Thách thức trong quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp - nông thôn ở nước ta

Năm là, phát huy hiệu quả của các mô hình sản xuất mới, tiên tiến (như tích tụ ruộng đất ở Thái Bình, Ninh Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi., giải quyết việc làm cho nông dân bị mất đất sản xuất ở Hải Dương, Đà Nẵng, Tiền Giang., mỗi làng mỗi nghề ở Hà Nội, Nam Định, Đà Lạt., phát triển du lịch sinh thái ở Vùng đồng bằng sông Cửu Long, nông nghiệp công nghệ cao ở Đà Lạt, Hà Nội, Tp.Hồ Chí Minh., phổ biến kiến thức ở Vĩnh Phúc.). Nhà nước cần tạo điều kiện thuận lợi để hộ nông dân trở thành hộ sản xuất có nghề chuyên nghiệp với quá trình dồn điền, đổi thửa, cho thuê đất, tích tụ đất phù hợp. Cần hình thành các vùng chuyên canh hàng hoá, các vùng nguyên liệu phục vụ chế biến và xuất khẩu. Đẩy mạnh kết nối sản phẩm của nông hộ với doanh nghiệp và thị trường bằng các hiệp hội ngành hàng. Các mô hình phát triển các làng nghề, tiểu thủ công nghiệp và doanh nghiệp vừa và nhỏ, trang trại, xuất khẩu lao động. cần được phân tích, nhân rộng và gắn với quá trình đô thị hoá và với chương trình công nghiệp hóa nông thôn, vừa đảm bảo cung cấp nhân lực và đầu vào cho quá trình công nghiệp hoá đồng thời góp phần phát triển bền vững nông thôn.

pdf5 trang | Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 312 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thách thức trong quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp - nông thôn ở nước ta, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 28/Quý III- 2011 4 THÁCH THỨC TRONG QUÁ TRÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG NÔNG NGHIỆP- NÔNG THÔN Ở NƯỚC TA PGS.TS. Nguyễn Bá Ngọc Viện Khoa học Lao động và Xã hội ● Quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp- nông thôn ở nước ta trong giai đoạn vừa qua đã mang lại một số kết quả tích cực, đó là: - Cơ cấu lao động nông nghiệp, nông thôn tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, bảo đảm an ninh lương thực và góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. - Chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp, nông thôn được thực hiện dưới nhiều hình thức đa dạng theo xu hướng tiến bộ (nông nghiệp truyền thống năng suất thấp sang nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp-phi nông nghiệp, nông thôn-thành thị, xuất khẩu lao động), tiến bộ kỹ thuật được áp dụng rộng rãi, ngành nghề nông thôn phát triển đã góp phần làm tăng năng suất lao động và tăng thu nhập. - Các hình thức tổ chức sản xuất tiếp tục được đổi mới, nâng cao hiệu quả sản xuất nông thôn và thu hút thêm nhiều lao động, góp phần giảm nghèo nhanh chóng. - Các chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn đầu tư xây dựng thời hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội làm thay đổi bộ mặt nông thôn, góp phần tích cực cho chuyển dịch cơ cấu lao động và hỗ trợ kịp thời cho nông dân trong quá trình chuyển dịch sang những ngành nghề có năng suất lao động cao hơn. ● Tuy nhiên, quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp- nông thôn vẫn còn những hạn chế cơ bản. Thứ nhất, tăng trưởng kinh tế nói chung và tăng trưởng khu vực nông nghiệp, nông thôn không thúc đẩy tăng trưởng tương ứng việc làm ở nông thôn; lao đông tiếp tục bị dồn nén trong nông nghiệp năng suất thấp (năng suất lao động nông nghiệp chỉ bằng khoảng 1/3 so với công nghiệp và dịch vụ), hệ số co giãn việc làm trong nền kinh tế nói chung và khu vực nông thôn còn thấp (thời kỳ 2000-2009 là 0,28% với cả nước nói chung và khoảng 0,35% với khu vực nông thôn) chưa đảm