- Kết quả tê đều đạt tốt ở cả hai nhóm cho
thấy việc giảm liều thuốc tê vẫn bảo đảm được
yêu cầu vô cảm để phẫu thuật.
- Về tai biến(21,11), kết quả nghiên cứu cho
thấy M10 xãy ra tai biến đáng kể. Tụt huyết áp 8
(26,7%), mạch chậm 3 (10%), lạnh run 5 (16,7%),
nôn 1 (3,3%). M6+F 29 (96,7%) không xảy ra tai
biến, chỉ có 1(3,3%) bị ngứa nhưng tự khỏi. Sự
khác biệt trên có ý nghĩa thống kê p<0,001. Theo
nghiên cứu của tác giả Lê Thị Hồng Hoa(12), tỉ lệ
tụt huyết áp ở liều Marcain 10mg là 43,6%, tụt
huyết áp ở liều Marcain 4mg + Fentanyl 25mcg
là 5,1%. Nghiên cứu của chúng tôi thì tỉ lệ tụt
huyết áp M10 26,6% thấp hơn tác giả Lê Thị
Hồng Hoa(12) và ở M6+Fcủa chúng tôi không có
trường hợp nào tụt huyết áp và có 1 (3,3%)
trường hợp ngứa do tác dụng phụ của Fentanyl
Với tác giả Lê Thị Hồng Hoa(12) thì tỉ lệ ngứa là
12,8% cao hơn so với chúng tôi. Với kết quả này
của chúng tôi, chứng tỏ việc giảm liều thuốc tê
sẽ giảm đi tai biến đáng kể.
- Lượng dịch truyền cũng có sự khác biệt giữa
2 nhóm. M10 xảy ra tai biến tụt huyết áp nên sử
dụng lượng dịch nhiều hơn để nâng huyết áp. Sự
khác biệt này có ý nghĩa thống kê p<0,01
- Thuốc sử dụng: M10 có 8 trường hợp tụt
huyết áp, chúng tôi xử trí cho dịch chảy nhanh.
Sau đó huyết áp ổn định nên chúng tôi không
dùng đến thuốc vận mạch, Có 7 trường hợp
bệnh nhân lo lắng, nên chúng tôi sử dụng
Midazolam an thần cho bệnh nhân, 5 trường
hợp lạnh run, chúng tôi xử trí bằng cách sử
dụng Pethidin tiêm tĩnh mạch. Nhóm M6+F
không có tai biến xảy ra, có 1 trường hợp lo lắng
nên chúng tôi sử dụng Midazolam an thần cho
bệnh nhân, 1 trường hợp ngứa tự giới hạn, do
vậy chúng tôi không sử dụng thuốc gì thêm
trong nhóm này. Từ kết quả trên chúng tôi thấy
phải sử dụng thuốc ở nhóm M10 nhiều hơn
nhóm M6+F. Tuy nhiên sự khác biệt về sử dụng
thuốc giữa 2 nhóm không có ý nghĩa về mặt
thống kê.
Tóm lại, việc phối hợp Fentanyl với
Marcain tăng trọng liều thấp trong phẫu thuật
cắt trĩ vẫn bảo đảm yêu cầu vô cảm cho phẫu
thuật, an toàn cho bệnh nhân, đạt mức tê thấp,
ít liệt vận động, huyết áp ổn định, giảm được
các tác dụng phụ, giúp bệnh nhân thoải mái,
thời gian giảm đau kéo dài, vận động sớm sau
mổ, rút ngắn thời gian nằm tại phòng hồi sức,
chuyển trại sớm, rút ngắn thời gian điều trị,
giảm lượng dịch truyền và thuốc men nên
cũng giảm chi phí điều trị đáng kể. Như vậy
chúng tôi thấy rằng sử dụng liều Marcain 0,5%
+ Fentanyl 25mcg là liều có thể chọn lựa áp
dụng cho tất cả bệnh nhân phẫu thuật cắt trĩ
tại Bệnh viện Đa Khoa Khu vực Hóc Môn.
9 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 26/01/2022 | Lượt xem: 271 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu So sánh hiệu quả của gây tê tủy sống với Marcain tăng trọng liều thấp phối hợp Fentanyl và Marcain tăng trọng đơn thuần trong phẫu thuật cắt trĩ tại bệnh viện Đa khoa khu vực Hóc Môn, năm 2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011
Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Cấp Cứu Trưng Vương 68
SO SÁNH HIỆU QUẢ CỦA GÂY TÊ TỦY SỐNG VỚI MARCAIN
TĂNG TRỌNG LIỀU THẤP PHỐI HỢP FENTANYL VÀ MARCAIN
TĂNG TRỌNG ĐƠN THUẦN TRONG PHẪU THUẬT CẮT TRĨ
TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC HÓC MÔN, NĂM 2010
Nguyễn Văn Tân*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Những biến chứng của gây tê tủy sống hiện nay vẫn là mối quan tâm hàng đầu của các nhà
lâm sàng. Trong đó, những biến chứng có liên quan đến liều lượng thuốc tê tủy sống. Nếu chúng ta giảm liều
thuốc tê tủy sống sẽ tránh được các biến chứng, góp phần nâng cao chất lượng điều trị.
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả của gây tê tủy sống với Bupivacaine tăng trọng liều thấp phối hợp Fentanyl
và Marcain tăng trọng đơn thuần trong phẫu thuật cắt trĩ.
