Một là, nâng cao chất lượng ban hành
nghị quyết của Quốc hội về CCHC, trong đó
cần phải ban hành nghị quyết chuyên đề về
CCHC cho cả nhiệm kỳ của Quốc hội, trong
nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế -
xã hội hàng năm của Quốc hội cần phải có
nội dung cụ thể về CCHC, trong đó xác định
mỗi năm một nội dung có tính chất đột phá
về CCHC để tập trung hoạt động giám sát
của Quốc hội đối với Chính phủ.
Hai là, tăng cường chất vấn Thủ tướng
Chính phủ, các Phó Thủ tướng và các Bộ
trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ về nội
dung CCHC đã được xác định rõ trong nghị
quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
hàng năm của Quốc hội; quy rõ trách nhiệm
cho các Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan
ngang Bộ về việc thực hiện CCHC thuộc
ngành, lĩnh vực quản lý.
9 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 210 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tăng cường giám sát của quốc hội đối với chính phủ trong cải cách hành chính ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TĂNG CƯỜNG GIÁM SÁT CỦA QUỐC HỘI
ĐỐI VỚI CHÍNH PHỦ TRONG CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH Ở VIỆT NAM1
1 Bài viết có sử dụng kết quả nghiên cứu của đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ “Giám sát của Quốc hội đối với CCHC
- Thực trạng và giải pháp hoàn thiện” của Viện Nghiên cứu Lập pháp do TS. Trần Thị Quốc Khánh làm Chủ nhiệm.
Tóm tắt:
Chính phủ có vai trò rất quan trọng trong việc chỉ đạo thực hiện
cải cách hành chính, qua đó bảo đảm xây dựng một nền hành
chính thống nhất, thông suốt, liên tục, dân chủ, trong sạch, chuyên
nghiệp, hiện đại, hiệu lực, hiệu quả, phục vụ Nhân dân và chịu sự
kiểm tra, giám sát của Nhân dân. Do đó, tăng cường hoạt động
giám sát của Quốc hội đối với Chính phủ trong quá trình cải cách
hành chính là một trong biện pháp nhằm nâng cao chất lượng cải
cách hành chính ở Việt Nam hiện nay.
Trần Thị Quốc Khánh*
* TS. Ủy viên thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường
Abstract
The Government plays an crucial role in steering the administrative
reforms, thereby it is to ensure the development of a unified,
transparent, democratic, clean, professional, modern, effective
administrative ground to serve the people and to be under the
people's monitoring and supervision. Therefore, strengthening the
supervision activities of the National Assembly for the Government
during the administrative reform process is one of the measures to
improve the quality of administrative reform in Vietnam.
Thông tin bài viết:
Từ khóa: Chính phủ, Quốc hội, giám
sát, cải cách hành chính
Lịch sử bài viết:
Nhận bài : 26/04/2019
Biên tập : 17/05/2019
Duyệt bài : 20/05/2019
Article Infomation:
Keywords: Government; National
Assembly; supervision; administrative
reform.
Article History:
Received : 26 Apr. 2019
Edited : 17 May 2019
Approved : 20 May 2019
1. Tính tất yếu phải giám sát của Quốc hội
đối với Chính phủ trong cải cách hành chính
Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà
nước cao nhất, cơ quan đại biểu cao nhất của
nhân dân, vì thế Quốc hội có thẩm quyền
giám sát đối với cơ quan nhà nước trên tất cả
các lĩnh vực của đời sống xã hội, bao gồm cả
hoạt động giám sát đối với Chính phủ trong
cải cách hành chính (CCHC). Thẩm quyền
giám sát của Quốc hội bao gồm giám sát tối
cao của bản thân Quốc hội và giám sát của
các cơ quan của Quốc hội (Uỷ ban thường
vụ Quốc hội (UBTVQH), Hội đồng Dân tộc
và các Uỷ ban Quốc hội) và Đoàn đại biểu
Quốc hội, đại biểu Quốc hội (ĐBQH). Hoạt
động giám sát của Quốc hội đối với Chính
phủ trong CCHC xuất phát từ những yêu cầu
khách quan sau:
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
11Số 14(390) T7/2019
Thứ nhất, giám sát của Quốc hội đối
với Chính phủ trong CCHC xuất phát từ
thẩm quyền giám sát của Quốc hội đối với
Chính phủ.
Trong mối quan với Quốc hội, Chính
phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội,
điều này đã được Hiến pháp năm 2013 quy
định: “Chính phủ là cơ quan hành chính nhà
nước cao nhất của nước Cộng hoà XHCN
Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ
quan chấp hành của Quốc hội ()” (Điều
94). Xuất phát từ địa vị pháp lý đó, cho nên
Chính phủ phải chịu trách nhiệm trước Quốc
hội: “() Chính phủ chịu trách nhiệm trước
Quốc hội và báo cáo công tác trước Quốc
hội, UBTVQH ()” (Điều 94).
