Tài liệu Nhật Bản hướng tới xã hội siêu thông minh

Một số vấn đề toàn cầu và xã hội quan trọng trong bối cảnh của một xã hội dịch vụ thông minh như dân chủ và chủ nghĩa tư bản, phân hóa thu nhập và48 bất động sản/nhà ở. Tuy nhiên, lớp dưới là những vấn đề trong gia đình như việc làm, việc nhà, gia đình và giáo dục, ngày càng trở nên tách biệt. Làm thế nào để tập hợp tất cả những điều này với nhau để tạo ra một xã hội mới là ưu tiên của người Nhật. Như vậy, sự tương tác giữa người và người và chia sẻ thông tin không chỉ quan trọng cho sự đổi mới công nghệ (sự tương tác người - máy) mà còn quan trọng đối với sự thay đổi xã hội nói chung và sự ra đời của một kỷ nguyên mới. Quan hệ đổi mới công nghệ với các hoạt động của con người và xã hội có mối tương quan chặt chẽ, dựa trên quá trình lịch sử trước đây. Ví dụ, việc chấp nhận một xã hội toàn cầu hoặc quốc tế hiện đại chỉ bắt đầu trở thành xu hướng chủ đạo vài năm trước đây, nhưng hạt giống của nó đã được gieo trong những năm 1960 và 1970 với sự gia tăng của các doanh nghiệp toàn cầu như dầu mỏ và chế tạo. Các xã hội đa khu vực, như Trung Quốc-EU và Anh-Mỹ-Nga, cũng như một xã hội dựa trên CNTT và một xã hội tương lai dựa trên sự tương tác, là những tiền tuyến của lịch trình phát triển Xã hội 5.0. Bất kể loại hình xã hội nào có khả năng xuất hiện nhiều nhất, việc xây dựng công nghệ để hỗ trợ sự giao tiếp người-người và người - máy sẽ là yếu tố then chốt.

pdf49 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 18/01/2022 | Lượt xem: 176 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tài liệu Nhật Bản hướng tới xã hội siêu thông minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
điểm của năm 2030: Sẵn sàng "ngay bây giờ" cho tình hình ở Nhật Bản năm 2030". Với dự đoán về xã hội tương lai của Nhật Bản trong đó dân số suy giảm sẽ dẫn đến suy giảm lực lượng lao động, nghiên cứu này đã tập trung vào các tác động xã hội từ việc sử dụng trí tuệ nhân tạo và robot để bù đắp cho sự thiếu hụt lao động. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, ước tính có khả năng mỗi trong số 601 công việc được chọn ra ở Nhật sẽ được thay thế bằng trí tuệ nhân tạo hay robot. Kết quả ước tính cho thấy khoảng 49% các công việc trong số này sẽ được thay thế bằng trí tuệ nhân tạo hoặc công nghệ robot trong vòng 10 đến 20 năm tới. Tỷ lệ thay thế này này cao bằng tỷ lệ 28 của Mỹ và Anh. Như hình dưới cho thấy, các nhà nghiên cứu trong công trình nghiên cứu hợp tác đã phân tích các công việc không dễ hoặc dễ bị trí tuệ nhân tạo/robot thay thế. Họ kết luận rằng con người sẽ tiếp tục giữ vai trò ở các công việc không theo lộ trình và các công việc đòi hỏi sự sáng tạo, hợp tác hoặc phối hợp. Những công việc có thể và không thể thay thế bằng trí tuệ nhân tạo hay robot ✔Những công việc không thể thay thế bằng trí tuệ nhân tạo hoặc tương tự Công việc đòi hỏi kiến thức để phân loại và tạo ra các khái niệm trừu tượng, như nghệ thuật, lịch sử và khảo cổ học, triết học và thần học, và công việc đòi hỏi sự phối hợp với người khác, hiểu biết của người khác, thuyết phục, đàm phán và định hướng dịch vụ. Ví dụ: nhà kinh tế học, nhà tư vấn kinh doanh, bác sĩ y khoa, người giữ trẻ, giáo viên, v.v. ✔ Những công việc có thể được thay thế bằng trí tuệ nhân tạo hoặc tương tự Các việc không phải lúc nào cũng đòi hỏi kiến thức chuyên môn hoặc kỹ năng, và công việc đòi hỏi phân tích dữ liệu và xử lý dữ liệu một cách có hệ thống. Ví dụ: nhân viên văn thư, nhân viên bán hàng tại siêu thị, lái xe taxi, nhà lắp ráp ô tô, v.v. Nguồn: MEXT tổng hợp từ tài liệu của Viện nghệ cứu Nomura và Đại học Oxford Trong Hội nghị thường niên Diễn đàn Kinh tế Thế giới năm 2016 ở Davos, Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ Tư và những tác động của nó đã được thảo luận từ góc nhìn đa phương. Erik Brynjolfsson, nhà kinh tế học và giáo sư Andrew Paul McAfee, Phó giám đốc Trung tâm Kinh doanh Số hóa tại Trường Quản lý Sloan của MIT, đã trình bày các quan điểm dưới đây: - Cách mạng Công nghiệp lần Thứ tư có thể tạo ra sự bất bình đẳng lớn hơn, đặc biệt là nguy cơ phá vỡ thị trường lao động của nó. - Tự động hóa có thể thay thế cho sức lao động và công nhân sẽ bị máy móc thay thế. Mặt khác, có thể thay thế nhân công bởi công nghệ, xét về tổng thể, sẽ dẫn tới việc tăng mạnh những công việc đáng làm và an toàn. Các quan điểm của này cho thấy: - Tiến bộ nhanh chóng trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo và người máy sẽ có tác động lớn, vì chúng có thể thay thế con người trong những công việc kỹ năng thấp. - Đồng thời, con người cũng ngày càng giữ vai trò quan trọng trong việc tham gia vào các công việc không theo lộ trình và những công việc đòi hỏi sự sáng tạo, hợp tác hoặc phối hợp. 29 - Thay thế nhân công bằng trí tuệ nhân tạo và robot sẽ dẫn đến mức tăng mạnh các công việc an toàn, đáng làm. Do đó, những biến đổi lớn được kỳ vọng sẽ diễn ra ở cơ cấu việc làm trong tương lai. (2) IoT, dữ liệu lớn và trí thông minh nhân tạo góp phần tăng năng suất và tạo việc làm mới Như đã nêu ở trên, những biến đổi trong cơ cấu việc làm bao gồm sự tăng cường an toàn lao động bởi vì những đổi mới công nghệ trong lĩnh vực người máy được kỳ vọng sẽ dẫn đến sự thay thế, bằng robot, các công việc có truyền thống được thực hiện bởi con người. Thay thế công nhân bằng robot sẽ giúp loại bỏ tình trạng thiếu lao động do già hoá dân số ở Nhật Bản. Với sự giúp đỡ của robot, con người sẽ có thể tận hưởng cuộc sống một cách tích cực miễn là họ muốn, bất kể những hạn chế về thể chất do tuổi tác hay giới tính. Robot cũng sẽ góp phần tạo ra một môi trường mà con người chủ yếu thực hiện những công việc đáng làm. Là thành quả của đổi mới công nghệ trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo và dữ liệu lớn, năng suất sẽ tăng lên ở các công việc chuyên môn hóa, dựa trên tri thức. Ví dụ, các cơ sở dữ liệu về kiến thức kỹ thuật sẽ được tạo ra và các kỹ thuật trong khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo bao gồm các kỹ thuật nghiên cứu dựa vào dữ liệu sẽ được nâng cao. Do đó, luật sư và các nhà khoa học sẽ tốn ít thời gian nghiên cứu hơn trước trong việc tìm kiếm các tiền lệ pháp lý hoặc các vật liệu phù hợp. Các luật sư và nhà khoa học sẽ có đủ thời gian để tập trung vào những nhiệm vụ chuyên môn khác của họ. Nói cách khác, sẽ có những công đoạn của một số ngành nghề được công nghệ thay