Phương pháp nghiên cứu: Thực nghiệm lâm sang tại Bệnh viện Đa Khoa Khu Vực Hóc Môn từ tháng
04/2010 đến tháng 10/2010, chúng tôi đã nghiên cứu 60 trường hợp gây tê tủy sống trong phẫu thuật cắt trĩ,
được chia làm 2 nhóm: 30 ca gây tê tủy sống với Marcain đơn thuần 10mg (nhóm 1) và 30 ca gây tê với
Bupivacaine liều 6mg phối hợp 25mcg Fentanyl (nhóm 2).
Kết quả: Kết quả tê tốt với 60/60 Trường hợp ở cả 2 nhóm. Nhóm 1: tai biến 17(56,7%), trong đó tụt hyết
áp 8(26,7%), mức tê cao, liệt vận động 30/30 (100%) trường hợp, lượng dịch truyền sử dụng nhiều
(510±289,292ml) và nhóm 2: Không có tai biến 29(96,7%), chỉ có 1(3,3%) trường hợp ngứa, mức tê thấp, ít liệt
vận động, thời gian giảm đau kéo dài, lượng dịch truyền sử dụng ít(280±112,648ml).
Kết luận: Gây tê tủy sống với Marcain tăng trọng liều thấp phối hợp Fentanyl vẫn đảm bảo hiệu quả cho
nhu cầu phẫu thuật cắt trĩ, huyết động học ổn định, giảm các tác dụng phụ, ít liệt vận động và kéo dài thời gian
giảm đau hậu phẫu.
Từ khóa: Gây tê tủy sống với Bupivacaine liều thấp.
ABSTRACT
TO COMPARE EFFECT OF SPINAL ANESTHESIA WITH LOW DOSE OF MARCAIN HEAVY TO
COMBINE FENTANYL AND SINGLE DOSE OF MARCAIN HEAVY IN HAEMORRHOIDAL
SURGERY AT GENERAL HOSPITAL OF HOCMON AREA, YEAR 2010
Nguyen Van Tan * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 4 - 2011: 68 - 76
Background: Complications of spinal anesthetic now is still the first interest of clinicians. in those,
complications are related to the dose of spinal anesthetic. if we reduce dose of spinal anesthetic will avoid
complications to patient, contribute to improving the quality of treatment.
Objection: To evaluate effect of spinal anesthesia with low dose of Marcain heavy to combine Fentanyl and
single dose of Marcain heavy in haemorrhoidal surgery.
Method: clinical intervention study. At general hospital of Hocmon area, from April 2010 to October 2010,
we performed on 60 patients with spinal anesthesia in haemorrhoidal surgery, patients were divided into two
* Bệnh viện ĐKKV Hóc Môn – Khoa PTGMHS
Tác giả liên lạc: BS.CKI. Nguyễn Văn Tân ĐT: 0908446967 Email: bacsivantan@yahoo.com.vn
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Cấp Cứu Trưng Vương 69
groups: 30 patients were performed spinal anesthesia with single dose of Marcain heavy 10mg (Group 1) and 30
patient were performed spinal anesthesia with dose of Marcain heavy 6mg to combine Fentanyl 25mcg (Group 2).
Result: The result of anesthesia was good with 60/60 patients in both of groups. Group 1: side effects:
17(56.7%), low blood pressure 8(26.7%), the sensory level was elevated high, were motor blocks patients 30/30
(100%), much volume of fluid used(510±289.292ml) and Group 2: no side effects patients 29 (96.7%), only one
had itch 1(3.3%), reduced the sensory block level, prolonged duration of sensory, less volume of fluid used
(280±112,648ml).
Conclusion: The spinal anesthesia with low dose Marcain heavy combine Fentanyl to still ensure good effect
in haemorrhoidal surgery, less haemodynamic changes and side effects, less motor blocks and prolong the relieved
pain time in post operation.
Key words: Low- dose Bupivacaime in spinal anesthesia.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây Bệnh viện Đa
Khoa Khu vực Hóc Môn luôn phát triển không
ngừng và có nhiều tiến bộ trong điều trị và chăm
sóc bệnh nhân. Về mặt phẫu thuật đã thực hiện
được nhiều loại phẫu thuật bước đầu mang lại
thành công đáng kể. Song phương pháp vô cảm
cho phẫu thuật cũng có những bước cải tiến.
Phương pháp vô cảm vùng gây tê tủy sống được
áp dụng cho phần lớn các phẫu thuật ngoại tổng
quát, chỉnh hình, sản phụ khoa, do kỹ thuật tê
tủy sống tương đối đơn giản, tỉ lệ thành công
cao, tránh được các biến chứng gây mê, người
bệnh tỉnh táo, hợp tác tốt. Riêng trong phẫu
thuật cắt trĩ, chúng tôi cũng áp dụng phương
pháp tê tủy sống thay cho gây tê khoang cùng
(Caudal).Vì kỹ thuật tê khoang cùng tương đối
khó, tỷ lệ thành công thấp hơn tê tủy sống và có
các tai biến về thần kinh. Tuy nhiên gây tê tủy
sống với Marcain tăng trọng liều cao thường gây
rối loạn huyết động học như tụt huyết áp, mạch
chậm, lạnh run là những tai biến bất lợi đối
với bệnh nhân lớn tuổi có bệnh tim mạch đi
kèm. Giảm thấp liều Marcain có thể tránh được
những tai biến, nhưng nếu giảm thật thấp liều
Marcain để tránh biến chứng thì không đủ ức
chế cảm giác đau, không bảo đảm vô cảm cho
phẫu thuật.
