Tăng cường công tác phổ biến giáo dục pháp luật cho sinh viên Đại học Đà Nẵng

Một là, tiếp tục nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác phổ biến giáo dục pháp luật cho cán bộ, viên chức và sinh viên. Đề cao trách nhiệm của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật, cơ quan truyền thông đại chúng và cán bộ, viên chức chuyên trách làm nhiệm vụ tuyên truyền, PBGDPL của ĐHĐN. Hai là, bổ sung đủ số lượng, tăng cường năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác PBGDPL, tổ chức tập huấn, cung cấp tài liệu, bồi dưỡng kiến thức pháp luật nhằm nâng cao chất lượng đội phụ trách công tác PBGDPL và báo cáo viên pháp luật. Ba là, thường xuyên triển khai việc PBGDPL kịp thời, có tính cập nhật, nội dung phù hợp với đội ngũ cán bộ, viên chức và sinh viên trong ĐHĐN. Bốn là, đổi mới mạnh mẽ phương thức PBGDPL; đa dạng hoá các loại hình hoạt động, tổng kết và nhân rộng các hình thức, biện pháp có hiệu quả để kiến thức pháp luật thực sự là nhu cầu học tập của cán bộ, viên chức và sinh viên. Tăng cường ứng dụng Công nghệ thông tin trong công tác PBGDPL. Năm là, xây dựng, hoàn thiện và phát huy cơ chế phối hợp trong công tác PBGDP giữa ĐHĐN và các đơn vị liên quan, giữa chính quyền và các tổ chức đoàn thể trong ĐHĐN. Sáu là, thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, đánh giá, hướng dẫn việc thực hiện kế hoạch PBGDPL, kịp thời động viên khen thưởng các đơn vị, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác PBGDPL. Bảy là, tăng cường cơ sở vật chất cho công tác PBGDPL, cần chú trọng việc huy động kinh phí từ các dự án, chương trình mục tiêu và các nguồn kinh phí khác phục vụ cho công tác này.

pdf7 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 20/01/2022 | Lượt xem: 304 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tăng cường công tác phổ biến giáo dục pháp luật cho sinh viên Đại học Đà Nẵng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UED JOURNAL OF SOCIAL SCIENCES, HUMANITIES AND EDUCATION VOL.2, NO.3 (2012) 87 TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Huỳnh Bọng* Huynh TÓM TẮT Phổ biến, giáo dục pháp luật đã và đang trở thành một trong những nhiệm vụ quan trọng của các cơ quan Nhà nước, các đoàn thể quần chúng, các tổ chức xã hội và được xã hội ngày càng quan tâm. Làm tốt công tác phổ biến giáo dục pháp luật là góp phần giáo dục đạo đức, lối sống, hình thành nhân cách, rèn luyện hành vi ứng xử cho sinh viên ngay từ trên ghế nhà trường, tạo nếp sống, hành động "sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật". Từ khoá: pháp luật, giáo dục, pháp luật, phổ biến, sinh viên, Đại học Đà Nẵng, 1. Đặt vấn đề Thực hiện Chỉ thị số 32/CT-TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân và các văn bản chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL); trong thời gian qua, ngành giáo dục đã triển khai công tác PBGDPL bằng nhiều hình thức để từng bước nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác này trong toàn ngành. Qua đó, ý thức pháp luật của cán bộ, nhà giáo, người lao động, người học từng bước được nâng lên góp phần quan trọng vào việc ổn định môi trường giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện đối với thế hệ trẻ. Tuy nhiên, công tác PBGDPL của ngành, của Đại học Đà Nẵng (ĐHĐN) vẫn còn không ít hạn chế, thể hiện ở nhận thức của một số đơn vị về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác này chưa đúng mức; chương trình, nội dung PBGDPL còn dàn trải, nặng về lý thuyết và chưa thống nhất ở các trường đại học, cao đẳng không chuyên luật; hình thức và phương pháp PBGDPL chậm được đổi mới; hoạt động PBGDPL ngoại khoá còn đơn điệu, thiếu hấp dẫn; đội ngũ nhà giáo, cán bộ làm công tác PBGDPL còn thiếu về số lượng, năng lực của một số cán bộ chưa đáp ứng được yêu cầu mới; kinh phí, tài