Tác động của vấn đề răng miệng lên sinh hoạt hàng ngày của trẻ 12 tuổi tại 2 vùng có và không có fluor hoá nước của thành phố Hồ Chí Minh năm 2012

KẾT LUẬN Đau răng và có lỗ sâu trên răng là 2 vấn đề răng miệng phổ biến hơn ở trẻ 12 tuổi sống ở vùng không có fluor hoá nước máy so với trẻ sống ở vùng không có fluor hoá nước tại thành phố Hồ Chí Minh. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ % trẻ 12 tuổi có hoạt động ăn nhai và học tập bị ảnh hưởng bởi các vấn đề răng miệng giữa vùng có fluor và không có fluor hoá nước máy. Trẻ 12 tuổi sống ở vùng có fluor hoá nước ít bị tác động trầm trọng của các vấn đề răng miệng lên 8 sinh hoạt hàng ngày hơn là trẻ sống ở vùng không có fluor hoá nước máy. Đau răng và có lỗ sâu trên răng là 2 nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng đến các hoạt động ăn nhai, nghỉ ngơi, học tập và tinh thần của trẻ 12 tuổi tại thành phố Hồ Chí Minh. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) về tỷ lệ % học sinh 12 tuổi bị đau răng và có lỗ sâu trên răng (có ảnh hưởng đến 4 hoạt động chính như ăn nhai, vệ sinh răng miệng, học tập, nghỉ ngơi) giữa vùng có và không có fluor hoá nước máy tại thành phố Hồ Chí Minh.

pdf8 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 28/01/2022 | Lượt xem: 224 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tác động của vấn đề răng miệng lên sinh hoạt hàng ngày của trẻ 12 tuổi tại 2 vùng có và không có fluor hoá nước của thành phố Hồ Chí Minh năm 2012, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 249 TÁC ĐỘNG CỦA VẤN ĐỀ RĂNG MIỆNG LÊN SINH HOẠT HÀNG NGÀY CỦA TRẺ 12 TUỔI TẠI 2 VÙNG CÓ VÀ KHÔNG CÓ FLUOR HOÁ NƯỚC CỦA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2012 Hoàng Trọng Hùng*, Ngô Thị Quỳnh Lan** TÓM TẮT Mục tiêu:Mục tiêu của nghiên này là để so sánh tác động của các vấn đề sức khoẻ răng miệng lên các sinh hoạt hàng ngày của trẻ 12 tuổi sống giữa hai vùng có và không có fluor hoá nước của thành phố Hồ Chí Minh năm 2012, qua chỉ số Child-OIDP. Phương pháp:Một nghiên cứu cắt ngang được thực hiện vào tháng 4 và 5 của năm 2012 tại thành phố Hồ Chí Minh. 1572 trẻ 12 tuổi ở vùng có fluor hoá nước và 537 trẻ cùng tuổi ở vùng không có fluor hoá nước đã được chọn vào mẫu nghiên cứu bằng kỹ thuật chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng nhiều bậc. Chỉ số Child-OIDP được áp dụng để thu thập dữ liệu liên quan đến tác động của các vấn đề răngmiệng lên 8 sinh hoạt hàng ngày của trẻ (ăn, nói, ngủ/nghỉ ngơi, vệ sinh răng miệng, cười, tinh thần, học tập và giao tiếp). Kiểm định χ2 và mô hình GLM được áp dụng trong nghiên cứu này. Kết quả:Tỷ lệ % trẻ 12 tuổi có tối thiểu một hoạt động sống hàng ngày bị ảnh hưởng bởi các vấn đề răng miệng lần lượt là 48,1 % và 55,3% ở vùng có fluor hoá nước (F+) và không fluor hoá nước (F-). Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ % này giữa vùng F+ và F- (p=0,004). Gần một nữa trẻ 12 tuổi (47,2% ở F- và 50,5% ở F+) có từ 1 đến 3 hoạt động bị ảnh hưởng do vấn đề răng miệng (trong 8 hoạt động). Ăn nhai là một trong những hoạt động bị ảnh hưởng nhiều nhất ở trẻ sống trong vùng không có fluor hoá nước (25%), trong khi tác động này chỉ chiếm 14,5% ở vùng có fluor hoá nước (p<0,001). 13,4% trẻ ở vùng F- bị ảnh hưởng của các vấn đề răng miệng lên học tập hàng ngày, tỷ lệ này chỉ 7,1% ở vùng F+ (P<0,001). Nguyên nhân lâm sàng chủ yếu ảnh hưởng lên các hoạt động (ăn nhai, nghỉ ngơi, tinh thần và học tập) của trẻ trong mẫu nghiên cứu là đau răng (15,3%-83,3% ở F- và 6,2%-58,7% ở F+)(so sánh F- với F+: p<0,05) và có lỗ sâu trên răng (5,6-33,3% ở F- và 2,7%-7,8% ở vùng F+) (so sánh F- với F+: p<0,05). Kết luận: Trẻ 12 tuổi sống ở vùng không có fluor hoá nước máy chịu tác động của các vấn đề răng miệng lên sinh hoạt hàng ngày tầm trọng hơn ở so với trẻ cùng trang lứa