Có tác giả đề xuất liều 50-100μg/
tĩnh mạch/hàng ngày. Phối hợp liều
Hydrocortisone 100mg/ mỗi 6-8 giờ nhằm
chống stress ở một số bệnh nhân suy giáp
và suy vỏ thượng thận thường đi kèm và
chính liệu pháp hormone giáp liều cao làm
khởi phát suy thượng thận cấp.
Bệnh nhân có cơn đau thắt ngực không ổn
định và suy giáp thường rất khó khăn điều trị
do nguy cơ bộc phát nặng cơn đau thắt ngực.
Liều rất thấp hormone giáp được sử dụng
và các liều tăng dần phải chậm và kéo dài hơn
so với bình thường. Một số các trường hợp
cần thiết phải nong động mạch vành hoặc mổDIỄN ĐÀN
Tạp chí
Số 10 - tháng 12/2013 Nội khoa Việt Nam 61
bắc cầu được đặt ra sau đó nếu sự tái lập
tuần hoàn vành hoàn tất, liệu pháp hormone
giáp thay thế có thể thực hiện với liều lượng
bình thường.
Chụp mạch vành chọn lọc ghi nhận hẹp
động mạch vành rất nặng ở những bệnh nhân
này và can thiệp ngoại khoa có thể thực hiện
thành công qua sự tái tạo mạch với liều thấp
hormone giáp. Sử dụng đủ liều hormone thay
thế sau mổ sẽ an toàn mà không sợ cơn đau
thắt ngực tái phát.
Nong mạch vành và phẫu thuật bắc cầu
nối có thể thực hiện an toàn ở bệnh nhân suy
giáp mà không gia tăng tỉ lệ tử vong đáng kể.
Quá trình gây mê liều lượng thuốc cần xem
xét do giảm thanh thải chuyển hóa của thuốc
làm bệnh nhân suy giáp nhạy cảm hơn đối với
các thuốc gây mê. Cũng cần lưu ý liều cao
Levothyroxine gây loãng xương, khởi phát
cơn đau thắt ngực, gia tăng khối cơ thất trái
và gia tăng tần suất loạn nhịp tim. Vì vậy theo
dõi nồng độ T4 và nhất là TSH để kiểm soát
liều thuốc và kiểm tra điện tim và siêu âm tim
để phát hiện bất thường tim.
10 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 14 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tài liệu Tim và suy giáp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DIỄN ĐÀN
Tạp chí
Nội khoa Việt Nam Số 10 - tháng 12/201352
TIM VÀ SUY GIÁP
Nguyễn Hải Thủy*, Nguyễn Anh Vũ*
* Trường Đại Học Y Dược Huế
TÓM TẮT
Suy giáp là biểu hiện bệnh lý trong đó tuyến giáp giảm khả năng về tổng hợp và tiết
hormone giáp (T3 và T4) hoặc cơ quan đích đề kháng tác dụng của hormone giáp. Bệnh
nhân suy giáp thường có các biểu hiện rối loạn huyết động với cung lượng tim thấp, thể tích
tống máu giảm, thể tích trong lòng mạch giảm, tăng sức cản mạch máu, tăng thời gian tuần
hoàn và kéo dài thời gian giãn đồng thể tích. Hình thái tim có thể lớn tuy nhiên giảm vận
động. Suy giáp tiền lâm sàng giảm chức năng tâm trương là do giảm hoạt tính của enzyme
ATPase calci ở hệ võng trạng bào tương (trực tiếp).
I. TÁC DỤNG HORNONE GIÁP
Thyroxine (T4) và Tri-iodothyronine (T3) là
2 hormone do tuyến giáp tổng hợp có tác dụng
sinh học. Nhiều nghiên cứu thống nhất T4 là
tiền hormone giáp và T3 là chất trung gian sau
cùng do sự hiện diện chủ yếu của thụ thể T3 ở
trong nhân tế bào mà không phải là T4.
1. Tác dụng qua trung gian nhân tế bào
của hormone giáp
Nhiều nghiên cứu ghi nhận phần lớn tác
dụng hormone giáp qua trung gian sự thay đổi
trình bày các gene đáp ứng. Tiến trình này bắt
đầu bằng sự xuyên màng tế bào của T4 và
T3 vì chúng có thể hòa tan trong mỡ. Trong
bào tương T4 biến thành T3 nhờ enzyme 5’
monodeiodinase, nồng độ hormone giáp thay
đổi từ tổ chức này sang tổ chức khác trực tiếp
liên quan đến đáp ứng tổ chức của hormone
giáp. T3 lưu hành xuyên qua màng nhân rồi
liên kết thụ thể hormone giáp đặc hiệu (THRs)
nằm ở tổ chức nhiễm sắc. Thụ thể này là
một trong những dòng họ thụ thể nhân của
các protein bao gồm các thụ thể của steroid,
vitamin D và retinoic acid. Có ít nhất là 2 gen
thụ thể hormone giáp. Một định vị ở NST 17
và một NST 3. Ưu thế thụ thể hormone giáp
tại tim là loại alpha-1 ngược lại tại tuyến yên
và gan là đồng dạng beta (beta isoform).
Ngoài ra có nhiều đồng dạng khác cũng được
ghi nhận nhưng chức năng của chúng chưa
rõ. Thụ thể hormone giáp định vị trong nhân tế
bào, sau khi liên kết với T3 và các yếu tố sao
chép protein khác, phức hợp liên kết với yếu
tố đáp ứng giáp (thyroid response elements)
định vị trên vùng xúc tiến các gen đặc hiệu.
Tác dụng hormone giáp trên sự tổng hợp
của các protein đặc hiệu có thể trực tiếp hay
gián tiếp. Tác dụng gián tiếp bao gồm thay đổi
trong sự sản xuất yếu tố trung gian cần thiết
cho chức năng hoặc hoạt động của nhiều
protein đích xa. Hormone giáp các tác dụng
cộng hưởng ( +) hoặc ức chế (-) trong sự điều
hòa sao chép gen.
