Tài liệu Biến đổi khí hậu toàn cầu, nguyên nhân, hiện trạng và chính sách công nghệ quốc gia liên quan

Bản thân sự phát triển bền vững mang lại sự đa dạng hóa, tính linh hoạt và nguồn nhân lực, là những thành phần quan trọng của thích nghi. Thực vậy, phần lớn sự thích nghi chỉ đơn giản là sự mở rộng thực tiễn phát triển, ví dụ như sự thúc đẩy phát triển tổng thể, quản lý thảm họa và phản ứng tốt hơn trong trường hợp khẩn cấp. Hành động thích nghi cần được tích hợp vào trong chính sách và lập kế hoạch hóa phát triển ở mọi cấp. Kỹ thuật khí hậu (geoengineering) là một khía cạnh chính sách khác cần cân nhắc. Tuy nhiên đây là một lĩnh vực công nghệ mới nổi, cũng giống như các lĩnh vực đổi mới khoa học khác nó đòi hỏi một sự suy tính cẩn trọng của các nhà hoạch định chính sách, và có thể là cả sự phát triển hay sự điều chỉnh bổ sung của các hiệp định quốc tế, luật pháp và các quy định quy mô quốc gia và quốc tế. Hiện tại, nhiều công nghệ geoengineering mới còn đang ở giai đoạn khái niệm và nghiên cứu, và tính hiệu quả của chúng trong việc làm giảm nhiệt độ toàn cầu vẫn còn chưa được kiểm chứng. Vẫn còn có rất ít các công trình nghiên cứu được công bố, để cho thấy các chi phí, các tác động môi trường, tác động kinh tế xã hội và những liên quan đến luật pháp của công nghệ geoengineering. Tuy nhiên, nếu các công nghệ geoengineering được triển khai, chúng được cho là có tiềm năng gây ra những hiệu ứng quan trọng xuyên qua ranh giới giữa các quốc gia, vì vậy mà chúng cần được chú ý nghiên cứu kỹ lưỡng.

pdf66 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 18/01/2022 | Lượt xem: 266 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tài liệu Biến đổi khí hậu toàn cầu, nguyên nhân, hiện trạng và chính sách công nghệ quốc gia liên quan, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
các hạt nhân. Các vệ tinh được đề cử như một cách thức để đo suất phân chiếu của mây và quyết định khối lượng làm mát cần thiết. Việc phun làm trắng các đám mây có thể tạm dừng một cách nhanh chóng nếu phát sinh các hậu quả bất ngờ, các đặc tính đám mây được cho là sẽ trở lại bình thường chỉ trong vòng vài ngày. Hình 6: Sơ đồ làm trắng đám mây Những tác động dài hạn của việc triển khai phương pháp làm trắng đám mây cho đến nay vẫn chưa được hiểu hết một cách đầy đủ. Phụ thuộc vào quy mô của dự án, các hệ sinh thái trên biển có thể bị xáo trộn. Nghiên cứu tiếp theo là cần thiết đối với việc phát triển máy phát phun (spray generator) và nghiên cứu sâu về các tác động tiềm năng đến mẫu hình các dòng chảy và lượng mưa. Ngoài ra, khối lượng làm mát cần tiến hành và quyết định địa điểm cũng yêu cầu cần nghiên cứu sâu hơn. Một công 46 trình nghiên cứu đã xác định bờ biển phía tây thuộc khu vực Bắc Mỹ, cùng với một số nơi khác, là nơi có thể tăng cường suất phân chiếu đám mây một cách có hiệu quả. Phun son khí Phun son khí có nghĩa là phát tán các hạt son khí, như Sulfuahydro (H2S) hay điôxit lưu huỳnh (SO2) vào tầng bình lưu để định hướng bức xạ mặt trời ngược trở lại vào trong không gian hay để hấp thụ nhiệt, qua đó có thể làm mát Trái đất. Các máy bay quân sự, tàu hải quân hay các khinh khí cầu tầng bình lưu có thể sử dụng để phun xịt các hạt son khí. Chi phí hàng năm đối với phương pháp phun các hạt lưu huỳnh sử dụng máy bay được ước tính lên đến hàng tỷ đôla, phụ thuộc vào khối lượng, địa điểm và chủng loại hạt Lưu huỳnh được phun vào tầng bình lưu. Tuy nhiên, vẫn chưa có bất kỳ thử nghiệm nào để xác định liệu các dự đoán trên lý thuyết có trùng hợp với thực tế hay không. Phương pháp phun son khí được mô phỏng theo các vụ phun trào núi lửa lớn. Thực sự là nhiều nghiên cứu đã tiến hành mô phỏng phương pháp phun son khí dựa trên các dữ liệu được thu thập và phân tích từ vụ phun trào núi lửa tại vùng Núi Pinatubo ở Philippin năm 1991, sự kiện này đã làm giảm nhiệt độ toàn cầu, mặc dù sự phân bố không xảy ra đồng đều giữa các khu vực. Hạt bụi lưu huỳnh được giải phóng ra từ phun trào núi lửa là hoàn toàn ngẫu nhiên, và tác động làm mát đã kéo dài trong một vài năm. Phun son khí lẽ ra phải thực hiện nhiều lần sau nhiều thập kỷ hay thế kỷ để bù đắp cho độ cưỡng bức bức xạ gây ra bởi khí nhà kính do khoảng thời gian có hiệu quả là ngắn của phương pháp phun son khí. Lợi ích và rủi ro của phương pháp phun son khí sẽ không phân bố đồng đều giữa các khu vực trên toàn cầu. Một ích lợi tiềm năng, bổ sung thêm vào việc làm mát hành tinh, đó là có thể làm giảm hoặc đảo ngược sự tan băng trên biển và đất liền (trong chừng mực mà các hạt son khí vẫn còn chưa lắng xuống và làm tối thẫm tuyết và băng). Một số rủi ro có thể là hạn hán ở châu Phi và châu Á dẫn đến một sự tổn thất ở năng suất nông nghiệp, tác động khí nhà kính sẽ tích tụ từ việc vận chuyển son khí đến nơi cần phun, suy kiệt ô zôn tầng bình lưu, suy yếu ánh sáng mặt trời ảnh hưởng đến khai thác năng lượng mặt trời, bầu trời ít xanh hơn và gây trở ngại cho thiên văn quang học Trái đất (Earth-based optical astronomy). Gương phản xạ trong không gian Gương phản xạ trong không gian là một phương án công nghệ geoengineering lý thuyết, liên quan đến việc đặt những tấm khiên khổng lồ trong vũ trụ để làm giảm lượng bức xạ mặt trời chiếu tới. Hiệu quả của những tấm lá chắn này sẽ rất khác nhau dựa vào thiết kế, vật liệu, địa điểm, khối lượng và việc bảo dưỡng chúng. Các dạng vật liệu làm tấm chắn dự kiến bao gồm kính luna (lunar glass), lưới sợi nhôm (aluminium 47 thread netting), đĩa kim loại phản chiếu, và đĩa khúc xạ. Vị trí để đặt các tấm chắn được kiến nghị bao gồm quỹ đạo thấp của Trái đất và điểm Lagrange số 1 (L1)6. Nhiều khía cạnh của việc sử dụng các tấm gương phản chiếu không gian đòi hỏi cần phải nghiên cứu sâu hơn. Đặc biệt, nghiên cứu tiếp theo là cần thiết để giải quyết các vấn đề như chi phí, các bước thích hợp để thực hiện trong đó có việc vận chuyển lên địa điểm mong muốn; các yêu cầu bảo dưỡng; tiêu hủy các tấm chắn; và các tác động sinh thái. Nhiều câu hỏi đặt ra vẫn chưa trả lời được, đó là: Liệu các tấm gương phản chiếu khi được triển khai có làm thay đổi khí hậu ở quy mô toàn cầu hay khu vực không? Liệu trình độ khoa học đằng sau việc triển khai các tấm gương đã đủ trưởng thành để có thể chỉ ra nơi nào cần đến sự bảo vệ của các tấm chắn nhất? Có thể phải mất nhiều thập kỷ để chế tạo và triển khai một tấm chắn. Nếu các tấm chắn bị hỏng hóc