Hiện nay, ở Việt Nam, hệ thống các
thể chế giám sát của Quốc hội đối với Chính
phủ gồm Hiến pháp năm 2013, Luật Tổ chức
Quốc hội năm 2014, Luật Tổ chức Chính
phủ và Luật Hoạt động giám sát của Quốc
hội và Hội đồng nhân dân các cấp năm 2015
và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
Quốc hội, UBTVQH, Hội đồng Dân tộc, các
Uỷ ban Quốc hội, Đoàn ĐBQH và ĐBQH
thực hiện hoạt động giám sát đối với Chính
phủ theo những hình thức nhất định và trình
tự, thủ tục nhất định (được quy định rõ từ
Điều 11 đến Điều 56 của Luật Hoạt động
giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân
các cấp năm 2015). Trên cơ sở đó, Quốc hội
giám sát Chính phủ trong CCHC thông qua
việc xem xét báo cáo công tác của Chính
phủ về CCHC; chất vấn và xem xét việc trả
lời chất vấn của Thủ tướng Chính phủ, Bộ
trưởng, thành viên khác của Chính phủ về
các nội dung CCHC; lấy phiếu tín nhiệm,
bỏ phiếu tín nhiệm đối với Thủ tướng Chính
phủ và các Phó Thủ tướng Chính phủ, các
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
Trong thời gian Quốc hội không họp,
hoạt động giám sát của Quốc hội đối với
Chính phủ trong CCHC thông qua giám sát
của UBTVQH, Hội đồng Dân tộc và các Uỷ
ban Quốc hội và Đoàn ĐBQH, ĐBQH. Cụ
thể, UBTVQH xem xét báo cáo công tác của
Chính phủ về CCHC, xem xét việc trả lời
chất vấn Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng,
thành viên khác của Chính phủ về các nội
dung CCHC; Hội đồng Dân tộc và Uỷ ban
Quốc hội thẩm tra báo cáo của Chính phủ
về CCHC, thường xuyên theo dõi, đôn đốc
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng,
Thủ trưởng cơ quan ngang bộ trong việc ban
hành văn bản quy phạm pháp luật liên quan
đến CCHC thuộc lĩnh vực Hội đồng Dân
tộc, Ủy ban của Quốc hội phụ trách; ĐBQH
và Đoàn ĐBQH chất vấn Thủ tướng Chính
phủ, Bộ trưởng, thành viên khác của Chính
phủ về CCHC.
Thứ hai, giám sát của Quốc hội đối
với Chính phủ trong CCHC xuất phát từ vai
trò của Chính phủ đối với CCHC.
Hiến pháp năm 2013 quy định: “Chính
phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất
của nước Cộng hoà XHCN Việt Nam, thực
hiện quyền hành pháp” (Điều 94), do đó,
Chính phủ “Thống nhất quản lý nền hành
chính quốc gia” (khoản 5 Điều 96); Thủ
tướng Chính phủ “Lãnh đạo và chịu trách
nhiệm về hoạt động của hệ thống hành chính
nhà nước từ trung ương đến địa phương, bảo
đảm tính thống nhất và thông suốt của nền
hành chính quốc gia” (khoản 2 Điều 98).
Trên cơ sở đó, Luật Tổ chức Chính phủ
năm 2015 đã quy định rõ, Chính phủ thống
nhất quản lý nhà nước về tổ chức bộ máy
hành chính nhà nước, chế độ công vụ, công
chức, viên chức; chỉ đạo thực hiện cải cách
hành chính nhà nước, cải cách chế độ công
vụ, công chức; bảo đảm thực hiện một nền
hành chính thống nhất, thông suốt, liên tục,
dân chủ, trong sạch, chuyên nghiệp, hiện
đại, hiệu lực, hiệu quả, phục vụ Nhân dân
và chịu sự kiểm tra, giám sát của Nhân dân
(khoản 1, 6 Điều 23); Thủ tướng Chính phủ
“Lãnh đạo, chỉ đạo công tác cải cách hành
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
12 Số 14(390) T7/2019
chính và cải cách chế độ công vụ, công chức
trong hệ thống hành chính nhà nước từ trung
ương đến địa phương” (điểm h, khoản 2,
Điều 28).
