Tài liệu Những xu hướng chính về khoa học và công nghệ toàn cầu trong năm 2012

Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu bắt đầu từ năm 2008 đã gây ảnh hưởng bất lợi đến đổi mới và NC&PT doanh nghiệp tại tất cả các quốc gia, và cho đến nay vẫn chưa thấy có dấu hiệu tái phân bổ các nguồn lực hướng đến các doanh nghiệp đổi mới hơn. Tác động của cuộc khủng hoảng khác biệt đáng kể giữa các nước, các ngành, các doanh nghiệp và các loại hình đổi mới. Các nước châu Á mới nổi, bao gồm cả Hàn Quốc và Trung Quốc cho thấy vai trò năng động của mình trong hệ thống đổi mới quốc tế. Họ tiếp tục thực hiện tốt hơn các nước phát triển và có khả năng tiếp tục làm được điều đó trong tương lai. Cuộc khủng hoảng thậm chí còn mang lại cơ hội cho các doanh nghiệp công nghệ cao đổi mới, đối với số này các thị trường sẽ tiếp tục mạnh lên. Các xu thế đổi mới toàn cầu trong tương lai vẫn còn không chắc chắn. Các yếu tố quan trọng bao gồm các điều kiện kinh tế vĩ mô, các chính sách hỗ trợ đổi mới công, và khả năng duy trì đổi mới vẫn là một ưu tiên. Việc tránh các tác động lâu dài của cuộc khủng hoảng đối với đổi mới sẽ là một vấn đề ưu tiên cao; điều này đặt ra yêu cầu hạn chế thất nghiệp lao động có kỹ năng về dài hạn và cần có sự hỗ trợ mạnh mẽ của nhà nước cho đổi mới. Cuối cùng, nhiều nước đã thực hiện các chính sách đổi mới phản ứng trước cuộc khủng hoảng. Các phản ứng liên quan đến đổi mới chủ yếu chú trọng vào đầu tư cơ sở hạ tầng cho đổi mới và cung cấp các nguồn lực tài chính cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên, các áp lực ngân sách tại nhiều nước đã dẫn đến một cuộc khủng hoảng nợ công và có khả năng sẽ gây áp lực đối với sự hỗ trợ công cho đổi mới.

pdf56 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 18/01/2022 | Lượt xem: 217 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tài liệu Những xu hướng chính về khoa học và công nghệ toàn cầu trong năm 2012, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hối các PRI và tạo ra khối lượng tới hạn thông qua các vụ sát nhập và tái cơ cấu. Tăng cường các mối liên kết bên trong hệ thống đổi mới quốc gia, bao gồm cả các mối liên kết giữa khoa học và ngành công nghiệp và các mối quan hệ giữa các PRI và các trường đại học vẫn tiếp tục là trọng tâm của cải cách nghiên cứu tại nhiều nước. 4. Thương mại hóa nghiên cứu công Chuyển giao, khai thác và thương mại hóa các kết quả nghiên cứu công là một lĩnh vực quan trọng của chính sách khoa học, công nghệ và đổi mới. Các nỗ lực để khai thác nghiên cứu công trong một bối cảnh thắt chặt ngân khố tại nhiều quốc gia OECD, cũng như trước sự cạnh tranh của các đối thủ mới tại châu Á, điều này đã làm tăng áp lực lên các trường đại học, các tổ chức nghiên cứu công (PRI) và chính phủ nhằm làm tăng kết quả đầu ra kinh tế cũng như những tác động từ đầu tư nghiên cứu công. Trong khi tri thức và nghiên cứu được tạo ra bởi hệ thống nghiên cứu công được truyền bá thông qua nhiều kênh khác nhau, như sự luân chuyển nhân lực nghiên cứu, các xuất bản phẩm khoa học, các hội thảo, hợp đồng nghiên cứu với ngành công nghiệp và cấp giấy phép bản quyền các sáng chế của trường đại học, phần lớn sự chú trọng chính sách của các nước OECD đặt trọng tâm vào việc thúc đẩy chuyển giao tri thức thông qua một mô hình thương mại hóa kép nhưng có phần tuyến tính. Mô hình được đặc trưng bằng các lực do cung đẩy (supply-push), ở đó các trường đại học và 37 các PRI chuyển giao các phát minh thông qua việc bán, chuyển giao hay cấp giấy phép bản quyền, thường dựa trên một cơ sở độc quyền (exclusive) cho các công ty hiện hành hay cho các liên doanh mạo hiểm mới (ví dụ như các công ty phái sinh hàn lâm). Sự đảo ngược mô hình cung đẩy là mô hình cầu kéo (demand-pull) dựa trên cơ sở nghiên cứu theo hợp đồng hoặc nghiên cứu và phát triển hợp tác, qua đó các trường đại học và các PRI liên kết với các đối tác công nghiệp để tìm ra các giải pháp cho sản xuất và giải quyết các vấn đề đổi mới. Hai mô hình hay hai con đường thương mại hóa riêng biệt này đang ngày càng trở nên hợp nhất, với nghiên cứu và doanh nghiệp đang trông cậy vào sự "mở cửa" và hợp tác lớn hơn, theo cả hai hướng ngược dòng (upstream) về phần nghiên cứu, và theo hướng xuôi dòng (downstream) trên con đường thương mại hóa. Sự mở cửa trong khoa học (open science) đang làm tăng các kênh để chuyển giao và phổ biến các kết quả nghiên cứu trong khi đó đổi mới mở (open innovation) trong các công ty kinh doanh lại tạo nên một bộ phận lao động ở nơi cung cấp các ý tưởng và khai thác chúng. Điều này dẫn đến sự mọc lên của các hình thức trung gian môi giới các hoạt động thương mại hóa, đáng chú ý có các dịch vụ sở hữu trí tuệ. Các khía cạnh chủ yếu Việc xây dựng các năng lực thể chế cần thiết tại các trường đại học và các PRI là yếu tố trọng tâm trong các nỗ lực nhằm thương mại hóa nghiên cứu công. Tiếp theo sự ra đời của luật Bayh-Dole tại Mỹ, đạo luật tạo nên các biện pháp khuyến khích các tổ chức nghiên cứu công đăng ký sáng chế và cấp giấy phép bản quyền, nhiều quốc gia đã phát triển các văn phòng cấp giấy phép và chuyển giao công nghệ (TTO/TLO) tại các trường đại học và các PRI. Tuy nhiên, chỉ có một vài nước và một số tổ chức đạt được thành tích kỷ lục trong thương mại hóa các kết quả nghiên cứu công thông qua các TTO/TLO. Bên cạnh đó, nhiều quốc gia, trường đại học và các PRI vẫn tiếp tục đặt năng suất của các TTO dựa vào các biện pháp chuyển giao công nghệ truyền thống như đăng ký sáng chế và cấp giấy phép. Ngay cả khi hoạt động này gia tăng tại các nước OECD (hình 23), chúng vẫn đại diện cho một phần rất nhỏ tri thức được chuyển giao từ các trường đại học và các PRI. Nhiều quốc gia thuộc OECD như Canađa, Hà Lan, và Thụy Điển đã kết hợp sự hỗ trợ thể chế và luật pháp đối với việc chuyển giao và thương mại hóa công nghệ với sự hỗ trợ của các kênh đẩy mạnh tinh thần khởi nghiệp để thương mại hóa tri thức, như: khởi sự doanh nghiệp từ trường đại học, các vườn ươm tạo và xúc tác, cố vấn và đào tạo cho các nhà khởi nghiệp hàn lâm, và các chính sách thúc đẩy vốn mạo hiểm và thiên sứ, các quỹ gieo mầm của chính phủ hay các kênh liên kết các nhà đầu tư thiên sứ và các SME. Tuy nhiên, mỗi một giai đoạn trong quá trình thương mại hóa có những đặc tính riêng và cần có các nỗ lực để nhằm mục tiêu vào các công cụ hỗ trợ, với sự chú trọng đặc biệt vào các giai đoạn đầu của quá trình, giai đoạn khó khăn nhất mà các SME và 