Trước đây trong phẫu thuật cắt trĩ, chúng
tôi sử dụng Marcain tăng trọng liều từ 10-12-
15mg, kết quả tê rất tốt. Nhưng các tai biến
thường xãy ra ở liều này là hạ huyết áp, mạch
chậm, lạnh runChúng tôi phải truyền dịch
nhiều và sử dụng thuốc vận mạch, bệnh nhân
thường liệt chân trong vòng 3-4 giờ làm tăng
thời gian nằm ở phòng hồi sức, làm cho bệnh
nhân lo lắng, khó chịu và tốn thêm chi phí
điều trị.
Chúng tôi tham khảo nhiều nghiên cứu gần
đây cho thấy giảm liều thuốc tê Marcain và phối
hợp với fentanyl có thể giảm được những tai
biến đáng kể mà vẫn bảo đảm được vô cảm
phẫu thuật và giảm đau như mong
muốn(12,18,28,17). Điều chúng tôi trăn trở là làm sao
giảm được liều thuốc tê nhằm hạn chế tối đa các
biến chứng. Hơn nữa phẫu thuật cắt trĩ thời gian
mổ tương đối ngắn (khoảng 30-60 phút)(12,18,28,3),
yêu cầu phẫu thuật không cần mức tê cao, mà
chỉ dãn cơ vùng hậu môn trực tràng. Vì vậy
chúng tôi tiến hành nghiên cứu sử dụng
Marcain tăng trọng liều thấp phối hợp Fentanyl
trong phẫu thuật cắt trĩ với mong muốn giảm
thiểu tối đa các tai biến mà vẫn bảo đảm được
phẫu thuật, mang lại hiệu quả và chất lượng
điều trị ngày càng tốt hơn.
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát
So sánh hiệu quả gây tê tủy sống với
Marcain 0,5% tăng trọng liều thấp phối hợp
Fetanyl và Macain 0,5% tăng trọng đơn thuần
trong phẫu thuật cắt trĩ.
Mục tiêu chuyên biệt
Đánh giá hiệu quả gây tê tủy sống với
Marcain 0,5% tăng trọng liều thấp phối hợp
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011
Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Cấp Cứu Trưng Vương 70
Fentanyl.
Đánh giá hiệu quả gây tê tủy sống với
Marcain 0,5% tăng trọng đơn thuần.
Đánh giá những tai biến của phương pháp.
Qua đó có biện pháp xử trí kịp thời nâng cao
chất lượng điều trị.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
+ Tiêu chuẩn chọn bệnh
- Tất cả các bệnh nhân phẫu thuật cắt trĩ tại
Bệnh viện ĐKKV Hóc Môn.
- Được chọn ngẫu nhiên chia làm 2nhóm:
M6: 6mg Marcain + 25mcg fentanyl
M10: 10mg Marcain
- Không có chống chỉ định tê tủy sống
+ Tiêu chuẩn loại trừ
- Những bệnh có chống chỉ định tê tủy sống
- Bệnh lý về cột sống
- Nhiễm trùng toàn thân, nhiễm trùng quanh
vùng tê
Mẫu nghiên cứu:
( )
( ) 71,2735,0
95,005,06,04,028,1)775,0(225,0296,1
2
2
=
×+×+×
=n
Nghiên cứu này cần ít nhất 28 bệnh nhân
cho mỗi nhóm. Do vậy chúng tôi chọn cỡ mẫu
60 bệnh nhân cho nghiên cứu là hợp lý.
Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm lâm
sàng.
- Thời gian nghiên cứu: từ tháng 04 năm
2010 đến tháng 10 năm 2010
- Địa điểm nghiên cứu: khoa Phẫu Thuật-
Gây Mê Hồi Sức Bệnh viện ĐKKV Hóc Môn.
Phuơng tiện - vật liệu nghiên cứu
Dụng cụ: Hộp tê tủy sống có khăn lổ vô
trùng
Kim tê tủy số 25G của Bbraun
Bơm tiêm 3ml
Thuốc men: Dung dịch Betadin 10% sát
trùng da vùng tê
Dịch truyền LactatRinger, NaCl 0,9%.
Thuốc tê Marcain Spinal Heavy 0,5% của
AstraZeneca
Fentanyl, Ephedrin, Atropin, Pethidin
Máy Monitor theo dõi mạch, huyết áp, nhịp
thở, SpO2
Dữ liệu nghiên cứu
- Tuổi, giới
- Cân nặng, chiều cao
- Vị trí tê
- Thời gian bắt đầu tác dụng
- Thời gian tác dụng
- Mức tê và độ liệt
- Kết quả mang lại
- Lượng dịch truyền và thuốc sử dụng trong
phẫu thuật
- Tai biến xãy ra trong và sau phẫu thuật.
Phương pháp thực hiện
- Đánh giá bệnh nhân tiền phẫu: khám lâm
sàng, cận lâm sàng đầy đủ.
- Giải thích cho bệnh nhân về gây tê tủy sống
và đồng ý gây tê.
- Ngày mổ được chuẩn bị tâm lý để hợp tác
tốt.
- Bệnh nhân được bốc thăm ngẫu nhiên. Nếu
số chẳn sẽ gây tê tủy sống với 10mg Marcain
0,5% tăng trọng đơn thuần, nếu số lẽ sẽ gây tê
tủy sống với 6mg Marcain 0,5% tăng trọng +
25mcg Fentanyl.