Với chức năng và nhiệm vụ như trên,
Chính phủ là chủ thể trực tiếp xây dựng và
triển khai thực hiện các nội dung CCHC trên
phạm vi toàn quốc. Trong đó, Thủ tướng
Chính phủ chỉ đạo chung việc triển khai
thực hiện Chương trình tổng thể CCHC;
Ban Chỉ đạo CCHC của Chính phủ giúp
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, hướng dẫn
triển khai thực hiện Chương trình tổng thể
CCHC nhà nước; các cơ quan được giao chủ
trì các chương trình hành động cụ thể chịu
trách nhiệm xây dựng chương trình, trình
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, làm đầu
mối phối hợp với các cơ quan có liên quan
để thực hiện; Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp
với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính
và Văn phòng Chính phủ xây dựng kế hoạch
huy động các nguồn lực trong nước và nước
ngoài theo yêu cầu thực hiện Chương trình
tổng thể CCHC; Các Bộ căn cứ Chương
trình tổng thể này và sự chỉ đạo, hướng dẫn
của Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của
Chính phủ xây dựng và tổ chức thực hiện kế
hoạch CCHC 5 năm và hàng năm, định kỳ
hàng năm báo cáo Thủ tướng Chính phủ và
Ban Chỉ đạo CCHC của Chính phủ; Bộ Nội
vụ, Văn phòng Chính phủ có trách nhiệm
theo dõi tiến độ thực hiện, định kỳ báo cáo
tình hình và kết quả thực hiện với Chính
phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Để tham mưu, giúp Thủ tướng Chính
phủ chỉ đạo, hướng dẫn triển khai, kiểm tra
việc thực hiện công tác cải cách hành chính
của Chính phủ, Chính phủ thành lập Ban
Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ,
đây là tổ chức nghiên cứu, đề xuất các chủ
trương, chính sách và giải pháp quan trọng
để đẩy mạnh công tác cải CCHC của Chính
phủ; cho ý kiến về chương trình, kế hoạch
cải cách hành chính dài hạn và hàng năm do
Bộ Nội vụ trình Chính phủ; giúp Thủ tướng
Chính phủ chỉ đạo, phối hợp giữa các bộ,
ngành và địa phương trong việc thực hiện
các nhiệm vụ cải cách hành chính; xem
xét nội dung các đề án, dự án quan trọng
về CCHC của Chính phủ, các dự thảo nghị
quyết, nghị định của Chính phủ, quyết định
và các văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính
phủ có nội dung chủ yếu liên quan đến cải
cách hành chính trước khi trình Chính phủ,
Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định;
giúp Thủ tướng Chính phủ đôn đốc, kiểm
tra việc thực hiện chương trình, kế hoạch
CCHC của Chính phủ; các nghị định, nghị
quyết của Chính phủ, quyết định và các
văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ
liên quan đến công tác cải cách hành chính;
giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo việc xây
dựng, nhân rộng các mô hình, điển hình tiên
tiến trong công tác CCHC; tổng hợp, định
kỳ hoặc đột xuất báo cáo Thủ tướng Chính
phủ và các cơ quan liên quan tình hình triển
khai công tác CCHC; nghiên cứu, đánh giá
và kiến nghị, đề xuất với cấp có thẩm quyền
sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các cơ
chế, chính sách, văn bản quy phạm pháp
luật thuộc lĩnh vực CCHC theo quy định
của Chính phủ (Điều 2, Quyết định số 442/
QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày
28/03/2014).
Với vai trò là cơ quan thường trực của
Ban Chỉ đạo CCHC, Bộ Nội vụ có nhiệm
vụ xây dựng chương trình, kế hoạch, đề án
chung về CCHC nhà nước trong từng giai
đoạn để trình cấp có thẩm quyền quyết định;
làm thường trực công tác CCHC của Chính
phủ; tham mưu, đề xuất các chủ trương, chính
sách và giải pháp đẩy mạnh CCHC nhà nước
trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết
định; chủ trì triển khai các nội dung cải cách
tổ chức bộ máy hành chính, cải cách công
vụ, công chức; hướng dẫn, kiểm tra các bộ,
cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ,
Uỷ ban nhân dân (UBND) cấp tỉnh xây dựng
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
13Số 14(390) T7/2019
và thực hiện kế hoạch CCHC và dự toán
ngân sách hàng năm; thẩm tra các nhiệm vụ
trong dự toán ngân sách hàng năm về CCHC
của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc
Chính phủ, UBND cấp tỉnh về mục tiêu, nội
dung để gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài
chính tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt chung trong dự toán ngân sách
hàng năm của các cơ quan; thẩm định các
đề án thí điểm CCHC do các bộ, cơ quan
ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND
cấp tỉnh xây dựng, trình Thủ tướng Chính
phủ; Hướng dẫn các bộ, cơ quan ngang bộ,
cơ quan thuộc Chính phủ, UBND cấp tỉnh
xây dựng báo cáo cải cách hành chính hàng
quý, 6 tháng và hàng năm; xây dựng báo cáo
cải cách hành chính hàng quý, 6 tháng và
hàng năm trình phiên họp Chính phủ; chủ
trì xây dựng, ban hành, hướng dẫn và triển
khai việc theo dõi, đánh giá, xác định Chỉ số
CCHC hàng năm của các bộ, cơ quan ngang
bộ, UBND cấp tỉnh; chủ trì xây dựng, ban
hành, hướng dẫn và triển khai đo lường,
xác định Chỉ số hài lòng của người dân, tổ
chức tổ chức với sự phục vụ của cơ quan
hành chính nhà nước; tổ chức bồi dưỡng, tập
huấn cho cán bộ, công chức chuyên trách
thực hiện công tác CCHC ở các bộ, cơ quan
ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND
cấp tỉnh; chủ trì triển khai công tác tuyên
truyền về CCHC (khoản 16, Điều 2, Nghị
định số 34/2017/NĐ-CP).
Thứ ba, xuất phát từ tầm quan trọng
của CCHC đối với phát triển kinh tế - xã hội
và yêu cầu xây dựng Chính phủ kiến tạo,
liêm chính, hành động.