38 doanh nghiệp mới khởi sự phải vượt qua. Ví dụ như Nauy đã xúc tiến chương trình FORNY2020 tiến hành các biện pháp cho thương mại hóa nghiên cứu tại các viện và tổ chức nghiên cứu do nhà nước tài trợ, ngoài ra còn cung cấp nguồn kinh phí cho giai đoạn chứng minh khái niệm (proof-of-concept). Các xu thế chính sách gần đây Trong những năm gần đây, nhiều nước đã tìm cách mở rộng các kênh thương mại hóa nghiên cứu công bằng cách thúc đẩy các lưu lượng hai chiều giữa ngành công nghiệp và khoa học, ví dụ như thông qua hợp tác công-tư, các xúc tiến/trung tâm nghiên cứu chung, cấp giấy phép của các trường đại học và các PRI, và các biện pháp khuyến khích huy động tinh thần khởi nghiệp trong số các nhà nghiên cứu. Các nước cũng tìm cách thúc đẩy nhanh tốc độ chuyển giao tri thức theo nhiều cách khác nhau. Thứ nhất, các hệ thống sáng chế quốc gia được củng cố nhằm làm giảm các rủi ro và những ứ đọng và thúc đẩy các doanh nghiệp mới khởi sự và các SME đăng ký sáng chế. Ví dụ như Luật sáng chế Mỹ, hệ thống tìm kiếm nhanh của Anh đối với các "ứng dụng sáng chế xanh", việc thúc đẩy nhanh tiến độ xét đơn đăng ký sáng chế tại Nhật Bản và Canađa, Luật sáng chế mới của Niu Zilân đang cân nhắc các biện pháp phát huy các nỗ lực thúc đẩy đổi mới và chuyển giao công nghệ. Ngoài ra còn có sự hỗ trợ mục tiêu cho hoạt động quản lý SHTT tại các PRI thông qua tài trợ, hướng dẫn và đào tạo kỹ năng. Chính phủ Anh đang thành lập Văn phòng Quản lý SHTT quốc gia để hỗ trợ xây dựng năng lực về chuyển giao công nghệ và thương mại hóa SHTT, bao gồm cả việc hợp tác với các văn phòng chuyển giao công nghệ của Anh. Chương trình Commercialisation Ôxtrâylia cung cấp một phạm vi các dịch vụ hỗ trợ thương mại hóa với trị giá lên đến 180 triệu USD đến năm 2014. Hàn Quốc đã công bố thành lập quỹ SHTT có trị giá 60 triệu USD (50 tỷ KRW) để phục vụ chuyển giao và thương mại hóa công nghệ tại các PRI. Để nâng cao nhận thức và chuyên môn, Nauy đã tổ chức một kế hoạch tài trợ để hỗ trợ cho sự phát triển các chương trình giáo dục mới về SHTT tại các tổ chức giáo dục bậc cao. Tương tự, Anh cũng đã thành lập quỹ SHTT (IP Fund) để cung cấp các hỗ trợ tài chính cho các tổ chức trong việc duy trì và bảo hộ quyền SHTT. Các cơ quan tài trợ quốc gia (ví dụ như các Viện Y học quốc gia (NIH) của Mỹ, các hợp đồng mẫu về hợp tác NC&PT tại Đan Mạch) và các tổ chức cá nhân cũng thực hiện nhiều nỗ lực nhằm phát triển các hợp đồng cấp giấy phép chuẩn đối với các sáng chế hàn lâm và để sử dụng các cơ chế SHTT hợp tác như thành lập kho sáng chế, ngân hàng patăng, và các hiệp định chia sẻ quyền SHTT để tạo nên các cơ hội thương mại mới. Khảo sát tại các nước cho thấy xu hướng nhiều TTO đã mở rộng vai trò và dịch vụ của mình từ chỗ quản lý chuyển giao công nghệ đến một phạm vi rộng hơn các hoạt động quản lý SHTT và gia tăng chất lượng nguồn nhân lực về chuyển giao công nghệ thông qua đào tạo và các chính sách việc làm cạnh tranh. 39 Một số nước và các cơ quan tài trợ như NIH của Mỹ và Hội đồng nghiên cứu kỹ thuật và khoa học tự nhiên của Canađa đã thực hiện các nỗ lực (thông qua chính sách SHTT mới của mình) để nhằm phát triển các chính sách thực hành tốt liên quan đến đăng ký sáng chế và cấp giấy phép SHTT từ nghiên cứu công với quan điểm khuyến khích truyền bá rộng các kết quả nghiên cứu công, thúc đẩy các hiệu ứng lan tỏa tri thức và tạo ra các cơ hội bổ sung cho thương mại hóa. Một xu thế khác liên quan đến các cố gắng điều chỉnh và phối hợp một phạm vi các công cụ nhà nước để hỗ trợ năng lực của các SME về thương mại hóa tri thức. Các chương trình thương mại hóa thường có xu hướng phi tập trung và hỗ trợ mục tiêu nhằm vào một phạm vi rộng các thành phần tham gia vào quá trình thương mại hóa các kết quả nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, điều này có thể dẫn đến việc mất đi hiệu quả kinh tế nhờ quy mô hay các hiệu ứng hiệp lực. Các nỗ lực đa dạng hóa sự hỗ trợ trong khi cung cấp các chương trình hỗ trợ tuân theo một cấu trúc thống nhất đang được khuyến khích (ví dụ như chương trình SATT của Pháp về thành lập các công ty để thúc đẩy nhanh chuyển giao công nghệ hay Mạng đổi mới của Nhật Bản). Cuối cùng các chính sách thương mại hóa thường có xu hướng chú trọng vào các kênh thương mại hóa quốc gia, trong khi các thị trường về SHTT và công nghệ đang ngày càng trở nên mở rộng quốc tế. Các rào cản đối với thương mại hóa quốc tế có thể bao gồm cả những khác biệt giữa các quốc gia về quy định luật pháp, các tiêu chuẩn công nghệ hay các quy định về SHTT. Điều này tương phản với hệ thống hợp tác nghiên cứu quốc tế đã phát triển hoàn thiện bên trong và ngoài các quốc gia thuộc OECD. Hình 23: Số đăng ký patăng của các tổ chức nghiên cứu công, 2000-02 và 2007-09 (% tổng đơn đăng ký patăng theo PCT). Nguồn: OECD Patent Database, 2/2012. 40 5. Hoạt động đổi mới trong khu vực công Đổi mới sáng tạo trong khu vực công liên quan đến nghiên cứu cải tiến quan trọng trong công tác điều hành và/hay các dịch vụ công. Hoạt động đổi mới trong khu vực công có thể được định nghĩa là việc thực hiện bởi một tổ chức nhà nước các giao dịch hay các sản phẩm mới hoặc đã được cải tiến đáng kể. Hiện nay, yêu cầu đặt ra đối với hoạt động khu vực hành chính công ngày càng tinh xảo và nhiều thách thức mới do những áp lực về ngân khố đang đòi hỏi khu vực công có các cách tiếp cận mới. Tuy nhiên sự hiểu biết về đổi mới khu vực công, các kết quả của nó cũng như các chi phí và môi trường thuận tiện vẫn còn tản mạn. Đối mới khu vực công ít khi được thể chế hóa trong ngân sách chính phủ, cũng như trong vai trò và quy trình, và ở đây sự hiểu biết và nhận thức vẫn còn rất hạn chế về quy mô đầy đủ các công cụ sẵn có để các nhà hoạch định chính sách thúc đẩy đổi mới. Đổi mới sáng tạo trong khu vực công liên quan đến những cải tiến quan trọng trong các dịch vụ mà chính phủ có trách nhiệm cung cấp, bao gồm cả các dịch vụ do bên thứ ba cung cấp. Hoạt động này liên quan đến cả nội dung của dịch vụ và các công cụ được sử dụng để thực hiện. Nhiều nước thành viên OECD tuân theo các cách tiếp cận sáng tạo các dịch vụ chú trọng hơn đến người dùng, được định hình rõ hơn và phù hợp với nhu cầu hơn. Đổi mới có thể thay đổi cả việc cung cấp các dịch vụ, thông qua việc cải tiến các đặc điểm của chúng và nhu cầu đối với dịch vụ, áp dụng các phương thức mới để nhận biết và đáp ứng nhu cầu. Các xu thế chính sách gần đây Các nước đã thông qua các