Tài liệu Vai trò của khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo trong phát triển kinh tế biển bền vững

Biển và yêu cầu phát triển bền vững đang là chủ đề nhận được sự quan tâm sâu rộng cùa rất nhiều quốc gia trên thế giới. Hệ sinh thái biển khỏe mạnh, vùng bờ biển được bảo vệ tốt, sử dụng hợp lý luôn đóng vai trò quan trọng giúp tăng trường kinh tế bển vững, xóa nghèo đói, tạo việc làm cho người dân ven biển. Ở cấp độ toàn cầu, bảo vệ biển còn là một cam kết quan trọng cùa tất cả các quốc gia trong nỗ lực chống biến đổi khí hậu, hạn chế thiên tai và giảm thiểu ô nhiễm môi tnrờng. Trong khi biển có thể tiếp tục đóng góp to lớn cho sự phát triển, đem lại sự giàu có cho các quốc gia, thì hoạt động cùa con người vẫn đang gây ra những tổn hại nghiêm trọng tới biển và các hệ thống biển. Việc khai thác tài nguyên biển không hợp lý (nhất là đánh bẳt cá quá mức, xả thải ra biển, gây ô nhiễm biển bàng chất thải nhựa khó phân hủy, năng lực quản lý biển yếu kém, v.v.) đang là những thách thức to lớn đối với việc duy trì sự gắn kết giữa biển và vấn để phát triển bền vững trên thế giới. Việt Nam là một quốc gia biển, có rất nhiều lợi thế từ biển. Động lực phát triển nhanh và bền vững đất nước trong tương lai có một phần hết sức quan trọng là từ biển. Đảng và Nhà nước Việt Nam đã sớm nhận thức được điều này và đưa ra nhiều chủ trương, chính sách về phát triển kinh tế, xà hội dựa vào biển và đảm bào quốc phòng, an ninh trên biển. Dù vậy, trong bối cảnh mới khi đòi hỏi về phát triển bền vững biển ngày càng tăng lên ở cả cấp độ quốc gia và toàn cầu, thì Việt Nam vẫn tiểp tục phải nâng cao nhận thức, đổi mới tư duy, thay đổi cách làm để có tiếp cận tổng thể, toàn diện hơn tới biển và khai thác, sử dụng bền vững các nguồn lực từ biển, đạc biệt, khoa học và công nghệ phải trở thành động lực phát triển các lĩnh vực liên quan đến kinh tế biển. Nhà nước cần khuyến khích đẩy mạnh và mở rộng hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực ứng dụng khoa học và công nghệ, chuyển giao công nghệ sạch hơn, thân thiện với môi trường biển, năng lượng biển tái tạo, các mô hình thích ứng với biến đổi khí hậu. Đồng thời, cân nhắc các vấn đề môi trường - tài nguyên biển và rủi ro vào các dự án đầu tư phát triển, các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở vùng ven biển, biển và hải đảo. Trong giai đoạn tới, các quốc gia cạnh tranh trên đại dương sẽ khốc liệt hơn nhằm tranh giành ảnh hưởng và khả năng kiểm soát đại dương. Đây sẽ là một trong những tiêu chí đánh giá tiềm lực quốc gia nên phát triển kinh tế biển cần đi trước một bước.

pdf49 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 18/01/2022 | Lượt xem: 223 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tài liệu Vai trò của khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo trong phát triển kinh tế biển bền vững, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n bền vững biển của Liên Hợp Quốc (SDG 14) là lần đầu tiên nắm bắt và chỉ rõ được bản chất của những thách thức khác nhau đối với cộng đồng khoa học biển. c. Xu hướng được lựa chọn trong khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo kinh tế biển Báo cáo của OECD về kinh tế biển năm 2030 đã mô tả nhiều tiến bộ quan trọng trong khoa học và công nghệ để giúp giải quyết phần lớn các thách thức nêu trên 29 (OECD, 2016 [11]). Trong vài thập kỷ tới, một loạt các công nghệ hứa hẹn sẽ cải thiện hiệu quả năng suất và cấu trúc chi phí trong nhiều hoạt động trên biển, từ nghiên cứu khoa học và phân tích hệ sinh thái đến vận tải, năng lượng, thủy sản và du lịch biển. Những công nghệ này bao gồm cảm biến hình ảnh và vật lý, công nghệ vệ tinh, vật liệu tiên tiến, công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT-TT), phân tích dữ liệu lớn, hệ thống tự trị, công nghệ sinh học, công nghệ nano và kỹ thuật ngầm. Ngoài việc tăng cường đổi mới, còn xuất hiện và hội tụ các công nghệ có triển vọng khác giúp thay đổi cơ bản tri thức và thực tiễn ngành hàng hải. Những tài liệu gần đây cho thấy, trong khoảng thời gian ngắn kể từ khi báo cáo Kinh tế Biển năm 2030 được xuất bản năm 2015, những nghiên cứu về tiềm năng ứng dụng một số công nghệ nhằm hiểu rõ hơn về hệ sinh thái biển, hoạt động của chúng và các yêu cầu về quản lý tốt hơn ngày càng được quan tâm. Việc áp dụng các công nghệ góp phần quan trọng vào phát triển bền vững nền kinh tế biển, nhất là cải thiện đáng kể chất lượng dữ liệu, khối lượng dữ liệu, kết nối và liên lạc từ độ sâu của biển, qua cột nước và trên bề mặt nước giúp cho việc lan truyền xa hơn. Trong khi đó, các ví dụ được sử dụng để minh họa cho những đổi mới hiện tại của nền kinh tế biển. Hai mục tiêu đặc biệt được nhấn mạnh dưới đây: • Ví dụ, việc ứng dụng blockchain và phân tích dữ liệu lớn bắt đầu được triển khai tại các trạm cảng và chuỗi cung ứng hàng hải. Các công ty vận tải biển, các doanh nghiệp hậu cần, các nhà khai thác cảng biển và các bên liên quan đến vận tải biển khác đang tìm kiếm các dịch vụ tích hợp trên toàn bộ chuỗi cung ứng như một phương tiện để tiết kiệm chi phí và đạt hiệu quả cao hơn, cũng như cải thiện chất lượng dịch vụ. Triển vọng đạt được những lợi ích đó bằng cách đưa các hoạt động liên quan khác nhau (quản trị, hậu cần, vận tải biển, trạm cuối và cảng) vào hoạt động trơn tru hơn đã được thúc đẩy bởi sự ra đời của các công nghệ nền tảng kỹ thuật số. • Sự xuất hiện của tàu tự trị cũng là một yếu tố quan trọng gây gián đoạn đối với một số ngành công nghiệp, cũng như các phương tiện tự trị dưới nước (AUV). AUV và tàu lượn với các nền tảng cảm biến được cải tiến đã phát triển từ trạng thái thích hợp sang phần hoạt động được thiết lập trong các lĩnh vực hàng hải khác nhau. Tuy nhiên, trong lĩnh vực dầu khí, công nghệ vẫn phải phát triển đến một trạng thái mà ở đó các nhà khai thác dầu khí coi đó là một thành phần quan trọng của hoạt động. Công nghệ này được triển khai giám sát và kiểm tra rò rỉ các thiết bị thu giữ carbon dưới nước, cũng như kiểm tra các đường ống dưới biển sâu (Forshaw, 2018 [38]). 