CCHC là một trong những nội dung
trọng tâm của công cuộc đổi mới toàn diện
đất nước và hội nhập quốc tế. Trong quá trình
này, CCHC phải đáp ứng yêu cầu chuyển
đổi cơ chế quản lý từ cơ chế kế hoạch, tập
trung, quan liêu, bao cấp sang cơ chế thị
trường; phát huy dân chủ XHCN; xây dựng
và hoàn thiện nhà nước pháp quyền XHCN
của dân, do dân, vì dân; hội nhập quốc tế sâu
rộng. Vì thế, CCHC phải tập trung vào các
nội dung cơ bản sau: (1) hoàn thiện hệ thống
thể chế hành chính nhằm đảm bảo tính đồng
bộ, khắc phục tình trạng chồng chéo và thiếu
thống nhất; thủ tục hành chính rườm rà,
phức tạp, thiếu công khai, minh bạch, khó
tiếp cận; (2) khắc phục tình trạng chức năng,
nhiệm vụ quản lý nhà nước của bộ máy hành
chính thiếu rõ ràng, không phù hợp; sự phân
công, phân cấp giữa các ngành và các cấp
chưa rành mạch; tổ chức bộ máy còn cồng
kềnh, nhiều tầng nấc; phương thức quản lý
hành chính còn nặng tính “mệnh lệnh hành
chính”; chất lượng cung ứng dịch vụ công
còn thấp; (3) nâng cao chất lượng đội ngũ
cán bộ, công chức, tập trung vào nâng cao
phẩm chất, tác phong, năng lực chuyên môn,
nghiệp vụ; khắc phục bất cập trong tuyển
dụng, đánh giá, đãi ngộ, bổ nhiệm; đẩy lùi tệ
quan liêu, tham nhũng, sách nhiễu nhân dân;
(4) quản lý tốt tài chính công, sử dụng hiệu
quả công sản, tránh thất thoát, lãng phí; bảo
đảm cân đối thu - chi ngân sách.
Thực tiễn này đã và đang đặt ra yêu
cầu đối với nền hành chính quốc gia phải đẩy
mạnh cải cách nhằm: (1) chuyển từ nền hành
chính truyền thống, nặng về cai trị, mệnh
lệnh hành chính sang nền hành chính phục
vụ, lấy sự hài lòng của người dân và doanh
nghiệp là tiêu chuẩn để hoàn thiện tổ chức
và hoạt động của mình; (2) xây dựng Chính
phủ kiến tạo, liêm chính, hành động, trong
đó Chính phủ thực hiện tốt chức năng tạo
lập, dẫn dẵn, định hướng, dự báo và quản trị
tốt những rủi ro; đồng thời, Chính phủ tăng
cường công khai, minh bạch và trách nhiệm
giải trình, đẩy lùi được tình trạng cửa quyền,
hách dịch, tham nhũng, lãng phí, v.v..; qua
đó, Chính phủ nâng cao năng lực chỉ đạo,
điều hành, quản trị quốc gia, “làm nhiều hơn
nói”, thống nhất và thông suốt từ trung ương
đến địa phương, khắc phục triệt để tình trạng
“trên bảo dưới không nghe”.
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
14 Số 14(390) T7/2019
Với tầm quan trọng đó, việc tăng cường
giám sát của Quốc hội đối với Chính phủ
trong CCHC là một trọng những biện pháp
để nâng cao chất lượng công tác chỉ đạo,
điều hành đối với CCHC, qua đó, đẩy mạnh
CCHC đáp ứng yêu cầu thực tiễn hiện nay.
2. Kết quả giám sát của Quốc hội đối với
Chính phủ trong cải cách hành chính
Trong thời gian qua, Quốc hội giám
sát đối với Chính phủ trong CCHC chủ yếu
được thực hiện thông qua hình thức xem
báo cáo của Chính phủ về công tác CCHC;
chất vấn thành viên Chính phủ, đặc biệt là
Bộ trưởng Bộ Nội vụ về thực hiện công tác
CCHC; lấy phiếu tín nhiệm đối với thành
viên của Chính phủ. Đặc biệt, trên cơ sở
Báo cáo số 08/BC-ĐGS ngày 12/10/2017
của Đoàn giám sát của Quốc hội về kết quả
giám sát việc thực hiện chính sách, pháp
luật về cải cách tổ chức bộ máy hành chính
nhà nước giai đoạn 2011 - 20162, Quốc hội
đã ban hành Nghị quyết số 56/2017/QH14
ngày 24/11/2017 về việc tiếp tục cải cách tổ
chức bộ máy hành chính nhà nước tinh gọn,
hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Thông qua đó,
CCHC ở Việt Nam ngày một khởi sắc và có
nhiều chuyển biến tích cực, cụ thể là:
Thứ nhất, thể chế hành chính nhà nước
tiếp tục được hoàn thiện, thủ tục hành chính
(TTHC) ngày một đơn giản, thuận tiện, dễ
thực hiện.
Thể chế kinh tế thị trường đã được
xác lập và từng bước hoàn thiện; hệ thống
quy định, quy chuẩn trong hoạt động kinh
tế ở Việt Nam từng bước hoàn thiện theo
2 Theo Nghị quyết số 14/2016/QH14 ngày 27/7/2016 của Quốc hội về Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2017
và Nghị quyết số 20/2016/QH14 ngày 28/7/2016 của Quốc hội về thành lập Đoàn giám sát việc thực hiện chính sách,
pháp luật về cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2016
3 VOV, WEF: Việt Nam đang tiến bộ trong năng lực cạnh tranh toàn cầu,
nang-luc-canh-tranh-toan-cau-20180911081017126p145c153.news, ngày 11/09/2018
4 PV/VOV.VN, Việt Nam xếp thứ 77/140 về năng lực cạnh tranh toàn cầu năm 2018, https://vov.vn/kinh-te/viet-nam-
xep-thu-77140-ve-nang-luc-canh-tranh-toan-cau-nam-2018-827124.vov, ngày 17/10/2018
5 Theo Quyết định 45/2016/QÐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về triển khai tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết
TTHC qua dịch vụ bưu chính công ích.
