Tài liệu môn Pháp luật đại cương
4. Phân biệt văn bản quy phạm PL và VB áp dụng PL :
Văn bản QPPL Văn bản áp dụng pháp luật
Giống nhau Do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
Dùng để điều chỉnh các quan hệ xã hội.
Khác nhau
Chứa đựng qui tắc xử sự chung. Chứa qui tắc xử sự cụ thể.
Áp dụng nhiều lần . Áp dụng một lần.
Áp dụng cho mọi chủ thể. Áp dụng cho một chủ thể xác
định.
Hình thức: Luật, VB dưới luật Hình thức: Bản án, quyết định
5. Phân biệt quy phạm đạo đức và quy phạm PL:
Quy phạm PL Quy phạm đạo đức
Giống
nhau
Đều là quy tắc xử sự chung cho tất cả mọi người.
Đều điều chỉnh các mối quan hệ xã hội mà quy phạm đó hướng tới.
Khác
nhau
được điều chỉnh bằng sự cưỡng chế
của nhà nước (phạt, tù đầy.)
được đảm bảo thực hiện trên cơ sở cộng
đồng và dư luận xã hội (lên án, phỉ nhổ,
khinh bỉ.).
hình thành do sự định hướng, ý trí
của nhà nước
được hình thành từ phong tục tập quán,
thói quen, truyền thống, dân tộc, vùng
miền.
Phạm vi điều chỉnh thường rộng hơn
(cả nước, cả tỉnh, cả vùng.)
có thế chỉ có giá trị ở một vùng nào đó
(ở nơi này là phù hợp, nơi khác không
phù hợp.)
11 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 08/01/2022 | Lượt xem: 692 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tài liệu môn Pháp luật đại cương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu Pháp Luật Đại Cương
Edited by Nguyễn Quốc Tấn 15T2 Page 1
MỘT SỐ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Nhà nước phong kiến là 1 phương thức nhà nước đã từng tồn tại trong lịch
sử ?
-Đúng. Vì nó mang đầy đủ bản chất của một nhà nước: là một tổ chức đặc biệt của
quyền lực chính trị, một bộ máy chuyên làm nhiệm vụ cưỡng chế, thực hiện các
chức năng quản lý đặc biệt nhằm duy trì trật tự xã hội, thực hiện mục đích bảo vệ
địa vị của giai cấp thống trị trong xã hội.
Câu 2: Thủ tướng là một người đứng đầu cơ quan quyền lực nhà nước
CHXHCNVN?
Sai. Vì thử tướng chỉ đứng đầu hệ thống quản lý hành chính nhà nước.
Câu 3: Người đủ trên 18 tuổi là người có năng lực hành vi đầy đủ?
Sai. Vì với những người mất hành vi dân sự (người điên, người bị bệnh thiểu năng,
không rỏ khả năng nhận thức ) dù nhiêu tuổi vẫn không đủ năng lực.
Câu 4: Thế tài là bộ phận không thể thiếu trong mọi quy phạm pháp luật ?
Sai. Vì chỉ thế tài chỉ là 1 trong 3 bộ phận cấu hành quy phạm pháp luật, 1 quy
phạm pháp luật có thể ít hơn 3 bộ phận cấu thành.
Câu 5: Mọi quy định của UBNN cấp tỉnh là văn bản QPPL ?
Sai. Vì mọi quy định phải thông qua bởi chính phủ (cơ quant rung ương)bằng việc
thăm dò ý kiến của số đông nhân dân, thông qua hiến pháp và pháp luật mới có thể
trở thành văn bản QPPL.
Câu 6: NN quân chủ lập hiến là 1 kiểu nhà nước tồn tại trong lịch sử ?
Sai. Vì nhà nước quân chủ lập hiến là 1 hình thức nhà nước tồn tại trong lịch sử.
Câu 7: PL trong 1 NN là ý chí của giai cấp lao đông chiếm đa số trong XH.
Sai. Vì pháp luật là một nhà nước ý chí của giai cấp thống trị trong XH.
Câu 8: ban hành pháp luật có tính bắt buột chug là bản chất nhà nước.
Tài liệu Pháp Luật Đại Cương
Edited by Nguyễn Quốc Tấn 15T2 Page 2
Sai. Vì bản chất nhà nước là tính giai cấp và tính xã hội.
Câu 9: tất cả các bản pháp luật do cơ quan nhà nước ban hành đều là văn bản
QPPL.
Sai. Vì các bản pl do cơ quan nhà nước ban hành bao gồm văn bản QPPL và
VBPL.