cách tiếp cận khác nhau ở cấp quốc gia nhằm thúc đẩy đổi mới sáng tạo khu vực công. Phạm vi bao gồm từ việc xây dựng các chiến lược đổi mới sáng tạo quốc gia trong đó coi vai trò của khu vực công như một nhà đổi mới (như Pháp) đến việc thành lập các cơ cấu hỗ trợ cho các tổ chức cá thể trong quá trình đổi mới sáng tạo của họ (như Đan Mạch). Ở đây cũng có những chiến lược và các kế hoạch hành động trọng tâm riêng nhằm vào hoạt động đổi mới sáng tạo trong các dịch vụ công, như Phòng thí nghiệm Centrelink concept lab của Ôxtrâylia cho phép thử nghiệm và đánh giá những cải tiến tiềm năng trong cung cấp dịch vụ ngay trong các điều kiện làm việc thực Các chiến lược đổi mới cũng có thể được thông qua tại các tổ chức riêng biệt thuộc khu vực công, nhưng thường có xu hướng theo chi phối bởi các cá nhân với tầm nhìn đầy đủ và sự quyết tâm để thúc đẩy quá trình đổi mới (Koch and Hauknes, 2005). Một số cách tiếp cận đổi mới trong cung cấp dịch vụ công đã được khảo sát của OECD năm 2012 tổng kết như sau: Kỹ thuật số (web 2.0): Các công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) tạo khả năng cho các chính phủ có thể đáp ứng các yêu cầu mới về các dịch vụ online, cung cấp dịch vụ theo kiểu may đo cho phù hợp với các nhu cầu cá nhân thông qua sự cá nhân 41 hóa dịch vụ, và để làm giảm các chi phí giao dịch. Các chính phủ sử dụng ICT để làm thay đổi việc cung cấp dịch vụ và lôi kéo người dùng tham gia vào việc lập kế hoạch hay cung cấp dịch vụ bằng cách sử dụng các công cụ web 2.0. Cơ quan quản lý khẩn cấp Liên bang Hoa Kỳ sử dụng trang web Twitter để chia sẻ thông tin với các công dân trong thời kỳ khủng hoảng. Mêhico đã coi ICT như một bộ phận then chốt trong chiến lược hiện đại hóa cung cấp dịch vụ công của mình. Hợp tác với công dân và xã hội dân sự: Sự tham gia của các công dân và các tổ chức xã hội dân sự như là những đối tác trong cung cấp các dịch vụ công (còn được gọi là hợp tác sản xuất) có thể dẫn đến sự thỏa mãn cao hơn cho người dùng và có thể giảm bớt chi phí. Sự hợp tác trong đó mang lại cho người dùng sự kiểm soát và sở hữu lớn hơn có thể làm chuyển biến mối quan hệ giữa người sử dụng và các chuyên gia dịch vụ. Những thực tiễn như vậy đã được xúc tiến ở giai đoạn thử nghiệm tại Mỹ và Anh, và đã cho thấy nhiều kết quả có triển vọng về khía cạnh gia tăng sự thỏa mãn và tăng giá trị của đồng tiền, ví dụ như trong lĩnh vực y tế và bảo hiểm xã hội (OECD, 2011). Hợp tác với khu vực tư nhân: Ủy thác hay hợp tác với khu vực tư nhân có thể làm giảm được các chi phí cung cấp dịch vụ đối với chính phủ và mang lại các cách tiếp cận đổi mới sáng tạo. Hợp tác công-tư (PPP) đang ngày càng hay được áp dụng đối với các dịch vụ mà theo truyền thống thường được thực hiện thông qua mua sắm công. Chúng có thể mang lại các cách thức đổi mới để quản lý rủi ro và nâng cao hiệu quả trong việc thiết kế và mua sắm các dịch vụ công. Ôxtrâylia, Pháp, Đức, Hàn Quốc và Anh đang ngày càng dựa vào hình thức hợp tác PPP để cung cấp vốn cho xây dựng, bảo dưỡng và cung cấp các dự án cơ sở hạ tầng (như các bệnh viện). Các giải pháp cải tiến điều kiện tiếp cận: Một số cách tiếp cận đổi mới sáng tạo trong cung cấp dịch vụ chú trọng đến việc đưa dịch vụ lại gần hơn với người dùng bằng cách cải tiến các điều kiện tiếp cận. Ví dụ như những thay đổi về vị trí thực chất của dịch vụ, như các trung tâm đa dịch vụ cung cấp dịch vụ mua hàng một cửa cho người dùng và hợp nhất các kênh cung cấp dịch vụ khác nhau để mang lại sự lựa chọn lớn hơn và phù hợp với yêu cầu cá nhân hơn. Ví dụ như sứ mệnh của Shared Service của Canađa đó là củng cố cơ sở hạ tầng ICT, bao gồm cả email, các trung tâm và hệ thống dữ liệu, kết nối 43 bộ và cơ quan. Sự lựa chọn giải pháp phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài cũng như bên trong, như hệ thống cung cấp dịch vụ của đất nước (quy định và luật pháp, các cơ cấu tổ chức tài chính, các thiết chế tổ chức) và vào phạm vi tham gia của các thành phần bên ngoài trong qúa trình cung cấp. Cũng có thể kết hợp các cách tiếp cận khác nhau, như sử dụng ICT trong các cách tiếp cận cùng sản xuất với người sử dụng dịch vụ. 6. Chính sách thúc đẩy NC&PT và đổi mới doanh nghiệp Các chính sách và công cụ kèm theo có thể được đặc trưng hóa theo nhiều cách: theo các nhóm mục tiêu, các kết quả mong muốn đạt được, và cơ chế tài trợ được sử 42 dụng. Nhiều trong số các đặc tính hóa về bản chất mang tính nhị nguyên, ví dụ như các công cụ trọng cung (supply-side) so với công cụ trọng cầu (demand-side), nhưng không nên diễn giải chúng như là những công cụ thay thế mà là bổ sung. Một thách thức then chốt đó là đạt được một sự cân bằng thích hợp, cân nhắc đến hiện trạng hệ thống đổi mới hiện tại và triển vọng tương lai. Tổng quan khoa học, công nghệ và công nghiệp của OECD năm 2012 đã tiến hành khảo sát về hỗn hợp chính sách thúc đẩy NC&PT doanh nghiệp và đổi mới, và đã chỉ ra những xu hướng sau: Các công cụ chính sách nhằm vào dân chúng đối lập với các công cụ chính sách chung: nhiều quốc gia đã dịch chuyển theo hướng các công cụ chính sách nhằm mục tiêu vào dân cư trong thập kỷ qua và sự phát triển này sẽ tiếp diễn trong vòng 5 năm nữa. Những công cụ như vậy nhằm mục tiêu vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) và các công ty non trẻ, cũng như các lĩnh vực cụ thể. Các công cụ chính sách nhằm vào công nghệ so với các công cụ chung: qua khảo sát cho thấy các nước khác nhau đáng kể trong việc cân đối giữa các công cụ chính sách định hướng công nghệ và phi định hướng công nghệ. Trong khi những thay đổi tổng hợp là không lớn, nhưng có những biến đổi đáng kể ở từng nước cá thể; khảo sát cho thấy có đến 80% số câu trả lời chỉ ra những thay đổi tương lai theo hướng sử dụng hỗn hợp công cụ chính sách, với nhiều nước đang hướng tới các công cụ chính sách mang định hướng công nghệ hơn (như Braxin, Hy Lạp, Slovenia và Anh), các nước hướng đến các công cụ chính sách chung có Trung Quốc, Phần Lan, Đức và Thụy Sĩ. Các công cụ tài chính so với phi tài chính. Đa số các nước vẫn sử dụng các công cụ tài chính để hỗ trợ cho NC&PT và đổi mới doanh nghiệp. Trong khi có một số thay đổi theo hướng sử dụng các công cụ phi tài chính tại khoảng một nửa số quốc gia tham gia khảo sát, vẫn có khoảng 3/4 các quốc gia duy trì công cụ tài chính Các công cụ cung cấp tài chính trực tiếp so với gián tiếp: các công cụ cấp tài chính trực tiếp, bao gồm cho vay và bảo lãnh tín