Thay đổi tình trạng sâu răng và nhiễm fluor răng của trẻ 8 tuổi, sau điều chỉnh nồng độ fluor trong nước máytại thành phố Hồ Chí Minh

Ngược lại, ở vùng fluor hoá nước ổn định, chiếu theo điểm số trung bình CFI, tình trạng nhiễm fluor răng của cộng đồng trẻ 8 tuổi ở mức “nhẹ” trong điều tra năm 1998 (CFI>0,6). Thế nhưng, tình trạng này đã giảm xuống mức “giới hạn” (CFI: 0,4-0,6) trong điều tra năm 2011. Rõ ràng, có một sự giảm đáng kể mức độ trầm trọng nhiễm fluor răng của trẻ 8 tuổi trong điều tra năm 2011 so với điều tra năm 1998. Theo tổng quan của McDonagh và cộng sự (2000)(5,6), tỷ lệ % nhiễm fluor răng của dân số tăng theo nồng độ fluor trong nguồn nước uống. Những cá thể sống ở cộng đồng có fluor trong nguồn nước uống là 0,4 ppm F có tỷ lệ nhiễm fluor răng từ 26-41%, trong khi những cá thể sống ở vùng có fluor trong nước là 0,7 ppm có tỷ lệ nhiễm fluor răng trong khoảng 34%-54%. Nếu tính luôn cả mức độ nhiễm nghi ngờ, tỷ lệ nhiễm fluor của trẻ 8 tuổi trong mẫu nghiên cứu trong điều tra năm 1998 là 32% và 54,1% ở vùng không ổn định và ổn định của thành phố (bảng 7). Tương tự, trong điều tra năm 2011 tỷ lệ này là 27,5% và 38,5% tương ứng với vùng không ổn định và ổn định của thành phố (bảng 7).

pdf7 trang | Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 537 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thay đổi tình trạng sâu răng và nhiễm fluor răng của trẻ 8 tuổi, sau điều chỉnh nồng độ fluor trong nước máytại thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
YHọcTP.HồChíMinh*Tập17*Số4*2013 NghiêncứuYhọc 223 THAY ĐỔI TÌNH TRẠNG SÂU RĂNG VÀ NHIỄM FLUOR RĂNG CỦA TRẺ 8 TUỔI, SAU ĐIỀU CHỈNH NỒNG ĐỘ FLUOR TRONG NƯỚC MÁYTẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Hoàng Trọng Hùng*, Ngô Đồng Khanh* TÓM TẮT Fluor hoá nước máy được thực hiện tại thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 1/1990 với nồng độ 0,70,1 ppm F và nồng độ này được điều chỉnh xuống 0,5 0,1 ppm F vào tháng 6 năm 2000. Thực tế, hệ thống nước máy tại thành phố Hồ Chí Minh đã không phủ hết khắp các quận/huyện của thành phố, do đó bản đồ fluor hoá nước của thành phố chia làm 3 vùng: Vùng fluor hoá nước máy ổn định (S2); Vùng fluor hoá nước máy không ổn định (S1) ; và vùng không có fluor hoá nước (S0). Mục tiêu: Mục tiêu nghiên cứu là đánh giá sự thay đổi sâu răng và nhiễm fluor răng của trẻ 8 tuổi sau điều chỉnh nồng độ fluor trong nước máy tại thành phố Hồ Chí Minh vào năm 2000. Đối tượng và phương pháp: Dữ liệu nghiên cứu được lấy từ dữ liệu của hai điều tra trên 2 nhóm trẻ 8 tuổi sinh ra tại thành phố Hồ Chí Minh vào năm 1990 và năm 2003. 