30 2.2. Chiến lược và chính sách phát triển kinh tế biển của một số nước 2.2.1. Liên bang Nga Hiện nay, Liên bang Nga đang ở vị thế mới trong việc phục hồi vai trò của nước Nga trong đại dương, và đây dược coi là một nhiệm vụ quốc gia quan trọng. Để giải quyết các vấn đề có tính chiến lược này, việc thống nhất mọi nỗ lực của các cấp khác nhan trong nước Nga là hết sức cần thiết. Nhiệm vụ này sẽ được đề cập trong Chương trinh Định hướng Mục liêu toàn Liên bang về “Đại dương” (gọi tất là “Chương trình Đại dương”) nhằm tạo ra những điều kiện cần thiết để vật chất hóa các lợi ích quốc gia và vị thế địa chính trị của nước Nga trên biển. Chương trình Đại đương nhằm đưa ra một giải pháp toàn diện đối với vấn đề thăm dò và khai thác hiệu quá dại dương phục vụ các mục đích phát triển kinh tế và báo vệ an ninh quốc gia của nước Nga. Chương trình Đại dương là một công cụ điều hòa sự phối hợp giữa các chương trình Liên bang và khu vực để đưa ra các giái pháp cho từng vấn đề riêng rẽ của đại dương, và định huớng các chương trình này nhằm thực hiện các mục tiêu chung của chính sách quốc gia, thúc đẩy sự phát triển kinh tế, bảo vệ các lợi ích quốc gia và vị thế địa chính trị. Cụ thể là: - Làm cho nước Nga trở nên năng động hơn trên đại dương gắn liền với các mục tiêu và nhiệm vụ phát triển quốc gia; - Định hướng các hoạt động của nước Nga trong đại dương nhằm đạt được những kết quả cụ thể có tính khả thi trong một tương lai gần nhất; - Tạo điều kiện tối đa cho sự hợp tác và nâng cao hiệu quả của các hoạt động của các cấp chính quyền Liên bang cũng như chính quyền các nước Cộng hòa thuộc Liên bang trên đại dương, 2.2.2. Hà Lan Được mệnh danh là “đất nước nhỏ với nhiều thành tựu lớn”, Hà Lan đã tận dụng thành công thế mạnh của quốc gia ven biển, cửa khẩu của ba con sông lớn ở Tây Âu để xây dựng cảng biển, phát triển giao thương và xây dựng hệ thống kênh đào; vị trí chiến lược nằm giữa các nước lớn về phát triển kinh tế Anh, Pháp, Đức; đất đai mầu mỡ, khí hậu ôn hòa cũng như khắc phục các khó khăn về điều kiện tự nhiên, đầu tư sâu rộng vào nghiên cứu và phát triển. Qua đó, nước này đã đẩy mạnh phát triển ngành nông sản và thực phẩm, ngành làm vườn, quản lý nước, vận tải logistics, cảng biển năng lượng, hóa chất, công nghệ cao... Đây là những lĩnh vực kinh tế mũi nhọn hàng đầu của Hà Lan, đưa quốc gia này trở thành điểm sáng trên bản đồ kinh tế thế giới về phát triển. 31 Hiện nay, nền kinh tế Hà Lan đã và đang hướng đến tăng trưởng xanh. Chính phủ xem tăng trưởng xanh là cần thiết để duy trì khả năng tăng trưởng kinh tế trong tương lai, đồng thời giảm thiểu tác động môi trường và lệ thuộc vào các nguồn tài nguyên đang dần khan hiếm. Đặc biệt khi nói đến phát triển kinh tế biển tại Hà Lan, mọi người nghĩ ngay đến một quốc gia thành công trong công cuộc cách mạng container hóa các cảng biển và toàn cầu hóa logistics. Cụ thể: - Thứ nhất, tập trung đầu tư mạnh vào kết cấu hạ tầng giao thông và thiết bị xếp dỡ đồng bộ, xây dựng các khu phân phối và chuyển tải hàng hóa khu vực. Ngay từ năm 1960, giai đoạn đầu của container hóa, Hà Lan đã tập trung đầu tư mạnh vào kết cấu hạ tầng giao thông và thiết bị xếp dỡ đồng bộ, không chỉ đáp ứng yêu cầu phát triển container mà còn chuẩn bị cho cảng Rotterdam trở thành trung tâm phân phối hàng hóa Châu Âu. - Thứ hai, sự nối kết hiệu quả với hệ thống giao thông quốc gia và hệ thống đường sắt, đường bộ các nước lân cận. Nền kinh tế Hà Lan là nền kinh tế thịnh vượng, mở, phụ thuộc mạnh mẽ vào ngoại thương và vận tải, là một trong những trụ cột của khối thị trường chung EU, quan hệ gắn bó với quốc gia Đức, Pháp, Bỉ, Thụy Sĩ và Luxembourg thông qua cảng Rotterdam. Hà Lan có nền vận tải đường bộ hàng đầu Châu Âu và cũng là chủ tàu đường thủy nội địa lớn nhất. Đường sắt vận tải hai luồng Betuweroute cho phép nhanh chóng vận chuyển container và hàng hóa trọng tải lớn từ Rotterdam sang Châu Âu. Từ cảng Rotterdam có thể đi đến tất cả các trung tâm kinh tế và công nghiệp lớn ở Tây Âu trong vòng 24 giờ. - Thứ ba, sử dụng hiệu quả vận tải đa phương thức. Cùng mạng lưới vận tải đa phương thức hoàn chỉnh của châu Âu, từ Rotterdam hàng hóa có thể đến mọi điểm một cách nhanh chóng và dễ dàng. Hàng hóa có thể vận chuyển bằng xe tải, xe lửa, tàu thủy nội địa, tàu biển tuyến ngắn hoặc tàu gom hàng, hàng không và đường ống cho hàng lỏng. Rotterdam cung cấp các loại hình chuyên chở hoàn hảo cho mỗi loại hàng hóa, mỗi khối lượng, mỗi tốc độ và mỗi mức phí. - Thứ tư, cơ chế hoạt động linh hoạt, hấp dẫn. Bao trùm là cơ chế “Lanlord Port”, tức là Nhà nước cung cấp toàn bộ nhu cầu về kết cấu hạ tầng cho tư nhân khai thác cảng biển theo nguyên tắc đem lại hiệu quả cao nhất cho quốc gia. Tư nhân đảm nhận việc khai thác theo luật định và tập quán quốc tế, trong đó bao gồm việc sử dụng, quản lý lực lượng lao động, bố trí quy trình công nghệ điều phối sản xuất, kết nối tốt với hệ thống giao thông quốc gia và toàn cầu cũng như đảm bảo nguồn hàng cung cấp liên tục để cảng hoạt động. 32 2.2.3. Na Uy Nằm ở phía Tây của bán đảo Scandinavia, Na Uy là một trong những quốc gia thịnh vượng nhất toàn cầu, với GDP tính trên đầu người khoảng 100 nghìn USD/năm. Na Uy còn sở hữu nhiều chỉ số đứng hàng đầu thế giới như: chỉ số phát triển con người, chỉ số an toàn quốc gia,... Để có được vị trí đáng nể như trên, Chính phủ Na Uy rất coi trọng việc xây dựng chiến lược, chính sách, biện pháp để phát triển các ngành kinh tế biển. Các hoạt động khoa học công nghệ biển từ nghiên cứu, sáng tạo, ứng dụng được đặc biệt chú ý. Vai trò của cộng đồng doanh nghiệp thông qua các hiệp hội ngành nghề được phát huy. Tất cả nhằm duy trì và tăng cường khả năng cạnh tranh toàn cầu cho các doanh nghiệp, sản phẩm hàng hóa, mở rộng thị trường quốc tế cho Na Uy. Na Uy cũng như nhiều cường quốc dầu khí khác đang đứng trước các thách thức không nhỏ do giá dầu thô giảm sâu, như dòng vốn đầu tư vào công nghiệp dầu khí giảm, nhiều dự án dầu khí bị dãn, hoãn, nhiều công ty dầu khí phải sa thải lao động, cắt giảm chi phí giá thành Do đó, yêu cầu cần thiết phải chuyển đổi nền kinh tế. Bên cạnh các ngành kinh tế biển truyền thống như vận tải biển, đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản, tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí, du lịch biển, công nghiệp quốc phòng biển, Na Uy đang thúc đẩy phát triển một số ngành kinh tế mới như năng lượng tái tạo từ gió, sóng biển, thủy triều; nuôi trồng hải sản xa bờ; khai thác khoáng sản đáy biển; sinh học và công nghệ sinh học biển Na Uy là một trong những nước đầu tiên trên thế giới đầu tư xây dựng các cụm công nghiệp biển đẳng cấp thế giới và trung tâm tri thức toàn cầu trong lĩnh vực kinh tế biển. 2.2.4. Trung Quốc Nhìn chung, kỹ thuật biển Trung Quốc vẫn còn khoảng cách so với trình độ tiên tiến thế giới, ở các nước phát triển, khoa học - kỹ thuật biển đóng góp 70% cho kinh tế xanh so với mức 30% hiện nay ở Trung Quốc mặc dù tiềm năng tăng trưởng của Trung Quốc rất rộng lớn. Trung Quốc đưa ra phương châm: Một là, lấy kỹ thuật cao-mới làm hạt nhân, thực hiện chiến lược “dựa vào khoa học-kỹ thuật chấn hưng biển”, chuyển dịch chiến lược điều chỉnh hợp lý nghề biển và phát triển kinh tế biển. Phát triển khoa học kỹ thuật