Tốc độ truyền
Tốc độ truyền trung bình là 13,4 ± 3,9 g/giờ
(Bảng 1), 1 chai albumin 20% 100ml, truyền
trong khoảng 1,5 – 2 giờ (< 4 giờ) là phù hợp với
hướng dẫn(16).
Lượng albumin truyền
Tuy 40,3% tỷ lệ bệnh nhân có chỉ định tương
đối phù hợp với guidelines (Bảng 2), nhưng chỉ
có 14,7% lượng albumin truyền là đúng theo
guidelines, 15,6% truyền thừa liều do không
thực hiện phác đồ điều trị (do chưa có), 69,8% là
truyền hoàn toàn sai về chỉ định (Biểu đồ 4A).
Điều này cũng phù hợp với nghiên cứu của
Martelli với kết quả của việc kiểm soát chỉ định
truyền albumin, thông qua hội đồng kiểm duyệt
dựa vào Guidelines, thực hiện tại 2 bệnh viện
của Ý đã giảm mức độ sử dụng albumin từ 10-
70% mỗi năm và tiết kiệm 17,000 đến 200,000
Euro mỗi năm và không thay đổi thời gian nằm
viện, tỷ lệ tử vong(9).
Chi phí tài chánh cho việc sử dụng
albumin trong năm 2007
Mức chi cho việc sử dụng albumin trong
bệnh viện là 1,91 tỷ chỉ chiếm 4% tổng số tiền
thuốc nội trú của bệnh viện, bằng 1/10 kháng
sinh và 1/5 dịch truyền (Biểu đồ 1A). Thế nhưng
trong 1,91 tỷ đã chi, thực sự phù hợp có 0,28 tỷ
đồng hay 280 triệu đồng, có đến 1,63 tỷ đồng
không cần chi. Bằng việc lập hội đồng kiểm
duyệt dựa trên guidelines bệnh viện đã có thể
tiết kiệm được 1,33 tỷ đồng do các bác sĩ cho y
lệnh sai và với việc xây dựng phác đồ truyền
albumin theo từng chỉ định, bệnh viện đã lại có
thể tiết kiệm được 0,3 tỷ đồng do điều trị sai
(Biều đồ 4B).
10 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 29/01/2022 | Lượt xem: 242 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sự phù hợp của y lệnh sử dụng Albumin tại bệnh viện nhân dân gia định, thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
335
SỰ PHÙ HỢP CỦA Y LỆNH SỬ DỤNG ALBUMIN TẠI BỆNH VIỆN NHÂN
DÂN GIA ĐỊNH, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, VIỆT NAM
Tạ Thị Tuyết Mai*, Nguyễn Ngọc Kim Ngân*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Việc lạm dụng sử dụng albumin trong điều trị tạo gánh nặng tài chính cho bệnh nhân và xã hội.
Mục tiêu: Xác định đặc điểm đối tượng được truyền albumin, đánh giá sự phù hợp của y lệnh sử dụng
albumin về chỉ định, liều, lượng dùng và chi phí tài chánh cho việc sử dụng albumin trong năm 2007.
Phương pháp nghiên cứu: Thiết kế hồi cứu mô tả cắt ngang, phân tích tất cả hồ sơ bệnh nhân được truyền
albumin từ 1/1/2007 đến 30/12/2007. Đánh giá sự phù hợp của y lệnh bằng cách so sánh với tổng kết các
guidelines công bố trên thế giới từ năm 2000-2008.
Kết quả: Hơn 95% lý do truyền albumin là do hạ albumin máu ở hơn 80% bệnh nhân là bệnh nặng, đây là 1
chỉ định hoàn toàn không phù hợp. Hơn 40% chỉ định là tương đối phù hợp với guidelines 1 cách ngẩu nhiên,
nhưng lượng albumin truyền phù hợp chỉ chiếm 14,7% vì bác sĩ điều trị không truyền theo phác đồ hướng dẫn.
Trong năm 2007, có đến 1,63 tỷ đồng đã chi cho việc sử dụng albumin sai về chỉ định cũng như liều lượng dùng.
Kết luận: Cần ứng dụng hướng dẫn sử dụng albumin vào việc kiểm duyệt chỉ định truyền albumin, và xây
dựng phác đồ truyền albumin sử dụng ở các khoa điều trị.
Từ khóa: Tính hợp lý chỉ định truyền Albumin, việc sử dụng Albumin trong bệnh viện.
ABSTRACT
THE APPROPRIATENESS OF HUMAN ALBUMIN USE
IN THE NHÂN DÂN GIA ĐỊNH HOSPITAL OF HỒ CHÍ MINH CITY, VIETNAM
Ta Thi Tuyet Mai, Nguyen Ngoc Kim Ngan
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 13 – Supplement of No 6 - 2009: 335 - 343
Background: To overuse human albumin in clinical practice may accounted for an enormous amount of
hospital annual expenditure and a big cost burden of patients.