hay phải gỡ bỏ, nhiệt độ ấm hơn sẽ xảy ra nhanh sau đó, nếu tỷ lệ phát xạ CO2 tiếp tục tăng. Một công trình nghiên cứu chỉ ra rằng việc phóng một tấm chắn để làm đảo ngược hoàn toàn sự ấm lên toàn cầu có thể có chi phí đến vài nghìn tỷ đôla, được thực hiện trong khoảng thời gian hơn 25 năm. Các yêu cầu nghiên cứu trong tương lai Nghiên cứu geoengineering sẽ liên quan đến nhiều lĩnh vực và là một nỗ lực phối hợp để cung cấp một cách đầy đủ sự thử nghiệm hay sự triển khai của bất cứ một chiến lược nào như đã được đề cập ở trên. Trong khi một số chiến lược như quản lý rừng có một cơ sở nền tảng khoa học rộng hơn so với các lĩnh vực khác, một sự hiểu biết cao về hiệu quả và những tác động tiềm năng của tất cả các phương án kiến nghị là điều cần thiết. Dưới đây là một loạt các lĩnh vực nghiên cứu được cho là cần thiết nhằm hiểu biết rõ hơn các quy trình vật lý và hóa học, và đánh giá tính khả thi về mặt kỹ thuật và tài chính, các yêu cầu kỹ thuật, và những tác động liên quan đến môi trường, sinh thái và xã hội của các chiến lược geoengineering khác nhau. Các lĩnh vực nghiên cứu này đã được đa số các chuyên gia về khoa học trái đất và kỹ thuật khí hậu nhất trí coi đó như cơ sở nền tảng đối với một hay nhiều chiến lược chủ yếu được kiến nghị. Chúng bao gồm, nhưng không phải chỉ giới hạn ở các lĩnh vực dưới đây:  Giám sát, tính toán và thẩm định khí nhà kính;  Mô hình hóa chu trình thủy văn;  Lập mô hình và giám sát chất lượng nước và không khí;  Động lực học và vật lý học khí quyển;  Động lực học và vật lý học đại dương và hồ; 6 Điểm Lagrange là những điểm ảo trong vũ trụ, tại đó các vật thể được phóng lên từ Trái đất chỉ chịu tác động bởi trọng lực, về mặt lý thuyết là không thay đổi trong mối tương quan đến hai vật thể lớn hơn. Điểm Lagrange 1 (L1) có vị trí cách Trái đất xa hơn gấp bốn lần so với mặt trăng. 48  Thành phần hóa học khí quyển (như khí cacbonic, ôzôn, hơi ẩm, và các loại khí nhà kính khác như metan);  Sinh học đại dương, mặt đất và các hệ sinh thái;  Các loài thực vật và động vật xâm lấn;  Đánh giá và quản lý rủi ro;  Kỹ thuật hóa cơ điện;  Khoa học môi trường các hệ thống trái đất, trong đó có lập mô hình hóa;  Các hệ thống thời tiết, bao gồm cả các chu trình gió mùa;  Các ảnh hưởng tác động đến tầng ôzôn;  Tác động của thực tiễn hoạt động lâm và nông nghiệp đến phát xạ khí nhà kính;  Than sinh học;  Cô lập cacbon trên mặt đất;  Thực vật phù du;  Axit hóa đại dương và công nghiệp hóa chất;  Các chất hấp thụ cacbon có khả năng tái chế;  Chụp ảnh địa chất/địa chấn;  Đo lường bức xạ;  Vật lý học vi mô đám mây;  Động lực học địa hóa và khoáng hóa cacbon;  Động lực học và nhiệt động lực học băng biển;  Bộ gen học;  Sản xuất và sử dụng năng lượng. Các công cụ cần thiết nhằm hỗ trợ cho các yêu cầu nghiên cứu trên bao gồm, nhưng không chỉ giới hạn ở những lĩnh vực sau:  Các hệ thống tính toán tính năng cao về lập mô hình hóa;  Các phương tiện giám sát thời tiết và khí hậu, trong đó có các vệ tinh, trang thiết bị đo lường mặt đất và tại chỗ;  Các hệ thống giám sát thay đổi sử dụng đất, bao gồm cả các vệ tinh môi trường;  Hệ thống các công cụ lấy mẫu nước phân tán đối với cả nước ngọt và nước biển;  Các dụng cụ chụp ảnh địa chất, như kỹ thuật viễn thám quang phổ;  Các phòng thí nghiệm hóa học để đo đạc và tìm hiểu vai trò của ngành hóa chất trong hệ Trái đất; 49  Các hệ thống quan trắc và phòng thí nghiệm sinh học và sinh thái;  Các phòng thí nghiệm nghiên cứu kỹ thuật có khả năng đánh giá thử nghiệm, thử nghiệm tại chỗ, và đánh giá các khái niệm kỹ thuật khí hậu khác nhau. 3. Chính sách công nghệ quốc gia liên quan đến geoengineering Các công nghệ geoengineering nhằm mục đích làm biến đổi sự cân bằng năng lượng của Trái đất để qua đó có thể làm giảm nhiệt độ và chống lại sự thay đổi khí hậu do tác động của con người gây ra (anthropogenic climate change) bằng những biến đổi ở quy mô lớn và có chủ ý. Việc thực hiện một số công nghệ có thể kiểm soát được ngay tại chỗ, trong khi một số công nghệ khác có thể yêu cầu nỗ lực thực hiện quy mô toàn cầu. Ngoài ra, việc một công nghệ có thể kiểm soát hay thực hiện được hay không lại rất khác biệt về chủng loại công nghệ. Hiện nay nghiên cứu về các phương pháp geoengineering vẫn còn ít, và không có một chương trình nghiên cứu trực tiếp lớn nào được tiến hành. Các tài liệu đã qua đánh giá chuyên môn vẫn còn hiếm và việc triển khai công nghệ, kể cả thông qua các thử nghiệm tại chỗ được kiểm soát lẫn nỗ lực thương mại vẫn còn rất nhỏ. Hầu hết các nhà giám sát đều nhất trí rằng cần tiến hành nhiều nghiên cứu hơn là điều cần thiết để kiểm nghiệm tính khả thi, hiệu quả, chi phí, những tác động xã hội và môi trường, những hậu quả không mong muốn có khả năng xảy ra của các công nghệ geoengineering trước khi triển khai ở quy mô lớn; một số ý kiến khác phản đối việc khảo sát các phương án quá mạo hiểm. Tình trạng không chắc chắn đã khiến một số nhà hoạch định chính sách phải cân nhắc sự cần thiết và vai trò của sự giám sát chính phủ để chỉ đạo nghiên cứu về ngắn hạn và để theo dõi sự triển khai tiềm năng trong tương lai dài hạn. Các cơ cấu điều hành như vậy, kể cả trong nước và quốc tế đều có thể vừa hỗ trợ hay cũng có thể kiềm chế các hoạt động geoengineering, phụ thuộc vào các quyết định của các nhà hoạch định chính sách. Do sự phát triển công nghệ và những cân nhắc chính sách về geoengineering đều còn ở giai đoạn ban đầu, vì vậy có nhiều vấn đề về điều hành vẫn chưa có câu trả lời, đó là: - Những yếu tố rủi ro và những cân nhắc chính sách nào cần được đưa vào trong các cuộc thảo luận xoay quanh các hoạt động geoengineering và về sự giám sát chính phủ? - Sự giám sát chính phủ về các hoạt động geoengineering cần xuất phát từ quan điểm nào? - Nếu như có một sự giám sát chính phủ thì sự giám sát đó được thực hiện dưới hình thức nào? - Nếu như có sự giám sát chính phủ , thì ai sẽ là người chịu trách nhiệm? - Nếu như hoạt động NC-TK được nhà nước tài trợ, thì hoạt động đó cần có quy mô ở mức độ nào và liên quan đến những lĩnh vực chuyên ngành nào? 50 Các yếu tố rủi ro Là một lĩnh vực công nghệ mới và đang nổi có tiềm năng giải quyết thách thức về biến đổi khí hậu, các công nghệ geoengineering có chứa những rủi ro và những điều không chắc chắn. Nhìn từ góc độ nghiên cứu, nguy cơ thường tiềm ẩn ở tính không chắc chắn của công nghệ (có nghĩa là nguy cơ thất bại, rủi ro, hay những hậu quả không lường trước). Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu tin tưởng rằng mối nguy hiểm lớn nhất ở các hoạt động geoengineering có thể nằm ở tình trạng không chắc chắn về xã hội, đạo đức, luật pháp, và chính trị liên quan đến sự triển khai. Ngoài ra, trước những yếu tố rủi ro đó, ở đây có một lập luận cho rằng các cơ chế thích hợp về giám sát chính phủ cần được thiết lập trước khi chính phủ và các cơ quan hữu quan tiến hành các bước cần thiết thúc đẩy các công nghệ geoengineering và trước khi các dự án geoengineering mới được bắt đầu. Tính không chắc chắn đằng sau các công nghệ tạo nên sự không rõ ràng rằng, những phương pháp nào, nếu có, có thể được coi là đủ trưởng thành đến mức có đủ hiệu quả, đủ điều kiện, an toàn, và đúng thời điểm để đảm bảo sự triển khai tiềm năng. Một số các yếu tố rủi ro nghiêm trọng hơn liên quan đến geoengineering được liệt kê như sau:  Tình thế tiến thoái lưỡng nan trong kiểm soát công nghệ. Một sự bế tắc về phân tích ẩn chứa trong tất cả các công nghệ mới nổi đó là các nguy cơ tiềm ẩn có thể nhìn thấy trước trong giai đoạn thiết kế nhưng chỉ có thể được kiểm chứng và giải quyết thông qua nghiên cứu, triển khai và thao diễn thực. Điều lý tưởng là các biện pháp an toàn thích hợp cần được sẵn sàng trong giai đoạn khái niệm hóa và triển khai ban đầu, nhưng việc dự đoán sự tiến hóa của một công nghệ mới là điều khó khăn. Vào thời điểm một công nghệ đã được triển khai rộng rãi, sẽ là điều không thể nếu muốn thiết lập sự giảm sát như mong muốn và các điều khoản dự phòng quản lý rủi ro mà không gây những phá hủy lớn đến các lợi ích đã được thiết lập. Ở đây đòi hỏi tính linh hoạt để vừa hỗ trợ cho nghiên cứu điều tra và vừa hạn chế tác động có hại tiềm năng do triển khai.  Tính thuận nghịch. Việc giảm nhẹ rủi ro phụ thuộc vào khả năng có thể dừng một chương trình công nghệ và triệt tiêu được những tác động bất lợi của nó chỉ trong một thời gian ngắn. Về nguyên tắc, tất cả các phương án geoengineering có thể từ bỏ bằng một thông báo ngắn, với một sự chấm dứt tức thì các ảnh hưởng khí hậu trực tiếp hoặc cũng có thể với một khoảng thời gian trễ ngắn sau khi hủy bỏ. Tuy nhiên, vấn đề về tính thuận nghịch không phải chỉ áp dụng đối với bản thân các công nghệ. Trước tầm quan trọng của những điều chỉnh và phản hồi trong nội tại của hệ thống khí hậu, mà vẫn còn chưa được hiểu một cách hoàn chỉnh, điều vẫn còn chưa chắc chắn là tất cả các tác động phụ (thứ 51 cấp) từ việc triển khai quy mô lớn sẽ kết thúc một cách ngay tức thì. Hơn nữa, các lựa chọn được thực hiện liên quan đến các phương pháp geoengineering có thể ảnh hưởng đến các lựa chọn kinh tế, xã hội và công nghệ khác trong lĩnh vực khoa học khí hậu. Ví dụ như, việc xúc tiến các phương án geoengineering thay cho việc giảm bớt một cách có hiệu quả phát xạ khí nhà kính có thể là nguyên nhân phát sinh một số các tác động bất lợi, trong đó có sự axit hóa đại dương, gây sức ép lên tính đa dạng sinh học, những cú sốc nhạy cảm khí hậu (climate sensitivity shock), và các hậu quả không thể đảo ngược khác. Hơn nữa, việc đầu tư về tài chính vào cơ sở hạ tầng vật chất để hỗ trợ geoengineering có thể tạo nên một sự phản đối kinh tế mạnh mẽ đối với việc đảo chiều các hoạt động nghiên cứu và triển khai.  Công nghệ đóng kín (encapsulated). Việc giảm thiểu rủi ro còn phụ thuộc vào việc liệu một chương trình công nghệ có được thiết kế theo kiểu môđun và có thể kiểm soát được hoặc liệu nó có liên quan đến việc giải phóng vật chất vào môi trường rộng lớn hơn hay không. Vấn đề này được đặt trong bối cảnh ô nhiễm (có nghĩa là các công nghệ đóng kín thường được coi là có "đạo đức" hơn do chúng được cho là phi ô nhiễm). Nhiều công nghệ geoengineering rõ ràng là không thuộc loại gắn kín (non-encapsulated), sự vận hành và triển khai chúng trong môi trường rộng lớn hơn có thể dẫn đến những điều không chắc chắn về kỹ thuật, những tác động đến các thành phần không tham gia và các lựa chọn chính sách phức tạp. Nhưng các công nghệ đóng kín còn có thể định vị các tác động môi trường, phụ thuộc vào bản chất, độ lớn và địa điểm của ứng dụng. Sự cần thiết về hành động điều tiết là có thể nảy sinh do những tác động gián tiếp của các hoạt động đến nông lâm nghiệp, các loài và môi trường sinh sống, cũng như từ những tác động trực tiếp của vật chất được giải phóng vào khí quyển hay các hệ sinh thái biển.  Sự tham gia của thương mại (commercial involvement). Vai trò của sự tham gia của khu vực tư nhân trong việc phát triển và xúc tiến geoengineering có thể là điều gây tranh cãi. Khía cạnh liên quan đến thương mại, trong đó có sự cạnh tranh, có thể là tích cực bởi vì nó huy động các hoạt động đổi mới và đầu tư vốn, điều có thể dẫn đến một sự phát triển các công nghệ có hiệu quả hơn và với chi phí ít tốn kém hơn, với tốc độ nhanh hơn so với nếu được thực hiện trong khu vực công. Tuy nhiên, sự tham gia của thương mại có thể bỏ qua hoặc sao lãng việc đánh giá các rủi ro môi trường, kinh tế, xã hội và có xu hướng thiên về cái gọi là "hành vi kinh doanh thiếu trách nhiệm". Sự tham gia của khu vực tư nhân có khả năng sẽ cần đến một số dạng tài trợ công và việc định giá phát xạ khí nhà kính để khuyến khích đầu tư, cũng như những cân nhắc bổ 52 sung bao gồm các mô hình sở hữu, quyền sở hữu trí tuệ, và các cơ chế thương mại và chuyển giao liên quan đến việc phổ biến các công nghệ.  