(1) Tác dụng cộng hưởng (+) đã được ghi
nhận bao gồm các gen sau:
DIỄN ĐÀN
Tạp chí
Số 10 - tháng 12/2013 Nội khoa Việt Nam 53
Chuỗi nặng myosin alpha.
Enzyme Ca++-ATPase.
Enzyme Na+-K+ ATApase.
Thụ thể beta 1.
Chất vận chuyển glucose loại 4 (GLUT4).
Troponin của tim.
Protein lợi niệu nhĩ.
(2) Tác dụng ức chế (-) bao gồm:
Chuỗi nặng myosin beta.
Chất vận chuyển glucose loại 1 (GLUT1).
2. Các tác dụng ngoài nhân tế bào của
hormone giáp
T3 tăng thu nhận glucose và calci ở tế bào cơ
tim, mặc dù một vài tác dụng này liên quan các
hiện tượng ở nhân tế bào. Một số nghiên cứu
ghi nhận hormone giáp cũng có tác dụng trên
màng tế bào, gồm khởi đầu nhanh (thu nhận
calcium, tác dụng tối đa đạt được trong vòng
30 giây), không phụ thuộc vào tổng hợp protein
mới và tính đặc hiệu của hormone giáp trong đó
các dẫn chất hormone không có tác dụng sinh
học không tạo ra các thay đổi tương tự.
Tóm lại, tác dụng hormone giáp tại nhân
và ngoài nhân tế bào trên tim đưa đến sự thay
đổi trong tỉ lệ của chuỗi nặng protein beta và
alpha, như vậy gia tăng nồng độ isoenzyme
myosin V1 và giảm myosin V3, đưa đến sự
gia tăng vận tốc co cơ và dãn tâm trương,
đồng thời gia tăng sao chép các gen của
enzyme calcium ATPase.
Tác dụng ngoài nhân bao gồm tác dụng trực
tiếp của hormone giáp trên sự thay đổi calcium
lưu hành và thay đổi calcium bào tương gây ra
bởi các yếu tố gây co bóp như chất isoproterenol
và nồng độ calcium ngoại bào.
Hormone giáp cũng làm gia tăng tiêu thụ
ATP, tuy nhiên ít năng lực hóa học được sử
dụng trong quá trình co bóp và nhiều năng
lượng bị phân tán bởi nhiệt, làm cho chuyển
hóa cơ tim ít hiệu quả.
3. Liên quan hormone giáp và hệ thần kinh
giao cảm
Trong khi tác dụng hormone giáp lên tim
phức tạp và đa dạng, một vài trong các tác
dụng này là gián tiếp thông qua các thay đổi
thứ phát trong các tác động của hệ thống thần
kinh giao cảm. Một vài tác dụng trên tim mạch
của cường giáp như nhịp tim nhanh, tăng
huyết áp tâm thu, tăng cung lượng tim và tăng
co bóp cơ tim có thể bị hủy hoặc bị giảm do
sự ức chế hoạt động của hệ thần kinh giao
cảm. Điều này có thể do hormone giáp làm rối
loạn sự liên quan giữa hệ thần kinh giao cảm
và hệ tim mạch, hoặc do gia tăng hoạt động
hệ giao cảm hoặc thúc đẩy đáp ứng của tổ
chức cơ tim đối với kích thích giao cảm bình
thường. Cũng có thể là kích thích giao cảm
ảnh hưởng trực tiếp trên chức năng tim mạch
được tạo ra do hormone giáp. Thêm vào đó
cũng có những minh chứng rằng cường giáp
giảm nhạy cảm của tổ chức cơ tim với kích
thích giao cảm.
Do đó kết quả thực nghiệm trên sự liên
quan giữa hệ thần kinh giao cảm thượng thận
(sympathoadrenal system) và cường giáp đã
gây ra nhiều tranh luận.
Ba lĩnh vực đã được nghiên cứu có hệ
thống: Tác dụng hormone giáp trên lưu lượng
adrenergic (adrenergic output), trên thụ thể
adrenergic và tác dụng hormone giáp trên
cơ chế dẫn truyền (transduction) adrenergic.
Nồng độ trong huyết tương và nước tiểu của
norepinephrine, epinephrine, dopamine và beta-
hydroxylase thấp và bình thường trong cường
giáp và bình thường hoặc tăng trong suy giáp.
Các dữ kiện này ghi nhận biểu tượng kích
thích giao cảm của cường giáp không thể do
sự tăng quá mức hoạt động giao cảm nhưng
có thể là do thay đổi ái lực của catecholamne
đối với thụ thể của chúng hoặc là do biến đổi
cơ chế hậu thụ thể.
DIỄN ĐÀN
Tạp chí
Nội khoa Việt Nam Số 10 - tháng 12/201354
Các thay đổi như thế trước đó rất khó để
thông báo, đầu tiên hormone giáp có vẻ là có
nhiều tác dụng trên các thụ thể adrenergic
trên các tổ chức khác nhau, ví dụ tác dụng
hormone giáp lên gan chuột khác với tim
chuột. Hormone giáp làm giảm lượng số
lượng beta-adrenergic ở gan chuột và động
vật suy giáp cho thấy có sự gia tăng các thụ
thể này. Ngược lại, trên tim chuột, cơ quan
được nghiên cứu nhiều khi dùng hormone
giáp gây ra sự gia tăng số lượng thụ thể và
ái lực của chúng với chất liên kết trong khi
suy giáp có tác dụng ngược trở lại. Sau cùng
Hormone giáp làm gia tăng nồng độ mRNA
cho thụ thể beta 1-adrenergic.
Các sự thay đổi về số lượng thụ thể và
ái lực đưa đến các thay đổi thích hợp trong
sự nhạy cảm của cơ tim đối với chất đồng
vận thụ thể beta. Ví dụ kích thích hoạt hóa
adenyl cyclase bằng isoproterenol được gia
tăng trong cường giáp và giảm trong suy giáp.