Objectives: To identify who were the subjects of albumin prescriptions in clinical practice. Then, we
evaluated the appropriateness of human albumin indications and the expenditure for albumin consumptions in
2007.
Method: Descriptive, retrospective study was designed to evaluate the appropriateness of human albumin
prescription, with emphasis on adherence to international guidelines, over one year, from the first January to 31th
December 2007. Data were gathered from pharmacy and medical records.
Result: More than 95% prescriptions aimed at treating hypoalbumin condition in critical ill patients (80%).
That was absolutely inappropriate. Forty per cent of albumin prescriptions was given for indications that are only
occasionally appropriate, but just only 14.7% the amount of albumin transfusion were classified as appropriate.
Without clinical practice guidelines, in 2007, hospital wasted 1.63 billion Vietnam dong for wrong using albumin
transfusion.
Conclusion: Clinical practice guidelines is necessary to promote rational use of human albumin.
* Bệnh viện Nhân Dân Gia Định TP. Hồ Chí Minh
Địa chỉ liên lạc: TS Tạ Thị Tuyết Mai ĐT: 0909.726.721 Email: tuyetmai_171@yahoo.com
336
Key words: Albumin Tranfusion, reasonable Indication, Albumin use in hospital
ĐẶT VẤN ĐỀ
Albumin là loại protein tan trong nước, đóng
vai trò quan trọng trong việc kiểm soát áp lực
keo trong thành mạch, vận chuyển các chất
không tan như bilirubin, acid béo, vitamin A, sắt
và một số thuốc. Truyền albumin có ảnh hưởng
đến dược động và nồng độ tự do của một số
thuốc và có hiệu quả nâng huyết áp.
Albumin được chỉ định dùng trong shock
giảm thể tích, tăng bilirubin máu, báng bụng, hạ
albumin máu tạm thời, phù não, hội chứng thận
hư Chống chỉ định ở các trường hợp bệnh tim
nặng, thiếu máu mãn, dị ứng albumin.
Mặc dù albumin có nhiều lợi thế nhưng rất
đắt, có thể mang nhiều mầm bệnh nguy hiểm
như viêm gan siêu vi, AIDS
Có nhiều báo cáo trên thế giới về việc lạm
dụng sử dụng albumin dẫn đến tiêu phí một
khối lượng lớn tiền của gia đình bệnh nhân và xã
hội. Năm 2003 Tanzi và cộng sự, đánh giá việc
sử dụng albumin ở người lớn và trẻ em tại 53
bệnh viện của Hoa Kỳ, nhận thấy 57,8% ở người
lớn và 52,2% ở trẻ em, có chỉ định truyền
albumin không phù hợp(17). Kết quả tương tự
cũng được nhận thấy ở 1 nghiên cứu có 1475
bệnh nhân tại Brazil với chỉ 33,1% chỉ định là
phù hợp(11).
Việc kiểm soát chỉ định truyền albumin,
thông qua hội đồng kiểm duyệt dựa vào
Guidelines, thực hiện tại 2 bệnh viện của Ý đã
giảm mức độ sử dụng albumin từ 10-70% mỗi
năm và tiết kiệm 17.000 đến 200.000 Euro mỗi
năm và không thay đổi thời gian nằm viện, tỷ lệ
tử vong(9).
The University HealthSystem Consortium
(UHC), khối liên minh của 200 trung tâm sức
khoẻ Hoa Kỳ, đã xây dựng guidelines cho việc
sử dụng albumin vào 5/2000(2). Năm 2008 NHS
Trust, National Guideline Clearinghouse,
Guidelines for practice bổ sung thêm một số chỉ
định sử dụng Albumin trong hội chứng suy hô
hấp cấp người lớn, suy gan thận, hội chứng thận
hư(4,1,7,12). Liều truyền albumin cũng được đề cập
cụ thể trong các guidelines về sản phẩm từ
máu(6) và 1 số tổng quan(13,14,10).
Việt nam, hiện vẫn chưa có guidelines
hướng dẫn sử dụng albumin. Cũng chưa có 1
tổng kết nào về tình hình sử dụng Albumin. Vì
vậy chúng tôi sẽ tổng hợp các guidelines trên
làm tiêu chuẩn đánh giá việc sử dụng albumin
tại bệnh viện Nhân Dân Gia Định trong khỏang
thời gian 1/1/2007 đến 30/12/2007. Từ nghiên cứu
này chúng tôi sẽ đề xuất phác đồ sử dụng
Albumin tại bệnh viện.