thế, còn các công đoạn khác lại không. Điều này gợi ra rằng con người sẽ có thể cống hiến hết mình cho những nhiệm vụ sáng tạo và do đó sẽ có thể tạo ra giá trị gia tăng từ những nhiệm vụ sáng tạo của họ. Ước tính định lượng và mô tả cơ cấu việc làm của một xã hội siêu thông minh hoàn toàn không dễ dàng. Một khảo sát về những biến đổi của việc làm diễn ra trong Industrie 4.0 do Tập đoàn tư vấn Boston thực hiện cho thấy, tại Đức sẽ có thêm 350.000 công việc tới năm 2025 ở một kịch bản cơ bản trong đó giả sử Industrie 4.0 sẽ đạt được tăng trưởng doanh thu hàng năm với tỷ lệ 1,0% và tỷ lệ khuếch tán công nghệ là 50%. Mức tăng 350.000 việc làm tương đương với 5% lực lượng lao động hiện tại là 7 triệu nhân công khỏe mạnh. Cụ thể, trong khi 610.000 việc làm sẽ bị mất chủ yếu trong các lĩnh vực sản xuất và lắp 30 ráp, thì sẽ có thêm 960.000 việc làm được bổ sung vào lĩnh vực Công nghệ Thông tin (CNTT) và các dịch vụ khoa học dữ liệu. Dự kiến 960.000 việc làm này sẽ bao gồm 210.000 công việc liên quan đến CNTT, phân tích dữ liệu và các nhiệm vụ kỹ năng cao trong NC&PT, và bổ sung thêm 760.000 việc làm là do tăng trưởng doanh thu từ Industrie 4.0. Theo phân tích được tiến hành trong chương trình SciREX về hiệu ứng lan tỏa kinh tế của các công nghệ liên quan tới IoT đối với ngành công nghiệp chế tạo của Nhật Bản, việc làm trong các bộ phận xử lý thông tin nội bộ của doanh nghiệp chuyên sản xuất máy móc thông dụng và thiết bị điện tử tiêu dùng sẽ trở nên ít đi, trong khi đó sẽ có thêm nhiều việc làm trong các bộ phận nghiên cứu nội bộ về các doanh nghiệp liên quan tới Internet. Tổng việc làm sẽ giảm do xu hướng suy giảm dân số kéo dài. Các kết quả phân tích cho thấy mức suy giảm việc làm trong ngành công nghiệp chế tạo sẽ được bù đắp bởi mức tăng việc làm trong các lĩnh vực dịch vụ thông tin và các doanh nghiệp dịch vụ khác. Phân tích được tiến hành trong chương trình SceREX cho thấy những điều sau đây: - Số lượng các công việc có tay nghề thấp trong lĩnh vực chế tạo sẽ giảm và các cơ hội nghề nghiệp sẽ tăng trong các lĩnh vực dịch vụ thông tin và các doanh nghiệp dịch vụ khác. - Mặc dù xã hội Nhật Bản sẽ phải đối mặt với sự gián đoạn việc làm ngắn hạn trong quá trình biến đổi cơ cấu công nghiệp, nhưng việc làm gia tăng trong các dịch vụ thông tin và các doanh nghiệp dịch vụ khác sẽ được cải thiện sự gián đoạn này. (3) Sẵn sàng cho những thay đổi trong cơ cấu việc làm Như mô tả ở trên, cơ cấu việc làm của Nhật Bản sẽ thay đổi mạnh mẽ với sự xuất hiện của một xã hội siêu thông minh. Vậy, chúng ta nên sẵn sàng cho những thay đổi theo dự đoán này như thế nào? Thứ nhất, vì những tiến bộ nhanh chóng trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo dự kiến sẽ góp phần thay thế các công việc có tay nghề thấp và một số công việc khác bằng robot, nên cần phải có nhiều biện pháp khác nhau để hỗ trợ người lao động. Ví dụ, công nhân cần được tạo cơ hội để tự đào tạo và tái định hướng lại thông qua học trực tuyến và những phương pháp tương tự, vì thế họ có thể tìm được những công việc mới xuất hiện trong các ngành đang phát triển. 31 Tầm quan trọng của công tác đào tạo lại và giáo dục đã được thảo luận ở nhiều nước trên thế giới. Một nhóm làm việc của dự án Industrie 4.0 đã đưa ra các kết luận sau đây: "Vai trò của công nhân sẽ thay đổi rõ rệt ở các nhà máy thông minh. Vì vậy, cần phải có quá trình phát triển chuyên môn một cách liên tục. Cần có khảo sát các công nghệ học tập kỹ thuật số cần thiết để thúc đẩy sự phối hợp hiệu quả của học tập suốt đời với giáo dục/đào tạo liên tục". Academic Cube là một sáng kiến hỗ trợ phát triển của nguồn nhân lực ở Đức. Đây là một nền tảng tích hợp tuyển dụng với học tập. Sáng kiến này hoạt động như là một nền tảng để kết nối những tài năng với các cơ hội việc làm trong lĩnh vực khoa học máy tính, CNTT và kỹ thuật. Để giúp những người tìm việc thu được những kỹ năng và kiến thức mà họ còn thiếu, Academic Cube cung cấp những khóa giáo dục và đào tạo thông qua e-learning. Tại Hội nghị thường niên Diễn đàn Kinh tế Thế giới năm 2016 ở Davos, Vishal Sikka, Giám đốc điều hành của Infosys Ltd và đồng thời là cựu thành viên của Ban điều hành của SAP SE, đã đưa ra báo cáo sau đây: "Cuộc cách mạng kỹ thuật số là một cuộc cách mạng của loài người. Trong cuộc cách mạng này, thách thức lớn nhất chính là hệ thống giáo dục, được hình thành từ 300 năm trước và không thể đáp ứng với lĩnh vực số hóa đang phát triển nhanh chóng. Đó là lý do tại sao Infosys Ltd. xây dựng một trường đại học lớn nhất hành tinh. Có tới 15.000 người có thể tham gia các khóa học của chúng tôi bằng cách sử dụng công nghệ số hoá". Vì vậy, đào tạo lại thông qua các phương tiện kỹ thuật số đang được nỗ lực thực hiện. Thứ hai, cần phải củng cố những thành phần chủ chốt của thế hệ tiếp theo, bởi vì lĩnh vực dịch vụ sẽ phát triển ở rất nhiều ngành công nghiệp và các doanh nghiệp nền tảng sẽ giữ một vai trò tích cực do những đổi mới công nghệ trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo và người máy. Để đáp ứng với những biến đổi ở trạng thái việc làm đã được dự đoán trong xã hội siêu thông minh của Nhật Bản, những nỗ lực chung giữa khu vực công và tư là rất quan trọng để hình thành nên một xã hội trong đó con người có thể làm việc theo nhiều cách tùy theo tình trạng cá nhân của họ. Cần phải tăng mức độ hạnh phúc và ảnh hưởng của mỗi một công dân bằng cách đảm bảo sự tham gia tích cực của họ vào một xã hội như vậy. Những nỗ lực này nên được dựa trên nhận thức cần phải duy trì được mức tăng trưởng kinh tế hài hòa, bền vững thông qua việc nâng cao năng suất và giá trị của doanh nghiệp. 