TÓM TẮT
Gây mê phẫu thuật gây ra một tình trạng kích xúc, kích thích hệ thống thần kinh nội tiết làm tăng tiết nhiều kích thích tố có tác dụng làm tăng đường huyết trong và sau phẫu thuật.
Mục tiêu: Đánh giá sự thay đổi đường huyết ở những bệnh nhân không bị bệnh đái tháo đường được gây mê nội khí quản để phẫu thuật.
Phương pháp: Mô tả cắt ngang có so sánh ở 2 nhóm nghiên cứu. Nhóm người bệnh được truyền tĩnh mạch dung dịch Glucose 5% và nhóm được truyền dung dịch Lactat Ringer trong gây mê phẫu thuật. Nồng độ đường huyết được đo vào các thời điểm: trước khi truyền dịch, 15 phút sau rạch da, lúc kết thúc phẫu thuật và 1 giờ sau mổ.
Kết quả: 100 trường hợp được chọn ngẫu nhiên vào 2 nhóm nghiên cứu mỗi nhóm 50 trường hợp. Ở nhóm bệnh nhân được truyền tĩnh mạch dung dịch Glucose 5%, đường huyết trung bình trước truyền dịch là 4,79 ± 0,58mmol/l, 15 phút sau rạch da là 7,99±1,72 mmol/l, lúc kết thúc phẫu thuật là 10,68±3,59 mmol/l và là 9,02±3,02mmol/l 1 giờ sau mổ. Ở nhóm bệnh nhân được truyền Lactat Ringer, đường
13 trang |
Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 2068 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sự thay đổi đường huyết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỰ THAY ĐỔI ĐƯỜNG HUYẾT
TÓM TẮT
Gây mê phẫu thuật gây ra một tình trạng kích xúc, kích thích hệ thống thần kinh nội
tiết làm tăng tiết nhiều kích thích tố có tác dụng làm tăng đường huyết trong và sau
phẫu thuật.
Mục tiêu: Đánh giá sự thay đổi đường huyết ở những bệnh nhân không bị bệnh đái
tháo đường được gây mê nội khí quản để phẫu thuật.
Phương pháp: Mô tả cắt ngang có so sánh ở 2 nhóm nghiên cứu. Nhóm người
bệnh được truyền tĩnh mạch dung dịch Glucose 5% và nhóm được truyền dung
dịch Lactat Ringer trong gây mê phẫu thuật. Nồng độ đường huyết được đo vào
các thời điểm: trước khi truyền dịch, 15 phút sau rạch da, lúc kết thúc phẫu thuật
và 1 giờ sau mổ.
Kết quả: 100 trường hợp được chọn ngẫu nhiên vào 2 nhóm nghiên cứu mỗi nhóm
50 trường hợp. Ở nhóm bệnh nhân được truyền tĩnh mạch dung dịch Glucose 5%,
đường huyết trung bình trước truyền dịch là 4,79 ± 0,58mmol/l, 15 phút sau rạch da là
7,99±1,72 mmol/l, lúc kết thúc phẫu thuật là 10,68±3,59 mmol/l và là
9,02±3,02mmol/l 1 giờ sau mổ. Ở nhóm bệnh nhân được truyền Lactat Ringer, đường
huyết tương ứng là 4,65±0,61 mmol/l, 5,55±0,83 mmol/l, 6,56±1,24 mmol/l và
5,96±1,23 mmol/l.
Kết luận: Nồng độ đường huyết trung bình trong và sau mổ đều tăng lên so với
trước mổ và ở nhóm truyền tĩnh mạch dung dịch Glucose 5%, đường huyết tăng
cao hơn so với đường huyết ở nhóm truyền dung dịch Lactat Ringer.
ABSTRACT
BLOOD GLUCOSE CONCENTRATION CHANGES
IN PATIENTS UNDERGOING GENERAL ANESTHESIA FOR SURGERY.
Doan Van Nha, Nguyen Van Chung, Nguyen Van Sach
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 13 - Supplement of No 1 - 2009: 476 - 480
Objectives: to evaluate the changes in blood glucose concentration in nondiabetic
patients undergoing general anesthesia for surgery.
Methods: 100 patients were randomly assigned into 2 groups, each group 50 patients.
.Group Glucose: Patients were infused with Glucose 5% solution.
.Group Lactat: Patients were infused with Lactat Ringer solution.