Sự tham gia công. Hậu quả của geoengineering, bao gồm cả những ích lợi và rủi ro được bàn đến ở trên, có thể tác động đến người dân và các cộng đồng trên cả thế giới. Quan điểm của các chính phủ về geoengineering và sự tham gia của khu vực nhà nước vào sự hình thành, phát triển và sự thực hiện điều hành như đã được kiến nghị có thể có một mối liên quan quyết định đến tương lai của các công nghệ. Những nhận thức về các nguy cơ rủi ro, mức độ tin cậy, sự minh bạch trong các hành động, các điều khoản về nghĩa vụ pháp lý và đến bù, và hiệu quả kinh tế từ đầu tư có thể đóng một vai trò quan trọng trong tính khả thi chính trị của công nghệ geoengineering. Sự chấp nhận của công chúng có thể yêu cầu một đối thoại rộng lớn hơn giữa các nhà khoa học, nhà hoạch định và công chúng. Các phƣơng án chính sách Do các hoạt động geoengineering chủ ý tác động đến khí hậu hành tinh, các hậu quả của chúng cần được cân nhắc trong việc hoạch định chính sách ở cả cấp quốc gia lẫn quốc tế. Vì vậy, cho dù một đất nước hay một khu vực cho rằng các hoạt động này, và các hậu quả tiềm năng của chúng, là có thể chấp nhận sẽ phụ thuộc không chỉ vào các cơ sở khoa học và kỹ thuật của công nghệ geoengineering, mà còn cả một loạt các yếu tố xã hội, luật pháp và chính trị rất khác nhau giữa các nước và các nền văn hóa. Ví dụ, trong khi một số có thể nhìn nhận geoengineering thông qua các lăng kính các mối quan tâm về tín ngưỡng và đạo đức về các tác động tiềm năng của chúng, thì một số khác lại có thể cảm nhận được nguy cơ của việc không tác động đến khí hậu là quá lớn, vì thế mà việc kiềm chế các hoạt động geoengineering là điều nguy hiểm về đạo đức cũng như việc xúc tiến và tham gia vào các hoạt động geoengineering vậy. Quan điểm của công chúng về geoengineering là điều khó đánh giá ở giai đoạn ban đầu này. Nó có khả năng tiến triển khi có thêm thông tin và có khả năng thay đổi phụ thuộc vào công nghệ cụ thể đang được thảo luận. Tuy nhiên, một báo cáo của Hội Hoàng gia Anh năm 2009, được coi là một phân tích toàn diện đầu tiên về các công nghệ geoengineering đã xác định một cách rộng rãi ba phạm trù quan điểm về triển vọng trong cộng đồng khoa học về việc triển khai các công nghệ geoengineering như sau:  Geoengineering là sự thao tác nguy hiểm về các hệ thống Trái đất và vì thế về bản chất là trái với đạo lý;  Geoengineering hoàn toàn là một chính sách bảo hiểm để đề phòng sự thất bại lớn trong các phương án giảm nhẹ; 53  Geoengineering sẽ giúp lấy lại được những khoảng thời gian đã mất trong các cuộc đàm phán giảm nhẹ quốc tế. Bảng 1 dưới đây xác định và giải thích các cơ sở khoa học liên quan đến nhiều triển vọng về geoengineering đã từng được phát biểu từ trước đến nay. Bảng 1: Các cơ sở khoa học về các triển vọng khác nhau dựa trên geoengineering Mối quan tâm chính Ý kiến ủng hộ Ý kiến phản đối Tính không chắc chắn về khí hậu Những bất định ở khí hậu Trái đất có thể dẫn đến thảm họa thay đổi khí hậu và bắt buộc phải triển khai các công nghệ geoengineering. Việc nghiên cứu, lập mô hình hóa một cách phù hợp, thử nghiệm tại chỗ và đánh giá là cần thiết để thu thập bằng chứng thực nghiệm chuẩn bị cho và đề phòng mối nguy hiểm. Việc thiếu thông tin về hệ khí hậu Trái đất tạo nên sự nguy cơ về kỹ thuật, chính trị, xã hội và kinh tế trong các hoạt động geoengineering. Việc triển khai các công nghệ còn chưa rõ ràng có thể dẫn đến những hậu quả không lường. Để thận trọng, các công nghệ này cần được đánh giá một cách đầy đủ về các tác động bất lợi tiềm năng đối với môi trường hay xã hội trước khi được triển khai và một cách tiếp cận "phòng ngừa" cần được áp dụng đối với các công nghệ có thể gây ra mối đe dọa nghiêm trọng về sự phá hủy không thể đảo ngược. Một số công nghệ một khi được triển khai, có thể bị các đối tượng thù địch sử dụng theo cách bất lợi và gây ra các mối đe dọa đến an ninh. Giảm nhẹ phát thải khí nhà kính Các nỗ lực giảm nhẹ hiện nay là quá chậm hoặc không đủ để đạt được sự suy giảm phát xạ Các hoạt động geoengineering có thể duy trì tình trang "mọi việc đâu lại vào đấy" và làm yếu đi 54 cần thiết để làm giảm sự tích tụ CO2 về dài hạn và tránh được những thay đổi nguy hiểm đối với khí hậu. Các công nghệ geoengineering có thể yêu cầu gia tăng các chiến lược giảm nhẹ hiện tại hay thay thế các (chiến lược) thất bại với mục đích là để ngăn ngừa một khủng hoảng khí hậu tiềm năng. các nỗ lực giảm nhẹ thông thường (quan điểm "mối nguy đạo đức"). Về khía cạnh thay đổi khí hậu, điều này có thể dẫn đến việc một số người sớm thông qua cho rằng geoengineering mang lại một sự "bảo đảm" chống lại khủng hoảng và có thể khuyến khích các cổ đông hành động thiếu thận trọng hơn. Chi phí của các hoạt động geoengineering Chi phí của các hoạt động geoengineering có thể là rất nhỏ so với chi phí kinh tế của các chiến lược giảm nhẹ hay thích nghi. Sự đổi mới công nghệ và khả năng kinh doanh sẽ chỉ làm giảm hơn các chi phí này. Khó có thể đánh giá được chi phí thực của các kế hoạch geoengineering do tình trạng không chắc chắn về những tác động phụ tiềm năng. Đầu tư trong các cơ chế thị trường có thể gây bóp méo nghiên cứu geoengineering và triển khai chúng thay bằng tạo điều kiện thúc đẩy. Các quốc gia, các doanh nghiệp và thậm chí là các cá nhân có tiềm lực theo đuổi geoengineering có thể bị thu hút để làm điều đó vì những suy tính kinh doanh và thương mại, và có thể bỏ qua hay sao lãng việc đánh giá rủi ro về những tác động kinh tế, xã hội và môi trường. Lập kế hoạch đối phó về thay đổi khí hậu Cả xã hội và cộng đồng khoa học đều có nghĩa vụ đầu tư đầy đủ tri thức và nguồn lực vào geoengineering, điều đó có thể coi như một kế hoạch đối phó Các xã hội ít khi đầu tư một cách thỏa đáng cho các kế hoạch đối phó. Các tổ chức doanh nghiệp và đổi mới hiếm khi huy động bản thân để đưa các công nghệ phức 55 trong trường hợp khẩn cấp về khí hậu. Về bản chất việc tiến hành nghiên cứu không phải là điều tồi tệ khi mà thông tin về các công nghệ geoengineering có sẵn để dự phòng. tạp lên kệ "xếp xó". Sự tán thành của chính phủ có thể quyết định một cách vội vã rằng các công nghệ geoengineering là có thể chấp nhận; và trước hiện trạng mới mẻ của sự hiểu biết trong khoa học, một sự thực hiện vội vàng có thể dẫn đến việc những kiến nghị có tiềm năng nguy hiểm được xúc tiến một cách sai lầm trong khi các kỹ thuật có tiềm năng hữu ích lại bị bỏ qua. Điều hành công nghệ và việc triển khai chúng Nếu thiếu các khuôn khổ thích hợp và giám sát, các công nghệ geoengineering có thể được nghiên cứu và triển khai đơn phương bởi các thành phần thuộc khu vực nhà nước hoặc tư nhân gây phương hại đến các nước khác hay các cộng đồng dân số khác vốn không tán thành dự án geoengineering. Trong hoàn cảnh đó, những người bị tổn hại có thể cảm thấy không thể sửa chữa tổn hại và cũng không thể bắt người gây ra có nghĩa vụ đối với thiệt hại phát sinh. Ngoài ra, nếu thiếu sự điều hành, các hoạt động geoengineering có thể "không đồng nhất về không gian", điều đó có thể ảnh hưởng một cách không cân đối đến các dân số và các hệ sinh thái cụ thể. Nếu các chính phủ lựa chọn việc cấm hoặc hạn chế căn bản geoengineering, họ có thể gây kìm hãm những người có khả năng nhất về thử nghiệm, đánh giá và triển khai các công nghệ này một cách có trách nhiệm và vì thế lại đẩy geoengineering