Tầm soát một số bệnh lây qua đường truyền máu trong mẫu máu của người hiến máu tự nguyện tại bệnh viện Đa khoa khu vực tỉnh An Giang năm 2009 - 2011

ĐỀ NGHỊ Để thuận tiện cho việc giám sát người hiến máu tự nguyện, chúng tôi đề nghị nên sử dụng lại thẻ hiến máu lần trước, mỗi lần nhận máu chúng ta sẽ ghi tiếp tục trên thẻ hiến máu đã cấp lần trước hoặc mỗi lần hiến máu người cho máu nên trình lại thẻ hiến máu tự nguyện đã cấp lần trước. Đề nghị ban vận động (Hội Chữ Thập Đỏ) nên căn cứ vào tiêu chuẩn và qui định cụ thể đối với người cho máu để lên kế hoạch vận động phù hợp đảm bảo chất lượng máu cho, đảm bảo sức khoẻ người cho và đảm bảo nhu cầu cung ứng được đều đặn. Do sử dụng test Elisa để sàng lọc trên các bọc máu nên giá thành khá cao, đề nghị cơ sở nên có ý kiến với sở y tế về việc nâng giá thành bọc máu trong sử dụng điều trị. Đề nghị phòng Y vụ nên cho người theo hỗ trợ cấp phát phiếu, hướng dẫn người hiến máu tự nguyện ghi những kê khai của bản thân và ra thẻ hiến máu nhân đạo để nắm rõ số liệu, tình hình công tác hiến máu nhân đạo trong bệnh viện.

pdf5 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 07/02/2022 | Lượt xem: 118 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tầm soát một số bệnh lây qua đường truyền máu trong mẫu máu của người hiến máu tự nguyện tại bệnh viện Đa khoa khu vực tỉnh An Giang năm 2009 - 2011, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học 402 TẦM SOÁT MỘT SỐ BỆNH LÂY QUA ĐƯỜNG TRUYỀN MÁU TRONG MẪU MÁU CỦA NGƯỜI HIẾN MÁU TỰ NGUYỆN TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC TỈNH AN GIANG NĂM 2009 - 2011 Nguyễn Thu Lộc* TÓM TẮT Mục tiêu: Tầm soát tình hình nhiễm một số bệnh: HBV, HCV, HIV, USR trên những bọc máu của người hiến máu tự nguyện. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Tất cả những trường hợp tự nguyện hiến máu trong chương trình “Hiến Máu Nhân Đạo” từ 10/03/2009 đến 10/03/2011. Hồi cứu dữ liệu lưu trữ của những người hiến máu tự nguyện trong 2 năm (10/03/2009 đến 10/03/2011). Kết quả: Với việc sàng lọc 7059 túi máu kết quả tỷ lệ nhiễm bệnh thu được như sau: 730 trường hợp nhiễm HBV (10,44%); 71 trường hợp nhiễm HCV (1,00%); 21 trường hợp nhiễm HIV(0,30%); 149 trường hợp nhiễm Giang mai (2,11%). Kết luận: Qua kết quả này chúng tôi hy vọng báo động phần nào khả năng lây nhiễm bệnh ngày càng cao trong các đối tượng hiến máu tự nguyện, nếu chúng ta không chọn lọc kỹ sinh phẩm để sàng lọc các túi máu trước khi đưa vào sử dụng cho điều trị. Từ khóa: bệnh lây qua đường truyền máu, hiến máu tự nguyện, virus HIV, HCV, HBV, giang mai. ABSTRACT SCREENING THE TRANSFUSION-TRANSMISSIBLE INFECTIONS (TTIs) IN THE BLOOD SAMPLE OF VOLUNTARY BLOOD DONORS AT THE GENERAL AREA HOSPITAL OF AN GIANG PROVINCE FROM 2009 – 2011 Nguyen Thu Loc * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 4 - 2011: 402 - 406 Aim: Evaluate the rates of TTIs (HBV, HCV, HIV, Syphilis). Methods: A - cross sectional study was performed in 7059 blood donors. Diagnosis was made by Elisa test (MONOLISAR AgHBs PLUS, MONOLISAR anti – HCV PLUS version 2, GENSCREENR PLUS HIV Ag – Ab, Syphilis Total Antibody EIA). Results: The rates of TTIs including HBV, HCV, HIV, Syphilis were 10.44%, 1%, 0.30%, 2.11% respectively. Conclusion: The incidences of these infections were high in blood donors. So we should perform carefully screening test for these infections in blood donors. Keyword: TTIs, voluntary blood donors, HBV, HCV, HIV, Syphilis. ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh viện Đa Khoa Khu Vực Tỉnh An Giang là một bệnh viện lớn nằm tại khu vực thị xã Châu Đốc, chịu trách nhiệm chỉ đạo tuyến cho 5 huyện gồm: Tịnh Biên, An Phú, Phú Châu, Châu Phú và Bệnh viện Châu Đốc. Hằng năm bệnh viện tiếp nhận một lượng bệnh nhân khá * Bệnh Viện Đa Khoa khu vực Tỉnh An Giang Tác giả liên lạc: ThS. DS Nguyễn Thu Lộc, ĐT: 0918.385.534, Email: locchaudoc@gmail.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học 403 đông, cùng với sự gia tăng về số lượng bệnh nhân điều trị mỗi năm thì nhu cầu số lượng máu cần cho điều trị cũng gia tăng, nhưng hiện nay khả năng tự thu nhận máu của bệnh viện còn thấp so với nhu cầu. Vì vậy để cung cấp đầy đủ máu và các sản phẩm máu có chất lượng tốt cho nhu cầu điều trị người bệnh trong các cơ sở y tế, bệnh viện chủ trương đẩy mạnh phong trào hiến máu nhân đạo với sự vận động và hỗ trợ của Hội Chữ Thập Đỏ Tỉnh. Với mong muốn nguồn máu tình nguyện phát huy đúng tác dụng, công tác truyền máu đạt hiệu quả cao, đảm bảo độ an toàn trong khâu cung cấp máu truyền, đảm bảo hiệu quả điều trị bệnh, hạn chế việc lây lan các bệnh trong giai đoạn cửa sổ, để người cho máu đủ sức khỏe có thể cho máu lại và cho máu nhiều lần, chúng tôi thực hiện khảo sát tỷ lệ nhiễm một số bệnh như HBV, HCV, HIV, Giang mai, được qui định trong “Điều Lệnh Truyền Máu” do Bộ Y Tế ban hành bằng các thử nghiệm ELISA trên tất cả những trường hợp hiến máu nhân đạo tại Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Tỉnh, từ 10/03/2009 đến 10/03/2011. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát Xác định tỷ lệ nhiễm một số bệnh được qui định trong “Điều Lệnh Truyền Máu”do Bộ Y Tế ban hành trên những người hiến máu tự nguyện: viêm gan B (HBV), viêm gan C (HCV), hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV), Giang Mai (Syphilis) trong thời gian 2 năm (10/03/2009 đến 10/03/2011). Mục tiêu cụ thể Xác định tỷ lệ hiến máu theo tuổi và giới tính trên người hiến máu tự nguyện. Xác định tỷ lệ người hiến máu tự nguyện bị nhiễm bệnh theo giới tính, từ 10/03/2009 đến 10/03/2011. Xác định tỷ lệ người cho máu tự nguyện bị nhiễm viêm gan siêu vi B, viêm gan siêu vi C, HIV, Giang mai, từ 10/03/2009 đến 10/03/2011. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết Kế Nghiên Cứu Hồi cứu cắt ngang. Đối Tượng Nghiên Cứu Gồm tất cả những trường hợp tự nguyện hiến máu trong chương trình “Hiến Máu Nhân Đạo” từ 10/03/2009 đến 10/03/2011. Phương Pháp Nghiên Cứu Hồi cứu tất cả những dữ liệu thu thập được đối với các đối tượng cho máu tự nguyện từ 10/03/2009 đến 10/03/2011. Sử dụng các thử nghiệm ELISA để sàng lọc. -Sinh phẩm chẩn đoán xác định HIV là GENSCREENR PLUS HIV Ag - Ab do Trung Tâm Y Tế Dự Phòng Tỉnh An Giang cung cấp. -Sinh phẩm chẩn đoán xác định viêm gan siêu vi B dương tính là MONOLISAR AgHBs PLUS. -Sinh phẩm chẩn đoán xác định viêm gan siêu vi C dương tính là MONOLISAR anti – HCV PLUS version 2. -Sinh phẩm chẩn đoán xác định Giang Mai dương tính là Syphilis Total Antibody EIA. -Tất cả các sinh phẩm trên do Phòng Xét Nghiệm Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Tỉnh chọn lựa, theo qui định cho phép của Trung Tâm Y Tế Dự Phòng Tỉnh và Bộ Y Tế. Máy sử dụng đọc kết quả Elisa là PR 2100, máy rửa PX 40, máy ủ 370C. Xử lý số liệu thu thập được bằng chương trình SPSS FOR WINDOWS 15.0 và hệ thống MS – EXCEL trong Microsoft Office. KẾT QUẢ Bảng 1: Tỷ lệ hiến máu theo tuổi và giới tính trên người hiến máu tự nguyện Giới tính Tuổi Nam % Nữ % N % 16-25 1935 27,41 650 9,21 2585 36,62 26-35 1638 23,20 659 9,34 2297 32,54 36-45 800 11,33 617 8,74 1417 20,07 46-55 367 5,20 318 4,50 685 9,70  56 65 0,92 10 0,14 75 1,06 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học 404 Giới tính Tuổi Nam % Nữ % N % TC 4805 68,07 2254 31,93 7059 100 Bảng 2: Tỷ lệ phân bố bệnh theo tuổi và giới tính trên người hiến máu tình nguyện Nam Nữ Tuổi Cho % Bệnh % Cho % Bệnh % 17 – 25 1935 40,27 229 4,77 650 28,84 61 2,7 26 – 35 1638 34,09 245 5,10 659 29,24 84 3,7 36 – 45 800 16,65 150 3,12 617 27,37 56 2,5 46 – 55 367 7,64 79 1,64 318 14,11 45 2,0  56 65 1,35 27 0,56 10 0,44 2 0,1 TC 4805 100 730 15,19 2254 100 248 11,00 Bảng 3:Tỷ lệ phân bố từng loại bệnh theo giới tính trên người hiến máu tình nguyện HBV HCV HIV USR Bệnh Giơí Tính N n % n % n % n % nam 4805 576 8,27 52 0,73 10 0,14 92 1,31 nữ 2254 161 2,28 19 0,27 11 0,16 57 0,80 N 7059 737 10,44 71 1,00 21 0,30 149 2,11 Bảng 4: Tỷ lệ phân bố bệnh theo nhóm máu trên người hiến máu tình nguyện Hbv Hcv Hiv Usr Bệnh Nhóm máu N Cho N Bệnh % N Bệnh % N Bệnh % N Bệnh % O 2688 290 4,10 27 0,38 9 0,13 47 0,67 A 1466 155 2,20 20 0,28 3 0,04 41 0,58 B 2392 245 3,47 16 0,23 9 0,13 52 0,73 AB 513 47 0,67 8 0,11 0 0 9 0,13 N 7059 737 10,44 71 1,00 21 0,30 149 2,11 BÀN LUẬN Trong nghiên cứu 7059 trường hợp hiến máu tự nguyện (HMTN), chúng tôi tính được tỷ lệ nhiễm bệnh chung trong bọc máu 13,85% (978 bọc máu nhiễm bệnh / 7059) trong đó: viêm gan siêu vi B là 10,44%, tỷ lệ người HMTN có kháng thể viêm gan siêu vi C là 1%, tỷ lệ người HMTN bị nhiễm HIV là 0,30%, tỷ lệ người HMTN bị nhiễm giang mai là 2,11% (bảng 3), qua kết quả sàng lọc máu này chúng tôi thấy chúng tôi đã phát