cao vể biển nhằm phục vụ phương hướng phát triển có trọng điểm; Hai là, phải nâng cao trình độ kỹ thuật thực dụng, nắm chắc cải tạo kỹ thuật; Ba là, trong khi đẩy manh khai thác biển, từng bước hình thành hệ thống phát triển kỹ thuật biển tương đối hoàn chỉnh, đáp ứng nhu cầu kinh tế biển, sớm thoát khỏi tình 33 trạng kỹ thuật cao-mới chủ yếu dựa vào nhập khẩu. Trong Quy hoạch 5 năm lần thứ 12, dự báo tỷ lệ đóng góp của khoa học-kỹ thuật cho kinh tế biển của Trung Quốc sẽ tăng lên tới hơn 60%. Nhiều quốc gia có tổng đầu tư nghiên cứu, khai thác biển rất cao. Trình độ kỹ thuật biển cùa Mỹ cao nhất, tiếp đến là Nhật Bản, Anh. Kinh phí chi cho khoa học kỹ thuật khai thác biển của ba quốc gia này đều lớn hơn Trung Quốc rất nhiều, đó là nguyên nhân chủ yếu khiến Mỹ, Nhật Bản và Anh luôn giữ vị trí dẫn đầu thế giới về kỹ thuật biển. Kinh phí cho nghiên cứu và khai thác biển của Trung Quốc thấp là nguyên nhân khiến trình độ kỹ thuật biển của Trung Quốc tương đối lạc hậu. Do đó, Trung Quốc đang tăng kinh phí nghiên cứu và khai thác biển để nhanh chóng nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật biển. Cạnh tranh khoa học kỹ thuật cao về biển thực chất là cạnh tranh tri thức và nhân tài. Do đó, Trung Quốc coi đào tạo nhân tài khoa học kỹ thuật biển là một nhiệm vụ chiến lược vô cùng quan trọng. Thiết lập cơ chế khuyến khích, đào tạo, phát hiện nhân tài, thu hút nhân tài, tạo ra môi trường lớn lưu giữ nhân tài, khuyến khích nhân tài lập nghiệp. 2.2.5. Nhật Bản Với lợi thế có đường bờ biển dài 35.000 km và 6.847 hòn đảo lớn nhỏ, gần 42% dân số sống tập trung tại các vùng hải cảng, ngành công nghiệp cảng biển đóng góp tới 99% thu nhập từ trao dổi mậu dịch với nước ngoài và 42% thu nhập buôn bán trong nước, phát triển kinh tế biển là một lợi thế lớn của Nhật Bản. Vì vậy, nhiệm vụ quản lý nhà nước để phát triển kinh tế biển được chính phủ Nhật Bản coi trọng hàng đầu. Cụ thể, việc thực hiện quản lý theo các nội dung chủ yếu sau đây: Thứ nhất, hoàn thiện hệ thống pháp luật làm căn cứ thực hiện quàn lý nhà nước đối với từng nội dung phát triển kinh tế biển. Để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế biển kết hợp chặt chẽ với bảo vệ môi trường, Nhật Bản ban hành bộ Luật cơ bản về Chính sách đại dương (Basic Act on Ocean Policy). Thứ hai, về quản lý hoạt động của hệ thống cảng biển. Chính phủ Nhật Bản là cơ quan duy nhất có quyền quyết định xây dựng cảng biển và mọi quyết định về hoạt động của hê thống cảng biển đều do Chính phủ đưa ra. Trong dó, các cảng được phân loại theo điều kiện thuận lợi về vị trí tự nhiên (cảng cấp I, cấp II và cấp III). Chính phủ chịu trách nhiệm chính trong quản lý các cảng cấp I. Còn lại, các cảng cấp II và cấp III dược đặt dưới quyền quản lý của chính quyền địa phương, cụ thể là thuộc các thành phố, các quận... Các chính quyền dịa phương chỉ đơn thuần quản lý về mặt hành chính, quản lý hoạt dộng kinh doanh cũng như quản lý nguồn kinh phí của cảng. 34 Thứ ba, về quản lý các hoạt động khai tài nguyên thác biển. Chính phủ Nhật Bản thực hiện quản lý nhà nước về khai thác tài nguyên biển theo hệ thống ngành dọc. Trong đó, quy định mỗi ngành liên quan đến khai thác tài nguyên biển sẽ trực thuộc sự quản lý tương ứng của một Bộ chuyên ngành như: Vận tải biển do Bộ Giao thông Vận tải quản lý; đánh bắt thủy, hải sản do Bộ Thủy sản quản lý ... Cách tổ chức, quản lý nhà nước theo hệ thống kết hợp giữa ngành dọc với hội đồng tổng hợp giúp cho vận hành quản lý nhà nước về phát triển kinh tế đạt hiệu suất cao. Lấy một con số so sánh để chứng minh: sản lượng kinh tế biển của thế giới ước đạt 1.300 tỷ USD, thì trong đó của Nhật Bản là 468 tỷ USD, bằng 36%. 2.2.6. Australia Chính sách quốc gia về biển của Australia đặc biệt quan tâm đến phân vùng tài phán, bảo vệ môi trường và các ưu tiên phát triển kinh tế, nhất là phát triển công nghiệp biển dựa trên sự phát triển của khoa học - kỹ thuật. Các chiến lược kinh tế được nhấn mạnh của Australia bao gồm: Công nghiệp biển, trong đó công nghiệp đóng tàu giữ vai trò quan trọng, phát triển khai thác thuỷ sản, khai khoáng và dầu khí ngoài khơi. Trong thời gian tới, Australia tập trung chiến lược vào 3 mũi nhọn: (1) Định hướng phát triển về hàng hải; (2) Định hướng phát triển về ngư trường; (3) Định hướng liên quan đến chống ô nhiễm môi trường biển. 2.2.7. Mỹ Đối với Mỹ, biển là đường vận tải hàng hóa, hành khách, và là nguồn năng lượng, nguồn dược liệu. Hàng năm, các cảng biển quốc gia đạt doanh thu hơn 700 tỷ USD từ dịch vụ vận tải hàng hóa và 12 tỷ USD từ dịch vụ vận tải hành khách. Các dịch vụ này tạo ra hơn 13 triệu việc làm. Hoạt động khai thác dầu khí ngoài khơi mở rộng tới các vùng nước sâu, hàng năm tạo ra 25 - 40 tỷ USD. Việc khai thác đại dương ngày càng tăng và thu lợi hàng tỷ USD từ các ngành công nghiệp biển các chế phẩm sinh học và dược liệu biển. Hàng năm, hàng trăm triệu khách đến du lịch ở các bãi biển của Mỹ, chi tiêu hàng tỷ USD và từ đó tạo ra hàng triệu việc làm. Trên thực tế, ngành du lịch và giải trí là một trong nhũng ngành tăng trưởng nhanh nhất, làm giàu cho nền kinh tế, tạo việc làm cho người dân vùng biển và trên cả nước Mỹ. Nhận thức được điều này, Chính phủ Mỹ đã xác định một khung chính sách mới về biển. Khung chính sách mới này mang tính cách mạng, ở cấp quốc gia, được xây dựng để khuyến khích và tăng cường vai trò của nhà nước, của các vùng, các cộng đổng và lãnh đạo các địa phương. 35 Ngoài những vấn đề về tăng cường tiếp cận vùng, Khung Chính sách biển quốc gia mới của Mỹ còn đề cập đến việc tăng cường cơ cấu tổ chức, tăng cường đầu tư khoa học công nghệ và thăm dò, xây dựng một kỷ nguyên mới về thu thập dữ liệu và hệ thống thông tin, các chính sách thúc đẩy công tác giáo dục, đào tạo làm nền tảng của tương lai về biển. 2.2.8. Các nước ASEAN Biển Đông là nguồn tài nguyên quan trọng của thế giới với trữ lượng dầu mỏ và khí đốt khổng lổ, là tuyến đường biển quốc tế nhộn nhịp thứ hai trên thế giới với hơn một nửa lượng tàu bè qua lại hàng năm. Tổng sản lượng đánh bắt thủy hải sản ở biển Đông khoảng 5 triệu tấn/năm, tương đương với 10% tổng sản lượng đánh bắt toàn cầu. Hiện nay, 80-90% hàng hóa xuất nhập khẩu của các nước ASEAN được vận chuyển bằng đường biển. Một số nước ASEAN xây dựng chiến lược phát triển kinh tế dựa vào biển và đã thực sự đi lên từ biển như Singapore, Malaysia, Indonesia, Philippines, Thái Lan. Xuất phát từ thực tế này, hầu hết các nước ASEAN đã xây dựng chính sách xung quanh các lĩnh vực mũi nhọn: - Vận tải biến - Bảo vệ môi truờng biển - Bảo đảm an toàn hàng hải - Phát triển nhân tực - Du lịch biển - Phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo. III. PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN TẠI VIỆT NAM 3.1. Hiện trạng kinh tế biển tại Việt Nam Theo một số thống kế, kinh tế thuần biển của Việt Nam vào năm 2015 đóng góp khoảng 21% tổng GDP của cả nước. Tuy nhiên, cơ cấu kinh tế chưa bền vững và chưa phát huy được các thế mạnh của tài nguyên biển. Đóng góp lớn nhất vào kinh tế biển là khai thác dầu khí, nhưng sản lượng đang suy giảm do nguồn tài nguyên dầu khí ngày càng cạn kiệt và điều kiện khai thác khó hơn. Các ngành kinh tế biển có sử dụng các tài nguyên tái tạo như nuôi trồng, đánh bắt thủy sản, du lịch và nghỉ dưỡng biển chỉ đóng góp khiêm tốn. Nghị quyết 09-NQ/TW về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, được Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa X thông qua tháng 2/2007, xác định 5 lĩnh vực ưu tiên phát triển là: Khai thác, chế biến dầu khí; khai thác và chế biến hải sản; phát 36 triển kinh tế hàng hải; phát triển du lịch và nghỉ dưỡng biển; tăng cường xây dựng các khu kinh tế, khu công nghiệp. Song song với đó, Nghị quyết cũng định hướng xây dựng kết cấu hạ tầng biển, đảo. Mục tiêu của Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 là đưa Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển, bảo đảm vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền quốc gia trên biển, đảo, góp phần quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Mục tiêu cụ thể là xây dựng và phát triển toàn diện các lĩnh vực kinh tế, xã hội, khoa học - công nghệ, tăng cường quốc phòng, an ninh, làm cho đất nước giàu mạnh từ biển. Sau 10 năm triển khai thực hiện Nghị quyết đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Cụ thể, theo Tổng cục Du lịch, số lượng khách quốc tế đến Việt Nam đã tăng từ 2,14 triệu lượt người năm 2000 lên hơn 10 triệu lượt năm 2016 và 12,9 triệu lượt năm 2017; khách du lịch nội địa cũng tăng mạnh, tương ứng từ 11,2 triệu lượt đến 62 triệu lượt và 73,2 triệu lượt. Chỉ tính riêng năm 2017, khách du lịch đến 28 tỉnh, thành phố ven biển ước đạt khoảng 60 triệu lượt. Cũng trong năm này, tổng thu trực tiếp từ khách du lịch đạt khoảng 22,6 tỷ USD; trong đó, doanh thu du lịch của 28 tỉnh, thành phố ven biển chiếm khoảng 70% tổng doanh thu toàn ngành. Đối với lĩnh vực kinh tế hàng hải, giá trị sản lượng của ngành vận tải biển, dịch vụ cảng biển và đóng tàu liên tục gia tăng. Theo đó, giai đoạn 2007 - 2010 đạt tốc độ tăng trưởng là 22%/năm, giai đoạn 2011 - 2015 là 13%/năm. Sản lượng hàng hóa thông qua hệ thống cảng biển tăng theo các năm, từ 427,3 triệu tấn (năm 2015) lên khoảng 511,6 triệu tấn (năm 2017). Ngoài ra, hiện cả nước đã có 17 khu kinh tế ven biển được thành lập với tổng diện tích gần 845.000 ha, thu hút khoảng 78,6 tỷ USD vốn đầu tư; 58 khu công nghiệp tập trung ven biển, với tổng diện tích đất công nghiệp gần 13.600ha. Các khu kinh tế, khu công nghiệp ven biển đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế, tăng thu ngân sách nhà nước, giải quyết việc làm... Mặc dù đã đạt được nhiều kết quả tích cực, song việc thực hiện Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 vẫn còn thiếu bền vững. Chẳng hạn, đóng góp của kinh tế biển và ven biển vào GDP cả nước từ 48% năm 2005 giảm xuống còn 40,73% năm 2010 và năm 2017 ước đạt 30,19%. Thu nhập bình quân của người dân sống ở 28 địa phương ven biển dù tăng trong giai đoạn 2006 - 2016 nhưng vẫn thấp hơn so với cả nước. Cụ thể, năm 2006, 37 thu nhập bình quân của người dân ở 28 tỉnh, thành này là 627 USD/người, trong khi mức trung bình của cả nước là 637 USD/người; năm 2016 là 3.035 USD/người, thấp hơn mức 3.049 USD/người của cả nước Có thể thấy rằng, phát triển kinh tế biển của Việt Nam hiện đang gặp nhiều thách thức. Cụ thể, chưa có quy hoạch không gian biển và công tác quản lý tổng hợp biển, vùng bờ biển, hải đảo mới chỉ bắt đầu nên kinh tế biển chỉ phát triển được một phần tiềm năng, nhưng đã gây suy thoái nghiêm trọng tài nguyên, làm ô nhiễm môi trường biển, vùng bờ biển và hải đảo. Nguồn lợi thủy sản biển bị đánh bắt cạn kiệt. Các hệ sinh thái biển quan trọng như rừng ngập mặn, rạn san hô, thảm cỏ biển đã bị phá hoại và suy thoái nghiêm trọng. Ngoài ra, nhận thức của nhiều ngư dân còn hạn chế, nên đánh bắt cá trái phép, không theo quy định tại các vùng biển Việt Nam, thậm chí sang cả vùng biển nước ngoài. Cùng với đó, ô nhiễm môi trường biển ngày càng gia tăng. Việc đầu tư cơ sở hạ tầng ven biển còn dàn trải với nhiều sân bay, bến cảng tại các tỉnh liền kề. Mặt khác, hệ thống chính sách, pháp luật trong phát triển kinh tế biển chưa đồng bộ, chưa tạo được sức mạnh để điều chỉnh các hoạt động phát triển kinh tế biển. Khái niệm về kinh tế biển xanh chưa được áp dụng thống nhất ở Việt Nam. Quy hoạch phòng chống thiên tai chưa đồng bộ và thường xuyên xảy ra thiên tai đã gây thiệt hại lớn cho nền kinh tế. 3.2. Những tồn tại, hạn chế trong việc phát triển kinh tế biển Theo đánh giá của Bộ Tài nguyên và Môi trường, việc khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên biển và ven biển ở nhiều nơi còn lãng phí, kém hiệu quả, đặc biệt về khai thác, sử dụng đất ven bờ biển, mặt nước biển ven bờ. Việc phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ tài nguyên biển, bảo tồn môi trường sinh thái biển và vùng bờ còn nhiều hạn chế. Khai thác tiềm năng nguồn lợi thủy sản chưa hiệu quả cao, thiếu bền vững, chưa kiểm soát được hạn mức cấp phép khai thác hải sản cho từng vùng biển dẫn đến tình trạng khai thác cạn kiệt dần hải sản ở vùng ven bờ. Các hệ sinh thái ven bờ biển (rừng ngập mặn, vùng triều, rạn san hô...) có xu hướng suy giảm nghiêm trọng do tác động của hoạt động kinh tế, xây dựng. Tình trạng ô nhiễm môi trường nước biển ven bờ, vùng cửa sông, vũng, vịnh do hoạt động kinh tế và đời sống (sản xuất công nghiệp, khai thác khoáng sản, nuôi trồng thủy sản, hoạt động cảng biển, nước thải từ đô thị ven biển,...) xảy ra ở nhiều nơi chưa giải quyết được. Việc thực hiện các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng chưa đồng bộ, hiệu quả hạn chế. Một số ngành kinh tế biển được xác định ưu tiên tạo bước đột phá nhưng phát 38 triển chậm, chưa tương xứng với điều kiện tiềm năng. Kinh tế cảng biển phát triển còn chậm và thiếu hiệu quả. Hệ thống cảng biển được đầu tư xây dựng phát triển khá nhanh về cơ sở hạ tầng, tổng công suất thiết kế các cảng trong cả nước đã đạt 534,7 triệu tấn/năm. Song, mô hình quản lý cảng chưa được đổi mới, dịch vụ cảng và các dịch vụ hậu cần sau cảng phát triển chậm, chưa đồng bộ, nhiều cảng chưa khai thác hết công suất. Khối lượng hàng hóa hằng năm thông qua các cảng biển chủ yếu (do Trung ương