vào tay những người hành động thiếu minh bạch và không đáng tin cậy. Hơn nữa, sự can thiệp quá nhiều của chính phủ có thể gây khó khăn cho các hoạt động thử nghiệm, đổi mới và khả năng khởi nghiệp ở các công nghệ có thể chứng tỏ là quan trọng để ngăn chặn sự ấm lên toàn cầu quá mức. 56 4. Hợp tác quốc tế về geoengineering Khi cân nhắc một số hình thức hợp tác hay giám sát quốc tế về môi trường, một số ý kiến cho rằng hình thức một hiệp định đa phương sẽ bổ sung cho các hiệp ước đang tồn tại hoặc phát triển mở rộng dựa trên các đàm phán hiện đang diễn ra về các vấn đề quan tâm quốc tế khác, như biến đổi khí hậu chẳng hạn. Các hiệp định quốc tế có khả năng thiết lập các tiêu chuẩn có tính quy phạm đối với một lĩnh vực khoa học mới nổi ở cấp quốc tế, tạo nên các thể chế có hiệu lực toàn cầu và cung cấp một khuôn khổ tuân theo đó tính minh bạch được tăng cường, các điều chỉnh phát triển có thể thực hiện, và các thảo luận đa phương tương lai có thể nảy sinh. Tuy nhiên, hiệu lực của các hiệp ước quốc tế có thể trở thành điểm yếu của các hiệp định đa phương. Các hiệp ước được dựa trên cơ sở một quá trình có tính bảo thủ cố hữu. Các quốc gia thường thương lượng bằng cách điều chỉnh các cam kết của mình đến một mức độ mà họ chắc chắn là có thể hòa hợp về khía cạnh kỹ thuật, kinh tế, xã hội và chính trị. Nếu các cam kết được lĩnh hội quá cao, các quốc gia có thể lồng vào ngôn ngữ mơ hồ nhằm làm cho hiệp định trở nên có thể chấp nhận được hay đơn giản hơn họ có thể từ chối tham gia. Ngoài ra, có thể là khó khăn, đặc biệt là khi một bối cảnh quốc tế là mới và đang tiến triển, để phát triển một sự đồng thuận quốc tế dựa trên một tập hợp các chuẩn mực, không kể đến các cam kết, trước những khác biệt về văn hóa, chính trị, môi trường và kinh tế giữa các quốc gia trên thế giới là điều khó khăn. Hậu quả là quá trình phát triển các chuẩn mực này có thể tốn nhiều thời gian và có nguy cơ bị bế tắc. Một số người lo ngại rằng, trước những trở ngại đó, chỉ có một "chuẩn mực" duy nhất mà các quốc gia sẽ sẵn sàng nhất trí ở giai đoạn ban đầu trong lĩnh vực khoa học geoengineering, đó là một sự tạm dừng đối với các hoạt động nghiên cứu và triển khai. Các ý kiến này cho rằng các quốc gia vẫn còn thiếu năng lực và động cơ chính trị để thực hiện geoengineering có thể cho rằng ở đây không có nhiều ích lợi từ việc cho phép các nước khác tiến hành thử nghiệm. Hiện nay, vẫn chưa có một thỏa thuận quốc tế nào được kiến nghị liên quan đến việc thực hiện ở quy mô đầy đủ các hoạt động geoengineering. Tuy nhiên, các nguyên tắc của Luật thông lệ quốc tế và các hiệp định quốc tế hiện tại có thể áp dụng đối với các dự án nghiên cứu hay triển khai geoenegineering. Các chính phủ 57 có thể dựa vào các nguyên tắc này nếu họ lựa chọn cách phát triển một cách tiếp cận mang tính quốc tế toàn diện hơn đối với geoengineering, có thể bằng cách đàm phán một hiệp định quốc tế mới hoặc cũng có thể phát triển mở rộng dựa trên các hiệp định đã tồn tại. Các nguyên tắc của Luật Thông lệ quốc tế Luật thông lệ quốc tế là kết quả của thông lệ chung và nhất quán bởi các nước tuân thủ theo nghĩa vụ pháp lý. Trách nhiệm được thiết lập theo Luật Thông lệ quốc tế nhìn chung là để ràng buộc các nước. Khó có thể quyết định khi nào thì một thông lệ phổ biến phát triển thành một trách nhiệm được áp đặt bởi luật thông lệ quốc tế. Tuy nhiên, tuân theo luật thông lệ quốc tế, các nước có nghĩa vụ không gây ra tổn hại nghiêm trọng xuyên biên giới. Bởi vì geoengineering có tiềm năng gây tác động xuyên biên giới, nghĩa vụ này có thể được coi là liên đới đến các dự án nghiên cứu và/hoặc triển khai geoengineering. Các hiệp định quốc tế có mối liên quan tiềm năng đến geoengineering Ngoài việc thiết lập các nghĩa vụ độc lập, luật thông lệ quốc tế còn thông báo về tầm quan trọng pháp lý đối với các nước khi tham gia vào các hiệp định quốc tế. Như được phản ánh trong Công ước Vienna về Luật lệ thỏa thuận (VCLT), luật thông lệ quốc tế quy định rằng các quốc gia đã ký kết một hiệp định quốc tế cần kiềm chế các hành động sẽ gây xâm hại đến đối tượng và mục đích của hiệp định đó, trừ khi quốc gia đó tuyên bố không phê chuẩn hiệp ước. VCLT cũng lập thành điều lệ rằng một hiệp ước có thể không tạo nên các nghĩa vụ và quyền hạn đối với một bên không tham gia nếu không được ưng thuận. Nói theo cách khác, các nước không tham gia vào một hiệp ước quốc tế có thể không bị ràng buộc phải tuân thủ. Các nghĩa vụ được thiết lập từ các hiệp ước và hiệp định quốc tế dưới đây cần được phân tích tuân thủ theo các nguyên tắc của luật thông lệ quốc tế. Các hiệp định quốc tế về biến đổi khí hậu là những hiệp định có tầm quan trọng nhất đối với một phạm vi rộng các dự án về geoengineering, bởi vì chúng khuyến khích các bên tham gia thực hiện các chính sách quốc gia và các hành động giảm nhẹ để làm giảm phát xạ khí nhà kính ở đất nước mình. Tuy nhiên, các hiệp định này hiện nay không đề cập đến geoengineering một cách rõ ràng. Các hiệp định đó bao gồm:  Công ước khung về biến đổi khí hậu của Liên hiệp quốc (UNFCCC). UNFCCC bắt đầu mở cho các bên tham gia vào năm 1992 và có hiệu lực từ 58 năm 1994. Tuân theo UNFCCC, các bên tham gia được yêu cầu: 1) thu thập và chia sẻ thông tin về phát xạ khí nhà kính, các chính sách quốc gia và các kinh nghiệm thực hành tốt nhất; 2) khởi xướng các chiến lược quốc gia liên quan đến phát thải khí nhà kính và thích ứng với các tác động có khả năng xảy ra; 3) Hợp tác để chuẩn bị cho sự thích nghi với các tác động của biến đổi khí hậu. Các bên tham gia có nghĩa vụ hợp tác và trao đổi thông tin về các công nghệ, và các hậu quả tiềm năng kinh tế, xã hội của các chiến lược ứng phó, cũng như cân nhắc kỹ lưỡng đối với các hành động nhằm đáp ứng các nhu cầu và mối quan tâm của các nước đang phát triển có thể bị tác động bất lợi do việc thực hiện các biện pháp ứng phó trước biến đổi khí hậu.  Nghị định thư Kyoto. Nghị định thư Kyoto bắt đầu ký kết vào năm 1997 và bắt đầu có hiệu lực năm 2005. Hoa Kỳ đã ký kết nhưng không trở thành một thành viên tham gia Nghị định thư Kyoto. Nghị định thư bổ sung cho UNFCCC bằng việc cam kết các nước tham gia có thu nhập cao của mình có nghĩa vụ pháp lý phải giảm phát thải khí nhà kính, giai đoạn đầu kết thúc vào năm 2012.  