quy chuẩn của quốc tế, thông qua đó năng
lực cạnh tranh toàn cầu của nền kinh tế Việt
Nam từng bước được nâng lên rõ rệt. Năm
2017, Việt Nam tăng 5 bậc so với năm 2016,
với xếp hạng 55 trên 137 quốc gia. Đây là
thứ hạng cao nhất của Việt Nam kể từ khi
WEF đưa ra chỉ số năng lực cạnh tranh
toàn cầu tổng hợp vào năm 2006. Với thứ
hạng này, Việt Nam xếp trên một số nước
ASEAN như Philippines, Campuchia, Lào.
Trong 10 năm qua, năng lực cạnh tranh toàn
cầu của Việt Nam đã cải thiện khoảng 15
bậc, từ hạng 70-75 lên 55-60; Việt Nam đã
dịch chuyển từ nửa dưới lên nửa trên bảng
xếp hạng cạnh tranh toàn cầu3; năm 2018,
Việt Nam đạt 58,1 điểm, tăng nhẹ so với
mức 57,9 điểm vào năm 2017 (tính theo
thang điểm 0-100 điểm)4.
TTHC đã có những bước cải thiện rõ
rệt, mô hình một cửa liên thông trong giải
quyết TTHC đã phát huy được hiệu quả, qua
đó tạo thuận lợi cho người dân, các tổ chức
và doanh nghiệp khi muốn giải quyết TTHC,
đồng thời giảm áp lực cho cơ quan công vụ.
Sau hai năm triển khai thí điểm việc tiếp
nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết TTHC
qua bưu điện5, hiện tất cả 63 bưu điện tỉnh,
thành phố trên cả nước đã chính thức thực
hiện dịch vụ này. Năm 2018, có hơn 12 triệu
lượt hồ sơ đã được tiếp nhận và trả kết quả
giải quyết TTHC qua bưu điện, tăng 33% so
với cùng kỳ. Nhiều thủ tục trước đây người
dân phải đi lại, chờ đợi thì nay đã trở nên
đơn giản hơn rất nhiều, bởi việc tiếp nhận hồ
sơ và trả kết quả giải quyết TTHC đã được
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
15Số 14(390) T7/2019
triển khai tại gần 1.600 bưu điện văn hóa xã6;
Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương đã
cắt giảm, đơn giản hóa 61% của 5.623 điều
kiện kinh doanh và 60% của 9.926 TTHC về
kiểm tra chuyên ngành hàng hóa xuất nhập
khẩu. Đặc biệt, trong lĩnh vực an toàn thực
phẩm đã cắt giảm trên 95% thủ tục kiểm tra
chuyên ngành đối với thực phẩm nhập khẩu,
90% sản phẩm doanh nghiệp được phép tự
công bố, tiết kiệm 7,7 triệu ngày công, tương
đương trên 3.100 tỷ đồng7...
Thứ hai, tổ chức bộ máy hành chính
nhà nước tiếp tục được tinh giản, gọn nhẹ;
chức năng, nhiệm vụ ngày một rõ ràng.
Trong thời gian qua, việc đổi mới
tổ chức và hoạt động của Chính phủ theo
hướng tiếp tục xây dựng cơ quan hành pháp
thống nhất, thông suốt, hiện đại; sắp xếp,
kiện toàn cơ cấu tổ chức, điều chỉnh và hoàn
thiện chức năng, nhiệm vụ của Chính phủ
đảm bảo tinh gọn, hợp lý, đúng với vai trò là
cơ quan hành chính nhà nước cao nhất; bao
quát hết các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn
hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại
của Nhà nước. Cơ cấu tổ chức Chính phủ
thực hiện nhất quán chủ trương tổ chức Bộ
quản lý đa ngành, đa lĩnh vực đối với những
ngành, lĩnh vực có mối liên hệ liên thông và
phù hợp với khả năng, điều kiện thực tế.
Thực tiễn cho thấy, cơ cấu, tổ chức của
Chính phủ được tinh giảm, gọn nhẹ qua các
nhiệm kỳ, nếu như nhiệm kỳ khoá VII (1981-
1987), Chính phủ có tới 78 đầu mối bộ, cơ
quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ thì
đến khoá XI (2002-2007), Chính phủ có 26
bộ, cơ quan ngang bộ và 11 cơ quan thuộc
Chính phủ, đến khoá XII (2007-2011), khoá
XIII (2011-2016) và khoá XIV (2016-2021),
6 Chí Công, Bước đột phá trong cải cách thủ tục hành chính,
dot-pha-trong-cai-cach-thu-tuc-hanh-chinh.html, ngày 20/02/2019
7 Kim Thanh, Cả nước giảm 86.300 biên chế,
html, ngày 17/10/2018
8 Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh; Bảo hiểm xã hội Việt Nam; Thông tấn xã Việt Nam; Đài Tiếng nói Việt Nam;
Đài Truyền hình Việt Nam; Viện Hàn lâm khoa học và Công nghệ Việt Nam; Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam.
