Nghiên cứu viên chính (Principal investigator - PI)
Người chịu trách nhiệm định hướng, thiết kế và triển khai nghiên cứu.
Đề xuất (đề cương) nghiên cứu (Research proposal)
Là tài liệu viết bởi nghiên cứu viên nhằm cung cấp thông tin chi tiết về nghiên cứu dự
kiến bao gồm lý do, mục đích, mục tiêu, phương pháp nghiên cứu cũng như kế hoạch
thực hiện về thời gian và kinh phí
Ấn phẩm khoa học (Scientific publications)
Các công trình nghiên cứu được xuất bản triên các tạp chí khoa học có phản biện.
Bình duyệt (Peer review)
Một quá trình đánh giá các công trình khoa học bởi các chuyên gia trong cùng lĩnh
vực để đánh giá xem công trình đó có đáp ứng được các tiêu chuẩn về phương pháp
luận và đạo đức nghiên cứu hay không.
Tạp chí có hệ thống bình duyệt (Peer-reviewed journal)
Là tạp chí áp dụng hệ thống bình duyệt một cách khoa học và chặt chẽ, được thực
hiện bởi các chuyên gia, để đảm bảo chất lượng của các bài báo khoa học.
Hệ số tác động của tạp chí (Journal impact factor – IF)
Là chỉ số thể hiện số lượng trích dẫn trung bình của mỗi bài báo đăng trên tạp chí đó.
Thông thường được tính bằng cách chia tổng số lượt trích dẫn trong một thời gian
(thường là 5 năm) của các bài báo của tạp chí đó cho tổng số bài báo xuất bản trong
cùng thời gian đó.
Ví dụ: IF năm 2014 của tạp chí Lancet (tạp chí hàng đầu trong lĩnh vực Y sinh
học) là 45.217. IF năm 2015 của tạp chí BMC Public health là 2.209
Đo lường mức độ ảnh hưởng tích lũy của một nhà khoa học. Chỉ số H được tính toán
dựa vào số công trình công bố và số lần trích dẫn.
Ví dụ: Nếu nhà khoa học A có chỉ số H = 20 thì điều này có nghĩa là nhà khoa
học này có 20 bài báo, mỗi bài được trích dẫn ít nhất là 20 lần.
134 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 14 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tài liệu Khái niệm và thuật ngữ cơ bản sử dụng trong các nghiên cứu khoa học sức khỏe định lượng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ity - YLL) và số năm sống khỏe mạnh mất đi do tàn tật (Years lived
with disability - YLD): DALY = YLL + YLD
Số năm sống mất đi do tử vong sớm (Years of life lost due to premature mortality
- YLL)
Được tính bằng cách nhân số trường hợp tử vong với kỳ vọng sống tại tuổi tử vong.
YLL = N x L
(N: số tử vong, L: kỳ vọng sống tại tuổi tử vong)
Số năm sống khỏe mạnh mất đi do tàn tật (Years lived with disability - YLD)
89
Là số năm phải sống với bệnh hay tình trạng sức khỏe do mới mắc bệnh hay tình
trạng sức khỏe bị tác động, được tính bằng cách nhân số trường hợp mới mắc (tàn
tật/khuyết tật/bệnh) với tỷ trọng khuyết tật (phản ánh mức độ trầm trọng của dạng
khuyết tật) và với số năm sống trung bình của dạng khuyết tật/bệnh đó)
YLD = I x DW x L
(I: Số ca mới mắc, DW: tỷ trọng khuyết tật (phản ánh mức độ trầm trọng của dạng
khuyết tật), L: số năm sống trung bình của dạng khuyết tật).
Số năm sống tiềm tàng bị mất đi (Years of Potential Life Lost - YPLL)
Được hiểu đơn giản là hiệu số giữa kỳ vọng sống và tuổi tử vong.
Tổng tỷ suất sinh (Total fertility rate)
Tử số là số trẻ đẻ sống trong 1 khoảng thời gian của một quần thể xác định và mẫu
số là số lượng phụ nữ trong độ tuổi sinh sản 15-49 tại giữa kỳ của cùng quần thể
khoảng thời gian đó. Là chi ̉tiêu tổng hợp của khả năng sinh sản của phụ nữ, không
phụ thuôc̣ vào cơ cấu tuổi của dân số, là công cụ phân tićh chế đô ̣tái sinh sản dân số
hữu hiêụ nhất.
Ví dụ: Tổng tỷ suất sinh năm 2008 của Mỹ là 2.09. Nghĩa là cứ mỗi phụ nữ có
khả năng sẽ sinh 2.1 trẻ trong suốt quãng đời (độ tuổi sinh đẻ) của mình.
Tỷ suất tử vong (Mortality rate)
Là đo lường tần xuất xuất hiện của sự kiện "tử vong" trong một quần thể xác định,
trong 1 khoảng thời gian nhất định. Tử số là số người tử vong của một quần thể trong
một khoảng thời gian và mẫu số là tổng số người-thời gian của quần thể đó. Tỷ suất
tử vong có thể tính theo nhóm tuổi, giới tính, các nguyên nhân tử vong, chủng tộc
hoặc tỷ suất tử vong thô đơn thuần.
Tỷ suất tử vong thô (Crude death rate - CDR)
Được tính bằng tổng số người chết do mọi nguyên nhân trong 1 cộng đồng, trên mỗi
1000 hoặc 100.000 dân trong năm. Tỷ suất tử vong thô phản ánh nguy cơ tử vong
trong cộng đồng hoặc quốc gia đó trong năm.
Ví dụ: Vào năm 2008, ở Ấn Độ có 8,504,709 người tử vong trong tổng dân số
là 1,149,285,000 người. Như vậy tỷ suất tử vong thô của Ấn Độ trong năm
2008 là khoảng 7 người trong 1000 người.
90
Tỷ suất tử vong đặc trưng theo chủng tộc (Race-specific mortality rate)
Là tỷ suất tử vong của 1 chủng tộc xác định nào đó. Công thức giống như tỷ suất tử
vong thô nhưng cả tử số và mẫu số của tỷ suất tử vong đặc trưng theo chủng tộc đều
được giới hạn và tính toán cho 1 chủng tộc nhất định.
Ví dụ: Tỷ suất tử vong của người da trắng, da đen, gốc Mỹ La tinh tại Mỹ
Tỷ suất tử vong đặc trưng theo giới tính (Sex-specific mortality rate)
Là tỷ suất tử vong của nam hoặc nữ. Công thức giống như của tỷ suất tử vong thô
nhưng cả mẫu số và tử số được giới hạn và tính toán riêng cho nam hoặc nữ giới.
Tỷ suất tử vong đặc trưng theo nguyên nhân (Cause-specific mortality rate)
Tử số là số ca tử vong do một nguyên nhân cụ thể nào đó của một quần thể trong một
khoảng thời gian xác định và mẫu số là tổng số người tử vong của quần thể trong
cùng khoảng thời gian.
Ví dụ: Tỷ suất tử vong do đột quỵ tại Việt Nam năm 2016. Tỷ suất tử vong do
tai nạn giao thông. Tại Mỹ năm 2003 có tổng cộng 108.256 ca tử vong do tai
nạn. Do đó tỷ suất tử vong đặc trưng theo nguyên nhân ở đây sẽ là 37.2 trên
100.000 dân.
Tỷ suất tử vong đặc trưng theo nhóm tuổi (Age-specific mortality rate)
Tử số là số ca tử vong trong một nhóm tuổi nhất định và mẫu số là số người trong
nhóm tuổi đó của quần thể.
Ví dụ: Tỷ suất tử vong của ở trẻ em 1-5 tuổi, của người trong độ tuổi lao động
18-65 tuổi, của nhóm thanh niên 15-24 tuổi, của nhóm người già 75-84 tuổi.
Tỷ suất tử vong trẻ sơ sinh (Neonatal mortality rate)
Giai đoạn sơ sinh được định nghĩa là khoảng thời gian từ khi sinh ra đến (nhưng
không bao gồm) 28 ngày. Do đó, tử số của Tỷ suất tử vong trẻ sơ sinh là số ca tử
vong ở trẻ em dưới 28 ngày tuổi trong một khoảng thời gian của một quần thể nhất
định. Mẫu số là số trẻ sinh ra sống trong cùng khoảng thời gian của quần thể đó.
Tỷ suất tử vong trẻ dưới 1 tuổi (Infant mortality rate - IMR)
91
Tử số là số trẻ dưới 1 tuổi tử vong trong một năm xác định của một quần thể và mẫu
số là tổng số trẻ đẻ sống trong cùng năm của quần thể đó. IMR thường được biểu
diễn dưới dạng x/1000 trẻ đẻ sống.
