Suy dinh dưỡng ở người cao tuổi tại huyện Mỏ Cày Bắc tỉnh Bến Tre năm 2011

BÀN LUẬN Nghiên cứu này là nghiên cứu đầu tiên được thực hiện tại Huyện Mỏ Cày Bắc, tỉnh Bến Tre để đánh giá tình trạng suy dinh dưỡng ở người cao tuổi dựa trên chỉ số khối cơ thể (BMI). Nghiên cứu tìm thấy tỉ lệ suy dinh dưỡng ở người cao tuổi là cao, chiếm gần một phần ba dân số nghiên cứu (27,5%) và tỉ lệ suy dinh dưỡng tăng dần theo tuổi và tình trạng suy dinh dưỡng ở nam cao hơn nữ. Tỉ lệ suy dinh dưỡng tìm thấy trong nghiên cứu này tương tự với kết quả của nghiên cứu khác được thực hiện tại An Giang (24,2%)(5), nhưng cao hơn nhiều so với kết quả nghiên cứu thực hiện tại thành phố Hồ Chí Minh (17,8%). Tỉ lệ suy dinh dưỡng ở người cao tuổi tăng dần theo tuổi và ở nam cao hơn ở nữ. Kết quả này cũng tương tự với kết quả được tìm thấy ở các nghiên cứu khác ở Khánh Hòa và Thừa Thiên Huế(6). Với tỉ lệ suy dinh dưỡng cao sẽ dẫn đến làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng ở người cao tuổi do suy giảm hệ thống miễn dịch, dẫn đến gia tăng gánh nặng về y tế(7). Mặc dù cả suy dinh dưỡng và thừa cân/ béo phì ở người cao tuổi đều là những yếu tố nguy cơ dẫn đến tử vong, nhưng người suy dinh dưỡng ở nhóm tuổi này có nguy cơ tử vong cao hơn nhiều lần so với người thuộc nhóm thừa cân/ béo phì(1). BMI thấp tăng nguy cơ tử vong ở người mắc bệnh lao phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, ung thư dạ dày(1). Theo dõi sự phân bố của BMI sẽ cảnh báo được các nguy cơ bệnh tật trong dân số, nếu BMI lệch trái tăng tỉ lệ suy dinh dưỡng là sự cảnh báo cho các bệnh nhiễm trùng, ngược lại là sự cảnh báo tăng nguy cơ bệnh không lây như tim mạch và đái tháo đường(9). Với tình hình tỉ lệ suy dinh dưỡng và thừa cân béo phì ở người cao tuổi tại Mỏ Cày Bắc cao, chiếm hơn một nửa dân số nghiên cứu, điều này cho thấy sự cần thiết của các chương trình can thiệp từ y tế cũng như các ban ngành địa phương nhằm cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho người cao tuổi. Từ đó góp phần làm giảm gánh nặng bệnh tật ở người cao tuổi đặc biệt là các bệnh truyền nhiễm. Các can thiệp này cần chú trọng nhiều vào đối tượng cao trên 70+ tuổi và nam giới

pdf5 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 28/01/2022 | Lượt xem: 165 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Suy dinh dưỡng ở người cao tuổi tại huyện Mỏ Cày Bắc tỉnh Bến Tre năm 2011, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014  Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng  221 SUY DINH DƯỠNG Ở NGƯỜI CAO TUỔI TẠI HUYỆN MỎ CÀY BẮC  TỈNH BẾN TRE NĂM 2011  Hà Thị Ninh*, Lê Hoàng Ninh*, Nguyễn Thị Kim Tiến**  TÓM TẮT Đặt vấn đề: Suy dinh dưỡng ở người cao tuổi làm tăng nguy cơ bệnh tật, tử vong và gánh nặng cho y tế.  Tuy nhiên, suy dinh dưỡng ở người cao tuổi lại ít nhận được sự quan tâm.  