Chính phủ chỉ còn 18 bộ và 4 cơ quan
ngang bộ, đã giảm hẳn số lượng các cơ quan
trực thuộc Chính phủ (hiện nay chỉ còn 7
cơ quan trực thuộc Chính phủ8) bằng cách
sáp nhập tất cả các tổng cục, ban có chức
năng quản lý nhà nước vào các bộ để thành
các bộ đa ngành. Đến cuối năm 2018, Thủ
tướng Chính phủ quyết liệt chỉ đạo nhiều
bộ, ngành khẩn trương sắp xếp lại bộ máy,
giảm 15 vụ thuộc bộ, 189 phòng thuộc vụ,
cục. Đặc biệt, Bộ Công an đã bỏ 06 Tổng
cục, sáp nhập, giảm từ 125 đơn vị cấp Cục
xuống còn 60, giảm 20 Sở Cảnh sát PCCC;
Bộ Công thương đã cắt giảm 05 đầu mối,
từ 35 vụ, cục và tương đương xuống còn 30
đầu mối (26 đơn vị hành chính và 04 đơn
vị sự nghiệp; cắt giảm 72 đơn vị cấp phòng
trực thuộc cấp cục); Bộ Tài chính đã quyết
định giải thể 43 phòng giao dịch của Kho
bạc Nhà nước cấp tỉnh và sẽ giảm 50% tổng
số các Chi cục thuế hiện có.
Thứ ba, chất lượng về đội ngũ công
chức, viên chức ngày một nâng lên; tinh
giản biên chế đạt được một số kết quả đáng
ghi nhận. Theo Nghị quyết số 39-NQ/TW
của Ban chấp hành Trung ương Đảng về tinh
giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ,
công chức, viên chức (ngày 17/04/2015),
“() tỉ lệ tinh giản biên chế đến năm 2021
tối thiểu là 10% biên chế của bộ, ban, ngành,
tổ chức chính trị - xã hội, tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương”, trên tinh thần đó,
theo báo cáo của Bộ Nội vụ về việc thực
hiện Nghị quyết số 113/2015/QH13 Quốc
hội khóa XIII về hoạt động giám sát chuyên
đề và hoạt động chất vấn, cho biết từ năm
2015 đến ngày 24/9/2018, tổng số người tinh
giản biên chế là 40.118 người, trong đó, các
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
16 Số 14(390) T7/2019
cơ quan Đảng, đoàn thể: 1.680 người; các cơ
quan hành chính: 4.767 người; các đơn vị sự
nghiệp công lập: 27.274 người; cán bộ, công
chức cấp xã là: 6.183 người; doanh nghiệp
nhà nước: 198 người; hội: 16 người9.
Thứ tư, cải cách tài chính công ở Việt
Nam đạt được nhiều kết quả tích cực, quản lý
tài sản công tiếp tục được đổi mới; cơ chế tài
chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập tiếp
tục được cải cách theo hướng đẩy mạnh tự
chủ, tăng cường xã hội hoá; nợ công tiếp tục
được kiểm soát chặt chẽ trong giới hạn cho
phép. Nếu như cuối năm 2016, tỷ lệ nợ công là
63,7% GDP, thì đến cuối năm 2017, dư nợ công
của Việt Nam khoảng 62,6% GDP, nợ Chính
phủ khoảng 51,8% GDP và nợ nước ngoài của
quốc gia khoảng 45,2% GDP10, đến cuối năm
2018 ở mức 61,4% GDP (mức trần là 65%),
nợ chính phủ ở mức 52,1% GDP (mức trần là
54%). Bước đầu, chúng ta đã kiềm chế tốc độ
gia tăng quy mô nợ công, từ mức 18,4%/năm
giai đoạn 2011 - 2015 xuống còn khoảng 10%/
năm từ năm 2016 đến nay11.
9 PV/VOV.VN, Sau 3 năm, tinh giản biên chế hơn 40.000 người, https://vov.vn/chinh-tri/sau-3-nam-tinh-gian-bien-che-
hon-40000-nguoi-828358.vov, ngày 20/10/2018
10 TS. Nguyễn Phi Sơn, ThS. Nguyễn Thu Phương, Một số vấn đề về quản lý và kiểm soát nợ công ở Việt Nam,
nam-139064.html, ngày 27/05/2018
11 Khánh Huyền, Kiểm soát nợ công chặt chẽ, bám sát mục tiêu,
su/2018-11-01/kiem-soat-no-cong-chat-che-bam-sat-muc-tieu-63804.aspx, ngày 01/11/2018
12 UN (2010), United Nations E-Government Survey 2010: Leveraging E-government
at a time of financial and economic crisis, N.Y, p.114; UN (2012), United Nations E-Government Survey 2012: E-Government for
the People, N.Y, p.126; UN (2014), United Nations E-Government Survey 2014: E-government for the future We want, N.Y, p.203
; UN (2016), United Nations E-Government Survey 2016: E-government in support of Sustainable Development, N.Y , p.158; UN
(2017), United Nations E-Government Survey 2017: Gearing E-government to Support Transformation Towards Subtainable and
Resilient Societies, N.Y , p. 238
Thứ năm, xây dựng chính phủ điện tử
ở Việt Nam đã được Chính phủ triển khai
quyết liệt, và đã đạt được một số kết quả tích
cực, đặc biệt trong chỉ đạo điều hành, tạo lập
cơ sở pháp lý cho triển khai Chính phủ điện
tử hướng tới Chính phủ số, nền kinh tế số và
xã hội số.
