KEÁT LUAÄN
Tăng cường kết hợp giáo dục ý thức bảo vệ
môi trường trong tổ chức giảng dạy GDTC là
một nội dung mới và có ý nghĩa thiết thực. Qua
nghiên cứu đã cho thấy: Những yếu tố tác động
đến việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường
trong tổ chức giảng dạy GDTC cho sinh viên
Học viện ANND có những nét đặc thù riêng;
Thực trạng và nguyên nhân việc kết hợp giáo
dục ý thức bảo vệ môi trường trong tổ chức
giảng dạy GDTC cho sinh viên Học viện
ANND có những điểm đã thực hiện tốt và có
những điểm còn hạn chế cần khắc phục. Trên
cơ sở đó, cần thực hiện 05 giải pháp nhằm tăng
cường giáo dục ý thức bảo vệ môi trường.
Trong đó, giải pháp đối với cán bộ, giảng viên
thực hiện công tác tổ chức giảng dạy GDTC có
ý nghĩa quan trọng vì cán bộ, giảng viên là
nhân tố quyết định trong quá trình giáo dục.
Việc thực hiện các giải pháp cần tiến hành phối
hợp một cách đồng bộ để nâng cao chất lượng,
hiệu quả giáo dục ý thức bảo vệ môi trường
góp phần phát huy vai trò của GDTC trong quá
trình xây dựng và phát triển của Học viện
ANND.
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 12/01/2022 | Lượt xem: 402 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tăng cường kết hợp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường trong tổ chức giảng dạy giáo dục thể chất cho sinh viên Học viện An ninh nhân dân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
159
Sè §ÆC BIÖT / 2020
TAÊNG CÖÔØNG KEÁT HÔÏP GIAÙO DUÏC YÙ THÖÙC BAÛO VEÄ MOÂI TRÖÔØNG
TRONG TOÅ CHÖÙC GIAÛNG DAÏY GIAÙO DUÏC THEÅ CHAÁT CHO SINH VIEÂN
HOÏC VIEÄN AN NINH NHAÂN DAÂN
Tóm tắt:
Bằng các phương pháp nghiên cứu khoa học thường quy chúng tôi đã khảo sát, đánh giá được:
Những yếu tố tác động, thực trạng và nguyên nhân việc kết hợp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường
trong tổ chức giảng dạy giáo dục thể chất (GDTC) cho sinh viên Học viện An ninh nhân dân. Trên
cơ sở đó, đề xuất 5 giải pháp hữu hiệu để tăng cường kết hợp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường
trong tổ chức giảng dạy GDTC cho sinh viên Học viện An ninh nhân dân.
Từ khóa: Bảo vệ môi trường, giải pháp, giáo dục ý thức, giáo dục thể chất, học viện An ninh
nhân dân, tổ chức giảng dạy, sinh viên.
Strengthening the combination of environmental awareness education in physical
education teaching for students at People's Security Academy
Summary:
Through regular scientific research methods, we have investigated and evaluated: the impacting
factors, the current situation and the causes of the combination of educating the awareness of
environmental protection along with physical education for People's Security Academy students.
On that basis, the topic has proposed 5 effective solutions to enhance the combination of
environmental awareness education and physical education teaching for students at People's
Security Academy.
Keywords: Environmental protection, solutions, awareness education, physical education,
People's Security Academy, teaching organizations, students.
*TS, Học viện An ninh nhân dân; Email: buitrongphuong1979@gmail
Bùi Trọng Phương*
ÑAËT VAÁN ÑEÀ
Bảo vệ môi trường là hoạt động giữ cho môi
trường trong lành, sạch đẹp, cải thiện môi trường,
đảm bảo cân bằng sinh thái, ngăn chặn, khắc
phục các hậu quả xấu do con người và thiên nhiên
gây ra cho môi trường, khai thác, sử dụng hợp lý
và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên. Điều đó được
chỉ rõ trong Điều 6 Luật bảo vệ môi trường: "Bảo
vệ môi trường là sự nghiệp của toàn dân. Tổ
chức, cá nhân phải có trách nhiệm bảo vệ môi
trường, thi hành pháp luật về bảo vệ môi trường,
có quyền và có trách nhiệm phát hiện, tố cáo hành
vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường"[5].
Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường rất cần được
xem là cái gốc cho mọi giải pháp, cần đi trước,
đi cùng và theo sau mọi hoạt động bảo vệ môi
trường. Vì thế, công tác tuyên truyền, phổ biến,
giáo dục cho nhân dân về bảo vệ môi trường, ứng
phó với biến đổi khí hậu phải ngày càng được
quan tâm[2]. Với yêu cầu, nhiệm vụ đó việc giáo
dục nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho sinh
viên Công an là vấn đề quan trọng và có ý nghĩa
với cuộc sống, công tác chiến đấu của lực lượng
Công an nhân dân.
Học viện An ninh nhân dân là trường đại học
đầu tiên của lực lượng Công an nhân dân được
thành lập ngay sau Cách mạng Tháng Tám thành
công. Học viện đã có những đóng góp quan trọng
vào những chiến công của lực lượng Công an
nhân dân Việt Nam, phục vụ sự nghiệp xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc qua các giai đoạn cách mạng[3].
Đến nay, dưới sự chỉ đạo của các cấp và nỗ lực
của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, giảng viên Học viện
ANND đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ giáo dục
đào tạo cán bộ sỹ quan an ninh vừa hồng vừa
BµI B¸O KHOA HäC
160
chuyên, có bản lĩnh chính trị vững vàng, giỏi về
chuyên môn nghiệp vụ, trong sáng về đạo đức,
có thể lực tốt đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong
tình hình mới. Công tác giảng dạy GDTC cho
sinh viên ở Học viện ANND có tầm quan trọng
đặc biệt trong việc nâng cao sức khoẻ và thể lực,
bồi dưỡng các phẩm chất đạo đức, ý chí nhằm
góp phần tích cực vào việc phục vụ nhiệm vụ giữ
vững an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự an toàn
xã hội. Bên cạnh việc nâng cao thể lực và các
phẩm chất khác còn kết hợp giáo dục ý thức
chính trị và những hành động tốt cho xã hội.
Nhiệm vụ đặt ra là cần kết hợp GDTC với giáo
dục ý thức bảo vệ môi trường nhằm góp phần
nâng cao hiệu quả giáo dục đào tạo và gìn giữ,
bảo vệ môi trường ở Học viện ANND.
PHÖÔNG PHAÙP NGHIEÂN CÖÙU
Quá trình nghiên cứu sử dụng các phương
pháp sau: Phương pháp luận của chủ nghĩa duy
vật biện chứng và duy vật lịch sử; phương pháp
phân tích và tổng hợp tài liệu; phương pháp
phỏng vấn chuyên gia; phương pháp quan sát sư
phạm và phương pháp khảo sát thực tiễn.
KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU VAØ BAØN LUAÄN
1. Những yếu tố tác động đến việc kết
hợp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường
trong tổ chức giảng dạy giáo dục thể chất
cho sinh viên Học viện An ninh nhân dân
1.1. Đặc điểm môi trường của Học viện An
ninh nhân dân
Học viện ANND nằm bên trục đường Trần
Phú, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội. Đây là
tuyết đường huyết mạch của thủ đô có hoạt động
giao thông tấp nập với nhiều phương tiện lưu
thông. Học viện ANND có tỷ lệ công trình bê
tông hóa cao, tập trung đông quân số thường
xuyên ăn ở, công tác, học tập. Từ thực tế trên
đòi hỏi cán bộ, sinh viên cần có ý thức cao trong
giữ gìn, bảo vệ môi trường để hạn chế những
ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và hoạt động công
tác, học tập.
Môi trường ở Hà Đông có mức độ ô nhiễm
rất đáng lo ngại. Ô nhiễm không khí do khói bụi,
lượng phát thải của phương tiện giao thông;
nồng độ bụi lơ lửng vượt quá chuẩn cho phép;
chất gây ô nhiễm chính trong không khí là bụi
mịn (PM 2.5), có nhiều thời gian trong năm chỉ
số AQI (Air Quality Index) - một chỉ số báo cáo
chất lượng không khí hàng ngày luôn ở trên mức
trung bình (ở mức này những người bình thường
bắt đầu có các ảnh hưởng tới sức khỏe, nhóm
người nhạy cảm có thể gặp những vấn đề sức
khỏe nghiêm trọng hơn). Ô nhiễm nguồn nước,
đất đai: hầu hết các con sông, hồ ở Hà Đông đã
ô nhiễm bởi nước thải công nghiệp, nước thải
sinh hoạt không qua xử lý. Ô nhiễm tiếng ồn,
bức xạ điện từ đã và đang tiềm ẩn nhiều nguy
cơ đối với môi trường và sức khỏe của sinh viên
Học viện An ninh nhân dân.
