp
Hà nội cũng đã tiến hành kỹ thuật lấy sỏi thận
qua da và cho thấy tính khả thi và hiệu quả
của phương pháp này(Error! Reference source not found.).
Đến nay (2007) kỹ thuật lấy sỏi thận qua da
cũng đã trở thành thường quy ở một số bệnh
viện như: Bv. Bình Dân Tp. Hồ Chí Minh, Bv. Đại
Học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh, Bv. Pháp Việt Tp.
Hồ Chí Minh, Bv. Chợ Rẫy Tp. Hồ chí Minh, Bv.
Việt Đức Hà Nội, Bv. Việt Pháp Hà Nộiv.v
Kỹ thuật lấy sỏi thận qua da cũng được cải
tiến. Từ việc phải tiến hành lấy sỏi làm hai thì
cách nhau khoảng 1 tuần (thì chọc và nong vào
thận, thì soi lấy sỏi) nay cả hai thì chỉ cần làm
trong một cuộc mổ. Từ nong vào thận bằng ống
cứng đồng trục Alken đến nong bằng các ống
mềm rồi nong bằng bóng và gần đây là nong
bằng nong Webb với một lần nong duy nhất. Từ
dẫn lưu thận bằng ống lớn sau mổ đến dẫn lưu
thận bằng ống nhỏ và gần đây là các kỹ thuật
không dẫn lưu sau mổ trong phương pháp lấy
sỏi thận qua da. Từ việc áp dụng phương pháp
lấy sỏi thận qua da trên những bệnh nhân thông
thường đến việc áp dụng rộng rãi hơn cho
những bệnh nhân đặc biệt như: Thận móng
ngựa, thận ghép, thận lạc chỗ(Error! Reference source not
found.,Error! Reference source not found.,Error! Reference source not found.).
Tại Việt Nam, với mốc thời gian vào năm
1997 tại bệnh viện Bình Dân Tp. Hồ Chí Minh đã
áp dụng phương pháp lấy sỏi thận qua da thì
đến nay (2007) đã có bề dầy kinh nghiệm là 10
năm. Đã có một cuốn sách chuyên đề về lấy sỏi
thận qua da(7) và khoảng 10 đề tài nghiên cứu về
lấy sỏi thận qua da đăng trên các tạp chí chuyên
ngành. Với mục đích tìm hiểu hiệu quả và
những biến chứng khi áp dụng các dụng cụ
nong khác nhau (ống cứng, ống bán cứng, nong
Webb) chúng tôi tiến hành nghiên cứu này.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Mục tiêu nghiên cứu
So sánh hiệu quả và các biến chứng của ba
dụng cụ nong khác nhau: nong cứng, nong bán
cứng, nong Webb trong phẫu thuật lấy sỏi thận
qua da.
Đối tượng nghiên cứu
Bệnh nhân bị sỏi niệu quản đoạn hông lưng,
sỏi thận được chỉ định mổ lấy sỏi bằng phương
pháp lấy sỏi thận qua da (PCNL: Percutaneous
Nephro-Lithotomy) tại bệnh viện Bình Dân từ
tháng 12/2005 đến tháng 12/2007.
Tiêu chuẩn nhận bệnh
Tất cả những bệnh nhân được mổ lấy sỏi
thận và sỏi niệu quản trên bằng phương pháp
lấy sỏi thận qua da tại bệnh viện Bình dân từ
tháng 12 năm 2005 đến tháng 12 năm 2007.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề HN KH KT BV Bình Dân 3
Tiêu chuẩn loại trừ
Tất cả những bệnh nhân đã lên chương trình
mổ theo phương pháp lấy sỏi thận qua da,
nhưng vì những lý do như: gây mê hồi sức, điều
kiện phòng mổ, dụng cụ hoặc thay đổi phương
pháp mổ khác không tiến hành lấy sỏi thận
qua da quyết định trước khi tiến hành đặt thông
niệu quản.