bảo thu hút hết lao động dư thừa trong nông nghiệp để tạo ra ”điểm cất cánh” phát triển sản xuất hàng hoá và tăng sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp, nông thôn; mức độ thiếu việc làm còn cao (6,51% người thiếu việc làm và khoảng 25% thời gian lao động ở nông thôn chưa được sử dụng), thu nhập lao động nông thôn rất thấp (năm 2008 là 762 nghìn đồng/người/tháng). Thứ hai, chuyển dịch cơ cấu kinh tế chưa thúc đẩy và tạo điều kiện để có kết quả chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp, nông thôn tương ứng (công nghiệp và dịch vụ đã tạo ra 79 % GDP cả nước nhưng mới thu hút 49 % lao động xã hội), chuyển dịch không đồng đều giữa các vùng (các vùng Đông Nam bộ, Đồng bằng sông Hồng chuyển dịch nhanh, các vùng Tây Bắc, Tây Nguyên chuyển dịch chậm rất chậm) và chưa tạo được sự liên kết di chuyển lao động phục vụ cho sự nghiệp CNH,HĐH chung trong cả nước Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 28/Quý III- 2011 5 (chưa phát huy được thế mạnh của từng vùng về nguồn nhân lực, tài nguyên thiên nhiên và đặc điểm sinh thái; các vùng kinh tế trọng điểm chưa được quy hoạch phát triển đồng bộ để tạo động lực tác động lan toả mạnh đến những vùng khó khăn khác; thị trường lao động vẫn mất cân đối nghiêm trọng về cung- cầu lao động; quy hoạch các khu công nghiệp không hợp lý dẫn đến thừa- thiếu lao động hầu hết mang tính cục bộ và làm lãng phí nguồn nhân lực của đất nước). Thứ ba, quá trình chuyển dịch chưa bền vững cả về việc làm, thu nhập, vị thế, điều kiện làm việc và an sinh xã hội; hầu hết lao động nông nghiệp, nông thôn (trên 90%) vẫn thuộc khu vực phi chính thức chịu nhiều rủi ro và dễ bị tổn thương, đặc biệt lao động di cư gặp rất nhiều khó khăn khi tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản và hội nhập với dân bản địa trong quá trình di cư nông thôn- thành thị. Thứ tư, tỷ trọng lao động trong các ngành dịch vụ phục vụ sản xuất - đời sống và công nghiệp chế biến còn khiêm tốn chưa tương xứng với vai trò thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn (năm 2009, dịch vụ mới chiếm 21,08%, công nghiệp chế biến chiếm 13,57% lao động nông thôn). Kinh tế nông thôn vẫn cơ bản là nông nghiệp, sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, tự phát, kinh tế hàng hóa chưa phát triển, ở các vùng sâu, vùng xa kinh tế tự cung tự cấp vẫn là phổ biến. Thứ năm, đời sống vật chất- tinh thần của nông dân còn thấp, chênh lệch giàu nghèo có xu hướng gia tăng (GDP bình quân đầu người ngay trong vùng có nhịp độ tăng trưởng cao nhất nước như Đông Nam bộ cũng có sự chênh lệch lớn giữa các tỉnh, Bình Phước, Tây Ning chỉ bằng 1/3 so với thành phố Hồ Chí Minh và Bà Rịa- Vũng Tàu; tỷ lệ hộ nghèo giữa vùng Tây Bắc và vùng Đông Nam bộ lên tới 9,8 lần), ô nhiễm môi trường ngày càng nặng nề. ● Nguyên nhân của những hạn chế kể trên bao gồm: Thứ nhất, vốn nhân lực nông nghiệp, nông thôn nói chung còn thấp (trình độ văn hoá, chuyên môn kỹ thuật, thể lực, tính năng động, tính thích nghi và ý thức kỷ luật hạn chế), gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận kiến thức sản xuất mới, chuyển đổi nghề và chuyển dịch tích cực cơ cấu lao động nông nghiệp, nông thôn. Nông dân thiếu kiến thức kinh doanh và khởi sự doanh nghiệp, thiếu hiểu biết về những công nghệ mới áp dụng trong trồng trọt, chăn nuôi và chế biến sản phẩm nông nghiệp, trong khi công tác tư vấn và phổ biến kiến thức cũng như chuyển giao công nghệ sản xuất tiên tiến thiếu hệ thống, chưa hiệu quả. Thứ hai, an ninh việc làm trong quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động, đặc