Tỷ lệ học sinh có sâu răng cao ban đầu đã
tăng đáng kể lượng vi khuẩn gấp 1,25 lần (1,09-
1,43) so với nhóm không sâu răng ban đầu.
Nhóm sâu răng cao tăng tối thiểu một mặt
răng sâu ở răng sữa/ vĩnh viễn gấp 17,05/ 3,08 lần
so với nhóm không sâu răng (p<0,05).
Có mối liên quan giữa sự tăng đáng kể lượng
vi khuẩn Streptococcus mutans và sự tăng sâu
răng sau một năm ở nhóm học sinh 9-10 tuổi tại
Huyện Bình Chánh. Những học sinh có sự tăng
đáng kể hàm lượng vi khuẩn S.mutans có nguy
cơ tăng tối thiểu 2 mặt răng vĩnh viễn sâu mới
lên gấp 4,14 lần (1,10 – 15,57) sau một năm, so
với những học sinh không có sự gia tăng này
trong phân tích từng phần. Tuy nhiên, không
tìm thấy mối liên quan giữa thay đổi vi khuẩn
Lactobacilli và thay đổi sâu răng của trẻ sau một
năm.
Tiền sử sâu răng ban đầu đóng một vai trò
quan trọng trong sự tăng số mặt răng sữa/vĩnh
viễn theo thời gian ở nhóm học sinh này. Các
học sinh đã có sâu răng cao ban đầu sẽ có nguy
cơ tăng tối thiểu 2 mặt răng sữa/vĩnh viễn sâu
cao gấp 25,47/4,56 lần so với những học sinh
không có sâu răng sau một năm, dù có hay
không có sự gia tăng lượng vi khuẩn S.mutans
cũng như Lactobacilli sau một năm.
5 trang |
Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 497 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thay đổi lượng vi khuẩn s. mutans/ lactobacilli và sâu răng ở học sinh 8-9 tuổi sau một năm tại huyện Bình Chánh TP.HCM, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 105
THAY ĐỔI LƯỢNG VI KHUẨN S. MUTANS/ LACTOBACILLI
VÀ SÂU RĂNG Ở HỌC SINH 8-9 TUỔI SAU MỘT NĂM
TẠI HUYỆN BÌNH CHÁNH TP. HCM
Lương Đào Minh Nguyệt*, Hoàng Trọng Hùng*, Trần Đức Thành*
Mục tiêu: Phân tích mối liên quan giữa sự thay đổi về lượng vi khuẩn S.mutans và Lactobacilli với sự thay
đổi sâu răng ở học sinh 8-9 tuổi sống ở vùng không có fluor hóa nước máy của Tp.HCM sau một năm.
Phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu dọc với mẫu nghiên cứu gồm 85 học sinh 8-9 tuổi tại xã Đa
Phước, Bình Chánh, Tp.HCM: 30 học sinh không sâu răng và 55 học sinh có sâu răng cao. Dữ liệu sâu răng và
lượng S.mutans cũng như Lactobacilli ban đầu được hồi cứu dựa trên dữ liệu điều tra vào năm học 2009-2010.
Đánh giá sâu răng và vi khuẩn được tiến hành lần 2 so với thời điểm ban đầu là một năm (năm học 2010-2011).
Khám sâu răng của cả hai điều tra được thực hiện theo tiêu chí WHO (1997) kết hợp ICDAS-II bởỉ cùng 3 điều
tra viên đã được định chuẩn (Kappa nhóm=0,83). Hàm lượng vi khuẩn S.mutans/Lactobacilli trong nước bọt
được đo bằng bộ test CRT® Bacteria (Vivadent). Kiểm định t cho 2 mẫu độc lập, kiểm định chính xác Fisher, kiểm
định χ2, thống kê OR và phân tích hồi quy logistic đã được áp dụng trong nghiên cứu này.
Kết quả: Sau một năm, nhóm sâu răng cao ban đầu đã tăng đáng kể lượng vi khuẩn S.mutans, gấp 1,25
lần (KTC 95%: 1,09-1,43, p<0,05) so với nhóm không sâu răng; nhóm sâu răng cao tăng tối thiểu một mặt răng
sâu, gấp 17,05 lần (4,57 – 63,58) ở răng sữa và 3,08 lần (1,23-7,76) ở răng vĩnh viễn so với nhóm không sâu
răng. Phân tích từng phần, có sự liên quan có ý nghĩa thống kê giữa sự gia tăng lượng S.mutans và sâu răng ở
nhóm trẻ nghiên cứu. Tuy nhiên, mô hình phân tích hồi quy logistic có kết hợp với tiền sử sâu răng cao ban đầu
lại không tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa này (p>0,05).