quản lý) tăng chậm, thời kỳ 2007-2017 bình quân chỉ đạt 5,4%/năm. Vận tải biển mức độ hiện đại hóa và sức cạnh tranh thấp, nhất là vận tải viễn dương. Đội tàu biển phần lớn là tàu đã cũ, chủ yếu hoạt động trên các tuyến gần. Cơ cấu đội tàu chưa hợp lý, dư thừa tàu chở hàng bách hóa, hàng rời, thiếu tàu container, tàu chuyên dùng. Khối lượng hàng hóa vận chuyển đường biển từ năm 2007 đến 2016 chỉ tăng bình quân ở mức 3,6%/năm. Năng lực đóng và sửa chữa tàu biển nâng lên chậm, hiện có hơn 120 nhà máy đóng, sửa chữa tàu, năng lực đóng mới tàu biển đạt khoảng 1.000.000DWT năm. Một số ít nhà máy có vốn đầu tư nước ngoài, nhà máy có hợp đồng gia công cho nước ngoài duy trì hoạt động có hiệu quả, đóng được một số loại tàu hàng, tàu chuyên dụng (tàu container, tàu hàng rời, tàu vận chuyển dầu, tàu cứu hộ...), còn lại chủ yếu đóng, sửa tàu nhỏ hoạt động ven bờ, doanh thu và hiệu quả thấp. Khai thác và chế biến dầu khí gặp khó khăn trong điều kiện chịu tác động của giá dầu thế giới giảm sút những năm gần đây, cùng với sản lượng khai thác sụt giảm (do trữ lượng đã được tìm thấy giảm) cùng những vấn đề an ninh trên Biển Đông nên phát triển chưa mạnh theo yêu cầu đề ra. Tổng sản lượng khai thác dầu giai đoạn 2007-2017 đạt khoảng 167,9 triệu tấn (trung bình hằng năm 15,2 triệu tấn), khai thác khí đạt 101,7 tỷ m3 (trung bình hằng năm 9,2 tỷ m3). Năng lực sản xuất về lọc hóa dầu và chế biến các sản phẩm từ lọc hóa dầu còn rất hạn chế. Kết cấu hạ tầng biển còn chưa đồng bộ, thiếu cơ sở hạ tầng lớn, hiện đại đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh các trung tâm kinh tế biển mạnh. Kết cấu hạ tầng ven biển được đầu tư phát triển tương đối nhiều nhưng dàn trải, thiếu cơ sở hạ tầng lớn, hiện đại, vận hành theo tiêu chuẩn quốc tế (cảng biển, trung tâm logistics...) để tạo đột phá mạnh cho phát triển một số trung tâm kinh tế biển ở tầm quốc gia, khu vực. Việc xây dựng kết cấu hạ tầng cho phát triển nhanh một số trung tâm kinh tế biển, khu kinh tế ven biển có sức cạnh tranh cao trong khu vực còn chậm, ảnh hưởng đến thu hút đầu tư. Hệ thống cảng biển được xây dựng mở rộng nhanh nhưng còn thiếu đồng bộ 39 với nâng cấp hạ tầng giao thông kết nối thuận tiện cảng với đường bộ quốc gia, với các trung tâm kinh tế trong nội địa. Mức sống của dân cư vùng biển được cải thiện đáng kể nhưng còn chênh lệch lớn giữa các địa bàn, đời sống người dân vùng bãi ngang ven biển và hải đảo còn nhiều khó khăn. Đến năm 2017, cả nước vẫn còn 291 xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo thuộc 23/28 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có biển, chiếm 62% tổng số xã có biển trong cả nước. 3.3. Một số ứng dụng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trong phát triển kinh tế biển Về công nghệ biển, Việt Nam đã xây dựng được cơ sở dữ liệu (CSDL) cho toàn vùng thềm lục địa Việt Nam, ở dạng số hóa, ảnh, bản đồ, biểu đồ thuận lợi cho việc khai thác. Xây dựng được quy trình công nghệ đánh giá nhanh môi trường biển. Đã thiết lập được hệ thống chỉ thị sinh học cho vùng biển ven bờ Việt Nam, phục vụ nuôi trồng thủy sản, du lịch và đánh giá cảnh báo môi trường. Đã xây dựng được cơ sở khoa học cho việc hình thành bộ tiêu chuẩn Việt Nam cho các công trình biển di động. Ngành đóng tàu nước ta đã đạt được những tiến bộ vượt bậc với việc đưa vào vận hành các dây chuyền, máy móc thiết bị phục vụ gia công đóng mới tàu thủy như: công nghệ cắt tôn và hạ liệu tự động trên máy công cụ điều khiển số; công nghệ uốn ống trên máy CNC; công nghệ tự động chế tạo, hàn, lắp ráp vỏ tàu thủy; công nghệ uốn - ép 3D điều khiển bằng PLC, CNC; công nghệ tự động chế tạo phân đoạn thẳng; các loại máy hàn tự động, bán tự động; máy chấn ép tôn 1200T, máy uốn ống CNC; dây chuyền làm sạch và sơn tổng đoạn, dây chuyền sơ chế tôn. Đóng thành công tàu 6500DWT (tàu lớn nhất được đóng tại Việt Nam), ụ 8500 DWT, tàu cao tốc 25 hải lý/giờ, tàu dầu 3500DWT. Việt Nam đã đóng được tàu chở dầu 100.000T, tàu chở nhựa đường cỡ trọng tải 3000-5000T, tàu chở ôtô sức chứa 6.900 chiếc. Lần đầu tiên Việt Nam đã chế tạo thành công giàn khoan tự nâng 90 m nước với trọng lượng 12 nghìn tấn, chân dài 145 m, chiều sâu khoan đến 6,1 km. Giàn khoan chịu sức gió tương đương bão cấp 12, hoạt động tốt trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Kết quả công trình này đã đưa Việt Nam trở thành một trong ba nước châu Á trong 10 nước trên thế giới thiết kế chi tiết và lắp dựng giàn khoan tự nâng đạt tiêu chuẩn quốc tế. 40 IV. CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KINH TẾ BIỂN VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2045 Trên cơ sở nghiên cứu quá trình cũng như thực trạng pháp triển kinh tế biển của các nước trên thế giới, những thành quả trong phát triển KH&CN và Đổi mới sáng tạo đối với phát triển kinh tế biển, tại Hội nghị lẩn thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, BCH TW Đảng đã thông qua Nghị quyết số 36- NQ/TW ngày 22/10/2018. 4.1. Quan điểm chỉ đạo Nghị quyết đã đề ra hệ thống các quan điểm chỉ đạo trên cơ sở kế thừa, bổ sung, phát triển Nghị quyết số 09-NQ/TW với tư tưởng xuyên suốt là phát triển bền vững, cụ thể: - “Thống nhất tư tưởng, nhận thức về vị trí, vai trò và tám quan trọng đặc biệt của biển đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong toàn Đảng, toàn dân và toàn quân. Biển là bộ phận cấu thành chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc, là không gian sinh tồn, cửa ngõ giao lưu quốc tế, gắn bó mật thiết với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Việt Nam phải trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu từ biển, phát triển bền vững, thịnh vượng, an ninh và an toàn; phát triển bền vững kinh tế biển gắn liền với bảo đảm quốc phòng, an ninh, giữ vững độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, tăng cường đối ngoại, hợp tác quốc tế về biển, góp phần duy trì môi trường hoà bình, ổn định cho phát triển. Phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam là trách nhiệm của cả hệ thống chính tri, là quyền và nghĩa vụ của mọi tổ chức, doanh nghiệp và người dân Việt Nam". Quan điểm này khẳng định sự cần thiết phải tuyên truyền, tạo sự đồng thuận trong tư tưởng và nhận thức của mọi tầng lớpnhân dân đối với vị trí, vai trò và tầm quan trọng đặc biệt của biển trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Phát triển bền vững biển Việt Nam phải được coi là trách nhiệm và nghĩa vụ của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân. - “Phát triển bền vững kinh tế biển trên nền tảng tăng trưởng xanh, bảo tổn đa dạng sinh học, các hệ sinh thái biển; bảo đâm hài hoà giữa