dụng, tiền ứng trước có khả năng thanh toán, các khoản tài trợ cạnh tranh, dịch vụ tư vấn công nghệ và các chương trình mở rộng, chứng chỉ đổi mới, tài trợ bằng vốn cổ phần (equity financing) và đầu tư mạo hiểm, ... Các công cụ cung cấp tài chính gián tiếp bao gồm khuyến khích bằng thuế đối với NC&PT và đổi mới, có thể dưới hình thức dựa trên chi tiêu (tín dụng thuế NC&PT, miễn thuế NC&PT và tín dụng thuế khấu lưu từ lương NC&PT) hay dựa vào thu nhập (thuế ưu đãi đối với thu nhập từ bản quyền và thu nhập khác từ vốn tri thức). Xu thế chung giữa các nước đó là gia tăng tính khả dụng và mức độ hào phóng của các biện pháp khuyến khích thuế NC&PT, làm cho hỗn hợp công cụ chính sách gián tiếp có hiệu quả hơn cùng với thời gian. Cạnh tranh so với phi cạnh tranh: Sử dụng các công cụ cạnh tranh ngày càng trở nên phổ biến, có nghĩa là những chính sách sử dụng hiệu suất thay cho các chuẩn mực xác định trong các quy trình lựa chọn. Có khoảng 40% các nước được khảo sát chỉ ra một sự chuyển biến hướng tới các công cụ mang tính cạnh tranh hơn. 43 Trọng cung thay thế cho trọng cầu: Sự chú trọng truyền thống vào các công cụ trọng cung, nhưng sự nổi lên gần đây của chính sách trọng cầu nhằm kích thích và khớp nối nhu cầu công cộng với các giải pháp đổi mới và các sản phẩm từ các công ty. Nhiều nước chỉ ra rằng trong vòng 5 năm tới sẽ được chứng kiến sự chú trọng gia tăng đến các công cụ trọng cầu, mặc dù đa số hy vọng rằng các công cụ trọng cung vẫn chiếm vị trí nổi trội. 7. Cung cấp tài chính cho NC&PT và đổi mới doanh nghiệp Việc cung cấp tài chính đặc biệt quan trọng đối với đổi mới và tăng trưởng, đặc biệt là ở các giai đoạn ban đầu phát triển doanh nghiệp. Khả năng tiếp cận đến nguồn tài chính là vấn đề trọng tâm đối với cả các nhà doanh nghiệp đổi mới và các nhà hoạch định chính sách. Các doanh nghiệp mới khởi sự và các SME thường phải đối mặt với trở ngại về tài chính chủ yếu là do khả năng rủi ro cao và sự yếu kém cố hữu của họ. Bằng chứng cho thấy rằng các SME đổi mới trong khu vực đồng Euro coi cơ hội tiếp cận đến nguồn lực tài chính là một trong những vấn đề gây áp lực lớn nhất. Mặc dù tầm quan trọng ngày càng tăng của các hoạt động khởi nghiệp trong việc thành lập các dự án kinh doanh mạo hiểm mới và thực hiện các hoạt động nghiên cứu mũi nhọn, các SME đổi mới phải đối mặt với nhiều trở ngại trong việc tiếp cận nguồn lực tài chính, như thông tin không tương xứng và hố ngăn cách về tài chính giữa nhà đầu tư và nhà khởi nghiệp. Chất lượng của kế hoạch kinh doanh, dưới khía cạnh thẩm định đánh giá có thể là một yếu tố ảnh hưởng trong các quyết định tài trợ. Những yếu tố thị trường không hoàn thiện tiềm năng này biện minh cho sự can thiệp của nhà nước vào việc cung cấp tài chính cho doanh nghiệp. Ngoài ra để thiết lập các điều kiện cơ cấu nhằm thúc đẩy đầu tư vào NC&PT và đổi mới, các chính phủ sử dụng một loạt các công cụ khác nhau như các khoản vay trợ cấp, khuyến khích bằng thuế và hỗ trợ công cho vốn mạo hiểm. Tài trợ và trợ cấp được cho là đặc biệt có hiệu quả trong việc giảm nhẹ những trở ngại về tài chính cho các SME dựa vào công nghệ và có cường độ sử dụng NC&PT cao, đặc biệt là các doanh nghiệp mới thành lập và ở vào giai đoạn phát triển ban đầu. Nguồn vốn gieo mầm có thể giúp các nhà khởi nghiệp không chỉ có cơ hội tiếp cận đến nguồn tài chính mà còn giúp họ vượt qua giai đoạn "thung lũng chết", do họ gặp khó khăn rất lớn khi giành được dự án hay được tài trợ bằng vay nợ (debt finance) hay vốn mạo hiểm cho các dự án rủi ro cao. Các khía cạnh chủ yếu Đầu tư NC&PT tại các nền kinh tế OECD qua các thập kỷ trước đã tăng lên một cách vững vàng mặc dù có những dao động trong chu kỳ kinh doanh (OECD, 2011a). Điều này chỉ ra rằng NC&PT công, thường có xu hướng ngược chu kỳ (counter- cyclical), đóng vai trò như phần đệm bổ sung cho những khoảng trống về kinh phí do suy giảm ở đầu tư tư nhân cho NC&PT trong những giai đoạn kinh tế đi xuống. Chi tiêu NC&PT toàn cầu đã tăng từ 1.252 tỷ USD năm 2010 lên 1.333 tỷ USD năm 2011, và được cho là đạt con số 1.403 tỷ USD năm 2012, tốc độ tăng trưởng mạnh tiếp diễn 44 ở các nền kinh tế mới nổi và tăng trưởng ổn định ở các nền kinh tế phát triển (Battelle, 2011). NC&PT doanh nghiệp toàn cầu đã tăng 4% vào năm 2010, một sự đảo chiều mạnh sau khi đã giảm 1,9% vào năm 2009 trước cuộc khủng hoảng tài chính. Đầu tư vốn mạo hiểm hiện đang trở thành một nguồn tài chính quan trọng đối với các dự án kinh doanh mạo hiểm dựa vào công nghệ đang có xu hướng tăng lên, ngoại trừ trường hợp giảm nhẹ tại Mỹ và EU năm 2009 sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Đầu tư của các nhóm thiên sứ kinh doanh tại Mỹ đã giảm mạnh trong năm 2009, chủ yếu do cuộc khủng hoảng tài chính 2008, nhưng tại EU loại đầu tư này lại tăng lên đều dặn. Như kinh nghiệm cho thấy, các nhà đầu tư giàu có và không chính thức, các thiên sứ kinh doanh thường có xu hướng đầu tư vào các giai đoạn đầu có rủi ro cao và đóng một vai trò có tính quyết định trong việc lấp những khoảng trống về tài chính giữa giai đoạn ban đầu và giai đoạn tăng trưởng sau này. Bảng 1: Các công cụ tài chính chủ yếu thúc đẩy đổi mới doanh nghiệp Công cụ tài chính Các đặc điểm chủ yếu trong cung cấp tài chính Ghi chú Vay ngân hàng Được sử dụng như một trong những công cụ phổ biến nhất để tiếp cận nguồn tài chính, cần có thế chấp hay bảo lãnh để được cho vay. Có nghĩa vụ phải trả như một khoản nợ Tài trợ, trợ cấp Được sử dụng như nguồn tài trợ gieo mầm đối với các doanh nghiệp mới khởi sự và các SME ở giai đoạn ban đầu: chính sách nghiên cứu đổi mới doanh nghiệp nhỏ tại Mỹ, Anh và Hà Lan; khuyến khích giá điện năng lượng tái tạo (feed- in-tariffs) tại Đan Mạch và Đức, tài trợ OSEO tại Pháp; Quỹ đầu tư đổi mới tại Anh. Bổ sung cho bất lực thị trường, cung cấp tài chính ở giai đoạn gieo mầm và ban đầu. Thiên sứ doanh nghiệp Nguồn cung cấp tài chính ở giai đoạn rủi ro ban đầu, cung cấp kinh phí, tư vấn và cố vấn kinh nghiệm về quản lý doanh nghiệp. Thường có xu hướng đầu tư dưới hình thức theo nhóm và mạng lưới, ví dụ như Tech Coast Angels và Common Angels ở Mỹ, Seraphim Fund tại Anh. Cung cấp tài chính ở giai đoạn khởi sự và ban đầu. Vốn mạo hiểm Ngày càng có xu hướng đầu tư ở giai đoạn tăng trưởng sau này, ít rủi ro hơn. Được coi là nguồn vốn đầu tư lâu dài (10-12 năm) vào giai đoạn trưởng thành, và có thể đứng vững, ví dụ như Cung cấp tài chính ở giai đoạn phát triển sau này. 