Kết luận: Có sự liên quan giữa thay đổi hàm lượng vi khuẩn S.mutans và sự thay đổi sâu răng ở học sinh 8-
9 tuổi tại một trường tiểu học của huyện Bình Chánh Tp.HCM sau một năm. Tuy nhiên, tiền sử sâu răng đóng
vai trò như là một biến gây nhiễu ảnh hưởng rất lớn đến mối liên quan này.
Từ khoá: yếu tố nguy cơ sâu răng, nghiên cứu dọc, chỉ số ICDAS, Streptococcus mutans, Lactobacilli
ABSTRACT
DENTAL CARIES AND SALIVARY LEVEL OF CARIOGENIC BACTERIA IN SCHOOL CHILDREN
Luong Dao Minh Nguyet, Hoang Trong Hung, Tran Duc Thanh
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 - Supplement of No 2 - 2013: 105 - 109
Objective: The objective of this study was to analyze the changes in caries status of 8-9-year-old school
children in correlation with salivary levels of Streptococcus mutans and Lactobacilli after one year.
Methods: The study was conducted on 85 schoolchildren, 47 boys and 38 girls, born and living in a non-
fluoridated area of Ho Chi Minh City. At baseline examination, the sample was divided into two groups: 30
children without caries and 55 with high caries. Dental caries were evaluated applying WHO criteria (1997)
combined with ICDAS II for non-cavitated lesions. S.mutans and Lactobacilli levels were assessed using the
CRT® Bacteria test (Vivadent). The dental and bacteriological evaluations were done by three calibrated examiners
(Kappa= 0.83) and re-conducted after one year. The correlation between caries increment and changes in
cariogenic bacteria level was assessed by Fisher exact test, χ2 test and logistic regression analysis.
* Khoa Răng Hàm Mặt, Đại học Y Dược TP.HCM
Tác giả liên lạc: BS Lương Đào Minh Nguyệt, ĐT: 0907737855, Email: mndluong@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 106
Results: After one year, as compared to caries free group, the change of S.mutans level in high caries group
was 1.25 times more (95% CI: 1.09-1.43, p<0.05); the percentage of children in high caries group that acquired at
least one new lesion was significantly higher (17.5 times higher in deciduous teeth, 3.08 times higher in
permanent teeth, p<0.05). The children with increase in salivary S.mutans level developed new caries in
permanent teeth 4.14 times (1.10-15.57) more than those without increase (p<0.05). The logistic regression
analysis showed a strong association between increase in caries and previous caries experience in both deciduous
and permanent teeth 25.47 times (3.11-208.85) and 4.56 times (1.35-15.39) respectively.
Conclusion: There was a significant association between the increase of S.mutans level and caries increment
among 8-9-year-old children, after one year. Previous caries experience was an important confounding factor in
this relationship.
Keywords: dental caries risk factors, International Caries Detection and Assessment System, Streptococcus
mutans, Lactobacilli, longitudinal study
MỞ ĐẦU
Sâu răng là bệnh đa yếu tố, bao gồm cả yếu
tố sinh học và phi sinh học. Ở mức cá thể, người
ta đề cập nhiều đến khía cạnh sinh học như là
một tác nhân chính của bệnh sâu răng, trong đó
hệ vi sinh môi trường miệng được đề cập đến
nhiều nhất do liên quan đến sự lên men
carbohydrate trong quá trình tạo acid. Sự hiện
diện của hệ vi khuẩn trên bề mặt răng là tiền đề
để sâu răng phát triển. Hai loại vi khuẩn được đề
cập nhiều nhất đến sâu răng là Streptococcus
mutans và Lactobacilli. S.mutans khởi phát sâu
răng, có thể bám dính vào bề mặt răng qua
dextran bằng các lưu giữ cơ học. Lactobacilli hiện
diện ở các sang thương tiến triển(3).