Sau cùng có sự thay đổi lực co cơ với sự gia
tăng nhạy cảm của cơ thất đối với tác dụng
co cơ do isoproterenol trong chứng cường
giáp và giảm đi trong suy giáp. Tác dụng này
đặc hiệu và điều đó cho thấy bằng sự thay đổi
không ảnh hưởng đến sự co cơ kích thích bởi
calcium ở động vật suy giáp, các tác động này
cũng ghi nhận ở chó trong đó giảm tần số tim
do propranolol và co cơ tim đều lớn hơn so
với con vật bình giáp.
Guarnieri ghi nhận chuột cường giáp có
sự thúc đẩy hoạt hóa protein kinase và đáp
ứng co cơ sau khi điều trị đồng vận thụ thể
beta adrenergic liều ngưỡng. Tuy nhiên trong
một nghiên cứu khác về chó cường giáp
không tìm thấy có sự biến đổi về sự nhạy
cảm đáp ứng co cơ đối với isoproterenol và
norepinephrine. Các yếu tố lưu hành trong
máu cũng cung cấp các minh chứng để chấp
nhận rằng hormone giáp điều hòa trên (up
regulate) thụ thể beta. Khi bệnh nhân quen
dùng để kiểm soát, cả số lượng của thụ thể
beta và sự nhạy cảm của adenyl cyclase đối
với kích thích isoproterenol trên tế bào đơn
nhân được gia tăng do hormone giáp. Ngoài
ra hồng cầu lưới của động vật suy giáp ghi
nhận số lượng thụ thể bị giảm.
Các minh chứng chứng tỏ tác dụng thêm
vào của hormone giáp trong sự biến đổi
cơ chế dẫn truyền qua trung gian tác dụng
adrenergic thì chưa rõ. Trong môi trường cấy
sự phát triển tế bào co tim chuột, sự thêm
vào T3 gia tăng nồng độ Gsa protein trong lúc
giảm Gia và tiểu đơn vị b của các G protein.
Kết quả trên cho thấy hormone giáp làm gia
tăng các tiểu đơn vị G protein nhằm hoạt hóa
adenyl cyclase và ức chế G protein ức chế
nó. Tuy nhiên Levin không cung cấp tác dụng
hormone giáp trên các tiểu đơn vị của Gsa sử
dụng tâm thất chuột trưởng thành, mặc dù tác
dụng ức chế của hormone giáp trên protein
Ga 2 và 3, các protein Gb 1 và 2, polypeptide
và nồng độ mRNA đã được xác định. Các tác
dụng tương tự cũng được ghi nhận tại tổ chức
mỡ có lẽ giải thích giảm đáp ứng thoái biến
mỡ đối với catecholamine trong suy giáp. Vì
thế hormone giáp có tương tác phức tạp với
hệ thống thần kinh giao cảm. Cường giáp gia
tăng số lượng, tiềm năng về ái lực, thụ thể
beta và cũng như sự thay đổi G protein nội
bào cũng như thúc đẩy tiềm năng dẫn truyền
của các đồng vận liên kết thụ thể beta.
4. Tác dụng hormone giáp lên tim
Có nhiều minh chứng xác định hormone
giáp có thể làm biến đổi chức năng tim một
cách trực tiếp như nói ở trên. Thêm vào đó gia
tăng tần số tim và sự co cơ tim quan sát trên
cường giáp thực nghiệm đã không hoàn toàn
đảo ngược bởi ức chế giao cảm và phó giao
cảm. Sau cùng hormone giáp thúc đẩy tốc độ
DIỄN ĐÀN
Tạp chí
Số 10 - tháng 12/2013 Nội khoa Việt Nam 55
co cơ tim ngay cả khi hiện diện ức chế giao
cảm. Nghiên cứu cô lập cơ nhú thất phải của
chuột cường giáp ghi nhận có sự gia tăng co
cơ tim, phản ánh chuyển hướng tăng lên vòng
cung vận tốc lực cơ tim (myocardial force
velocity curve) với sự gia tăng vận tốc của rút
ngắn sợi cơ tim, rút ngắn thời gian của pic áp
lực trong kỳ co cơ đẳng tích và tăng phát triển
pic áp lực. Chỉ riêng cô lập cơ thất của chuột
cường giáp biểu lộ sự gia tăng đáng kể tốc độ
kéo (twich velocity) và rút ngắn cả thời gian
cần cho sự co và dãn.
Hình 1. Sơ đồ vị trí tác dụng của T3
(Triiodothyronine) trên cơ tim
Trích từ Irwin Klein and Kaie Ojamaa (2001).
Thyroid hormone and the cardiovascular System.
The New England Journal of Medicine,
Vol 344, No 7, Feb.15.2001:501-509).
Giảm nồng độ catecholamine ban đầu do
điều trị ở chuột bị cường giáp với reserpine
đã không biến đổi tác dụng co cơ của cường
giáp, minh chứng về tác dụng trực tiếp tim. Giả
thuyết này đã được tiến hành trên động vật
còn ý thức nguyên vẹn. Các kết quả cho thấy
phần lớn tác dụng của T4 trên thất trái bao
gồm: (1) tác dụng co bóp trực tiếp hiệu quả
và (2) một sự gia tăng kích thước của khoang
thất mà không thay đổi áp lực cuối tâm trương
hoặc chiều dài của đốt cơ (sarcomere) trong
kỳ tâm trương, mặc dù suy giáp không nhất
thiết rối loạn chức năng bơm (pump function).
Các dữ liệu phù hợp đã đề xuất là tác
dụng trực tiếp của hormone giáp lên tim ban
đầu qua trung gian bởi sự thay đổi tổng hợp
protein. Đặc biệt có sự thay đổi trong sự
tổng hợp các chuỗi nặng myosin từ dạng b
thành dạng a, do đó gia tăng nhiều myosin
isoenzyme di động (V1), với sự giảm nồng
độ mRNA cho chuỗi nặng myosin beta, chất
đồng dạng myosin chậm V3 cũng bị giảm.