hiện tỷ lệ nhiễm HBV thấp hơn so với nghiên cứu trước đây(5) (10,80% <16,16%), với kỹ thuật Elisa những mẫu cho kết quả OD < 0,400 (dương tính) thì rapid test là âm tính, vì vậy khi sử dụng kỹ thuật Elisa chúng tôi đã loại những bọc máu mà theo chúng tôi là những bọc máu nhiễm bệnh đang ở giai đoạn cửa sổ. Qua đó chúng tôi có một số nhận xét như sau: Về giới tính Tầm soát này được tiến hành trên số trường hợp nam và nữ không như nhau (nam 4805, nữ 2254) (bảng 1), tỷ lệ giới nam đạt 68,05%, tỷ lệ giới nữ đạt 31,93%, khác biệt này có ý nghĩa thống kê với P< 0,05, nghiên cứu cũng cho thấy như nghiên cứu năm 2006 của chúng tôi, những người hiến máu tự nguyện đa số là nam. Về tuổi Trong nghiên cứu này nếu so với năm 2006(5) thì có nhiều tiến bộ hơn vì người hiến máu đa số tập trung ở lứa tuổi 17-35 (4882 người, không có người ở tuổi 16), chiếm tỷ lệ 69,16% (trong lứa tuổi này tỷ lệ giới nam đạt 50,61%, tỷ lệ giới nữ đạt 18,55%) (bảng 2), tuổi cao nhất ở nam là > 60 (61 tuổi hai người, 63 tuổi một người, 65 tuổi bốn người, 67 tuổi một người), tuổi cao nhất ở nữ là 60 (một ở tuổi 60), tuổi trung bình chung của hai giới là 31,07  0,11 (ở nam 30,14  0,14 và nữ 33,07  0,21). Về tỷ lệ nhiễm bệnh viêm gan siêu vi B Theo Phạm Hoàng Phiệt thì Việt Nam nằm trong vùng dịch tễ cao của Viêm Gan Siêu Vi B, ước tính có khoảng 10 triệu người mang HBsAg, tỷ lệ mang HBsAg cao nhất ở lứa tuổi từ 41 – 50 chiếm 18,7%(8), trong khảo sát này thì tỷ lệ nhiễm bệnh là10,44% (cao nhất là ở lứa tuổi 26 – 35 chiếm), nếu so với báo cáo của Đoàn Văn Hoan Bệnh Viện Đa Khoa Hải Dương (28/10/2005) 16,7%(2) thì việc phát hiện của chúng tôi còn thấp, nhưng nếu so với nghiên cứu của Trần Văn Bảo Bệnh Viện Chợ Rẫy (1999) tỷ lệ nhiễm bệnh viêm gan siêu vi B trên HMTN là 7,25%(10), của Trương Thị Kim Dung (1998) 8,66%(11) thì tỷ lệ 10,44% do chúng tôi phát hiện cao hơn khá nhiều, nếu đối chiếu lại với nghiên cứu của bệnh viện chúng ta năm 2006 thì tỷ lệ này cho thấy có sự khác biệt không cao (10,44% > 9,66%)(7), nếu tầm soát theo giới tính thì trong báo cáo năm 1994 của Lê Khắc Thọ, Lê Văn Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học 405 Quân tại Bình Thuận với tỉ lệ nam 21,3%, nữ 15%(4) của chúng tôi tỉ lệ nhiễm ở nam 8,27 %, nữ 2,28% theo chúng tôi điều này đã phản ảnh phần nào tình hình nhiễm bệnh ở địa phương cũng tương đối không cao. Về tỷ lệ nhiễm bệnh viêm gan siêu vi C Theo tìm hiểu của chúng tôi trên tài liệu sách báo, trên Internet liên quan đến HCV thì tỷ lệ nhiễm anti – HCV trong cộng đồng ở Việt Nam cho đến nay vẫn chưa thể hiện đầy đủ, nhưng trong một báo cáo toàn cầu năm 2005 cho thấy tỉ lệ nhiễm chung là 2,856%, riêng ở châu Á là 3,55%(9), Trương Xuân Liên trong luận văn tốt nghiệp cho biết tần suất nhiễm HCV ở người bình thường là 2,53%(12), Châu Hữu Hầu và cs trong một nghiên cứu cộng đồng dân cư huyện Tân Châu, An Giang tỷ lệ là 