Mục tiêu: Xác định tỉ lệ suy dinh dưỡng ở người cao tuổi và một số yếu tố liên quan tại huyện Mỏ Cày Bắc  tỉnh Bến Tre.  Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu sử dụng thiết kế cắt ngang mô tả, phỏng vấn và cân đo chỉ số nhân  trắc trên 494 người từ 60 tuổi trở lên tại bốn xã của huyện Mỏ Cày Bắc.  Kết quả: Tỉ lệ suy dinh dưỡng ở người cao tuổi tại huyện Mỏ Cày Bắc là 27,3%, tỉ lệ này tăng dần theo tuổi  và cao hơn ở nam giới.  Kết  luận: Kết quả nghiên cứu cho thấy tỉ lệ suy dinh dưỡng ở người cao tuổi chiếm tỉ lệ khá cao. Vì vậy,  chính quyền và y tế địa phương cần có những biện pháp can thiệp và hỗ trợ để cải thiện tình trạng suy dinh  dưỡng ở người cao tuổi.  Từ khóa: Suy dinh dưỡng, người cao tuổi.  ABSTRACT  PREVALENCE OF MALNUTRITION AMONG OLDER PEOPLE IN MO CAY BAC, BEN TRE, 2011  Ha Thi Ninh, Le Hoang Ninh, Nguyen Thi Kim Tien  * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 6‐ 2014: 221 – 225  Background:  Malnutrition  among  older  people  is  a  serious  problem  associated  with  an  increase  in  prevalence of disease, mortality and burden of healthcare. Unfortunately, there is very little notice about the issue  from the community, especially in rural areas.  Objectives: To examine the prevalence of malnutrition among older people living in Mo Cay Bac District,  Ben Tre province   Methods: A cross‐sectional study was carried out at 4 communes of Mo Cay Bac District using a structure  questionnaire. Face  to  face  interviews and anthropometric measurements  (weight and high) were conducted at  home for 494 people aged 60 years and older living in the studied settings  Result: The prevalence  of malnutrition among  the  older people was 27.3%,  increased by  age and higher  among men than women.   Conclusion: Malnutrition was common among older people. The result highlights the important of the issue  in Mo Cay Bac district. Some management and intervention strategies should be considered to improve nutrition  status among the older people.   Keywords: Malnutrition, older people.  ĐẶT VẤN ĐỀ  Suy dinh dưỡng ở người cao tuổi là một vấn  đềđáng quan tâm. Suy dinh dưỡng kéo dài dẫn  đến  suy giảm về  sức khỏe,  tăng nguy  cơ bệnh  tật, tăng sử dụng dịch vụ y tế và tăng nguy cơ tử  vong(2). Hầu hết các yếu tố nguy cơ dẫn đến suy  * Viện Y tế Công cộng thành phố Hồ Chí Minh  ** Bộ Y tế  Tác giả liên lạc:Ths. Hà Thị Ninh  ĐT: 01653 40 17 38  Email: ninh.ha05@gmail.com  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 222  dinh  dưỡng  ở  người  cao  tuổi  đều  có  thể  can  thiệp  được  bằng  các  biện pháp  lâm  sàng  hoặc  can thiệp cộng đồng. Tuy nhiên, suy dinh dưỡng  ở người cao  tuổi chưa nhận được sự quan  tâm  đúng mức nhất là ở các nước đang phát triển(8).  Việt Nam là một nước đang phát triển với tỉ  lệ người cao tuổiđang gia tăng trong những thập  niên gần  đây,  từ 6,7% năm 1979  lên 8,1% năm  1999 và 9,2% năm 2006(3). Đa số người cao  tuổi  (75%) sống ở vùng nông thôn với điều kiện sống  và  tình  trạng  kinh  tế  thấp.  