Goto và cộng sự ghi nhận trong tim thỏ bị
cường giáp có sự gia tăng đồng dạng myosin
tỉ V1/V3 phối hợp với giảm co cơ hiệu quả và
gia tăng năng lượng chi phí cho chỗ nối kích
thích-co cơ (excitation-contraction coupling).
Sự thay đổi này tạo ra hệ thống ít hiệu quả, vì
thế đưa đến sản xuất nhiệt lượng nhiều hơn
so với đáp ứng co cơ.
Tác dụng hormone giáp trên co cơ tim
cũng qua trung gian một phần bởi các thay
đổi trong trình bày calcium nội bào. Hormone
giáp làm gia tăng sự trình diện enzyme Na/K-
ATPase, chất làm tăng luồng vào của calcium
qua màng bao cơ (transsarcolemmal) trong tế
bào cơ thất nuôi cấy. Ở cơ thất chồn sương
(ferret ventricular muscle) suy giáp giảm đỉnh
cao áp lực và kéo dài thời gian co cơ trong
sự phối hợp với các thay đổi calci bào tương
mà đã bị giảm và kéo dài liên quan cơ thất
đạt được từ các động vật bình giáp. Cường
giáp gây tác dụng đối nghịch.Vì vậy biến đổi
trình bày calcium nội bào, đặc biệt liên quan
sự quay vòng của calcium bởi mô lưới lưới
(sarcoplasmic reticulum), có thể giải thích
về các thay đổi do hormone giáp trên chức
DIỄN ĐÀN
Tạp chí
Nội khoa Việt Nam Số 10 - tháng 12/201356
năng co cơ tim. Sau cùng các tác dụng của
hormone giáp trên isoenzyme myosin ban
đầu có lẽ định vị ở cơ tâm thất, với isoenzyme
tâm nhĩ tương đối không biến đổi bởi sự
thay đổi trong hormone giáp. Vì thế trong khi
hormone giáp bản thân có tác dụng trực tiếp
trên sự biến đổi tổng hợp protein, các sự thay
đổi công tim cũng có thể góp thành.
Nhịp tim nhanh quan sát ở cường giáp có
vẻ do sự kết hợp của gia tăng tốc độ khử cực
tâm trương và giảm thời gian của tiềm năng
tác dụng trên các tế bào nút xoang. Thiên
hướng của tạo ra rung nhĩ có thể do thời kỳ
trơ rút ngắn của tế bào tâm nhĩ. Hormone
giáp tác động trên tim được biểu hiện qua
sự gia tăng tần số, cung lượng tim, phì đại
tâm thất và gia tăng co bóp cơ tim. Đây là
hậu quả một phần gián tiếp của sự làm gia
tăng chuyển hóa tổ chức làm gia tăng sử
dụng oxy nhanh hơn bình thường và tăng các
sản phẩm chuyển hóa từ tổ chức, một phần
khác liên quan đến sự tổng hợp protein. Ảnh
hưởng của hiện tượng trên gây giãn mạch
phần lớn các tổ chức của cơ thể, làm gia tăng
lưu lượng tim. Tốc độ của dòng máu ở da gia
tăng do tăng thải nhiệt. Do gia tăng lưu lượng
tim, cung lượng tim cũng gia tăng, có thể tăng
trên 60% trong cường giáp và giảm dưới 50%
khi suy giáp.
4.1. Trên tần số tim
T3 làm gia tăng nồng độ thụ thể beta
adrenergic và nồng độ của protein G. Vì thế
hormon giáp có các tác dụng co cơ tim và
tăng nhịp tim, làm tăng cung lượng và nhịp tim
trong cường giáp và tác dụng ngược lại trong
suy giáp. So với người bình thường người ta
ghi nhận cùng một nồng độ catecholamine
nhưng nhạy cảm của cơ tim ở bệnh nhân
cường giáp được gia tăng hơn. Nhiều nghiên
cứu ghi nhận hormon giáp gia tăng kích thích
nút xoang nhĩ và làm giảm ngưỡng điện học
kích thích nhĩ, phần nào giải thích rung nhĩ
trên bệnh nhân cường giáp.
4.2. Trên sự co bóp cơ tim
Người ta ghi nhận tác dụng của hormone
giáp không dừng lại ở sự gia tăng số lượng
thụ thể mà còn có sự gia tăng ái lực của các
thụ thể này với chất đồng vận. Hormone giáp
tác động trên sự liên kết thụ thể với adenyl
cyclase bằng cách thay đổi tỉ lệ tiểu đơn vị Gs
và Gi. Vì thế thiếu hormon giáp sẽ làm giảm
số lượng thụ thể và nhưng ảnh hưởng trên sự
liên kết với adenyl cyclase ít rõ hơn.
Nghiên cứu tác dụng của hormone giáp
trên sự tổng hợp các protein trong tế bào
cơ tim ghi nhận trong số 421 RNA phát hiện,
các hormone giáp liên quan kiểm soát dương
(kích thích) trên 9 RNA và kiểm soát âm (ức
chế) 4 trong số đó. Trong số protein liên quan
đến thành phần myosine có một cách thức
rất đặc biệt. Nhiều thay đổi myosine qua thực
nghiệm cho thấy. Các thay đổi này được kể
đến V1, V2 và V3. Thành phần V1 được tạo
bởi 2 chuỗi myosine nặng loại alpha, V3 gồm
2 chuỗi nặng loại beta trong khi đó V2 gồm
chuổi alpha và beta.
Chuỗi alpha và beta được đánh dấu bởi
các gen khác nhau, kiểm soát bởi T3. Chất
T3 kích thích sự trình bày các chuỗi alpha và
ức chế trình bày các chuỗi beta. Do đó nó chỉ
tác động hoạt hóa ATP của chuỗi alpha và V1
quan trọng hơn so với V2 và V3. Vì thế tạo
cho hormone giáp tác động trực tiếp tại tim,
nhất là số lượng thụ thể nhân của T3 hiện
diện trong tế bào cơ tim.