Mục tiêu nghiên cứu
Xác định đặc điểm đối tượng thường được
truyền albumin
Đánh giá tính hợp lý của y lệnh sử dụng
albumin về
- Chỉ định
- Liều dùng
- Lượng dùng
- Chi phí tài chánh cho việc sử dụng albumin
trong năm 2007.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Hồi cứu mô tả cắt ngang.
Đối tượng nghiên cứu
Hồ sơ bệnh nhân được điều trị tại bệnh viện
nhân dân Gia Định từ 1/1/2007 đến 30/12/2007 và
được truyền albumin
Kỹ thuật chọn mẫu
Xin danh sách khoa, lượng albumin sử dụng
tại khoa dược từ 1/1/2007 đến 30/12/2007.
Tìm tên bệnh nhân được truyền albumin tại
khoa bằng cách lục sổ lảnh thuốc và sổ xuất
nhập viện.
Tìm mã số bệnh nhân tại phòng kế hoạch
tổng hợp.
Xin mượn hồ sơ tại tổ quản lý hồ sơ
Kiểm tra hồ sơ để tìm ra bệnh nhân có
truyền albumin.
337
Khuyết điểm
Nhiều trường hợp đúng tên, đúng số hồ sơ
nhưng không có truyền albumin.
Nhiều trường hợp có tên nhưng không truy
được số nhập viện nên không tìm được hồ sơ.
Cỡ mẫu
Thu thập được 181 hồ sơ có sử dụng
albumin. Tổng lượng albumin truyền trong 181
hồ sơ chỉ chiếm 43% tổng lượng albumin xuất tại
khoa dược từ 1/1/2007 đến 30/12/2007 hay chúng
tôi chỉ thu thập được 43% dữ liệu.
Phương pháp thu thập số liệu
Cách thu thập
Lập bảng thu thập số liệu và nhập số liệu của
từng hồ sơ.
Các biến số thu thập
Tình trạng bênh lý: bệnh lý, thời gian nằm
viện, tử vong.
Tình trạng dinh dưỡng: lympho đếm,
albumin máu.
Chỉ định, liều truyền albumin.
Lý do truyền albumin: Vì tất cả hồ sơ đều
không nêu lý do truyền albumin nên chúng tôi
có các quy định sau
- Hạ albumin: khi albumin /máu < 35
g/l(4) và y lệnh truyền albumin được chỉ định sau
khi có kết quả xét nghiệm albumin máu.
- Bệnh giai đoạn cuối: Không có xét nghiệm
albumin máu hay albumin máu >35g/l, được chỉ
định truyền albumin khi bệnh nhân có triệu
chứng suy đa cơ quan, trụy mạch tiên lượng tử
vong.
- Phù ngoại biên nặng: Không có xét nghiệm
albumin máu hay albumin máu >35g/l, được chỉ
định truyền albumin với nhận xét phù ngoại
biên nặng.
- Xơ gan: Ít nhất có kết quả siêu âm là xơ gan,
ngoài ra có thể có báng bụng, sao mạch, suy tế
bào gan...
Các tiêu chuẩn đánh giá
Chỉ định truyền albumin phù hợp
NGOẠI KHOA
- Cắt gan (2,12): Cắt >40% khối lượng gan và
phù tiến triển sau truyền điện giải
- Phẩu thuật tim(12): Cần ngăn tình trạng
pulmonary shunting và chống chỉ định dùng cao
phân tử.
- Ghép gan thận (2,12) : Khi albumin/máu <
25g/l, áp suất bờ mao mạch phổi < 12 mm Hg,
Hct >30%.
- Bỏng (12) : 24 giờ đầu: truyền albumin 5% 15
ml/giờ, ngay từ giờ thứ 8-12 sau bỏng nếu thể
tích dịch cần bù được đánh giá > 6ml/kg/% diện
tích da bỏng. Truyền trong vòng 24 giờ và
ngưng. 24-48 giờ: Bỏng >30% diện tích da, điện
giải bù >4 lít trong vòng 18-26 giờ, truyền
albumin 5% 0,3-0,5 ml/kg/% diện tích da bỏng,
trong 24 giờ và ngưng. 24-72 giờ: Nếu áp keo
thấp mặc dù nuôi dưỡng đầy đủ, truyền
albumin 5% 15 ml/giờ, trong vòng 24-72 giờ.
NỘI KHOA
- Sốc mất máu (2,12,14): Khi đã truyền 4 lít điện
giải trong vòng 2 giờ vẫn không cải thiện huyết
động và chống chỉ định dùng cao phân tử. Liều
người lớn 25g, trẻ em 1,25-2,5g/kg, loại albumin
5%
- Sốc không mất máu (2,12,14): Có tình trạng
phù phổi hay phù ngoại biên, truyền 4 lít điện
giải vẫn không cải thiện huyết động và chống
chỉ định dùng cao phân tử. Cẩn thận ở bệnh
nhân có tình trạng sốc nhiễm khuẩn. Liều người
lớn 25g, trẻ em 1,25-2,5g/kg, loại albumin 5%.