4,1%(1), trong báo cáo của Nguyễn Thị Huỳnh, Trần Thị Duyên tại Bệnh Viện Hai Bà Trưng Hà Nội tỷ lệ nhiễm anti – HCV trên người hiến máu tự nguyện là 3,3%(7), Hoàng Đăng Mịch và cs trong một nghiên cứu năm 2000 tại Hải Phòng cho thấy tỉ lệ người cho máu lặp lại bị nhiễm là 7,5 %(3), nếu so sánh với nghiên cứu 2001 của Nguyễn Ngọc Minh và cs tỉ lệ nhiễm Anti- HCV ở nông thôn và thành thị là 0,81% - 0,85%(6) còn nghiên cứu của chúng tôi hiện là 1% thấp hơn nhiều so với các nghiên cứu trên, nhưng không cao hơn của Nguyễn Ngọc Minh và cs là bao nhiêu . Về tỷ lệ nhiễm HIV Trong báo cáo mới đây theo nguồn AIDS và cộng đồng số 05/2011 cho biết tổng số trường hợp nhiễm HIV/AIDS còn sống: 183,938, tổng số trường hợp mắc AIDS còn sống: 44,022, tổng số trường hợp đã chết do AIDS: 49,477, nếu đi ngược lại thời gian trước đây trong một báo cáo đánh giá tình hình hiến máu tự nguyện tại Hội Chữ Thập Đỏ thành phố Hồ Chí Minh 1995 – 1998 Trương Thị Kim Dung đã tính được tỷ lệ nhiễm anti–HIV 0,36%(11), ở Bệnh Viện Hai Bà Trưng Hà Nội tỷ lệ nhiễm anti–HIV từ năm 1994 – 1999 là 0,02%(7), trong báo cáo của Trần Văn Bảo ở Bệnh Viện Chợ Rẫy năm 1999 vẫn chưa phát hiện ca nhiễm bệnh nào ở người hiến máu tự nguyện(10), trong nghiên cứu này chúng tôi tính được tỷ lệ nhiễm anti - HIV là 0,30%, điều này cho thấy tỷ lệ nhiễm anti-HIV đang ngày một tăng cao trong những đối tượng hiến máu tự nguyện. Về tỷ lệ nhiễm giang mai Trước tháng 03/2009 bệnh viện chúng tôi sử dụng test RPR và VDRL để loại bệnh giang mai trên bọc máu, tỷ lệ phát hiện khá ít chỉ ở vào khoảng 0,01% năm, sau tháng 03/2009 chúng tôi sử dụng test Elisa để sàng lọc thì tỷ lệ phát hiện 2,11% (bảng 3); nếu so với báo cáo của Nguyễn Thị Huỳnh, Trần Thị Duyên có tỉ lệ nhiễm là 4%, thì phát hiện của chúng tôi thấp hơn, nhưng nếu đối chiếu với của tỷ lệ nhiễm 1% trong báo cáo của Trần Văn Bảo ở Bệnh Viện Chợ Rẫy thì tỉ lệ nhiễn giang mai chúng tôi phát hiện khá cao (2,11% > 1,00%), tỷ lệ phát hiện bệnh này còn cao hơn tỷ lệ phát hiện anti- HCV và anti- HIV trong nghiên cứu. Tỷ lệ máu hủy chung trong 2 năm (10/03/2009 – 10/03/2011) là 13,85% (978/7059; 978 đơn vị máu nhiễm bệnh) về số lượng máu hủy do bệnh này chúng ta có thể chấp nhận được, trong 2 năm nghiên cứu này chúng tôi đã phân bố được thời gian lấy máu nên ít bị hủy máu quá hạn dùng, điều này cho thấy bên phía vận động đã phối hợp tốt với cơ sở nhận máu, vận động phong trào rải đều, phân bố thời gian khá hợp lý. ĐỀ NGHỊ Để thuận tiện cho việc giám sát người hiến máu tự nguyện, chúng tôi đề nghị nên sử dụng lại thẻ hiến máu lần trước, mỗi lần nhận máu chúng ta sẽ ghi tiếp tục trên thẻ hiến máu đã cấp lần trước hoặc mỗi lần hiến máu người cho máu nên trình lại thẻ hiến máu tự nguyện đã cấp lần trước. Đề nghị ban vận động (Hội Chữ Thập Đỏ) nên căn cứ vào tiêu chuẩn và qui định cụ thể đối với người cho máu để lên kế hoạch vận động phù hợp