Hiệp ước Copenhagen. Không giống với Nghị định thư Kyoto và UNFCCC, Hiệp ước Copenhagen 2009 là một hiệp định chính trị không ràng buộc. Hiệp ước yêu cầu các nước thuộc nhóm Annex 1 của UNFCCC (các nước công nghiệp hóa và các nền kinh tế trong giai đoạn chuyển tiếp) phải thiết lập các mục tiêu phát xạ của nước mình đến năm 2020 và phải đo đạc, báo cáo và kiểm tra tiến độ thực hiện hướng đến các mục tiêu đã đặt ra và tuân thủ theo các hướng dẫn đã được thông qua tại Hội nghị các bên tham gia (Conference of the Parties - COP), và các nước không thuộc nhóm Annex 1 (tức là các nước đang phát triển) phải triển khai các "hành động giảm nhẹ" nhằm làm giảm nồng độ phát thải khí nhà kính, mặc dù không thiết lập mục tiêu phát xạ, và phải đo lường, báo cáo và kiểm tra sự thực hiện các hành động đó.  Công ước về đa dạng sinh học (CBD). CBD bắt đầu được ký kết vào năm 1992 và có hiệu lực tháng 12 năm 1993. Nguyên tắc chủ yếu của CBD là các nước có chủ quyền khai thác các nguồn lực riêng của mình, theo đuổi 59 các chính sách nội địa của mình và có trách nhiệm đảm bảo rằng các hoạt động nằm trong tầm kiểm soát của họ và không gây ra bất cứ một tổn hại nào đến môi trường của các quốc gia khác hay đến các địa phận vượt ra ngoài giới hạn khu vực thuộc phạm vi quyền hạn quốc gia. Vào tháng 10 năm 2010, COP lần thứ 10 của CBD đã thông qua các điều khoản kêu gọi các bên tham gia tạm thời không xúc tiến geoengineering, bao gồm "bất cứ công nghệ nào có chủ định làm giảm độ chiếu sáng mặt trời hay làm gia tăng thu giữ cacbon từ khí quyển với quy mô lớn có thể gây ảnh hưởng đến tính đa dạng sinh học", trừ khi các bên tham gia đã cân nhắc đầy đủ các nguy cơ và tác động của các hoạt động này đến tính đa dạng sinh học. COP cũng đã khẳng định quyết định trước đó của mình, IX/16C, trong đó thừa nhận hoạt động của Công ước London (London Convention) và Nghị định thư London (London protocol) liên quan đến màu mỡ hóa đại dương và yêu cầu các bên tham gia của mình đảm bảo rằng không tiến hành các hoạt động màu mỡ hóa đại dương cho đến khi có được một cơ sở khoa học thỏa đáng biện minh cho các hoạt động này, hoặc chỉ tiến hành các hoạt động ở quy mô nhỏ trong phạm vi vùng ven biển của mình để phục vụ cho các công trình nghiên cứu khoa học. Như vậy là cho đến nay vẫn chưa có một tổ chức quốc tế nào được ủy thác trực tiếp tiến hành các hoạt động geoengineering với quy mô đầy đủ. Tuy nhiên, các tổ chức hiện đang tồn tại có thể điều chỉnh cho phù hợp với mục đích này nếu các hiến chương của họ được điều chỉnh hoặc mở rộng. Việc đánh giá xem dạng tổ chức nào sẽ phù hợp nhất với các hoạt động geoengineering là điều khó thực hiện, do sự hiểu biết còn quá ít ỏi hiện nay về các thành phần kỹ thuật, kinh tế, xã hội và chính trị của các công nghệ này. Vì thế, ở đây đang diễn ra sự tranh luận về cơ cấu và khuôn khổ lý tưởng của một thể chế quốc tế sẽ chịu trách nhiệm về các hoạt động hay chính sách geoengineering. Có rất nhiều yếu tố cần cân nhắc trước khi quyết định có nên thành lập một tổ chức quốc tế mới để đảm trách các hoạt động geoengineering không hay chỉ trao quyền hạn về geoengineering cho một tổ chức quốc tế hay một nhóm đã tồn tại. Một số yếu tố được liệt dưới đây:  Chức năng thực hiện của tổ chức quốc tế đó; 60  Cấp hội viên tham gia và tính bao gồm của tổ chức;  Quy mô các nguồn lực và kinh nghiệm mà tổ chức quốc tế này cần khai thác;  Phạm vi quyền hạn thích hợp, hay các quyền tài phán của tổ chức quốc tế này;  Các quy chế biểu quyết phù hợp nhất để tổ chức quốc tế này có thể thực hiện các quyết định có tính bao hàm nhưng cũng có thể đáp ứng được về sự nhanh nhạy thích hợp đối với các vấn đề mới. Một số nhà quan sát cho rằng thao tác kỹ thuật hệ thống khí hậu là một hoạt động toàn cầu với các tác động xuyên biên giới, vì vậy chỉ có một tổ chức đa phương mới thích hợp để thực hiện hoạt động này. Loại hình thực thể này có thể là Liên hiệp quốc, một tổ chức chuyên môn hóa hay một cơ quan trực thuộc Liên hiệp quốc, như Chương trình Môi trường Liên hiệp quốc (UNEP) hay Tổ chức Biển quốc tế (IMO), hoặc một ban thư ký của một công ước môi trường thuộc Liên hiệp quốc, như ban thư ký cho Công ước Liên hiệp quốc về biến đổi khí hậu chẳng hạn. Một số lợi thế liên quan đến việc tham gia của một tổ chức quốc tế như vậy gồm: 1) phạm vi hoạt động thực sự mang tính quốc tế; 2) khả năng tiếp cận đến ngân sách và các nguồn lực lớn; 3) Tính hợp pháp và tác dụng đòn bẩy với các nước khác nhau và các thành phần cổ đông khác nhau; 4) có kinh nghiệm giải quyết và phát triển một sự đồng thuận xung quanh các vấn đề gây tranh cãi ở một quy mô quốc tế. Tuy nhiên, trong khi một tổ chức đa phương có thể trợ giúp trong việc mang lại tính minh bạch, bao hàm và tính công bằng đối với sự giám sát geoengineering, quy trình của Liên hiệp quốc thường chậm và phức tạp theo thiết kế và có thể không đáp ứng được việc phải phản ứng đủ nhanh đối với các hoạt động geoengineering. Ngoài ra, một số người lo ngại rằng việc đưa geoengineering vào phạm vi quyền hạn của một tổ chức đa phương đã tồn tại trước có thể dẫn đến sự luồn lọt sứ mệnh và mâu thuẫn về lợi ích. Các ý kiến này cho rằng tổ chức đó có thể làm chệch hướng khỏi geoengineering bởi vì nhiệm vụ chủ yếu của nó, hoặc nó cũng có thể bị buộc phải phân bổ ít thời gian và nguồn lực của mình hơn để đạt được nhiệm vụ chính. 61 KẾT LUẬN Các khuyến nghị chính sách quốc gia liên quan đến biến đổi khí hậu Các tác động của biến đổi khí hậu là nghiêm trọng nhưng không phân bổ một cách đồng đều, các nước nghèo nhất cùng với những người dân của mình sẽ phải chịu ảnh hưởng sớm nhất và nặng nề nhất. Và một khi có những tổn hại xảy ra thì cũng sẽ là quá muộn để có thể đảo ngược quá trình này. Vì vậy để khắc phục thách thức to lớn này các quốc gia cần sớm soạn thảo các chính sách chống biến đổi khí hậu với một cách tiếp cận toàn diện, với các biện pháp giảm nhẹ và thích nghi, và chính sách phát triển và ứng dụng các công nghệ mới tiên tiến giảm thiểu phát thải khí nhà kính và chống biến đổi khí hậu toàn cầu. Một sự hiểu biết sâu xa, toàn diện về các mục tiêu ổn định lâu dài sẽ là một chỉ dẫn có tính quyết định đối với việc hoạch định chính sách về biến đổi khí hậu: nó sẽ thu hẹp mạnh mẽ phạm vi các con đường phát thải có thể chấp nhận. Các chính sách cần phù hợp với những tình huống đang thay đổi do các chi phí và lợi ích của việc ứng phó với biến đổi khí hậu đã trở nên rõ ràng hơn cùng với thời gian. Các