Khảo sát mối liên quan giữa lượng S.mutans
và Lactobacilli trong môi trường miệng (thông
qua nước bọt) với mức độ sâu răng đã được đề
cập trong nhiều nghiên cứu trên thế giới và Việt
Nam. Katsumura (2008)(6) mô tả sâu răng tăng ở
các học sinh 6-8 tuổi sau 2 năm theo dõi, và có
mối liên hệ giữa S.mutans và sâu răng, nhưng
yếu tố tiền sử sâu răng ban đầu và giới tính có
liên quan mạnh hơn. Tamaki (2009)(8) và cs cũng
thực hiện nghiên cứu dọc hai năm rưỡi đã kết
luận có liên hệ có ý nghĩa thống kê giữa lượng
Streptococcus mutans trong nước bọt và sâu răng,
không có mối liên hệ giữa Lactobacilli và sâu
răng. Ngô Uyên Châu (2006)(7) tìm thấy rằng
trong phân tích hồi quy tổng hợp các yếu tố liên
quan đến mức độ trầm trọng của sâu răng, trẻ có
lượng S.mutans> 105 CFU/ml sẽ có nguy cơ sâu
răng gấp 8,53 lần so với trẻ có lượng vi khuẩn
<105 CFU/ml. Nghiên cứu của Trần Thị Bích Vân
và cs (2008)(9) theo dõi dọc một năm bệnh sâu
răng ở trẻ 12 tuổi cho thấy trong tiên đoán sâu
răng, yếu tố sâu đến ngà có độ chính xác cao
nhất (độ nhạy 97,2%, độ chuyên 63,2%), không
có liên quan giữa yếu tố vi khuẩn S.mutans và
Lactobacilli và sâu răng. Nghiên cứu gần đây của
Bùi Huỳnh Anh (2011)(2) cho thấy có liên quan
giữa Lactobacilli >105 CFU/ml và sâu răng. Khi
phân tích mối liên quan giữa các yếu tố với tăng
sâu răng thì yếu tố tiền sử sâu răng có liên quan
mạnh với nguy cơ tăng sâu răng. Tuy nhiên,
khảo sát về sự thay đổi lượng S.mutans và
Lactobacilli trong mối liên quan đến sự thay đổi
sâu răng ở trẻ nhỏ theo mô thức nghiên cứu dọc
là khá hiếm tại Việt Nam.
Mục tiêu của nghiên cứu này là phân tích
mối liên quan giữa sự thay đổi lượng vi khuẩn
miệng (S.mutans và Lactobacilli) với sự thay đổi
sâu răng sau một năm ở hai nhóm học sinh có
sâu răng cao và không sâu răng ban đầu.
ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
85 học sinh 8-9 tuổi, được chia thành 2 nhóm
dựa trên tình trạng sâu răng ban đầu (năm học
2009-2010):
- Nhóm không sâu răng: không có xoang sâu
răng vĩnh viễn hoặc có không quá 01 xoang sâu
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 107
răng sữa (SMT-MR=0 và smt-mr ≤ 1): 30 học
sinh.
- Nhóm sâu răng cao: có từ 02 xoang sâu
răng vĩnh viễn trở lên và từ 03 xoang sâu răng
sữa trở lên (SMT-MR ≥ 2 hoặc smt-mr ≥ 3; SMT-
R≥ SiC): 55 học sinh.
Quy trình nghiên cứu
Các chỉ số ghi nhận tình trạng sâu răng và
mô tả diễn tiến sâu răng:
- SMT-R/smt-r: là số trung bình răng vĩnh
viễn/sữa sâu mất trám.
- SMT-MR/smt-mr: là số trung bình mặt mặt
răng vĩnh viễn/sữa sâu mất trám.
- S1/s1: sang thương SR chưa tạo lỗ; S3/s3:
sang thương SR tạo lỗ.
Đo lường lượng vi khuẩn: Tăng đáng kể
lượng vi khuẩn khi tăng từ mức thấp (<105
CFU/ml) lên mức cao (≥105 CFU/ml).
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Phân bố mẫu nghiên cứu theo giới tính được
trình bày ở Bảng 1. Không có sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê về sự phân tỷ lệ % học sinh nam
và nữ trong 2 nhóm nghiên cứu.
Bảng 1: Đặc điểm mẫu nghiên cứu.
Nam, n(%) Nữ, n(%) Tổng,N(%)
Nhóm không SR 18 (60) 12 (40) 30 (100)
Nhóm SR cao 29 (52,7) 26 (47,3) 55 (100)
Tổng 47 (55,3) 38 (44,7) 85 (100)
Kiểm định χ2, p = 0,519.