đảm bảo chất lượng máu cho, đảm bảo Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học 406 sức khoẻ người cho và đảm bảo nhu cầu cung ứng được đều đặn. Do sử dụng test Elisa để sàng lọc trên các bọc máu nên giá thành khá cao, đề nghị cơ sở nên có ý kiến với sở y tế về việc nâng giá thành bọc máu trong sử dụng điều trị. Đề nghị phòng Y vụ nên cho người theo hỗ trợ cấp phát phiếu, hướng dẫn người hiến máu tự nguyện ghi những kê khai của bản thân và ra thẻ hiến máu nhân đạo để nắm rõ số liệu, tình hình công tác hiến máu nhân đạo trong bệnh viện. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Châu Hữu Hầu, Hà văn Tâm, Phạm Ngọc Đính, Đoàn Huy Hậu (1996), Tình trạng nhiễm virus VG lây truyền ngoài đương tiêu hóa (HBV, HDV, HCV) ở cộng đồng dân cư huyện Tân Châu Tỉnh An giang, Kỷ yếu các công trình nghiên cứu khoa học, trường Đại học Y khoa Hà Nội, tr 179 -187. 2. Đoàn Văn Hoan (2005), Các báo cáo đề tài khoa học trong hội nghị Sinh Hóa toàn quốc, Bệnh Viện Đa Khoa Hải Dương, ngày 26 - 29/10/2005. 3. Hoàng Đăng Mịch, Đỗ Trung Phấn, Nguyễn Hoàng Tuấn (2000), Tỉ lệ nhiễm virus viêm gan C ở một số nhóm đối tượng Hải Phòng, Tạp chí Y học Việt Nam, số 2: 25-30. 4. Lê Khắc Thọ, Lê Văn Quân (1994), Tỷ lệ mang HBsAg trong nhóm người bình thường tại Bình Thuận, Vệ sinh phòng dịch, tập IV, phụ bản 1994, số 3 (16): tr11 5. Ngô Hùng Sơn, Nguyễn Thu Lộc và cs (2006), Tình hình nhiễm bệnh trong hiến máu nhân đạo Bệnh viện đa khoa khu vực tỉnh, Báo cáo khoa học năm 2006. 6. Nguyễn Ngọc Minh, Nguyễn Đình Ái, Trần Xuân Chương (2001), Nghiên cứu tỉ lệ người mang HBsAg và Anti - HCV ở người hiến máu nhân đạo tỉnh Thừa Thiên - Huế trong 5 năm 1997 – 2001, Tạp chí Y học thực hành, số 11: 12-14 7. Nguyễn Thị Huỳnh, Trần Thị Duyên và cs (1999), Nhận xét tỷ lệ các bệnh nhiễm trùng qua đường truyền máu tại bệnh viện Hai Bà Trưng Hà Nội, Các báo cáo đề tài khoa học, Hội nghị khoa học lần thứ III, Hội Huyết học Truyền máu Việt Nam, 4- 5/3/2000. 8. Phạm Hoàng Phiệt.(2001), Tổng Quan Tình Hình Viêm Gan B ở Việt Nam, Báo cáo khoa học ngày 23/10/2001. 9. Quer J, Esteban Mur JI (2005), Epidemiology of HCV, Viral Hepatitis, Blackwell, 3rd edition, pp 407 – 425. 10. Trần Văn Bảo (1999), Khảo sát các bệnh nhiễm trùng trên một số đối tượng cho máu tại bệnh viện Chợ Rẫy năm 1999, Các báo cáo đề tài khoa học, Hội Huyết học Truyền máu Việt Nam 4- 5/3/2000. 11. Trương Thị Kim Dung (2000), Đánh giá tình hình hiến máu tình nguyện tại Hội Chữ Thập Đỏ TP Hồ Chí Minh trong 4 năm 1995-1996-1997-1998, Các báo cáo đề tài khoa học, Hội nghị khoa học lần thứ III Hội Huyết học Truyền máu Việt Nam, 4- 5/3/2000. 12. Trương Xuân Liên (1994), Tình hình nhiễm virus viêm gan C tại thành phố Hồ Chí Minh, Luận án PTS khoa học Y Dược, Hà Nội.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftam_soat_mot_so_benh_lay_qua_duong_truyen_mau_trong_mau_mau.pdf
Tài liệu liên quan