All patients were anesthetized with Midazolam, Fentanyl, Propofol Rocuronium and
maintained with Isoflurane or Halothane. Blood glucose concentrations were
measured before infusion, 15 mins after incision, the end of surgery and 1 hour
postoperative.
Results: Blood glucose concentration in Glucose group before infusion: 4.79 ±
0.58mmol/l, 15 mins after incision: 7.99±1.72 mmol/l, end of surgery:
10.68±3.59mmol/l and 1 hour postoperative: 9.02±3.02 mmol/l. Blood glucose
concentration in Lactat group were 4.65±0.61 mmol/l, 5.55±0.83 mmol/l, 6.56±1.24
mmol/l and 5.96±1.23 mmol/l, respectively.
Conclusions: Blood glucose concentrations increased in both group during and
postoperative and the increase were more in Glucose group when compare with
Lactat group
ĐẶT VẤN ĐỀ
Sự điều hòa nồng độ đường huyết phụ thuộc vào chức năng gan. Gan chịu trách
nhiệm chính cho quá trình tổng hợp glycogen và tân tạo đường. Gan có thể dự trữ
một lượng glycogen đủ để cung cấp glucose cho người bình thường nhịn đói từ 12
đến 24 giờ, sau thời gian đó glucose được tân tạo từ acid amin, glycerol và
lactat(Error! Reference source not found.).
Các trường hợp mổ chương trình người bệnh đều phải nhịn ăn trước mổ và tùy vào
tính chất mỗi cuộc mổ mà thời gian nhịn ăn có thể từ 8 đến 24 giờ. Do vậy truyền tĩnh
mạch dung dịch đường trong mổ nhằm đề phòng hạ đường huyết trong lúc gây mê
phẫu thuật, cung cấp cho người bệnh một phần năng lượng, bù lại lượng nước mất
trong thời gian nhịn ăn và cơ thể giảm sử dụng protein để cung cấp năng lượng(Error!
Reference source not found.)
Chúng tôi thường truyền dung dịch đường trong gây mê phẫu thuật nhưng chưa theo
dõi và đánh giá sự thay đổi nồng độ đường huyết khi có sự kích thích của phẫu thuật,
làm tăng tiết nhiều kích thích tố có tác dụng gây tăng đường huyết như epinephrin,
glucagon, cortisol, …
Do đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm đánh giá sự thay đổi nồng độ đường
huyết trong và sau mổ ở những người bệnh không bị đái tháo đường khi truyền tĩnh
mạch dung dịch Glucose 5% và khi truyền dung dịch Lactat Ringer.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng
Tiêu chuẩn chọn bệnh
-Bệnh nhân có chỉ định gây mê PT chương trình.
-Tuổi > 15.
-Không mắc bệnh tiểu đường.
-ASA I, II.
Tiêu chuẩn loại trừ
- Có thời gian gây mê PT 180 phút.
- Có bệnh gây tăng tiết catecholamin, glucagon, insulin.
- Thời gian nhịn ăn < 8 giờ.
Phương pháp tiến hành
Bệnh nhân được làm đầy đủ các xét nghiệm tiền phẫu.
Người bệnh đủ tiêu chuẩn chọn bệnh được chọn ngẫu nhiên vào 2 nhóm nghiên cứu,
mỗi nhóm 50 trường hợp:
- Nhóm Glucose: Người bệnh được truyền tĩnh mạch dung dịch Glucose 5% trong
gây mê PT.
- Nhóm Lactat: Người bệnh được truyền tĩnh mạch dung dịch Lactat Ringer trong gây
mê PT.
Tiến hành gây mê
Tiền mê: Midazolam 1-4 mg tĩnh mạch.
Fentanyl 1-3µg/kg tĩnh mạch.
Khởi mê: Propofol 2-2,5 mg/kg tĩnh mạch.
Dãn cơ: Rocuronium 0,45- 0,6mg/kg tĩnh mạch.
Duy trì mê: Isofluran hoặc Halothan.
Thu thập số liệu
Những đặc điểm của người bệnh: Tuổi, giới, cân nặng, ASA, nhịp tim, huyết áp, độ
bão hòa oxy trong và sau mổ, thời gian gây mê PT, tổng lượng dịch truyền và lượng
thuốc sử dụng được ghi nhận vào phiếu thu thập sô liệu.