biệt là đối với lao động di cư nông thôn- thành thị, chưa được coi trọng cả trên giác độ hoạch định chính sách, tổ chức triển khai cung cấp các dịch vụ hỗ trợ và tuyên truyền nâng cao nhận thức xã hội. Hầu hết lao động nông thôn đang làm việc trong khu vực không chính thức với các đặc điểm rủi ro cao và không có hệ thống an sinh xã hội đảm bảo. Vấn đề nổi cộm nhất hiện nay là chuyện nhà ở và các vấn đề xã hội liên quan như hộ khẩu và chính sách giáo dục, y tế, an sinh cho con cái và gia đình đi theo lao động di cư. Các mâu thuẫn, tranh chấp trong quan hệ lao động giữa người sử dụng lao động và người lao động trong các doanh nghiệp gia tăng đã làm cho vấn đề mưu sinh của người lao động di cư đi từ nông thôn càng thêm bức xúc. Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 28/Quý III- 2011 6 Thứ ba, thị trường lao động nông thôn chưa phát triển, cung- cầu lao động mất cân bằng (lao động vẫn thiếu việc làm trong khi các khu công nghiệp thường ở tình trạng thiếu lao động), hệ thống cơ sở hạ tầng thị trường lao động yếu kém không cung cấp đủ thông tin, cơ hội và các dịch vụ công bằng đến nông dân trong các vùng miền, khu vực. Việc hướng nghiệp cho thanh niên nông thôn vẫn chỉ mang tính hình thức; các hoạt động giao dịch việc làm mới chủ yếu ở các thành phố lớn và khu công nghiệp; dịch vụ việc làm chưa thành mạng lưới, quy mô từng tổ chức nhỏ bé, thiếu sự phối hợp, chia sẻ thông tin và hợp tác trong nội bộ dịch vụ việc làm cũng như trong hệ thống dịch vụ việc làm-doanh nghiệp-cơ sở dạy nghề; thông tin thị trường lao động còn nhiều yếu kém, chưa mang tính hệ thống, bị chia cắt giữa các vùng, miền; việc theo dõi, giám sát, nắm bắt biến động thị trường lao động được thực hiện một cách phân tán và ít kết nối nên rất kém hiệu quả. Thứ tư, các chính sách, chương trình, chiến lược kế hoạch phát triển nông thôn còn chưa đồng bộ và đủ liều để thúc đẩy chuyển dịch nhanh và có hiệu quả. Chính sách bồi thường khi thu hồi, chuyển đổi mục đích sử dụng đất chưa thỏa đáng, giữa giá bồi thường của nhà nước và giá thị trường còn có sự khác biệt quá lớn; chính sách quy hoạch đất đai canh tác chưa hợp lý và thiếu đồng bộ, hiện tượng đầu tư tràn lan không đúng mục đích gây lãng phí xã hội trong khi quỹ đất ngày một giảm, đất canh tác cho người dân bị thu hẹp còn bản thân người nông dân thiếu việc làm; đầu tư công vào nông thôn hay nông nghiệp hầu như không đáng kể, càng xa các khu kinh tế phát triển, xa đô thị, xa khu công nghiệp thì hạ tầng cơ sở càng yếu và kém; chính sách nhà ở cho người có thu nhập thấp chỉ mới được quan tâm, cơ chế và qui định đối với người ở chưa hợp lý và hấp dẫn, thiếu gắn kết với các vấn đề xã hội và nhu cầu về đời sống văn hóa tinh thần của người lao động. Thứ năm, các hình thức tổ chức sản xuất hiện đại cho năng suất cao chưa phát triển, tỷ lệ các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp thua lỗ khá lớn (theo một nghiên cứu của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương thì có đến 1/3 trong tổng số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp bị thua lỗ), chưa đánh giá, tổng kết và nhân rộng cũng như phổ biến áp dụng những mô hình sản xuất có hiệu quả, thu hút nhiều lao động. ● Các bài học từ thực tiễn quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp, nông thôn có thể kể ra là: Một là, Nhà nước có vai trò đặc biệt quan trọng trong thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp, nông thôn. Nhà nước hoạch định và tổ chức triển khai các chiến lược, quy hoạch, chính sách, kế hoạch phát triển; xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động