các hệ sinh thái kinh tế và tự nhiên, giữa bảo tồn và phát triển, giữa lợi ích của địa phương có biển và địa phương không có biển; tăng cường liên kết, cơ cấu lại các ngành, lĩnh vực theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh; phát huy tiềm năng, lợi thế của biển, tạo động lực phát triển kinh tế đất nước”. Quan điểm về phát triển kinh tế biển xanh là xu hướng chung trên thế giới và nhằm cụ thể hóa các Nghị 41 quyết Đại hội lần thứ XI, XII của Đảng về cơ cấu lại, đổi mới mô hình tăng trưởng, phát triển kinh tế theo chiều sâu, đồng thời phủ hợp với xu thế chủ đạo trên phạm vi toàn cầu về tăng trưởng xanh, phát thải các-bon thấp, kết hợp với khai thác, tiềm năng, thế mạnh của biển. - “Giữ gìn giá trị, phát huy truyền thống lịch sử, bản sắc vãn hoá biển đi đôi với xây dựng xã hội gắn kết, thân thiện với biển; bảo đảm quyền tham gia, hưởng lợi và trách nhiệm của ngươi dân dối với phát triển bền vững kinh tế biển trên cơ sở công bằng, bình đẳng, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật”. Quan điểm khẳng định vị trí, vai trò của những giá trị lịch sử, văn hoá của biển đối với sự phát triển của dân tộc ta. Đây cũng là chủ trương lớn trong việc xây dựng nền văn hóa hướng biển của đất nước có ưu thế về biển như Việt Nam. - “Tăng cường quản lý tổng hợp, thống nhất tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, bảo tổn đa dạng sinh học, các hệ sinh thái biển tự nhiên; chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng. Đẩy mạnh đầu tư vào bảo tồn và phát triển giá trị đa dạng sinh học, phục hổi các hê sinh thái biển; bảo vệ tính toàn vẹn của hệ sinh thái từ đất liền ra biển. Gắn bảo vệ môi trường biển với phòng ngừa, ngăn chặn ô nhiễm, sự cố môi trường, tăng cường hợp tác khu vực và toàn cầu". Quan điểm nhấn mạnh phải có sự tổng hợp, thống nhất các vấn đề về tài nguyên, môi trường biển đối với công tác quản lý nhà nước; tâm quan trọng của việc chủ động thích ứng với những diễn biến mới của khí hậu, thời tiết, nước biển dâng trên toần cầu. Đổng thời, khẳng định chủ trương đầu tư vào giá trị tự nhiên đi đôi với việc bảo tổn và phát triển đa dạng sinh học, hệ sính thái biển cũng như sự cần thiết phải tâng cường hợp tác quốc tế trong bảo vệ môi trường. - “Lấy khoa học, công nghệ tiên tiến, hiện đại vầ nguồn nhân lực chất lượng cao làm nhân tố dột phá. Ưu tiên đẩu tư ngân sách nhà nước cho công tác nghiên cúu, điều tra cơ bản, đào tạonguồn nhân lực vể biển; kết hợp huy động các nguồn lực trong và ngoài nước. Chủ động, nâng cao hiệu quả hội nhập, hợp tác quốc tế, Ưu tiên thu hút các nhà đầu tư chiến lược hàng đầu thế giới có công nghệ nguồn, trình độ quản lý tiên tiến trên nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi, tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam”. Nhấn mạnh vai trò của nhà nước trong đầu tư phát triển kinh tế biển, đặc biệt trong công tác diều tra cơ bản, đổng thời huy động các nguồn vốn tư nhân trong nước và quốc tế; khẳng định chủ trương ưu tiên và chọn lọc trong thu hút các nhà đầu tư để phát triển bền vững biển Việt Nam trên nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của dất nước. 42 4.2. Mục tiêu đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 Mục tiêu tổng quát đến năm 2030 được Chiến lược chỉ rõ là “đưa Việt Nam trở thành quốc gia biển mạnh; đạt cơ bản các tiêu chí về phát triển bển vững kinh tế biển; hình thành văn hoá sinh thái biển; chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng; ngăn chặn xu thế ô nhiễm, suy thoái môi trường biển, tình trạng sạt lỗ bờ biển và biển xâm thực; phục hồi và bảo tồn các hệ sinh thái biển quan trọng. Những thành tựu khoa học mới, tiên tiến, hiện đại trở thành nhân tố trực tiếp thúc đẩy phát triển bền vững kinh tế biển". Mục tiêu cụ thể đến năm 2030 có một số đặc điểm nổi bật sau: 1) về các chỉ tiêu tổng hợp về quản trị biển và đại dương, quản lý vùng bờ theo chuẩn mực quốc tế đạt mức nhóm nước trung bình cao trở lên trên thế giới; 2) Về kinh tế biển: các ngành kinh tế thuần biển đóng góp 10%GDP cả nước, kinh tế của 28 tỉnh, thành phố ven biển ước đạt 65- 70% GDP...; 3) về xã hội: Chỉ số phát triển con người các tỉnh, thành phố ven biển cao hơn mức trung bình cả nước, thu nhập bình quân đầu người ven biển gấp từ 1,2 lần trở lên so với thu nhập bình quân cả nước...; 4) Về khoa học, công nghệ, phát triển nguồn nhân lực biển: tiếp cận, tận dụng tối đa thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến và thuộc nhóm nước dẫn đầu trong ASEAN, có một số lĩnh vực khoa học và công nghệ biển đạt trình độ tiên tiến, hiện đại trên thế giới..; 5) về môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu, nước biển dâng: đánh giá được tiềm năng, giá trị các tài nguyên biển quan trọng, tối thiểu 50% diện tích vùng biển Việt Nam được điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển ở tỷ lệ bản đồ 1:500.000 và điểu tra tỷ lệ lớn ở một số vùng trọng điểm. Tiên phong trong khu vực về giảm thiểu chất thải nhựa đại dương... Tăng diện tích các khu bảo tồn biển, ven biển đạt tối thiểu 6% diện tích tự nhiên vùng biển quốc gia, phục hồi diện tích rừng ngập mặn ven biển tối thiểu bằng mức năm 2000. Có biện pháp phòng, tránh, ngăn chặn, hạn chế tác động của triều cường, xâm nhập mặn, xói lở bờ biển. Tầm nhìn đến năm 2045 được Chiến lược khẳng định là “Việt Nam trở thành quốc gia biển mạnh, phát triển bền vững, thịnh vượng, an ninh, an toàn; kinh tế biển đóng góp quan trọng vầo nền kinh tế đất nước, góp phần xây dựng nước ta thành nưởc công nghiệp hiện dại theo định hướng xã hội chủ nghĩa; tham gia chủ động và 16 trách nhiệm vào giải quyết các vấn để quốc tế và khu vực về biển và đại dương”. 