Đường huyết được đo vào các thời điểm: Trước khi truyền dịch, sau rạch da 15 phút,
lúc kết thúc cuộc mổ và 1 giờ sau mổ.
Xử lí số liệu
Bằng phần mềm Stata 8.0.
KẾT QUẢ
Từ tháng 10/2007 đến tháng 04/2008 chúng tôi tiến hành nghiên cứu 2 nhóm, mỗi
nhóm 50 trường hợp, kết quả như sau:
Đặc điểm chung
Bảng 1.
Nhóm Nhóm
Glucose
Nhóm
Lactat
Trị
số p
Đặc điểm
Tuổi(năm) 39,50±13,79 42,16±14,72 0,35
Giới(Nam/nữ) 19/31 18/32 0,84
Cân nặng(kg) 50,70±8,26 52,82±6,96 0,17
ASA(I/II) 41/9 34/16 0,11
Thời gian PT 83,70±34,74 78,80±30,38 0,45
Thuốc sử dụng trong gây mê PT.
Bảng 2.
Nhóm
Thuốc
Nhóm
Glucose
Nhóm
Lactat
Trị
số p
Midazolam(mg) 2,02±0,25 2,08±0,34 0,32
Fentanyl(µg) 123±5,75 115,50±4,68 0,31
Propofol(mg) 109,60±16,16 110,20±13,92 0,84
Rocuronium(mg) 30,30±5,09 30,70±5,80 0,71
Isofluran/halothan 18/32 27/23 0,31
Dịch truyền(ml) 577±201,58 630±164,13 0,15
Thay đổi HATB trong gây mê PT.
Khởimê
Biểu đồ 1: Thay đổi HATB trong gây mê PT.
Thay đổi nhịp tim trong gây mê PT.
Khởimê
Biểu đồ 2: Thay đổi nhịp tim trong gây mê PT.
Thay đổi độ bão hòa oxy trong gây mê PT.
Khởimê
Biểu đồ 3: Thay đổi độ bão hòa oxy trong gây mê PT.
Thay đổi đường huyết.
Bảng 3
Nhóm
Thời điểm
Glucose Lactat Giá trị p
Trước truyền
dịch
4,79±0,58 4,65±0,61 0,22
15 phút sau
rạch da
7,99±1,72 5,55±0,83 < 0,0001
Lúc kết thúc
PT
10,68±3,59 6,56±1,24 < 0,0001
1 giờ sau mổ 9,02±3,02 5,96±1,23 < 0,0001
BÀN LUẬN
Bảng 1 cho thấy ở 2 nhóm Glucose và Lactat không có sự khác biệt về tuổi trung bình
ở 2 nhóm, cũng như giới tính, cân nặng, phân độ ASA và thời gian phẫu thuật.
Bảng 2 cũng cho thấy lượng thuốc sử dụng trong gây mê phẫu thuật giữa 2 nhóm là
Midazolam, Fentanyl, Propofol, Rocuronium và thuốc mê hô hấp khác nhau không có
ý nghĩa thống kê.
Tổng lượng dịch truyền trung bình ở nhóm Glucose là 577ml, tốc độ truyền trung
bình khoảng 8,15ml/kg/giờ, ở nhóm Lactat là 630ml, tốc độ truyền khoảng
9,08ml/kg/giờ. Cũng không có sự khác biệt về lượng dịch truyền ở 2 nhóm(p= 0,15).
Tốc độ truyền dịch trong nghiên cứu của chúng tôi tương tự như trong một số nghiên
cứu của Lattermann(Error! Reference source not found.,Error! Reference source not found.), Schricker(Error!
Reference source not found.).
Thay đổi HATB, trong suốt quá trình gây mê phẫu thuật HATB ở 2 nhóm không có
sự khác biệt. Trong cùng một nhóm HATB lúc 30 phút sau rạch da có giảm hơn so
với trước mổ nhưng mức độ giảm trong khoảng 10mmHg, mức giảm có thể chấp
nhận được.
Trong gây mê phẫu thuật nhịp tim ở 2 nhóm khác nhau cũng không có ý nghĩa thống
kê. Trong suốt thời gian theo dõi, nhịp tim thay đổi ở từng thời điểm nhưng mức độ
thay đổi < 10 nhịp/phút.