nông nghiệp, nông thôn; đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào phục vụ sản xuất và đời sống; đồng thời giải quyết các vấn đề an sinh xã hội để đảm bảo phát triển một xã hội công bằng và bền vững. Nông thôn, nông nghiệp và nông dân cần được coi trọng và được đặt lên vị trí quan tâm hàng đầu không chỉ vì giá trị kinh tế mà còn vì các giá trị văn hoá truyền thống cần được lưu giữ, bảo vệ. Nông nghiệp còn có vai trò trong đảm bảo an ninh lương thực, cân bằng sinh thái, môi trường của quốc gia. Nhà nước cần hỗ trợ tốt hơn nữa, tận dụng Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 28/Quý III- 2011 7 được ưu đãi mà WTO cho phép nâng mức đầu tư công vào các hạ tầng cơ sở khu vực nông thôn cũng như cho ngành nông nghiệp nói riêng (như thủy lợi, hệ thống tưới tiêu, cải tạo đất đai, nghiên cứu áp dụng khoa học - công nghệ vào nông nghiệp). Hai là, chuyển dịch cơ cấu lao động thông qua chuyển đổi phương thức sản xuất nông nghiệp và phát triển công nghiệp chế biến và dịch vụ, du lịch. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ, cùng với quá trình đô thị hoá và công nghiệp hoá nhanh chóng tất yếu kéo theo quỹ đất dành cho sản xuất nông nghiệp bị thu hẹp. Vì vậy để nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp và ổn định việc làm, một mặt cần thúc đẩy tích tụ ruộng đất và đảm bảo tính lâu dài trong sử dụng đất của nông dân, mặt khác cần thay đổi chiến lược từ sản xuất hỗn hợp sang sản xuất chuyên môn hoá và tập trung vào những sản phẩm nông nghiệp tạo giá trị kinh tế cao (chăn nuôi, trồng cây cảnh và các loại rau, quả sạch trong nhà kính). Đồng thời cần khuyến khích phát triển mạnh công nghiệp chế biến sản phẩm nông nghiệp và phát triển hệ thống dịch vụ sản xuất- đời sống cũng như du lịch để khai thác các giá trị truyền thống, văn hoá ở nông thôn. Ba là, Nhà nước cần đặc biệt quan tâm đến các như chính sách đất đai , tín dụng, phát triển cơ sở hạ tầng, ứng dụng công nghệ mới. Các nhân tố đẩy (thu hẹp đất nông nghiệp, nhu cầu thuê lao động làm nông nghiệp ở khu vực nông thôn giảm) và nhân tố kéo (chênh lệch về thu nhập và mức sống giữa thành thị và nông thôn, một số công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm ở thành thị mà người lao động thành thị không muốn làm) và chính sách nhập cư của Nhà nước có tác động mạnh đến các dòng di cư giữa các khu vực. Do vậy Nhà nước cần rỡ bỏ các rào cản hành chính và tạo điều kiện cho quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn- thành thị được thuận lợi. Các rào cản hành chính hạn chế chuyển dịch lao động (chế độ hộ khẩu, quy định về cư trú và kèm theo đó là những phân biệt đối xử trong tiếp cận các cơ hội việc làm, hưởng thụ các dịch vụ y tế, giáo dục cho bản thân người lao động và gia đình họ) cần được rỡ bỏ, các dịch vụ hỗ trợ lao động di cư (hỗ trợ đầu đi- đầu đến, dịch vụ việc làm, thông tin thị trường lao động, hỗ trợ nhà ở cho công nhân khu công nghiệp) cần được phổ biến rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng và ngay tại các doanh nghiệp để giúp lao động di cư hiểu biết hơn và tiếp cận tốt hơn các dịch vụ xã hội và hội nhập tốt hơn với cộng đồng nơi cư trú. Bốn là, đầu tư phát triển vốn nhân lực nông thôn có tác động quyết định đối với chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp, nông thôn. Lao động có trình độ tay nghề và kiến thức văn hóa cao có nhiều cơ hội về việc làm và thu nhập, trong khi đó những người có trình độ văn hoá và chuyên môn kỹ thuật thấp rất ít có cơ hội tiếp cận việc làm ổn định và thường rơi vào tình trạng đói nghèo. Các vùng