Bên  cạnh  đó,  quá  trình công nghiệp hóa, đô thị hóa đã thu hút lao  động  trẻ  ở  vùng  nông  thôn  lên  thành  thị  sinh  sống và  làm việc  để  lại vùng nông  thôn người  cao tuổi thiếu thốn sự chăm sóc về mặt thể chất  và  tinh  thần(3). Điều này có  thể ảnh hưởng  tiêu  cực  đến  tình  trạng  dinh  dưỡng  của  người  cao  tuổi  vùng  nông  thôn.  Tuy  nhiên,  có  ít  nghiên  cứu  đánh  giá  về  tình  trạng  suy  dinh  dưỡng  người cao tuổi ở vùng nông thôn.  Huyện  Mỏ  Cày  Bắc  tỉnh  Bến  Tre  là  một  huyện nông thôn mới tách ra từ huyện Mỏ Cày.  Kinh tế còn nhiều khó khăn, thu nhập bình quân  đầu người thấp. Là một huyện mới nên công tác  quản  lý  cũng như  công  tác  chăm  sóc  sức khỏe  người cao tuổi còn chưa được ghi nhận đầy đủ,  nhất  là  tình  trạng suy dinh dưỡng ở người cao  tuổi. Vì vậy, chúng tôi thực hiện nghiên cứu “tỉ  lệ suy dinh dưỡng người cao tuổi tại huyện Mỏ  Cày Bắc tỉnh Bến Tre” với mục tiêu chính là xác  định tỉ lệ và các yếu tố liên quan đến tình trạng  suy  dinh  dưỡng  người  cao  tuổi.  Kết  quả  của  nghiên cứu sẽ cung cấp thêm thông tin cho lãnh  đạo địa phương lập kế hoạch cải thiện công tác  chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.  Mục tiêu nghiên cứu  Xác  định  tỉ  lệ  suy dinh dưỡng  ở người  cao  tuổi và một  số yếu  tố  liên quan  tại huyện Mỏ  Cày Bắc tỉnh Bến Tre.  ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  Đối tượng nghiên cứu  Nghiên cứu được  thực hiện  trên người 60  tuổi  trở  lên đang sinh sống ở Huyện Mỏ Cày  Bắc  tỉnh Bến Tre năm 2011. Cỡ mẫu ước  tính  cho nghiên cứu này là 500 người được tính từ  công thức ước lượng một tỉ lệ với tỉ lệ suy dinh  dưỡng  ước  lượng  trong  nghiên  cứu  trước  là  25%, trong khoảng tin cậy  là 95% và độ chính  xác  tuyệt đối 5%(5). Cỡ mẫu này đã được hiệu  chỉnh với hệ  số  1.5  cho  cách  chọn mẫu phân  tầng. Từ danh sách 13 xã của huyện Mỏ Cày, 4  xã  được  chọn  để  thực  hiện  điều  tra  bằng  phương pháp tỉ lệ với cỡ mẫu (PPS). Bước tiếp  theo là chọn đối tượng, từ danh sách người cao  tuổi  của  các  trạm  y  tế  được  chọn,  bốc  thăm  ngẫu nhiên chọn ra 125 người cao tuổi tại mỗi  xã để tiến hành phỏng vấn. Những đối tượng  có các chứng rối  loạn  tâm  thần, không có khả  năng nghe và trả lời phỏng vấn, có các dị dạng  về cơ thể sẽ không chọn vào nghiên cứu này.  Phương pháp thu thập số liệu  Đối tượng được phỏng vấn trực tiếp bằng bộ  câu hỏi cấu trúc và cân đo các chỉ số nhân trắc tại  nhà.  