Ví dụ: Năm 2009, Thụy Điển có tỷ suất tử vong trẻ dưới 1 tuổi thấp nhất trên
thế giới với 2,2 trẻ trên 1000 trẻ đẻ sống. Ngược lại Chad là một trong những
nước có tỷ suất tử vong trẻ dưới 1 tuổi cao nhất trên thế giới với 130 trẻ trên
1000 trẻ đẻ sống.
Tỷ suất tử vong trẻ dưới 5 tuổi (Under-five mortality rate)
Tử số là số trẻ dưới 5 tuổi tử vong trong một năm xác định của một quần thể và mẫu
số là tổng số trẻ đẻ sống trong cùng năm của quần thể đó. Tỷ suất tử vong trẻ dưới 5
tuổi thường được biểu diễn dưới dạng x/1000 trẻ đẻ sống.
Tỷ suất tử vong trẻ dưới 5 tuổi là một chỉ số quan trọng. Giảm 2/3 tỷ suất tử vong trẻ
dưới 5 tuổi trong giai đoạn 1990-2015 là 1 trong 8 mục tiêu thiên niên kỷ (Millenium
Development Goals – MDGs). Tính trên toàn thế giới, tỷ suất tử vong trẻ đã giảm 53%
từ 91/1000 trẻ đẻ sống năm 1990 xuống 43/1000 trẻ đẻ sống vào năm 2015.
Tử vong mẹ (Maternal mortality)
Là sự kiện tử vong của bà mẹ trong khi có thai hoặc trong vòng 42 ngày sau khi kết
thúc thai nghén.
▪ Không phân biệt tuổi thai, vị trí có thai
▪ Do bất kỳ nguyên nhân nào gây ra hoặc nặng lên bởi tình trạng thai nghén
hoặc do quan lý thai nghén, trừ tai nạn (chấn thương)
Tỷ số chết mẹ/Tỷ số tử vong mẹ (Maternal mortality ratio – MMR)
MMR bằng số tử vong mẹ của một quần thể xác định trong năm chia cho tổng số trẻ
đẻ sống trong năm của quần thể đó.
Ví dụ: Năm 2008, số ca tử vong mẹ ở Nga là 670 và tổng số trẻ đẻ sống cùng
năm đó là 1.713.900 trẻ. Như vậy, ta có tỷ số chết mẹ là (670/1.713.900) x
100.000 = 39 trên 100.000 trẻ đẻ sống.
Tỷ suất chết/mắc (Case-fatality rate)
92
Là tỷ lệ tử vong do một bệnh nào đó trên tổng số người mắc bệnh đó của một quần
thể nhất định.
Ví dụ: Trong quần thể 10 000 người, có 5 người mắc ung thư tuỵ, và trong 1
năm, 4 trong 5 người đó đã tử vong vì căn bệnh này. Tỷ suất chết/mắc của
bệnh ung thư tuỵ trong quần thể này là: 4/5=0.8 hay 80%.
Tỷ suất sinh thô (Crude birth rate - CBR)
Là số trẻ đẻ sống trong 1 khoảng thời gian của một quần thể nhất định chia cho dân
số giữa kỳ của cùng quần thể (trong khoảng thời gian đó). Tỷ suất sinh thô thường
được biểu diễn dưới dạng x/1000 dân.
Ví dụ: Năm 2009, tổng số trẻ đẻ sống tại Israel là 161.042 và tổng dân số Israel
vào thời điểm giữa năm (ngày 1 tháng 7) ước tính là 7.485.600. Như vậy, ta có
tỷ suất sinh thô tại quốc gia này năm 2009 là (161.042/ 7.485.600) x 1000 =
21.5 trên 1000 dân.
Tỷ suất tấn công (Attack rate)
Là một biến thể của tỷ suất mới mắc, áp dụng cho một quần thể giới hạn nhỏ trong 1
khoảng thời gian ngắn, ví dụ như trong một vụ dịch.
Ví dụ: Trong một hội thảo gồm 200 người, 150 người cùng dùng bữa trưa tại
hội thảo, kết quả 110 người có dấu hiệu ngộ độc thức ăn (nôn, buồn nôn, đau
đầu, đau bụng, tiêu chảy). Tỷ suất tấn công là 110/150 = 0.73 hay 73%.
Tỷ suất tấn công thứ phát (Secondary attack rate)
Là đo lường tần suất xuất hiện ca bệnh mới trong nhóm những người có tiếp xúc với
các ca bệnh cũ.
Ví dụ: Tại khoa truyền nhiễm có 1 bệnh nhân nhiễm SARS-CoV (ca bệnh gốc
- primary case). Trong 5 nhân viên y tế chăm sóc bệnh nhân này, có 2 người
phát triển hội chứng SARS (tỷ suất tấn công - attack rate là 40%). Sau đó trong
số 40 người tiếp xúc trực tiếp với 2 nhân viên y tế này, bao gồm người thân,
bạn bè, đồng nghiệp, có 5 người phát triển hội chứng SARS. Như vậy tỷ suất
tấn công thứ phát là 5/40 = 12.5%
93
SAI SỐ VÀ NHIỄU
Hiệu ứng Hawthorne (Hawthorne effect)
Là sai số quan sát gặp phải khi đối tượng được quan sát thay đổi hành vi, ứng xử khi
biết bản thân bị quan sát.
Hiệu ứng Rosenthal (Rosenthal effect)
Là sai số gặp phải khi sự mong đợi của các nghiên cứu viên trong một nghiên cứu
ảnh hưởng đến kết quả của nghiên cứu đó.
Nhiễu (Confounding)
Là biến số thứ ba có liên quan độc lập với cả biến số phụ thuộc/ kết quả và biến số
phơi nhiễm và không phải yếu tố trung gian giữa biến số phơi nhiễm và biến số kết
quả.
Ví dụ: Khi xét tới mối quan hệ giữa cà phê và ung thư phổi, hút thuốc lá là một
yếu tố nhiễu vì đây là một yếu tố nguy cơ gây ung thư phổi, và hành vi này
cũng liên quan tới thói quen uống cà phê.
Tương tác (Interaction)
Khi ảnh hưởng của một biến độc lập lên biến phụ thuộc/ kết quả có liên quan đến tác
động của một biến khác (tương tác).
Sai lầm loại I (Type I error - Alpha error)
Là sai lầm của việc loại giả thuyết Ho khi giả thuyết này đúng. Xác suất của sai lầm
loại 1 được thể hiện bởi ký hiệu alpha (α). Tên gọi khác của alpha là mức ý nghĩa
thống kê.
Sai lầm loại II (Type II error - Beta error)
Là sai lầm của việc chấp nhận/ không bác bỏ giả thuyết Ho khi giả thuyết này sai. Xác
suất của sai lầm loại 2 được thể hiện bởi ký hiệu beta (β).
94
Sai số (Error)
Sự khác biệt giữa kết quả của nghiên cứu trên mẫu so với giá trị thực của quần thể.
Sai số có thể là sai số ngẫu nhiên hoặc sai số hệ thống (Hình 31).
Hình 31: Các dạng sai số thường gặp
Sai số
(Error)
Sai số ngẫu
nhiên
(Random error)
Sai số hệ thống
(Systematic error or
Bias)
Dao động
sinh học
Sai số chọn
mẫu (Sampling
error)
Sai số đo lường
ngẫu nhiên
(Random
measurement
error)
Sai số chọn
(Selection bias)
Sai số tham gia
(participation
bias)
Sai số theo
dõi/bỏ cuộc
(follow-up bias)
Sai số đáp ứng
(response bias)
Sai số xác định
tình trạng bệnh
(verification
Hiệu ứng công
nhân khỏe
mạnh (Healthy
worker effect
Sai số thu thập
thông tin
(Information bias)
Sai số điều tra
viên (interviewer
bias)
Sai số xếp lẫn
(Misclassificatio
n bias)
Sai số nhớ lại
(recall bias)
Sai số do báo
cáo (reporting
bias)
Sai số phát hiện
(detection bias)
95
Sai số ngẫu nhiên (Random error)
Sai số ngẫu nhiên xảy ra so sự khác biệt về sinh học giữa các cá thể hoặc của một
cá thể vào các thời điểm khác nhau (ví dụ: huyết áp, nhịp tim), sai số chọn mẫu và sai
số đo lường ngẫu nhiên. Chúng ta có thể hạn chế sai số ngẫu nhiên thông qua việc
tăng cỡ mẫu nghiên cứu.