Câu 10: ba lần phân công XH trong cộng sản nguyên thủy là tiền đề cho sự ra đời
của nhà nước.
Sai. Vì tiền đề sự ra đời nhà nước là tiền đề kinh tế và tiền đề XH.
Câu 11: NN CH quân tộc là 1 kiểu nahf nước tồn tại trong lịch sử.
Sai. Vì chỉ có 4 kiểu nhà nước: NN PK, NN chủ nô, NN tư sản, NN XHCN.
Câu 12: PL trong nhà nước là ý chí của giai cấp bóc lột chiếm thiểu số trong XH
Sai. Vì PL trong nhà nước là sự kết hợp giửa tính giai cấp và tính XH. Trong đó
tính giai cấp là nguyện vọng của giai cấp thống trị chứ không phải là giai cấp bốc
lột. như XHCN là giai cấp vô sản nắm quyền thể hiện ý chí giai cấp vô sản cứ
không phải giai cấp bót lột.
Câu 13: bản chất của nhà nước là đối nội và đối ngoại.
Sai. Vì bản chất của nhà nước là tính giai cấp và tính XH, đối nội và đối ngoại là
đặc trưng.
Câu 14: mọi hành vi trái pháp luật đều là VPPL.
Sai. Vì mọi hành vi để được xem là VPPL phải đầy đủ 4 dấu hiệu :..
Câu 15: NN CHXHCNVN được tổ chức theo nguyên tắc “Tam quyền phân lập“
Sai. Vì NN XHCNVN được tổ chức theo nguyên tắc tập quyền.
Câu 16: một hành vi có đồng thời là vừa là vi phạm hình sự, vừa vi phạm hành
chính.
Tài liệu Pháp Luật Đại Cương
Edited by Nguyễn Quốc Tấn 15T2 Page 3
Đúng. Vì ví dụ như 1 luật sư làm di chúc cho chủ tịch hội đồng quản trị 1 công ty
lớn nọ, với ý định chiếm đạt nhưng bị phát hiện, ông này đã thủ tiêu ông chủ tịch
dẫn đến tội vừa vi phạm hình sự vừa vi phạm hành chính.
Câu 17: phương pháp điều chỉnh của ngành luật dân sự là phương pháp mệnh lệnh
phục tùng.
Sai. Vì phương pháp điều chỉnh luật dân dự là tự do, bình đẳng, tự định đạt.
Câu 18: tất cả các văn bản do cơ quan N có thẩm quyền ban hành đều là văn bản
QPPL.
Đúng. Vì QPPL là những quy tắc xử sự chung có tính bắt buộc chung, được thể
hiện dưới những hình thức xác định, do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận và bảo
đảm thực hiện, nhằm điều chỉnh các quan hệ XH
Câu 19: chỉ có cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới được phép thực hiện hành
động áp dụng pháp luật.
Sai. Vì áp dung pháp luật được thực hiện cho toàn XH
Câu 20: bộ và các cơ quan ngang bộ thuộc hệ thống cơ quan quyền lực nhà nước ở
trung ương.
Sai. Vì bộ và các cơ quan ngang bộ thuộc hệ thống cơ qua chấp hành của quốc hội
và hành chính chứ không phải cơ quan quyền lực.
Câu 21: nhà nước CHXHCN là NN của nhân dân nên mang tính giai cấp.
Sai. Vì tất cả đã gọi là nhà nước đều phải mang tính giai cấp và tính xã hội.
Câu 22: ở VN thủ tướng là nguyên thủ quốc gia.
Sai. Vì chủ tịch nước mới là nguyên thủ quốc gia
Câu 23: tất cả mọi hành vi của con người đều là sự kiện pháp lý.
Sai. Vì sự kiện pháp lý là những điều kiện, hoàn cảnh, tình huấn được dự kiến
trong QPPL gắn với việc phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật khi diễn
ra trong thực tế.
Câu 24: hành vi trái pháp luật là hành vi VPPL
Tài liệu Pháp Luật Đại Cương
Edited by Nguyễn Quốc Tấn 15T2 Page 4
Sai. Vì để trở thành hành vi VPPL phải đủ 4 yếu tố: trước hết phải là hành vi XĐ
của chủ thể, phải là hành vi trái pháp luật, phải chứa đựng lỗi của chủ thể, phải do
người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện.
Câu 25: mọi quy định của thủ tướng chính phủ là văn bản QPPL.