- Nhồi máu não(8): Phù não và Hct > 30%,
truyền loại 20-25%.
- Xơ gan: Rút dịch báng: tiết chế 2g
muối/ngày, lợi tiểu thất bại và dịch báng cần rút
>5lít. Liều 8-10g/lít dịch báng, loại albumin
25%.(12,1).Viêm phúc mạc do vi khuẩn nguyên
phát (bạch cầu đa nhân ≥ 250/ml): Liều 1,5g/kg/6
giờ ngày phát hiện và 1g/kg vào ngày thứ 3, tổng
liều 2,5g/kg, loại 25% (12,1).
Hội chứng gan thận (1, 13)
338
Truyền albumin 1g/ kg đến khi chức năng
thận về bình thường và truyền thêm Ornipressin
2 IU/giờ.
Truyền albumin cho đến khi CVP (áp lực
tỉnh mạch trung ương) đạt 12 mm Hg, uống
midodrine và tiêm dưới da Octreotide 3 lần mỗi
ngày.
Truyền albumin cho đến khi CVP (áp lực
tỉnh mạch trung ương) > 4 mm Hg, có thể truyền
thêm albumin để duy trì CVP. Sau đó truyền
liên tục noradrenalin 0,5mg/giờ, tăng liều
noradrenalin 0,5mg/giờ mỗi 4 giờ cho đến khi
huyết áp tâm thu tăng thêm 10 mmHg và nước
tiểu > 50ml/giờ.
- Hội chứng thận hư (2,12): Phù ngoại biên cấp
nặng hoặc phù phổi và lợi tiểu thất bại: truyền
1g/kg albumin 20% ngay sau khi truyền
Furosemide 0,1-1mg/kg/giờ hay tiêm 1-
3mg/lkg/liều (2,12,7).
Giảm thể tích: sau 2 lần truyền NaCl 0,9% 15-
20 ml/kg/20-30 phút thất bại truyền 0,5-1g/kg
albumin 20% hay 10-15 ml/kg albumin 5%(7)
- Hội chứng ức chế hô hấp ở người lớn
(Adult respiratory distress syndrome)(4) có hạ
protein máu <50g/l
Truyền 25g albumin mỗi 30 phút và lập lại
mỗi 8 giờ trong 3 ngày liên tiếp, phối hợp với lợi
tiểu(10).
- Can thiệp dinh dưỡng và hạ albumin/máu
(2,6,13). Albumin huyết thanh < 20 g/l và nuôi ăn
tiêu hoá thất bại với cả peptide chuổi ngắn.
- Tăng Bilirubin máu ở sơ sinh(2,14): Xen kẻ
với truyền máu, nhưng không bao giờ được
truyền trước khi truyền máu, 1g/kg albumin
25%
Chỉ định truyền albumin tương đối phù hợp
Suy gan cấp(4): Quá liều acetaminophen nặng
Lọc thận(4): Hạ áp
Lượng truyền
Khi không có liều đặc biệt riêng sẽ áp dụng
công thức(6)
Công thức bù: Lượng albumin cần bù
(g)=[Albumin/máu mong muốn (g/l)-
Albumin/máu hiện tại (g/l)]× thể tích plasma(1) ×
2,5.
Thể tích plasma (1) = cân (kg) × 0,04 (l/kg)
Nồng độ albumin mong muốn 30g/l ở
trường hợp cấp và 25g/l ở trường hợp mãn(6).
Vì hồ sơ hồi cứu nên không có số liệu về cân
nặng, bệnh nhân được xem như có cân nặng là
50kg để tính toán lượng albumin cần truyền.
Tình trạng dinh dưỡng
Đánh giá tình trạng dinh dưỡng bằng “Chỉ
số nguy cơ dinh dưỡng khi phẫu thuật”
(NSRI:Nutritional Surgical Risk Index)(15)
NRSI = 10 × Alb (g/dl) + 0,005 × số tế bào
lympho (/ ml)
- < 40: Nguy cơ cao hay suy dinh dưỡng
nặng
- 40-45: Nguy cơ trung bình hay suy dinh
dưỡng trung bình.
- > 45: Nguy cơ thấp hay suy dinh dưỡng
nhẹ
Xử lý số liệu
Nhập liệu và xử lý số liệu bằng Excel
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Đặc điểm bệnh nhân được truyền Albumin
Tuổi trung bình đối tượng nghiên cứu 61,8;
nam chiếm tỷ lệ cao hơn nữ (59,7 so với 40,3%).