Thiết kế nghiên cứu.
Nghiên cứu mô tả tiền cứu
Trình tự tiến hành
Thì đặt thông niệu quản
Bệnh nhân nằm ngửa theo thế sản khoa.
Dùng máy soi bàng quang luồn thông niệu
quản lên thận có sỏi mổ. Bơm thuốc cản quang
sơ bộ xác định vị trí sỏi so với các đài thận và
tiểu đài thận. Sơ bộ lựa chọn đài thận để chọc
và nong vào.
Thì mổ lấy sỏi
Đặt bệnh nhân nằm sấp, kê gối vùng ngực
và bụng, hai chân để thấp. Dưới hướng dẫn của
máy X quang, thuốc cản quang bơm qua thông
niệu quản đặt trước đó. Chọc kim vào đài thận
đã được xác định là thuận lợi cho thao tác lấy
sỏi. Sau khi kim đã vào đúng đài thận mong
muốn rút nòng kim sẽ có nước tiểu chảy ra.
Luồn dây dẫn (guide wire) qua kim chọc. Rạch
da khoảng 1,5 – 2 cm, dùng kéo tách rộng thành
bụng sau vào đến khoang thận. Nong rộng
đường chọc bằng một trong ba dụng cụ: nong
cứng, nong bán cứng và nong Webb. Luồn
Amplatz. Rút các dụng cụ nong ra. Bơm nước
qua thông niệu quản xác định Amplatz đã nằm
trong hệ thống bài tiết. Tiến hành soi thận, tán
vỡ sỏi (với sỏi lớn) và gắp sỏi ra. Kiểm tra trên
màn hình máy X quang xác định đã hết sỏi hoặc
còn sót sỏi mà do nhiều lý do không tiếp tục
cuộc mổ được và ghi nhận là hết sỏi hoặc còn sót
sỏi. Đặt thông Foley 22F mở thận ra da. May da
và cố định thông Foley. Kết thúc cuộc mổ. Tính
thời gian cuộc mổ từ khi bắt đầu đặt thông niệu
quản đến khi băng bó xong vết thương. Ghi
nhận các biến số thống kê vào trong phiếu thu
thập số liệu.
Phương pháp thu thập và xử lý số liệu
Số liệu được thu thập theo một mẫu thống
nhất như sau:
PHIẾU THU THẬP SỐ LIỆU
SốTT: _____________
Họ tên:_________________________________
Tuổi:______________________Nam(1), Nữ(2)
Cân nặng_____________________________kg
Số BA:__________________________________
Địa chỉ:_________________________________
Điện thọai: _____________________________
Ngày mổ:_______________________________
Ngày xuất viện__________________________
Thời gian nằm viện:_________________ngày
Thận mổ: P(1), T(2), Đài thận để chọc:
Trên(1), Giữa(2), Dưới(3), Độ (so với cột
sống)______________________________________
_
Ứ nước: Không(0), Độ 1 (1), Độ 2 (2), Độ 3
(3), Số lượng sỏi: 1(1) 2(2) trên2(3)
Vị trí sỏi: Đài trên(1), Đài giữa(2), Đài dưới(3)
Bể thận(4), Niệu quản(5) Trên hai vị trí(6)
Thời gian bắt đầu (Từ khi đặt sonde niệu
quản):______________________________________
Kết thúc:________Thời gian:__________phút
Dụng cụ nong: Nong cứng (1) Nong mềm (2)
Webb (3) Tán sỏi: Có (1) Không(0)
Kết quả lấy sỏi: Lấy hết(1) Không hết(0) Lý
do: ________________________________________
Dẫn lưu thận: Có (1) Không (0) Khác
___________________________________________
Chảy máu (Phải truyền máu hoặc ngưng mổ,
truyền trong thời gian nằm viện): Có(1), Không(0)
Chuyển mổ hở: Do đặt sonde(1), Do chảy
máu(2), Do gây mê(3), Do máy móc(4), Khác(5)
Biến chứng:
Trong thời gian mổ: _____________________
Trong thời gian nằm viện: ________________
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề HN KH KT BV Bình Dân 4
Đánh giá hiệu quả chung: Tốt (1) Khá (2)
Trung bình (3) Kém (4)
Ghi chú:_______________________________
_______________________________________
_
_______________________________________
_
_______________________________________
_
Xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS for
Windows 10.0. Các test thống kê lấy giá trị p =
0,05 cho tất cả các test.