32 2.4. Những xu hƣớng về một xã hội siêu thông minh của các nƣớc 2.4.1. Xu hướng chính sách của các nước (1) Mỹ Năm 2011, Sáng kiến Đối tác Chế tạo Tiên tiến (AMP), một nỗ lực tầm cỡ quốc gia nhằm kết hợp ngành công nghiệp, trường đại học và chính phủ liên bang để đầu tư vào công nghệ mới nổi, đã được khởi động. Ban chỉ đạo AMP chịu trách nhiệm xác định các công nghệ cần phải được nghiên cứu và phát triển mạnh mẽ cũng như các hệ thống cần được cải tạo. Đi đôi với các công nghệ và hệ thống được Ủy ban xác định, Viện Đổi mới Chế tạo, các consortium giữa ngành công nghiệp và giới học viện, đã được thành lập dưới sự kiểm soát của các ban bộ chính phủ có liên quan, để thúc đẩy NC&PT các công nghệ về vật liệu composite tiên tiến, linh kiện điện tử công suất, in 3D,Ví dụ, Viện Đổi mới Thiết kế và Chế tạo Số hóa (DMDII) các sản xuất kỹ thuật số và Viện Thiết kế Đổi mới (DMDII), được Bộ Quốc phòng giám sát, đang sử dụng CPS để áp dụng các công nghệ kỹ thuật số tiên tiến vào chế tạo nhằm mục đích giảm chi phí sản xuất và tăng năng suất. Yêu cầu ngân sách NC&PT năm tài chính 2017 bao gồm đề xuất khoản chi bắt buộc là 1,9 tỷ đô la cho Mạng lưới Đổi mới Chế tạo Quốc gia (NNMI), một chương trình cốt lõi của AMP. Tháng 10 năm 2015, Chiến lược Đổi mới Nước Mỹ 2015 đã được công bố. Chiến lược này tập trung vào đầu tư cho các khối xây dựng cơ bản của đổi mới bao gồm đầu tư vào nghiên cứu cơ bản và đào tạo các nhà đổi mới tài năng, và về thúc đẩy các đột phá trong các lĩnh vực ưu tiên quốc gia. Những lĩnh vực này bao gồm thúc đẩy NC&PT các công nghệ chế tạo tiên tiến và xây dựng các thành phố thông minh. (2) Châu Âu Tháng 11 năm 2011, chính phủ liên bang Đức đã thông qua sáng kiến Industrie 4.0 để số hóa toàn diện ngành công nghiệp. Industrie 4.0 là một phần của Kế hoạch Hành động Chiến lược Công nghệ cao, một kế hoạch đại diện cho các chính sách cơ bản của chính phủ Đức đối với khoa học và công nghệ. Đây là một trong mười sáng kiến tương lai trong Chiến lược Công nghệ cao. Trong Industrie 4,0, doanh nghiệp và giá trị mới sẽ được tạo ra bằng cách sử dụng IoT và công nghệ sản xuất tự động để tạo ra không chỉ nhà máy thông minh mà còn cả những mối liên hệ giữa hàng hoá và dịch vụ trong và ngoài nhà máy. Bằng cách tận dụng IoT và các công nghệ tự động hóa nhà máy, các nhà máy thông 33 minh sẽ được kết nối với nhau. Do đó, khu vực sản xuất ở Đức sẽ hoạt động như là một nhà máy thông minh lớn. Những nỗ đạt được khi thực hiện Industrie 4.0 sẽ tạo điều kiện cho quy trình tuỳ biến hàng loạt. Nhà máy sẽ chấp nhận đơn đặt hàng các sản phẩm giá trị gia tăng từ từng khách hàng cá thể và những sản phẩm này sẽ được chào bán giá cạnh tranh so với giá các sản phẩm sản xuất hàng loạt. Để thực hiện tùy biến hàng loạt, cơ sở hạ tầng đa dạng bao gồm toàn bộ chuỗi giá trị sản phẩm, thiết kế cơ sở sản xuất, sản xuất và bảo trì là cần thiết. Do đó, để hoàn thành vào năm 2025, NC&PT đang được xúc tiến trong những lĩnh vực sau đây: các hệ thống thực-ảo (CPS) bao gồm cả M2M (tức là giữa Máy với Máy), cảm biến và bộ truyền động; tiến bộ trong các giao diện giữa người và máy; và các công nghệ về dữ liệu lớn, điện toán đám mây, các mạng viễn thông và an ninh mạng. Theo Industrie 4.0, các tiêu chuẩn áp dụng cho tự động hóa dây chuyền và tự động hóa nhà máy sẽ khác ở mỗi một ngành công nghiệp, còn nhiều tổ chức công nghiệp và các nhóm tiêu chuẩn/tiêu chuẩn hóa khác nhau sẽ tham gia vào việc phát triển công nghệ thông tin và người máy. Để thành lập các nhà máy thông minh được liên thông, hoặc các mạng giá trị theo chiều ngang, cần phải nhanh chóng xác định các tiêu chuẩn hợp lệ cho một mô hình kiến trúc thống nhất. Tại Vương quốc Anh, Chương trình Catapult đã được thực hiện, hướng tới việc thiết lập nên các Trung tâm Catapult với vai trò là một mạng lưới hàng đầu thế giới bao gồm các trung tâm công nghệ và đổi mới trong từng lĩnh vực cụ thể. Những trung tâm này được hoạch định để sử dụng sự hợp tác giữa ngành công nghiệp - các trường đại học làm cầu nối qua "thung lũng tử thần" vốn ngăn trở thương mại hoá các kết quả nghiên cứu. Tại trung tâm Catapult “Chế tạo Giá trị Cao” được chính phủ Anh thành lập vào năm 2011, nhiều dự án đã được tiến hành, bao gồm một dự án về tự động hoá nhà máy bằng cách sử dụng CNTT. “Kế hoạch tăng trưởng của chúng tôi: khoa học và đổi mới”, chiến lược khoa học và đổi mới cơ bản của Anh được công bố vào tháng 12 năm 2014, cho biết khoản tài trợ trị giá 61 triệu Bảng Anh sẽ được cung cấp cho Catapult Chế tạo Giá trị Cao trong 5 năm từ 2016 đến 2021. Điều này cho thấy ưu tiên được dành cho việc hỗ trợ ngành chế tạo của nước Anh. Trong chiến lược này, 8 đại công nghệ đã được xác định là các ưu tiên, bao gồm các dữ liệu lớn, robot và hệ thống tự quản. 34 Tại Pháp, sau những biến động thể chế vào năm 2012, Luật Giáo dục Bậc cao và Nghiên cứu có hiệu lực, và Pháp - Châu Âu 2020, một chương trình chiến lược tập trung vào sự nhất quán với chương trình Chân trời 2020 của châu Âu, được đề ra vào năm 2013. Chương trình nghị sự chiến lược này, được đổi mới vào tháng 3 năm 2015, đã trao ưu tiên cho NC&PT liên quan đến tiến bộ trong ngành công nghiệp chế tạo, IoT và việc sử dụng dữ liệu lớn. (3) Châu Á Tại Trung Quốc, Chế tạo tại Trung Quốc 2025, một lộ trình phát triển chế tạo ở Trung Quốc trong tương lai, đã được công bố vào tháng 5 năm 2015. Lộ trình này, bao gồm 10 năm đầu tiên của chiến lược 35 năm của Trung Quốc, đã đề cập tới những vấn đề sau: các xu hướng của nước ngoài về những tiến bộ trong sản xuất nhờ sự phát triển của CNTT; tăng chi phí lao động trong nước; và tình hình kinh tế của Trung Quốc. Để biến Trung Quốc từ một quốc gia công nghiệp lớn thành một cường quốc công nghiệp tới năm 2025, chiến lược này hướng tới việc phát triển môi trường đổi mới của Trung Quốc theo hướng thực hiện chế tạo thông minh từ việc sử dụng số hoá và hoạt động mạng. Cải thiện chất lượng và dịch vụ của ngành chế tạo cũng được hướng tới. Tháng 7 năm 2015, Trung Quốc đã công bố Kế hoạch Hành động Internet Cộng (Internet Plus) nhằm tìm cách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua hội nhập Internet với các doanh nghiệp chế tạo thông thường bằng cách sử dụng các công nghệ của các công ty Internet lớn (ví dụ như Baidu, Inc., Công ty Alibaba và Tencent). Theo kế hoạch hành động này, Trung Quốc dự định sẽ làm phong phú các dịch vụ dựa trên Internet và thiết lập các mối liên kết chặt chẽ hơn giữa những dịch vụ này với nền kinh tế thực của đất nước vào năm 2018. Ngoài ra, một hệ sinh thái công nghiệp mới sẽ được phát triển tới năm 2025 trên nền tảng Internet. Hệ sinh thái công nghiệp này sẽ bao gồm mạng lưới, dịch vụ và các ngành công nghiệp kết nối Internet, thông minh Hàn Quốc đã xây dựng Kế hoạch Cơ bản Khoa học và Công nghệ 5 năm. Kế hoạch Cơ bản Khoa học và Công nghệ lần thứ 3 (2013-17) đã có hiệu lực. Trong Kế hoạch đổi mới công nghiệp 5 năm lần thứ 6 nằm trong Kế hoạch Cơ bản Khoa học và Công nghệ lần thứ 3, ưu tiên được dành cho các thành viên công nghiệp hệ thống chuyên về các thiết bị thông minh có thể đeo đươc, ô tô tự lái, bởi vì ngành công nghiệp hệ thống được