Albumin máu trước truyền là 23,6 g/l (< 25g/l),
97,2% suy dinh dưỡng nặng, 3,8% suy dinh
dưỡng trung bình, không có trường hợp nào suy
dinh dưỡng nhẹ và không suy dinh dưỡng. Thời
gian nằm viện trung bình là 20,3 ngày (Bảng 1).
Bảng 1. Đặc điểm bệnh nhân được truyền albumin
Đặc ñiểm Mean ± SD, n
(%)
N =181
Tuổi 61,8 ± 17,1
Nam 108 (59,7) Giới
Nữ 73 (40,3)
Albumin máu trước truyền (g/l)
23,6 ± 5,0*
Tình
trạng
Chỉ số nguy cơ dinh dưỡng
(Nutrition risk: NR)
29,1 ± 6,3
339
Đặc ñiểm Mean ± SD, n
(%)
Suy dinh dưỡng nặng (NR < 40) 172 (97,2)
Suy dinh dưỡng vừa (NR 40-45) 7 (3,8)
dinh
dưỡn
g
Suy dinh dưỡng nhẹ (NR > 45) 0 (0,0)
Lượng albumin truyền (g)
78,7 ± 62,0
Tốc ñộ truyền (g/giờ) 13,4 ± 3,9
Đúng 73 (40,3) Tỷ lệ bệnh nhân có chỉ ñịnh truyền
albumin (so với guidelines)
Sai 108 (59,7)
Tử vong 46 (25,4)
Đặc ñiểm Mean ± SD, n
(%)
Thời gian nằm viện (ngày)
20,3 ± 19,1
* Albumin chỉ được làm ở 177 bệnh nhân
Năm mươi phần trăm lượng albumin truyền
được thực hiện tại 2 khoa nặng là Hồi sức ngoại
và Hồi sức nội, 30% lượng albumin được truyền
ở khoa nội, ngoại tiêu hóa (Biểu đồ 1B).
B
0.1 0.8
25.1
17.4
1.6
0.1
20.6
1.6
4.1
1.2
3.7
23.7
0.1
0
10
20
30
40
Be
änh
ly
ù sô
si
nh
Th
aän
n
ha
ânt
aïo
Ho
ài s
öùc
n
go
aïi
Ho
ài s
öùc
n
oäi
Ng
oa
ïi t
ha
àn
kin
h
Ng
oa
ïi t
ie
âu
ho
ùa
Ng
oa
ïi t
oån
g
hô
ïp
Nh
i t
oån
g
hô
ïp
No
äi t
ie
âu
ho
ùa
No
äi t
im
m
aïc
h
No
äi t
ha
àn
kin
h
No
äi t
ie
át t
ha
än
No
äi h
oâ
ha
áp
Khoa
(%
)
Biểu đồ 1: A: Phân phối chi phí thuốc nội trú năm 2007. Mức chi phí của Albumin truyền (1,91 tỷ) trên
tổng số tiền thuốc nội trú năm 2007 (48,3 tỷ), chiếm 4% tổng chi phí, bằng 1/10 kháng sinh và 1/5 dịch
truyền. B: Phân bố sử dụng albumin ở các khoa lâm sàng.
Bốn khoa có mức sử dụng Albumin cao nhất
là hồi sức chống độc, hồi sức ngoại, nội và ngoại
tiêu hóa, chiếm 86,8% tổng lượng Albumin sử
dụng
A
48
38
28
61
10
3
40
9 7
1
40
30
0
20
40
60
80
100
Nh
ie ãm
tr
uøn
g
Ho
â ha
áp
No
äi t i
e át
Tim
m
aïc
h
Tie
âu
ho
ùa Ga
n
Ma
ät
Tu
ïy
Tie
át n
ieäu
Th
aàn
ki
nh
Ch
aán
th
öô
ng Kh
a ùc
Cô quan thöông toån
(%
)
B
18.8
30.9
22.1
13.8
9.9
4.4
0.0
10.0
20.0
30.0
40.0
50.0
1 2 3 4 5 >5
Soá heä thoáng cô quan thöông toån
(%
)
340
Biểu đồ 2: A: Tỷ lệ các loại bệnh lý ở các bệnh
nhân được truyền albumin. B: Sự phân bố về tỷ lệ
số hệ cơ quan thương tổn, Hơn 80% bệnh nhân có
biểu hiện bệnh từ 2 hệ cơ quan trở lên.
Đây là các bệnh nhân nặng với hơn 80%
bệnh nhân có thương tổn hơn 2 hệ cơ quan (Biểu
đồ 2B)
Ở bệnh nhân xơ gan albumin máu giảm do
giảm tổng hợp, thời gian xuất hiện vài tuần đến
vài tháng(18). Thiếu năng lượng và đạm khẩu
phần làm tăng tốc độ dị hóa đạm, Albumin máu
cũng sẽ giảm 10 – 15g/l trong vòng 3-7 ngày ở
bệnh nhân nặng (stress, chấn thương hoặc
nhiễm khuẩn) do tình trạng thoát mạch, giảm
tổng hợp và tăng dị hóa (8).