Đánh giá hiệu quả chung được chia làm 4
mức độ
Tốt: Lấy hết sỏi, không biến chứng.
Khá:
+ Lấy không hết sỏi nhưng không phải can
thiệp bổ sung bằng phương pháp khác (mảnh
sỏi nhỏ có thể tự thoát ra).
+ Thủng hoặc rách đài bể thận nhưng không
phải can thiệp
bổ sung bằng các biện pháp khác.
Trung bình: Có các biến chứng như ở loại
khá và phải can thiệp bổ sung bằng các phương
pháp khác để giải quyết (nội soi niệu quản, tán
sỏi ngoài cơ thể, lấy sỏi qua da lần hai)
Kém:
+ Không tiến hành lấy sỏi thận qua da được
phải chuyển qua phương pháp khác.
+ Có các biến chứng phải chuyển qua mổ hở
để giải quyết
+ Chảy máu phải truyền máu.
+ Bệnh nhân tử vong mà nguyên nhân liên
quan trực tiếp
đến phương pháp lấy sỏi thận qua da.
KẾT QUẢ.
Trong thời gian từ tháng 12 năm 2005 đến
tháng 12 năm 2007 chúng tôi đã tiến hành lấy sỏi
thận qua da trên 175 bệnh nhân. Phân bố dân số
nghiên cứu như sau:
Tuổi
175N =
90
80
70
60
50
40
30
20
10
Biểu đồ 1. Phân bố theo tuổi bệnh nhân
Bảng 1: Tuổi bệnh nhân
Thấp
nhất Cao nhất
Trung
bình
Độ lệch
chuẩn Tổng số
16 78 47,38 12,82 175
Giới
100
80
60
40
20
0
Biểu đồ 2. Phân bố theo giới tính
Bảng 2: Giới tính
Giới Số bệnh nhân Tỉ lệ
Nam 93 53,1
Nữ 82 46,9
Tổng số 175 100
Nam Nữ
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề HN KH KT BV Bình Dân 5
Trọng lượng
175N =
90
80
70
60
50
40
30
20
Biểu đồ 3. Phân bố theo trọng lượng bệnh nhân
Bảng 3: Trọng lượng bệnh nhân
Thấp nhất Cao nhất Trung bình Độ lệch
chuẩn Tổng số
32 79 54.6 8,84 175
Thận mổ
Biểu đồ 4. Phân bố thận mổ
Bảng 4:Phân bố thận mổ
Thận mổ Số lượng Tỉ lệ
Thận phải 92 52,6
Thận trái 83 47,4
Tổng số 175 100
Số lượng sỏi
100
80
60
40
20
0
Biểu đồ 5. Phân bố số lượng sỏi
Bảng 5: Số lượng sỏi
Số lượng sỏi Số lượng Tỉ lệ
1 sỏi 93 53,1
2 sỏi 22 13,6
Trên 2 sỏi 60 34,3
Tổng số 175 100
Dụng cụ dùng để nong
120
100
80
60
40
20
0
Biểu đồ 6. Phân bổ tỉ lệ dùng dụng cụ nong khác
nhau
Bảng 6: Dụng cụ nong
Dụng cụ dùng để nong Số lượng Tỉ lệ
Nong cứng 62 35,4
Nong bán cứng 13 7,4
Webb 98 56,0
Khuyết 2 1,2
Thận Trái Thận Phải
1 sỏi 2 sỏi Trên 2 sỏi
Ống cứng Ống bán cứng Webb
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề HN KH KT BV Bình Dân 6
Dụng cụ dùng để nong Số lượng Tỉ lệ
Tổng số 175 100
Hai bệnh nhân khuyết: 1 do đặt thông niệu
quản thất bại (bệnh nhân số 2), 1 do không đẩy
được sỏi từ niệu quản lên thận (bệnh nhân số 74)
Thời gian mổ (phút)
160.0140.0120.0100.080.060.040.0
60