Chỉ số phát triển Chính phủ điện tử
Việt Nam của năm 2018 tăng 01 bậc so với
năm 2016, xếp hạng 88/193 quốc gia và đứng
thứ 06/11 quốc gia trong khu vực ASEAN
(Bảng 1), trong đó, chỉ số Dịch vụ công
trực tuyến (OSI) tăng đáng kể so với năm
2016 (59/193 quốc gia); chỉ số Hạ tầng viễn
thông (TII) liên tục giảm trong 4 kỳ báo cáo
(2012 - 2018) gần nhất (xếp hạng 100/193
quốc gia) nằm dưới mức trung bình của cả
khu vực và thế giới; chỉ số nguồn nhân lực
(HCI) tăng nhẹ so với năm 2016 (xếp hạng
120/193), cao hơn mức trung bình của thế
giới nhưng thấp hơn so với mức trung bình
của châu Á và ASEAN.12
Bảng 1: Chỉ số phát triển Chính phủ điện tử Việt Nam
Năm
Chỉ số
chung
Chỉ số các thành phần
Vị tríDịch vụ công
trực tuyến
Hạ tầng công nghệ thông tin
và viễn thông
Nguồn nhân
lực
2010 0.4454 0.1036 0.0746 0.2672 90
2012 0.5217 0.4248 0.3969 0.7434 83
2014 0.4705 0.4173 0.3792 0.6148 99
2016 0.5143 0.5725 0.3715 0.5989 89
2018 0.5931 0.7361 0.3890 0.6543 88
Nguồn: United Nations E-Government Survey (2010, 2012, 2014, 2016, 2018)12
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
17Số 14(390) T7/2019
3. Những bất cập, hạn chế trong giám sát
của Quốc hội đối với Chính phủ trong cải
cách hành chính và giải pháp hoàn thiện
Bên cạnh những kết quả đạt được trên,
giám sát của Quốc hội đối với Chính phủ
trong CCHC vẫn còn một số bất cập, hạn
chế sau:
Thứ nhất, hoạt động giám sát của Quốc
hội đối với Chính phủ trong CCHC vẫn
còn dàn trải, thiếu tập trung, không thường
xuyên, liên tục. Việc giám sát chủ yếu mới
dựa trên báo cáo; hoạt động xem xét việc trả
lời chất vấn, việc ban hành nghị quyết về
hoạt động chất vấn còn chung chung, chưa
nêu rõ trách nhiệm cụ thể của người trả lời
chất vấn; việc theo dõi, đôn đốc thực hiện
còn chưa thật sự quyết liệt; tính ràng buộc
đối với người trả lời chất vấn chưa chặt chẽ,
v.v.. Vì thế, việc giám sát một số vấn đề
quan trọng về quản lý, sử dụng ngân sách,
về đầu tư, về cải cách thể chế hành chính và
tinh gọn bộ máy và tinh giản biên chế chưa
được tập trung đúng mức, dẫn đến hiệu quả
giám sát chưa cao.
Thứ hai, Quốc hội chưa ban hành nghị
quyết riêng về CCHC cho cả nhiệm kỳ; các
nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế -
xã hội hàng năm chưa có nội dung cụ thể
về CCHC. Điều này dẫn đến việc sắp xếp
lại các bộ thành các bộ đa ngành chưa đi
liền với việc điều chỉnh chức năng, cắt giảm
nhiệm vụ của các bộ. Hiện nay, với các bộ đa
ngành mới được hình thành trên cơ sở hợp
nhất các bộ đơn ngành có khối lượng công
việc quá lớn, quá nhiều, quá phức tạp, vì bên
cạnh các công việc thuộc chức năng quản lý
nhà nước, các bộ vẫn đang đảm đương nhiều
nhiệm vụ của quản lý doanh nghiệp và hoạt
động sự nghiệp; cũng như vẫn đang trực tiếp
thực hiện nhiều công việc cụ thể mang tính
vi mô, chưa phân cấp mạnh cho chính quyền
địa phương những nhiệm vụ mà chính quyền
địa phương có thể thực hiện có kết quả, hiệu
quả; việc hình thành các bộ đa ngành chưa
đi liền với việc sắp xếp lại cơ cấu bên trong
của mỗi bộ, cơ quan ngang bộ, mà ngược lại,
hiện đang có xu hướng phình to hơn cơ cấu
bên trong và theo đó là tăng thêm biên chế
hành chính của các bộ. Một số bộ đa ngành
sáp nhập với nhau theo hình thức “nguyên
trạng”, các đơn vị trong các bộ cũ, tổng cục
cũ, ban cũ hầu như vẫn giữ nguyên, thậm
chí cả về tên gọi của một số cơ quan trước
đây trực thuộc Chính phủ, nay đã nhập vào
bộ. Một số bộ đa ngành hiện vẫn chưa có
những thay đổi về chất trong tổ chức và
hoạt động của mình; Vẫn có sự chồng chéo
giữa các bộ, không rõ địa chỉ chính, trách
nhiệm chính về một số nhiệm vụ (như quản
lý vệ sinh an toàn thực phẩm, quản lý môi
trường...) cũng như vẫn còn bỏ sót một số
nhiệm vụ chưa có cơ quan thực hiện (như
quản lý phát triển đô thị, nhà ở...). Việc thực
hiện tinh giản biên chế ở nhiều địa phương
vẫn còn lúng túng, nhiều nơi còn thực hiện
một cách dập khuôn, máy móc, không gắn
kết chặt chẽ với việc xây dựng được cơ cấu
cán bộ, công chức hợp lý về số lượng, chức
danh ngạch, chức danh nghề nghiệp; trình
độ, độ tuổi, dân tộc, giới tính, nhất là tương
quan cơ cấu giữa các cơ quan trung ương
với các cơ quan địa phương.