Ở 181 bệnh nhân được truyền albumin có sự
phối hợp của tình trạng giảm albumin mãn; với
gần 40% trường hợp xơ gan (Biểu đồ 3) và với
hơn 90% suy dinh dưỡng nặng (Bảng 1); và giảm
albumin cấp do bệnh nặng, với 80% bệnh nhân
tổn thương hơn 2 hệ cơ quan (Biểu đồ 2B).
Ở người khỏe albumin đóng 80% vai trò tạo
áp lực keo, nhưng ở bệnh nhân nặng albumin
chỉ đóng 17%, do albumin bị thoát ra khoảng
gian mạch, tình trạng hạ albumin ở bệnh nhân
nặng chỉ được cải thiện khi bệnh chính ổn định,
không thể cải thiện bằng việc truyền albumin(3).
Như vậy việc truyền albumin chỉ dựa vào triệu
chứng giảm albumin máu đặc biệt ở bệnh nhân
nặng là hoàn toàn sai lầm (Biểu đồ 3).
0.6
56.4
1.7 0.6 1.7
39.2
0.0
20.0
40.0
60.0
80.0
100.0
Xơ gan không
hạ Alb
Xơ gan có hạ
Alb
Hạ Albumin Bệnh giai đoạn
cuối
Phù ngoại
biên
Không nêu lý
do
Lý do truyền
Tỷ
lệ
(%
)
Biểu đồ 3: Lý do truyền albumin
95,6% lý do truyền là hạ albumin, 56,4% hạ
albumin đơn thuần, 39,2% hạ albumin kèm xơ
gan.
1,7% không nêu lý do vì không có xét
nghiệm albumin máu hoặc albumin máu > 35g/l
và không tìm được các lý do để giải thích như
hội chứng thận hư, xơ gan.
Tính hợp lý của y lệnh truyền albumin
Chỉ định
Có 10% trường hợp chỉ định phù hợp với
guidelines, 30,3% trường hợp chỉ định phù hợp
ở mức tương đối (Bảng 2).
10% trường hợp chỉ định phù hợp là cắt gan
(0,6%), rút dịch báng > 5 lít (1,1%), viêm phúc
mạc nguyên phát (6,1%), phù phổi trong hội
chứng thận hư (2,2%) (Bảng 2)
30,3% trường hợp chỉ định phù hợp ở mức
tương đối gồm 4,4 % bệnh nhân có hội chứng
gan thận được truyền albumin nhưng không
phối hợp với điều trị vận mạch, cũng như không
theo 1 trong 3 phác đồ nào của guidelines. Còn
lại 25,9% bệnh nhân có albumin máu < 20g/l,
không được can thiệp nuôi dưỡng bằng thức ăn
có nguồn gốc đạm thủy phân, cũng như không
có nhận xét gì về vấn đề hấp thu ở đường tiêu
hóa trước khi quyết định truyền albumin(Bảng
2).
Bảng 2: Các chỉ định truyền albumin phù hợp với
Guidelines
Tình trạng bệnh lý N (%) Liều albumin (g)
N=181 Guidelines Truyền
NGOẠI KHOA
Sau cắt gan 1(0,6) 20 80
Phẩu thuật tim 0
Ghép gan thận 0
Bỏng 0
NỘI KHOA
Sốc có mất và không
mất máu
0
Nhồi máu não 0
Xơ gan
Rút dịch báng 2(1,1)
81± 1,4 190±70,7
Viêm phúc mạc nguyên
phát
11(6,1) 125
90±72,2
341
Hội chứng gan thận 8(4,4)* 50 47,5±28,2
Hội chứng thận hư
- Phù kháng trị lợi tiểu,
phù phổi
4(2,2) 50 105±30
- Giảm thể tích 0
Hội chứng suy hô hấp
cấp ở người
lớn (Adult respiratory
distress
syndrome)
0
Can thiệp dinh dưỡng 47(25,9)** 36,3±14,2 86,2±77,9
Tăng bilirubin/s ở sơ
sinh
0
TỔNG SỐ 73(40,3)
* Không truyền albumin phối hợp với vận mạch
Chỉ đạt điều kiện Albumin/ máu < 20g/l, tất
cả bệnh nhân không được can thiệp nuôi dưỡng
bằng sữa có nguồn gốc đạm thủy phân trước khi
truyền albumin.