1.2. Đặc điểm của sinh viên Học viện An
ninh nhân dân
Sinh viên Học viện ANND học tập trong môi
trường quản lý tập trung có tính kỷ luật, kỷ cương
rất cao, chấp hành Điều lệnh CAND và nội quy,
kỷ luật trong Học viện. Mỗi sinh viên được giáo
dục và xác định rõ mục tiêu: Kiên định mục tiêu
độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, bồi dưỡng
lòng yêu nước; tuyệt đối trung thành với Đảng,
Nhà nước và nhân dân; Có lập trường tư tưởng
vững vàng, đủ sức đề kháng với các tác động tiêu
cực nảy sinh trong xã hội, có ý thức tổ chức kỷ
luật, sống, học tập và làm việc theo pháp luật;
Luôn vươn lên làm chủ tri thức và khoa học công
nghệ hiện đại; Thấm nhuần Sáu điều Bác Hồ dạy
Công an nhân dân; sống và làm việc theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Sinh viên Học viện ANND, ngoài việc là
người học tập ở bậc đại học còn có đặc điểm
riêng là mang trên mình màu áo của người chiến
sỹ CAND. Do đó, họ luôn nâng cao tinh thần
chủ động, tự giác, không ngừng học tập và rèn
luyện để trao dồi trình độ, bản lĩnh chính trị, kỹ
năng chiến đấu, đạo đức; phấn đấu trở thành
người chiến sĩ Công an nhân dân XHCN và tự
xác định cho mình một con đường, một lý tưởng
duy nhất để vượt qua mọi khó khăn, gian khổ và
thử thách [4].
1.3. Đặc điểm công tác tổ chức giảng dạy
giáo dục thể chất ở Học viện An ninh nhân dân
Công tác tổ chức giảng dạy GDTC được sự
quan tâm theo dõi, chỉ đạo chặt chẽ, thường
xuyên của Đảng uỷ, Ban giám đốc Học viện,
lãnh đạo Khoa Quân sự, Võ thuật - TDTT và đội
ngũ cán bộ, giảng viên trong Khoa [1].
Tổ chức giảng dạy GDTC của Khoa Quân sự
Võ thuật - TDTT, Học viện ANND đã bước đầu
161
Sè §ÆC BIÖT / 2020
đáp ứng được nhiệm vụ và yêu cầu của công tác
GDTC trong Học viện. Môn học trang bị cho
sinh viên kỹ thuật động tác của một số môn thể
thao, cung cấp những tri thức, cơ sở khoa học về
GDTC để sinh viên có những kiến thức sử dụng
các bài tập thể chất là phương tiện để rèn luyện
phát triển thể lực và củng cố, nâng cao sức khoẻ
cũng như giúp sinh viên hình thành những kỹ
năng, kỹ xảo vận động của các nội dung môn học
GDTC. Thông qua môn học rèn luyện ý chí, nghị
lực, bản lĩnh và hình thành nên những phẩm chất
tốt đẹp cho người sỹ quan an ninh.
Hoạt động giảng dạy GDTC ở Học viện
ANND chủ yếu được tổ chức thực hiện ngoài
trời đã chịu nhiều ảnh hưởng của khí hậu, môi
trường như: Mưa, gió, rét, nắng nóng, tiếng ồn,
bụi... đã làm ảnh hưởng xấu đến chất lượng
giảng dạy, học tập.
1.4. Thực trạng nội dung giáo dục bảo vệ
môi trường trong giảng dạy giáo dục thể chất
tại Học viện An ninh nhân dân
- Đã quan tâm lồng ghép nội dung giáo dục
bảo vệ môi trường trong bài giảng giúp sinh
viên có kiến thức, kỹ năng, thái độ tốt về bảo vệ
môi trường. Cụ thể là:
+ Về kiến thức: Hiểu một số kiến thức cơ bản
về bảo vệ môi trường; thực trạng ô nhiễm môi
trường và các hoạt động của con người làm ảnh
hưởng xấu đến môi trường.