Sai số hệ thống/Sai lệch (Systematic error or Bias)
Khi các đo lường đều có sai số giống nhau (về định hướng và/hoặc về độ lớn sai số).
Có hai nhóm sai số hệ thống chính là sai số lựa chọn và sai số đo lường.
Sai số lựa chọn (Selection bias)
Là dạng sai số hệ thống xảy ra khi có sự khác biệt về phương pháp chọn đối tượng
nghiên cứu vào các nhóm nghiên cứu khác nhau. Sai số chọn bao gồm sai số tham
gia (participation bias), sai số đáp ứng (response bias), sai số theo dõi/bỏ cuộc (follow-
up bias), sai số xác định/chẩn đoán tình trạng bệnh (verification bias), hiệu ứng công
nhân khỏe mạnh (Healthy worker effect)
Sai số tham gia (Participation bias)
Là dạng sai số hệ thống xảy ra khi các nhóm người khác nhau có tỷ lệ tham gia nghiên
cứu khác nhau
Ví dụ: Những nguời nghiện thuốc lá thuờng có xu huớng từ chối tham gia các
nghiên cứu về tác hại của thuốc lá
Sai số đáp ứng (Response bias)
Là dạng sai số hệ thống xảy ra khi đặc điểm của nhóm đồng ý tham gia nghiên cứu,
nhóm không đồng ý tham gia nghiên cứu, nhóm không hợp tác hoặc bỏ cuộc khác
nhau.
Sai số xác định/chẩn đoán (Vertification bias)
Là dạng sai số hệ thống xảy ra khi quy trình chẩn đoán bệnh, nghiên cứu không đồng
nhất khi áp dụng ở các nhóm khác nhau.
96
Mất đối tượng theo dõi (Loss to follow-up)
Là dạng sai số hệ thống xảy ra khi các đối tượng nghiên cứu trong nghiên cứu dọc
(nghiên cứu thuần tập, thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng) có thể bỏ cuộc, chuyển
đi nơi khác hặc tử vong
Hiệu ứng công nhân khỏe mạnh (Healthy worker effect)
Một hiện tượng gặp trong các nghiên cứu bệnh nghề nghiệp: các công nhân thường
có tỷ lệ tử vong thấp hơn so với tỷ lệ chung của quần thể, do các cá nhân ốm yếu
hoặc bị khuyết tật, mắc bệnh mãn tính thường bị loại ra khỏi quá trình tuyển chọn lao
động hoặc nghỉ hưu sớm.
Sai số thu thập thông tin (Information bias)
Là dạng sai số hệ thống xảy ra khi công cụ nghiên cứu không được chuẩn hóa dẫn
đến các thông tin được thu thập không có giá trị.
Sai số điều tra viên (Interviewer bias)
Là dạng sai số hệ thống do điều tra viên vô tình hoặc cố ý phỏng vấn với mức độ chi
tiết khác nhau giữa các đối tượng nghiên cứu khác nhau (can thiệp, đối chứng, bệnh,
không bệnh) hoặc gây có các câu hỏi định hướng trả lời...
Ví dụ: Điều tra viên có thể chủ định hỏi chi tiết hơn về tiền sử sử dụng rượu
bia ở những người bị ung thư thực quản so với những người không bị bệnh
này.
Sai số nhớ lại (Recall bias)
Là dạng sai số hệ thống xảy ra khi thông tin về phơi nhiễm trong quá khứ của các
nhóm nghiên cứu khác nhau (ví dụ nhóm bệnh và nhóm chứng) được nhớ lại và báo
cáo không giống nhau.
Ví dụ: Điều tra nguyên nhân ngộ độc thực phẩm so sánh giữa nguời bị và
không bị ngộ độc, tỉ lệ nguời bị ngộ độc có thể kể chính xác loại thức ăn đã ăn
truớc đây cao hơn những nguời không bị.
97
Sai số phân loại/xếp lẫn (Misclassification bias)
Là dạng sai số hệ thống xảy ra khi người nghiên cứu phân loại không chính xác nhóm
bệnh/không bệnh, có phơi nhiễm/không phơi nhiễm ở các đối tượng nghiên cứu.
Sai số do báo cáo (Reporting bias)
Là dạng sai số hệ thống xảy ra khi đối tượng nghiên cứu không muốn cung cấp thông
tin hoặc cung cấp các thông tin không chính xác về các yếu tố phơi nhiễm của họ.
Sai số phát hiện (Detection bias)
Là dạng sai số hệ thống xảy ra khi kỹ thuật/nghiệm pháp chẩn đoán được áp dụng
khác nhau đối với các nhóm đối tượng nghiên cứu khác nhau.
Ngụy biện sinh thái/Sai chệch sinh thái (Ecological fallacy)
Xảy ra khi những kết luận không phù hợp được đưa ra từ các số liệu sinh thái. Trên
thực tế, mối quan hệ quan sát được giữa các biến ở mức độ quần thể không phản
ánh đúng mối quan hệ ở mức độ cá thể.
Ví dụ: Nghiên cứu về mối quan hệ giữa ung thư vú và hàm lượng chất béo tiêu
thụ trung bình của mỗi quốc gia cho thấy mối tương quan thuận giữa 2 yếu tố
này. Kết quả này hướng chúng ta tới kết luận là việc tiêu thụ nhiều chất béo có
thể gây ra ung thư vú. Tuy nhiên số liệu mà nghiên cứu sử dụng là giá trị trung
bình của mỗi quốc gia. Chúng ta không biết liệu những bệnh nhân mắc ung thư
vú có ăn nhiều chất béo hay không. Lượng chất béo tiêu thụ của mỗi người
cũng biến đổi theo thời gian. Do vậy kết quả của nghiên cứu không có nhiều ý
nghĩa.
Xem thêm: https://doi.org/10.1093/jnci/80.11.802
98
ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU
Đạo đức nghiên cứu (Research ethics)
Là các nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức áp dụng trong nghiên cứu đặc biệt khi đối
tượng nghiên cứu là con người.
Hội đồng đạo đức (Institutional review board - IRB hoặc Ethics committee - EC)
Là hội đồng bao gồm các thành viên có trách nhiệm xét duyệt khía cạnh đạo đức của
các nghiên cứu.
Ví dụ: Hội đồng đạo đức trường Đại học Y tế công cộng có trách nhiệm xét
duyệt khía cạnh đạo đức của các nghiên cứu của bản thân trường và của các
đơn vị nghiên cứu khác tại Việt Nam và trên thế giới.
Đồng thuận tham gia sau khi được cung cấp thông tin đầy đủ (Informed
consent)
Sự đồng ý tham gia của các đối tượng nghiên cứu được đưa ra sau khi họ được đầy
đủ các thông tin có liên quan đến nghiên cứu. Có 2 dạng đồng ý tham gia, bằng lời
nói (verbal informed consent) và bằng văn bản (written informed consent). Nên dùng
dạng thứ hai và lưu lại ở từng hồ sơ nghiên cứu. Trong trường hợp cần giữ bí mật
danh tính của người tham gia thì có thể lấy chấp thuận tham gia bằng lời nói.
Bảo mật thông tin (Confidentiality)
Các thông tin liên quan đến các đối tượng nghiên cứu phải được bảo mật.
Ví dụ: Chỉ nhà nghiên cứu biết được tên, tuổi (các thông tin xác định danh tính)
của đối tượng được phỏng vấn sâu. Các thông tin này không được phép xuất
hiện trong các báo cáo của nghiên cứu.
Xung đột lợi ích (Conflict of interest)
Là tình huống xảy ra khi một người hoặc một nhóm người có liên quan đến nghiên
cứu có những hành vi không trung thực do tác động của lợi ích về tài chính hoặc
chuyên môn hoặc các lợi ích riêng tư khác họ có thể nhận được.
Ví dụ: Một nhà nghiên cứu đã từng nhận tài trợ của công ty thuốc lá dưới bất
kỳ dạng nào công bố một nghiên cứu với kết quả có lợi cho các công ty thuốc
lá.
99
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
Bảng một chiều (Frequency distribution table)
Là bảng mà số liệu của một biến được trình bày theo một chiều với tổng của cột
(không có tổng dòng).
Ví dụ:
Cấp học Tần số Tần suất (%)
Tiểu học 320 48,0
Trung học cơ sở 155 23,0
Trung học phổ thông 168 25,0
Đại học 24 4,0
Tổng cộng 667 100
Bảng chéo/Bảng 2 chiều (Cross-tabulation table)
Bảng thể hiện phân bố về tần số và/hoặc tỷ lệ phần trăm các giá trị của một biến số
theo một hay nhiều biến số khác. Bảng này được hình thành khi nghiên cứu viên muốn
so sánh hai hoặc trên hai biến số và số liệu của các biến này được trình bày trong
cùng một bảng.