Phần  đầu  của  bộ  câu  hỏi  phỏng  vấn  đối  tượng  các  thông  tin  cơ bản về  tuổi  (chia  làm 3  nhóm  60‐69,  70‐79  và  80+),  giới  (nam  và  nữ),  trình độ học vấn (không biết đọc/ viết, biết đọc/  viết, tốt nghiệp tiểu học trở  lên), tình trạng hôn  nhân, đối tượng sống chung, nghề nghiệp trước  đây, tình trạng làm việc hiện tại. Tình trạng kinh  tế gia đình được đánh giá bằng phiếu tính điểm  nghèo đơn giản của Việt Nam, đối  tượng được  chia  thành  2  nhóm  nghèo  (tổng  số  điểm  <50),  không nghèo  (với số điểm  từ 50+)(4). Đối  tượng  tự đánh giá tình trạng sức khỏe và khảo sát đối  tượng  về  có  đang  điều  trị  bệnh  bằng  thuốc  không. Các chỉ số nhân trắc bao gồm: cân nặng,  chiều cao. Chỉ số khối cơ  thể  (BMI) được phân  loại theo bảng phân loại của Châu Á, Thái Bình  Dương,  được  chia  thành  3  nhóm:  suy  dinh  dưỡng  (BMI < 18,5), bình  thường  (BMI  từ 18,5‐ 22,9) và thừa cân béo phì (BMI ≥ 23,0)(10). Điều tra  viên được tập huấn về mục đích, cách tiến hành  phỏng vấn và đo các chỉ số nhân trắc. Đối tượng  tham gia phỏng vấn được giải thích rõ mục đích  của nghiên cứu và đồng ý tham gia nghiên cứu.  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014  Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng  223 Phân tích số liệu  Các số liệu được kiểm tra đạt đúng quy cách,  không  bị  thiếu  thông  tin  sẽ  được mã  hóa  và  nhập bằng phần mềm Epidata  3.0,  thiết kế  các  bước  kiểm  soát  trong  quá  trình  nhập  số  liệu  nhằm  tránh sai sót khi nhập  liệu. Sau khi kiểm  soát, có 494 mẫu đạt yêu cầu được đưa vào phân  tích.  Số  liệu  được  phân  tích  bằng  phần mềm  Stata 10.0. Thống kê mô  tả đặc điểm kinh  tế xã  hội  của  dân  số  nghiên  cứu,  và  tỉ  lệ  suy  dinh  dưỡng, thừa cân/ béo phì và béo trung tâm của  đối  tượng.  Thống  kê  phân  tích  sử  dụng  phép  kiểm chi bình phương để tìm mối liên quan giữa  các  đặc  điểm kinh  tế xã hội với  tình  trạng  suy  dinh dưỡng của người cao tuổi.  KẾT QUẢ  Phân bố các đặc điểm của dân số nghiên cứu  Đa số người cao tuổi tham gia trong nghiên  cứu này có độ tuổi từ 60‐69 tuổi chiếm 43,9%, là  nữ (75,5%), biết đọc biết viết (50,4%), góa (47%)  và  có  vợ/  chồng  (47%).  Đa  số  người  cao  tuổi  trước  đây  làm  ruộng  (68%),  tại  thời  điểm  điều  tra vẫn  có gần một phần ba  (31,8%) người  cao  tuổi  trong  nghiên  cứu  vẫn  còn  làm  việc  kiếm  sống.  73,1%  người  cao  tuổi  sống  với  gia  đình,  khoảng  12,1%  người  cao  tuổi  sống một mình.  Đáng  lưu ý  là có  tới 36% người cao  tuổi  thuộc  nhóm nghèo. Có khoảng một phần ba (33,2%) số  người cao tuổi trong nhóm nghiên cứu tự đánh  giá  tình  trạng sức khỏe của họ  là kém hoặc  rất  kém.  66,2%  người  cao  tuổi  trả  lời  họ  có  đang  điều trị bệnh bằng thuốc (bảng 1).  Phân  bố  chỉ  số  nhân  trắc  của  người  cao  tuổi  trong nhóm nghiên cứu  Bảng 2  trình bày kết quả về phân bố chỉ số  nhân của người cao tuổi trong nhóm nghiên cứu.  Tỉ  lệ người  cao  tuổi  bị  suy dinh dưỡng  tương  đương với tỉ lệ người bị thừa cân/ béo phì (27,5%  so với 28,2%). Như vậy,  tỉ  lệ người cao  tuổi có  chỉ số BMI ở mức bình  thường chỉ chiếm dưới  một  nửa  (44,3%)  số  người  cao  tuổi  tham  gia  nghiên cứu.   