+ Về kỹ năng: Có kỹ năng nhận diện được các
hành vi xâm hại môi trường và có các biện pháp,
việc làm cụ thể để góp phần bảo vệ môi trường.
+ Về thái độ: Giúp sinh viên nhận thức rõ vấn
đề về thực trạng môi trường hiện nay để có cách
ứng xử hợp lý và xây dựng được tình yêu thiên
nhiên, con người và yêu thích các hoạt động bảo
vệ môi trường.
- Tổ chức, hướng dẫn sinh viên dọn dẹp, làm
vệ sinh khu vực tập luyện, chỉnh trang, tôn tạo
cảnh quan xung quanh khu vực tập luyện xanh,
sạch đẹp.
- Đặt thùng rác xung quanh sân tập và tuyên
truyền nhắc nhở việc giữ gìn vệ sinh công cộng,
không vứt rác bừa bãi.
- Treo nội quy và phổ biến nội quy bảo vệ
môi trường tại khu vực sân bãi tập luyện tới sinh
viên tham gia học tập GDTC.
- Lồng ghép hoạt động tập luyện ngoại khóa
với bảo vệ môi trường. Cụ thể là: yêu cầu 100%
sinh viên các lớp phải có buổi vệ sinh môi
trường và tập thể dục sáng vào lúc 5h30 tất cả
các ngày hàng tuần (phân công mỗi lớp chịu
trách nhiệm một khu vực để vệ sinh, quét dọn
và tập luyện).
Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường được lồng ghép trong nhiều hoạt động học tập
của sinh viên Học viện An ninh nhân dân
BµI B¸O KHOA HäC
162
2. Thực trạng và nguyên nhân hạn chế
hiệu quả việc kết hợp giáo dục ý thức bảo
vệ môi trường trong tổ chức giảng dạy giáo
dục thể chất cho sinh viên Học viện An ninh
nhân dân
Nghiên cứu thực trạng và nguyên nhân hạn
chế hiệu quả việc kết hợp giáo dục ý thức bảo
vệ môi trường trong tổ chức giảng dạy GDTC
cho sinh viên Học viện ANND thông qua quan
sát sư phạm, phân tích giáo án và phỏng vấn trực
tiếp các giảng viên Khoa Quân sự - Võ thuật -
TDTT học viện ANND. Kết quả thu được:
2.1. Thực trạng
Công tác bảo vệ môi trường trong tổ chức
giảng dạy GDTC cho sinh viên Học viện ANND
đã được các cấp lãnh đạo và phòng chức năng
quan tâm chỉ đạo. Tuy nhiên, việc chỉ đạo, giám
sát quá trình giáo dục đôi lúc còn mang tính hình
thức, sự định hướng thông tin còn chậm, thiếu
kịp thời, chưa đầy đủ.
Đội ngũ cán bộ giảng viên của Khoa Quân
sự Võ thuật - TDTT luôn có ý thức trách nhiệm
tìm tòi, lồng ghép nội dung giáo dục ý thức bảo
vệ môi trường vào trong quá trình tổ chức giảng
dạy GDTC cho sinh viên Học viện ANND. Tuy
nhiên, một bộ phận giảng viên còn chưa thực sự
chú ý trong việc giáo dục ý thức bảo vệ môi
trường cho cho sinh viên.
Đoàn Thanh niên luôn thể hiện vai trò xung
kích trong các hoạt động bảo vệ môi trường, cán
bộ đoàn, cán bộ lớp thường xuyên thể hiện vai
trò đôn đốc việc thực hiện giữ gìn và bảo vệ môi
trường của Học viện ANND. Tuy nhiên, một bộ
phận sinh viên còn chưa hiểu rõ về vai trò của
bản thân trong việc bảo vệ môi trường và còn
có thái độ ứng xử với môi trường chưa phù hợp;
chưa có động cơ tham gia và chưa có những
hành động tích cực tham gia bảo vệ môi trường.
Nội dung giáo dục ý thức bảo vệ môi trường
còn chưa phong phú, đơn giản, thiếu chiều sâu.