Hầu hết y lệnh truyền albumin đều không
nêu lý do, thường được chỉ định ngay sau khi có
kết quả albumin máu < 35g/l, chúng tôi đánh giá
tính hợp lý bằng cách tự xem xét bệnh nền và xử
trí bệnh nhân trong hồ sơ, Tỷ lệ 40,3% phù hợp
này có khả năng là ngẩu nhiên phù hợp với
guidelines. Điều này cũng phù hợp với nghiên
cứu của Favarettiv(5) với 68% y lệnh truyền
albumin phù hợp 1 cách ngẩu nhiên ở bệnh viện
Padova của nước Ý.
Liều truyền
Tất cả bệnh nhân được truyền albumin với
cùng liều 10-20g/ngày, liên tục hoặc ngắt quảng.
Ngắn nhất là 1 ngày và dài nhất là 15 ngày (số
liệu không trình bày), không có tính toán liều và
không theo 1 phác đồ nào trong guidelines.
Trừ chỉ định viêm phúc mạc nguyên phát
và hội chứng gan thận có lượng albumin
truyền thấp hơn guidelines, 90±72,2 so với 125
và 47,5±28,2 so với 50, các chỉ định khác có
lượng albumin truyền cao hơn gấp 2-3 lần so
với guidelines (Bảng 2). Tỷ lệ tử vong ở nhóm
bệnh nhân hội chứng gan thận cao, 62,5% (số
liệu không trình bày) có thể đây là lý do làm
giá trị trung bình lượng albumin truyền thấp
hơn hướng dẫn, Theo guidelines, tổng lượng
albumin truyền cho 1 bệnh nhân nặng 50kg,
viêm phúc mạc nguyên phát là 125g(Bảng 2),
cần truyền khoảng 7 chai albumin 20%, có thể
vấn đề kinh tế là nguyên nhân làm giá trị
trung bình lượng albumin truyền thấp hơn
hướng dẫn.
Tốc độ truyền
Tốc độ truyền trung bình là 13,4 ± 3,9 g/giờ
(Bảng 1), 1 chai albumin 20% 100ml, truyền
trong khoảng 1,5 – 2 giờ (< 4 giờ) là phù hợp với
hướng dẫn(16).
Lượng albumin truyền
Tuy 40,3% tỷ lệ bệnh nhân có chỉ định tương
đối phù hợp với guidelines (Bảng 2), nhưng chỉ
có 14,7% lượng albumin truyền là đúng theo
guidelines, 15,6% truyền thừa liều do không
thực hiện phác đồ điều trị (do chưa có), 69,8% là
truyền hoàn toàn sai về chỉ định (Biểu đồ 4A).
Điều này cũng phù hợp với nghiên cứu của
Martelli với kết quả của việc kiểm soát chỉ định
truyền albumin, thông qua hội đồng kiểm duyệt
dựa vào Guidelines, thực hiện tại 2 bệnh viện
của Ý đã giảm mức độ sử dụng albumin từ 10-
70% mỗi năm và tiết kiệm 17,000 đến 200,000
Euro mỗi năm và không thay đổi thời gian nằm
viện, tỷ lệ tử vong(9).
Chi phí tài chánh cho việc sử dụng
albumin trong năm 2007
Mức chi cho việc sử dụng albumin trong
bệnh viện là 1,91 tỷ chỉ chiếm 4% tổng số tiền
thuốc nội trú của bệnh viện, bằng 1/10 kháng
sinh và 1/5 dịch truyền (Biểu đồ 1A). Thế nhưng
trong 1,91 tỷ đã chi, thực sự phù hợp có 0,28 tỷ
đồng hay 280 triệu đồng, có đến 1,63 tỷ đồng
không cần chi. Bằng việc lập hội đồng kiểm
duyệt dựa trên guidelines bệnh viện đã có thể
tiết kiệm được 1,33 tỷ đồng do các bác sĩ cho y
lệnh sai và với việc xây dựng phác đồ truyền
albumin theo từng chỉ định, bệnh viện đã lại có
thể tiết kiệm được 0,3 tỷ đồng do điều trị sai
(Biều đồ 4B).
342
A
15.6
69.8
14.7
0.0
20.0
40.0
60.0
80.0
100.0
Chỉ định sai Truyền thừa so
hướng dẫn
Truyền đúng
Chỉ định truyền Albumin
T
ỷ
lệ
(%
)
B
0.28
1.33
0.30
0.0
0.5
1.0
1.5
2.0
Chỉ định sai Truyền thừa so
hướng dẫn
Truyền đúng
Chỉ định truyền Albumin
T
ỷ
đ
ồn
g
Biểu đồ 4. A. Tỷ lệ phân bố về ý nghĩa sử dụng của lượng albumin truyền trong năm 2007 khi so với
hướng dẫn. Chỉ có 14.7% tổng lượng albumin được truyền tương đối đúng. B. Phân bố 1,91 tỷ sử dụng cho
y lệnh truyền albumin. Chỉ có 0,28 tỷ hay 280 triệu đồng là sử dụng đúng về chỉ định và liều dùng. Có đến
1,63 tỷ sử dụng không cần thiết, trong đó chỉ định hoàn toàn không phù hợp là 1,33 tỷ và 0,3 tỷ là truyền
quá liều cần thiết.