Bảng 1: Đặc điểm chung của dân số nghiên cứu  (n=494)  Đặc điểm Tần số Tỉ lệ (%) Nhóm tuổi 60-69 217 43,9 70-79 193 39,1 80+ 84 17,0 Giới Nam 121 24,5 Nữ 373 75,5 Trình độ học vấn Không biết đọc/ viết 111 22,5 Biết đọc, biết viết 249 50,4 Tốt nghiệp tiểu học trở lên 134 27,1 Tình trạng hôn nhân Độc thân 15 3,0 Có vợ/ chồng 232 47,0 Ly thân/ ly dị 15 3,0 Góa vợ/ chồng 232 47,0 Nghề nghiệp trước đây CN/ VC 28 5,7 Làm ruộng rẫy 336 68,0 Làm thuê 35 7,1 Buôn bán 56 11,3 Khác 39 7,9 Nghề nghiệp hiện tại Tự làm việc kiếm sống 157 31,8 Không làm việc 227 45,9 Nội trợ 110 22,3 Đối tượng sống chung Một mình 60 12,1 Với vợ/ chồng 73 14,8 Với vợ/ chồng và con cháu 361 73,1 Tình trạng kinh tế Nghèo 176 35,6 Không nghèo 318 64,4 Tự đánh giá tình trạng sức khỏe Trung bình/ tốt 330 66,8 Kém 164 33,2 Đang điều trị bằng thuốc Có 327 66,2 Không 167 33,8 Bảng 2: Phân loại BMI theo chuẩn Châu Á Thái  Bình Dương  BMI Tần số Tỉ lệ (%) Suy dinh dưỡng (BMI<18,5) 136 27,5 Bình thường (18,5-22,9) 219 44,3 Thừa cân/ béo phì (BMI ≥ 23) 139 28,2 Tổng 494 100,0 Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 224  Bảng 3: Mối liên quan giữa tình trạng dinh dưỡng với các đặc điểm của dân số nghiên cứu  BMI p Suy dinh dưỡng Bình thường Thừa cân/béo phì Tuổi 60-69 39 (18,0) 102 (47,0) 76 (35,0) 0,000170-79 64 (33,2) 86 (44,6) 43 (22,2) 80+ 32 (38,1) 33 (39,3) 19 (22,6) Giới Nam 50 (41,3) 50 (41,3) 21 (17,4) 0,0001 Nữ 85 (22,8) 171 (45,8) 117 (31,4) Trình độ học vấn Không biết đọc/ viết 38 (34,3) 48 (43,2) 25 (22,5) 0,24 Biết đọc, biết viết 58 (23,3) 118 (47,4) 73 (29,3) Tốt nghiệp tiểu học trở lên 39 (29,1) 55 (41,0) 40 (29,9) Tình trạng hôn nhân Độc thân/ ly dị/ góa 62 (23,7) 123 (46,9) 77 (29,4) 0,15 Có vợ/ chồng 73 (31,5) 98 (42,2) 61 (26,3) Nghề nghiệp trước đây Công nhân viên chức 11 (39,3) 7 (25,0) 10 (35,7) 0,31 Làm ruộng rẫy 87 (25,9) 159 (47,3) 90 (26,8) Làm thuê 12 (34,3) 17 (48,6) 6 (17,1) Buôn bán 15 (26,8) 22 (39,3) 19 (33,9) Khác 10 (25,7) 16 (41,0) 13 (33,3) Làm việc hiện tại Đang làm việc 43 (27,4) 72 (45,8) 42 (26,8) 0,19 Không làm việc 71 (31,3) 97 (42,7) 59 (26,0) Nội trợ 21 (19,1) 52 (47,3) 37 (33,6) Đối tượng sống chung Một mình 16 (26,7) 28 (46,6) 16 (26,7) 0,88 Với vợ/ chồng 17 (23,3) 36 (49,3) 20 (27,4) Với vợ/ chồng con/ cháu 102 (28,2) 157 (43,5) 102 (28,2) Tình trạng kinh tế Nghèo 54 (30,7) 74 (42,0) 48 (27,3) 0,44 Không nghèo 81 (25,5) 147 (46,2) 90 (28,3) Tình trạng sức khỏe Trung bình/ Tốt 85 (25,7) 154 (46,7) 91 (27,6) 0,41 Kém 50 (30,5) 67 (40,8) 47 (28,7) Điều trị bệnh Có 78 (23,8) 143 (43,7) 106 (32,4) 0,003 Không 57 (34,1) 78 (46,7) 32 (19,2) Mối liên quan giữa tình trạng suy dinh dưỡng  với đặc điểm của dân số nghiên cứu  Kết quả bảng 3.10  cho  thấy,  tuổi và giới  là  hai yếu  tố có  liên quan đến  tình  trạng BMI của  người cao  tuổi. Tỉ  lệ  suy dinh dưỡng  tăng dần  theo  tuổi, nhóm  tuổi dưới  70  có  tỉ  lệ  suy dinh  dưỡng  thấp nhất  18,0%,  trong khi nhóm  từ  80  tuổi trở lên có tỉ lệ suy dinh dưỡng cao gần gấp  hai  lần,  chiếm  38,1%.  