45 Quỹ tiền gieo giống (Pre-seed Fund) và Quỹ Đầu tư đổi mới ở Ôxtrâylia, Quỹ Yozma ở Israel, Seed Fund Vere ở Phần Lan, Scottish co-investment Fund ở Anh. Đầu tư mạo hiểm doanh nghiệp Được sử dụng bởi các công ty lớn để đầu tư vào các doanh nghiệp đổi mới khởi sự với ý định cải thiện năng lực cạnh tranh doanh nghiệp dựa vào các mục tiêu chiến lược và tài chính. Động cơ chiến lược. Tài trợ đám đông Hình thức quyên góp tài trợ tập thể thông qua Internet, có tác dụng tạo điều kiện dễ dàng hơn cho các doanh nghiệp nhỏ có thể tăng vốn ở các giai đoạn gieo giống ban đầu. Có nguy cơ gian lận. Khuyến khích thuế Một phạm vi rộng các khuyến khích thuế NC&PT và đầu tư khởi nghiệp đang được áp dụng tại hầu hết các nước, ví dụ như Kế hoạch đầu tư doanh nghiệp tại Anh, Quy chế miễn thuế tài sản (ISF) ở Pháp, Kế hoạch phát triển doanh nghiệp tại Ailen. Gián tiếp, không phân biệt. Nguồn: OECD (2011), Financing High-Growth Firms; NIST (2008), Corporate Venture Capital. Các xu thế chính sách gần đây Việc thúc đẩy đầu tư vào đổi mới thông qua các cơ hội tiếp cận lớn hơn đến các nguồn tài chính vẫn là một vấn đề quan tâm đối với các nước OECD. Khó khăn là làm thế nào để gia tăng và mở rộng các nguồn tài chính công và tư cho đổi mới, do các nhà đầu tư ngày càng chú trọng vào các khoản đầu tư ngắn hạn đứng trước những khủng hoảng tài chính và nợ chủ quyền gần đây. Những cải cách diễn ra đối với hệ thống ngân hàng và tài chính tiếp theo cuộc khủng hoảng tài chính, nhưng yêu cầu gia tăng vốn của các ngân hàng có thể làm giảm sự sẵn sàng chấp nhận rủi ro của các nhà đầu tư truyền thống. Vì thế các chính phủ đang tìm kiếm các cách thức mới để khuyến khích các cơ hội tiếp cận nguồn tài chính cho NC&PT và đổi mới, bao gồm cả sự hợp tác công tư. Sự hình thành các tổ chức đầu tư mới và các quỹ tài sản chủ quyền có thể mang lại các nguồn tài chính đổi mới. Internet cũng tạo nên các kênh mới cung cấp tài chính cho các dự án mạo hiểm nhỏ. Tại Mỹ đạo luật mới về tài trợ đám đông (Crowd funding) đã thu hút được nhiều sự chú ý trong nước cũng như từ các nền kinh tế khác. Đầu tư mạo hiểm doanh nghiệp (Corporate venturing), trong đó các công ty lớn đầu tư 46 vào các công ty đổi mới và nhỏ hơn là một nguồn tài chính tiềm năng khác cho NC&PT. Ở cấp tổ chức, Anh đã thông qua một dự luật mới đối với đầu tư thiên sứ, Bồ Đào Nha cũng thông qua một đạo luật thuế lợi tức, luật thuế thiên sứ mới ở Israel, cũng như quy chế miễn thuế tài sản (ISF) ở Pháp. Khuyến khích thuế đối với NC&PT hiện đang được áp dụng rộng rãi ở 26 trong số 34 quốc gia OECD và ở một số nền kinh tế ngoài OECD (OECD, 2011). Hình thức cung cấp tài chính gián tiếp này ngày càng được sử dụng để bổ sung cho tài trợ trực tiếp của chính phủ thông qua các hình thức hợp đồng NC&PT, tài trợ hay trợ cấp trọn gói. Tại Canađa, Hàn Quốc và Bồ Đào Nha đây là kênh hỗ trợ tài chính chủ yếu của chính phủ cho NC&PT doanh nghiệp. Các ước tính gần đây, mặc dù vẫn còn thử nghiệm, cho thấy rằng quy mô phối hợp giữa hỗ trợ gián tiếp và trực tiếp của chính phủ cho NC&PT doanh nghiệp đã tăng mạnh tại hầu hết các nước kể từ năm 2005 (hình 24). Trong khi Pháp và Bồ Đào Nha mở rộng hệ thống thuế NC&PT của mình, vừa là phản ứng lâu dài và tạm thời trước cuộc khủng hoảng, thì Liên bang Nga và Mỹ lại tăng đáng kể nguồn tài trợ trực tiếp. Slovenia và Áo được ghi nhận gia tăng mạnh nguồn hỗ trợ của chính phủ. Những cải cách này đã dẫn đến những chuyển hướng quan trọng trong tổ hợp chính sách NC&PT quốc gia tại một số nước. Hình 24: Tài trợ trực tiếp của chính phủ cho NC&PT doanh nghiệp và khuyến khích thuế NC&PT, 2010 (% GDP). (Nguồn: MSTI database, OECD 2012; OECD Science, technology and industry scoreboard 2011) 47 8. Khuyến khích thuế đối với NC&PT và đổi mới doanh nghiệp Khuyến khích thuế NC&PT thường được coi có những lợi thế nhất định so với hỗ trợ trực tiếp cho NC&PT, như mua sắm công NC&PT và trợ cấp. Là một công cụ dựa trên thị trường nhằm mục tiêu vào việc làm giảm các chi phí biên cho các hoạt động NC&PT, khuyến khích thuế cho phép các công ty tự quyết định tài trợ cho các dự án NC&PT. Chúng được hy vọng sẽ dẫn đến một sự gia tăng ở đầu tư tư nhân cho NC&PT và dẫn đến một sự gia tăng ở các kết quả đổi mới và cuối cùng là sự tăng trưởng dài hạn cao hơn. Chúng cũng có thể thúc đẩy các quyết định khởi sự doanh nghiệp NC&PT. Khả năng bất lợi bao gồm: 1) Mức lương nhân lực nghiên cứu cao hơn do gia tăng yêu cầu kỹ năng NC&PT của họ; và 2) có khả năng dẫn đến các hoạt động chuyển dời cơ sở tiến hành hoạt động NC&PT (cạnh tranh thuế giữa các nước hay giữa các khu vực). Các hệ thống thuế NC&PT hiện thời khác biệt khá lớn về các khía cạnh mức độ hào phóng, thiết kế và chuẩn mực doanh nghiệp hay lĩnh vực NC&PT mục tiêu (bảng 2). Hệ thống thuế NC&PT bao gồm các khuyến khích thuế dựa trên chi tiêu - quan trọng nhất có các hình thức tín dụng thuế NC&PT, miễn giảm thuế NC&PT và tín dụng thuế khấu trừ tiền lương NC&PT, và bên cạnh đó còn có hình thức khuyến khích thuế dựa trên thu nhập, quan trọng nhất có thuế ưu đãi đối với thu nhập từ bản quyền và các nguồn thu khác từ vốn tri thức. Hầu hết các nước OECD và các nền kinh tế mới nổi cung cấp tín dụng thuế NC&PT dựa trên khối lượng chi tiêu NC&PT đã thực hiện (như Braxin, Canađa, Trung Quốc, Pháp, Ấn Độ, Nhật Bản, Nauy và Anh). Một số nước khác cung cấp tín dụng thuế NC&PT đối với chi tiêu NC&PT vượt trội một khối lượng chuẩn đã quy định. Bảng 2: Khác biệt về hệ thống thuế NC&PT tại một số nước OECD lựa chọn, 2009 Thiết kế hệ thống khuyến khích thuế NC&PT Tín dụng thuế NC&PT dựa trên giá trị Tín dụng thuế NC&PT gia tăng Tín dụng thuế lai ghép dựa vào giá trị và gia tăng Miễn thuế NC&PT Ôxtrâylia, Braxin, Canađa, Ấn Độ, Nauy. Mỹ Nhật Bản, Hàn Quốc, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha. Áo, CH Séc, Đan Mạch, Hungary, Thổ Nhĩ Kỳ, Anh. Tín dụng thuế khấu trừ tiền lương NC&PT Bỉ, Hungary, Hà Lan, Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ Khuyến khích thuế NC&PT hào phóng hơn đối với các SME Ôxtrâylia, Canađa, Pháp, Hungary, Nhật Bản, Hàn Quốc, 48 Nauy, Anh Khuyến khích thuế nhằm mục tiêu Năng lượng Hợp tác Doanh nghiệp mới được hưởng Doanh nghiệp trẻ và mới khởi sự Mỹ Hungary, Italia, Nhật Bản, Nauy, Thổ Nhĩ Kỳ Pháp Pháp, Hàn Quốc, Hà Lan Quy định mức trần được hưởng miễn giảm thuế NC&PT Ôxtrâylia, Italia, Nhật Bản, Hà Lan, Nauy, Mỹ Khuyến khích thuế NC&PT dựa trên thu nhập