Sai. Vì nó chỉ là văn bản QPPL ở mãng hành chính.
MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP TỰ LUẬN TRONG MÔN HỌC PHÁP LUẬT
ĐẠI CƢƠNG
I. Phân tích cấu trúc quy phạm pháp luật
Nhiệm vụ: phải đi xác định rõ các thành phần giả định, quy định, chế tài trong
1 quy phạm pháp luật cụ thể. Lưu ý:
- Giả định thường quy định về thời gian, địa điểm, các chủ thể, các hoàn
cảnh cụ thể mà quy phạm pháp luật điều chỉnh. Giả định thường là phần
trả lời cho câu hỏi với từ để hỏi: ai, trong hoàn cảnh nào?
- Quy định là bộ phận của quy phạm pháp luật nêu rõ cách xử sự của chủ thể
pháp luật (cá nhân hay tổ chức) ở vào hoàn cảnh điều kiện đã nêu trong
phần giả định, gồm sự cho phép hay bắt buộc phải thực hiện. Bộ phận quy
định trả lời câu hỏi Phải làm gì (hoặc không được làm gì) và làm như thế
nào?
- Chế tài nêu lên những biện pháp tác động mà nhà nước dự kiến sẽ áp dụng
đối với chủ thể pháp luật đã không thực hiện theo đúng quy tắc xử sự nêu
ở bộ phận quy định của quy phạm pháp luật (là hậu quả bất lợi đối với chủ
thể vi phạm pháp luật).
Một số bài tập ví dụ:
1/ “Lực lượng vũ trang nhân dân tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, Nhân
dân, với Đảng và Nhà nước, có nhiệm vụ bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống
Tài liệu Pháp Luật Đại Cương
Edited by Nguyễn Quốc Tấn 15T2 Page 5
nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã
hội; bảo vệ Nhân dân, Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa; cùng
toàn dân xây dựng đất nước và thực hiện nghĩa vụ quốc tế”. (Điều 65 Hiến
pháp 2013)
Giả định: “Lực lượng vũ trang nhân dân”. Phần giả định trong trường hợp
này nêu lên quan hệ xã hội mà quy phạm này điều chỉnh, xác định rõ đối
tượng phải chịu sự điều chỉnh của quy phạm pháp luật này đó là lực lượng vũ
trang nhân dân.
Quy định: “tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, Nhân dân, với Đảng và Nhà
nước, có nhiệm vụ bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ
của Tổ quốc, an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội; bảo vệ Nhân dân,
Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa; cùng toàn dân xây dựng đất
nước và thực hiện nghĩa vụ quốc tế”. Phần quy định trong trường hợp này nêu
lên cách thức xử sự của đối tượng được nêu ở phần giả định.
Chế tài: không có.
2/ “Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa thì có
quyền yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu” (Điều 132 Bộ
luật Dân sự 2005)
Giả định: “Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe
dọa”. Giả định trong trường hợp này đã nêu lên tình huống, hoàn cảnh chịu
sự điều chỉnh của quy phạm này đó là khi một bên tham gia giao dịch dân sự
do bị lừa dối hoặc bị đe dọa.
Quy định: “có quyền yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô
hiệu”. Quy định trong trường hợp này nêu lên cách thức xử sự của đối tượng
được nêu ở phần giả định.
Tài liệu Pháp Luật Đại Cương
Edited by Nguyễn Quốc Tấn 15T2 Page 6
Chế tài: không có
3/ “Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác,
thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba
tháng đến hai năm” (Điều 121 Bộ luật Hình sự 1999)
Giả định: “Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người
khác”. Giả định trong trường hợp này đã nêu lên đối tượng phải chịu sự điều
chỉnh của quy phạm pháp luật này đó là người xúc phạm nghiêm trọng nhân
phẩm, danh dự của người khác.
Quy định: không được nêu rõ ràng trong quy phạm pháp luật nhưng ở dạng
quy định ngầm. Theo đó, quy định trong trường hợp này là không được xúc
phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác.
Chế tài: “bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù
từ ba tháng đến hai năm”. Chế tài ở đây là biện pháp của Nhà nước tác động
đến chủ thể vi phạm pháp luật
II. Phân tích cơ cấu của quan hệ pháp luật (xác định chủ thể, nội dung,
khách thể trong quan hệ pháp luật)
Một số bài tập ví dụ:
1/ Tháng 10/2009 bà B có vay của chị T số tiền 300 triệu đồng để hùn vốn
kinh doanh. Bà B hẹn tháng 2/1010 sẽ trả đủ vốn và lãi là 30 triệu đồng cho
chị T.