4.3. Một số chủ trương lớn và khâu đột phá Nghị quyết số 36-NQ/TW tiếp tục kế thừa và khẳng định những định hướng chiến lược cơ bản, lâu dài mà Nghị quyết số 09- NQ/TW đề ra, đồng thời bồ sung 43 một số nội dung phù hợp với tình hình mới. Nghị quyết số 36-NQ/TW đề ra 05 chủ trương lớn về: 1) Phát triển kinh tế biển và ven biển; 2) Phát triển các vùng biển dựa trên lợi thế về diều kiện tự nhiên, hài hòa giữa bảo tổn và phát triển; 3) Bảo vệ môi trường, bảo tổn, phát triển bền vững đa dạng sinh học biển; chủ dộng ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng và phòng, chống thiên tai; 4) Nâng cao đời sống nhân dân, xây dựng văn hóa biển, xã hội gắn bó, thân thiện với biển; 5) Bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại và hợp tác quốc tế. - Về phát triển kinh tế biển và ven biển. Các ngành kinh tế thuần biển trong Nghị quyết số 36-NQ/TW được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên là: “Đến năm 2030, phát triển thành công, đột phá về các ngành kinh tế biển theo thứ tự ưu tiên: 1) Du lịch và dịch vụ biển; 2) Kinh tế hàng hảl; 3) Khai thác dầu khí và các tài nguyên khoáng sản biển khác; 4) Nuôi trổng và khai thác hải sản; 5) Công nghiệp ven biển; 6) Năng lượng tái tạo và các ngành kinh tế biển mới”. Đồng thời, để phát triển đồng bô, từng bước hình thành các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu đô thị sinh thái ven biển, Nghị quyết xác định: “Tập trung xây dựng và nhân rộng các mô hình khu kinh tế, khu công nghiệp sinh thái ven biển gắn với hình thành và phát triển các trung tâm kinh tế biển mạnh. Khu kinh tế ven biển phải đóng vai trò chủ đạo trong phát triển vùng và gắn kết liên vùng. Đổi mới tư duy trong xây dựng và thực hiện các quy hoạch, kế hoạch phát triển hệ thống đồ thị ven biển có cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đổng bộ, hiện đại theo mô hình, tiêu chí tăng trưởng xanh, đô thị thông minh. Đẩy nhanh xây dựng hoàn thiện kết cấu hạ tầng các khu kinh tế, khu công nghiệp ven biển theo hướng tiếp cận mô hình khu kinh tế, khu công nghiệp sinh thái, có súc hấp dẫn các nhà đầu tư, thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao; giải quyết tốt vấn đề mỗi trường, xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân”. Chủ trương mới xuyên suốt trong các ngành kinh tế biển và ven biển là phát triển dựa trên hệ sinh thái và hài hoà với tư nhiên; chuyển từ nền kinh tế khai thác và gây ô nhiễm môi trường sang kinh tế xanh, đầu tư vào vốn tự nhiên dựa trên nền tảng, thành quả của khoa học, công nghệ. - Về phát triển các vùng biển, phải dựa trên quy hoạch không gian biển; theo đó phân ra được “các vùng bảo vệ - bảo tồn, vùng đệm và vùng phát triển kinh tế - xã hội để phát triển bền vững kinh tế biển trên cơ sở phát huy tối đa lợi thế so sánh về điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, bản sắc văn hoá, tính đa dạng của hệ sinh thái, bảo đảm tính liên kết vùng, giữa địa phương có biển và không có biển”. Đối với vùng biển và ven biển phía Bắc (Quảng Ninh - Ninh Bình), tiếp tục xây dựng khu vực 44 Hải Phòng - Quảng Ninh trở thành trung tâm kinh tế biển, là cửa ngõ, động lực phát triển vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ gắn với cảng quốc tế Lạch Huyện; phát triển Quảng Ninh trở thành trung tâm du lịch quốc gia kết nối vớicác trung tâm du lịch quốc tế lớn của khu vực và thế giới. Vùng biển và ven biển Bắc Trung Bộ, Duyên hải Trung Bộ (Thanh Hoá - Bình Thuận), phát triển các cảng biển nước sâu trung chuyển quốc tế, cảng biển chuyên dụng gắn với các khu liên hợp công nghiệp, dầu khí, điện, năng lượng tái tạo, công nghiệp sạch; phát triển các trung tâm du lịch lớn; nuôi trổng, khai thác, chế biến hải sản, dịch vụ hậu cần và hạ tầng nghề cá. Vùng biển và ven biển Đông Nam Bộ (Bà Rịa- Vũng Tàu - Thành phố Hồ Chí Minh), phát triển căng biển container quốc tế, dịch vụ hậu cần cảng biển, dịch vụ bảo dảm an toàn hàng hải, công nghiệp khai thác, chế biến dầu khí, công nghiệp hỗ trợ và các dịch vụ ngành dầu khí. Vùng biển và ven biển Tây Nam Bộ (Tiền Giang - Cà Mau - Kiên Giang), tập trung xây dựng phát triển Phú Quốc thành trung tâm dịch vụ, du lịch sinh thái biển mạnh mang tẩm quốc tế; phát triển công nghiệp khí, chế biến khí, diện khí, năng lượng tái tạo, nuôi trổng, khai thác hải sản, dịch vụ hậu cần, hạ tẩng nghề cá; kết nối với các trung tâm kinh tế lớn trong khu vực và thế giới. - Về bảo vệ môi trường, bảo tồn, phất triển bền vững đa dạng sinh học biển, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng và phòng, chống thiên tai, Nghị quyết số 36- NQ/TW đặt quyết tâm chính trị phát triển kính tế biển xanh, dựa trên bảo tổn và phát triển đa dạng sinh học, thể hiện các cam kết với quốc tế, mở rộng diện tích và thành lập mới cốc khu vực bảo tồn biển, phục hồi các hệ sinh thái tự nhiên, đặc biệt là các rạn san hô, thảm cỏ biển, rừng ngập mặn, rừng phòng hộ ven biển. Bảo đảm phòng ngừa, ngăn chặn không để xảy ra các sư cố mồi trưởng, giảm thiểu và xử lỷ hiệu quả các nguồn gây ô nhiễm môi trường biển. Xây dựng các tiêu chí, yêu cầu kỹ thuật nghiêm ngặt theo chuẩn quốc tế vể môi trường đối với các dự án đẩu tư có nguy cơ ồ nhiễm môi trường cao khu vực ven biển, bảo đảm phòng ngừa, ngăn chặn không để xảy ra các sự cố gây ô nhiễm môi trường, giảm thiểu và xử lý hiệu quả các nguồn gây ô nhiễm. Nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo, chủ động phòng, tránh và giảm nhẹ thiệt hại thiên tai, động đất, sóng thần, thích ứng vđi biến đổi khí hậu, nước biển dâng trên cơ sở ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến, đặc biệt là áp dụng các mô hình thông minh có khả năng thích ứng, chống chịu với thiên tai và tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu. Đẩy mạnh các biện pháp phòng, chống biển xâm thực, xói lở bờ biển, ngập lụt, xâm nhập mặn... - Về nâng cao đời sống nhân dân, xây dựng vãn hóa hướng biển, xã hội gắn bó, 45 thân thiện vói biển, bên cạnh chú trọng phát huy bẳn sắc, giá trị lịch sử vầ văn hóa dân tộc, tri thức dốt đẹp trong ứng xử với biển, Nghị quyết đề K chủ trương nâng cao đờl sống, bảo đảm an ninh, an toàn cho dân cư vùng ven biển, trên đảo và những người lao động trên biển; nâng cao nhận thức về biển và đại dương, xây dựng xã hội, ý thức, lối sống, hành vi văn hoá gắn bó, thân thiện với biển; phát huy tinh thần tương thân tương ái của cộng đồng dân cư vùng biển, ven biển. Bảo đảm quyền tiếp cận, tham gia, hưông lợi và tráchnhiệm của người dân đối với biển một cách công bằng, bình dẳng. - Về bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại và hợp tác quốc tế, Nghị quyết tiếp tục đề ra các nguyên tắc cơ bản khẳng định những quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ lớn về bảo vệ chủ quyền biển, đảo; đồng thời đặt ra những nhiệm vụ mới trong xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng chính quy, tinh nhuệ và lực lượng thực thi pháp luật trên biển từng bước hiện đại; không ngừng củng cố, tăng cường thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân trên biển; bâo đảm khả năng xù lý tốt các tình huống trên biển; đõ năng lực bảo vệ, giữ vững độc lập, chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán và lợi ích quốc gia trên biển. Tiếp tục khẳng định tư tường xuyên suốt trong công tác đối ngoại, hợp tác quốc tế là kiên trì xây dựng và duy trì môi trường hoà bình, Ổn định, trật tự pháp lý trên biển, tạo cơ sở cho việc khai thác, sử dụng biển an toàn, hiệu quả. Tăng cường, mở rộng quan hệ đối ngoại, hợp tác quốc tế để chủ động tham gia và đóng góp tích cực vào nỗ lực chung của công đồng quốc tế trong việc bảo tồn và sử dụng bền vững biển, đại dương; đồng thời tranh thủ tối đa các nguồn lực, sự hỗ trợ quốc tế để nâng cao năng lực quản lý và khai thác biển, trong đó chú trọng các lĩnh vực khoa học, cồng nghệ, tri thức và đào tạo nhân lực. Để bảo đảm triển khai có trọng tâm, trọng điểm, Nghị quyết số 36-NQ/TW đề ra 03 khâu đột phá về: 1) Hoàn thiện thể chế phát triển bền vững kinh tế biển, Ưu tiên hoàn thiện hành lang pháp lý, đổi mới, phát triển mô hình tăng trưởng xanh. Bảo vệ môi trường, nâng cao năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh quốc tế của các ngành kinh tế biển, các vùng biển, ven biển; hoàn thiện cơ chế quản lý tổng hợp và thống nhất về biển. Rà soát, điều chỉnh, bổ sung và lập mới các quy hoạch liên quan đến biển, bảo đảm tính liên kết, đồng bộ giữa các ngành, địa phương. 