Ví dụ:
Tình trạng hút thuốc Tổng Nam Nữ
Người đang hút thuốc 22.5 45.3 1.1
Người hút thuốc hàng ngày 19.2 38.7 0.9
Người thỉnh thoảng mới hút 3.3 6.6 0.2
Người không hút thuốc 77.5 54.7 98.9
Người trước đây hút thuốc hàng ngày 6.7 13.1 0.6
Chưa từng hút thuốc hàng ngày 70.8 41.6 98.3
Trước đây chỉ thỉnh thoảng mới hút 2.5 5.0 0.3
Chưa từng hút thuốc 68.3 36.6 98.0
100
Bảng 2x2 (Two-by-two table)
Là loại bảng chéo thể hiện phân bố về tần số và/hoặc tỷ lệ phần trăm các giá trị của
một biến số theo một khác. Mỗi biến số chỉ có 2 giá trị để tạo ra bảng có 2 hàng và 2
cột. Đây là dạng bảng được sử dụng nhiều nhất trong nghiên cứu dịch tễ học khi
nghiên cứu viên muốn đo lường hoặc biểu thị mối quan hệ nhân quả giữa hai biến nhị
phân. Từ bảng này có thể tính được tỷ suất chênh (OR) hoặc nguy cơ tương đối (RR).
Ví dụ: Kết quả điều trị bệnh nhân loãng xương với thuốc zoledronic acid
Zoledronic acid Placebo Tổng
Số bị gãy xương 92 148 240
Số không bị gãy xương 970 917 1887
Tổng 1062 1065 2127
Biểu đồ bánh/Biểu đồ tròn (Pie chart)
Được dùng để mô tả sự phân bố của biến số rời rạc. Biểu đồ hình bánh là một vòng
tròn được chia làm nhiều cung tương ứng với các giá trị của biến số. Ðộ lớn của cung
tỉ lệ với tần suất của giá trị biến số.
Ví dụ: Biểu đồ hình bánh mô tả phân bố giới tính của những học sinh trong
trường mầm non 23/11
Nam
65%
Nöõ
35%
101
Biểu đồ Box Whiskers (Box-and-Whiskers plot)
Biểu đồ thể hiện sự phân bố của một biến định lượng theo các nhóm tứ phân vị kèm
theo các giá trị quá lớn và quá nhỏ.
Ví dụ: Biểu đồ Box Whiskers thể hiện mối liên quan giữa cân nặng của trẻ (trục
tung) và nhóm BMI của bà mẹ (trục hoành)
Biểu đồ cột (Bar chart)
Là biểu đồ nhằm mô tả sự phân bố của biến số rời rạc (Discrete or discontinuous
variable) hoặc biến định tính. Biểu đồ cột gồm có trục hoành trên đó xác định những
giá trị của biến số. Ứng với từng giá trị của biến số người ta vẽ các cột có chiều cao
tỉ lệ với tần suất của giá trị đó. Cần lưu ý luôn luôn có khoảng trống giữa các cột. Có
biểu đồ cột ngang và biểu đồ cột dọc
Ví dụ: Biểu đồ cột biểu diễn “Tỷ lệ học sinh tin rằng các đồ vật kim loại có thể
được sử dụng thay cho áo phao”
16.1
12.6
20.3
11.4
21.2
13.8 11.6
16.3
7.1
20.915.0
10.0
21.0
7.8
22.7
0.0
20.0
40.0
60.0
80.0
100.0
Tổng Quảng Nam Quảng Ngãi Vùng đồi núi Khu vực ven biển
Khảo sát trước tập huấn Khảo sát sau tập huấn lần 1 Khảo sát sau tập huấn lần 2
102
Biểu đồ cột chồng (Stacked bar chart)
Giống như biểu đồ cột tuy nhiên nghiên cứu viên trình bày hai hay ba biến số trên
cùng một biểu đồ để tiện so sánh. Biểu đồ cột chồng có 2 loại:
Loại cột chồng có chiều cao bằng nhau: thường được dùng để so sánh tỷ lệ
phân bố giữa các nhóm của một biến số có tổng tỷ lệ bằng 100% so với các
nhóm của một biến khác.
Loại cột chồng có chiều cao không bằng nhau: biểu thị số liệu khi tổng tỷ lệ
phần trăm của các nhóm trong biến số không bằng nhau.
Ví dụ: Nhận định của đối tượng nghiên cứu (trẻ em cấp 1) về thái độ của gia đình
đối với thông tin được chia sẻ từ bản thân các em
Biểu đồ cột liền (Histogram chart)
Là biểu đồ nhằm mô tả sự phân bố của biến số liên tục (continuous variable). Không
giống như biểu đồ cột, giữa các cột của biểu đồ cột liền sẽ không có khoảng trống.
Biếu đồ cột liền giúp nghiên cứu viên xem xét sự phân bố của số liệu (phân bố chuẩn
hay không), các giá trị ngoại vi, độ lệch (skewness)
Ðể vẽ biểu đồ cột liền, người ta chia biên độ của giá trị làm nhiều khoảng giá trị và
tính tần suất của những khoảng giá trị đó. Những khoảng giá trị này được biểu thị ở
trên trục hoành. Ứng với mỗi khoảng giá trị người ta vẽ những hình chữ nhật có diện
tích tỉ lệ với tần suất của khoảng giá trị đó.
10.1
3.2
3.5
11.0
6.7
9.1
68.6
84.1
81.1
10.3
6.0
6.2
0% 20% 40% 60% 80% 100%
Khảo sát trước tập
huấn
Khảo sát sau tập
huấn lần thứ nhất
Khảo sát sau tập
huấn lần thứ hai
Em còn nhỏ nên sẽ không ai nghe em cả
Gia đình em sẽ lắng nghe em nhưng sẽ không làm theo những điều em nói vì họ không tin em
Gia đình em sẽ lắng nghe và làm theo những gì em nói
Em sẽ không nói cho ai nghe về những gì em đã được học vì người lớn hiểu biết hơn so với trẻ em
103
Ví dụ: Một biểu đồ cột liền biểu diễn sự phân bố tuổi của các đối tượng nghiên
cứu (và số liệu thô dùng để vẽ biểu đồ)
Đa giác tần suất (Polyline)
Cũng như biểu đồ cột liền, được dùng trong mô tả phân bố của biến số liên tục. Ðể
vẽ đa giác tần suất, người ta thường vẽ tổ chức đồ và nối các trung điểm của các
cạnh trên của các hình chữ nhật. Ða giác tần suất có ưu điểm là có thể vẽ nhiều đa
giác tần suất trên cùng một đồ thị để dễ so sánh các phân phối của chúng.
Ví dụ: Ða giác tần suất hemoglobin của 28 phụ nữ nghèo (đường đỏ) so vơí
42 phụ nữ trung bình và khá (đường xanh)
hemoglobin
8 9 10 11 12 13 14 15 16
0
5
10
15
104
Biểu đồ chấm rải rác (Scatter)
Dùng để mô tả tương quan hai biến định lượng. Ví dụ biểu đồ thể hiện mối tương
quan giữa khả năng ghi nhớ và khả năng đọc hiểu.
Biểu đồ dây (Line chart)
Thường dùng để biểu thị hướng thay đổi của một loại số liệu nào đó theo thời gian.
Ví dụ: Tỷ lệ thừa cân béo phì ở người trưởng thành ở Việt Nam, giai đoạn
1992-2015, chia theo thành thị và nông thôn.
4.8%
9.1% 9.6%
15.3%
17.1%
21.3%
1.2% 2.3%
3.5%
5.3%
9.8%
12.6%
2.0%
4.4%
5.6%
6.6%
12.0%
15.6%
0%
5%
10%
15%
20%
25%
1992-1993 1997-1998 2002 2005 2009-2010 2015
Tỉ
lệ
t
h
ừ
a
câ
n
v
à
b
é
o
p
h
ì
Năm
thành thị nông thôn tổng
105
Biểu thị số liệu dưới dạng bản đồ (Map chart)
Thường áp dụng cho các số liệu dịch tễ học để biết được tính chất phân bố theo dịa
dư của nó. Số liệu trên bản đồ thường là số tuyệt đối của một hiện tượng sức khỏe
nào đó, những cũng có thể là số liệu tương đối/tỷ lệ.
Ví dụ: Mức độ sử dụng đồ uống có cồn (số lít trung bình trên người)
Hiệu lực (Efficacy)
Mức độ mà một can thiệp đạt được mục tiêu trong điều kiện lý tưởng (phòng thí
nghiệm hay quần thể mẫu mực).