chính sách cũng cần được xây dựng dựa trên các điều kiện và các cách tiếp cận quốc gia khác nhau trong việc hoạch định chính sách. Nhưng các mối liên kết mạnh mẽ giữa các hành động hiện nay và các mục tiêu lâu dài cần được đặt lên hàng đầu trong hoạch định chính sách. Có ba yếu tố chính sách về giảm nhẹ được cho là thiết yếu, đó là: định giá cacbon, chính sách công nghệ và gỡ bỏ những trở ngại đối với thay đổi hành vi. Nếu bỏ qua bất cứ một trong những yếu tố này sẽ làm gia tăng đáng kể các chi phí hành động. Thiết lập giá cacbon, thông qua thuế, trao đổi hay quy định, là nền tảng thiết yếu đối với chính sách biến đổi khí hậu. Yếu tố đầu tiên của chính sách đó là định giá cacbon. Khí nhà kính theo các điều khoản kinh tế được coi là tác nhân bên ngoài: những người gây phát thải khí nhà kính, dẫn đến biến đổi khí hậu, qua đó làm phát sinh các chi phí đối với thế giới và các thế hệ tương lai, nhưng bản thân họ lại không đối mặt với những hậu quả đầy đủ từ các hành động của mình. Việc đưa ra một mức giá thích hợp đối với cacbon, một cách rõ ràng thông qua thuế và trao đổi, hay theo cách ngầm ẩn thông qua quy định, có nghĩa rằng mọi người dân đều phải đối mặt với mọi chi phí xã hội phát sinh do chính những hành động của bản thân mình gây ra. Điều này sẽ buộc các cá nhân và các doanh nghiệp phải tìm cách chuyển hướng từ các hàng hóa và dịch vụ cacbon cao sang đầu tư vào các loại hình thay thế cacbon thấp hơn. 62 Hiệu quả kinh tế chỉ ra những lợi thế của việc định giá cacbon chung toàn cầu: khi đó giảm phát thải sẽ diễn ra theo cách rẻ nhất. Sự lựa chọn công cụ chính sách sẽ phụ thuộc vào hoàn cảnh quốc gia của các nước, vào đặc trưng của từng ngành cụ thể, và vào mối tương tác giữa chính sách biến đổi khí hậu và các chính sách khác. Các chính sách cũng có những khác biệt quan trọng ở hậu quả của chúng đối với sự phân bố các chi phí giữa các cá nhân, và các tác động của chúng đến tài chính công. Việc đánh thuế có một lợi thế về cung cấp một nguồn thu nhập ổn định, trong khi đối với trường hợp trao đổi, việc gia tăng sử dụng hình thức đấu giá dường như sẽ có lợi ích mạnh mẽ đối với hiệu quả, đối với phân bố và tài chính công. Một số chính phủ có thể lựa chọn để tập trung vào các xúc tiến trao đổi, một số khác chú trọng đến đánh thuế hay quy định điều tiết, và các nước khác có thể thực hiện một hỗn hợp các chính sách. Và sự lựa chọn có thể khác nhau giữa các lĩnh vực. Các chính sách cần thiết để hỗ trợ cho sự triển khai một phạm vi rộng các công nghệ cacbon thấp và hiệu quả cao trong khoảng thời gian cấp bách. Thành phần thứ hai của chính sách biến đổi khí hậu đó là chính sách công nghệ, bao trùm một phổ rộng từ nghiên cứu đến phát triển, đến thao diễn và triển khai giai đoạn đầu. Sự phát triển và triển khai một phạm vi rộng các công nghệ cacbon thấp là điều thiết yếu để đạt được những cắt giảm cần thiết về phát xạ. Khu vực tư nhân có thể đóng một vai trò quan trọng trong tiến hành NC-PT và phổ biến công nghệ, nhưng sự hợp tác chặt chẽ giữa chính phủ và ngành công nghiệp sẽ kích thích hơn nữa sự phát triển các lĩnh vực đầu tư mở rộng về công nghệ cacbon thấp và giảm chi phí. Nhiều công nghệ cacbon thấp hiện nay đang có chi phí đắt hơn các công nghệ nhiên liệu hóa thạch. Nhưng kinh nghiệm cho thấy rằng các chi phí công nghệ sẽ giảm cùng với quy mô và kinh nghiệm. Việc định giá cacbon mang lại một sự khuyến khích để đầu tư vào các công nghệ mới làm giảm cacbon và thực sự là nếu không làm được điều đó thì sẽ có rất ít lý do để thực hiện những đầu tư như vậy. Nhưng đầu tư vào các công nghệ cacbon thấp, mới cũng có những rủi ro. Các công ty có thể lo ngại rằng họ sẽ không có thị trường cho các sản phẩm mới của mình nếu chính sách định giá cacbon không được duy trì trong tương lai. Và khi tri thức đạt được từ nghiên cứu và phát triển là một hàng hóa công, các công ty có thể đầu tư không đủ vào các dự án với sự hoàn trả xã hội lớn nếu họ lo sợ rằng họ sẽ không thể nắm bắt được các lợi ích một cách trọn vẹn. Như vậy là ở đây có những lý do kinh tế xác đáng để thúc đẩy công nghệ mới một cách trực tiếp. 63 Chi tiêu công cho nghiên cứu, phát triển và thao diễn đã giảm đáng kể trong hai thập kỷ gần đây và tại các nước phát triển có hiện trạng là chi tiêu này tương đối thấp so với của các ngành công nghiệp. Ở đây có khả năng lợi nhuận tăng cao từ việc tăng gấp đôi khoản đầu tư trong lĩnh vực này lên đến khoảng 20 tỷ USD mỗi năm ở quy mô toàn cầu, để hỗ trợ cho việc phát triển một danh mục đa dạng các lĩnh vực đầu tư vào các công nghệ mới. Trong một số ngành, đặc biệt là lĩnh vực sản xuất điện, nơi mà các công nghệ mới có thể gặp khó khăn để có được chỗ đứng, các chính sách hỗ trợ thị trường đối với công nghệ mới ở giai đoạn ban đầu này sẽ có ý nghĩa quyết định. Theo đánh giá của các chuyên gia, quy mô của các biện pháp khuyến khích triển khai công nghệ hiện tại cần tăng lên từ hai đến năm lần, từ mức hiện nay khoảng 34 tỷ USD mỗi năm. Các biện pháp như vậy sẽ là động cơ mạnh mẽ thúc đẩy đổi mới đối với khu vực doanh nghiệp để xúc tiến một phạm vi rộng các công nghệ cần thiết. Việc gỡ bỏ các ngáng trở đối với sự thay đổi hành vi là yếu tố thiết yếu thứ ba, là thành phần đặc biệt quan trọng trong việc khuyến khích nắm lấy các cơ hội về hiệu suất năng lượng. Thành phần thứ ba đóng vai trò gỡ bỏ những trở ngại đối với sự thay đổi hành vi. Thậm chí ngay cả khi các biện pháp làm giảm phát xạ có hiệu quả chi phí, ở đây vẫn tồn tại các vật cản có thể ngáng trở hành động. những yếu tố đó bao gồm việc thiếu thông tin đáng tin cậy, các chi phí giao dịch, và tính trì trệ về hành vi và tổ chức. Tác động của nghiên cứu rào cản đó có thể nhận thấy một cách rõ rệt nhất ở sự thất bại thường xuyên trong việc làm hiện thực hóa tiềm năng của các biện pháp hiệu suất năng lượng hiệu quả. Các biện pháp điều tiết có thể đóng một vai trò mạnh mẽ trong việc cắt giảm những điều phức tạp này và mang lại sự rõ ràng và chắc chắn. Tiêu chuẩn tối thiểu đối với các tòa nhà và thiết bị đã chứng tỏ là một phương thức có hiệu quả để nâng cao hiệu suất, nơi mà chỉ có các tín hiệu về giá cả không thôi có thể không phát huy được tác động quan trọng. Các chính sách thông tin, trong đó có việc ghi nhãn và chia sẻ kinh nghiệm tốt nhất, có thể giúp người tiêu dùng và các doanh nghiệp thực hiện các quyết định sáng suốt, và kích thích các