coi là động cơ thúc đẩy tăng trưởng các ngành công nghiệp trong tương lai. Nhằm mục đích đảm bảo sự phối hợp nhịp nhàng giữa các chính sách cũng như làm giảm các rào cản liên bộ, Bộ 35 Khoa học, Công nghệ thông tin và Kế hoạch Tương lai đã được thành lập. Bộ này tích hợp kế hoạch ngân sách với các chức năng hành chính khác liên quan đến NC&PT, sở hữu trí tuệ, doanh nghiệp vừa và nhỏ, CNTT, khoa học và công nghệ. Từ năm 2014, Chính phủ Singapore đã và đang thúc đẩy Sáng kiến Quốc gia Thông minh. Tầm nhìn của Quốc gia Thông minh bao gồm việc phát triển nguồn nhân lực, tạo ra các cụm công nghiệp và sử dụng công nghệ thông tin để giúp nhân dân có cuộc sống an toàn, thoải mái hơn. Dưới sự kiểm soát của Cơ quan phát triển Truyền thông Thông tin Singapore (IDA), hạ tầng cơ sở dữ liệu được gọi là Nền tảng Quốc gia Thông minh (SNP) đang được xây dựng, sử dụng dữ liệu thu thập được từ rất nhiều bộ cảm biến cho các dịch vụ như giao thông công cộng, cung cấp điện, chăm sóc sức khoẻ. 2.4.2. Xu hướng của các doanh nghiệp ở Mỹ và Châu Âu Chiến lược doanh nghiệp ở Mỹ và Châu Âu về cơ bản được chia ra thành hai loại. Một là "từ không gian ảo sang không gian thực". Hiện nay, các công ty công nghệ thông tin ở Mỹ bắt đầu quan tâm tới lĩnh vực chế tạo. Các công ty này đang mở rộng hoạt động của họ tới kinh doanh trong không gian thực, chẳng hạn như sản xuất robot và ô tô, bằng cách tận dụng những thế mạnh của không gian ảo mà họ có từ việc cung cấp dịch vụ tìm kiếm và quảng cáo hoặc thông qua các giao dịch kinh doanh. Các công ty chuyên về các hoạt động trong không gian mạng đang phát triển tính năng di động và phân phối hàng hóa vật chất, hai trong số những lĩnh vực kinh doanh "không gian thực". Ví dụ: Google đang thử nghiệm xe ô tô tự lái trên đường công cộng. Đổi mới đang diễn ra với việc tăng cường sử dụng máy bay không người lái và phát triển các mô hình kinh doanh mới dựa trên sự chia sẻ. Công ty Amazon.com, Inc. đang hướng tới mục tiêu giao hàng trong vòng 30 phút sau khi nhận đơn đặt hàng bằng cách sử dụng máy bay không người lái giao hàng. Ví dụ về nền kinh tế chia sẻ, Uber cung cấp dịch vụ xe theo yêu cầu. Đây là một dịch vụ ghép cặp giữa khách cần thuê một lái xe tư nhân với một lái xe có thời gian rỗi có thể chở khách. Người dùng có thể tìm được xe một cách dễ dàng và an toàn với chi phí thấp chỉ bằng sử dụng ứng dụng Uber được tải xuống điện 36 thoại thông minh của họ. Lái xe có thể sử dụng ô tô của chính họ để kiếm tiền bằng cách chở khách trong thời gian rảnh rỗi. Một chiến lược khác của các công ty là "từ không gian thực sang không gian ảo". Ví dụ, tại Đức, các doanh nghiệp sản xuất đang thay đổi mô hình kinh doanh của mình sang mô hình dựa trên phần mềm. Bằng cách tận dụng kinh nghiệm và chuyên môn ở các cơ sở sản xuất và robot, ngành công nghiệp sản xuất đang mở rộng mạng lưới dữ liệu "không gian thực" tới không gian ảo. Siemens AG đang cung cấp cho các công ty những hệ thống quản lý toàn diện các quy trình sản xuất. Với những hệ thống này, luồng sản phẩm (tức là quy hoạch, thiết kế và sản xuất sản phẩm và hỗ trợ sau giao hàng) được kiểm soát một cách tối ưu, còn quản lý thông tin về khu vực sản xuất, bao gồm thông tin về bộ phận và nhân viên, cũng sẽ được tối ưu hóa. Tại nhà máy Maserati S.p.A của Ý, một hệ thống của Siemens được đưa vào để cải thiện năng suất bằng chế tạo số hóa. Tập đoàn Bosch đang phát triển và khởi động Bosch IoT Suite, một nền tảng IoT kết nối 265 cơ sở sản xuất của Bosch trên toàn giới thông qua một mạng lưới để thúc đẩy năng suất. Công ty cũng phát triển một đám mây Bosch IoT Cloud để lưu trữ và phân tích dữ liệu lớn cần thiết cho nền tảng IoT. Các dịch vụ dựa trên điện toán đám mây của Bosch cung cấp thông tin về chỗ đậu xe, dựa trên dữ liệu được gửi từ các cảm biến phát hiện không gian đậu xe đang trống, cũng như thông tin về nhiệt độ dưới lòng đất được gửi tới điện thoại thông minh của người dùng dịch vụ để giám sát liên tục (ví dụ dịch vụ Smart Agri). III. NHỮNG NỖ LỰC VÀ THÁCH THỨC HIỆN TẠI CỦA NHẬT BẢN TRONG THỰC HIỆN MỘT XÃ HỘI SIÊU THÔNG MINH Để đi đầu trong làn sóng đổi mới công nghệ được gọi là Cách mạng công nghiệp thứ Tư và để đạt được lợi thế cạnh tranh so với các nước khác trong nền kinh tế toàn cầu, nhiều quốc gia đang tận dụng các thế mạnh tương ứng của mình và tích cực nỗ lực thông qua hợp tác giữa chính phủ và khu vực cá nhân. Dưới đây là hoạch định chính sách của chính phủ Nhật Bản và những nỗ lực của khu vực tư nhân để đạt được những tiến bộ công nghệ. 37 3.1. Hoạch định chính sách của chính phủ Kế hoạch Cơ bản Khoa học và Công nghệ lần thứ 5 đã được thông qua trong một quyết định của Nội các vào ngày 22 tháng 1 năm 2016. Kế hoạch 5 năm này bắt đầu được thực hiện vào tháng 4 và chính phủ Nhật Bản đang xúc tiến khoa học và công nghệ trên cơ sở kế của hoạch này. Chương trình Xã hội 5.0 được xác định trong Kế hoạch Cơ bản Khoa học và Công nghệ lần thứ 5 khác với Chương trình Industrie 4.0 của Đức và Đối tác Sản xuất Tiên tiến của Mỹ, vốn là những kế hoạch chỉ tập trung vào chế tạo. Xã hội 5.0 bao gồm rất nhiều khía cạnh khác nhau của xã hội, bao gồm cả chế tạo và các ngành công nghiệp khác, với mục đích thúc đẩy xã hội biến đổi. Xã hội 5.0 là cách tiếp cận duy nhất, trong đó Nhật Bản nỗ lực giải quyết các vấn đề đang nổi lên trước khi những nước khác theo kịp những thế mạnh của Nhật Bản. Xã hội 5.0 (Nhật Bản) Đối tác Sản xuất tiên tiến (Hoa Kỳ) Công nghiệp 4.0 (Đức) Nền tảng Sự kết hợp mức độ cao thể giới ảo với thế giới thực Các lĩnh vực Mọi lĩnh vực của xã hội (bao gồm chế tạo) (Giải pháp cho các vấn đề Nhật Bản phải đối mặt và sự sáng tạo giá trị mới thông qua hợp tác giữa các hệ thống,) Chế tạo (In 3D, điện tử năng lượng, vật liệu kim loại nhẹ, thiết kế và sản xuất kỹ thuật số, chế tạo vật liệu tổng hợp tiên tiến) Chế tạo (Cải thiện hiệu quả chung và nâng cao năng suất từ thiết kế và sản xuất đến bán lẻ và bảo trì thông qua việc tích hợp công nghệ viễn thông và công nghệ chế tạo) Mục tiêu Xã hội siêu thông minh (Những thay đổi trong ngành công nghiệp, cuộc sống và lối sống của người dân, để mọi người có thể sống thoải mái và tích cực trong xã hội) Tạo việc làm và tăng cường sức cạnh tranh quốc tế (Đưa công nghiệp chế tạo quay trở lại nước Mỹ để tạo ra việc làm và tăng năng lực cạnh tranh quốc tế nhờ công nghệ mới) Tăng cường sức cạnh tranh trong chế tạo (Cho