T3 kích thích sao chép chuỗi nặng alpha
myosin và ức chế chuỗi nặng beta myosin,
cải thiện sự co cơ tim. T3 cũng tăng sao chép
Ca+ ATPase trong hệ võng nội mô, tăng co
tâm trương của tim, ảnh hưởng đến các gen
Na+, K+, ATPase. Sự gia tăng hoạt hóa các
enzym do tác dụng của hormon giáp làm tăng
DIỄN ĐÀN
Tạp chí
Số 10 - tháng 12/2013 Nội khoa Việt Nam 57
co bóp tim khi hormon giáp bài tiết số lượng ít,
biểu hiện giống như trong trường hợp sốt nhẹ
hoặc lao động. Nhưng khi gia tăng đáng kể
nồng độ hormon giáp co bóp cơ tim bị ức chế
do thoái biến protein quá mức. Một vài trường
hợp nhiễm độc giáp nặng bệnh nhân tử vong
do suy tim mất bù thứ phát của suy cơ tim và
quá tải tim do tăng cung lượng.
4.3. Trên lưu lượng máu
Hormon giáp gây tăng lưu lượng máu ở
da, cơ vân, mạch vành, nhưng tại thận, não
và gan lưu lượng máu tăng không đáng kể.
Sự gia tăng thể tích máu toàn phần làm gia
tăng tiền gánh, ngược lại giảm đề kháng hệ
thống mạch máu làm giảm hậu gánh.
4.4. Trên áp lực động mạch
Áp lực trung bình ít thay đổi, tuy nhiên do
gia tăng thể tích tim bóp với mỗi chu chuyển
tim và tăng lưu lượng máu đến tổ chức giữa
2 chu chuyển tim, áp lực mạch gia tăng kèm
tăng huyết áp tâm thu 10-15 mmHg và giảm
huyết áp tâm trương.
4.5. Trên hệ thần kinh giao cảm tại tim
Tính chất tương tự của biểu hiện tim
mạch giữa nhiễm độc giáp và quá mức chất
catecholamine và sự hiệu quả của thuốc ức
chế bêta trong nhiễm độc giáp đã đưa đến
kết luận tình trạng nhiễm độc giáp một phần
qua trung gian tác dụng của catecholamine
nội sinh. Tỉ lệ tiết, nồng độ huyết tương và
chuyển hóa catecholamine của bệnh nhân
cường giáp không khác so với người không
cường giáp, điều này giải thích sự gia tăng
tiềm năng tác dụng đối với catecholamine của
hormone giáp. Thật vậy hormon giáp làm gia
tăng số lượng thụ thể beta adrenergic ở một
vài tổ chức như cơ tim, cơ vân, tổ chức mỡ và
tế bào lympho, đồng thời cũng làm giảm thụ
thể alpha adrenergic ở cơ tim. Làm khuếch
đại tác dụng catecholamine ở vị trí hậu thụ
thể. Vì thế nhạy cảm đối với catecholamine
tăng lên một cách đáng kể trong cường giáp
và sử dụng thuốc ức chế beta có thể kiểm
soát nhịp tim nhanh và loạn nhịp.
II. BIỂU HIỆN TIM MẠCH TRONG SUY GIÁP
1. Lâm sàng
Các biểu hiện tim mạch ở bệnh nhân
suy giáp thường đối nghịch với bệnh nhân
cường giáp. Có một sự giảm cung lượng
tim do giảm thể tích tống máu và tần số tim,
phản ảnh sự mất đi tác dụng co bóp cơ tim
và dẫn truyền của hormone giáp. Có sự gia
tăng tỉ lệ tăng huyết áp ở bệnh nhân suy giáp
cũng được ghi nhận mặc dù không suy giáp
nặng. Trong một nghiên cứu 477 bệnh nhân
suy giáp, có 15% bệnh nhân có huyết áp
tăng trên 160/95mmHg so với 5,5% người
cùng tuổi không suy giáp. Khi điều trị thay
thế hormone huyết áp giảm xuống hằng định
ở bệnh nhân tăng huyết áp này. Trong một
nghiên cứu 688 bệnh nhân THA, suy giáp
ghi nhận ở 25 bệnh nhân (3,5%). Trong 1/3
nhóm bệnh nhân này, khi điều trị suy giáp
huyết áp lại giảm xuống trong giới hạn bình
thường. Vì vậy những bệnh nhân suy giáp
mức độ nhẹ đến trung bình có khả năng gây
THA đặc biệt huyết áp tâm trương, ngược lại
những bệnh nhân suy giáp nặng thì huyết áp
bình thường hoặc hơi thấp.
Suy tim sung huyết hiếm xảy ra trong suy
giáp vì giảm cung lượng tim và do giảm nhu
cầu chuyển hóa. Nhu cầu tiêu thụ oxy của cơ
tim hình như bị giảm dưới mức bình thường
do giảm công tim. Đề kháng hệ thống mạch
máu lại gia tăng và thể tích huyết tương lại
giảm, gây ra kéo dài thời gian tuần hoàn và
giảm lưu lượng máu đến ngoại biên.
Trong phần lớn tổ chức có sự giảm tưới
máu trong tổ chức thường đi kèm bởi giảm tiêu
thụ oxy. Vì vậy sự khác biệt oxy giữa động-tĩnh
mạch vẫn bình thường. Rối loạn huyết động
DIỄN ĐÀN
Tạp chí
Nội khoa Việt Nam Số 10 - tháng 12/201358
giống như rối loạn huyết động suy tim sung
huyết ngoại trừ áp lực động mạch phổi và thất
phải vẫn còn bình thường. Thêm vào đó cung
lượng tim và sự đề kháng hệ thống mạch máu
đáp ứng với gắng sức có vẻ bình thường trừ
khi suy tim do nguyên nhân khác.