Hình thức, phương pháp, phương tiện giáo
dục ý thức bảo vệ môi trường cho sinh viên còn
mang tính phong trào, thời điểm, nặng thành tích;
Việc sử dụng các phương pháp giáo dục còn đơn
điệu, thiếu đồng bộ, không thường xuyên;
Phương tiện giáo dục ý thức bảo vệ môi trường
cho sinh viên còn thiếu thốn, chưa đồng bộ.
2.2. Nguyên nhân
Trên cơ sở chủ trương, chính sách, văn bản
pháp luật về bảo vệ môi trường được ban hành
phù hợp với điều kiện thực tiễn hoạt động giáo
dục ý thức bảo vệ môi trường ở Học viện
ANND, công tác lãnh đạo, chỉ đạo, giám sát
hoạt động giáo dục ý thức bảo vệ môi trường
cho sinh viên luôn được thuận lợi và gắn liền
với quá trình tổ chức giảng dạy GDTC. Bên
cạnh đó, việc tập trung hoàn thành khối lượng
lớn nhiệm vụ công tác chuyên môn và các
nhiệm vụ chính trị khác đã làm cho việc chỉ đạo
triển khai hoạt động giáo dục ý thức bảo vệ môi
trường còn chậm.
Một bộ phận giảng viên còn chưa thực sự
tâm huyết và chưa phát huy hết vai trò, trách
nhiệm trong quá trình định hướng, quản lý, giám
sát và tổ chức hoạt động giáo dục ý thức bảo vệ
môi trường cho sinh viên.
Đoàn Thanh niên đã phát huy tốt vai trò định
hướng, tổ chức hoạt động giáo dục ý thức bảo
vệ môi trường cho sinh viên. Sinh viên Học viện
ANND được giáo dục và có ý thức cao trong
việc gìn giữ và bảo vệ môi trường học tập. Bên
cạnh đó, ý thức một số cá nhân sinh viên còn
chưa cao, còn chưa tự giác, tích cực tham gia
bảo vệ môi trường. Đây là nguyên nhân quan
trọng dẫn đến hạn chế cơ bản của công tác giáo
dục ý thức bảo vệ môi trường.
Hình thức giáo dục ý thức bảo vệ môi trường
chủ yếu được thực hiện qua các hoạt động tập thể
(như vệ sinh khu vực ăn ở, học tập), chưa chú ý
vào việc giáo dục ý thức cho cá nhân. Việc khen
thưởng, động viên cá nhân có ý thức và thành tích
bảo vệ môi trường tốt còn chưa kịp thời.
Cơ sở vật chất của Học viện ANND đã được
quan tâm quy hoạch hợp lý, nâng cấp hiện đại
tạo điều kiện cho việc giữ gìn, bảo vệ môi
trường, cảnh quan. Bên cạnh đó, việc gia tăng
sinh viên qua các loại hình đào tạo và sinh hoạt
tập trung đã làm mật độ người ở tăng cao, gây
khó khăn cho việc đảm bảo môi trường và giáo
dục ý thức bảo vệ môi trường.
Tóm lại, việc giáo dục ý thức bảo vệ môi
trường cho sinh viên Học viện ANND đã được
quan tâm chỉ đạo song vẫn còn hạn chế cần khắc
phục. Cần phải quan tâm nghiên cứu đề xuất
giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động
giáo dục ý thức bảo vệ môi trường trong tổ chức
163
Sè §ÆC BIÖT / 2020
giảng dạy GDTC. Qua đó góp phần vào việc giữ
gìn, bảo vệ môi trường và nâng cao hiệu quả
giáo dục sinh viên Học viện ANND.
3. Giải pháp tăng cường kết hợp giáo dục
ý thức bảo vệ môi trường trong tổ chức
giảng dạy giáo dục thể chất cho sinh viên
Học viện An ninh nhân dân
3.1. Giải pháp đối với cán bộ, giảng viên
thực hiện công tác tổ chức giảng dạy giáo dục
thể chất
- Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng,
vai trò quản lý của cán bộ lãnh đạo ở Khoa Quân
sự Võ thuật - TDTT đối với hoạt động giáo dục
ý thức bảo vệ môi trường cho sinh viên. Bao
gồm các nhiệm vụ sau:
+ Tổ chức tuyên truyền kiến thức và triển
khai thực hiện các văn bản pháp luật về bảo vệ
môi trường và giáo dục bảo vệ môi trường cho
cán bộ giảng viên và sinh viên.