sản xuất số lượng nhỏ/biến thể lớn, sự lan tỏa toàn cầu của các công nghệ sản xuất của Đức cho phát hiện sớm những bất thường) Nguồn: MEXT và Trung tâm SciREX dựa trên sữ liệu của CRDS ( JST) Hội đồng Khoa học, Công nghệ và Đổi mới (CSTI) đã thành lập Ủy ban Công nghệ các Hệ thống Cơ bản nhằm kiểm tra các vấn đề công nghệ cần phải được giải quyết để thực hiện một xã hội siêu thông minh và bắt tay vào nghiên cứu những thách thức và những đánh giá cần thiết đối với việc việc sử dụng những công nghệ khác nhau cho một xã hội siêu thông minh. 38 Theo định hướng được xác định trong Kế hoạch Cơ bản Khoa học và Công nghệ lần thứ 5, các chính sách và biện pháp cần được nhấn mạnh trong từng năm tài chính đã được liệt kê trong Chiến lược Toàn diện về Khoa học, Công nghệ và Đổi mới. Nhóm chuyên gia về Xúc tiến Chính sách Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo tại CSTI chịu trách nhiệm kiểm tra và củng cố Chiến lược Toàn diện về Khoa học, Công nghệ và Đổi mới 2016. Nhóm chuyên gia đã xác định các đặc điểm của Xã hội 5.0 nhằm mục đích quảng bá mạnh mẽ Xã hội 5.0 trong và sau năm 2016 để tăng năng lực cạnh tranh công nghệ của Nhật Bản. Sự phát triển của một nền tảng chung và tiến bộ của các hệ thống trong các lĩnh vực khác nhau cũng được định rõ là những nỗ lực ưu tiên. Chính phủ Nhật Bản đã đưa ra các chính sách và biện pháp liên quan đến một xã hội siêu thông minh trong nhiều kế hoạch và chiến lược. Các chiến lược chính được trình bày dưới đây: - Chiến lược Tái sinh Nhật Bản (sửa đổi đã được phê duyệt bởi quyết định của Nội các vào ngày 30 tháng 6 năm 2015): Là một phần của khoản đầu tư sớm vào cuộc cách mạng năng suất. Chiến lược Tái sinh Nhật Bản tập trung vào sự cần thiết của những điểm sau: sẵn sàng cho những thay đổi mạnh trong cơ cấu của ngành công nghiệp và việc làm trong kỷ nguyên của IoT, dữ liệu lớn và trí tuệ nhân tạo; đảm bảo hạ tầng an ninh thông tin để tăng cường an ninh mạng; và thúc đẩy việc sử dụng CNTT. Các hướng dẫn Đánh giá về Tiến độ của Chiến lược Tăng trưởng đã được thảo luận vào tháng Giêng năm 2016 cho thấy một loạt các nỗ lực, được gọi chung là Xã hội 5.0, là cần thiết để có thể thực hiện một xã hội siêu thông minh. Đối với tiến bộ của chiến lược tăng trưởng của Nhật Bản, NC&PT liên quan đến IoT, dữ liệu lớn và trí tuệ nhân tạo sẽ được thúc đẩy theo cách tích hợp và môi trường di động/không dây sẽ được cải tiến để nâng cao IoT; - Tuyên bố là Quốc gia Công nghệ Thông tin Tiên tiến Nhất Thế giới (được thông qua trong quyết định của Nội các vào ngày 30 tháng 6, 2015). Các chiến lược CNTT là những trụ cột của chiến lược tăng trưởng của Nhật Bản và được hình thành thông qua việc xác định CNTT là động lực tăng trưởng kinh tế sẽ giúp Nhật Bản vượt qua tình trạng trì trệ và thúc đẩy phục hồi kinh tế. Tuyên bố về Quốc gia Công nghệ Thông tin Tiên tiến Nhất Thế giới, được sửa đổi vào tháng 6 năm 2015, cho rằng Nhật Bản cần phải hướng tới sự thịnh vượng thực sự bằng cách phát triển 39 "các mô hình sử dụng CNTT về giải quyết vấn đề" dựa trên IoT và trí tuệ nhân tạo trước các nước còn lại trên thế giới; - Chiến lược An ninh mạng (được thông qua bởi quyết định của Nội các vào ngày 4 tháng 9 năm 2015). Theo Chiến lược An ninh mạng, NC&PT và phát triển nguồn nhân lực sẽ được thúc đẩy theo cách thức liên ngành để tăng cường khả năng phát hiện và chống lại các cuộc tấn công mạng ở Nhật Bản. Chiến lược này nhằm tăng sức sống kinh tế xã hội của Nhật Bản thông qua việc phát triển các hệ thống IoT an toàn, tạo ra một xã hội an toàn và đảm bảo cho người dân, và duy trì hoà bình và ổn định ở cấp cộng đồng quốc tế. 3.2. Những nỗ lực của khu vực tư nhân Khu vực tư nhân đã thực hiện nhiều nỗ lực để thực hiện một xã hội siêu thông minh. Những nỗ lực này đã được báo cáo tại Ủy ban Công nghệ Hệ thống Cơ bản. Dưới đây sẽ trình bày một số nỗ lực chính. (1) Áp dụng các công nghệ trí tuệ nhân tạo để giải quyết các vấn đề xã hội Tập đoàn Hitachi đã sử dụng các công nghệ trí tuệ nhân tạo với nỗ lực để giải quyết các vấn đề xã hội. Những vấn đề này bao gồm thiếu lao động có kinh nghiệm trong lĩnh vực chế tạo do sự lão hóa của lực lượng lao động này cộng với thiếu lao động thế hệ kế tiếp, và nhu cầu khôi phục xã hội Nhật Bản. "Công nghệ Trí tuệ nhân tạo của Hitachi/H" là một công nghệ trí tuệ nhân tạo được Hitachi phát triển vì mục tiêu đó. Ví dụ, số lượng lớn dữ liệu đa dạng về quản lý, hoạt động kinh doanh, các quy trình làm việc và các luồng sản phẩm được nhập vào máy tính, và trí thông minh nhân tạo"H" của Hitachi sẽ sử dụng dữ liệu để trích xuất ra các yếu tố có liên quan chặt chẽ với các Chỉ số Hiệu suất Chính (KPI), chẳng hạn như chi phí bán hàng, bảo trì và hiệu quả sản xuất, và tạo ra một cách có hiệu quả giả định dự kiến để hỗ trợ cho các biện pháp cải thiện hoạt động. Bằng cách sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo này, có thể sử dụng dữ liệu từng được coi là không liên quan đến KPI và do đó không được sử dụng để phân tích và tạo ra dự các giả định dự kiến. Dữ liệu như vậy hiện được sử dụng để tìm các yếu tố quan trọng có sẵn để tạo ra các biện pháp cải tiến. Hitachi, Ltd. Cũng đã phát triển Khái niệm Không gian ảo (Cyber-Proof of Concept - Cyber-PoC) để mô phỏng các biện pháp cải tiến. Cyber-PoC là chương trình được sử dụng để xác minh tính hiệu quả của các biện pháp cải tiến tạo ra trên cơ sở dữ liệu khách hàng. Ví dụ, khi một công ty đường sắt có kế 40 hoạch xây dựng một tuyến đường sắt, chương trình Cyber-PoC sẽ tính toán số lượng hành khách đã sử dụng dịch vụ đường sắt, chi phí ban đầu và chi phí vận hành, vv, có liên quan đến công ty đường sắt và cơ sở hạ tầng mà công ty này đã xây dựng trước đây. Sau đó, chương trình sẽ ước tính số năm cần để công ty đường sắt hoàn vốn trong kế hoạch đường sắt mới này dựa trên cơ sở là giá vé mà công ty bán ra. (2) "e-F@ctory" cho chế tạo thế hệ tiếp theo Năm 2011, Chính phủ Đức đề xuất Industrie 4.0. Trước đề xuất của Đức, năm 2003 Tổng công ty Điện Mitsubishi đã đưa ra đề xuất "e-F@ctory", FA (tức là Factory Automation – Tự động hóa công xưởng) tích hợp các giải pháp sử dụng CNTT, với khẩu hiệu "giao diện người - máy - CNTT". Khái niệm cơ bản của “e-F@ctory” là tối ưu hóa các nhà máy để cắt giảm Tổng chi phí sở hữu (TCO) trong toàn bộ quy trình phát triển, sản xuất và bảo trì. Ví dụ, các dữ liệu khác nhau về sản xuất, chất lượng sản