Bỉ, Hà Lan, Tây Ban Nha Không áp dụng khuyến khích thuế NC&PT Estonia, Phần Lan, Đức, Luxembourg, Mêhicô, Niu Zilân, Thụy Điển, Thụy Sĩ Nguồn: OECD Science, Technology and Industry Outlook 2012. Miễn thuế NC&PT được áp dụng tại các nước Ôxtrâylia, CH Séc, Đan Mạch, Hungary, và Anh. Tín dụng thuế khấu trừ tiền lương NC&PT (giảm thuế lương và những đóng góp xã hội) đang được áp dụng tại Bỉ, Hungary, Hà Lan, Tây Ban Nha và Thổ Nhĩ Kỳ. Ngoài ra, khuyến khích thuế NC&PT có thể tạo nên chế độ đối xử đặc biệt đối với một số loại hình doanh nghiệp hay NC&PT đặc biệt. Một số nước cho phép chuyển tới (carry-forward) hay chuyển lùi (carry-back) đối với các công ty có biên lai thuế thấp hơn khoản tín dụng thuế NC&PT được miễn. Trong một số trường hợp các doanh nghiệp còn được hoàn thuế, như các doanh nghiệp mới khởi sự thường không có lợi nhuận. Các xu thế chính sách gần đây Một xu thế chung phổ biến đó là tiến đến gia tăng tính khả dụng, dễ áp dụng và sự hào phóng của các khuyến khích thuế NC&PT. Pháp (năm 2008) và Ôxtrâylia (năm 2010) đã thay thế hệ thống thuế phức tạp lai ghép giữa dựa trên giá trị với gia tăng bằng các biểu thuế đơn giản và hào phóng hơn dựa vào giá trị chi tiêu. Bỉ, Ailen, Hàn Quốc, Nauy, Bồ Đào Nha và Anh đã nâng tỷ lệ tín dụng thuế của mình hay nâng mức trần đối với NC&PT được khuyến khích trong những năm gần đây. Trung Quốc đã mở rộng áp dụng tín dụng thuế NC&PT đến tất cả các công ty đang hoạt động trong các lĩnh vực công nghệ then chốt (công nghệ sinh học, ICT, và các lĩnh vực công nghệ cao khác), thậm chí còn áp dụng với cả các công ty không nằm trong các "khu công nghệ mới" được thiết kế đặc biệt. Trái lại, Mêhicô và Niu Zilân gần đây đã bãi bỏ các khuyến khích thuế NC&PT 49 của mình. Mêhicô đã chuyển khuyến khích thuế NC&PT sang hình thức trợ giúp trực tiếp vào năm 2009. Niu Zilân áp dụng tín dụng thuế NC&PT vào năm 2008 nhưng đã bãi bỏ do ảnh hưởng của năm tài khóa 2009-10. Canađa cũng đã quyết định hợp lý hóa tín dụng thuế NC&PT và thay đổi tập hợp chính sách của mình theo hướng thiên về hỗ trợ trực tiếp hơn. Gần đây, các biện pháp khuyến khích thuế NC&PT còn được sử dụng để giúp các doanh nghiệp đương đầu với cuộc khủng hoảng tài chính, thông thường trên cơ sở tạm thời. Ví dụ như Nhật Bản và Hà Lan đã tạm thời nâng mức trần đối với NC&PT được khuyến khích. Nhận thấy nhiều công ty có thể sẽ không đạt được yêu cầu để được hưởng tín dụng thuế NC&PT do kinh doanh không có lãi do suy thoái kinh tế, Nhật Bản còn cho phép kéo dài hơn thời hạn chuyển tiếp tín dụng NC&PT chưa sử dụng. Năm 2009, Pháp đã cho phép hoàn trả thuế đã thanh toán từ những năm trước. Trước năm 2009, các doanh nghiệp phải đợi đến ba năm mới được hoàn trả tín dụng mà họ chưa sử dụng. Biện pháp này được cho là làm tăng tổng thu nhập miễn thuế lên 5,5 tỷ USD (0,26% GDP) trong năm 2009. 9. Đổi mới dịch vụ và đổi mới phi công nghệ Trước tình trạng năng suất và tăng trưởng việc làm chậm lại, nhiều chính phủ thuộc các nước OECD đang tìm kiếm các nguồn lực tăng trưởng mới và đã nhận thức được tầm quan trọng của dịch vụ trong vấn đề này. Dịch vụ đang chiếm đến khoảng 70% GDP tại các nước OECD. Phát triển dịch vụ hiện đang được thúc đẩy chủ yếu bởi toàn cầu hóa và sử dụng rộng rãi các công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) nhằm cung cấp các dịch vụ chuẩn hóa (y tế, giáo dục, dịch vụ công). Các cơ hội thị trường mới đối với dịch vụ cũng được tạo nên thông qua giải điều tiết và tư nhân hóa khu vực nhà nước (tài chính, viễn thông và dịch vụ năng lượng) cũng như bằng cách thuê gia công bên ngoài đối với các hoạt động chế tạo. Mặc dù có sự tăng trưởng, nhưng năng suất trong ngành dịch vụ vẫn tăng chậm tại nhiều nước OECD. Vì thế, các nhà hoạch định chính sách đã dành sự chú t rọng lớn hơn đến việc thúc đẩy đổi mới trong lĩnh vực dịch vụ thông qua việc thiết kế các điều kiện cơ cấu thích hợp, như luật pháp, chính sách cạnh tranh và các chính sách đổi mới nhằm mục tiêu hơn. Đổi mới sáng tạo trong các hoạt động dịch vụ đã phát triển rộng vượt ra ngoài chính bản thân ngành dịch vụ, bởi nó cũng có thể thực hiện bởi các công ty chế tạo. Các ví dụ bao gồm các kênh tương tác khách hàng mới, các mô hình kinh doanh mới và các ứng dụng dịch vụ mới bao hàm trong các sản phẩm chế tạo (ví dụ như các hợp đồng dịch vụ và bảo dưỡng, các ứng dụng trên điện thoại thông minh). Đổi mới dịch vụ thường mang khía cạnh công nghệ (chủ yếu là công nghệ thông tin) và cả đặc tính phi công nghệ và không nhất thiết phải dựa vào NC&PT. Đổi mới dịch vụ còn được đặc trưng bằng sự cận kề với người dùng và khách hàng, những người thường tham gia vào sự phát triển chung (hay đồng sáng tạo) 50 ra các dịch vụ như vậy. Chính sách đổi mới sáng tạo tại các nước OECD ngày càng trở nên chú trọng hơn đến đổi mới dịch vụ (Đan Mạch, Phần Lan, Đức, Ailen, Hàn Quốc, Thụy Điển, và Anh) và nhiều nước đã thông qua các công cụ hỗ trợ mục tiêu (Ôxtrâylia, Áo, Đan Mạch, Phần Lan, Pháp, Đức, Nhật Bản, và Thụy Điển). Đổi mới dịch vụ đang trở thành xu thế chủ đạo trong các chương trình chính sách STI rộng lớn hơn, ví dụ như để giải quyết các thách thức xã hội (Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thụy Điển và Anh) và để nhằm đem lại sức sống mới cho các dịch vụ công. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều quốc gia phát triển các chính sách đổi mới chủ yếu dựa trên các triển vọng NC&PT hay chế tạo công nghiệp. Chúng có thể không phù hợp với những đặc trưng riêng của dịch vụ (ví dụ như liên quan trực tiếp hơn đến người sử dụng) và với các bất lực thị trường hay hệ thống gây ngăn cản đổi mới dịch vụ (ví dụ như tính không thể nắm bắt của dịch vụ gây hạn chế sự cá biệt hóa và thị trường phân đoạn làm hạn chế tính minh bạch). Ngoài ra, sự căn chỉnh chính sách đổi mới thường được dựa trên các chỉ số thiên về đo lường chế tạo và đổi mới dựa trên NC&PT, trong khi đổi mới ở dịch vụ lại có thể dựa nhiều hơn vào các thành phần phi công nghệ. Việc cải thiện các công cụ đánh giá đổi mới dịch vụ vẫn là một thách thức then chốt. Các xu thế chính sách gần đây Trước bản chất phức tạp của đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực dịch vụ và do tính không đồng nhất của các công ty dịch vụ, sự chú trọng chính sách tại nhiều nước OECD đã tiến hóa từ triển vọng ngành (ví dụ như dịch vụ ICT, dịch vụ y tế) hướng đến xu thế chủ đạo hay bao hàm đổi mới dịch vụ vào trong tập hợp chính sách