50
40
30
20
10
0
Biểu đồ 7. Phân bố thời gian mổ
Bảng 7: Thời gian mổ
Thấp nhất Cao nhất Trung bình Độ lệch
chuẩn Tổng số
30 150 75,51 25,03 166
Khuyết 9 bệnh nhân chuyển qua mổ hở
trước khi kết thúc mổ lấy sỏi qua da (bệnh nhân
số: 2, 9, 42, 66, 72, 74, 76, 93, 105)
Tỉ lệ lấy hết sỏi
140
120
100
80
60
40
20
0
Biểu đồ 8. Tỉ lệ lấy hết sỏi
Bảng 8: Tỉ lệ lấy hết sỏi
Tỉ lệ lấy hết sỏi Số lượng Tỉ lệ
Lấy hết sỏi 121 69,2
Không lấy hết sỏi 45 25,7
Khuyết 9 5,1
Tổng số 175 100
Khuyết 9 bệnh nhân chuyển qua mổ hở
trước khi kết thúc mổ lấy sỏi qua da (bệnh nhân
số: 2, 9, 42, 66, 72, 74, 76, 93, 105)
Thời gian nằm viện
40.035.030.025.020.015.010.05.0
120
100
80
60
40
20
0
Biểu đồ 9. Phân bố thời gian nằm viện
Bảng 9: Thời gian nằm viện
Thấp nhất Cao nhất Trung bình Độ lệch
chuẩn Tổng số
3 40 7,42 3,84 163
Khuyết 12 trường hợp trong đó: 10 trường
hợp chuyển qua mổ hở, 1 trường hợp tử vong
do tai biến mạch máu não, 1 trường hợp tử vong
do choáng nhiễm trùng
Phân tích ảnh hưởng của dụng cụ nong
Ảnh hưởng lên hiệu quả chung
Bảng 10: So sánh hiệu quả giữa các dụng cụ nong
khác nhau
Hiệu quả chung Dụng cụ
nong Tốt Khá Trung bình Kém
Tổng
Ống cứng 74,2 14,5 4,8 6,5 100
Ống bán
cứng 75,0 0,0 0,0 25,0 100
Webb 61,6 12,1 16,2 10,1 100
Tổng 67,1 12,1 11,0 9,8 100
P = 0,05 Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
Không hết Hết
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề HN KH KT BV Bình Dân 7
70
60
50
40
30
20
10
0
Biểu đồ 10. Hiệu quả giữa các dụng cụ nong khác
nhau
Ảnh hưởng tới biến chứng chảy máu
Bảng 11: So sánh tỉ lệ chảy máu giữa các dụng cụ
nong khác nhau
Biến chứng chảy máu % Dụng cụ nong
Không chảy máu Chảy máu
Tổng
Nong cứng 93,5 6,5 100
Nong bán cứng 91,7 8,3 100
Webb 96,0 4,0 100
Tổng 94,8 5,2 100
P = 0,70 Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê
100
80
60
40
20
0
Biểu đồ 11. Tỉ lệ chảy máu giữa các dụng cụ nong
Ảnh hưởng tới tỉ lệ sót sỏi
Bảng 12: So sánh tỉ lệ sót sỏi giữa các dụng cụ nong
khác nhau
Tỉ lệ sót sỏi % Dụng cụ nong
Hết sỏi Không hết sỏi
Tổng
Nong cứng 77,0 23,0 100
Nong bán cứng 90,0 10,0 100
Webb 68,4 31,6 100
Tổng 72,9 27,1 100
P = 0,22 Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê
70
60
50
40
30
20
10
0
Biểu đồ 12. Tỉ lệ sót sỏi giữa các dụng cụ khác nhau
Ảnh hưởng tới thời gian mổ trung bình
Bảng 13: So sánh thời gian mổ giữa các dụng cụ
nong khác nhau
Các thông số thống kê
Dụng cụ nong Số bệnh
nhân