Nam  có  tỉ  lệ  suy  dinh  dưỡng 41,3% cao hơn gần gấp đôi so với tỉ lệ suy  dinh  dưỡng  của  nữ  là  22,8%.  Giữa  các  nhóm  trình độ học vấn khác nhau thì nhóm không biết  đọc viết có tỉ lệ suy dinh dưỡng cao nhất (34,3%)  so với nhóm biết  đọc viết  (23,3%) và nhóm  có  trình  độ  từ  tiểu học  trở  lên 29,1%. Khi  so  sánh  giữa  các  nhóm  tình  trạng  hôn  nhân,  học  vấn,  nhóm nghề nghiệp, đối tượng sống chung, tình  trạng kinh  tế không  tìm  thấy sự khác biệt có ý  nghĩa thống kê về tình trạng suy dinh dưỡng.   BÀN LUẬN  Nghiên cứu này là nghiên cứu đầu tiên được  thực hiện tại Huyện Mỏ Cày Bắc, tỉnh Bến Tre để  đánh giá tình trạng suy dinh dưỡng ở người cao  tuổi dựa  trên  chỉ  số khối  cơ  thể  (BMI). Nghiên  cứu  tìm  thấy  tỉ  lệ suy dinh dưỡng ở người cao  tuổi  là  cao,  chiếm  gần  một  phần  ba  dân  số  nghiên cứu (27,5%) và tỉ lệ suy dinh dưỡng tăng  dần  theo  tuổi và  tình  trạng  suy dinh dưỡng  ở  nam cao hơn nữ. Tỉ lệ suy dinh dưỡng tìm thấy  trong nghiên cứu này tương tự với kết quả của  nghiên  cứu khác  được  thực hiện  tại An Giang  (24,2%)(5), nhưng  cao hơn nhiều  so với kết quả  nghiên  cứu  thực  hiện  tại  thành  phố  Hồ  Chí  Minh (17,8%). Tỉ lệ suy dinh dưỡng ở người cao  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014  Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng  225 tuổi tăng dần theo tuổi và ở nam cao hơn ở nữ.  Kết quả này cũng tương tự với kết quả được tìm  thấy  ở  các  nghiên  cứu  khác  ở  Khánh Hòa  và  Thừa Thiên Huế(6).   Với tỉ lệ suy dinh dưỡng cao sẽ dẫn đến làm  tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng ở người  cao  tuổi do  suy giảm hệ  thống miễn dịch, dẫn  đến gia tăng gánh nặng về y tế(7). Mặc dù cả suy  dinh dưỡng và  thừa  cân/ béo phì  ở người  cao  tuổi  đều  là những yếu  tố nguy  cơ dẫn  đến  tử  vong, nhưng người suy dinh dưỡng ở nhóm tuổi  này có nguy cơ tử vong cao hơn nhiều lần so với  người thuộc nhóm thừa cân/ béo phì(1). BMI thấp  tăng  nguy  cơ  tử  vong  ở  người mắc  bệnh  lao  phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, ung thư dạ  dày(1). Theo dõi sự phân bố của BMI sẽ cảnh báo  được các nguy cơ bệnh tật trong dân số, nếu BMI  lệch trái tăng tỉ lệ suy dinh dưỡng là sự cảnh báo  cho các bệnh nhiễm trùng, ngược  lại  là sự cảnh  báo tăng nguy cơ bệnh không lây như tim mạch  và đái tháo đường(9). Với tình hình tỉ lệ suy dinh  dưỡng và thừa cân béo phì ở người cao tuổi tại  Mỏ  Cày  Bắc  cao,  chiếm  hơn một  nửa  dân  số  nghiên cứu, điều này cho  thấy sự cần  thiết của  các chương trình can thiệp từ y tế cũng như các  ban ngành địa phương nhằm cải thiện tình trạng  dinh dưỡng cho người cao tuổi. Từ đó góp phần  làm giảm gánh nặng bệnh  tật ở người cao  tuổi  đặc biệt là các bệnh truyền nhiễm. Các can thiệp  này cần chú trọng nhiều vào đối tượng cao trên  70+ tuổi và nam giới.   