liệu, trang thiết bị phục vụ công tác PBGDPL còn nhiều khó khăn; cơ chế phối hợp các lực lượng làm công tác PBGDPL cho sinh viên chưa thực sự có hiệu quả. Vì vậy, trong tình hình hiện nay, giáo dục pháp luật cho mọi thành viên trong xã hội, đặc biệt là đối với sinh viên các trường được đặt ra như là một tất yếu khách quan, là một bộ phận cấu thành trong chương trình giáo dục của chúng ta. 2. Nội dung tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật cho sinh viên ĐHĐN 2.1. Khái niệm phổ biến, giáo dục pháp luật Phổ biến, giáo dục pháp luật là hoạt động định hướng có tổ chức, có chủ định TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI, NHÂN VĂN VÀ GIÁO DỤC TẬP 2, SỐ 3 (2012) 88 nhằm mục đích hình thành ở đối tượng được tác động tri thức pháp lý, tình cảm và hành vi phù hợp với các đòi hỏi của hệ thống pháp luật hiện hành, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, quản lý xã hội và nâng cao trình độ văn hoá pháp lý của công dân. Giáo dục pháp luật trong nhà trường nhằm thực hiện mục tiêu của giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, góp phần hình thành và bồi dưỡng ý thức công dân, sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật, đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 2.2. Đặc thù của công tác giáo dục pháp luật cho sinh viên SV nhìn chung là tầng lớp xã hội tiến bộ, được trang bị hệ thống kiến thức tương đối toàn diện, họ là những người rất năng động, có khả năng sáng tạo, tích cực, nhạy bén trong học tập nghiên cứu cũng như trong các quan hệ xã hội. Tuy vậy, sinh viên còn có những hạn chế, nhược điểm là nhân cách chưa hoàn chỉnh, nông nổi, bồng bột, dễ bị kích động, khó kiềm chế, đôi khi tự cao, tự mãn, thích tự do phóng khoáng, hay đua đòi và đặc biệt là hiểu biết về pháp luật chưa toàn diện và sâu sắc. Sinh viên là tầng lớp xã hội trẻ tuổi đang trong quá trình học tập và rèn luyện, họ chưa có điều kiện và khả năng để có những tư tưởng, quan niệm, quan điểm về các hiện tượng pháp luật trong đời sống, cũng như kỹ năng vận dụng pháp luật vào cuộc sống. Hiểu và vận dụng pháp luật vào đời sống thực tế là một vấn đề hoàn toàn không đơn giản, chính vì thế, trong khi học tập pháp luật, họ cần phải được tập dượt, tiếp cận với thực tế, được tạo điều kiện để các em vừa nâng cao kiến thức lý luận, vừa có năng lực vận dụng pháp luật vào cuộc sống. Với ý nghĩa đó, ngoài việc học lý luận, nghiên cứu các quy phạm pháp luật, họ cần phải được nghiên cứu, tham gia các bài thực hành vận dụng pháp luật, giải quyết các tình huống pháp luật, tổ chức những hoạt động liên quan đến pháp luật... Vấn đề đầu tiên được đặt ra trong nội dung giáo dục pháp luật là việc hình thành và bồi dưỡng những kiến thức cơ bản về pháp luật cho sinh viên; bảo đảm cho sinh viên đạt được một trình độ hiểu biết nhất định về pháp luật. Thông qua đó, họ tự điều chỉnh hành vi và phép xử thế của mình trong mọi quan hệ xã hội. Đối với giáo dục pháp luật cho sinh viên, cần thiết phải nhấn mạnh về mối quan hệ giữa giáo dục và nâng cao trình độ văn hoá pháp lý cho thế hệ trẻ trong xu thế hội nhập hiện nay, giúp họ ý thức đầy đủ hơn về trách nhiệm của mình trong bối cảnh quốc tế mới. Giáo dục pháp luật cho sinh viên phải nhằm làm cho họ hiểu biết một cách đầy đủ, sâu sắc về cuộc sống thực tế, về ý thức xã hội, về những hoạt động có tính mục đích và mang ý nghĩa xã hội rõ rệt. Vấn đề then chốt của giáo dục pháp luật cho thế hệ công dân tương lai là nhằm trang bị cho họ những kiến thức tổng quát nhất, giúp họ hiểu một cách đầy đủ, chính xác và khoa học về pháp luật. Sự hiểu biết đó là tiền đề cả về chiều sâu và bề rộng của ý thức pháp luật. Giáo dục pháp luật trong nhà trường phải bảo đảm UED JOURNAL OF SOCIAL SCIENCES, HUMANITIES AND EDUCATION VOL.2, NO.3 (2012) 89 chương trình tương ứng với