Thời gian mổ
trung bình (phút)
Độ lệch
chuẩn
Nong cứng 61 78,3 26,0
Nong bán cứng 10 83,5 25,8
Webb 95 72,8 24,1
Tổng 166
(9 bệnh nhân khuyết do chuyển qua mổ hở trước khi
lấy sỏi qua da kết thúc nên không tính thời gian mổ)
So sánh giữa nhóm dùng ống cứng và ống
mềm có P = 0,56
So sánh giữa nhóm dùng ống cứng và nong
Webb có P = 0,17
So sánh giữa nhóm dùng ống mềm và nong
Webb có P = 0,19
Như vậy thời gian mổ trung bình giữa các
nhóm dùng dụng cụ nong khác nhau không có
sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.
Tốt
Khá
Trung
bình
Kém
Ống cứng Ống bán cứng Webb
Không chảy máu
Có chảy máu
Ống cứng Ống bán cứng Webb
Không hết sỏi
Hết sỏi
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề HN KH KT BV Bình Dân 8
BÀN LUẬN
Đặc điểm dân số trong nghiên cứu này cho
thấy tỉ lệ nam cao hơn nữ, 53,1% so với 46,9%.
Tuy nhiên sự chênh lệch là không đáng kể. Theo
những thống kê của các tác giả nước ngoài
(Blacklock, 1969, Fitter và Zimskind, 1961, Inada
và cộng sự, 1958, Pak, 1987(Error! Reference source not
found.).) thì tỉ lệ là 3 nam cho 1 nữ. Tuy nhiên đây
là những thống kê tỉ lệ sỏi nói chung còn theo
nghiên cứu của Lê Sĩ Trung bệnh viện Việt Pháp
Hà Nội trong một nghiên cứu áp dụng phương
pháp lấy sỏi thận qua da thì tỉ lệ này là 27 nam
cho 13 nữ(Error! Reference source not found.). Về tuổi theo
nhiều tác giả nước ngoài (Bailey và cộng sự,
1974, Burkland và Rosenberg, 1955, Fetter và
Zimskind, 1961, Frank và cộng sự, 1959, Prince
và scardino, 1960) tuổi bị sỏi tiết niệu chủ yếu ở
lứa tuổi 30 đến 50. Theo nghiên cứu của Lê Sĩ
Trung tuổi trung bình là 48,8 (31 – 75)(Error! Reference
source not found.). Còn theo nghiên cứu của Lê Hoàng
Đức và Micheal Wong tại Singapore tuổi trung
bình là 53 tuổi. Trong nghiên cứu này tuổi trung
bình là 47.38 (16 – 78) với độ lệch chuẩn là 12,82.
Trong biểu đồ cho thấy phân bố tuổi khá gần với
đường phân bố chuẩn. Tương tự như phân bố
của tuổi, cân nặng cũng có biểu đồ gần với
đường phân bố chuẩn. Cân nặng trung bình của
bệnh nhân là 54.6 Kg với độ lệch chuẩn là 8,84.
Đặc biệt trong nghiên cứu này không có bệnh
nhân nào chỉ định lấy sỏi vì thể trọng quá mập
hay quá ốm hoặc dị dạng như trong báo cáo của
Lerov, A.I., Segura, I. W., William, H. I., và
Patterson, D.I năm 1992 trong đó có 7 trường
hợp bệnh nhân quá mập chiếm 10%, 1 bệnh
nhân quá ốm và 2 bệnh nhân bị cong vẹo cột
sống(Error! Reference source not found.).