2) Phát triển khoa học, công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực biển chất lượng cao, thúc đẩy đổi mới, sáng tạo, tận dụng thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến, khoa học, công nghệ mới, thu hút chuyên gia, nhà khoa học hàng đầu, nhân lực chất lượng cao. 3) Phát triển kết cấu hạ tầng da mục tiêu, đổng bộ, mạng lưới giao thông kết nối các 46 trung tâm kinh tế lớn của cả nước, các khu công nghiệp, khu đô thị, các vùng biển với các cảng biển dựa trên hệ sinh thái kinh tế vầ tự nhiên, kết nối chiến lược Bắc - Nam, Đông - Tây giữa các vùng trong nước và với quốc tế. 4.4. Các giải pháp chủ yếu Một là, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về phát triển bền vững biển, tạo đồng thuận trong toàn xã hội. Hai là, hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch về phát triển bền vững biển. Ba là, phát triển khoa học, công nghệ và tăng cường điều tra cơ bản biển. Bốn là, đẩy mạnh giáo dục, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực biển. Năm là, tăng cường năng lực bâo đảm quốc phòng, an ninh, thực thi pháp luật trên biển. Sáu là, chủ động tăng cường và mở rộng quan hệ đối ngoại, hợp tác quốc tế vể biển. Bảy là, huy động nguồn lực, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư cho phát triển bền vững biển, xây dựng các tập đoàn kinh tế biển mạnh. Ngoài các giải pháp chủ yếu trên, để phát triển lâu dài và bển vững kinh tế biển trong bối cảnh hội nhập với thế giới, trên cơ sở các quan điểm, mục tiêu, chủ trương lớn chung cần có một kế hoạch tổng thể và kế hoạch 5 năm, cụ thể hoá các quan điểm, mục tiêu và định hướng chiến lược; xác định rõ các nhiệm vụ cấp bách, nhiệm vụ thường xuyên, có lộ trình và phân công cụ thể. Tăng cưởng năng lực, vai trò quản lỷ nhà nước, xây dựng cơ chế điều phối liên ngành trong quản lỷ nhà nước về biển, đảo. Lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan, bộ, ngành, địa phương rà soát, điều chình, bổ sung các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình phát triển có liên quan; hoàn thiện đồng bộ các văn bản dưới luật, cơ chế, chính sách phát triển bền vững kinh tế biển phù hợp với tình hình và điều kiện của mỗi vùng, miền, địa phương; thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện./. 47 KẾT LUẬN Biển và yêu cầu phát triển bền vững đang là chủ đề nhận được sự quan tâm sâu rộng cùa rất nhiều quốc gia trên thế giới. Hệ sinh thái biển khỏe mạnh, vùng bờ biển được bảo vệ tốt, sử dụng hợp lý luôn đóng vai trò quan trọng giúp tăng trường kinh tế bển vững, xóa nghèo đói, tạo việc làm cho người dân ven biển. Ở cấp độ toàn cầu, bảo vệ biển còn là một cam kết quan trọng cùa tất cả các quốc gia trong nỗ lực chống biến đổi khí hậu, hạn chế thiên tai và giảm thiểu ô nhiễm môi tnrờng. Trong khi biển có thể tiếp tục đóng góp to lớn cho sự phát triển, đem lại sự giàu có cho các quốc gia, thì hoạt động cùa con người vẫn đang gây ra những tổn hại nghiêm trọng tới biển và các hệ thống biển. Việc khai thác tài nguyên biển không hợp lý (nhất là đánh bẳt cá quá mức, xả thải ra biển, gây ô nhiễm biển bàng chất thải nhựa khó phân hủy, năng lực quản lý biển yếu kém, v.v.) đang là những thách thức to lớn đối với việc duy trì sự gắn kết giữa biển và vấn để phát triển bền vững trên thế giới. Việt Nam là một quốc gia biển, có rất nhiều lợi thế từ biển. Động lực phát triển nhanh và bền vững đất nước trong tương lai có một phần hết sức quan trọng là từ biển. Đảng và Nhà nước Việt Nam đã sớm nhận thức được điều này và đưa ra nhiều chủ trương, chính sách về phát triển kinh tế, xà hội dựa vào biển và đảm bào quốc phòng, an ninh trên biển. Dù vậy, trong bối cảnh mới khi đòi hỏi về phát triển bền vững biển ngày càng tăng lên ở cả cấp độ quốc gia và toàn cầu, thì Việt Nam vẫn tiểp tục phải nâng cao nhận thức, đổi mới tư duy, thay đổi cách làm để có tiếp cận tổng thể, toàn diện hơn tới biển và khai thác, sử dụng bền vững các nguồn lực từ biển, đạc biệt, khoa học và công nghệ phải trở thành động lực phát triển các lĩnh vực liên quan đến kinh tế biển. Nhà nước cần khuyến khích đẩy mạnh và mở rộng hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực ứng dụng khoa học và công nghệ, chuyển giao công nghệ sạch hơn, thân thiện với môi trường biển, năng lượng biển tái tạo, các mô hình thích ứng với biến đổi khí hậu. Đồng thời, cân nhắc các vấn đề môi trường - tài nguyên biển và rủi ro vào các dự án đầu tư phát triển, các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở vùng ven biển, biển và hải đảo. Trong giai đoạn tới, các quốc gia cạnh tranh trên đại dương sẽ khốc liệt hơn nhằm tranh giành ảnh hưởng và khả năng kiểm soát đại dương. Đây sẽ là một trong những tiêu chí đánh giá tiềm lực quốc gia nên phát triển kinh tế biển cần đi trước một bước. 48 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Rethinking Innovation for a Sustainable Ocean Economy, OECD 2. OECD work in support of a sustainable ocean, OECD 3. The Ocean Economy in 2030 4. Tạp trí cộng sản, 2018 5. Phát triển kinh tế biển, tiềm năng, thách thức và định hướng, Thiennhien.net, 2018 6. Đỗ Ngọc Toàn, Tiến trình phát triển kinh tế biển và chiến lược hiện nay của Trung Quốc, Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, 2019. 7. Nguyễn Thị Bích Thủy, Chính sách khai thác tài nguyên biển của Nhật Bản, Báo Tài nguyên và Môi trường, 2018. 8. Nguyễn Thanh Minh, Chiến lược phát triển kinh tế biển của Úc, Tạp chí Những vấn đề kinh tế và chính trị thế giới, 2019. 9. BCH TW Đảng, Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22/10/2018 về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 10. Sách Khoa học và Công nghệ Việt Nam từ năm 2014-2019.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftai_lieu_vai_tro_cua_khoa_hoc_cong_nghe_va_doi_moi_sang_tao.pdf
Tài liệu liên quan