- Tiến hành đặt đường truyền bằng dung
dịch LactatRinger.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Cấp Cứu Trưng Vương 71
- Đặt Monitor theo dõi.
- Tiến hành gây tê tủy sống.
- Sau gây tê cho bệnh nằm tư thế sản khoa,
theo dõi sát bệnh nhân, ghi lại những diễn biến
trong và sau mổ vào phiếu thu thập dữ liệu.
Thu thập và xử lý số liệu
Các bệnh nhân đủ tiêu chuẩn được chọn vào
mẫu nghiên cứu, thu thập dữ liệu được ghi nhận
vào mẫu thu thập dữ liệu thống nhất.
-Trước khi tiến hành thủ thuật bệnh nhân
được theo dõi dấu hiệu sinh tồn: Mạch, huyết
áp, nhịp thở, SpO2 bằng máy Monitor.
- Sau khi bơm thuốc tê bệnh nhân được theo
dõi:
+ Theo dõi Mạch, nhịp thở, SpO2 liên tục,
theo dõi HA mỗi 2-5 phút cho đến khi kết thúc
phẫu thuật và mỗi 15-30 phút cho đến khi
chuyển trại. Ghi nhận tụt huyết áp, mạch chậm,
giảm SpO2. Tụt huyết áp khi huyết áp tâm thu
giảm ≥ 20% trị số ban đầu hay huyết áp tâm thu
giảm < 90mmHg, chậm nhịp tim khi nhịp tim
giảm > 20% trị số ban đầu hay giảm dưới 50
nhịp/ phút.
+ Ghi nhận thời gian tác dụng của thuốc tê
từ sau khi bơm thuốc tê đến khi phục hồi cảm
giác, vận động.
+ Đánh giá mức độ cảm giác dựa vào
nghiệm pháp Pin prick(18,2,6,10).
+ Đánh giá thời gian liệt vận động và độ liệt
dựa theo thang điểm Bromage(3,15,16,23):
Độ 0 Cử động bình thường
Độ 1 Cử động yếu hông, có thể cử động gối và mắt cá
chân
Độ 2 Không cử động được hông và gối, có thể cử
động mắt cá chân
Độ 3 Liệt hoàn toàn, không thể cử động các khớp chân
+ Đánh giá kết quả tê: dựa vào thang điểm
đau VAS(18,4,17,2,6,10,14) (Visual Analog Scale):
Tốt: hoàn toàn không đau, không cần cho
thêm thuốc
Trung bình: than đau ít, cần cho thêm 50-
100μg Fentanyl.
Thất bại: bệnh nhân không chịu được phải
chuyển gây mê.
+ Ghi nhận số lượng dịch truyền, Ephedrine
sử dụng để nâng huyết áp.
+ Ghi nhận lượng Atropin sử dụng để nâng
nhịp tim.
+ Ghi nhận dấu hiệu buồn nôn, nôn, lạnh
run, ngứa, bí tiểu
Xử lý số liệu bằng phần mềm thống kê SPSS
12.0(9). Có ý nghĩa thống kê p<0,05.
KẾT QUẢ
Đặc điểm mẫu nghiên cứu
Tuổi, giới, cân nặng, chiều cao
Bảng 1: So sánh tuổi, giới, cân nặng, chiều cao
Đặc điểm M10 M6+F
Nam 15 (50%) 15 (50%) Giới
Nữ 15 (50%) 15 (50%)
Tuổi 43 ± 15,118 40,03 ± 12,864
Cân nặng 55,73 ± 9,258 55,53 ± 7,144
Chiều cao 159,53 ± 7,109 159,17 ± 7,120
Nhóm M10 có tỉ lệ nam/nữ: 15/15, nhóm M6
+ F có tỉ lệ nam/nữ: 15/15. Tỉ lệ phân bố Nam và
nữ ở 2 nhóm là bằng nhau.
Nhóm M10, tuổi nhỏ nhất là 20, tuồi lớn
nhất là 74, tuổi trung bình là 43±15,118.
Nhóm M6 + F, tuổi nhỏ nhất là 16, tuổi lớn
nhất là 65, tuổi trung bình là 40,03 ± 12,864.
Nhóm M10, cân nặng nhỏ nhất là 40kg, lớn
nhất là 85kg, cân nặng trung bình là 55,73 ±
9,258.
Nhóm M6 + F, cân nặng nhỏ nhất là 40kg,
lớn nhất là 66kg, cân nặng trung bình là 55,53 ±
7,144.
Nhóm M10, chiều cao nhỏ nhất là 145cm,
chiều cao lớn nhất là 172cm, chiều cao trung
bình là 159,53±7,109.
Nhóm M6+F, chiều cao nhỏ nhất là 145cm,
chiều cao lớn nhất là 170cm, chiều cao trung
bình là 159,17±7,120.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011
Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Cấp Cứu Trưng Vương 72
Bệnh lý đi kèm
Bảng 2: So sánh bệnh lý đi kèm
Bệnh lý đi kèm M10 M6+F
Không bệnh lý 22(73,3%) 27(90%)
Tăng huyết áp 8(26,7%) 3(10%)
Nhóm M10: có 8(26,7%) tăng hyết áp,
22(73,3%) không có bệnh lý đi kèm
Nhóm M6+F: có 3(10%) tăng hyết áp,
27(90%) không có bệnh lý đi kèm.
Phân loại ASA
Bảng 3: Phân loại ASA
Phân loại ASA M10 M6+F
ASA I 22 (73,3%) 27 (90%)
ASA II 8 (26,7%) 3 (10%)
- Nhóm M10, ASA I: 22(73,3%), ASA II:
8(26,7%).