KẾT LUẬN  Kết  quả  thu  được  cho  thấy  tỉ  lệ  suy  dinh  dưỡng của người cao tuổi tại huyện Mỏ Cày Bắc  khá cao (27,3%) tương đương với tỉ lệ thừa cân/  béo  phì  (28,0%).  Suy  dinh  dưỡng  ở  người  cao  tuổi gia tăng theo tuổi và suy dinh dưỡng ở nam  cao hơn  ở nữ. Chương  trình dinh dưỡng  ở địa  phương nên mở  rộng  các hoạt  động  cho  chăm  sóc, cải  thiện  tình  trạng dinh dưỡng của người  cao tuổi, nhằm giảm tỉ lệ bị suy dinh dưỡng hiện  đang  ở mức  cao  ở người  cao  tuổi. Các nghiên  cứu về đánh giá về kiến  thức và  thực hành về  dinh dưỡng người cao tuổi cũng như chế độ ăn  của người cao tuổi ở vùng nông thôn nên được  thực hiện  để  cung  cấp  thêm  thông  tin  cho xây  dựng chiến lược can thiệp hiệu quả hơn.  TÀI LIỆU THAM KHẢO  1. Ahmed T, Haboubi N (2010). Assessment and management of  nutrition  in older people  and  its  importance  to health. Clin  Interv Aging. 5: 207‐16.  2. Evans C  (2005). Malnutrition  in  the  elderly: a multifactorial  failure to thrive. Perm J. 9(3): 38‐41.  3. Hoi LV, Phuc HD, Dung TV, Chuc NT, Lindholm L  (2009).  Remaining life expectancy among older people in a rural area  of Vietnam:  trends and  socioeconomic  inequalities during a  period  of  multiple  transitions.  BMC  Public  Health.  9:  471  doi:10.1186/1471‐2458‐9‐471.  4. Microfinance  Risk  Management  (2009).  Phiếu  tính  điểm  nghèo đơn giản Việt Nam: Tài liệu nhập dữ liệu.Hà Nội. Tr.  22‐33.  5. Phạm  Thị  Tâm, Nguyễn  Phước Hải,  Lê  Văn  Khoa  (2009).  Đánh giá tình trạng dinh dưỡng người cao tuổi tại huyện Tân  Châu. tỉnh An Giang. Đề tài cấp cơ sở. Viện Dinh Dưỡng.Tr.  87‐90.  6. Trương Tấn Minh, Lê Tấn Phùng (2008). Tình hình tăng huyết  áp và các yếu tố liên quan ở người cao tuổi tỉnh Khánh Hòa.  Đề tài cấp cơ sở. Sở Y tế Khánh Hòa.Tr. 90‐101.  7. Viện Dinh Dưỡng  (2001). Cải  thiện  tình  trạng  dinh  dưỡng  người cao tuổi Việt Nam. Nhà xuất bản Y học. Hà Nội. Tr. 78‐ 101.  8. Visvanathan  R  (2003).  Under‐nutrition  in  older  people:  a  serious and growing global problem!. J Postgrad Med. 49(4):  352‐60.  9. WHO Expert Committee (1995). Physical status: the use and  interpretation  of  anthropomatry  World  Health  Organisation.WHO. Geneva. Pp. 10‐14.  10. WHO  Expert  Consultation  (2004).  Appropriate  body‐mass  index  for Asian populations  and  its  implications  for  policy  and intervention strategies. The Lancet. 363(9403)157‐163.  Ngày nhận bài báo:       6/5/2014  Ngày phản biện nhận xét bài báo:   13/6/2014  Ngày bài báo được đăng:     14/11/2014 

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfsuy_dinh_duong_o_nguoi_cao_tuoi_tai_huyen_mo_cay_bac_tinh_be.pdf