Suy giáp thường tiến triển một thời gian
nhiều tháng trước khi xảy ra các biểu hiện
tim mạch. Bệnh nhân suy giáp thường than
phiền khó thở khi gắng sức, giảm khả năng
gắng sức và dễ mệt. Khi suy giáp nặng suy
tim sung huyết, tràn dịch màng tim và màng
phổi chiếm ưu thế. Bệnh suy tim do suy giáp
(myxedematous heart failure) có thể phân
biệt với các nguyên nhân khác trong đó đáp
ứng với gắng sức với sự gia tăng tần số tim,
cải thiện với liệu pháp hormone giáp, nhưng
kém hiệu quả với thuốc lợi tiểu và digitalis,
có thể gây phù phổi mặc dù hiếm và biểu
hiện thành phần hàm lượng protein cao chứa
trong tràn dịch.
Nhờ phát hiện sớm và điều trị suy giáp vì
vậy trên bệnh nhân suy giáp hiện nay các dấu
kinh điển như tim lớn, tim giãn, nhịp tim chậm,
mạch bắt yếu, hạ huyết áp, tiếng tim mờ, điện
thế tim thấp, phù mặt và ngoại biên không có
dấu ấn, suy tim, báng, khó thở khi nằm, khó
thở kịch phát cũng ít gặp hơn. Tuy nhiên triệu
chứng khó thở gắng sức và dễ mệt là than
phiền nhiều nhất.
Suy giáp thường kết hợp với gia tăng tính
thấm thành mạch và sau đó để thoát protein
và khoảng tổ chức kẽ gây tràn dịch màng
ngoài tim mà trên lâm sàng thường gặp xảy
ra khoảng 1/3 bệnh nhân. Trường hợp tràn
dịch màng ngoài tim cấp hiếm gặp hơn. Siêu
âm tim là phương pháp tốt nhất giúp xác minh
chẩn đoán. Tràn dịch này thường biến mất
sau liệu pháp hormone giáp thay thế. Suy
giáp kèm choáng tim cũng có ghi nhận và
cũng đáp ứng sau điều trị thay thế.
Tim ở bệnh nhân suy giáp thường tái, nhão
và giãn to. Thăm dò tổ chức học bộc lộ sợi cơ
tim phồng lên, mất khía và xơ hóa tổ chức kẽ.
Tim của bệnh nhân suy giáp thường bị
giảm cung lượng tim, thể tích tống máu và
thể tích máu và huyết tương. Áp lực làm đầy
thất phải và trái thường trong giới hạn bình
thường trừ khi có tràn dịch màng ngoài tim.
Có sự tái phân bố lượng máu với sự giảm nhẹ
lượng máu đến não và thận và giảm đáng kể
lưu lượng máu đến da. Thời gian giãn đồng
thể tích thất kéo dài và trở lại bình thường khi
điều trị thay thế hormone.
Sự tác động của suy giáp trên chức năng
tim có thể xảy ra nhanh sau khi tiến hành
điều trị K giáp. Hai tuần sau khi ngưng điều trị
thuốc hormone giáp đường kính thất trái cuối
tâm trương và vận tốc đỉnh của giai đoạn làm
đầy tâm trương sớm (sóng Ve) và tần số tim
đều bị giảm. Nhưng không thấy thay đổi huyết
áp tâm thu và tâm trương.
Thực nghiệm cô lập cơ tim mèo bị suy giáp
ghi nhận cơ tim giảm co bóp với đặc trưng
bằng giảm biểu đồ vận tốc lực cơ tim, giảm tỉ
lệ áp lực và kéo dài tình trạng đáp ứng co bóp.
Có một số ít bằng chứng suy tim sung huyết
thường gặp trong suy giáp hoặc xảy ra trong
khi bệnh nhân không có bệnh lý tim mạch
khác. Giả thuyết ức chế co bóp cơ tim vừa đủ
để duy trì giảm công tim trong suy giáp.
Tuy nhiên khó phân biệt triệu chứng suy
tim và suy giáp. Khó thở, phù, tràn dịch, tim to,
sóng T biến đổi đều gặp ở cả 2 trường hợp.
Suy tim trái, tăng áp động mạch phổi khi gắng
sức, cung lượng tim không nâng lên đủ bình
thường và nghiệm pháp valsalva đáp ứng
bình thường, ngược lại có sự đối nghịch trong
suy giáp. Vì vậy các thay đổi huyết động trong
suy giáp cải thiện sau liệu pháp hormone giáp.
Nồng độ catecholamine tim không giảm
trong suy giáp, sự nhạy cảm của hoạt động cơ
học của tim đối với kích thích thần kinh giao
cảm cũng như đáp ứng của enzyme adenyl
DIỄN ĐÀN
Tạp chí
Số 10 - tháng 12/2013 Nội khoa Việt Nam 59
cyclase tim đối với norepinephrine đều không
bị giảm trong suy giáp. Tuy nhiên có một sự
giảm số lượng toàn thể thụ thể beta ở cơ tim.
Co bóp kích thích bởi isoproterenol và tích lũy
AMP vòng đều bị giảm ở tim chuột bị suy giáp.
Trong thực nghiệm suy giáp, calcium trong
thành phần hệ liên võng cơ tim bị cô lập bị giảm
giải thích tình trạng tổn thương sự co bóp.
2. Thăm dò tim trong suy giáp
2.1. Điện tim
Điện tim trong suy giáp thay đổi bao gồm
nhịp chậm xoang, đoạn PR và QT bị kéo dài,
điện thế thấp, biên độ sóng P thấp và sóng
T dẹt hay đảo ngược. Dẫn truyền nhĩ thất và
trong thất bị chậm có tỉ lệ gấp 3 lần so với
người bình thường. Có thể sự giảm thân nhiệt
trong suy giáp góp phần vào rối loạn nhịp thất
vào lại. Tỉ lệ rối loạn dẫn truyền nhĩ thất và
trong thất ở nhóm suy giáp cao gấp 3 lần so
với người bình thường, bloc nhánh phải hoàn
toàn hoặc không hoàn toàn cũng được ghi
nhận và bất thường cơ tim nguyên phát đã đề
xuất bệnh cơ tim suy giáp. Ngoài các thay đổi
điện tim thường kết hợp dấu tràn dịch màng
ngoài tim.
2.2. Siêu âm tim
Trên đối tượng suy giáp tiền lâm sàng,
mặc dầu chức năng tâm thu không có biến
động rõ qua các thông số siêu âm Doppler tim
và có khác nhau tùy theo kết quả nghiên cứu.