- Nhóm M6+F, ASA I: 27(90%), ASA II:
3(10%).
Độ trĩ
Bảng 4: Chẩn đoán độ trĩ
Độ trĩ M10 M6+F
Độ 2 4 (13,3%) 4 (13,3%)
Độ 3 23 (76,7%) 23 (76,7%)
Độ 4 3 (10%) 3 (10%)
Hai nhóm chẩn đoán độ trĩ có tỉ lệ tương
đương nhau.
Vị trí tê
Trong 2 nhóm, đa số các trường hợp vị trí tê
là L4-L5 đường giữa một cách dễ dàng. Duy
nhất có 1 trường hợp cân nặng 85kg ở nhóm
M10, chúng tôi chọc dò L4-L5 đường giữa và
đường bên rất khó không thể thực hiện được,
nên chúng tôi chọc dò L3-L4 đường bên.
Thời gian phẫu thuật
Bảng 5: So sánh thời gian phẫu thuật
Thời gian M10 M6+F
Thời gian phẫu thuật 39 ± 13,025 35, 83 ± 8,816
- Nhóm M10, thời gian phẫu thuật ngắn
nhất là 25 phút, dài nhất là 75 phút, thời gian
phẫu thuật trung bình là 39 ± 13,025 phút.
Nhóm M6 + F, thời gian phẫu thuật ngắn
nhất 15 phút, dài nhất là 60 phút, thời gian phẫu
thuật trung bình là 35,83 ± 8,816 phút.
Thời gian tác dụng, thời gian liệt vận động
Bảng 6: So sánh thời gian tác dụng, thời gian liệt vận
động
Thời gian M10 M6+F p
Thời gian tác
dụng
143,27 ± 40,208 200,53 ± 38,349 < 0,001
Thời gian liệt vận
động
119,67 ± 37,668 59,50 ± 33,620 <0,001
Nhóm M10, thời gian tác dụng trung bình là
143,27 ± 40,208 phút, thời gian liệt vận động là
119,67 ± 37,668 phút.
Nhóm M6+F, thời gian tác dụng trung bình
là 200,53 ± 38,349 phút, thời gian liệt vận động là
59,50 ± 33,620 phút.
Độ liệt vận động
Bảng 7: So sánh độ liệt vận động
Độ liệt vận động M10 M6+F p
Độ 0 0 20 (66,7%)
Độ 1 0 10 (33,3%)
Độ 2 7 (23,3%) 0
Độ 3 23 (76,7%) 0
<0,001
Nhóm M10, liệt độ 2: 7 (23,3%) và độ 3: 23
(76,7%), không có bệnh nhân nào cử động bình
thường.
Nhóm M6+F, liệt độ 1: 10 (33,3%) và 20
(66,7%) bệnh nhân cử động bình thường.
Mức tê
Bảng 8: So sánh mức tê
Mức tê M10 M6+F p
D8 1 (3,3%) 0
D9 6 (20%) 0
D10 23 (76,7%) 16 (53,3%)
D11 0 12 (40%)
D12 0 2 (6,7%)
0,001
Nhóm M10 có mức tê cao từ D10 trở lên D8,
Nhóm M6+Fcó mức tê thấp hơn từ D10 trở
xuống D12.
Kết quả tê
Bảng 9: So sánh kết quả tê
Kết quả tê M10 M6+F
Tốt 30 (100%) 30 (100%)
Trung bình 0 0
Kém 0 0
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Cấp Cứu Trưng Vương 73
Cả hai nhóm đều đạt kết quả tê tốt 30/30
(100%) các trường hợp, không có trường hợp
nào đạt kết quả trung bình hoặc kém.
Tai biến
Bảng 10: So sánh tai biến
Tai biến M10 M6+F p
Không tai biến 13 (43,3%) 29 (96,7%)
Tụt huyết áp 8 (26,7%) 0
Mạch chậm 3 (10%) 0
Lạnh run 5 (16,7%) 0
Nôn 1 (3,3%) 0
Buồn nôn 0 0
Ngứa 0 1(3,3%)
<0,001
Nhóm M10, chỉ có 13(43,3%) trường hợp
không tai biến. Trong khi nhóm M6+F có đến
29(96,7%) trường hợp không tai biến.
Số lượng dịch truyền
Bảng 11: So sánh sử dụng dịch truyền
Dịch truyền M10 M6+F p
Số lượng
dịch truyền
510±289,292ml 280±112,648ml <0,01
Nhóm M10, số lượng dịch truyền sử dụng ít
nhất là 100ml, nhiều nhất là 1500ml, lượng dịch
trung bình là 510 ± 289,292ml.
Nhóm M6+F, số lượng dịch truyền sử dụng
ít nhất là 100ml, nhiều nhất là 500ml, lượng dịch
trung bình là 280 ± 112,648ml.
Thuốc sử dụng
Nhóm M10
+ Có 8 trường hợp tụt huyết áp, chúng tôi xử
trí bằng cách cho dịch chảy nhanh, sau đó huyết
áp ổn định nên chúng tôi không dùng đến thuốc
vận mạch.
+ Có 3 trường hợp mạch chậm, chúng tôi
phải dùng Atropin tiêm tĩnh mạch.
+ Có 5 trường hợp lạnh run, chúng tôi xử trí
bằng cách sử dụng Pethidin tiêm tĩnh mạch.