thị trường cạnh tranh về các hàng hóa và dịch vụ cacbon thấp và hiệu quả cao. 64 Việc thúc đẩy chia sẻ sự hiểu biết về bản chất của sự biến đổi khí hậu và các hậu quả của nó, là điều quyết định đối với sự hình thành hành vi cũng như củng cố cho hành động quốc gia và quốc tế. Các chính phủ có thể đóng vai trò xúc tác trong các cuộc đối thoại thông qua sự chứng minh, giáo dục, thuyết phục và thảo luận. Việc giáo dục học sinh phổ thông về thay đổi khí hậu sẽ giúp định hình và giữ vững việc hoạch định chính sách tương lai và cuộc thảo luận rộng rãi trong công chúng và quốc tế sẽ hỗ trợ cho các nhà hoạch định chính sách hôm nay trong việc bắt tay vào hành động mạnh mẽ ngay từ bây giờ. Chính sách thích nghi là điều quyết định để đối phó với những tác động không thể tránh khỏi của sự biến đổi khí hậu, nhưng điều này hiện đang không được chú trọng đúng mức tại nhiều quốc gia. Thích nghi là phản ứng duy nhất hiện có đối với các tác động sẽ xảy ra trong vòng vài thập kỷ tới trước khi các biện pháp giảm nhẹ có thể có tác dụng. Không giống như việc giảm nhẹ, thích nghi trong hầu hết các trường hợp sẽ mang lại các lợi ích cục bộ, hiện thực hóa không cần phải đợi một thời gian dài. Vì vậy, một số sự thích nghi sẽ xảy ra theo cách tự sinh, như các cá nhân phản ứng trước những thay đổi thị trường hay môi trường. Một số khía cạnh của thích nghi, như những quyết định quan trọng về cơ sở hạ tầng sẽ đòi hỏi một sự thấy trước và lập kế hoạch lớn hơn. Ở đây cũng có một số khía cạnh thích nghi yêu cầu hàng hóa công cung cấp các lợi ích toàn cầu, trong đó có cả thông tin được cải thiện về hệ thống khí hậu và các giống cây trồng và công nghệ thích nghi khí hậu. Thông tin định lượng về các chi phí và lợi ích của sự thích nghi trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế hiện vẫn còn hạn chế. Các nghiên cứu trong các lĩnh vực nhạy cảm khí hậu đã chỉ ra nhiều phương án thích nghi sẽ mang lại lợi ích vượt quá chi phí. Nhưng với nhiệt độ cao hơn, chi phí thích nghi sẽ tăng lên mạnh và sự thiệt hại còn lại là vẫn lớn. Các chi phí bổ sung của việc xây dựng cơ sở hạ tầng và các tòa nhà mới chống chịu được với biến đổi khí hậu tại các nước OECD có thể lên tới 15-150 tỷ USD mỗi năm (chiếm 0,05-0,5% GDP). Thách thức của sự thích nghi sẽ đặc biệt gay gắt tại các nước đang phát triển, là nơi có tính dễ bị tổn thương hơn và nghèo khổ sẽ làm hạn chế khả năng hành động. Cũng như tại các nước phát triển, chi phí tuy có thể khó ước tính, nhưng có khả năng lên đến chục tỷ đôla. Chính phủ đóng một vai trò trong việc cung cấp một khuôn khổ chính sách chỉ đạo sự thích nghi có hiệu quả đối với các cá nhân và các công ty trong giai đoạn trung và dài hạn. Ở đây có bốn lĩnh vực then chốt gồm: 65  Thông tin khí hậu chất lượng cao và các công cụ quản lý rủi ro sẽ giúp chi phối các thị trường một cách có hiệu quả. Nâng cấp dự báo khí hậu khu vực sẽ là điều quyết định, đặc biệt là về các mẫu hình lượng mưa và bão.  Lập kế hoạch sử dụng đất và các tiêu chuẩn thực hiện sẽ khuyến khích đầu tư tư nhân và đầu tư công vào các tòa nhà và các cơ sở hạ tầng bền vững khác tính toán đến sự biến đổi khí hậu.  Chính phủ có thể đóng góp thông qua các chính sách dài hạn đối với hàng hóa công nhạy cảm khí hậu, bao gồm cả việc bảo toàn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ vùng ven biển và cả sự sẵn sàng với tình trạng khẩn cấp.  Một mạng lưới an toàn tài chính có thể là cần thiết đối với những người nghèo nhất trong xã hội, họ là những người dễ bị tổn thương nhất trước những tác động và khó có thể có được sự bảo vệ (kể cả bảo hiểm). Bản thân sự phát triển bền vững mang lại sự đa dạng hóa, tính linh hoạt và nguồn nhân lực, là những thành phần quan trọng của thích nghi. Thực vậy, phần lớn sự thích nghi chỉ đơn giản là sự mở rộng thực tiễn phát triển, ví dụ như sự thúc đẩy phát triển tổng thể, quản lý thảm họa và phản ứng tốt hơn trong trường hợp khẩn cấp. Hành động thích nghi cần được tích hợp vào trong chính sách và lập kế hoạch hóa phát triển ở mọi cấp. Kỹ thuật khí hậu (geoengineering) là một khía cạnh chính sách khác cần cân nhắc. Tuy nhiên đây là một lĩnh vực công nghệ mới nổi, cũng giống như các lĩnh vực đổi mới khoa học khác nó đòi hỏi một sự suy tính cẩn trọng của các nhà hoạch định chính sách, và có thể là cả sự phát triển hay sự điều chỉnh bổ sung của các hiệp định quốc tế, luật pháp và các quy định quy mô quốc gia và quốc tế. Hiện tại, nhiều công nghệ geoengineering mới còn đang ở giai đoạn khái niệm và nghiên cứu, và tính hiệu quả của chúng trong việc làm giảm nhiệt độ toàn cầu vẫn còn chưa được kiểm chứng. Vẫn còn có rất ít các công trình nghiên cứu được công bố, để cho thấy các chi phí, các tác động môi trường, tác động kinh tế xã hội và những liên quan đến luật pháp của công nghệ geoengineering. Tuy nhiên, nếu các công nghệ geoengineering được triển khai, chúng được cho là có tiềm năng gây ra những hiệu ứng quan trọng xuyên qua ranh giới giữa các quốc gia, vì vậy mà chúng cần được chú ý nghiên cứu kỹ lưỡng. Biên soạn: Đặng Bảo Hà Nguyễn Phƣơng Anh Đỗ Phƣơng Nhung Hà Ngọc Minh 66 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Contribution of Working Group III to the Fourth Assessment Report of the Intergovernmental Panel on Climate Change: Technical Summary. 2007, IPCC. 2. US Congressional Research Service: "Geoengineering: Governance and Technology Policy", 1/2011. 3. Katharine Ricke, M. Granger Morgan: Unilateral Geoengineering, 4/2008. University of Maryland. 4. CRS Report for Congress: Global Climate Change: Three Policy Perspectives, 11/2008. 5. CRS Report for Congress: Climate Change: Science and Policy Implications, 1/2007. 6. Report: ENGINEERING THE CLIMATE: RESEARCH NEEDS AND STRATEGIES FOR INTERNATIONAL COORDINATION. CHAIRMAN BART GORDON, COMMITTEE ON SCIENCE AND TECHNOLOGY, U.S. HOUSE OF REPRESENTATIVES. 7. KEN CALDEIRA, DAVID W. KEITH: The Need for Climate Engineering Research. Issues in S&T, Fall 2010. 8. STERN REVIEW: The Economics of Climate Change. Story from BBC NEWS: 2006. 9. A Look at Geoengineering Strategies, 8/2010. Cleanbeta.com. 10. Asia's Response to Climate Change and Natural Disasters. A report of CSIS Asian Regionalism Initiative. 7/2010.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftai_lieu_bien_doi_khi_hau_toan_cau_nguyen_nhan_hien_trang_va.pdf
Tài liệu liên quan