+ Tổ chức nghiên cứu, áp dụng các tiến bộ khoa
học, kỹ thuật nhằm góp phần bảo vệ môi trường.
+ Phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu của
đảng viên trong hoạt động giáo dục ý thức bảo vệ
môi trường, phát huy vai trò xung kích của thanh
niên trong các hoạt động bảo vệ môi trường.
+ Giám sát, kiểm tra việc chấp hành các quy
định về bảo vệ môi trường; xử lý kịp thời những
vi phạm bảo vệ môi trường.
- Tập trung chú ý bồi dưỡng nâng cao năng
lực về giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho
đội ngũ giảng viên tham
gia giảng dạy giáo dục
thể chất. Bao gồm các
nhiệm vụ sau:
+ Chú ý rà soát, sắp
xếp lại đội ngũ giảng
viên, cán bộ lãnh đạo để
xây dựng và thực hiện
kế hoạch đào tạo, bồi
dưỡng đảm bảo đủ số
lượng, cân đối về cơ
cấu, nâng cao trình độ
chuyên môn, nghiệp vụ,
đạo đức.
+ Không ngừng đẩy
mạnh việc đổi mới nội
dung chương trình,
phương pháp giáo dục
theo hướng hiện đại,
phù hợp với thực tiễn và đảm bảo yêu cầu phát
triển bền vững môi trường.
+ Chú ý xây dựng và hoàn thiện một số chính
sách, chế độ đối với đội ngũ giảng viên, cán bộ
lãnh đạo.
+ Tạo điều kiện cho cán bộ, giảng viên tham
gia học tập, bồi dưỡng, nâng cao nhận thức và
kỹ năng bảo vệ môi trường, phòng chống rủi ro
thiên tai và ứng phó với biễn đổi khí hậu.
- Nâng cao và phát huy vai trò của cán bộ
lãnh đạo, của tổ chức đoàn thể trong hoạt động
giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho sinh
viên. Bao gồm các nhiệm vụ sau:
+ Xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách
đãi ngộ hợp lý; quy định rõ trách nhiệm, nghĩa
vụ, quyền hạn của cán bộ lãnh đạo.
+ Phát huy vai trò gương mẫu, tiên phong của
cán bộ lớp; đảng viên trong sinh viên bằng
những biện pháp động viên, khen thưởng kịp
thời, hợp lý.
3.2. Giải pháp đổi mới nội dung giáo dục ý
thức bảo vệ môi trường cho sinh viên
- Tăng cường tuyên truyền, phổ biến quan
điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp
luật của Nhà nước và những nội dung về bảo vệ
môi trường cho sinh viên. Bao gồm:
+ Tổ chức học tập, báo cáo chuyên đề, tập
huấn, cập nhập thông tin.
+ Phát huy vai trò của phương tiện thông
Tổ chức giáo dục môi trường thông qua các hoạt động
tình nguyện là biện pháp hiệu quả giúp sinh viên trải nghiệm
về công tác bảo vệ môi trường
BµI B¸O KHOA HäC
164
tin, kênh truyền thông và báo chí để phản ánh
đúng, phản ánh kịp thời, toàn diện, đầy đủ văn
bản quy định, hướng dẫn quá trình thực hiện
bảo vệ môi trường.
- Kết hợp nội dung giáo dục ý thức bảo vệ
môi trường với nội dung GDTC. Tuyên truyền
giải thích cho sinh viên về ý nghĩa của việc bảo
vệ môi trường với đời sống và hoạt động học
tập GDTC.
- Tập trung giáo dục về nội dung kỹ năng
phòng tránh, giảm nhẹ rủi ro thiên tai; đấu tranh
với các biểu hiện vi phạm pháp luật bảo vệ môi
trường. Bao gồm:
+ Trang bị cho sinh viên kỹ năng quan sát,
dự đoán được hiện tượng nguy hiểm của thiên
nhiên; kỹ năng thoát hiểm; kỹ năng ứng cứu
người gặp nạn...