Sau một năm, nhóm sâu răng cao ban đầu đã
tăng đáng kể lượng vi khuẩn S.mutans gấp 1,25
lần (1,09-1,43) so với nhóm không sâu răng
(p<0,05) (Bảng 2).
Bảng 2: Tỉ lệ % học sinh có tăng đáng kể lượng
Streptococcus mutans và Lactobacilli theo nhóm sâu
răng sau một năm.
Nhóm
Tỷ lệ % tăng ñáng kể lượng VK sau
một năm, n(%)
Streptococcus
mutans
Lactobacilli
Nhóm không SR 0 (0) 10 (33,3)
Nhóm SR cao 11 (20) 21 (38,2)
OR (KTC 95%) 1,25 (1,09 – 1,43) 1,24 (0,49 – 3,14)
p 0,007(1) 0,657 (2)
(1) kiểm định chính xác Fisher, (2) kiểm định χ2.
Hơn nữa, nhóm sâu răng cao tăng tối thiểu
một mặt răng sâu gấp 17,05 lần (4,57-63,58) ở
răng sữa và 3,08 lần (1,23-7,76) ở răng vĩnh viễn
so với nhóm không sâu răng (p<0,05) (Bảng 3).
Bảng 3: Phân bố tỉ lệ % học sinh tăng một mặt răng
sữa và răng vĩnh viễn sâu theo nhóm sâu răng sau
một năm.
Nhóm
Tỉ lệ % sâu răng mới, n(%)
∆ s3mt-mr >=1 ∆S3MT-MR >=1
Nhóm không SR 3 (10) 12 (40)
Nhóm SR cao 36 (65,5) 37 (67,3)
OR 17,05 3,08
(KTC 95%) (4,57-63,58) (1,23 – 7,76)
P <0,001(1) 0,015(2)
Kiểm định chính xác Fisher, (2) kiểm định χ2.
Học sinh 8-9 tuổi, Xã ða Phước, H.Bình Chánh,
TPHCM
Năm học 2009-2010
Hồi cứu dữ liệu sâu răng và vi khuẩn của học sinh 8-9 tuổi
Chia hai nhóm học sinh
Nhóm không SR: 30 học sinh
Nhóm SR cao : 55 học sinh
Năm học 2010-2011
Đánh giá sâu răng lần 2:
Theo tiêu chí WHO (1997) bổ sung ICDAS II (Tương tự
trong dữ liệu hồi cứu)
02 điều tra viên được định chuẩn (Kappa = 0,83)
Đo lượng vi khuẩn trong nước bọt lần 2
Bộ CRT Bacteria (Vivadent)
03 điều tra viên được định chuẩn
Thống kê mô tả
Thay đổi lượng vi khuẩn
Tỷ lệ % sâu răng mới
∆SMT-R, ∆SMT-MR
Thống kê suy lý
Thống kê OR, kiểm định t, kiểm định χ2 trong
phân tích từng phần giữa vi khuẩn với sự thay đổi
sâu răng sau 1 năm.
Phân tích hồi quy lôgic xác định yếu tố nguy cơ
SR trong tương quan đa yếu tố với nhóm sâu răng
cao và với sự thay đổi sâu răng sau 1 năm.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 108
Phân tích yếu tố vi khuẩn liên quan đến sự
gia tăng sâu răng trong mô hình hồi quy (Bảng 4
và Bảng 5) cho kết quả rằng những học sinh có
tăng đáng kể lượng vi khuẩn S.mutans có nguy
cơ tăng tối thiểu hai mặt răng vĩnh viễn sâu mới
gấp 4,14 lần (1,10-15,57) so với những học sinh
không có sự gia tăng này, trong khi đó không có
mối liên quan này ở răng sữa. Nhóm sâu răng
cao trong nghiên cứu này chủ yếu là sâu răng
sữa ở mức độ trầm trọng, cho nên sang thương ở
răng sữa hiện tại đang tiến triển trên nền những
răng sữa đã sâu trước đó, vì thế vai trò của
S.mutans không được chứng thực trong trường
hợp này. Ngược lại, răng vĩnh viễn mới mọc sẽ
chịu nhiều ảnh hưởng về sự tác động của môi
trường miệng, đặc biệt vi khuẩn S.mutans vốn
được chứng minh là có vai trò quan trọng trong
khởi phát sang thương sâu răng mới(1). Bằng
chứng này có thể góp phần lý giải cho kết quả
nghiên cứu về mối liên quan giữa sự tăng đáng
kể lượng S.mutans và tăng sâu răng vĩnh viễn.