sống tại vùng có fluor hoá nước máy của thành phố Hồ Chí Minh. Từ Khoá: Fluor hoá nước, tác động của các vấn đề răng miệng lên sinh hoạt hàng ngày, trẻ 12 tuổi, Child- OIDP. ABSTRACT ORAL IMPACTS ON DAILY PERFORMANCES (OIDP) AMONG 12 YEAR-OLD CHILDREN LIVING IN FLUORIDATED AND NON-FLUORIDATED AREA IN HOCHIMINH CITY, VIETNAM Hoang Trong Hung, Ngo Thi Quynh Lan * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - Supplement of No 2 - 2014: 249 - 256 Objective: The objective of this study was to evaluate oral impacts on daily performaces (OIDP) among 12 year-old children living in fluoridated and non-fluoridated area in HoChiMinh city, Vietnam, by using Child- OIDP. * Bộ môn NKCC- Khoa Răng Hàm Mặt, Đại Học Y Dược Tp.HCM ** Bộ môn NKCS- Khoa Răng Hàm Mặt, Đại Học Y Dược Tp.HCM Tác giả liên lạc: ThS- Hoàng Trọng Hùng ĐT: 0903 883343 Email: htrhung.rhm@gmail.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 250 Methods: Cross-sectional study implemented in April and May 2012 on a multi-stratified random sample of 2109 twelve-year-old children born in 2000 (1572 in fluoridated and 537 in non-fluoridated areas). Oral impacts on daily performaces was measured using Child-OIDP index on by 10 trained interviewers. Chi-square test and GLM model were used to test for statistical differences. Results: Percentage of children having one or more oral impacts was 48.1 % and 55.3% in fluoridated area and non fluoridated area, respectively. There was a statistical significant difference in the percentage of the children living between the two areas (p=0.004). Nearly half (47.2% in F- and 50.5% in F+) of children with impacts had 1-3 daily performances affected (out of 8 performances). Eating was one of most common effected performances (25%) in the children living in F- but the impact was limited in F+ (14.5%) (p<0.001). There were 13.4 % of children in F- effecting in studying, the figure was 7.1% in F+ (p<0.001). The main clinical causes of impacts (eating, sleeping/relaxing and studying) were toothache (15.3%-83.3% in F- and 6.2%-58.7% in F+)(F- vs F+: p<0.05) and cavities (5.6-33.3% in F- and 2.7%-7.8% in F+) (F- vs F+: p<0.05). Conclusion: The oral impacts on daily performances were more serious in 12 year-old children living in non- fluoridated area comparing thoses in fluoridated area in HoChiMinh city. Key words: water fluoridation, oral impacts on daily performaces, 12-year-old chidren, child-OIDP. MỞ ĐẦU Năm 2003, WHO đã đề xuất một định nghĩa về sức khoẻ răng miệng: “Sức khỏe răng miệng là sự thoải mái về thể chất, tinh thần và xã hội trong mối tương quan với tình trạng sức khỏe răng miệng” (WHO, 2003)(19). Khái niệm “Chất lượng cuộc sống liên quan sức khỏe răng miệng” (OHRQOL) đạt được mục đích của viễn cảnh mới này. Khái niệm này nhấn mạnh tầm quan trọng về sự hiểu biết ý nghĩa của sức khoẻ răng miệng tốt và chất luợng cuộc sống. Cùng với sự ra đời của quan niệm “Chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khỏe răng miệng”, các chỉ số sức khỏe nha - xã hội xuất hiện và được sử dụng ngày càng rộng rãi để đánh giá tác động của vấn đề răng miệng lên chất lượng cuộc sống. Tại thành phố Hồ Chí Minh, chương trình fluor hoá nước máy đã được triển khai từ năm 1990 với mục tiêu dự phòng sâu răng cho trẻ em tại thành phố, trong bối cảnh thành phố là vùng cư dân có tỷ lệ và mức độ trầm trọng sâu răng cao nhất trong cả nước (1989)(17). Nhiều nghiên cứu dịch tễ học đã chứng minh hiệu quả giảm sâu răng cho trẻ em tại thành phố theo sau chương trình này(4,16). Tuy nhiên, các nghiên cứu dịch tễ học nêu trên chủ yếu sử dụng các thang đo lường lâm sàng để đánh giá hiệu quả của chương trình trong việc dự phòng sâu răng cho trẻ em thành phố (như tỷ lệ % sâu răng, SMT-R, SMT- MR), hầu như chưa có nghiên cứu nào sử dụng thang đo lường nha xã hội học có liên quan chất lượng cuộc sống để đo lường hiệu quả của chương trình. Nghiên cứu này được thực hiện với mục tiêu so sánh tác động của các vấn đề sức khoẻ răng miệng lên 8 sinh hoạt hàng ngày (ăn, nói, làm sạch răng, thư giãn bao gồm ngủ, cười ổn định trạng thái tinh thần, học và làm bài tập ở nhà, tiếp xúc với mọi người) của trẻ 12 tuổi sống giữa hai vùng có và không có fluor hoá nước của thành phố Hồ Chí Minh năm 2012, thông qua chỉ số Child-OIDP. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Cắt ngang mô tả Đối tượng nghiên cứu: Trẻ 12 tuổi sinh ra và lớn lên tại thành phố Hồ Chí Minh Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 251 Cỡ mẫu và kỹ thuật chọn mẫu nghiên cứu - 2109 trẻ 12 tuổi sinh năm 2000 (537 ở vùng không fluor hoá nước và 1572 ở vùng fluor hoá nước). - Kỹ thuật chọn mẫu: Kỹ thuật chọn mẫu phân tầng ngẫu nhiên nhiều bậc. + Bước 1: Liệt kê danh sách các quận huyện ở các vùng có và không có fluor hoá nước, dựa theo bảng đồ fluor hoá của Trung tâm Y tế Dự Phòng thành phố Hồ Chí Minh. + Bước 2: Liệt kê danh sách các trường trung học cơ sở trong địa bàn của quận. + Bước 3: Tất cả 24 quận huyện thuộc thành phố đều được chọn vào mẫu nghiên cứu. + Bước 4: Mỗi quận chọn ngẫu nhiên 2 trường trung học cơ sở. + Bước 5: Mỗi trường, chọn ngẫu nhiên 80- 90 học sinh lớp 6 (Học kỳ II của năm học). + Tổng số: 48 trường trung học cơ sở và 2109 học sinh 12 tuổi được chọn vào mẫu nghiên cứu. Tiêu chí chọn mẫu Trẻ sinh ra và lớn lên tại quận nghiên cứu. Trẻ có phụ huynh đồng ý cho tham gia vào nghiên cứu. Trẻ đồng ý trả lời bảng câu hỏi Child-OIDP. Tiêu chí loại trừ Trẻ bệnh hoặc không hợp tác trong điều tra Trẻ đang mang khí cụ chỉnh nha. Thu thập dữ liệu được thực hiện qua các bước sau: (Theo đúng hướng dẫn của chỉ số Child-OIDP). Bước 1: Phỏng vấn trẻ về những khó chịu từ răng miệng mà trẻ gặp phải trong 3 tháng qua. Việc phỏng vấn này dựa theo bảng phong vấn của Child-OIDP và thực hiện ngay tại lớp học. Bước 2: Ghi nhận mức độ, tần suất và nguyên nhân răng miệng tác động lên 8 hoạt động sống hàng ngày của trẻ, dựa trên những khó chịu mà trẻ đã liệt kê bước 1. Việc ghi nhận này được thực hiện trên phiếu Child-OIDP thông qua hình thức phỏng vấn trực tiếp. Bảng 1: Thang đo lường mức độ tác động của răng miệng lên từng hoạt động hàng ngày của trẻ theo chỉ số Child-OIDP theo phân loại của Slade, 1997(18) Phân loại mức độ tác động Mức độ trầm trọng Tần suất Điểm số tác động (a)x(b) Phân loại Điểm (a) Phân loại Điểm (b) Rất nặng Nặng 3 Nặng 3 9 Nặng Nặng 3 Trung bình 2 6 Trung bình 2 Nặng 3 6 Trung bình Trung bình 2 Trung bình 2 4 Nặng 3 Nhẹ 1 3 Nhẹ 1 Nặng 3 3 Nhẹ Trung bình 2 Nhẹ 1 2 Nhẹ 1 Trung bình 2 2 Rất nhẹ Nhẹ 1 Nhẹ 1 1 Không ảnh hưởng Không 0 Không 0 0 Kiểm soát sai lệch thông tin 10 điều tra viên được huấn luyện phương pháp phỏng vấn trẻ bằng bảng câu hỏi Child- OIDP. Bảng câu hỏi Child-OIDP đã được thử nghiệm và chỉnh sửa bởi nhóm chuyên viên Việt nam trong các nghiên cứu trước(5,12). Thống kê Dữ liệu nghiên cứu được xử lý bằng phần mềm SPSS 10.05. Thống kê mô tả: Tỷ lệ % các vấn đế răng miệng gặp phải, tỷ lệ % các hoạt động bị ảnh hưởng, trung bình điểm số Child-OIDP. Thông kê suy lý: Kiểm định χ2, thống kê GLM (với phân tích Robust) cho các dữ liệu phân bố lệch. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN Đặc điểm mẫu nghiên cứu Phân bố tỷ lệ % trẻ 12 tuổi theo giới tính và theo vùng nghiên cứu tại thành phố Hồ Chí Minh được trình bày trong bảng 2. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 252 2109 trẻ 12 tuổi tại thành phố Hồ Chí Minh trong năm học 2011-2012 đã tham gia vào nghiên cứu này. Trong đó bao gồm 1572 trẻ sống ở vùng có fluor hoá nước máy của thành phố (48,2% nam và 51,8% nữ), và 537 trẻ sống ở vùng không có fluor hoá nước máy (49,3% nam và 50,7% nữ). Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về sự phân bố tỷ lệ % trẻ nam và nữ giữa vùng có và không có fluor hoá nước của thành phố trong nghiên cứu này (p=0,651). Rõ ràng, sự phân bố ngẫu nhiên này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các phân tích thống kê trong nghiên cứu có liên quan đến biến giới tính của trẻ. Bảng 2: Phân bố tỷ lệ % trẻ 12 tuổi trong mẫu nghiên cứu theo vùng và giới tính Vùng Nam N (%) Nữ N (%) Tổng N (%) Vùng fluor hoá nước (F+) 758 (48,2) 814 (51,8) 1572 (75,5) Vùng không fluor hoá nước (F-) 265 (49,3) 272 (50,7) 537 (24,5) Tổng 1023 (48,5) 1086 (51,5) 2109 (100) Kiểm định χ2, p=0,651 Sự phân bố tỷ lệ % trẻ 12 tuổi trong mẫu nghiên cứu giữa 2 vùng có và không có fluor hoá nước máy của thành phố Hồ Chí Minh khá phù hợp với báo cáo thống kê của Sở Giáo Dục Đào Tạo thành phố Hồ Chí Minh trong năm học 2011-2012, về sự phân bố học sinh giữa các quận huyện thuộc thành phố(15). Điều này, chúng tỏ mẫu nghiên cứu đủ phù hợp để đại diện cho trẻ 12 tuổi của thành phố trong phân tích so sánh ảnh hưởng của các vấn đề răng miệng lên hoạt động sống hàng ngày của trẻ 12 tuổi giữa 2 vùng có và không có fluor hoá nước. Các vấn đề răng miệng gặp phải (do trẻ tự cảm nhận) trong 3 tháng trước đây: Trong tiến trình đánh giá tác động của các vấn đề răng miệng lên sinh hoạt hàng ngày của trẻ thông qua chỉ số Child-OIDP, câu hỏi đầu tiên của quy trình này là “Trong 3 tháng qua, con có cảm thấy có khó chịu gì ở vùng răng miệng không? Nếu có, các khó chịu đó là gì?”. Kết quả của câu hỏi này được trình bày ở bảng 3. Bảng 3: So sánh tỷ lệ % trẻ 12 tuổi có các vấn đề răng miệng (tự cảm nhận) trong 3 tháng trước gần đây giữa 2 vùng có và không có fluor hoá nước Vấn đề răng miệng trong 3 tháng trước đây Vùng F(+) Vùng F(-) Giá trị p (1) N % N % Đau răng, nhức răng 164 10,4 92 17,1 <0,001 Ê buốt răng 657 42,0 222 41,6 0,860 Sâu răng, có lỗ trên răng 212 13,6 168 31,5 <0,001 Răng vĩnh viễn bị gãy, vỡ lớn, mẻ 102 6,5 37 6,9 0,749 Màu răng xấu 225 14,3 110 20,5 0,001 Hình dạng răng không đẹp 268 17,0 75 14,0 0,095 Vị trí răng 338 21,5 80 14,9 0,001 Chảy máu nướu khi chảy răng 299 19,0 102 19,0 0,985 Sưng nướu 85 5,4 37 6,9 0,204 Vôi răng 265 16,9 73 13,6 0,075 Hôi miệng hay hơi thở hôi 186 11,8 47 8,8 0,049 Loét miệng 85 5,4 27 5,0 0,735 Răng sữa bị lung lay, sắp rụng 74 4,7 23 4,3 0,685 Răng vĩnh viễn đang mọc 46 2,9 25 4,7 0,055 Trống răng (do răng vĩnh viễn chưa mọc) 55 3,5 24 4,5 0,306 Khuyết tật vùng hàm mặt (sứt môi, hàm ếch) 8 0,5 2 0,4 1,000* Thiếu răng vĩnh viễn 25 1,6 13 2,4 0,212 Khó chịu khác 40 2,5 12 2,2 0,694 (1) Kiểm định χ2; (*) Kiểm định chính xác Fisher Kết quả bảng 3 cho thấy, 5 vấn đề răng miệng mà trẻ 12 tuổi sống ở vùng có fluor hoá nước của thành phố Hồ Chí Minh thường gặp phải là ê buốt răng khi ăn thức ăn/uống nóng/lạnh (42%), sự sắp xếp của các răng không đẹp (21,5%), chảy máu nướu khi chải răng (19,0%), hình dạng răng không đẹp (17,0%) và có vôi răng trong miệng (16,9%). Tương tự, 5 vấn đề răng miệng thường gặp nhất của trẻ 12 tuổi sống ở vùng không có fluor hoá nước của thành phố Hồ Chí Minh là ê buốt răng (41,6%), có lỗ sâu trên răng (31,5%), màu răng không đẹp (20,5%), chảy máu nướu khi chải răng (19,0) và đau nhức răng (17,1%). Có một sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ % trẻ 12 tuổi có tình trạng đau nhức răng và có lỗ sâu trên răng trong “3 tháng vừa qua” giữa vùng có và không có fluor hoá nước của Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 253 thành phố Hồ Chí Minh trong năm 2012 (Bảng 3, p<0,001). Sự khác biệt này cũng được tìm thấy ở những vấn đề có liên quan đến tính thẩm mỹ như màu sắc răng và sự sắp xếp của các răng (Bảng 3, p<0,001). Có sự phân bố tương đồng giữa vùng có và không có fluor về các vấn đề răng miệng mà trẻ 12 