Các đặc điểm về dân số nghiên cứu tương
đối đồng đều sẽ là một thuận lợi trong phân tích
đánh giá các biến số trong nghiên cứu này.
Ảnh hưởng của dụng cụ nong lên hiệu quả
chung là có ý nghĩa thống kê với p = 0,05 với tỉ lệ
được đánh giá là tốt của nhóm dùng ống cứng là
74,2, nhóm dùng ống bán cứng là 70,0 và nhóm
dùng nong Webb là 61,6. Có thể việc dùng nong
Webb mới được áp dụng nên trong thời gian
đầu chưa có nhiều kinh nghiệm nên hiệu quả
chưa cao. Do nong Webb chỉ nong một lần duy
nhất nên đầu nong có khoảng vát khá dài do vậy
trong những trường hợp thận không ứ nước
hoặc chỉ ứ nước độ I chúng tôi chủ động dùng
nong cứng Alken do độ vát của nong ngắn dễ
nong vào đúng vị trí sỏi. Tuy nhiên ở nhóm
dùng ống bán cứng tỉ lệ được đánh giá là khá và
trung bình là 0% nhưng tỉ lệ có biến chứng chảy
máu ở nhóm này lại cao 8,3% so với 6,5% của
nhóm dùng ống cứng và 4,0% của nhóm dùng
nong Webb. Theo S. R. Payne và cộng sự thì khi
dùng nong bán cứng do phải nong từng cỡ tách
biệt nên thời gian mổ kéo dài và dễ chảy máu.
Ảnh hưởng lên tỉ lệ có biến chứng chảy máu
tuy sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với
p=0,7 nhưng ở nhóm dùng nong bán cứng có tỉ
lệ chảy máu cao nhất (8,3%). Thứ nhì là nhóm
ống cứng (6,5%) và ít nhất là nhóm dùng nong
Webb. Phải chăng yếu tố phải dùng nhiều ống
đồng trục nong nhiều lần làm tăng tỉ lệ biến
chứng chảy máu? Vì khi sử dụng nong Webb
đường nong lúc nào cũng được chèn bởi ống
nong hoặc Amplatz do vậy các mạch máu bị
chèn không gây chảy máu.
Với tỉ lệ sót sỏi giữa 3 nhóm dụng cụ nong
khác nhau cũng có sự khác biệt không có ý
nghĩa thống kê. Tuy nhiên tỉ lệ sót sỏi nhiều
nhất là ở nhóm dùng nong Webb (31,6%), ít
nhất là nhóm dùng nong bán cứng (10%), còn
ở nhóm dùng nong cứng tỉ lệ sót sỏi là 23,0%.
Tỉ lệ sót sỏi trong các nghiên cứu rất khác nhau
do đối tượng nghiên cứu khác nhau. Bảng
tổng kết dưới đây cho thấy tỉ lệ sót sỏi rất khác
nhau giữa các tác giả.
Tác giả\ Số liệu Tổng số BN Hết sỏi (%) Sót sỏi (%)
Lê Sĩ Trung 41 51,22 48,78
H. Đức và Wong 247 88,2 11,8
Ty và Vinh 50 84 16
Hoàng và P. Danjou 34 79,16 16,66
Hoàng, Oánh & Cs 50 84 16
A. Le Duc 100 83 13
Badlani 400 95,26 4,74
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề HN KH KT BV Bình Dân 9
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới tỉ lệ sót
sỏi. Muốn nâng cao hiệu quả lấy hết sỏi cần phải
lưu ý những yếu tố như:
-Máy tán sỏi. Mặc dù có một vài nghiên cứu
sử dụng máy tán sỏi laser trong tán sỏi thận(2,13),
và đánh giá kết quả khá tốt nhưng ngay những
nghiên cứu này cũng phải kết hợp giữa tán sỏi
bằng laser với tán sỏi bằng cơ chế xung hơi(2),
hay kết hợp với tán sỏi bằng sóng thủy lực(13).