Copper ghi nhận các thời khoảng tâm thu
kéo dài, trong khi Tseng lại thấy thời gian tiền
tống máu, thương số huyết động cũng như
thời gian co đồng thể tích bình thường.
Khoảng thời gian tâm thu bị rối loạn, giai
đoạn tiền tống máu bị kéo dài và tỉ lệ giữa
thời gian tiền tống máu và và thời gian tống
máu thất trái gia tăng. Tràn dịch màng ngoài
tim chiếm tỉ lệ 30% bệnh nhân suy giáp. Tràn
dịch màng ngoài tim cấp tương đối hiếm vì tốc
độ tích lũy dịch ở màng tim chậm, không làm
tăng áp lực màng ngoài tim quá mức.
Trên siêu âm tim ghi nhận có sự giảm vận
tốc của co ngắn (velocity of shortening) mặc
dù sự co ngắn toàn phần (total shortening)
bình thường. Nhiều nghiên cứu ghi nhận
phì đại vách không cân xứng và tắc nghẽn
đường ra của thất trái (obstruction of the left
ventricular outfl ow tract) ở phần lớn bệnh
nhân. Các dấu hiệu trên biến mất khi dùng
hormone giáp.
Bernadette Biondi nghiên cứu đối tượng
suy giáp tiền lâm sàng thấy có giảm chức
năng tâm trương với kéo dài IVRT, tăng biên
độ sóng A và giảm biên độ sóng E dòng chảy
qua van hai lá. Các thông số này hồi phục
trở về bình thường sau 6 tháng điều trị với
Levothyroxine.
3. Xơ vữa động mạch và suy giáp
Nhiều nghiên cứu ghi nhận ở bệnh nhân
suy giáp có sự gia tăng xơ vữa động mạch
nhiều động mạch (động mạch não, động
mạch vành, động mạch chủ bụng và 2 chi
dưới...) do rối loạn lipid máu trên những
bệnh nhân này. Vì vậy tăng cholesterol và
tăng triglyceride thường phối hợp trên bệnh
lý động mạch mạch vành tiên phát được tìm
thấy ở bệnh nhân suy giáp. Ngoài ra sau khi
điều trị suy giáp rối loạn lipid máu được kiểm
soát trở lại.
Arem và Patsch ghi nhận 22% bệnh nhân
giảm nồng độ LDL.C sau 4 tháng điều trị với
hormone giáp, tuy nhiên nồng độ HDL.C thay
đổi không đáng kể.
Nhiều nghiên cứu chứng minh liên quan
giữa suy giáp và xơ vữa động mạch và ghi
nhận tần suất xơ vữa động mạch ở bệnh nhân
suy giáp tăng gấp 2 lần so với nhóm chứng có
so sánh tuổi và giới và sự phát triển xơ vữa
động mạch trên súc vật sử dụng cholesterol
được tăng lên bởi suy giáp và giảm xuống khi
dùng hormone giáp.
DIỄN ĐÀN
Tạp chí
Nội khoa Việt Nam Số 10 - tháng 12/201360
Thêm vào đó nhồi máu cơ tim và đau thắt
ngực tương đối ít gặp trong suy giáp. Tỉ lệ
cơn đau thắt ngực khoảng 7% ở nhóm bệnh
nhân suy giáp. Tần suất thấp biến chứng
tim do xơ vữa động mạch có thể phản ánh
một cách đơn giản do giảm nhu cầu chuyển
hóa trên cơ tim của người suy giáp. Tuy
nhiên do ảnh hưởng của suy giáp trên nồng
độ enzyme tim vì vậy gặp không ít khó khăn
khi đánh giá cơn đau thắt ngực ở bệnh nhân
suy giáp.
III. ĐIỀU TRỊ TIM Ở BỆNH NHÂN SUY GIÁP
Điều trị tim ở bệnh nhân suy giáp bao gồm
liệu pháp hormone giáp và thuốc tim mạch.
Sử dụng L-Thyroxine cũng góp phần cải thiện
biến chứng tim trong suy giáp. Tuy nhiên thận
trọng khi tiến hành điều trị suy giáp cho bệnh
nhân lớn tuổi hoặc bệnh nhân có bệnh lý tim
mạch nhằm hạn chế sự khởi phát nhồi máu
cơ tim hoặc suy tim sung huyết nặng bằng
liệu pháp hormone giáp có kiểm soát và theo
dõi ở những bệnh nhân này.
Bệnh nhân suy giáp với cơn đau thắt ngực
nặng và khuyến cáo không đặt ra để điều trị
suy giáp ra những khó khăn tiến thoái lưỡng
nan trên lâm sàng vì 2 lý do:
(1) Vì cơn đau thắt ngực càng trầm trọng
hơn nếu sử dụng hormone giáp và
(2) Điều trị nội khoa thông thường với ức
chế beta sẽ làm nhịp tim chậm thêm.
Điều trị L Thyroxine phục hồi phần lớn các
biểu hiện tim mạch ở bệnh nhân suy giáp.
Điều trị suy tim sung huyết gặp khó khăn ở
bệnh nhân suy giáp do tác động của hormone
giáp lên cơ tim và do đáp ứng tim đối với các
glucoside trợ tim bị rối loạn.
Liều lượng hormone giáp
Ở người trẻ bị suy giáp không có biến
chứng tim có thể nhận liều L- Thyroxine đầy
đủ (1,6 μg/kg/ngày) ngay từ ban đầu điều trị.
Trái lại những nhóm bệnh nhân trên 55 tuổi
hoặc bệnh nhân có nghi ngờ có bệnh tim
mạch (bệnh vạch vành) đòi hỏi sử dụng ban
đầu với liều thấp và tăng dần nhằm dự phòng
sự nặng lên cơn đau thắt ngực và sự bột phát
nhồi máu cơ tim.