tuổi tự cảm nhận đã gặp phải trong 3 tháng trước khi điều tra này thực hiện, ngoại trừ các vấn đề răng miệng liên quan đến hậu quả của bệnh sâu răng (đau nhức răng, có lỗ sâu trên răng) và các vấn đề có tính thẩm mỹ (màu sắc răng và sắp xếp răng). Trẻ 12 tuổi sống ở vùng có fluor hoá nước trong nghiên cứu này ít có những vấn đề răng miệng liên quan đến bệnh sâu răng hơn là trẻ cùng trang lứa sống ở vùng không có fluor hoá nước. Thực tế, nhiều nghiên cứu trước đây đã chứng minh fluor hoá nước đã làm giảm đáng kể tỷ lệ và mức độ trầm trọng sâu răng cho trẻ sống ở vùng có fluor hoá nước của thành phố. Kết quả nghiên cứu này cũng phù hợp với các nghiên cứu dịch tễ học sâu răng theo sau chương trình fluor hoá nước máy tại thành phố Hồ Chí Minh(4,16) và trên thế giới (11). Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu này cũng góp phần khẳng định hiệu quả của fluor hoá nước máy trong việc phân tầng hậu quả của bệnh sâu răng ở trẻ 12 tuổi sống giữa vùng có và không có fluor hoá nước máy tại thành phố Hồ Chí Minh hiện nay. Tác động của các vấn đề răng miệng lên 8 sinh hoạt hàng ngày của trẻ 12 tuổi sống giữa vùng có và không có fluor hoá nước tại thành phố Hồ Chí Minh Chỉ số Child-OIDP đánh giá tác động của răng miệng lên 8 hoạt động hàng ngày của trẻ: ăn, nói, làm sạch răng, thư giãn bao gồm ngủ, cười (cười mỉm, cười lớn mà không e ngại), ổn định trạng thái tinh thần, học và làm bài tập ở nhà, tiếp xúc với mọi người. Kết quả về mức độ, tần suất và nguyên nhân răng miệng tác động lên 8 hoạt động sống hàng này được trình bày ở bảng 4 đến bảng 7, và biểu đồ 1. Bảng 4: So sánh tỷ lệ % trẻ 12 có ảnh hưởng của các vấn đề răng miệng lên 8 hoạt động sống hàng ngày giữa 2 vùng có và không có fluor hoá nước Hoạt động bị ảnh hưởng N (%) Giá trị p1 Vùng F(+) Vùng F (-) Ăn nhai 230 (14,5) 134 (25,0) <0,001 Phát âm 26 (1,7) 3 (0,6) 0,083* VSRM 293 (18,5) 89 (16,6) 0,283 Nghỉ ngơi 46 (2,9) 24 (4,5) 0,085 Tinh thần 224 (14,2) 68 (12,7) 0,358 Cười 247 (15,5) 64 (11,9) 0 ,042 Học tập 113 (7,1) 72 (13,4) <0,001 Giao tiếp 149 (9,5) 41 (7,6) 0,458 Chung 756 (48,1) 297 (55,3) 0,004 (1) Kiểm định χ2; (*) Kiểm định chính xác Fisher 48,1 % trẻ 12 tuổi ở vùng có fluor hoá nước và 55,3% trẻ ở vùng không có fluor hoá nước của thành phố Hồ Chí Minh có ít nhất một hoạt động trong 8 sinh hoạt hàng ngày bị ảnh hưởng bởi các vấn đề răng miệng trong 3 tháng qua. Có một sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ % này giữa vùng có và không có fluor hoá nước của thành phố Hồ Chí Minh. Ở vùng có fluor hoá nước, hoạt động hàng ngày bị ảnh hưởng nhiều nhất là vệ sinh răng miệng (18,5%), kế đến là cười (15,5%) và ăn nhai (14,5%). Hoạt động bị ảnh hưởng ít nhất là phát âm (1,6%) và nghỉ ngơi (2,9%). (Bảng 4) Khác với vùng không có fluor hoá nước của thành phố, hoạt động hàng ngày mà trẻ 12 tuổi bị ảnh hưởng nhiều nhất là ăn nhai (25,0%), kế đến là vệ sinh răng miệng (16,6%) và học tập (13,4%). Hoạt động ít bị ảnh hưởng nhất của trẻ trong vùng này là phát âm (0,6%) và nghỉ ngơi (4,5%). Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ % trẻ 12 tuổi bị ảnh hưởng của các vấn đề răng miệng lên hoạt động ăn nhai và học tập giữa vùng có và không có fluor hoá nước. So sánh dữ liệu nghiên cứu này với các kết Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 254 quả nghiên cứu trên trẻ em cùng trang lứa tại Bình Dương và Cần Thơ, trong các điều tra gần đây(6,14) cho thấy trẻ em tại thành phố Hồ Chí Minh ít bị tác động của các vấn đề răng miệng lên sinh hoạt hàng ngày của mình hơn là trẻ sống tại những thành phố nêu trên. Tuy nhiên, tác động chính của các vấn đề răng miệng của trẻ em sống ở vùng không có fluor hoá nước máy của thành phố Hồ Chí Minh khá tương đồng với 2 điều tra này, trong khi đó mô hình tác động này ở trẻ em sống trong vùng có fluor