Chủ thể: bà B và chị T
- Bà B:
o Có năng lực pháp luật vì bà B không bị Tòa án hạn chế hay tước
đoạt năng lực pháp luật;
Tài liệu Pháp Luật Đại Cương
Edited by Nguyễn Quốc Tấn 15T2 Page 7
o Có năng lực hành vi vì bà B đã đủ tuổi được tham gia vào quan hệ
dân sự theo quy định của Bộ luật Dân sự và không bị mắc các bệnh
tâm thần.
Bà B có năng lực chủ thể đầy đủ
- Chị T:
o Có năng lực pháp luật vì chị T không bị Tòa án hạn chế hay tước
đoạt năng lực pháp luật;
o Có năng lực hành vi vì chị T đã đủ tuổi được tham gia vào quan hệ
dân sự theo quy định của Bộ luật Dân sự và không bị mắc các bệnh
tâm thần.
Chị T có năng lực chủ thể đầy đủ
Nội dung:
Bà B
- Quyền: được nhận số tiền vay
để sử dụng;
- Nghĩa vụ: trả nợ gốc và lãi
theo thỏa thuận.
Chị T
- Nghĩa vụ: giao khoản tiền
vay cho bà B;
- Quyền: nhận lại khoản tiền
gốc và lãi sau thời hạn vay.
Khách thể: khoản tiền vay và lãi
III. Các dạng bài tập về vi phạm pháp luật
1/ Xác định vi phạm pháp luật:
Tài liệu Pháp Luật Đại Cương
Edited by Nguyễn Quốc Tấn 15T2 Page 8
Cần xác định một hành vi vi phạm pháp luật dựa vào 4 dấu hiệu sau:
- Nêu lên hành vi cụ thể (ví dụ: hành vi giết người, hành vi cố ý gây
thương tích). Hành vi này ở dạng gì? (hành động hay không hành động).
- Hành vi này trái pháp luật gì? (pháp luật hình sự, pháp luật hành
chính, pháp luật dân sự, pháp luật hôn nhân và gia đình,).
- Có lỗi của người thực hiện hành vi vi phạm (lỗi cố ý trực tiếp, hay cố
ý gián tiếp, hay vô ý do quá tự tin, hay vô ý do cẩu thả).
- Do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện (đủ tuổi theo
quy định + không bị mắc bệnh tâm thần).
2/ Phân tích cấu thành của vi phạm pháp luật
¤ Về mặt khách quan:
- Hành vi: việc làm của (nêu ra việc làm cụ thể) là hành vi trái quy
định của pháp luật..
- Hậu quả:.
- Thời gian: ..
- Địa điểm:
- Hung khí: ..
¤ Mặt chủ quan:
- Lỗi: Xác định trường hợp này là lỗi gì và chứng minh.
- Động cơ: ..
- Mục đích: .
¤ Chủ thể vi phạm:
Chủ thể của vi phạm pháp luật là . (. tuổi) là một công dân có đủ khả
năng nhận thức và điểu khiển hành vi của mình và không mắc bệnh tâm thần.
Tài liệu Pháp Luật Đại Cương
Edited by Nguyễn Quốc Tấn 15T2 Page 9
¤ Mặt khách thể:
Hành vi của .. đã xâm phạm tới quyền được bảo đảm về tính mạng, hay sức
khỏe, hay danh dự, nhân phẩm của công dân, vi phạm đến quan hệ xã hội được
pháp luật bảo vệ.
3/ Xác định loại vi phạm pháp luật
Có các loại vi phạm pháp luật sau:
- Vi phạm pháp luật hình sự;
- Vi phạm pháp luật hành chính;
- Vi phạm pháp luật dân sự;
- Vi phạm quy chế của tổ chức.
MỘT SỐ DẠNG SO SÁNH
1. So sánh quy phạm PL và quy phạm XH :
2. So sánh các hình thức thực hiện PL :
Tiêu chí
SS
Tuân thủ PL Thi hành PL Sử dụng PL Áp dụng PL
Tiêu chí so sánh Quy phạm PL Quy phạm XH
Chủ thể ban
hành
Nhà nước ban hành thừa nhận Các tổ chức XH
Ý chí Thể hiện ý chí của NN
Thể hiện ý chí của các thành
viên
Tính chất Bắt buộc chung Tự nguyện
Cơ chế thực hiện
Được bảo đảm thực hiện bằng
sự cưỡng chế của NN
Dựa trên tinh thần tự nguyện
Tài liệu Pháp Luật Đại Cương
Edited by Nguyễn Quốc Tấn 15T2 Page 10
Nội dung
Các chủ thể
kiềm chế
không tiến
hành những
hành động mà
PL cấm.