phẩm, , được tạo ra tại điểm sản xuất. Những dữ liệu này được thu thập theo thời gian thực để phân tích và các kết quả phân tích được phản hồi trở lại điểm sản xuất. Bằng cách liên kết sản xuất với các hệ thống CNTT, dữ liệu từ nơi sản xuất có thể được sử dụng với vai trò là thông tin về sản xuất, chất lượng sản phẩm, hiệu quả môi trường và an toàn sản phẩm. Những thông tin như vậy rất hữu ích cho việc nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu suất môi trường, an toàn và an ninh. Để tích hợp các thiết bị tại vùng sản xuất với các hệ thống CNTT, Giao thức Thông báo Liền mạch (SLMP) đã sử dụng. SLMP đạt tới sự giao tiếp liên tục giữa các ứng dụng mà không cần nhận biết về sự phân cấp hoặc ranh giới mạng. Do đó, thiết lập thông số và thu thập thông tin bảo trì có thể là thực hiện theo cách tích hợp. Những tiến bộ trong công nghệ IoT góp phần tăng số lượng dữ liệu có thể thu thập được tại điểm sản xuất. Khi những lượng lớn dữ liệu được gửi đến các hệ thống CNTT để xử lý, không thể tránh khỏi các vấn đề về băng thông. Có giải quyết những vấn đề như bằng kỹ thuật tính toán cạnh, theo đó những linh kiện tính toán nhỏ được đặt tại các cạnh của một mạng. Một nền tảng tính toán cạnh sẽ được sử dụng trong tương lai để phân tích dữ liệu thu thập tại điểm sản xuất, dự đoán các hỏng hóc của máy móc và giảm tai nạn lao động dựa trên phân tích hành vi của nhân viên. 41 (3) Hạ tầng xã hội thông minh để nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế Dưới đây là trình bày về "Tái sinh Vùng tới năm 2020", một sáng kiến của Tổng công ty Điện báo và Điện thoại Nippon (NTT) cho Thế vận hội Olympic và Paralympic Tokyo năm 2020 cũng như cho việc tái sinh theo vùng này. Bằng cách sử dụng mạng Wi-Fi thành phố Fukuoka, mạng LAN không dây công cộng được thành phố Fukuoka cung cấp miễn phí. Thành phố và NTT cung cấp các dịch vụ được thiết kế để hỗ trợ cho các du khách quốc tế và đề xuất các tuyến du lịch trong thành phố. Máy bán tự động nước giải khát có Wi-Fi được đặt trong thành phố để cung cấp cho du khách thông tin du lịch trong suốt lễ hội ”Hakata Dontaku Minato” và "Hakata Gion Yamakasa", sẽ góp phần thu hút nhiều khách du lịch quốc tế. Đồ uống trong các máy bán tự động này còn sẵn sàng dưới dạng đồ tiếp liệu khẩn cấp mà mọi người có thể dùng miễn phí trong trường hợp xảy ra thiên tai. Máy bán hàng tự động còn có thể hoạt động trong việc phòng chống thiên tai. Để thực hiện "UI/UX (tức là giao diện người dùng/trải nghiệm người dùng) cho lĩnh vực lưu trú" bằng cách sử dụng các công nghệ phân tích hình ảnh/dữ liệu lớn, NC&PT và các thử nghiệm trình diễn đã được tiến hành tại các nhà ga hành khách quốc tế và nội địa của Sân bay Quốc tế Tokyo. - Tại sân bay, các biển báo và thông báo thường được viết bằng một số ngôn ngữ chính như tiếng Nhật và tiếng Anh. Do đó, một số khách du lịch sẽ gặp khó khăn khi phải tìm kiếm thông tin về giao thông hoặc về các thành phần món ăn Nhật không quen thuộc. Ở góc độ này, một dịch vụ mới đang được triển khai để khách du lịch có thể tiếp cận thông tin hữu ích đơng giản bằng cách hướng camera điện thoại thông minh của họ về phía bảng hiệu hoặc bảng thông tin trong hành lang đến của sân bay hoặc về phía các hàng hoá trong cửa hàng hay các mô hình thực phẩm bằng nhựa trong các cửa sổ trưng bày tại các nhà hàng Nhật Bản ở sân bay. - Để giải quyết vấn đề quá tải ở sân bay, NTT hướng tới thực hiện kiểm soát đám đông tối ưu. Với mục đích này, NTT sử dụng công nghệ của mình để dự báo các điểm quá tải cũng như tự động thay đổi thông tin hướng dẫn, vì vậy khuyến nghị mọi người tránh xa đám đông. Ngoài ra, hiệu quả của kỹ thuật cung cấp thông tin khẩn cấp cho người khiếm thính cũng đang được xác thực. Với 42 mục đích này, các thông báo được đưa ra trong trường hợp khẩn cấp sẽ được cung cấp dưới dạng trực quan. - Dịch vụ hướng dẫn bằng âm thanh được cung cấp tại phòng vệ sinh và những nơi khác để hỗ trợ cho người khiếm thị. Tuy nhiên, dịch vụ này vẫn chưa được sử dụng hiệu quả vì hướng dẫn bằng âm thanh thường bị lẫn với tiếng ồn xung quanh. NTT đang nghiên cứu công nghệ cung cấp hướng dẫn bằng âm thanh dễ dàng nghe được ngay cả ở những nơi ồn ào. Ứng dụng thực tiễn của công nghệ hướng dẫn bằng âm thanh thông minh cũng được nỗ lực thực hiện, đảm bảo rằng hướng dẫn bằng âm thanh không gây ồn cho người khác. Không chỉ tại sân bay quốc tế Tokyo mà còn tại và xung quanh nhà ga Tokyo, NTT đã phối hợp với Bộ Địa chính, Hạ tầng, Giao thông và Du lịch (MLIT) trong các thử nghiệm trình diễn về dịch vụ định vị trong nhà/ngoài trời liền mạch nhằm mục đích tạo ra và phổ biến các bản đồ trong nhà/ngoài trời không gián đoạn. Ngoài ra, NTT đang làm việc để góp phần vào việc phát triển một xã hội thông minh bằng cách áp dụng Mô hình hóa Thông tin Xây dựng (BIM) vào hạ tầng xã hội. Với BIM, những lượng lớn thông tin về thiết kế, xây dựng và quản lý cơ cấu của các tòa nhà sẽ được kiểm soát một cách thống nhất. (4) Xã hội thông minh lấy con người làm trọng tâm để hướng tới một tương lai thịnh vượng Công ty Fujitsu cung cấp MetaArc, một nền tảng kinh doanh kỹ thuật số dựa trên đám mây, đặc trưng cho công nghệ tiên tiến và bí quyết. Nền tảng kinh doanh này cung cấp một hạ tầng ICT để hỗ trợ cho việc đồng tạo lập bởi con người và đồng tạo lập thông qua hợp tác liên ngành, vượt ra khỏi ranh giới danh nghĩa giữa các công ty và giữa các ngành công nghiệp. MetaArc cung cấp những lợi ích sau: tiếp cận tới các ứng dụng ICT tiên tiến trong các lĩnh vực chẳng hạn như các giải pháp di động, phân tích dữ liệu lớn, IoT và trí tuệ nhân tạo; và tích hợp liền mạch SoE (Các hệ thống Ăn khớp) và SoR (Hệ thống Ghi chép) trên một nền tảng duy nhất. Với SoE, các công nghệ được sử dụng để kết hợp tài năng với cơ sở hạ tầng cho đổi mới và sáng tạo. SoR là phương tiện truyền thống để ghi và lưu trữ dữ liệu trong một cơ quan. Fujitsu Ltd. đã và đang thúc đẩy sử dụng cơ sở hạ tầng ICT để tạo ra giá trị thông qua sự phối hợp giữa các ngành công nghiệp. Là một phần của nỗ lực như vậy, Fujitsu Ltd. đã giải quyết nhu cầu về già hóa dân số. Do dân số đang nhanh chóng lão hóa ở Nhật Bản và nhiều quốc gia khác, nhu cầu về những hệ 43 thống thích hợp để tăng tuổi thọ khỏe mạnh của con người và hỗ trợ cho khả năng độc lập của họ. Hiện tại, Fujitsu Ltd. đang sử dụng hệ thống hồ sơ y tế điện tử của mình và các mạng lưới y tế khu vực để cung cấp