hoá nước tại thành phố gần như khác hẳn với dữ liệu ghi nhận được trên trẻ em tại thành phố Thủ Dầu Một và Cần Thơ(6,14). Kết quả nghiên cứu trên trẻ 12 tuổi ở thành phố Hồ Chí Minh khá khác biệt với một số nghiên cứu thực hiện tại các quốc gia khác như Brazil(9,3), Thái Lan(7,8,10) trên trẻ em cùng trang lứa (85,2%-89,9% trẻ có ít nhất một hoạt động hàng ngày bị ảnh hưởng trong 3 tháng qua)(10), Malaysia (66,7%)(1), Rumani (64,95%)(13). Tuy nhiên, kết quả này cũng khá tương tự với các nghiên cứu trên trẻ em Anh Quốc (40,4%)(20), Ý(2) và Ấn Độ (44%)(18), đặc biệt là trẻ em sống ở vùng có fluor hoá nước máy của thành phố Hồ Chí Minh. Có sự cách biệt có ý nghĩa thống kê về trung bình điểm số Child-OIDP của trẻ 12 tuổi giữa 2 vùng có và không có fluor hoá nước của thành phố Hồ Chí Minh trong điều tra năm 2012 (1,74±2,88 và 2,16±3,71) (p<0,017) (Bảng 5). Tương tự, có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về phạm vi tác động của các vấn đề răng miệng lên sinh hoạt hàng ngày của trẻ 12 tuổi giữa vùng có và không có fluor hoá nước máy tại thành phố Hồ Chí Minh (p<0,001) (Bảng 6). 4,8 % trẻ 12 tuổi ở vùng không có fluor hoá nước của thành phố có trên 4 hoạt động sống hàng ngày bị ảnh hưởng bởi các vấn đề răng miệng, trong khi tỷ lệ này không quá 1% ở vùng có fluor hoá nước (Bảng 6). Bảng 5: Phân bố điểm Child-OIDP trung bình của trẻ 12 tuổi theo 8 hoạt động sống hàng ngày và theo vùng Hoạt động bị ảnh hưởng Vùng F(+) Vùng F(-) Giá trị p Ăn nhai 0,30±0,78 0,63±1.22 <0,001 Phát âm 0,02±0,20 0,01±0,08 0,054 VSRM 0,38±1,09 0,34±0,97 0,434 Nghỉ ngơi 0,06±0,46 0,12±0,69 0,114 Tinh thần 0,23±0,77 0,22±0,81 0,774 Cười 0,35±1,12 0,27±1,03 0,176 Học tập 0,23±0,92 0,46±1,30 <0,001 Giao tiếp 0,17±0,68 0,12±0,54 0,107 Chung 1,74±2,88 2,16±3,71 0,016* (*) GLM với phân tích Robust, trung bình cách biệt điểm số giữa F(+) & F(-) là 0,42 (KTC95%: 0,08 – 0,77), p=0,016 Bảng 6: So sánh phạm vi tác động của các vấn đề răng miệng đến các hoạt động hàng ngày của trẻ 12 tuổi giữa 2 vùng có và không có fluor hoá nước máy Vùng Số hoạt động bị ảnh hưởng N (%) 0 hoạt động 1-3 hoạt động >=4 hoạt động Vùng F(+) 816 (51,9) 742 (47,2) 14 (0,9) Vùng F(-) 240 (44,7) 271 (50,5) 26 (4,8) - Kiểm định χ2, p<0,001 Theo thang phân loại của Child-OIDP, mức độ tác động cúa các vấn đề răng miệng trên trẻ 12 tuổi giữa vùng có và không có fluor hoá nước máy chủ yếu là mức độ nhẹ (34,4% ở vùng fluor hoá, 25,5% ở vùng không fluor hoá). Không quá 6% trẻ trong mẫu nghiên cứu này bị tác động ở mức nặng và rất nặng (Biểu đồ 1). Biểu đồ 1: Mức độ tác động của các vấn đề răng miệng lên hoạt động sống hàng ngày của trẻ 12 tuổi giữa 2 vùng có và không có fluor hoá nước (Kiểm định χ2, p<0,001) Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về mức độ tác động của các vấn đề răng miệng lên sinh hoạt hàng ngày của trẻ 12 tuổi giữa 2 vùng có và Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 255 không có fluor hoá nước máy tại thành phố Hồ Chí Minh (p<0,001) (Biểu đồ 1). Điều đáng quan tâm trong dữ liệu này là có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,001) về tỷ lệ % trẻ 12 tuổi bị ảnh hưởng của các vấn đề răng miệng lên hoạt động ăn nhai và học tập giữa vùng có và không có fluor hoá nước (Bảng 5) Bảng 7: Nguyên nhân ảnh hưởng của các vấn đề răng miệng lên sinh hoạt hàng ngày của trẻ 12 tuổi giữa 2 vùng có và không có fluor hoá nước của thành phố Hồ Chí Minh Hoạt động Nguyên nhân Tỷ lệ % trẻ, N(%) Giá trị p(1) Vùng F (+) Vùng F (-) Ăn nhai F(+)=230 F(-) =134 Đau răng Ê buốt răng Sâu răng 36 (15,7) 90 (39,1) 18 (7,8) 33 (24,6) 70 (52,2) 32 (23,9) 0,035 0,015 <0,001 Phát âm F(+)=26 F(-) =03 Lở loét Trống răng Thiếu răng vĩnh viễn 4 (15,4) 2 (7,7) - 0 (0) 0 (0) - 0,464 0,619 VSRM F(+)=293 F(-) =89 Chảy máu nướu Sưng nướu Loét 171 (58,4) 26 (8,9) 24 (8,2) 60 (67,4) 07 (7,9) 06 (6,7) 0,126 0,767 0,656 Nghỉ ngơi F(+)=46 F(-) =24 Đau răng Ê buốt răng Sâu răng 27 (58,7) 07 (15,2) 02 (4,3) 20 (83,3) 01 (4,2) 08 (33,3) 0,037 0,168 0,002 Cười F(+)=247 F(-) =65 Màu răng Hình dạng răng Vị trí răng 61 (24,7) 83 (33,6) 94 (38,1) 30 (46,2) 17 (26,2) 14 (21,5) 0,001 0,252 0,013 Tinh thần F(+)=224 F(-) =68 Đau răng Ê buốt răng Sâu răng 32 (14,3) 65 (29,0) 09 (4,0) 18 (26,5) 15 (22,1) 19 (27,9) 0,019 0,260 <0,001 Học tập F(+)=113 F(-) =72 Đau răng Ê buốt răng Sâu răng 07 (6,2) 01 (0,9) 03 (2,7) 11 (15,3) 04 (5,6) 04 (5,6) 0,042 0,056 0,434 Tiếp xúc F(+)=152 F(-) =41 Màu răng Hình dạng răng Vị trí răng 44 (28,9) 49 (32,2) 44 (28,9) 09 (22,0) 09 (22,0) 04 (9,8) 0,373 0,202 0,014 (1) Kiểm định χ2, So sánh phạm vi tác động và cường độ tác động của các vấn đề răng miệng lên sinh hoạt hàng ngày của trẻ 12 tuổi giữa vùng có và không có fluor hoá nước máy thành phố Hồ Chí Minh với dữ liệu ghi nhận trên trẻ cùng trang lứa tại thành phố Thủ Dầu Một và Cần Thơ cho thấy có một sự cách biệt khá rõ ràng về sự tác động này. Nhìn chung, phạm vi tác động và cường độ tác động của các vấn đề răng miệng lên 8 hoạt động sống hàng ngày của trẻ 12 tuổi tại thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là trẻ sống ở vùng có fluor hoá nước máy của thành phố, thấp hơn rất nhiều so với các điều tra tại Bình Dương và Cần Thơ(6,14). Kết quả nghiên cứu này cũng khác biệt với những nghiên cứu trên trẻ em Brazil(9), Thái Lan(8,10), Rumani(13). Tuy nhiên khá tương đồng với các nghiên cứu trên trẻ em Ấn Độ(18), Anh(20). Bảng 7 trình bày những nguyên nhân răng miệng ảnh hưởng đến 8 sinh hoạt hàng ngày của trẻ 12 tuổi sống giữa vùng có và không có fluor hoá nước máy của thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả nghiên cứu ở bảng này cho thấy đau răng và sâu răng là 2 nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng đến các hoạt động ăn nhai, nghỉ ngơi, học tập và tinh thần của trẻ trong mẫu nghiên cứu. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) về tỷ lệ % học sinh 12 tuổi bị đau răng và có lỗ sâu trên răng có ảnh hưởng đến các hoạt động này giữa vùng có và không có fluor hoá nước máy tại thành phố Hồ Chí Minh (Bảng 7). KẾT LUẬN Đau răng và có lỗ sâu trên răng là 2 vấn đề răng miệng phổ biến hơn ở trẻ 12 tuổi sống ở vùng không có fluor hoá nước máy so với trẻ sống ở vùng không có fluor hoá nước tại thành phố Hồ Chí Minh. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ % trẻ 12 tuổi có hoạt động ăn nhai và học tập bị ảnh hưởng bởi các vấn đề răng miệng giữa vùng có fluor và không có fluor hoá nước máy. Trẻ 12 tuổi sống ở vùng có fluor hoá nước ít bị tác động trầm trọng của các vấn đề răng miệng lên 8 sinh hoạt hàng ngày hơn là trẻ sống ở vùng không có fluor hoá nước máy. Đau răng và có lỗ sâu trên răng là 2 nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng đến các hoạt động ăn nhai, nghỉ ngơi, học tập và tinh thần của trẻ 12 tuổi tại thành phố Hồ Chí Minh. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) về tỷ lệ % học sinh Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 256 12 tuổi bị đau răng và có lỗ sâu trên răng (có ảnh hưởng đến 4 hoạt động chính như ăn nhai, vệ sinh răng miệng, học tập, nghỉ ngơi) giữa vùng có và không có fluor hoá nước máy tại thành phố Hồ Chí Minh. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Adulyanon S, Vourapukjaru J, Sheiham A (1996). Oral impacts affecting daily performance in a low dental disease Thai population. Community Dent Oral Epidemiol 1996; 24:385-389. 2. Bianco A, Fortunato L, Nobile CGA, Pavia M (2009), "Prevalence and determinants of oral impacts on daily performance: results from a survey among school children in Italy", European Journal of Public Health, 20 (5), pp.595–600. 