+ Có 1 trường hợp nôn nhưng tự giới hạn,
nên chúng tôi không sử dụng thuốc chống nôn.
+ Có 7 trường hợp bệnh nhân lo lắng, nên
chúng tôi sử dụng Midazolam an thần cho
bệnh nhân.
Nhóm M6+F
+ Không có tai biến xảy ra, có 1 trường hợp
lo lắng, nên chúng tôi sử dụng Midazolam an
thần cho bệnh nhân.
+ Chỉ có 1 trường hợp ngứa do tác dụng phụ
của Fentanyl, nhưng cũng tự giới hạn. Do vậy
chúng tôi không sử dụng thuốc gì thêm trong
nhóm này.
BÀN LUẬN
Theo xu hướng phát triển của y học, ngày
nay các thầy thuốc càng quan tâm đến chất
lượng và hiệu quả của điều trị, đặc biệt đặt mục
tiêu an toàn lên hàng đầu, hạn chế thấp nhất các
tai biến, biến chứng trong phẫu thuật.
Do vậy không nằm ngoài xu hướng phát
triển chung của y học, chúng tôi thực hiện
nghiên cứu giảm liều thuốc tê Marcain
(Bupivacain) và phối hợp với Fentanyl trong tê
tủy sống nhằm hạn chế biến chứng cho bệnh
nhân mà vẫn đảm bảo vô cảm tốt trong phẫu
thuật cắt trĩ tại Bệnh viện Đa Khoa Khu Vực
Hóc Môn.
Từ tháng 04 năm 2010 đến tháng 10 năm
2010, tại khoa Phẫu thuật-Gây Mê Hồi Sức,
chúng tôi đã thực hiện 60 trường hợp tê tủy
sống trong mổ cắt trĩ. Được chia làm 2 nhóm
nghiên cứu: Nhóm 1 gọi tắt là M10(Marcain
heavy 0,5% 10mg), nhóm 2 gọi tắt là M6+F
(Marcain heavy 0,5% 6mg + Fentanyl 25mcg).Từ
kết quả đạt được trên, chúng tôi có những nhận
xét như sau:
- Trong đặc điểm mẫu nghiên cứu, có sự
phân bố đồng đều về giới cả 2 nhóm: M10
(Nam/nữ: 15/15), M6+F (Nam/nữ: 15/15), về tuổi,
chiều cao, cân nặng có chỉ số trung bình gần
tương đương nhau, không có sự khác biệt về
mặt thống kê.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011
Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Cấp Cứu Trưng Vương 74
- Bệnh lý đi kèm: M10 (không bệnh lý đi
kèm 22(73,3%), tăng huyết áp 8(26,7%). M6+F
(không bệnh lý đi kèm 27(90%), tăng huyết áp
3(10%).
- Phân loại ASA: M10 (ASA I: 22(73,3%),
ASA II: 8(26,7%). M6+F(ASA I: 8(26,7%), ASA II:
3(10%). Tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa
về mặt thống kê.
- Chẩn đoán độ trĩ giữa 2 nhóm có tỉ lệ
tương đương nhau, không có sự khác biệt.
- Thời gian phẫu thuật giữa 2 nhóm gần
tương đương nhau, không có sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê.
- Thời gian tác dụng: M10 thời gian tác dụng
trung bình 143,27 ± 40,208 phút, M6+F thời gian
tác dụng trung bình 200,53 ± 38,349 phút. Sự
khác biệt trên có ý nghĩa về mặt thống kê p <
0,001. Việc phối hợp Fentanyl trong tê tủy sống
làm tăng tác dụng ức chế cảm giác đau, do đó
làm tăng thời gian giảm đau hậu phẫu. Thời
gian tác dụng của chúng tôi thấp hơn so với tác
giả Lê Thị Hồng Hoa(12) với liều Marcain 4mg +
Fentanyl 25mg thời gian tê 205,6 ± 19,4 phút,
nhưng cao hơn tác giả Vũ Kim Long(8) với liều
Marcain 5mg thời gian tê 137,8 ± 14,4 phút. Kết
quả này khẳng định lợi ích của việc phối hợp
thêm Fentanyl trong tê tủy sống.
- Thời gian liệt vận động: M10 thời gian liệt
trung bình 119,67 ± 37,668 phút, M6+F thời gian
liệt trung bình 59,50 ± 33,620 phút. Sự khác biệt
có ý nghĩa về mặt thống kê p <0,001. Việc giảm
liều thuốc tê làm giảm thời gian liệt vận động,
sớm trả lại chức năng vận động bình thường,
giảm thời gian nằm lâu hậu phẫu.
- Độ liệt vận động theo thang điểm
Bromage(3,2,10,14): M10 không có bệnh nhân nào
không bị liệt vận động, liệt độ 2 là 7 (23,3%),
liệt hoàn toàn 2 chân là 23 (76,7%). M6+F có 20
(66,7%) không bị liệt vận động, 10 (33,3%) chỉ
liệt ở độ 1. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê p
<0,001. Tỉ lệ bệnh nhân cử động bình thường
cao nhiều so với nhóm sử dụng Marcain liều
cao đơn thuần. Do vậy bệnh nhân bớt lo lắng
và an tâm hơn.
- Mức tê: M10 có mức tê cao hơn M6+F, sự
khác biệt này có ý nghĩa thống kê p<0,001. Kết
quả trên cho thấy ở liều cao Marcain 10mg đơn
thuần mức tê cao đa số các trường hợp mức tê
D10 (ngang rốn) 23 (76,7%) và D9: 6 (20%), D8: 1
(3,3%) (trên rốn), thực sự mức tê cao như trên là
không cần thiết vì yêu cầu phẫu thuật mổ cắt trĩ
chỉ cần mức tê thấp.