Kết quả này đã được đề cập trong nghiên cứu
của Katsumura (2008)(6) và Gao (2010)(4). Nghiên
cứu này không tìm thấy liên hệ giữa sự gia tăng
lượng vi khuẩn Lactobacilli và tăng sâu răng,
tương tự với kết quả của Gudkina (2010)(5). Trong
khi đó Bùi Huỳnh Anh (2011)(2) lại tìm thấy mối
liên hệ này.
Tuy nhiên, nếu phân tích hồi quy phối hợp
giữa yếu tố sâu răng ban đầu và sự gia tăng
đáng kể lượng vi khuẩn với sự tăng tối thiểu hai
mặt răng sữa sâu (Bảng 4) hay hai mặt răng vĩnh
viễn sâu (Bảng 5) sau một năm của các học sinh
trong mẫu nghiên cứu, ta thấy yếu tố tiền sử sâu
răng ban đầu đóng vai trò chính trong việc gia
tăng mức độ trầm trọng sâu răng của trẻ sau một
năm. Những học sinh có tiền sử sâu răng cao ban
đầu sẽ có nguy cơ tăng sâu răng gấp 25,47 lần
(KTC 95%: 3,11 – 208,85, p<0,05) đối với răng sữa
và 4,56 lần (KTC 95%: 1,35-15,39, p<0,05) đối với
răng vĩnh viễn so với những học sinh không sâu
răng ban đầu. Nghiên cứu của các tác giả khác
cũng cho kết quả tương tự (2,9,10).
Bảng 4: Mô hình hồi quy logistic về các yếu tố liên quan đến sự gia tăng tối thiểu hai mặt răng sữa sâu (Δs3mt-
mr>=2) sau môt năm của học sinh 8-9 tuổi.
Tham số n ∆s3mt-mr>=2 n(%) Hệ số B OR thô (KTC 95%) OR Hiệu ñính(2) (KTC 95%) p
Thay ñổi Streptococcus mutans
Không tăng/giảm(1) 74 21 ( 28,4)
-0,082
2,10 0,92
0,906
Tăng ñáng kể 11 5 (45,5) (0,58 – 7,64) (0,24 – 3,58)
Thay ñổi Lactobacilli
Không tăng/giảm(1) 54 16 (29,6)
-0,199
1,13 0,82
0,730
Tăng ñáng kể 31 10 (32,3) (0,44 - 2,93) (0,27 – 2,53)
Sâu răng ban ñầu
Không sâu răng(1) 30 1 (3,3)
3,237
24,17 25,47
0,003
Sâu răng cao 55 25 (45,4) (3,07 – 190,17) (3,11 – 208,85)
1. Nhóm tham chiếu. 2. Đã được hiệu chỉnh theo giới tính của trẻ và theo các tham số trong bảng.
Bảng 5: Mô hình hồi quy logistic về các yếu tố liên quan đến sự gia tăng tối thiểu hai mặt răng vĩnh viễn sâu
(ΔS3MT-MR>=2) sau môt năm của học sinh 8-9 tuổi.
Tham số n ∆S3MT-MR>=2 n(%) Hệ số B OR thô (KTC 95%) OR Hiệu ñính(2 (KTC 95%) p
Thay ñổi Streptococcus mutans
Không tăng/giảm(1) 74 22 (29,7)
0,912
4,14 2,49
0,193
Tăng ñáng kể 11 07 (63,6) (1,10 – 15,57) (0,63 – 9,82)
Thay ñổi Lactobacilli
Không tăng/giảm (1) 54 19 (35,2)
-0,245
0,88 0,78
0,640
Tăng ñáng kể 31 10 (32,3) (0,34 – 2,24) (0,28 – 2,18)
Sâu răng ban ñầu
Không sâu răng(1) 30 4 (13,3) 1,516 5,42 4,56 0,015
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 109
Tham số n ∆S3MT-MR>=2 n(%) Hệ số B OR thô (KTC 95%) OR Hiệu ñính(2 (KTC 95%) p
Sâu răng cao 55 25 (45,5) (1,67 – 17,61) (1,35 – 15,39)
1. Nhóm tham chiếu 2. Đã được hiệu chỉnh theo giới tính của trẻ và theo các tham số trong bảng.
KẾT LUẬN
Tỷ lệ học sinh có sâu răng cao ban đầu đã
tăng đáng kể lượng vi khuẩn gấp 1,25 lần (1,09-
1,43) so với nhóm không sâu răng ban đầu.