Tốt nhất là tại cơ sở tiến hành kỹ thuật lấy sỏi
thận qua da nên có nhiều loại máy tán sỏi khác
nhau để hỗ trợ cho nhau.
-Máy soi thận. Thông thường máy soi cứng
giải quyết được hầu hết các trường hợp. Nhưng
đôi khi sau khi nong vào thận, sau khi tán sỏi,
hoặc trong lúc thao tác soi tìm sỏi, một viên sỏi
hay một mảnh sỏi chạy vào nhóm đài thận khác
mà máy soi thận cứng không thể vào được.
Trong trường hợp này máy soi thận mềm sẽ hỗ
trợ lấy những viên sỏi này ra.
-Hỗ trợ của máy tán sỏi ngoài cơ thể. Rất
nhiều nghiên cứu kết hợp giữa lấy sỏi thận qua
da và tán sỏi ngoài cơ thể(Error! Reference source not
found.,Error! Reference source not found.,4,Error! Reference source not found.).
Hiệu quả nâng cao tỉ lệ bệnh nhân được lấy hết
sỏi được chứng minh rõ ràng. Hơn nữa tán sỏi
ngoài cơ thể là phương pháp can thiệp ít xâm hại
do vậy thường được ưu tiên lựa chọn để bổ sung
khi lấy sỏi thận qua da không lấy hết sỏi.
Về thời gian mổ trung bình: Nhóm dùng
nong bán cứng có thời gian mổ kéo dài nhất
(83,5 phút) so với 78,3 phút của nong cứng và
72,8 phút của nong Webb Điều này hoàn toàn
phù hợp vì nong bán cứng phải nong từng ống
nong rồi rút ra nong tiếp ống tiếp theo do vậy
thời gian sẽ kéo dài hơn. Ngược lại nong Webb
chỉ nong 1 lần duy nhất do vậy tiết kiệm thời
gian.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu so sánh ba dụng cụ nong:
ống cứng, ống bán cứu, nong Webb chúng tôi rút
ra một số kết luận sau:
-Hiệu quả được đánh giá là tốt ở nhóm ống
cứng và bán cứng cao hơn có ý nghĩa thống kê
so với nhóm dùng nong Webb.
-Tỉ lệ biến chứng chảy máu ở nhóm dùng
nong bán cứng (8,3%) cao hơn nhóm dùng ống
cứng (6,5%) và nhóm dùng nong Webb (4,0%).
Sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê.
-Tỉ lệ sót sỏi ở 3 nhóm là tương đương.
-Thời gian mổ trung bình thấp nhất ở nhóm
dùng nong Webb (72,8 phút), cao nhất ở nhóm
dùng nong bán cứng (83,5 phút) nhóm dùng
nong cứng là 78,3 phút. Tuy nhiên sự khác biệt
này không có ý nghĩa thống kê.
Để đánh giá toàn diện hơn cần có một
nghiên cứu ngẫu nhiên với số bệnh nhân nhiều
hơn để kết luận.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Aabech J., Andersen JT. (1993), “Treatment of Cystine
Stones: Combined Approach Using Open Pyelolithotomy,
Percutaneous Pyelolithotripsy, Extracorporeal Shock
Wave Lithotripsy and Chemolysis”, Scand. J. Urol.
Nephrol., 27(3), pp. 415-417.
2. Albert J. Mariani, (2007), “Combined Electrohydraulic and
Holmium: YAG Laser Ureteroscopic Nephrolithototripsy
of Large (Greater than 4 cm) Renal Calculi, The Journal of
Urology, Jan, 177, pp. 168 – 173.
3. Bianchi G., Malossini G., Beltrami P., Mobilio G., Giusti,
Caluccio G. (1998), “Renal Staghorn Calculosis: Our
Experience with the Percutaneous Treatment with or
without Extracoporeal Shock Wave Lithotripsy”, Arch.