- Kết quả tê đều đạt tốt ở cả hai nhóm cho
thấy việc giảm liều thuốc tê vẫn bảo đảm được
yêu cầu vô cảm để phẫu thuật.
- Về tai biến(21,11), kết quả nghiên cứu cho
thấy M10 xãy ra tai biến đáng kể. Tụt huyết áp 8
(26,7%), mạch chậm 3 (10%), lạnh run 5 (16,7%),
nôn 1 (3,3%). M6+F 29 (96,7%) không xảy ra tai
biến, chỉ có 1(3,3%) bị ngứa nhưng tự khỏi. Sự
khác biệt trên có ý nghĩa thống kê p<0,001. Theo
nghiên cứu của tác giả Lê Thị Hồng Hoa(12), tỉ lệ
tụt huyết áp ở liều Marcain 10mg là 43,6%, tụt
huyết áp ở liều Marcain 4mg + Fentanyl 25mcg
là 5,1%. Nghiên cứu của chúng tôi thì tỉ lệ tụt
huyết áp M10 26,6% thấp hơn tác giả Lê Thị
Hồng Hoa(12) và ở M6+Fcủa chúng tôi không có
trường hợp nào tụt huyết áp và có 1 (3,3%)
trường hợp ngứa do tác dụng phụ của Fentanyl
Với tác giả Lê Thị Hồng Hoa(12) thì tỉ lệ ngứa là
12,8% cao hơn so với chúng tôi. Với kết quả này
của chúng tôi, chứng tỏ việc giảm liều thuốc tê
sẽ giảm đi tai biến đáng kể.
- Lượng dịch truyền cũng có sự khác biệt giữa
2 nhóm. M10 xảy ra tai biến tụt huyết áp nên sử
dụng lượng dịch nhiều hơn để nâng huyết áp. Sự
khác biệt này có ý nghĩa thống kê p<0,01.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Cấp Cứu Trưng Vương 75
- Thuốc sử dụng: M10 có 8 trường hợp tụt
huyết áp, chúng tôi xử trí cho dịch chảy nhanh.
Sau đó huyết áp ổn định nên chúng tôi không
dùng đến thuốc vận mạch, Có 7 trường hợp
bệnh nhân lo lắng, nên chúng tôi sử dụng
Midazolam an thần cho bệnh nhân, 5 trường
hợp lạnh run, chúng tôi xử trí bằng cách sử
dụng Pethidin tiêm tĩnh mạch. Nhóm M6+F
không có tai biến xảy ra, có 1 trường hợp lo lắng
nên chúng tôi sử dụng Midazolam an thần cho
bệnh nhân, 1 trường hợp ngứa tự giới hạn, do
vậy chúng tôi không sử dụng thuốc gì thêm
trong nhóm này. Từ kết quả trên chúng tôi thấy
phải sử dụng thuốc ở nhóm M10 nhiều hơn
nhóm M6+F. Tuy nhiên sự khác biệt về sử dụng
thuốc giữa 2 nhóm không có ý nghĩa về mặt
thống kê.
Tóm lại, việc phối hợp Fentanyl với
Marcain tăng trọng liều thấp trong phẫu thuật
cắt trĩ vẫn bảo đảm yêu cầu vô cảm cho phẫu
thuật, an toàn cho bệnh nhân, đạt mức tê thấp,
ít liệt vận động, huyết áp ổn định, giảm được
các tác dụng phụ, giúp bệnh nhân thoải mái,
thời gian giảm đau kéo dài, vận động sớm sau
mổ, rút ngắn thời gian nằm tại phòng hồi sức,
chuyển trại sớm, rút ngắn thời gian điều trị,
giảm lượng dịch truyền và thuốc men nên
cũng giảm chi phí điều trị đáng kể. Như vậy
chúng tôi thấy rằng sử dụng liều Marcain 0,5%
+ Fentanyl 25mcg là liều có thể chọn lựa áp
dụng cho tất cả bệnh nhân phẫu thuật cắt trĩ
tại Bệnh viện Đa Khoa Khu vực Hóc Môn.
KẾT LUẬN
Mục tiêu hàng đầu trong lĩnh vực gây mê
hồi sức là việc chọn lựa liều thuốc thích hợp đủ
bảo đảm yêu cầu vô cảm và an toàn trong phẫu
thuật. Do vậy gây tê tủy sống với Marcain 0,5%
tăng trọng 6mg phối hợp với Fentanyl 25mcg rất
thích hợp trong phẫu thuật cắt trĩ vì các ưu
điểm: mức tê thấp, ít liệt vận động, huyết áp ổn
định, giảm đáng kể các tai biến và tác dụng phụ,
thời gian giảm đau kéo dài, bệnh nhân vận động
sớm, giảm thời gian nằm tại phòng hồi sức,
chuyển trại sớm và giảm chi phí điều trị.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Brown DL. (2002). Spinal. Epidural and Caudal anest vol 2,
Churchill Livingstone: 1491 – 1519.
2. Burash PG, Cullen BF, Stoeltioug RK (1993). Epidural and
Spinal Handbook of clinical anesthesia, second edition,
Lippincott, Philadelphia (1993): 221- 237.
3. Choi DH Ahn, Kim MH (2002). Bupivacain- Spring effect of
fentanyl spinal anesthesia for cesarean delivery. Reg Anesth
Pain Med, 25(3): 240- 345.