Hình 3 và 4. Hình bóng tim bệnh nhân
suy giáp trước và sau điều trị thay thế
với L-Thyroxine
Liều có thể bắt đầu với 25-50 μg L-
Thyroxine/ngày hoặc ¼ liều bình thường,
tăng dần liều thích nghi trong thời gian nhiều
tháng trước khi đạt liều lý tưởng 100-150μg
Levothyroxine/ ngày. Do thời gian bán hủy
của T4 trung bình một tuần, bệnh nhân sẽ
cảm thấy cải thiện các triệu chứng của điều trị
trong 1-2 tháng sau khi đạt đến liều lý tưởng.
Trong hôn mê suy giáp Liều L- Thyroxine
được khuyến cáo liều cao T4 (400μg), sử
dụng ban đầu qua đường tĩnh mạch nhằm
bão hòa thụ thể và bổ sung thêm kho dự trữ
bị thiếu hormone trầm trọng từ trước, sau đó
cho liều trung bình 100μg/ngày.
Có tác giả đề xuất liều 50-100μg/
tĩnh mạch/hàng ngày. Phối hợp liều
Hydrocortisone 100mg/ mỗi 6-8 giờ nhằm
chống stress ở một số bệnh nhân suy giáp
và suy vỏ thượng thận thường đi kèm và
chính liệu pháp hormone giáp liều cao làm
khởi phát suy thượng thận cấp.
Bệnh nhân có cơn đau thắt ngực không ổn
định và suy giáp thường rất khó khăn điều trị
do nguy cơ bộc phát nặng cơn đau thắt ngực.
Liều rất thấp hormone giáp được sử dụng
và các liều tăng dần phải chậm và kéo dài hơn
so với bình thường. Một số các trường hợp
cần thiết phải nong động mạch vành hoặc mổ
DIỄN ĐÀN
Tạp chí
Số 10 - tháng 12/2013 Nội khoa Việt Nam 61
bắc cầu được đặt ra sau đó nếu sự tái lập
tuần hoàn vành hoàn tất, liệu pháp hormone
giáp thay thế có thể thực hiện với liều lượng
bình thường.
Chụp mạch vành chọn lọc ghi nhận hẹp
động mạch vành rất nặng ở những bệnh nhân
này và can thiệp ngoại khoa có thể thực hiện
thành công qua sự tái tạo mạch với liều thấp
hormone giáp. Sử dụng đủ liều hormone thay
thế sau mổ sẽ an toàn mà không sợ cơn đau
thắt ngực tái phát.
Nong mạch vành và phẫu thuật bắc cầu
nối có thể thực hiện an toàn ở bệnh nhân suy
giáp mà không gia tăng tỉ lệ tử vong đáng kể.
Quá trình gây mê liều lượng thuốc cần xem
xét do giảm thanh thải chuyển hóa của thuốc
làm bệnh nhân suy giáp nhạy cảm hơn đối với
các thuốc gây mê. Cũng cần lưu ý liều cao
Levothyroxine gây loãng xương, khởi phát
cơn đau thắt ngực, gia tăng khối cơ thất trái
và gia tăng tần suất loạn nhịp tim. Vì vậy theo
dõi nồng độ T4 và nhất là TSH để kiểm soát
liều thuốc và kiểm tra điện tim và siêu âm tim
để phát hiện bất thường tim.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Hải Thủy (2000). Chẩn đoán
và điều trị bệnh tuyến giáp. NXB Y học, Hà
Nội 2000.
2. Nguyễn Anh Vũ (2005) Đánh giá chức
năng tim qua siêu âm doppler ở bệnh nhân
cường và suy giáp. Tạp Chí Y Học Thực
Hành. số 5-07-508.2005. Năm thứ năm mươi.
Trang 161-171
3. Irwin Klein and Kaie Ojamaa (2001).
Thyroid hormone and the cardiovascular
System. The New England Journal of
Medicine, Vol 344, No 7, Feb. 15 2001:501-
509.
4. Grace Kim and Terry F Davies. (2002).
Hypothyroidism Comprehensive Clinical
Endocrinology, , G Michael Besser & Michael
O Thorner. Third Edition Elservier. Science.
2002: 139-150.
5. B. Sylvia Vela.(2003). Endocrinology
and The Heart. Current Diagnosis and
Treatment in Cardiology. Michael H. Crawford.
Lange Medical Books/McGraw-Hill, second
edition.(2003): 511-535
6. Karl Michael Derwahl, Leonidas H.
Duntas, Sigrid Butz (2005). The Thyroid and
Cardiovascular Risk. Thieme.
7. Gordon H Williams, Leonard S Lilly,
Ellen W. Seely.(2002). The Heart in Endocrine
and Nutritional Disorders.
8. Razvi S, Ingoe L, Keeka G, Oates
C, McMillan C, Weaver JU. The benefi cial
effect of L-thyroxine on cardiovascular
risk factors, endothelial function and
quality of life in subclinical hypothyroidism:
randomised,crossover trial. J Clin Endocrinol
Metab. 2007;92:1715–1723.
9. Caraccio N, Ferrannini E, Monzani
F. Lipoprotein profi le in subclinical
hypothyroidism: response to replacement, a
randomized placebocontrolled
study. J Clin Endocrinol Metab.
2002;87:1533–1538.
10. Rush J, Danzi S, Klein I. Role of
thyroid disease in the development of statin-
induced myopathy. The Endocrinologist.
2006;16:279 –285.
11. Duyff RF, Van den Bosch J, Laman DM,
van Loon BJ, Linssen WH. Neuromuscular
fi ndings in thyroid dysfunction: a prospective
clinical and electrodiagnostic study. J Neurol
Neurosurg Psychiatry. 2000;68:750–755.
12. Cappola AR, Ladenson PW.
Hypothyroidism and atherosclerosis. J Clin
Endocrinol Metab. 2003;88:2438 –2444.
13. Palmieri EA, Fazio S, Lombardi G,
Biondi B. Subclinical hypothyroidism and
cardiovascular risk: a reason to treat? Treat
Endocrinol.2004;3:233–244.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
tai_lieu_tim_va_suy_giap.pdf