Thứ ba, giám sát của Quốc hội đối
với Chính phủ chưa thực sự hiệu quả, đặc
biệt kiểm soát của Quốc hội đối với cơ quan
hành pháp, do đó tình trạng vi phạm pháp
luật trong quản lý nhà nước còn diễn ra;
đơn vị hành chính các cấp tiếp tục bị chia
tách; số lượng các cơ quan hành chính cấp
xã tiếp tục tăng; tổng biên chế vẫn gia tăng
hàng năm, tinh giản biên chế gặp rất nhiều
khó khăn; việc quản lý, sử dụng, đãi ngộ, bổ
nhiệm công chức, viên chức vào vị trí lãnh
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
18 Số 14(390) T7/2019
đạo, quản lý còn nhiều bất cập, sai phạm
nghiêm trọng; nhiều quyết định quản lý sai
phạm, mang tính chủ quan, vi phạm pháp
luật, v.v..
Biểu đồ 1: Chỉ số cảm nhận tham
nhũng của Việt Nam
Nguồn: Xử lý số liệu từ Towards
Transparency13
Hàng loạt các vụ việc vi phạm pháp
luật đặc biệt nghiêm trọng đã được phát
hiện và xử lý trong thời gian qua như: vụ
OceanBank Hà Văn Thắm, vụ Vinashin
Lines, vụ Công ty cổ phần Dệt Quế Võ,
vụ Tổng Công ty Xây dựng đường thủy
(Vinawaco)Vì vậy, có thể nói rằng, tình
trạng tham nhũng ở nước ta vẫn chưa được
cải thiện rõ rệt (Biểu đồ 1).
Trước thực tiễn này, nhằm tăng cường
giám sát của Quốc hội đối với Chính phủ
trong CCHC ở nước ta hiện nay cần phải
thực hiện các giải pháp sau:
Một là, nâng cao chất lượng ban hành
nghị quyết của Quốc hội về CCHC, trong đó
cần phải ban hành nghị quyết chuyên đề về
CCHC cho cả nhiệm kỳ của Quốc hội, trong
nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế -
xã hội hàng năm của Quốc hội cần phải có
13 https://towardstransparency.vn/vi/chi-so-cam-nhan-tham-nhung.
14 Tỷ lệ Đại biểu chuyên trách của Quốc hội khóa XI: 25%, khóa XII: 29,41%, đầu khóa XIII: 31%, khoá XIV là 36%,http://
quochoi.vn/hoatdongcuaquochoi/cackyhopquochoi/quochoikhoaXIII/Pages/danh-sach-ky-hop.aspx?ItemID=31882
và Hội đồng Bầu cử Quốc gia, Tổng kết cuộc bầu cử ĐBQH khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm
kỳ 2016-2021, ngày 19/7/2016.
nội dung cụ thể về CCHC, trong đó xác định
mỗi năm một nội dung có tính chất đột phá
về CCHC để tập trung hoạt động giám sát
của Quốc hội đối với Chính phủ.
Hai là, tăng cường chất vấn Thủ tướng
Chính phủ, các Phó Thủ tướng và các Bộ
trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ về nội
dung CCHC đã được xác định rõ trong nghị
quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
hàng năm của Quốc hội; quy rõ trách nhiệm
cho các Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan
ngang Bộ về việc thực hiện CCHC thuộc
ngành, lĩnh vực quản lý.
Ba là, tăng tỷ lệ đại biểu chuyên
trách (trên 50%)14, giảm dần tỷ lệ đại biểu
kiêm nhiệm để qua đó nâng cao chất lượng
giám sát của Đoàn ĐBQH và các ĐBQH về
CCHC ở các ngành, các cấp.
Giám sát của Quốc hội đối với Chính
phủ trong CCHC là nội dung quan trọng
nhằm đẩy mạnh CCHC ở Việt Nam hiên
nay. Chính vì thế, tăng cường hoạt động
giám sát của Quốc hội đối với Chính phủ
trong công tác này là một trong những nội
dung có tính “đột phá” nhằm nâng cao chất
CCHC từ trung ương đến địa phương, khắc
phục những tồn tại, hạn chế trong hoạt động
của nền hành chính hiện nay, nâng cao sự
hài lòng của người dân đối với cơ quan hành
chính nhà nước, nâng cao hiệu lực, hiệu quả
quản lý hành chính nhà nước hướng đến xây
dựng nền hành chính phục vụ, dân chủ, liêm
chính, hiện đại và kiến tạo phát triển
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
19Số 14(390) T7/2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tang_cuong_giam_sat_cua_quoc_hoi_doi_voi_chinh_phu_trong_cai.pdf