+ Thường xuyên trang bị cho sinh viên nhận
thức về pháp luật bảo vệ môi trường, giáo dục
tư tưởng nhận thức, nắm bắt thông tin, được
tham gia hoạt động thực tiễn, được hướng dẫn
hình thức đấu tranh đúng và phù hợp.
3.3. Giải pháp về hình thức, phương pháp,
phương tiện giáo dục ý thức bảo vệ môi trường
- Xây dựng lồng ghép giáo dục ý thức bảo vệ
môi trường phù hợp với các hình thức tổ chức
giảng dạy GDTC ngoài trời như: Thực hiện
công trình thanh niên về bảo vệ cây xanh, vệ
sinh tại khu vực sân bãi học tập...
- Quan tâm xây dựng và hoàn thiện mô hình
câu lạc bộ sinh viên phát triển kỹ năng về bảo vệ
môi trường, kỹ năng chủ động ứng phó với thiên
tai; Cần quan tâm sát sao và chỉ đạo cụ thể các
hoạt động thực tiễn; lựa chọn những SV có năng
lực và đam mê cống hiến làm nòng cốt của CLB.
- Tích cực sử dụng phương pháp tuyên truyền
nêu gương kết hợp với phương pháp trực quan
và phương pháp thực tiễn trong giáo dục ý thức
bảo vệ môi trường cho sinh viên. Bao gồm:
+ Quan tâm phát hiện, nhân rộng gương điển
hình tiên tiến trong bảo vệ môi trường.
+ Đa dạng hóa các cách thức trình bày nội
dung như: Xem phim, nói chuyện để tuyên
truyền giáo dục.
+ Tổ chức các hoạt động phong trào, hoạt
động tập thể, hoạt động câu lạc bộ để sinh viên
được trải nghiệm thực tế.
- Tích cực phát huy vai trò của các phương
tiện kỹ thuật hiện đại, ứng dụng khoa học kỹ
thuật, công nghệ 4.0 trong hoạt động giáo dục ý
thức bảo vệ môi trường cho sinh viên. Tích cực
sử dụng một cách có hiệu quả, hợp lý các
phương tiện hiện đại (như bảng tương tác điện
tử, máy chiếu) và các phần mềm trình chiếu
(như powerpoint, microsoft frontpage).
3.4. Giải pháp về điều kiện đảm bảo cho
hoạt động giáo dục ý thức bảo vệ môi trường
Mục đích của giải pháp là xây dựng các điều
kiện đảm bảo cho hoạt động học tập cũng như
giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học
viên. Quan tâm xây dựng môi trường học tập
như: Cải tạo sân bãi, nhà tập khang trang sạch
Kết hợp việc giáo dục bảo vệ môi trường vào các hoạt động ngoại khóa là một trong các
biện pháp hiệu quả giúp giáo dục bảo vệ môi trường cho sinh viên (Ảnh minh họa)
165
Sè §ÆC BIÖT / 2020
sẽ; trồng cây xanh; trang trí hình ảnh đẹp về
TDTT; treo khẩu hiệu, quy định về bảo vệ môi
trường nhằm hình thành ấn tượng tốt và thói
quen giữ gìn, bảo vệ môi trường; Nâng cao ý
thức của cán bộ lãnh đạo, giảng viên và học viên
trong bảo vệ môi trường.
Phát huy nguồn lực xã hội hóa và sử dụng có
hiệu quả cho hoạt động giáo dục ý thức bảo vệ
môi trường. Phát động việc đóng góp sức lực và
kinh phí của mỗi cá nhân nhằm giảm gánh nặng
cho ngân sách. Sử dụng kinh phí đúng mục đích,
đối tượng, tránh lãng phí. Xây dựng lộ trình
thành lập quỹ bảo vệ môi trường.
Giữ gìn, bảo quản và sử dụng tiết kiệm, có
hiệu quả trang thiết bị dạy học.
Chú ý phối hợp giữa giáo dục pháp luật môi
trường với giáo dục ý thức bảo vệ môi trường
cho sinh viên. Để định hướng hành động bảo vệ
môi trường đảm bảo có ý nghĩa thiết thực và
chấp hành, tuân thủ pháp luật.