KẾT LUẬN
Hơn 95% lý do truyền albumin là do hạ albumin máu ở hơn 80% bệnh nhân là bệnh nặng, đây là 1
chỉ định hoàn toàn không phù hợp.
Hơn 40% chỉ định là tương đối phù hợp với guidelines 1 cách ngẩu nhiên, nhưng lượng albumin
truyền phù hợp chỉ chiếm 14,7% vì bác sĩ điều trị không truyền theo phác đồ hướng dẫn.
Trong năm 2007, có đến 1,63 tỷ đồng đã chi cho việc sử dụng albumin sai về chỉ định cũng như liều
lượng dùng. Vì vậy việc ứng dụng hướng dẫn sử dụng albumin vào việc kiểm duyệt chỉ định truyền
albumin, và xây dựng phác đồ truyền albumin sử dụng ở các khoa điều trị sẽ giúp bệnh nhân dành
thêm khoản tiền để nuôi dưỡng và điều trị đặc hiệu bệnh chính giúp thực sự cải thiện tình trạng giảm
albumin máu, bệnh viện tiết kiệm 1 khoản tiền lớn để bù đáp cho bội chi và khoản tiền này có thể sử
dụng để trang bị thêm phương tiện chẩn đoán và điều trị trong điều kiện bệnh viện đang còn thiếu
thốn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. 1998-2008 National Guideline Clearinghouse, Management of adult patients with ascites due to cirrhosis, American Association for the
Study of Liver Diseases Web site, www,aasld,org.
2. Aaron Cook, (2001), Albumin Use to Be Examined, Current Topics from the Drug Information Center, 31, 1, 1-4,
3. Blunt MC, Nicholson JP, Park GR,(1998), Serum albumin and colloid oncotic pressure in survivors and nonsurvivors of prolonged critical
illness, Anaesthesia, 53, 755–61.
4. Dartfort and Gravesham NHS, (2008), Transfusion Policy-Section 27, Guidelines for the use of human Albumin Solution (HAS).
5. Favarettiv C, Selle A, Marcolongo, A, Orsini, (1995), The appropriateness of human albumin use in the hospital of Padova, Italy, Annu
Meet Int Soc Technol Assess Health Care Int Soc Technol Assess Health Care Meet, 11, Abstract No, 164.
6. Guidelines for usage of blood products (2000), Shimoyama, 4-5.
7. Indian Pediatric Nephrology Group, Indian Academy Of Pediatrics, (2008), Management of Steroid Sensitive Nephrotic Syndrome:
Revised Guidelines, Indian Pediatrics, 45, 203-214.
8. Margarson M, Soni N (1998), Serum albumin: touchstone or totem ?Anaesthesia, 53, 789–803.
9. Martelli A, ; Strada P, ; Cagliani I,; Brambilla G, (2003), Guidelines for the clinical use of albumin: Comparison of use in two Italian
hospitals and a third hospital without guidelines, Current Therapeutic Research, 64, 9, 676-684.
10. Martin GS et al, (2005) A randomized, controlled trail of furosemide with or without albumin in hypoproteinemic patients with acute
lung injury, Crit, Care Med, 33: 1681-1687.
11. Matos G, C, de, Rozenfeld S,(2005), Evaluation of human albumin use in a Brazilian hospital,Cadernos de Saúde Pública, 21, 4, 1224-1233.
12. Medical University Of South Carolina, Guidelines for albumin use in adults.
13. Mendez CM, McClain CJ, Marsano LS, (2005) Albumin Therapy in Clinical Practice, Nutrition in Clinical Practice 20: 314-320.
14. Octapharma AB, Prescribing information for albumin (human) 25%, (2008).
343
15. Sungurtekin H, Sungurtekin U, Balci C, Zencir M, Erdem E, (2004), The influence of nutritional status on complications after major
intraabdominal surgery, J Am Coll Nutr, Jun; 22(2): 227-22.
16. Talecris Biotherapeutics, INC, Research Triangle Park, NC 27709 USA, Albumin (human) 25%, USP, (2005).
17. Tanzi M,, Gardner M,, Megellas M,, Lucio S,, Restino M, (2003) Evaluation of the appropriate use of albumin in adult and pediatric
patients, Am, J, Health Syst, Pharm, 60, 1330_1335.
18. Uhing M, (2004), The albumin controversy, Clin Perinatol;31:475–488.
344
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- su_phu_hop_cua_y_lenh_su_dung_albumin_tai_benh_vien_nhan_dan.pdf