Độ bão hòa oxy ở 2 nhóm trong thời gian nghiên cứu cũng không có sự khác biệt.
Vào từng thời điểm khác nhau trong thời gian nghiên cứu độ bão hòa oxy có thay đổi
nhưng độ bão hòa oxy qua mạch luôn trên 97%.
Nồng độ đường huyết trung bình trước mổ ở nhóm Glucose là 4,79 mmol/l, ở
nhóm Lactat là 4,65mmol/l. Không có sự khác biệt về nồng độ đường huyết trung
bình trước mổ ở 2 nhóm (p= 0,22).
Sau rạch da 15 phút nồng độ đường huyết ở nhóm Glucose là 7,99 mmol/l, ở nhóm
Lactat là 5,55 mmol/l. Lúc này có sự khác biệt về nồng độ đường huyết giữa 2 nhóm
(p< 0,0001). Nồng độ đường huyết vào thời điểm này tương tự như trong nghiên cứu
của Zucker(Error! Reference source not found.).
Và khi so sánh nồng độ đường huyết 15 phút sau rạch da với nồng độ đường huyết
trước mổ, sự gia tăng về nồng độ đường huyết có ý nghĩa thống kê (p< 0,0001). Sự
gia tăng này là do những kích thích của việc đặt nội khí quản, của động tác rạch da
cũng như những thao tác trong phẫu thuật kích thích hệ thống thần kinh nội tiết làm
giải phóng nhiều kích thích tố có tác dụng làm tăng đường huyết như
catecholaminm9Error! Reference source not found.)(Error! Reference source not found.),
cortisol, glucagon,….
Khi kết thúc cuộc mổ, nồng độ đường huyết ở nhóm Glucose là 10,68 mmol/l, ở
nhóm Lactat là 6,56 mmol/l. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,0001) về nồng
độ đường huyết 2 nhóm. Nồng độ đường huyết vào thời điểm này tương tự như trong
nghiên cứu của Nguyễn Viết Quang(Error! Reference source not found.), Lattermann(Error!
Reference source not found.), Schricker(Error! Reference source not found.), Welborn(Error! Reference source not
found.).
Và khi so sánh với nồng độ đường huyết 15 phút sau rạch da, đường huyết lúc kết
thúc cuộc mổ tăng lên nhiều có ý nghĩa thống kê (p< 0,0001). Sự gia tăng này ngoài
nguyên nhân do tăng tiết những nội tiết tố có tác dụng làm tăng đường huyết còn do
sự đề kháng insulin của cơ thể trong quá trình gây mê phẫu thuật cũng như gia tăng sự
sản xuất glucose nội sinh làm gia tăng đường huyết(Error! Reference source not found.,Error!
Reference source not found.,Error! Reference source not found.). Ngoài ra ở nhóm Glucose đường huyết
tăng nhiều hơn nhóm Lactat còn do việc truyền tĩnh mạch dung dịch đường. Trong
gây mê phẫu thuật nồng độ đường huyết tăng tỉ lệ thuận với tốc độ truyền tĩnh mạch
dung dịch đường(Error! Reference source not found.,Error! Reference source not found.).
Nồng độ đường huyết 1 giờ sau mổ ở nhóm Glucose là 9,02mmol/l, ở nhóm Lactat là
5,96 mmol/l. Nồng độ đường huyết vào lúc này ở 2 nhóm khác nhau có ý nghĩa thống
kê (p< 0,0001). Đường huyết lúc này cũng tương tự như trong nghiên cứu của
Lattermann(Error! Reference source not found.), Schricker(Error! Reference source not found.).
Khi so sánh với nồng độ đường huyết lúc kết thúc cuộc mổ, nồng độ đường huyết
1 giờ sau mổ có giảm hơn và sự thay đổi này cũng có ý nghĩa thống kê (p<
0,0001). Đường huyết 1 giờ sau mổ giảm xuống có thể là do sau mổ những kích
thích của phẫu thuật không còn, làm giảm những kích thích tố có tác dụng làm
tăng đường huyết.
KẾT LUẬN
Nồng độ đường huyết trung bình đều tăng lên trong và sau mổ so với trước mổ.
Đường huyết ở nhóm truyền tĩnh mạch dung dịch Lactat Ringer ổn định hơn so
với truyền tĩnh mạch dung dịch Glucose 5% trong gây mê phẫu thuật.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 137_19.pdf