chuyển dịch lao động chậm hơn cần có phương sách vận động và tuyên truyền sâu rộng để người dân nhận thức được vai trò quyết định của vốn nhân lực trong quá trình tạo việc làm, nâng cao năng suất và thu nhập ở nông thôn. Năng lực của đội ngũ cán bộ chính quyền các cấp ở địa phương có ý nghĩa quyết định. Các nghề đào tạo cần bám sát nhu cầu kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội của địa phương, quy hoạch sản xuất- kinh doanh- dịch vụ cụ thể theo từng nhóm ngành Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 28/Quý III- 2011 8 hàng để tránh lãng phí do tình trạng học nghề xong vẫn không làm được nghề mình được đào tạo hoặc có việc làm nhưng vẫn nghèo. Cần lồng ghép cả kỹ năng sống (trong đó có tác phong công nghiệp và kỷ luật lao động) và kiến thức luật pháp (trong đó có Bộ luật Lao động) vào chương trình đào tạo chuyên môn cũng như văn hóa. Năm là, phát huy hiệu quả của các mô hình sản xuất mới, tiên tiến (như tích tụ ruộng đất ở Thái Bình, Ninh Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi..., giải quyết việc làm cho nông dân bị mất đất sản xuất ở Hải Dương, Đà Nẵng, Tiền Giang..., mỗi làng mỗi nghề ở Hà Nội, Nam Định, Đà Lạt..., phát triển du lịch sinh thái ở Vùng đồng bằng sông Cửu Long, nông nghiệp công nghệ cao ở Đà Lạt, Hà Nội, Tp.Hồ Chí Minh.., phổ biến kiến thức ở Vĩnh Phúc...). Nhà nước cần tạo điều kiện thuận lợi để hộ nông dân trở thành hộ sản xuất có nghề chuyên nghiệp với quá trình dồn điền, đổi thửa, cho thuê đất, tích tụ đất phù hợp. Cần hình thành các vùng chuyên canh hàng hoá, các vùng nguyên liệu phục vụ chế biến và xuất khẩu. Đẩy mạnh kết nối sản phẩm của nông hộ với doanh nghiệp và thị trường bằng các hiệp hội ngành hàng. Các mô hình phát triển các làng nghề, tiểu thủ công nghiệp và doanh nghiệp vừa và nhỏ, trang trại, xuất khẩu lao động... cần được phân tích, nhân rộng và gắn với quá trình đô thị hoá và với chương trình công nghiệp hóa nông thôn, vừa đảm bảo cung cấp nhân lực và đầu vào cho quá trình công nghiệp hoá đồng thời góp phần phát triển bền vững nông thôn. Tài liệu tham khảo 1. 26-NQ/TW ng 8 năm 2008). 2. Các báo cáo chuyên đề và đề tài nhánh trong Chương trình nghiên cứu khoa học cấp Bộ năm 2009-2010, mã số CT 2009- 02 ”Cơ sở lý luận và thực tiễn chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp- nông thôn theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa” do Viện Khoa học Lao động và Xã hội thực hiện năm 2009-2010. 3. Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, Đề tài “Nghiên cứu dự báo chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp, nông thôn và các giải pháp giải quyết việc làm trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và đô thị hoá ở nước ta” (KX.02.01/06-10; Chủ nhiệm- PGS.TS. Lê Xuân Bá). 4. Viện Khoa học Lao động và Xã hội, 2010, Đề án Phát triển Thị trường Lao động đến 2020. 5. Bùi Tất Thắng, Định hướng chủ yếu phát triển bền vững các vùng của Việt Nam trong thời gian tới, Kỷ yếu Hội nghị Phát triển bền vững toàn quốc lần thứ ba, tháng 01/2011. 6. Chu Tiến Quang (2001), Việc làm ở nông thôn-thực trạng và giải pháp, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 7. Đặng Kim Sơn, Nông nghiệp, nông thôn, nông dân trong quá trình CNH thế giới: Liên hệ với Việt nam, Viện Chính sách chiến lược nông nghiệp và phát triển nông thôn. 8. IPSARD (2009), Báo cáo Ảnh hưởng của suy giảm kinh tế lên lao động việc làm và đời sống người dân nông thôn.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfthach_thuc_trong_qua_trinh_chuyen_dich_co_cau_lao_dong_nong.pdf
Tài liệu liên quan