3. Castro R A, Portela MC, Leão AT, De Vasconcellos MT (2011), "Oral health-related quality of life of 11- and 12-year-old public school children in Rio de Janeiro", Community Dent Oral Epidemiol, 39 (4), pp.336- 344. 4. Đào Thị Hồng Quân, Hoàng Trọng Hùng, Trần Đức Thành (2004), Tình hình sâu răng của trẻ 12 và 15 tuổi sau 12 năm fluor hóa nước tại thành phố Hồ Chí Minh, Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học Răng Hàm Mặt, Nhà Xuất Bản Y Học, tr.72-76. 5. Điền Hòa Anh Vũ (2008), Ảnh hưởng của sức khỏe răng miệng lên các sinh hoạt hàng ngày của người cai nghiện ma túy tại Trung tâm giáo dục – dạy nghề Nhị Xuân thành phố Hồ Chí Minh, tiểu luận tốt nghiệp bác sĩ Răng Hàm Mặt, trường Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh. 6. Đỗ Diệp Gia Huấn (2011), Tác động của các vấn đề răng miệng lên sinh hoạt hàng ngày của trẻ em 12 và 15 tuổi tại thành phố Cần Thơ, Luận văn Thạc Sĩ Y Học, Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh. 7. Gherunpong S, Tsakos G , Sheiham A (2004), "Developing and evaluating an oral health-related quality of life index for children; the CHILD-OIDP", Community Dent Health, 21, pp.161-169. 8. Gherunpong S, Tsakos G, Sheiham A (2004), "The prevalence and severity of oral impacts on daily performances in Thai primary school children", Health Qual Life Outcomes 2:57. 9. Gomes AS, Abegg C (2007). The impact of oral health on daily performance of municipal waste disposal workers in Porto Alegre, Rio Grande do Sul State, Brazil. Saúde Pública, Rio de Janeiro, 23(7):1707-1714. 10. Krisdapong S, Sheiham A, Tsakos G (2009), "Oral health- related quality of life 12- and 15- year- old Thai children: findings from a nationnal survey", Community Dent Oral Epidemiol, 37, pp.509- 517. 11. McDonagh MS, Whiting PF el al (2000), Systematic review of water fluoridation. BMJ October;321(7):855-859. 12. Nguyễn Thị Ngọc Khanh (2005), Ảnh hưởng của tình trạng răng miệng lên các hoạt động hàng ngày của học sinh lớp 5 tại 2 trường tiểu học quận 5, TP Hồ Chí Minh, tiểu luận tốt nghiệp Bác Sĩ Răng Hàm Mặt , Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh. 13. Nucã C, Amariei C, Martoncsak E, Tomi D D (2005), "Study regarding the correlation between the Child-OIDP index and the dental status in 12-year-old children from Harsova, Constanta county", OHDMBSC IV (4), pp.4-13. 14. Phạm Thị Nhất Diệu (2013), Tình trạng sức khỏe răng miệng và đánh giá tác động của các vấn đề răng miệng lên sinh hoạt hàng ngày của học sinh 12 và 15 tuổi tại thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương năm 2013, Luận án Chuyên Khoa Cấp 2, Đại Học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. 15. Sở Giáo Dục – Đào Tạo Tp.Hcm. Thống kê trường lớp và số học sinh trong năm học 2011-2012. 16. Trần Ngọc Đỉnh, Đào Thị Hồng Quân (1996), “Hiệu quả giảm sâu răng sau 5 năm fluor hóa nước máy tại Tp.HCM”, Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học, Trung tâm Răng Hàm Mặt Tp.HCM. 17. Trần Văn Trường (1990), Điều tra sức khoẻ răng miệng Việt nam năm 1989, Nhà Xuất Bản Y Học Hà Nội. 18. Usha GV, Thippeswamy HM, Nagesh L (2012), "Validity and reliability of Oral Impacts on Daily Performances Frequency Scale: a cross-sectional survey among adolescents", J Clin Pediatr Dent, 36 (3), pp.251- 256. 19. World Health Organization, Oral health Report 2003. 20. Yusuf H, Gherunpong S, Sheiham A and Tsakos G (2006), “Validation of an English version of the Child-OIDP index, an oral health-related quality of life measure for children”, Health and Quality of Life Outcomes 2006, 4:38. Ngày nhận bài báo: 15/02/2014 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 18/02/2014 Ngày bài báo được đăng: 20/03/2014

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftac_dong_cua_van_de_rang_mieng_len_sinh_hoat_hang_ngay_cua_t.pdf