Các chủ thể
thực hiện
nghĩa vụ pháp
lý bằng hành
động tích cực.
Cách chủ thể
PL thực hiện
quyền chủ thể
của mình.
Nhà nước thông qua các
cơ quan nhà nước có
thẩm quyền tổ chức cho
các chủ thể PL thực hiện
những quy định của PL.
Dạng hành
vi
Không hành
động
Hành động
Hành động or
không hành
động
Hành động
QP tương
ứng
PL cấm QP nghĩa vụ Mọi QP Mọi QP
Chủ thể
thực hiện
Mọi chủ thể
thực hiện
nghĩa vụ 1
cách thụ động.
Mọi chủ thể
thực hiện
nghĩa vụ bằng
hành động tích
cực.
Mọi chủ thể
có thể thực
hiện or không
theo ý chí của
mình.
Các cơ quan nhà nước.
3. So sánh các loại lỗi :
Tiêu
chí
SS
Lỗi cố ý trực tiếp Lỗi cố ý gián tiếp
Lỗi vô ý do quá tự
tin
Lỗi vô ý do cẩu
thả
Về
mặt
lý
trí
Chủ thể vi phạm
nhận thức rõ hành
vi của mình là
nguy hiểm cho xã
hội và thấy trước
hậu quả nguy
hiểm cho xã hội
do hành vi của
mình gây ra.
chủ thể vi phạm
nhận thức rõ hành vi
vi phạm của mình là
nguy hiểm cho xã
hội và thấy trước
hậu quả nguy hiểm
cho xã hội do hành
vi của mình gây ra.
chủ thể vi phạm
nhận thấy trước
hậu quả nguy
hiểm cho xã hội
do hành vi của
mình gây ra.
khinh suất, cẩu
thả nên chủ thể vi
phạm không nhận
thấy trước hậu
quả nguy hiểm
cho xã hội do
hành vi của mình
gây ra mặc dù có
thể hoặc cần phải
thấy trước hậu
quả đó.
Về
mặt
ý
chí
chủ thể vi phạm
mong muốn hậu
quả xảy ra.
chủ thể tuy không
mong muốn hậu quả
xảy ra nhưng lại có
thái độ bàng quang
để mặc cho hậu quả
xảy ra.
chủ thể không
mong muốn hậu
quả xảy ra và tin
tưởng rằng hậu
quả đó sẽ không
xảy ra hoặc có thể
không đặt ra vấn
đề ý chí.
Tài liệu Pháp Luật Đại Cương
Edited by Nguyễn Quốc Tấn 15T2 Page 11
ngăn chặn được.
4. Phân biệt văn bản quy phạm PL và VB áp dụng PL :
Văn bản QPPL Văn bản áp dụng pháp luật
Giống nhau
Do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
Dùng để điều chỉnh các quan hệ xã hội.
Khác nhau
Chứa đựng qui tắc xử sự chung. Chứa qui tắc xử sự cụ thể.
Áp dụng nhiều lần . Áp dụng một lần.
Áp dụng cho mọi chủ thể.
Áp dụng cho một chủ thể xác
định.
Hình thức: Luật, VB dưới luật Hình thức: Bản án, quyết định
5. Phân biệt quy phạm đạo đức và quy phạm PL:
Quy phạm PL Quy phạm đạo đức
Giống
nhau
Đều là quy tắc xử sự chung cho tất cả mọi người.
Đều điều chỉnh các mối quan hệ xã hội mà quy phạm đó hướng tới.
Khác
nhau
được điều chỉnh bằng sự cưỡng chế
của nhà nước (phạt, tù đầy...)
được đảm bảo thực hiện trên cơ sở cộng
đồng và dư luận xã hội (lên án, phỉ nhổ,
khinh bỉ....).
hình thành do sự định hướng, ý trí
của nhà nước
được hình thành từ phong tục tập quán,
thói quen, truyền thống, dân tộc, vùng
miền..
Phạm vi điều chỉnh thường rộng hơn
(cả nước, cả tỉnh, cả vùng...)
có thế chỉ có giá trị ở một vùng nào đó
(ở nơi này là phù hợp, nơi khác không
phù hợp...)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tai_lieu_mon_phap_luat_dai_cuong.pdf