trình độ văn hoá, phù hợp với nhận thức của sinh viên. Điều đó có nghĩa là giáo dục pháp luật trong các trường phải đảm bảo cho chương trình nâng dần từ thấp đến cao. 2.3. Thực trạng công tác giáo dục pháp luật Công tác phổi biến giáo dục pháp luật ở Việt Nam đã và đang ngày càng khẳng định vai trò là một bộ phận không thể tách rời của quá trình xây dựng, hoàn thiện và tổ chức thực hiện pháp luật. Việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa được đề ra như một nhiệm vụ rất quan trọng. Nhà nước pháp quyền đòi hỏi tính tối thượng của luật, mọi công dân sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật. Thực hiện nhiệm vụ này, phổ biến giáo dục pháp luật được coi là cầu nối để đưa pháp luật vào cuộc sống, góp phần nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý Nhà nước, quản lý xã hội bằng pháp luật. Cùng với chiến lược phát triển quy mô, mở rộng ngành nghề, nâng cao chất lượng đào tạo, trong những năm qua, thực hiện Quyết định số 37/2008/QĐ-TTg ngày 12/3/2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phổ biến giáo dục pháp luật từ năm 2008 đến năm 2012; Quyết định số 1928/QĐ-TTg ngày 20/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Nâng cao chất lượng công tác phổ biến giáo dục pháp luật trong nhà trường”; Chỉ thị số 45/2007/CT-BGDĐT ngày 17/8/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc tăng cường công tác phổ biến giáo dục pháp luật trong ngành giáo dục, ĐHĐN đã từng bước đưa pháp luật vào nhà trường, chủ động triển khai kế hoạch các hoạt động, chú trọng đến công tác giáo dục chính trị, đạo đức nhân cách, lối sống cho sinh viên. Trong đó công tác PBGDPL có những bước phát triển đáng ghi nhận, đạt nhiều kết quả trong việc nâng cao hiểu biết, ý thức tôn trọng và tự giác chấp hành pháp luật, xây dựng, củng cố và bồi dưỡng tình cảm, thái độ đúng đắn đối với pháp luật, tạo dựng thói quen ứng xử bằng pháp luật. ĐHĐN đã thành lập Hội đồng phối hợp công tác PBGDPL giao Ban Thanh tra - Pháp chế công tác thi đua phối hợp với Ban Công tác học sinh sinh viên nhằm giúp Giám đốc thực hiện quyền thanh tra và chức năng quản lý nhà nước bằng pháp luật trong ĐHĐN. Hàng năm, ĐHĐN đã ban hành các văn bản chỉ đạo, kế hoạch công tác PBGDPL và chuyên đề hoặc lồng ghép nội dung PBGDPL vào các kế hoạch công tác chung để cho các đơn vị trực thuộc chủ động xây dựng kế hoạch chức triển khai thực hiện việc PBGDPL tại đơn vị mình. Hệ thống cán bộ pháp chế tại Ban Thanh tra - Pháp chế và công tác thi đua và các đơn vị thành viên đang từng bước được xây dựng theo quy định tại Nghị định số 122/2004/NĐ-CP của Chính phủ để thực hiện tốt chức năng tham mưu, tổ chức công tác PBGDPL. Từ khi chuyển qua đào tạo theo học chế tín chỉ, ĐHĐN đã đưa môn học Pháp luật đại cương vào chương trình học cho các lớp đại học ở một số trường thành viên. TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI, NHÂN VĂN VÀ GIÁO DỤC TẬP 2, SỐ 3 (2012) 90 Bên cạnh đó, các nội dung pháp luật liên quan còn được tích hợp ở một số môn học khác như các môn học Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, giáo dục quốc phòng, Luật chuyên ngành Các nội dung pháp luật liên quan trực tiếp đến sinh viên như quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, lý luận cơ bản về pháp luật phục vụ cho việc tìm hiểu và thực hiện pháp luật, về an toàn giao thông, phòng chống ma tuý, HIV/AIDS, về bảo vệ môi trường, quy chế thi cử và các quy định cụ thể liên quan đến cuộc sống và học tập của sinh viên. Đối với sinh viên, triển khai thông qua các hoạt động thi tìm hiểu kiến thức pháp luật với đa dạng các hình thức: mời báo cáo viên nói chuyện chuyên đề, tham gia thi viết các cuộc thi tìm hiểu về pháp luật, các chương trình phát thanh học đường, các bản tin Đoàn - Hội, các buổi sinh hoạt tập thể, sinh hoạt các câu lạc bộ, các trò chơi,... có nội dung giáo dục về pháp luật. Đây là hoạt động thường niên diễn vào mỗi năm học lồng ghép với các chủ đề từng tháng trong quy định của chương trình hoạt động giáo dục pháp luật ngoài giờ lên lớp, triển khai nhiều hình thức tuyên truyền PBGDPL ngoại khóa, hoạt động giáo dục pháp luật ngoài giờ lên lớp nhằm kịp thời bổ sung kiến thức cho bài học chính khóa; cập nhật các kiến thức pháp luật mới, tạo niềm tin, tình cảm pháp luật cho người học. Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác phổ biến tại ĐHĐN vẫn còn không ít những khó khăn, vướng mắc. Khó khăn đầu tiên bắt nguồn từ nhận thức về công tác PBGDPL nói chung, việc dạy và học pháp luật nói riêng của một số cán bộ, giáo viên và sinh viên chưa đúng mức. Có nơi còn coi là môn phụ nên chưa đầu tư nhân lực, tài lực, thời gian thỏa đáng cho công tác này đó cũng là nguyên nhân chung nhất dẫn đến tình trạng vi phạm pháp luật của sinh viên trong thời gian gần đây. Đội ngũ báo cáo viên pháp luật trong ĐHĐN còn hạn chế nhất định về kiến thức pháp luật, đặc biệt là thiếu kinh nghiệm thực tế và phương pháp báo cáo nên chưa thu hút cao trong quá trình truyền đạt đến sinh viên. Hình thức tuyên truyền PBGDPL còn nghèo nàn, chưa đa dạng, phong phú. Giáo dục pháp luật cho sinh viên chưa gắn chặt với các hoạt động thực tiễn pháp luật nên chưa khắc sâu kiến thức và tạo sự hấp dẫn đối với người học. Chúng tôi tiến hành khảo sát lấy ý kiến sinh viên của 4 trường đại học thuộc ĐHĐN (số lượng mỗi trường 100 phiếu) về thực trang công tác tuyên truyền PBGDPL trong sinh viên, kết quả nhận định của sinh viên về công tác tuyên truyền GDPL của nhà trường trong thời gian qua: Stt Trường Rất tốt Tốt Bình thường Chưa tốt 01 Trường Đại học Bách khoa 6% 28% 57% 9% 02 Trường Đại học Kinh tế 7% 21% 61% 11% 03 Trường Đại học Sư phạm 5% 28% 65% 2% 04 Trường Đại học Ngoại ngữ 6% 19% 54% 21% UED JOURNAL OF SOCIAL SCIENCES, HUMANITIES AND EDUCATION VOL.2, NO.3 (2012) 91 Kết quả của 04 trường 6% 24% 59,3% 10,7% Bảng 2.4. Đánh gía công tác tuyền truyền PBGDPL cho sinh viên Từ kết quả trên, chúng ta thấy được công tác tuyên truyền PBGDPL của các trường thuộc ĐHĐN tương đối giống nhau ở mức bình thường chiếm 59,3%. Như vậy có thể khẳng định rằng việc tuyên truyền PBGDPL trong nhà trường chưa thường xuyên liên tục. 2.4. Đề xuất các biện pháp tăng cường giáo dục pháp luật ở Đại học Đà Nẵng Để tiếp tục nâng cao chất lượng công tác PBGDPL trong thời gian tới, cùng với ngành giáo dục tiến hành triển khai Đề án “Nâng cao chất lượng công tác phổ biến giáo dục pháp luật trong nhà trường”, công tác PBGDPL tại ĐHĐN cần tập trung vào các nhiệm vụ sau: Một là, tiếp tục nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác phổ biến giáo dục pháp luật cho cán bộ, viên chức và sinh viên. Đề cao trách nhiệm của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật, cơ quan truyền thông đại chúng và cán bộ, viên chức chuyên trách làm nhiệm vụ tuyên truyền, PBGDPL của ĐHĐN. Hai là, bổ sung đủ số lượng, tăng cường năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác PBGDPL, tổ chức tập huấn, cung cấp tài liệu, bồi dưỡng kiến thức pháp luật nhằm nâng cao chất lượng đội phụ trách công tác PBGDPL và báo cáo viên pháp luật. Ba là, thường xuyên triển khai việc PBGDPL kịp thời, có tính cập nhật, nội dung phù hợp với đội ngũ cán bộ, viên chức và sinh viên trong ĐHĐN. Bốn là, đổi mới mạnh mẽ phương thức PBGDPL; đa dạng hoá các loại hình hoạt động, tổng kết và nhân rộng các hình thức, biện pháp có hiệu quả để kiến thức pháp luật thực sự là nhu cầu học tập của cán bộ, viên chức và sinh viên. Tăng cường ứng dụng Công nghệ thông tin trong công tác PBGDPL. Năm là, xây dựng, hoàn thiện và phát huy cơ chế phối hợp trong công tác PBGDP giữa ĐHĐN và các đơn vị liên quan, giữa chính quyền và