2,722 trẻ 8 tuổi trong điều tra năm1998 (S2:1024, S1:901, S0:847) và 2805 trẻ trong điều tra năm 2011(S2:1006, S1:920, S0:879). Kỹ thuật chọn mẫu phần tầng xác xuất ngẫu nhiên được áp dụng cho cả 2 điều tra 1998 và 2011. Tình trạng sâu răng được ghi nhận theo tiêu chí WHO (1997) và tình trạng nhiễm fluor răng được ghi nhận theo chỉ số Dean. Thống kê số trung bình SMT-R và CFI được tính toán theo hướng dẫn của WHO. Kiểm định 2, kiểm định T cho 2 mẫu độc lập và phân tích ANOVA một yếu tố (kết hợp phương pháp Tukey) được áp dụng trong nghiên cứu này. Kết quả: Thay đổi nồng độ fluor từ 0,7 xuống 0,5 ppm F đã không ảnh hưởng đến số trung bình SMT-R của trẻ 8 tuổi; trẻ 8 tuổi sống ở vùng có fluor hoá nước ổn định (S2) và không ổn định (S1) có số trung bình SMT-R thấp hơn đáng kể so với trẻ cùng trang lứa sống ở vùng không có fluor hoá nước (S0). Hơn nữa, việc thay đổi nồng độ fluor này đã làm giảm đáng kể CFI ở vùng S2 và S1. Kết luận:Giảm nồng độ fluor trong nước máy tại thành phố Hồ Chí Minh từ 0,7 ppm xuống 0,5 ppm đã làm giảm đáng kể tình trạng nhiễm fluor nhưng vẫn duy trì hiệu quả giảm sâu răng cho trẻ 8 tuổi sống ở vùng fluor hoá nước ổn định và không ổn định của thành phố. Từ Khoá: Fluor hoá nước máy, nhiễm fluor răng, sâu răng, 8 tuổi. ABSTRACT CHANGES OF DENTAL CARIES AND ENAMEL FLUOROSIS AMONG 8-YEAR-OLD CHILDREN AFTER ADJUSTEDFLUORIDE LEVEL IN DRINKING WATER IN HOCHIMINH CITY, VIETNAM Hoang Trong Hung, Ngo Dong Khanh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 - No 4 - 2013: 222 - 229 Water fluoridation (WF) in HoChiMinh City (HCMC), Vietnam, started in January 1990 at 0.70.1 ppmF and adjusted to 0.50.1 ppmF in June, 2000 but it doesn’t cover the entire metropolitan area, determining three geographical areas: Fluoridated (S2), non-fluoridated (S0) and mixed (S1). Objectives: To assess the effect of the 2000 change in (F) on caries and fluorosis in 8 year-old cohorts in each area. Methods: Two multi-stratified probability surveys of cohorts born in 1990 and 2002. 2722 eight-year-old * Khoa Răng Hàm Mặt - Đại Học Y Dược Tp.HCM Tác giả liên lạc: ThS. Hoàng Trọng Hùng, ĐT: 0903 883343, Email: hoangtronghung@hotmail.com NghiêncứuYhọc YHọcTP.HồChíMinh*Tập17*Số4*2013 224 children were examined in 1998 (S2:1024, S1:901, S0:847) and 2805 in 2011 (S2:1006, S1:920, S0:879). Data for DMF-T (WHO criteria) and Dean’s index (CFI) were recorded by 5 standardized examiners. Chi-square test, independent sample T-test and One-way ANOVA were applied. Results:Change in (F) for WF from 0.7 to 0.5 ppm did not affect the DMF-T of 8-year-old children; children living in the fluoridated area (S2), and mixed (S1) had lower DMFT than those in the non-fluoridated area (S0). The change in (F) was associated with reductions in CFI in S1 and S2. Conclusions: reduction in (F) from 0.7 to 0.5 ppm produced reductions in fluorosis