Ví dụ: Hiệu lực vaccine (vaccine efficacy) là tỷ lệ giảm nguy cơ mắc bệnh ở
nhóm được dùng vaccine so với nhóm không dùng vaccine.
Hiệu quả (Effectiveness)
Mức độ mà một can thiệp đạt được mục tiêu trong điều kiện thực tế (điều kiện lâm
sàng thực tế, cộng đồng dân cư thực tế).
Ví dụ: Một loại vaccine ở giai đoạn thử nghiệm lâm sàng cho thấy hiệu lực rất
cao nhưng khi đưa vào thực tế cộng đồng, vaccine dạng uống này lại cho hiệu
quả bảo vệ thấp vì trẻ em sẽ không chịu dùng.
Tiêu thụ rượu, bia
Người > 15t
TB 2003–05, ít/người
Ít hơn 2.5
12.5 và hơn
Không dữ liệu
Nguồn: TCYTTG
106
Hiệu dụng (Efficiency)
Là tỷ lệ giữa kết quả/ hiệu quả trên đầu tư ban đầu (nguồn lực, thời gian, tài chính).
Ví dụ: Một loại vaccine ở giai đoạn thử nghiệm lâm sàng cho thấy hiệu lực rất
cao. Khi đưa vào thực tế cộng đồng, vaccine cũng hiệu quả bảo vệ tốt. Tuy
nhiên cần tính đến giá thành, tác dụng phụ có thể có, kỳ thị và định kiến xã hội,
nạn bài trừ vaccine hiện nay để đảm bảo việc đầu tư vào vaccine là hợp lý.
MỘT SỐ KHÁI NIỆM VÀ THUẬT NGỮ KHÁC
Biểu đồ GANTT (GANTT chart)
Biểu đồ trình bày các hoạt động nghiên cứu theo trình tự thời gian và thời gian thực
hiện từng hoạt động.
1/16 1/20 1/24 1/28 2/1 2/5 2/9 2/13 2/17 2/21
Việc 1
Việc 2
Việc 3
Việc 4
Việc 5
Việc 6
Việc 7
Việc 8
Việc 9
Việc 10
Việc 11
Việc 12
Hình 32: Biểu đồ Gantt
Bằng chứng/Chứng cứ khoa học (Evidence)
Bằng chứng là các kết quả thu được từ nghiên cứu (thông qua quá trình phân tích các
số liệu) và các kết quả nghiên cứu này được phiên giải một cách kỹ lưỡng trong bối
cảnh thực tế. Bằng chứng khác với số liệu (tập hợp các đặc tinh của toàn bộ đối tượng
nghiên cứu) và thông tin (là kết quả phân tích các số liệu nhưng chưa được phiên giải
về ý nghĩa).
Bản thông tin khuyến nghị chính sách (Policy brief)
107
Là bản tóm tắt các bằng chứng khoa học từ một hoặc nhiều nghiên cứu giúp các nhà
hoạch định chính sách ra quyết định phù hợp.
Nghiên cứu viên chính (Principal investigator - PI)
Người chịu trách nhiệm định hướng, thiết kế và triển khai nghiên cứu.
Đề xuất (đề cương) nghiên cứu (Research proposal)
Là tài liệu viết bởi nghiên cứu viên nhằm cung cấp thông tin chi tiết về nghiên cứu dự
kiến bao gồm lý do, mục đích, mục tiêu, phương pháp nghiên cứu cũng như kế hoạch
thực hiện về thời gian và kinh phí
Ấn phẩm khoa học (Scientific publications)
Các công trình nghiên cứu được xuất bản triên các tạp chí khoa học có phản biện.
Bình duyệt (Peer review)
Một quá trình đánh giá các công trình khoa học bởi các chuyên gia trong cùng lĩnh
vực để đánh giá xem công trình đó có đáp ứng được các tiêu chuẩn về phương pháp
luận và đạo đức nghiên cứu hay không.
Tạp chí có hệ thống bình duyệt (Peer-reviewed journal)
Là tạp chí áp dụng hệ thống bình duyệt một cách khoa học và chặt chẽ, được thực
hiện bởi các chuyên gia, để đảm bảo chất lượng của các bài báo khoa học.
Hệ số tác động của tạp chí (Journal impact factor – IF)
Là chỉ số thể hiện số lượng trích dẫn trung bình của mỗi bài báo đăng trên tạp chí đó.
Thông thường được tính bằng cách chia tổng số lượt trích dẫn trong một thời gian
(thường là 5 năm) của các bài báo của tạp chí đó cho tổng số bài báo xuất bản trong
cùng thời gian đó.
Ví dụ: IF năm 2014 của tạp chí Lancet (tạp chí hàng đầu trong lĩnh vực Y sinh
học) là 45.217. IF năm 2015 của tạp chí BMC Public health là 2.209
Chỉ số H (H-index)
108
Đo lường mức độ ảnh hưởng tích lũy của một nhà khoa học. Chỉ số H được tính toán
dựa vào số công trình công bố và số lần trích dẫn.
Ví dụ: Nếu nhà khoa học A có chỉ số H = 20 thì điều này có nghĩa là nhà khoa
học này có 20 bài báo, mỗi bài được trích dẫn ít nhất là 20 lần.
Truy cập mở (Open access)
Cho phép tất cả mọi người được tiếp cận và tải các bài báo khoa học trực tuyến một
cách miễn phí.
Ví dụ: tạp chí PLOS One, F1000Research, BMC Medical Research
Methodology (cập nhật tháng 7/2017)
THUẬT NGỮ TIẾNG VIỆT THEO TRÌNH TỰ ABC
A
Âm tính giả, 81
Âm tính thật, 81
Ấ
Ấn phẩm khoa học, 105
B
Bản thông tin khuyến nghị chính sách, 105
Bảng 2 chiều, 97
Bảng 2x2, 98
Bảng chéo, 97
Bằng chứng/Chứng cứ khoa học, 104
Bảng giả, 63
Bảng kiểm, 54
Bảng một chiều, 97
Bảng trống, 63
Bảo mật thông tin, 96
109
Bệnh án, 55
Biến danh mục, 49
Biến đầu ra, 51
Biến định lượng, 50
Biến định tính, 49
Biên độ, 65
Biến độc lập, 50
Biến kết quả, 51
Biến khoảng chia/khoảng cách, 50
Biến liên tục, 50
Biến nhị giá, 49
Biến nhị phân, 49
Biến phụ thuộc, 51
Biến rời rạc, 50
Biến số, 49
Biến số nền, 51
Biến thứ hạng, 49
Biến tỷ số, 50
Biểu đồ bánh, 98
Biểu đồ Box Whiskers, 99
Biểu đồ chấm rải rác, 102
Biểu đồ cột, 99
Biểu đồ cột chồng, 100
Biểu đồ cột liền, 100
Biểu đồ dây, 102
Biểu đồ GANTT, 104
Biểu đồ tròn, 98
Biểu thị số liệu dưới dạng bản đồ, 103
Bình duyệt, 105
Bộ câu hỏi, 53
C
Câu hỏi nghiên cứu, 12
110
Che giấu phân bổ, 47
Chỉ số H, 106
Chỉ số Kappa, 56
Chọn mẫu, 38
Chọn mẫu chỉ tiêu, 39
Chọn mẫu chủ đích, 40
Chọn mẫu chùm, 43
Chọn mẫu cụm, 43
Chọn mẫu hòn tuyết lăn, 40
Chọn mẫu không xác suất, 39
Chọn mẫu ngẫu nhiên đơn, 41
Chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống, 41
Chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng, 44
Chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng không theo tỷ lệ, 44
Chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng theo tỷ lệ, 44
Chọn mẫu nhiều giai đoạn, 45
Chọn mẫu thuận tiện, 39
Chọn mẫu xác suất, 40
Chọn mẫu xác suất tỷ lệ với kích cỡ quần thể, 42
Chuỗi hay trình tự phân bổ, 46
Cỡ mẫu, 36
Cơ sở dữ liệu, 59
Công thức tính cỡ mẫu, 36
D
Đa giác tần suất, 101
Đảm bảo chất lượng, 56
Đánh giá chương trình, 31
Đánh giá kết quả, 31
Đánh giá nhanh, 33
Đánh giá nhu cầu, 33
Đánh giá quá trình, 31
Đánh giá tác động, 32
111
Đạo đức nghiên cứu, 96
Đề xuất (đề cương) nghiên cứu, 105
Điều tra viên, 52
Độ chênh của độ gù, 68
Độ đặc hiệu, 84
Độ đồng nhất nội tại của thang đo, 56
Độ gù, 67
Độ lặp lại, 56
Độ lệch, 67
Độ lệch âm, 67
Độ lệch chuẩn, 66
Độ lệch dương, 67
Đo lường độ phân tán, 65
Đo lường độ tập trung, 64
Độ nhạy, 84
Độ tin cậy, 56
Đối tượng nghiên cứu, 36
Đơn vị mẫu, 34
Đường cong ROC, 83
Dương tính giả, 82
Dương tính thật, 82
G
Ghép cặp, 17
Ghép cặp ở mức cá thể, 17
Ghép cặp theo nhóm, 17
Giả thuyết của nghiên cứu viên – Ha/H1, 12
Giả thuyết Ho, 12
Giá trị bất thường, 61
Giá trị bị thiếu, 61