các dịch vụ y tế khu vực hiệu quả. Bằng cách sử dụng các giải pháp di động và các mạng cảm biến, Fujitsu Ltd. Hướng tới việc tạo ra một xã hội, nơi người cao tuổi và những người mắc bệnh mãn tính có thể sống cuộc sống tự lo cho bản thân, không lo lắng, dùng thuốc được kê toa một cách tối ưu cho từng bệnh nhân và được tư vấn cụ thể về phòng bệnh, sức khoẻ và cách sống, tùy theo tình trạng của từng cá nhân. Việc thực hiện một xã hội như vậy đòi hỏi sự cộng tác và phối hợp giữa các bệnh viện, cơ sở chăm sóc điều dưỡng, viện nghiên cứu và các ngành công nghiệp, cũng như phân tích các dữ liệu lớn như thông tin y tế và sức khoẻ, bao gồm dữ liệu hình ảnh và thông tin về hệ gen. Rất nhiều hệ thống và dịch vụ được hoạch định để làm tăng mức độ thuận tiện của cuộc sống thường ngày, cũng sẽ được phát triển. Ví dụ, các dịch vụ phân phối vật chất sẽ được thay đổi theo hướng đổi mới để đảm bảo rằng hàng hoá được giao vào đúng thời điểm cho đúng người cần chúng. Fujitsu Ltd. kết nối chuyên môn của rất nhiều doanh nghiệp nhằm xác định ra các giải pháp cho các vấn đề xã hội và tạo ra sự đổi mới. 3.3. Chia sẻ tầm nhìn về một xã hội siêu thông minh: Kết nối chặt chẽ hơn giữa khoa học, công nghệ và xã hội Trong một xã hội siêu thông minh, con người sẽ có thể tận hưởng sự sung túc và tiện lợi, nhưng đồng thời, cũng sẽ phải đối mặt với những biến động kinh tế xã hội lớn, khó có thể giải quyết trừ khi những mối quan hệ gần gũi hơn giữa STI (khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo) với xã hội được thành lập. Do đó, trong những xã hội như vậy, mối quan hệ giữa STI với một xã hội siêu thông minh cần phải chặt chẽ hơn những gì xã hội hiện tại đang duy trì với STI. Theo một số cách đánh giá, khoa học và công nghệ đã được coi là độc lập với xã hội. Nhưng hiện thời, cần tăng cường đối thoại và hợp tác giữa nhiều bên liên quan như các nhà khoa học, người dân, doanh nhân và các nhà hoạch định chính sách. Những cuộc đối thoại và hợp tác như vậy dẫn tới sự đồng sáng tạo. Những nỗ lực cần để thiết lập mối quan hệ chặt chẽ hơn giữa STI với một xã hội siêu thông minh và vì vậy thúc đẩy đồng sáng tạo sẽ được mô tả dưới đây. 44 (1) Những nỗ lực đạo đức, luật pháp và xã hội trong một xã hội siêu thông minh Sự xuất hiện của một xã hội siêu thông minh được kỳ vọng sẽ dẫn đến tăng cơ hội đưa ra các quyết định xã hội về rất nhiều vấn đề. Những vấn đề này bao gồm bảo vệ thông tin cá nhân và sự riêng tư, trách nhiệm pháp lý phát sinh từ các tai nạn do trí thông minh nhân tạo gây ra; và các vấn đề đạo đức hoặc pháp lý khác. Nghiên cứu và phát triển các công nghệ trí tuệ nhân tạo là cốt lõi của một xã hội siêu thông minh cần được thực hiện bằng cách tuân theo một nguyên tắc cơ bản là trí tuệ nhân tạo được sử dụng để đem lại lợi ích cho con người và xã hội. Phát triển hài hòa một xã hội siêu thông minh cần được hỗ trợ bằng cách đảm bảo sự giao tiếp giữa các bên liên quan khác nhau và bằng cách thúc đẩy nghiên cứu về các vấn đề đạo đức, luật pháp và xã hội của các nhà nghiên cứu từ nhiều ngành khác nhau, như khoa học xã hội, khoa học tự nhiên và nhân văn. Trên quan điểm cần thúc đẩy ứng dụng khoa học và công nghệ vào cuộc sống xã hội, cần phải nghiên cứu những vấn đề sau: đánh giá về công nghệ để xem xét đa phương các tác động của khoa học và công nghệ lên xã hội; khoa học để dự đoán chính xác, đánh giá và phán đoán cần thiết cho công tác xây dựng và thực hiện trên cơ sở khoa học các quy định; và quản lý các chuyển đổi trong các hệ thống xã hội. Cũng cần xây dựng các chỉ dẫn đạo đức đi kèm với tiến bộ trong nghiên cứu tiên tiến như trí tuệ nhân tạo. Viện Chính sách Thông tin và Truyền thông (IICP) của Bộ Nội vụ và Truyền thông (MIC) công bố Báo cáo 2015 vào tháng 6 năm 2015. Bản báo cáo này được chuẩn bị bởi Nhóm nghiên cứu về Tầm nhìn của Xã hội Tương lai do Tiến bộ Thần tốc của Trí tuệ trong lĩnh vực CNTT mang lại. Báo cáo này đã trình bày quan điểm về "Những biến đổi từ sự tiến bộ của trí tuệ trong CNTT". Bản báo cáo cũng cho biết các tính năng tiên tiến của CNTT Thông minh sẽ dựa trên nguyên tắc làm lợi cho người và xã hội; do đó, các nguyên tắc cơ bản cho NC&PT cần được làm rõ và các hệ thống cần phải được được thiết lập để giảm thiểu tối đa các tác động tiêu cực tiềm tàng của CNTT Thông minh. Báo cáo năm 2015 cũng đề cập đến Ba luật về Robot của Isaac Asimov, nhấn mạnh vào sự cần thiết của các quy tắc giám sát NC&PT về robot, và bản báo cáo cũng cho rằng cần phải có các điều luật tương tự như Ba Luật của Asimov, đặc biệt đối với trí tuệ nhân tạo có khả năng nhận thức, phán đoán và sáng tạo cao. 45 Trên cơ sở Báo cáo năm 2015, với dự đoán về những tiến bộ trong việc kết nối trí tuệ nhân tạo hướng tới năm 2040, khi mạng lưới trí tuệ nhân tạo sẽ là cốt lõi của "Những biến đổi bởi sự tiến bộ của Trí tuệ trong lĩnh vực CNTT", IICP đã thành lập Nhóm Nghiên cứu về Mạng Lưới trí tuệ nhân tạo. Nhóm nghiên cứu có những mục tiêu sau đây: phát triển tầm nhìn cho một xã hội lý tưởng và những nguyên tắc cơ bản có thể hỗ trợ cho một xã hội như vậy, đánh giá các tác động kinh tế xã hội và các rủi ro liên quan đến kết nối trí tuệ nhân tạo, và phân loại các nhiệm vụ ngay lập tức, từ các vấn đề cần được giải quyết trên tiền đề trung hoặc dài hạn. Nhóm này do GS. Osamu Sudo của Sáng kiến Liên khoa về Nghiên cứu Thông tin của Đại học Tokyo làm chủ tịch và đã tổ chức các hội nghị từ tháng 2 năm 2016. (2) Đối thoại và hợp tác của các bên liên quan Số lượng các hoạt động tiếp cận của các nhà khoa học, như Cafe Khoa học, đang tăng lên. Mặc dù việc phát triển hơn nữa các hoạt động tiếp cận của các nhà khoa học là quan trọng, nhưng các nhà khoa học cũng cần phải đối mặt với các vấn đề gắn liền với mối quan hệ giữa kha học, công nghệ và xã hội. Đối thoại và hợp giữa các bên liên quan cũng cần để thúc đẩy sự phối hợp giữa các chính sách và kiến thức. Với mục tiêu này, cần đảm bảo có các cơ hội đối thoại và hợp tác bằng cách tổ chức các hội nghị tròn giữa các bên liên quan và các cuộc hội nghị khoa học và công nghệ với sự tham gia của người dân, vì vậy, phản hồi thu được từ những cơ hội này sẽ được xem xét khi xây dựng các chính sách quốc gia. Ngoài ra, cần phát triển các phương pháp và tạo ra một môi trường để thúc đẩy " khoa học nhân dân", nhằm khuyến khích các nhà khoa học hợp tác với nhân dân trong việc lập kế hoạch các dự án nghiên cứu, tăng cơ hội nghiên