4. Công Quyết Thắng (2002). Gây tê tủy sống, gây tê ngoài
màng cứng. Bài giảng gây mê hồi sức tập II. Nhà xuất bản y
học: 44-83.
5. Cousins MJ and Bridenbaugh PO (1998). Spinal neural
blocked. Neural blocked in clinical anesthesia, Lippincott,
Philadelphia: 203-241.
6. Danelli G, Zangrillo A, Nucera D, Giorgri E, Senator R, Casati
A (2001). The minimum effect dose of 0,5% hyperbaric spinal
Bupivacain for cesarian section. Minerva Anesterol, 67(7-8):
573-577.
7. Đào Văn Phan (2001). Thuốc tê, thuốc mê. Dược lý học. Nhà
xuất bản y học: 131- 145.
8. Dewan DM, Hood DD (1997). Practice Obstetric anesthesia.
WB Sauders company: 125- 155.
9. Hoàng Trọng (2002). Xử lý số liệu với SPSS for Window. Nhà
xuất bản thống kê: 65-67.
10. Kleinman W (2002). Spinal, Epidural, and Caudal Blocks.
Clinical Anesthesiology, third edition, McGaw-Hill: 253 – 281.
11. Lê Đức Dũng (2002). Gây tê tủy sống những tai biến, biến
chứng thường gặp và cách xử trí. Luận văn thạc sĩ y khoa. Đại
hoc y dược TP. HCM
12. Lê Thị Hồng Hoa, Nguyễn Văn Chừng (2004). Gây tê tủy
sống với Bupivacain trong mổ cắt đốt nội soi tiền liệt tuyến,
Tạp chí Y học chuyên đề hội nghị khoa học kỹ thuật lần thứ
21, NXB Y học. TPHCM: 58 – 63.
13. Longnecker DE, Tnker JH, Morgan GE (1998). Principles and
practice 2nd Ed, Mosby: 17-74, 187-234.
14. Molnar R and May CM (1998). Pian – Sm Clinical Anesthesia
Proceduces of the Massachusetts General Hospital, fifth
edition. pinal, Epidural, and Caudal Anesthesia. Philadelphia:
242 – 263.
15. Morgan GE, Mikhail MS and Murray MJ (2002). Local
anesthetics. Clinical Anesthesiology, third edition, McGraw-
Hill (2002): 233 –241.
16. Morgan GE, Mikhail MS, Murray MJ. (2002). Clinical
Anesthesiology 3rd Ed Mc Graw-hill: 182-233.
17. Nguyễn Đặng Thùy Trang, Nguyễn Văn Chừng (2001). Gây
tê tủy sống với Bupivacain tăng trọng. Tạp chí y học
TP.HCM. Đai học y dược TP.HCM, Tập 5(4): 38- 41.
18. Nguyễn Ngọc Hoàng (2004). Gây tê tủy sống bằng
Bupivacain liều thấp kết hợp với Fentanyl trong mổ lấy thai.
Nội san sản phụ khoa Bình Dương: 343-349.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011
Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Cấp Cứu Trưng Vương 76
19. Nguyễn Quang Quyền (1999). Giải phẫu cột sống. Bài giảng
giải phẫu học tập II. Nhà xuất bản y học TP Hồ Chí Minh: 7-
17.
20. Nguyễn Văn Chừng (2004). Sử dụng lâm sàng thuốc gây mê
hồi sức. Nhà xuất bản Y học TP. HCM: 148- 151, 210- 216.
21. Nguyễn Văn Chừng (2009). Bài giảng gây mê hồi sức cơ bản.
Nhà xuất bản y học TP. HCM: 137- 149.
22. Phạm Đông An, Nguyễn Văn Chừng (2004). Hiệu quả của
gây tê tủy sống bằng hổn hợp Marcain và Fentanyl trong mổ
lấy thai. Nhà xuất bản y học TP.HCM: 5-58.
23. Phùng Xuân Bình (1998). Các dịch cơ thể. Sinh lý học tập I.
Nhà xuất bản y học: 157-165.
24. Riegler FX (1998). Spinal anesthesia. Priciples and practice of
anesthesiology, Second edition, vol 2, Library of Congress,
Philadelphia: 1363 – 1391.
25. Rubin P. (2003). Spinal anesthesia. Principles and practice of
regional anesthesia,Third edition, Churchill Livingstone: 125
– 137
26. Sinatra RS, Swamidoss CP (1998). Spinal and epidural
opioids. Priciples and practice of anesthesiology, second
edition, vol 2, Library of Congress, Philadelphia: 1511-1545.
27. Sweitzer BJ and Pilla M (1998). Local anesthetics. Clinical
Anesthesia Proceduces of the Massachusetts General
Hospital, fifth edition, Lippincott, Philadelphia: 233-241.
28. Vũ Văn Kim Long, Nguyễn Văn Chừng, Phan Thị Hồ Hải
(2006). Tê tủy sống với Bupivacain tăng trọng liều thấp và
fentanyl trong mổ cắt đốt nội soi tiền liệt tuyến. Tạp chí y học
TP.HCM, tập 10, phụ bản số 1: 8- 13.
29. Wildsmith JAW (1996). Local anesthetic agents. Textbook of
anesthesia, third edition, Churchi Livingstone (1996): 227 –
238.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- so_sanh_hieu_qua_cua_gay_te_tuy_song_voi_marcain_tang_trong.pdf