Esp. Urol., Italia, Apr, 51(3), pp. 306-309.
4. Cranidis AL., Karayannis AA., Delakas DS., Livadas CE.,
Anezinis PE. (1996), “Cystine Stones: The Efficacy of
Percutaneous and Shock Wave Lithotripsy”, Urol Int,
56(3), pp. 180-183.
5. Darren T. Beiko, Hassan Razvi, (2002), “Stone in Urinary
Diversions: Update on Medical and Surgical Issues”,
Current Opinion in Urology, 12, pp. 297 – 303.
6. Lê Sĩ Trung (2002), “Đánh Giá Kết Quả Bước Đầu Phương
Pháp Nội Soi Tán Sỏi Qua Da Phối Hợp Với Tán Sỏi Ngoài
Cơ Thể Trong Điều Trị Ngoại Khoa Sỏi Tiết Niệu”, Kỷ Yếu
Toàn Văn Các Đề Tài Khoa Học-Tạp Chí Ngoại Khoa, Xí
Nghiệp In Chuyên Dùng TT-Huế, tr. 279 – 283.
7. Lê Sĩ Trung (2004), Phẫu Thuật Nội Soi Thận Qua Da, Nhà
Xuất Bản Y học, Hà Nội.
8. Nguyễn Hoàng Đức, Micheal Wong YC (2002), “Lấy Sạn
Thận Qua Da Trong Điều Trị Sạn Đường Niệu Trên Tại
Bệnh Viện Đa Khoa Singapore”, Kỷ Yếu Tóm Tắt Các Đề Tài
Khoa Học, Tạp Chí Ngoại Khoa, Xí Nghiệp In Chuyên Dùng
TT-Huế, tr. 122 - 123.
9. Patrick C. Walsh, M.D., Alan B. Retik, M.D., Thomas A.
Stamey, M.D., E. Darracott Vaughan, Jr., M.D. (1992),
Cambell’s Urology, Vol. 3, pp. 2085 – 2227.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề HN KH KT BV Bình Dân 10
10. Scott D. Miller, Christopher S. Ng., Stevan B. Streem,
inderbir S. Gill, (2002), “Laparoscopic Management of
Caliceal Diverticular Calculi”, The Journal of Urology, Mar,
167, pp. 1248 – 1252.
11. Shaid Aquil, Majid Rana, Zafar Zaide, (2006),
“Laparoscopic Assisted Percutaneous Nephrolithotomy
(PCNL) in Ectopic Pelvic Kidney”, Urology, Aug, 56, (8),
pp. 381 – 383.
12. Vũ Văn Ty, Nguyễn Văn Hiệp, Nguyễn Tuấn Vinh, Đào
Quang Oánh, Vũ Lê Chuyên, Vĩnh Tuấn, Nguyễn Phúc
Cẩm Hoàng (1999), “Bước Đầu áp Dụng Lấy Sỏi Qua Da
Tại Bệnh Viện Bình Dân”, Toàn Văn Những Bài Báo Cáo
Trong Tổng Kết Nghiên Cứu Khoa Học và Cải Tiến Kỹ Thuật
10 Năm Tại Bệnh Viện Bình Dân 1990-1999, Nhà Máy In
Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, Tp. HCM, tr. 72-
75.
13. Yeong Chin Jou, Jang-Huang Shen, Ming-Chin Chen,
Chang-Te Lin, Pi-Che Chen, (2005), “Percutaneous
Nephrolithotomy with Holmium: Yttrium-Aluminum-
Garnet Laser and Fiber Guider-Report of 349 Cases”,
Urology, 65, pp. 454 – 458.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề HN KH KT BV Bình Dân 11
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề HN KH KT BV Bình Dân 12
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- so_sanh_ba_dung_cu_nong_nong_cung_nong_ban_cung_va_nong_webb.pdf