các tổ chức đoàn thể trong ĐHĐN. Sáu là, thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, đánh giá, hướng dẫn việc thực hiện kế hoạch PBGDPL, kịp thời động viên khen thưởng các đơn vị, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác PBGDPL. Bảy là, tăng cường cơ sở vật chất cho công tác PBGDPL, cần chú trọng việc huy động kinh phí từ các dự án, chương trình mục tiêu và các nguồn kinh phí khác phục vụ cho công tác này. 3. Kết luận Để đổi mới và nâng cao chất lượng công tác giáo dục pháp luật trong nhà TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI, NHÂN VĂN VÀ GIÁO DỤC TẬP 2, SỐ 3 (2012) 92 trường, các cơ quan liên quan cần coi trọng và xây dựng nhận thức đúng về vị trí, vai trò quan trọng của công tác phổ biến giáo dục pháp luật. Quán triệt quan điểm, công tác giáo dục chính trị tư tưởng, giáo dục pháp luật, giáo dục đạo đức, lối sống cho sinhviên trong nhà trường đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao trình độ văn hóa pháp lý cho công dân trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN. Kiện toàn nâng cao chất lượng nguồn nhân lực làm công tác phổ biến giáo dục pháp luật trong trường học. Tạo cơ chế phối hợp giữa ngành Tư pháp, ngành Giáo dục, Đoàn Thanh niên và các ngành liên quan trong giáo dục ý thức pháp luật cho sinh viên. Tạo điều kiện cho cán bộ làm nhiệm vụ pháp chế và báo cáo viên pháp luật, giáo viên dạy môn pháp luật tham gia đầy đủ các lớp tập huấn, bồi dưỡng lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, nhất là nghiệp vụ phổ biến pháp luật. Đây chính là những nhân tố quan trọng, quyết định đến chất lượng, hiệu quả của công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong trường học. Xây dựng kế hoạch phối hợp, cơ chế làm việc, chế độ chính sách hợp lý, bảo đảm kinh phí cho công tác này. Vì vậy, trong tình hình hiện nay, nâng cao ý thức pháp luật cho mọi thành viên trong xã hội, đặc biệt là đối với sinh viên các trường trên phạm vi cả nước nói chung và các trường cao đẳng, đại học thuộc ĐHĐN nói riêng được đặt ra như là một tất yếu khách quan./. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguyễn Huy Bằng, Phó vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Giáo dục và Đào tạo, PBGDPL trong nhà trường là công tác thường xuyên, bài đăng trên Báo điện tử Đại biểu Nhân dân, ngày 11/01/2011. [2] Phạm Kim Dung, Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật - Bộ Tư pháp (2010), Một số giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục pháp luật, Bài đăng trên trang thông tin PBGDPL của Bộ Tư pháp. [3] PGS.TS Nguyễn Tất Viễn, Bộ Tư pháp (2010), Thực trạng PBGDPL ở Việt Nam và những vấn đề đặt ra khi xây dựng Luật PBGDPL, Hội thảo Luật PBGDPL. [4] Vụ PBGDPL, Bộ Tư pháp, Các hình thức PBGDPL, Bài đăng trên trang thông tin. [5] Chỉ thị của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong ngành giáo dục. STRENGTHENING LAW EDUCATING DISSEMINATION FOR STUDENTS OF DANANG UNIVERSITY Huynh Bong HHuynh Bong The Chief of Danang University’s Trade Union Disseminating and educating the law have been becoming one of important tasks of the State agencies, public unions, and social organizations and are increasingly concerned by society. Good law dissemination and education is the contribution to educating the morals and UED JOURNAL OF SOCIAL SCIENCES, HUMANITIES AND EDUCATION VOL.2, NO.3 (2012) 93 lifestyle, forming personality, training the behavior for students right from the school to make the lifestyle and the action “ live and work in accordance with the Constitution and the law”. Key words: The Law, law education, The University of Danang. * Huỳnh Bọng, hbong.cddhdn@gmail.com

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftang_cuong_cong_tac_pho_bien_giao_duc_phap_luat_cho_sinh_vie.pdf
Tài liệu liên quan