Giá tri ̣cấu trúc, 58
Giá trị đồng hướng, 58
Giá trị dự đoán âm tính, 82
112
Giá trị dự đoán dương tính, 82
Giá trị hội tụ, 57
Giá trị ngoại lai, 62
Giá tri ̣nội dung, 57
Giá trị p, 70
Giá tri ̣tiêu chuẩn, 57
Giá trị vô lý, 61
Giảm nguy cơ tương đối, 75
Giảm nguy cơ tuyệt đối, 75
Giám sát viên, 52
H
Hệ số hồi quy, 78
Hệ số tác động của tạp chí, 105
Hệ số thiết kế, 37
Hệ số tương quan, 77
Hệ số tương quan nội cụm, 37
Hệ số xác định, 78
Hiệu dụng, 104
Hiệu lực, 103
Hiệu quả, 103
Hiệu số nguy cơ, 74
Hiệu ứng công nhân khỏe mạnh, 94
Hiệu ứng Hawthorne, 91
Hiệu ứng Rosenthal, 91
Hồ sơ y tế, 55
Hội đồng đạo đức, 96
Hồi quy, 77
Hồi quy Cox, 80
Hồi quy logistic, 78
Hồi quy Poisson, 78
Hồi quy tuyến tính, 78
113
K
Khả năng khái quát hóa, 58
Khoảng tin cậy, 69
Khoảng trống trong nghiên cứu, 9
Khoảng tứ phân vị, 66
Khu vực dưới đường cong ROC, 84
Khung mẫu, 34
Kiểm định dấu, 73
Kiểm định dấu thứ hạng Wilcoxon, 73
Kiểm định giả thuyết, 70
Kiểm định hai chiều/ hai đuôi/ hai phía, 71
Kiểm định Khi bình phương, 74
Kiểm định Kruskal-Wallis, 74
Kiểm định Mann-Whitney, 74
Kiểm định một chiều/một đuôi/ một phía, 70
Kiểm định phi tham số, 73
Kiểm định t độc lập, 71
Kiểm định t ghép cặp, 72
Kiểm định tham số, 71
Kỳ vọng sống, 84
L
Làm sạch số liệu, 61
Lực mẫu, 37
M
Mất đối tượng theo dõi, 94
Mẫu, 34
Mẫu đại diện, 35
Mode, 65
Mối liên quan, 74
Mục đích, 12
Mục tiêu chung, 13
114
Mục tiêu cụ thể, 13
N
Nghiên cứu bán thực nghiệm, 24
Nghiên cứu bệnh - chứng dựa trên nghiên cứu thuần tập, 20
Nghiên cứu bệnh- chứng, 16
Nghiên cứu cắt ngang, 16
Nghiên cứu đánh giá, 31
Nghiên cứu hàng loạt các ca bệnh, 15
Nghiên cứu hệ thống y tế, 32
Nghiên cứu mô tả, 14
Nghiên cứu một trường hợp bệnh, 15
Nghiên cứu phân tích, 15
Nghiên cứu quan sát, 14
Nghiên cứu sinh thái, 15
Nghiên cứu thăm dò, 31
Nghiên cứu theo dõi dọc, 27
Nghiên cứu thuần tập, 18
Nghiên cứu thuần tập hồi cứu, 18
Nghiên cứu thuần tập lịch sử, 18
Nghiên cứu thuần tập tiến cứu, 19
Nghiên cứu thuần tập tương lai, 19
Nghiên cứu thực nghiệm, 21
Nghiên cứu triển khai, 30
Nghiên cứu tương quan, 15
Nghiên cứu viên chính, 105
Nguồn số liệu, 52
Ngụy biện sinh thái, 95
Nguy cơ quy thuộc, 76
Nguy cơ quy thuộc phần trăm, 76
Nguy cơ quy thuộc quần thể, 76
Nguy cơ quy thuộc quần thể phần trăm, 76
Nguy cơ tương đối, 74
115
Nguy cơ/ tỷ lệ/ số ca mới mắc tích lũy, 86
Nhiễu, 91
Nối dài, 59
Nối dọc, 59
Nối ngang, 60
Nối rộng, 60
P
Phân bố chuẩn, 69
Phân bố đối xứng hình chuông, 68
Phân bổ ngẫu nhiên, 46
Phân bổ ngẫu nhiên đơn, 46
Phân bổ ngẫu nhiên theo khối, 47
Phân tích đa biến, 79
Phân tích đa tầng, 80
Phân tích đơn biến, 79
Phân tích dựa trên các cá thể hoàn thành nghiên cứu, 78
Phân tích dựa trên phân bổ ngẫu nhiên ban đầu, 79
Phân tích nhân tố, 80
Phân tích phương sai lặp lại, 73
Phân tích phương sai một chiều, 72
Phân tích số liệu, 63
Phân tích sống còn, 80
Phân tích thành phần chính, 80
Phỏng vấn có cấu trúc, 53
Phương pháp ghép cặp theo điểm xu hướng, 17
Phương pháp làm mù, 22
Phương pháp làm mù ba, 23
Phương pháp làm mù đôi, 22
Phương pháp làm mù đơn, 22
Phương pháp phân bổ định trước, 47
Phương sai, 66
116
Q
Quần thể nghiên cứu, 34
Quy trình nghiên cứu, 33
S
Sai chệch sinh thái, 95
Sai lầm loại I, 91
Sai lầm loại II, 91
Sai lệch, 93
Sai số, 92
Sai số chuẩn, 69
Sai số đáp ứng, 93
Sai số điều tra viên, 94
Sai số do báo cáo, 95
Sai số hệ thống, 93
Sai số lựa chọn, 93
Sai số ngẫu nhiên, 93
Sai số nhớ lại, 94
Sai số phân loại/xếp lẫn, 95
Sai số phát hiện, 95
Sai số tham gia, 93
Sai số thu thập thông tin, 94
Sai số xác định/chẩn đoán, 93
Số cá thể cần can thiệp/điều trị, 75
Số hiện mắc, 85
Số liệu, 52
Số liệu sơ cấp, 52
Số liệu thô, 59
Số liệu thứ cấp, 52
Số mới mắc, 85
Số năm sống điều chỉnh theo chất lượng cuộc sống, 86
Số năm sống điều chỉnh theo mức độ bệnh tật, 86
Số năm sống khỏe mạnh mất đi do tàn tật, 87
117
Số năm sống mất đi do tử vong sớm, 86
Số năm sống tiềm tàng bị mất đi, 87
Sự kết hợp, 74
T
Tài liệu chưa được xuất bản chính thức, 9
Tạp chí có hệ thống bình duyệt, 105
Tham gia sau khi có thông tin đầy đủ, 96
Thang đo Likert, 53
Theo dõi, 27
Thiết kế bắt chéo, 28
Thiết kế một nhóm, 28
Thiết kế song song, 29
Thiết kế theo "hình nêm", 29
Thống kê, 63
Thống kê mô tả, 64
Thống kê suy luận, 69
Thống kê y học, 64
Thống kê y sinh học, 64
Thử nghiệm cộng đồng, 24
Thử nghiệm lâm sàng, 24
Thử nghiệm lâm sàng giai đoạn I, 25
Thử nghiệm lâm sàng giai đoạn II, 25
Thử nghiệm lâm sàng giai đoạn III, 25
Thử nghiệm lâm sàng giai đoạn IV, 25
Thử nghiệm mở, 23
Thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng, 21
Thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng theo cụm, 21
Tiêu chuẩn loại trừ, 35
Tiêu chuẩn lựa chọn, 35
Tính cấp thiết, 7
Tính đại diện, 58
Tính giá trị, 84
118
Tính giá trị của nghiên cứu, 58
Tính giá trị của thang đo, 57
Tính giá trị nội tại, 58
Tính khả thi, 7
Tính mới, 7
Tính ứng dụng, 8
Tính xác đáng, 8
Tổng quan hệ thống, 10
Tổng quan mô tả, 10
Tổng quan tài liệu, 9
Tổng tỷ suất sinh, 87
Trung bình, 64
Trung vị, 65
Truy cập mở, 106
Tử vong mẹ, 89
Tương quan, 77
Tương quan nghịch, 77
Tương quan thuận, 77
Tương tác, 91
Tỷ lệ, 81
Tỷ lệ không tham gia nghiên cứu, 55
Tỷ lệ tham gia, 36
Tỷ lệ trả lời, 36
Tỷ lệ từ chối, 55
Tỷ số, 81
Tỷ số chênh, 75
Tỷ số chết mẹ, 89
Tỷ số khả năng có kết quả âm tính, 83
Tỷ số khả năng có kết quả dương tính, 83
Tỷ số nguy cơ, 74
Tỷ số nguy hại, 80
Tỷ số phân bổ, 48
Tỷ số tử vong mẹ, 89
Tỷ suất, 81
119
Tỷ suất chết/mắc, 90
Tỷ suất hiện mắc, 85
Tỷ suất mới mắc, 85
Tỷ suất sinh thô, 90
Tỷ suất tấn công, 90
Tỷ suất tấn công thứ phát, 90
Tỷ suất tử vong, 87
Tỷ suất tử vong đặc trưng theo chủng tộc, 88
Tỷ suất tử vong đặc trưng theo nguyên nhân, 88
Tỷ suất tử vong đặc trưng theo nhóm tuổi, 88
Tỷ suất tử vong thô, 87
Tỷ suất tử vong trẻ dưới 1 tuổi, 89
Tỷ suất tử vong trẻ dưới 5 tuổi, 89
Tỷ suất tử vong trẻ sơ sinh, 88
X
Xử lý số liệu, 61
Xung đột lợi ích, 96
Y
Y học dựa vào bằng chứng, 27
Ý
Ý nghĩa thống kê, 70
THUẬT NGỮ TIẾNG ANH THEO TRÌNH TỰ ABC
A
Absolute risk reduction – ARR, 75
Age-specific mortality rate, 88
Allocation concealment, 47
120
Allocation ratio, 48
Allocation sequence, 46
Alpha error, 91
Alternative Hypothesis, 12
Analysis of variance - ANOVA, 72
Analytical study, 15
Append data, 59
Applicability, 8
Area under ROC curve – AUC, 84