Nhóm sâu răng cao tăng tối thiểu một mặt
răng sâu ở răng sữa/ vĩnh viễn gấp 17,05/ 3,08 lần
so với nhóm không sâu răng (p<0,05).
Có mối liên quan giữa sự tăng đáng kể lượng
vi khuẩn Streptococcus mutans và sự tăng sâu
răng sau một năm ở nhóm học sinh 9-10 tuổi tại
Huyện Bình Chánh. Những học sinh có sự tăng
đáng kể hàm lượng vi khuẩn S.mutans có nguy
cơ tăng tối thiểu 2 mặt răng vĩnh viễn sâu mới
lên gấp 4,14 lần (1,10 – 15,57) sau một năm, so
với những học sinh không có sự gia tăng này
trong phân tích từng phần. Tuy nhiên, không
tìm thấy mối liên quan giữa thay đổi vi khuẩn
Lactobacilli và thay đổi sâu răng của trẻ sau một
năm.
Tiền sử sâu răng ban đầu đóng một vai trò
quan trọng trong sự tăng số mặt răng sữa/vĩnh
viễn theo thời gian ở nhóm học sinh này. Các
học sinh đã có sâu răng cao ban đầu sẽ có nguy
cơ tăng tối thiểu 2 mặt răng sữa/vĩnh viễn sâu
cao gấp 25,47/4,56 lần so với những học sinh
không có sâu răng sau một năm, dù có hay
không có sự gia tăng lượng vi khuẩn S.mutans
cũng như Lactobacilli sau một năm. Rõ ràng, tiền
sử sâu răng đóng vai trò như là một biến gây
nhiễu ảnh hưởng rất lớn đến mối liên quan giữa
sự thay đổi lượng vi khuẩn và thay đổi sâu răng
sau một năm trong nghiên cứu này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bowden GHW (2000). The Microbial Ecology of Dental Caries.
Microbial Ecology in Health and Disease, 12: 138-148.
2. Bùi Huỳnh Anh, Ngô Thị Quỳnh Lan (2011). Tình trạng sâu
răng và một số yếu tố ảnh hưởng ở trẻ 9-10 tuổi có sâu răng
cao. Luận văn Thạc Sĩ Y Học. ĐHYD TP.HCM.
3. Fejerskov O, Kidd E, Nyvad B, Baelum V (2008). Dental
Caries: The Disease and its Clinical Management. Blackwell
Munksgaard Ltd,146-185.
4. Gao XL (2010). Building Caries Risk Assessment Models for
Children. J Dent Res, 89(6): 637-643.
5. Gudkina J, Brinkmane A (2008). Caries experience in relation
to oral hygiene, salivary cariogenic microflora, buffer capacity
and secretion rate in 6-year olds and 12 year olds in Riga.
Stomatologija, 10(2): 76-80.
6. Katsumura S, Nishikawara F, Tamaki Y, Tamada H,
Nakamura Y, Sato K, Tsuge S, Nomura Y, Hanada N (2008).
Evaluation of risk factors for dental caries from 6 to 8 years old
children. Pediatric Dental Journal, 18(1): 27-33.
7. Ngô Uyên Châu, Hoàng Tử Hùng (2006). Tình hình sâu răng
và lượng giá nguy cơ ở học sinh 12 tuổi ở trường trung học cơ
sở An Lạc, Quận Bình Tân, TPHCM. Luận văn tốt nghiệp Bác
Sĩ Nội Trú. ĐHYD TP.HCM.
8. Tamaki Y, Nomura Y (2009). Construction of a dental caries
prediction model by data mining. Journal of Oral Science,
51(1): 61-68.
9. Trần Thị Bích Vân, Hoàng Tử Hùng (2008). Theo dõi dọc một
năm bệnh sâu răng ở học sinh 12 tuổi (Trường THCS An Lạc),
Bình Tân, TPHCM. Luận Văn tốt nghiệp Bác Sĩ Nội Trú.
ĐHYD TP.HCM.
10. Vallejos-Sanchez AA, Medina SCE, Casanova RJF (2006).
Carie increment in the permanent dentition of Mexican
children in relation to prior caries experiences on permanent
and primary dentitions. Journal of dentistry, 34: 709-715.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- thay_doi_luong_vi_khuan_s_mutans_lactobacilli_va_sau_rang_o.pdf