đổi mới tổng thể. Điều này phản ánh sự phát hiện ra những đòn bẩy chính sách phổ biến trong các hoạt động dịch vụ có phạm vi từ phát triển phần mềm, đến tư vấn quản lý, đến truyền thông, du lịch và các dịch vụ bán lẻ. Cùng lúc, ở đây có những khác biệt then chốt trong ngành dịch vụ, liên quan đến việc sử dụng ICT để tạo điều kiện cho cung cấp dịch vụ và khác biệt ở mức độ đổi mới diễn ra trong các lĩnh vực khác nhau (ví dụ như các dịch vụ phần mềm và kinh doanh mang tính đổi mới và có cường độ NC&PT cao trong khi du lịch và bán lẻ tương đối thấp hơn). Nhiều nước thuộc OECD hoặc là đã thực hiện các công cụ chính sách cụ thể nhằm thúc đẩy đổi mới dịch vụ hoặc hiện đang xem xét lại các công cụ chính sách đổi mới hiện thời để có thể hỗ trợ tốt hơn cho đổi mới dịch vụ (Bảng 3). Các phương án thực hiện khả dĩ bao gồm: i) bao hàm đổi mới dịch vụ vào trong các chính sách đổi mới chung như tín dụng thuế hay trợ cấp NC&PT (tại Hà Lan, tín dụng thuế NC&PT được áp dụng mở rộng bao hàm cả sự phát triển phần mềm trên cơ sở dịch vụ); ii) điều chỉnh các chính sách và công cụ đổi mới trọng cầu như mua sắm công (Phần Lan, Đan Mạch, Đức, Anh); iii) đưa đổi mới dịch vụ 51 vào trong các chính sách đổi mới và NC&PT nhằm giải quyết các thách thức xã hội như lĩnh vực dịch vụ đáp ứng dân số già hóa (Hàn Quốc) và các thành phố phát triển bền vững (Cảng biển Royal Stockholm); và iv) tích hợp đổi mới dịch vụ vào trong các chính sách nhằm liên kết tốt hơn nghiên cứu công với ngành công nghiệp (các chính sách thương mại hóa). Bảng 3: Các phương án chính sách chủ yếu nhằm đẩy mạnh chính sách đổi mới dịch vụ tại các nước OECD chọn lọc Phương án chính sách Công cụ Ví dụ Khởi xướng một công cụ riêng nhằm thúc đẩy đổi mới dịch vụ Các chương trình nghiên cứu đổi mới dịch vụ Cụm dịch vụ Chứng thực đổi mới Phòng thí nghiệm dịch vụ Áo, Phần Lan (Serve), Đức (Đổi mới bằng dịch vụ) và Nhật Bản (các chương trình nghiên cứu giải pháp khoa học trong lĩnh vực dịch vụ) đã thiết kế riêng các chương trình nghiên cứu và đổi mới nhằm giải quyết các vấn đề như thu hút người sử dụng/người làm công vào phát triển các mô hình kinh doanh mới và "dịch vụ hóa" ngành công nghiệp. Đan Mạch áp dụng chính sách thành lập cụm dịch vụ (Service Cluster Denmark) nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp và nhà nghiên cứu đồng sáng tạo dựa trên cơ sở NC&PT đối với dịch vụ. Pháp áp dụng chứng thực đổi mới dịch vụ xanh đối với các SME trong ngành xây dựng. Ailen cấp chứng thực cho các SME nhằm hỗ trợ các mô hình kinh doanh mới, giao diện khách hàng hoặc cung cấp một dịch vụ mới. Anh áp dụng phòng thí nghiệm đổi mới dịch vụ công để thử nghiệm các giải pháp đổi mới và đưa vào áp dụng ở quy mô rộng trên toàn bộ lĩnh vực dịch vụ công của cả nước. 52 Điều chỉnh phạm vi các công cụ chính sách theo chiều ngang Mua sắm các dịch vụ đổi mới Tín dụng thuế NC&PT Thụy Điển áp dụng một chương trình mua sắm đổi mới nhằm thúc đẩy mua sắm đổi mới trong khu vực nhà nước. Hà Lan đã mở rộng phạm vi tín dụng thuế NC&PT để áp dụng đối với phát triển phần mềm dựa trên dịch vụ. Điều chỉnh cơ cấu điều hành đối với đổi mới Hợp tác nguồn (Fountain collaboration), nghĩa là phạm vi hợp tác liên khu vực do người dùng xác định Thụy Điển đã đưa đổi mới dịch vụ vào trong cách tiếp cận đổi mới chi phối bởi thách thức của mình, chú trọng đến đồng sáng tạo với khách hàng/người sử dụng và hợp tác liên liên ngành, chú trọng đến phát triển các thành phố bền vững, y tế và chăm sóc sức khỏe tương lai. Nguồn: OECD, STI Outlook 2012. Một thách thức quan trọng đối với các nhà hoạch định chính sách đó là nhận dạng và thông qua các thực tiễn tốt nhất về thúc đẩy đổi mới dịch vụ. Ở đây còn có ít bằng chứng về việc thiết kế và thi hành các công cụ chính sách đối với đổi mới dịch vụ, nhiều trong số đó vẫn còn mới và đánh giá tác động của chúng vẫn còn hiếm. Việc tiếp tục học hỏi chính sách là cần thiết để hướng dẫn cho các nhà hoạch định chính sách của OECD và đáp ứng các nhu cầu đặc biệt của đất nước bằng cách xác định các vấn đề ưu tiên chính sách, thu hút tất cả các thành phần tham gia và thiết kế một tập hợp chính sách thích hợp. Bảng 4: Dự báo thay đổi ở mức chi tiêu công cho NC&PT trong những năm tới Chi tiêu sẽ gia tăng Achentina Ngân sách của Bộ Khoa học, công nghệ và đổi mới sản xuất đã tăng từ năm 2010 (510 triệu USD) đến năm 2012 (732 triệu USD). Áo Đã lên kế hoạch gia tăng Chilê Mục tiêu được đặt ra là tăng chi tiêu cho NC&PT từ 0,4% lên 0,8% GDP, ngân sách công cho khoa học, công nghệ và đổi mới đạt 500 triệu USD. Trung Quốc Kế hoạch 5 năm lần thứ 12 về phát triển KH&CN đã đặt mục tiêu gia tăng ngân sách KH&CN của chính phủ trong vòng 5 năm tới. 53 Colombia Kỳ vọng gia tăng GBAORD từ 622 triệu USD năm 2012 lên 917 triệu USD vào năm 2014 dựa trên các mục tiêu của chính phủ đã được đề ra trong chính sách quốc gia về STI, Kế hoạch phát triển quốc gia 2010-2014 và chương trình phát triển chiến lược "tầm nhìn 2019". Đan Mạch Đã lên kế hoạch gia tăng. Estonia Có kế hoạch nâng mức chi tiêu NC&PT lên 2% GDP vào năm 2015. Đức Đã lên kế hoạch tăng chi tiêu công cho NC&PT. Từ 2010 đến 2013 chính sách liên bang đầu tư thêm 14,8 tỷ USD (12 tỷ euro) vào các lĩnh vực giáo dục và nghiên cứu then chốt. Luxembourg Đặt mục tiêu đạt 2,3%-2,6% GDP vào năm 2020. Ba Lan Có khả năng gia tăng. LB Nga Ngân sách 2012 đề ra mức chi tiêu khoa học dân sự cho năm 2013 tăng thêm 10% so với năm trước đó, sự phục hồi lực lượng vũ trang quân đội Nga có nghĩa là sẽ gia tăng NC&PT định hướng quốc phòng. Nam Phi Có kế hoạch gia tăng Thụy Điển Có kế hoạch gia tăng Thổ Nhĩ Kỳ Đặt mục tiêu gia tăng cường độ NC&PT lên 3% vào năm 2023. Mức chi tiêu sẽ vẫn duy trì ở mức hiện tại và gia tăng ở một số lĩnh vực Bỉ Chương trình chính phủ liên bang đã quyết định tín dụng thuế không nằm trong mục tiêu cắt giảm ngân sách trong những năm tới; Ngân sách vùng Flanders dành cho NC&PT sẽ tăng từ 69 triệu USD năm 2012 lên 80,5 triệu USD năm 2013 cũng như năm 2014; Vùng đô thị Brussels có kế hoạch gia tăng 9% đối với năm 2013. Israel Gia tăng ngân sách để cải cách hệ thống giáo dục bậc cao, các hạng mục ngân sách khác không thay đổi. Niu Zilân Bổ sung ngân sách để phát triển các thể chế hỗ trợ đổi mới doanh nghiệp và giải quyết các thách thức khoa học, các lĩnh vực chi tiêu khác không thay đổi. 54 Mức chi tiêu sẽ vẫn duy trì ở mức hiện tại Pháp Khuyến khích đổi mới vẫn là vấn đề ưu