Asssociation, 74
Attack rate, 90
Attributable Risk - AR, 76
Attributable Risk Percent - AR%), 76
B
Background variables, 51
Bar chart, 99
Beta error, 91
Bias, 93
Binary variable, 49
Biostatistics, 64
Blinding, 22
Blocking randomization, 47
Box-and-Whiskers plot, 99
C
Case control study, 16
Case report, 15
Case series, 15
Case-fatality rate, 90
Cause-specific mortality rate, 88
Checklist, 54
Chi-square χ2, 74
121
Clinical trial, 24
Cluster randomized controlled trials, 21
Cluster sampling, 43
Cohen's kappa, 56
Cohort study, 18
Community trial, 24
Concurrence validity, 58
Concurrent cohort, 19
Confidence interval - CI, 69
Confidentiality, 96
Conflict of interest, 96
Confounding, 91
Construct validity, 58
Content validity, 57
Continuous variables, 50
Convenient sampling, 39
Correlation, 77
Correlation coefficient, 77
correlational study, 15
Covergent validity, 57
Cox regression, 80
Criterion validity, 57
Cross sectional study, 16
Cross-over assignment/study, 28
Cross-tabulation table, 97
Crude birth rate - CBR, 90
Crude death rate - CDR, 87
Cumulative incidence, 86
Cumulative incidence proportion, 86
Cumulative incidence risk, 86
D
DALYs, 86
122
Data, 52
Data analysis, 63
Data cleaning, 61
Data processing, 61
Data repository, 59
Data source, 52
Databank, 59
Database, 59
Dependent variable, 51
Descriptive statistics, 64
Descriptive study, 14
Design effect - DE, 37
Detection bias, 95
Deterministic method of allocation, 47
Dichotomous variable, 49
Disability-adjusted life years, 86
Discontinuous variable, 50
Discrete variable, 50
Disproportionate stratified sampling, 44
Double-blind study, 22
Dummy table, 63
E
Ecological fallacy, 95
Ecological study, 15
Effectiveness, 103
Efficacy, 103
Efficiency, 104
Error, 92
Ethics committee - EC, 96
Evaluation research, 31
Evidence, 104
Evidence-based medicine or EBM, 27
123
Excess kurtosis, 68
Exclusion criteria, 35
Experimental study, 21
Exploratory study, 31
External validity, 58
F
Factor analysis, 80
False negative, 81
False positive, 82
Feasibility, 7
Field interviewer, 52
Field supervisor, 52
Follow-up, 27
Frequency distribution table, 97
Frequency matching, 17
G
GANTT chart, 104
General objective, 13
Generalizability, 58
Goal, 12
Grey literature, 9
Group matching, 17
H
Haphazard sampling, 39
Hawthorne effect, 91
Hazard ratio – HR, 80
Health system research, 32
Healthy worker effect, 94
H-index, 106
Histogram chart, 100
124
Historical cohort study, 18
Hypothesis testing, 70
I
Impact evaluation, 32
Implementation research, 30
Incidence, 85
Incidence rate, 85
Inclusion criteria, 35
Independent t-test, 71
Independent variable, 50
Individual matching, 17
Infant mortality rate - IMR, 89
Inferential statistics, 69
Information bias, 94
Informed consent, 96
Institutional review board - IRB, 96
Intention-to-treat analysis - ITT, 79
Interaction, 91
Internal consistency, 56
Internal validity, 58
Interquartile range - IQR, 66
Inter-raters reliability, 56
Interval variable, 50
Interviewer bias, 94
Intraclass correlation coefficient – ICC, 37
J
Journal impact factor – IF, 105
Judgment sampling, 40
K
Kappa coefficient, 56
125
Kruskal-Wallis test, 74
Kurtosis, 67
L
Leptokurtic, 68
Life expectancy, 84
Likert scale, 53
Line chart, 102
Linear regression, 78
Literature review, 9
Logistic regression, 78
Longitudinal study, 27
Loss to follow-up, 94
M
Mann-Whitney U test, 74
Map chart, 103
Masking, 22
Matched pairs, 17
Matching, 17
Maternal mortality, 89
Maternal mortality ratio – MMR, 89
Mean, 64
Measures of central location, 64
Measures of dispersion, 65
Median, 65
Medical records, 55
Medical statistics, 64
Merge data, 60
Mesokurtic, 68
Misclassification bias, 95
Missing data, 61
Mode, 65
126
Mortality rate, 87
Multilevel analysis, 80
Multi-stage sampling, 45
Multivariable analysis, 79
N
Narrative review, 10
Needs assessment, 33
Negative correlation, 77
Negative Likehood Ratio – NLR, 83
Negative Predictive Value - NPV, 82
Negative skewness, 67
Neonatal mortality rate, 88
Nested case-control studies, 20
Nominal categorical data, 49
Nonconcurrent cohort, 18
Non-parametric tests, 73
Non-probability sampling, 39
Non-response rate, 55
Normal distribution, 68
Novelty, 7
Null hypothesis, 12
Number needed to treat – NNT, 75
O
Observational study, 14
Odds ratio - OR, 75
One-tailed test, 70
Open access, 106
Open trial, 23
Ordinal variable, 49
Out of range, 61
Outcome evaluation, 31
127
Outcome variable, 51
Outlier, 62
Output variable, 51
P
p value, 70
Paired t-test, 72
Parallel assignment/design, 29
Parametric tests, 71
Participation bias, 93
Peer review, 105
Peer-reviewed journal, 105
Per protocol analysis - PP, 78
Phase I trial, 25
Phase II trial, 25
Phase III trial, 25
Phase IV trial, 25
Pie chart, 98
Platykurtic, 68
Poisson regression, 78
Policy brief, 105
Polyline, 101
Population Attributable Risk - PAR, 76
Population Attributable Risk %, 76
Positive correlation, 77
Positive Likehood Ratio – PLR, 83
Positive Predictive Value - PPV, 82
Positive skewness, 67
Power, 37
Prevalence, 85
Prevalence rate, 85
Primary data, 52
Principal component analysis – PCA, 80
128
Principal investigator - PI, 105
Probability proportional to size– PPS – sampling, 42
Probability sampling, 40
Process evaluation, 31
Program evaluation, 31
Propensity score matching-PSM, 17
Proportion, 81
Proportionate stratified random sampling, 44
Prospective cohort, 19
Purposive sampling, 40
Q
QALYs, 86
Qualitative variable, 49
Quality assurance, 56
Quality-adjusted life years, 86
Quantitative variable, 50
Quasi-experimental, 24
Questionnaire, 53
Quota sampling, 39
R
Race-specific mortality rate, 88
Random error, 93
Randomization, 46
Randomized controlled trials - RCTs, 21
Range, 65
Rapid assessment, 33
Rate, 81
Ratio, 81
Ratio variable, 50
Raw data, 59
Recall bias, 94
129
Receiver Operating Characteristics Curve, 83
Refusal rate, 55
Regression, 77
Regression coefficient, 78
Relative risk, 74
Relative risk reduction – RRR, 75
Relevance, 8
Reliability, 56
Repeatablity, 56
Repeated ANOVA, 73
Reporting bias, 95
Representative sample, 35
Representativeness, 58
Research ethics, 96
Research gap, 9
Research proposal, 105
Research protocol, 33
Research question, 12
Response bias, 93
Response rate, 36
Retrospective study, 18