cứu và phổ biến kết quả nghiên cứu. (3) Nỗ lực của các bên liên quan đối với việc đồng sáng tạo Với mục tiêu tăng cường sự phối hợp của các bên liên quan, quan trọng là phải cải thiện tri thức khoa học và tri thức công nghệ của nhân dân cũng như tri thức xã hội của các nhà khoa học. Về vấn đề này, giáo dục tiểu học và trung học cần được hoạch định để giúp học sinh hiểu sâu sắc hơn về sự bất ổn và những hạn chế của khoa học và công nghệ cũng như về các lý thuyết về biện luận hợp lý. Các nhà truyền thông 46 khoa học sẽ giữ vai trò tích cực trong việc thúc đẩy đối thoại và hợp tác giữa các bên liên quan tại các cơ sở giáo dục xã hội và học tập suốt đời. Đồng thời, các nhà khoa học cũng cần giải thích nghiên cứu của mình cho người dân theo một cách dễ hiểu trên quan điểm liên ngành. Sự hợp tác giữa các nhà khoa học trong các lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn là rất cần thiết để họ có thể nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của các mối liên kết giữa xã hội và các nghiên cứu tương ứng của họ. (4) Tư vấn khoa học về hoạch định chính sách trong xã hội siêu thông minh Trong một xã hội siêu thông minh, khoa học và công nghệ sẽ đóng vai trò ngày càng quan trọng trong công tác hoạch định chính sách, chẳng hạn như trong việc duy trì an ninh mạng. Do đó, các nhà khoa học cần phải chịu trách nhiệm về chất lượng của tư vấn khoa học mà họ đưa ra. Họ cần giải thích rõ ràng cho các bên liên quan khác nhau trong xã hội rằng sự tư vấn khoa học của họ có thể bao hàm sự không chắc chắn hoặc có thể xung đột với quan điểm của các nhà khoa học khác. Các bên có liên quan sẽ hiểu rằng các nhà khoa học có thể hành động như những chuyên gia độc lập khi đưa ra quan điểm khoa học. Lời khuyên khoa học có giá trị trong quá trình hoạch định chính sách, nhưng cần phải hiểu rằng những lời khuyên đó không phải là cơ sở duy nhất để ra quyết định. 47 KẾT LUẬN Mục tiêu của Xã hội siêu thông minh là nâng cao chất lượng cuộc sống (thay vì chỉ tăng sức mạnh của công nghệ), gọi nó là "cuộc cách mạng thứ năm" của nhân loại, ví dụ như tiếp theo nông nghiệp và công nghiệp, và những cuộc cách mạng xã hội khác. Ông nói rằng cần phải hiểu biết tốt hơn về sự tương tác giữa người - người và người - vật (máy) để phát triển đầy đủ các dịch vụ thông minh. Các dịch vụ thông minh cũng nhằm mục đích để nâng cao chất lượng cuộc sống của con người, không chỉ để tăng sức mạnh của công nghệ, mà phần "dịch vụ" là những gì vẫn còn cần phát triển nhất. Một số nhà nghiên cứu đang làm việc về cái gọi là khoa học dịch vụ hoặc dịch vụ kỹ thuật, trong đó dịch vụ luôn hoặc liên quan đến sự tương tác giữa người và người, hoặc giữa người và đồ vật (máy), chẳng hạn như người máy. Hầu như bất kỳ hệ thống kỹ thuật nào cũng đều liên quan đến người vận hành và con người, và theo nghĩa đó, sự tương tác giữa người với máy hoặc tương tác giữa người với môi trường đang phát triển thành không gian dịch vụ thông minh. Trong Xã hội 5.0 và Xã hội Dịch vụ-Thông minh, các nhà nghiên cứu nói về xã hội con người, trong đó tất cả mọi người cần chia sẻ thông tin. Như vậy, những loại công nghệ liên quan đến trí tuệ nhân tạo có thể hữu ích để hỗ trợ sự tương tác của con người với các tác nhân khác? Thứ nhất, cơ sở hạ tầng xã hội cho môi trường làm việc an toàn và thoải mái, cũng như các cơ hội như di chuyển (ví dụ: xe ô tô tự động cho bệnh nhân và người cao tuổi) và các cải tiến khác cho sự tương tác an toàn, trơn chu và thoải mái. Thứ hai, các công nghệ cho phép con người truy xuất thông tin khái niệm từ các tài liệu định kỳ như băng video dài và các siêu tài liệu khác sẽ tăng cường sự tương tác; và thứ ba, trợ giúp trong việc tạo ra các thông điệp ngôn ngữ và phi ngôn ngữ phù hợp ở những thời điểm cụ thể trong các bối cảnh đặc biệt. Tuy nhiên, cả hai đề xuất này đều chưa khả thi với công nghệ trí tuệ nhân tạo hiện nay. Trong lĩnh vực phát triển nguồn nhân lực, cần nhấn mạnh tầm quan trọng của việc học tập tích cực - đó là một sự khởi đầu từ tình trạng giáo dục thụ động hiện tại - để sản xuất hàng loạt hàng hóa chất lượng cao có hiệu quả về chi phí cũng như việc tạo ra và phân phối các dịch vục chất lượng cao. Một số vấn đề toàn cầu và xã hội quan trọng trong bối cảnh của một xã hội dịch vụ thông minh như dân chủ và chủ nghĩa tư bản, phân hóa thu nhập và 48 bất động sản/nhà ở. Tuy nhiên, lớp dưới là những vấn đề trong gia đình như việc làm, việc nhà, gia đình và giáo dục, ngày càng trở nên tách biệt. Làm thế nào để tập hợp tất cả những điều này với nhau để tạo ra một xã hội mới là ưu tiên của người Nhật. Như vậy, sự tương tác giữa người và người và chia sẻ thông tin không chỉ quan trọng cho sự đổi mới công nghệ (sự tương tác người - máy) mà còn quan trọng đối với sự thay đổi xã hội nói chung và sự ra đời của một kỷ nguyên mới. Quan hệ đổi mới công nghệ với các hoạt động của con người và xã hội có mối tương quan chặt chẽ, dựa trên quá trình lịch sử trước đây. Ví dụ, việc chấp nhận một xã hội toàn cầu hoặc quốc tế hiện đại chỉ bắt đầu trở thành xu hướng chủ đạo vài năm trước đây, nhưng hạt giống của nó đã được gieo trong những năm 1960 và 1970 với sự gia tăng của các doanh nghiệp toàn cầu như dầu mỏ và chế tạo. Các xã hội đa khu vực, như Trung Quốc-EU và Anh-Mỹ-Nga, cũng như một xã hội dựa trên CNTT và một xã hội tương lai dựa trên sự tương tác, là những tiền tuyến của lịch trình phát triển Xã hội 5.0. Bất kể loại hình xã hội nào có khả năng xuất hiện nhiều nhất, việc xây dựng công nghệ để hỗ trợ sự giao tiếp người-người và người - máy sẽ là yếu tố then chốt. Trung tâm Phân tích thông tin Tài liệu tham khảo chính: 1. MEXT. White Paper on Science and Technology 2016. 2. The 5th Science and Technology Basic Plan. Government of Japan 2016. 3. CRDS. Future Services & Societal Systems in Society 5.0. 2016 (Center for Research and Development Strategy- Japan Science and Technology Agency). 4. Advisory Board for Promotion of Science and Technology Diplomacy - Minister for Foreign Affairs of Japan. Recommendation for the Future - STI as a Bridging Force to Provide Solutions for Global Issues. Four Actions of Science and Technology Diplomacy to Implement the SDGs. 5/2017. 5. CTIT. SCIENCE FOR A SMART SOCIETY. University of Twente. 2015.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftai_lieu_nhat_ban_huong_toi_xa_hoi_sieu_thong_minh.pdf
Tài liệu liên quan