tiên cao đối với chính phủ. Anh Ngân sách nghiên cứu khoa học vẫn duy trì và không thay đổi cho đến năm 2014. Mỹ Luật ngân sách quốc gia (Luật kiểm soát ngân sách 2011) yêu cầu không thay đổi trong thập kỷ tới đối với tổng ngân sách hầu hết các hạng mục; tổng đầu tư NC&PT liên bang suy giảm nhẹ từ 147 tỷ USD (2010) xuống 140,8 tỷ USD (2013) (với chi tiêu quốc phòng giảm), nhưng hỗ trợ của chính phủ liên bang cho nghiên cứu cơ bản và ứng dụng có khả năng tăng từ 59 tỷ USD (2008) lên 65 tỷ USD (2013). Mức chi tiêu có khả năng giảm Hy Lạp Thực hiện các nỗ lực sử dụng hiệu quả hơn các nguồn lực, tài trợ cấu trúc của EU là nguồn gia tăng khả dĩ duy nhất trong chi tiêu chính phủ dành cho nghiên cứu. Ailen Đầu tư cho nghiên cứu có khả năng vẫn giữ nguyên do những áp lực thắt chặt ngân sách trong những năm tới, chú trọng đầu tư vào các lĩnh vực có cơ hội hoàn vốn cao hơn về trung hạn. CH Slovak Tác động bất lợi đến hỗ trợ cho đổi mới công do các biện pháp củng cố ngân khố. Slovenia Cắt giảm ngân sách trong năm 2012 và những năm tới sẽ làm giảm GBAORD từ 343,2 triệu USD năm 2011 xuống 326,6 triệu USD năm 2012. Tây Ban Nha Áp dụng các biện pháp kiềm chế thâm hụt công, trong đó có việc cắt giảm 845,1 triệu USD dành cho NC&PT năm 2011 và có khả năng cả năm 2012. Tiến triển chi tiêu không chắc chắn Ôxtrâylia Áp dụng khuyến khích thuế NC&PT phụ thuộc vào cầu và tổng đầu tư doanh nghiệp cho NC&PT khó dự báo. Chương trình nghị sự đổi mới của chính phủ "Powering ideas" 2009-20 nhấn mạnh đến tầm quan trọng của các chương trình nghiên cứu công. Các xu thế gần đây cho thấy sự hỗ trợ cho các chương trình nghiên cứu công đã gia tăng trong khi có phần suy giảm ở các chương trình hỗ trợ trực tiếp cho doanh nghiệp. 55 Canađa Khoa học, công nghệ và đổi mới là đặc điểm nổi bật trong ngân sách liên bang năm 2012, với các cam kết ngân sách tương ứng. Chính phủ cũng sẽ cải tiến và hợp lý hóa chương trình khuyến khích thuế nghiên cứu khoa học và phát triển thử nghiệm, tiền tiết kiệm được định hướng trực tiếp cho các chương trình NC&PT. Các hạng mục ngân sách STI khác được hy vọng vẫn giữ nguyên mặc dù có thể bị tác động bởi nỗ lực cân đối ngân sách của chính phủ. Nguồn: OECD, STI Outlook 2012. Kết luận Khoa học và công nghệ đang trở thành các đặc trưng phổ biến của nhiều nước đang phát triển, khi hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu. Xét theo nhóm, các nước đang phát triển có vẻ như ít chịu ảnh hưởng nặng nề của suy thoái và khủng hoảng tài chính thế giới hơn so với Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản, và nếu có thì cũng phục hồi nhanh hơn. Chính phủ các nước này vẫn vững vàng trong việc lồng ghép KH&CN vào trong các chính sách phát triển của đất nước, để phát triển các nền kinh tế nước mình theo hướng thâm dụng tri thức và công nghệ cao nhằm đảm bảo năng lực cạnh tranh quốc gia. Các chính sách phát triển đó bao gồm đầu tư lâu dài cho giáo dục bậc cao để phát triển nhân lực kỹ năng cao, phát triển cơ sở hạ tầng, hỗ trợ nghiên cứu và phát triển, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài và các công ty đa quốc gia công nghệ tiên tiến, và cuối cùng phát triển năng lực công nghệ cao trong nước. Các hướng phát triển này mở đường cho hợp tác quốc tế rộng lớn về nghiên cứu khoa học và kỹ thuật. Xu hướng này được phản ánh bằng sự gia tăng số lượng các bài báo nghiên cứu đăng tải trên các tạp chí hàng đầu thế giới với các tác giả từ nhiều quốc gia. Các nhà nghiên cứu ngày càng có cơ hội tham khảo công trình nghiên cứu chất lượng cao được thực hiện bên ngoài các khu vực KH&CN truyền thống và các mối liên kết quốc tế càng trở nên sâu sắc hơn nhờ vào sự luân chuyển toàn cầu của các chuyên gia. Các yếu tố cạnh tranh như tìm kiếm tài năng quốc tế, cũng đóng một vai trò. Vốn trước đây chủ yếu chỉ giới hạn ở các nước phương Tây lớn, việc tìm kiếm tài năng quốc tế hiện nay đang được nhiều nước theo đuổi và hiện tượng “chảy máu chất xám” đã phát triển thành các dòng chảy xuyên quốc gia của các chuyên gia trình độ cao. Chính phủ các nước mong muốn phát triển các nền kinh tế hiện đại hơn để làm tăng thêm sự phồn vinh cho nhân dân mình. Họ nỗ lực phát triển môi trường sinh thái đặc biệt và năng lực bản địa đẳng cấp thế giới để trở nên có khả năng cạnh tranh trong đầu tư, phát triển và thương mại quốc tế. 56 Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu bắt đầu từ năm 2008 đã gây ảnh hưởng bất lợi đến đổi mới và NC&PT doanh nghiệp tại tất cả các quốc gia, và cho đến nay vẫn chưa thấy có dấu hiệu tái phân bổ các nguồn lực hướng đến các doanh nghiệp đổi mới hơn. Tác động của cuộc khủng hoảng khác biệt đáng kể giữa các nước, các ngành, các doanh nghiệp và các loại hình đổi mới. Các nước châu Á mới nổi, bao gồm cả Hàn Quốc và Trung Quốc cho thấy vai trò năng động của mình trong hệ thống đổi mới quốc tế. Họ tiếp tục thực hiện tốt hơn các nước phát triển và có khả năng tiếp tục làm được điều đó trong tương lai. Cuộc khủng hoảng thậm chí còn mang lại cơ hội cho các doanh nghiệp công nghệ cao đổi mới, đối với số này các thị trường sẽ tiếp tục mạnh lên. Các xu thế đổi mới toàn cầu trong tương lai vẫn còn không chắc chắn. Các yếu tố quan trọng bao gồm các điều kiện kinh tế vĩ mô, các chính sách hỗ trợ đổi mới công, và khả năng duy trì đổi mới vẫn là một ưu tiên. Việc tránh các tác động lâu dài của cuộc khủng hoảng đối với đổi mới sẽ là một vấn đề ưu tiên cao; điều này đặt ra yêu cầu hạn chế thất nghiệp lao động có kỹ năng về dài hạn và cần có sự hỗ trợ mạnh mẽ của nhà nước cho đổi mới. Cuối cùng, nhiều nước đã thực hiện các chính sách đổi mới phản ứng trước cuộc khủng hoảng. Các phản ứng liên quan đến đổi mới chủ yếu chú trọng vào đầu tư cơ sở hạ tầng cho đổi mới và cung cấp các nguồn lực tài chính cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên, các áp lực ngân sách tại nhiều nước đã dẫn đến một cuộc khủng hoảng nợ công và có khả năng sẽ gây áp lực đối với sự hỗ trợ công cho đổi mới. Biên soạn: Đặng Bảo Hà Nguyễn Phương Dung TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. OECD, Directorate for Science, Technology and Industry: OECD Science, Technology and Industry Outlook. 10/2012. 2. The U.S. National Science Foundation: Science and Engineering Indicators 2012. NSB 12-01. Arlington, 1/2012.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftai_lieu_nhung_xu_huong_chinh_ve_khoa_hoc_va_cong_nghe_toan.pdf
Tài liệu liên quan