Risk difference – RD, 74
Risk ratio – RR, 74
ROC curve, 83
Rosenthal effect, 91
R-square, 78
S
Sample, 34
Sample size, 36
Sample size formula/equation, 36
Sampling, 38
Sampling frame, 34
130
Sampling unit, 34
Scatter, 102
Scientific publications, 105
Secondary attack rate, 90
Secondary data, 52
Selection bias, 93
Sensitivity, 84
Sex-specific mortality rate, 88
Sign test, 73
Simple random sampling, 41
Simple Randomization, 46
Single group design, 28
Single-blind study, 22
Skewness, 67
Snowball sampling, 40
Specific objective, 13
Specificity, 84
Stacked bar chart, 100
Standard deviation, 66
Standard error, 69
Standard normal distribution, 69
Statistical significance, 70
Statistics, 63
Stepped wedge design, 29
Stratified random sampling, 44
Structured interview, 53
Study participant/subject/respondent, 36
Study population, 34
Survival analysis, 80
Systematic error, 93
Systematic random sampling, 41
Systematic review, 10
131
T
Test-retest reliability, 56
Total fertility rate, 87
Triple-blind study, 23
True negative, 81
True positive, 82
T-test, 71
Two-by-two table, 98
Two-tailed test, 71
Tỷ suất tử vong đặc trưng theo giới tính, 88
Type I error, 91
Type II error, 91
U
Under-five mortality rate, 89
Univariate analysis, 79
Unpaired t-test, 71
Urgency, 7
V
Validity, 84
Variable, 49
Variance, 66
Vertification bias, 93
W
Wilcoxon signed rank test, 73
Y
Years lived with disability, 87
Years of life lost due to premature mortality, 86
Years of Potential Life Lost, 87
YLD, 87
132
YLL, 86
YPLL, 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO[1-36]
1. American Medical Association. JAMA Evidence: Glossary [cited 2016 10/10].
Available from:
2. BMJ Clinical Evidence. A glossary of EBM terms 2012 [cited 2016 09/10].
Available from:
3. Centers for Disease Control and Prevention (CDC). Acronyms, Glossary and
Reference terms. New York. USA.
4. Centers for Disease Control and Prevention (CDC). Principles of Epidemiology
in Public Health Practice. Third Edition: An Introduction to Applied Epidemiology and
Biostatistics. Atlanta, USA. 2012. 511 p.
5. Consolidated Standards of Reporting Trials (CONSORT) statement.
CONSORT Glossary 2010 [cited 2016 09/10]. Available from:
statement.org/resources/glossary.
6. Grimes DA, Schulz KF. An overview of clinical research: the lay of the land. The
Lancet. 2002;359(9300):57-61.
7. Grimes DA, Schulz KF. Descriptive studies: what they can and cannot do. The
Lancet. 2002;359(9301):145-9.
8. Grimes DA, Schulz KF. Bias and causal associations in observational research.
The Lancet. 2002;359(9302):248-52.
9. Grimes DA, Schulz KF. Cohort studies: marching towards outcomes. The
Lancet. 2002;359(9303):341-5.
10. Grimes DA, Schulz KF. Uses and abuses of screening tests. The Lancet.
2002;359(9303):881-4.
11. International Epidemiological Association. A Dictionary of Epidemiology. Sixth
Edition. Porta M, editor. New York, USA: Oxford University Press; 2014. 377 p.
12. Lanata CF, Black RE. Lot quality assurance sampling techniques in health
surveys in developing countries: advantages and current constraints. World Health
Stat Q. 1991;44(3):133-9.
13. Nguyễn Văn Tuấn. Đo lường bệnh tật: Tỷ số, Tỷ lệ, Tỷ suất.
133
14. O. S. Miettinen. Epidemiological Research: Terms and Concepts: Springer;
2011. 193 p.
15. Olsen J, Christensen K, Murray J, Ekbom A. An Introduction to Epidemiology
for Health Professionals: Springer; 2010. 153 p.
16. Oxford Research. Glossary of key terms: Oxford University Press; 2009.
17. Public Health Accreditation Board (PHAB). PHAB Acronyms and Glossary of
Terms. USA. 2011. 38 p.
18. Ruth B, Beaglehole R, Kjellström T. Basic Epidemiology. Second Edition.
Geneva, Switzerlands: WHO Library Cataloguing-in-Publication Data; 2006. 226 p.
19. Schulz KF, Grimes DA. Case-control studies: research in reverse. The Lancet.
2002;359(9304):431-4.
20. Schulz KF, Grimes DA. Generation of allocation sequences in randomised
trials: chance, not choice. The Lancet. 2002;359(9304):515-9.
21. Schulz KF, Grimes DA. Allocation concealment in randomised trials: defending
against deciphering. The Lancet. 2002;359(9304):614-8.
22. Schulz KF, Grimes DA. Blinding in randomised trials: hiding who got what. The
Lancet. 2002;359(9304):696-700.
23. Schulz KF, Grimes DA. Sample size slippages in randomised trials: exclusions
and the lost and wayward. The Lancet. 2002;359(9304):781-5.
24. Schulz KF, Grimes DA. Unequal group sizes in randomised trials: guarding
against guessing. The Lancet. 2002;359(9304):966-70.
25. Trường Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh. Phương pháp nghiên cứu
khoa học cơ bản dành cho bác sĩ lâm sàng. Hồ Chí Minh, Việt Nam. 2014. 109 p.
26. Trường Đại học Y Hà Nội. Tài liệu hướng dẫn xây dựng đề cương nghiên cứu
khoa học Y Dược. Hà Nội, Việt Nam: NXB Y Học; 2010.
27. Trường Đại học Y tế công cộng. Câu hỏi và trả lời về một số vấn đề thường
gặp trong quá trình làm luận văn sau đại học. Hà Nội, Việt Nam. 2015.
28. UNFPA Việt Nam. Các thuật ngữ trong theo dõi, đánh giá và quản lý dựa trên
kết quả. Hà Nội, Việt Nam: NXB Giao thông vận tải; 2008. 64 p.
29. Viện Nghiên cứu Y xã hội học (IMS). Bảng thuật ngữ Dịch tễ học và Thống kê
2016 [cited 2016 03/11].
30. Whitley E, Ball J. Statistics review 6: Nonparametric methods. Critical Care.
2002;6(6):509-13.
134
31. World Health Organization (WHO). Health Systems Strengthening Glossary
[cited 2016 10/10]. Available from:
32. World Health Organization (WHO). Glossary of terms in health research. A
practical guide for health researchers. Geneva, Switzerlands.
33. World Health Organization (WHO). Health Promtion Glossary. Nutbeam D,
editor. Geneva, Switzerlands. 1998. 36 p.
34. Austin PC. An Introduction to Propensity Score Methods for Reducing the
Effects of Confounding in Observational Studies. Multivariate Behavioral Rese.
2011;46(3):399-424.
35. Rosenbaum P.R., Rubin D.B. The central role of the propensity score in
observational studies for causal effects. Biometrika. 1983;70:41-55.
36. Sackett DL, Rosenberg WM, Gray JA, Haynes RB, Richardson WS. Evidence
based medicine: what it is and what it isn’t. BMJ. 1996;312(7023):71-2.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
tai_lieu_khai_niem_va_thuat_ngu_co_ban_su_dung_trong_cac_ngh.pdf