Quan tâm khen thưởng, động viên kịp thời
với những cá nhân và tập thể có thành tích bảo
vệ môi trường. Xây dựng quy chế thưởng phạt
phù hợp với những hành động, việc làm trong
bảo vệ môi trường.
3.5. Giải pháp nâng cao khả năng tự bồi
dưỡng, rèn luyện của sinh viên đối với vấn đề
bảo vệ môi trường, chủ động ứng phó với biến
đổi khí hậu
Tập trung xây dựng động cơ tích cực về bảo
vệ môi trường cho sinh viên. Giúp sinh viên xác
định rõ mục tiêu, xây dựng kế hoạch và động
viên việc thực hiện kế hoạch có hiệu quả.
Không ngừng khuyến khích sinh viên nghiên
cứu, sáng tạo và có những sáng kiến trong bảo
vệ môi trường, nhất là những hành động bảo vệ
môi trường gắn liền với hoạt động học tập giáo
dục thể chất như: Hạn chế gây ra rác thải hoặc
tái chế sử dụng vỏ chai nước thành các vật dụng
hữu ích.
Nâng cao vai trò xung kích của sinh viên
trong việc tuyên truyền bảo vệ môi trường ở
Học viện ANND. Cần phân cấp giao nhiệm vụ
cụ thể cho từng Chi đoàn, từng bộ phận để tổ
chức Đoàn phát huy được trí tuệ, tài năng, sức
sáng tạo của đội ngũ, cán bộ, đoàn viên trong
toàn Học viện. Phát động các phong trào thi đua,
hành động giữ gìn, bảo vệ môi trường như: dọn
vệ sinh, chăm sóc bảo vệ cây xanh, làm bài thi
tìm hiểu về bảo vệ môi trường.
KEÁT LUAÄN
Tăng cường kết hợp giáo dục ý thức bảo vệ
môi trường trong tổ chức giảng dạy GDTC là
một nội dung mới và có ý nghĩa thiết thực. Qua
nghiên cứu đã cho thấy: Những yếu tố tác động
đến việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường
trong tổ chức giảng dạy GDTC cho sinh viên
Học viện ANND có những nét đặc thù riêng;
Thực trạng và nguyên nhân việc kết hợp giáo
dục ý thức bảo vệ môi trường trong tổ chức
giảng dạy GDTC cho sinh viên Học viện
ANND có những điểm đã thực hiện tốt và có
những điểm còn hạn chế cần khắc phục. Trên
cơ sở đó, cần thực hiện 05 giải pháp nhằm tăng
cường giáo dục ý thức bảo vệ môi trường.
Trong đó, giải pháp đối với cán bộ, giảng viên
thực hiện công tác tổ chức giảng dạy GDTC có
ý nghĩa quan trọng vì cán bộ, giảng viên là
nhân tố quyết định trong quá trình giáo dục.
Việc thực hiện các giải pháp cần tiến hành phối
hợp một cách đồng bộ để nâng cao chất lượng,
hiệu quả giáo dục ý thức bảo vệ môi trường
góp phần phát huy vai trò của GDTC trong quá
trình xây dựng và phát triển của Học viện
ANND.
TAØI LIEÄU THAM KHAÛ0
1. Lê Mạnh Cường (2006), “Nghiên cứu một
số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng rèn
luyện thân thể cho sinh viên Học viện An ninh”,
Luận văn thạc sỹ khoa học giáo dục, Đại học
TDTT Bắc Ninh.
2. Đào Thu Hiền (2019), “Giáo dục ý thức
bảo vệ môi trường cho sinh viên các trường đại
học ở Hà Nội hiện nay”, Luận án tiến sĩ, Học
viện Báo chí và tuyên truyền, Hà Nội.
3. Bùi Văn Nam (2016), "Học viện An ninh
nhân dân góp phần bảo đảm an ninh quốc gia,
phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc", Kỷ yếu hội thảo khoa học Học viện An
ninh nhân dân 70 năm xây dựng và phát triển,
Học viện ANND, Hà Nội.
4. Quốc Hội (2014), Luật bảo vệ môi trường,
Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.
(Bài nộp ngày 1/10/2020, phản biện ngày 28/10/2020, duyệt in ngày 4/12/2020)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tang_cuong_ket_hop_giao_duc_y_thuc_bao_ve_moi_truong_trong_t.pdf