while maintaining effectiveness against caries. Key words: Water fluoridation, enamel fluorosis, dental caries, 8-year-old children MỞ ĐẦU Gần đây, Trung Tâm Kiểm Soát và Phòng Ngừa Bệnh Tật của Hoa Kỳ (CDC) đã liệt kê chương trình fluor hóa nước vào một trong mười chương trình y tế quan trọng nhất của thế kỷ thứ 20(2) (CDC, 2000). Tại thành phố Hồ Chí Minh là thành phố đầu tiên trong cả nước đã thực hiện chương trình fluor hóa nước máy với nồng độ fluor trong nước là 0,70,1ppm F (1/1990) tại nguồn nước ra từ nhà máy nước Thủ Đức(11). Tuy nhiên, nồng độ này đã được điều chỉnh xuống 0,50,1ppm F vào tháng 6 năm 2000(12) do phát hiện có tình trạng răng nhiễm fluor ở mức độ nhẹ trên trẻ em 8 tuổi của thành phố(9). Hơn nữa, không phải tất cả các quận/huyện trong thành phố đều sử dụng nước máy đã được fluor hóa do hệ thống cấp nước công cộng không đủ nước máy để phân phối đầy đủ cho cả các quận/huyện trong toàn thành phố. Theo báo cáo của Trung Tâm Y tế Dự Phòng thành phố Hồ Chí Minh, nồng độ fluor trong nước sinh hoạt của người dân thành phố thay đổi theo từng quận/huyện(11). Hiệu quả giảm sâu răng của chương trình fluor hóa nước tại thành phố đã được chứng minh rõ ràng trong những nghiên cứu trước đây(3,10). Năm 1998, Trần Ngọc Đỉnh và cộng sự(9) đã phát hiện tình trạng răng nhiễm fluor ở trẻ 8 tuổi sau 8 năm fluor hóa nước. Phát hiện của nghiên cứu này đã đưa đến quyết định giảm nồng độ fluor trong nước máy của thành phố từ 0,7 ppm xuống 0,5 ppm(12). Tuy nhiên, hầu như chưa có nghiên cứu nào gần đây đề cập đến việc xem xét lại hiệu quả của chương trình, cả về khía cạnh giảm sâu răng cũng như giảm tình trạng nhiễm fluor răng, theo sau quyết định này. Nghiên cứu này được thực hiện với các mục tiêu như sau: Mục tiêu So sánh sự thay đổi tỉ lệ và mức độ trầm trọng tình trạng sâu răng của trẻ 8 tuổi sống ở 3 vùng có fluor hóa nước ổn định, không ổn định và không có fluor hóa nước máy tại Tp.HCM ở 2 thời điểm trước và sau điều chỉnh nồng độ fluor trong nước máy. So sánh tỉ lệ và mức độ trầm trọng của tình trạng răng nhiễm fluorcủa trẻ 8 tuổi sống ở 3 vùng (fluor hóa nước ổn định, không ổn định và không có fluor hóa nước máy) giữa 2 thời điểm trước và sau điều chỉnh nồng độ fluor trong nước máy. ĐỒI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu So sánh hồi cứu (lịch sử) kết hợp với cắt ngang phân tích Đối tượng nghiên cứu Học sinh 8 tuổi sống ở 3 vùng có nồng độ fluor khác nhau tại thành phố Hồ Chí Minh (Không fluor hóa, fluor hóa không ổn định và fluor hóa ổn định). Cách tiến hành Nghiên cứu sẽ được tiến hành theo các giai đoạn như sau: (1)Giai đoạn 1: Điều tra cắt ngang về tình trạng răng nhiễm fluor của trẻ 8 tuổi tại thành phố Hồ Chí Minh trong năm học 2011- YHọcTP.HồChíMinh*Tập17*Số4*2013 NghiêncứuYhọc 225 2012; (2) Giai đoạn 2: So sánh hồi cứudữ liệu điều tra năm 2011với các dữ liệu của các điều tra năm 1998 về tình trạng răng nhiễm fluor của trẻ 8 tuổi sau 8năm fluor hóa nước với nồng độ 0,7 ± 0,1 ppm F; (3) Giai đoạn 3: Phân tích sự thay đổi tỷ lệ và mức độ trầm trọng răng nhiễm fluor của trẻ 8 tuổi giữa 2 thời điểm 1998 và 2011. Mẫu nghiên cứu Hồi cứu dữ liệu về sâu răng và nhiễm fluor răng trong điều tra của thành phố Hồ Chí Minhnăm 1998: Mẫu nghiên cứu bao gồm 2772 trẻ 8 tuổi sinh năm 1990 (847 ở vùng không fluor hoá nước; 901 ở vùng fluor hoá nước không ổn định; và 1024 ở vùng fluor hoá nước ổn định). Trong điều tra năm 2011: 2805 trẻ 8 tuổi sinh năm 2003 đã tham gia vào điều tra (879 ở vùng không fluor hoá nước; 920 ở vùng fluor hoá nước không ổn định; và 1006 ở vùng fluor hoá nước ổn định). Kỹ thuật chọn mẫu Dựa vào kỹ thuật chọn mẫu trong điều tra năm 1998, điều tra năm 2011 sử dụng cùng kỹ thuật chọn mẫu và địa điểm chọn mẫu trong điều tra trước đó. Kỹ thuật chọn mẫu ở cả 2 điều tra là kỹ thuật chọn mẫu phân tầng ngẫu nhiên nhiều bậc: Bước 1: Liệt kê danh sách các quận huyện trong ở 3 vùng fluor hoá khác nhau, dựa theo bảng đồ fluor hoá của Trung tâm Y tế Dự Phòng thành phố Hồ Chí Minh. Bước 2: Liệt kê danh sách các trường tiểu học trong địa bàn của quận. Bước 3: Chọn ngẫu nhiên mỗi vùng 2 quận. Bước 4: Mỗi quận chọn ngẫu nhiên 2 trường tiểu học trên địa bàn quận. Bước 5: Mỗi trường, chọn toàn thể học sinh lớp 3 (Học kỳ II của năm học).  Tổng số: 12 trường tiểu học được chọn vào mẫu nghiên cứu, 12 đơn vị trường này được chọn giống nhau ở cà 2 điều tra. Đặc điểm nghiên cứu Tình trạng nhiễm fluor răng Tình trạng nhiễm fluor răng được đánh giá theo chỉ số Dean (chỉ số được sử dụng trong điều tra 1998) bởi 3 điều tra viên chuẩn. Sử dụng các tiêu chuẩn của Russell (1963)(8) kết hợp với các tiêu chí của Pendry (1999)(7) để phân biệt giữa tình trạng đục men do nhiễm fluor và không do nhiễm fluor. Mỗi trẻ, sẽ được ghi nhận tình trạng nhiễm fluor răng trên các răng vĩnh viễn đã mọc hoàn toàn trong miệng. Chỉ ghi nhận tình trạng này trên các mặt ngoài của các răng này. Tình trạng sâu răng sữa và vĩnh viễn Được ghi nhận theo tiêu chí của WHO (1997) bởi 3 điều tra viên chuẩn hóa. Khám lâm sàng tình trạng sâu răng ngay tại trường học, dưới ánh sáng tự nhiên theo hướng dẫn của WHO. Thống kê - Dữ liệu nghiên cứu được xử lý bằng phần mềm SPSS 10.0505 và được chuẩn hoá bằng lg10. - Thống kê mô tả: Tỷ lệ % sâu răng (smt- r/SMT-R>=1); Trung bình smt-r/SMT-R; tỷ lệ % nhiễm fluor răng (tính từ mức rất nhẹ trở lên); trung bình CFI. Thông kê suy lý: Kiểm định 2, Kiểm định t cho 2 mẫu độc lập, phân tích ANOVA một yếu tố (kết hợp phân tích Tukey). KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN Đặc điểm mẫu nghiên cứu 2772 trẻ 8 tuổi sinh năm 1990 và 2805 trẻ 8 tuổi sinh năm 2003 đã tham gia vào điều tra năm 1998 và 2011. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về sự phân bố tỷ lệ % trẻ nam và nữ giữa các vùng trong từng điều tra và giữa từng vùng ở 2 thời điểm điều tra năm 1998 và 2011 (P>0,005) (bảng 1). NghiêncứuYhọc YHọcTP.HồChíMinh*Tập17*Số4*2013 226 Bảng 1: Phân bố tỷ lệ % trẻ 8 tuổi theo vùng và năm điều tra VÙNG 1998, N(%) 2011, N(%) Giá trị p* NAM NỮ TỔNG NAM NỮ TỔNG Khôngfluor hóa (S0) 451 (53,2) 396 (46,8) 847 (100) 430 (48,9) 449 (51,1) 879 (100) 0,072 Fluor hóa không ổn định (S1) 450 (49,9) 451 (50,1) 901 (100) 473 (51,4) 447 (48,6) 920 (100) 0,531 Fluor hóa ổn định (S2) 515 (50,3) 509 (49,7) 1024 (100) 540 (53,7) 466 (46,3) 1006 (100) 0,127 Tổng 1416 (51,1) 1356 (48,9) 2772 (100) 1443 (51,4) 1362 (48,6) 2805 (100) 0,711 Gía trị p 0,315 0,119 *Kiểm định 2 Thay đổi sâu răng của trẻ 8 tuổi sau điều chỉnh nồng độ fluor trong nước máy tại thành phố Hồ Chí Minh Thay đổi tình trạng sâu răng của trẻ 8 tuổi giữa 2 điều tra 1998 và 2011 tại thành phố Hồ Chí Minh được trình bày ở bảng 2 đến bảng 4. Có sự khác biệt rất có ý nghĩa về mặt thống kê về tỷ lệ % có sâu răng sữa cũng như sâu răng vĩnh viễn, smt-r/SMT-R, và smt-mr/SMT-MR của trẻ 8 tuổi sống giữa các vùng có nồng độ fluor trong nước uống khác nhau của thành phố Hồ Chí Minh ở cả 2 điều tra năm 1998 và 2011 (p<0,001) (bảng 2 đến 4). Trong điều tra năm 1998, sau 8 năm fluor hoá nước tại thành phồ Hồ Chí Minh, tỷ lệ sâu răng sữa của trẻ 8 tuổi là 93,4%; 87,9% và 81,2% tương ứng với vùng không có fluor hoá nước, fluor hoá nước không ổn định và fluor hoá nước ổn định. Tương tự, tỷ lệ này trong điều tra năm 2011 trên trẻ cùng trang lứa là 79,7%, 67,0% và 53,5% tương ứng với 3 vùng nêu trên. Nếu xét từng vùng fluor hoá nước, so sánh giữa 2 thời điểm điều tra, kết quả ở bảng 2, 3 và 4 cũng cho thấy có một sự khác biệt đáng kể về tỷ lệ và mức độ trầm trọng sâu răng của trẻ 8 tuổi giữa 2 điều tra này (P<0,001). Tỷ lệ và tình trạng sâu răng sữa của trẻ 8 tuổi trong điều tra năm 2011 đã giảm một cách rõ rệt so với điều tra trên trẻ cùng trang lứa vào năm 1998. Bảng 2: Thay đổi tỷ lệ % sâu răng sữa và vĩnh viễn của trẻ 8 tuổi VÙNG % sâu răng sữaN(%) % sâu răng vĩnh viễnN(%) 1998 2011 Giá trị P 1998 2011 Giá trị p S0 791(93,4) 701(79,7) <0,001 527(62,2) 403(45,8) <0,001 S1 792(87,9) 616(67,0) <0,001 411(45,6) 328(35,7) <0,001 S2 831(81,2) 538(53,5) <0,001 296(28,9) 181(18,0) <0,001 Giá trị p <0,001 <0,001 <0,001 <0,001 *Kiểm định 2 Bảng 3: Thay đổi smt-r và smt-mr của trẻ 8 tuổi Vùng smt-r (TB ± ĐLC) smt-mr (TB ± ĐLC) 1998 2011 Giá trị P 1998 2011 Giá trị p S0 5,42±3,33 3,34±2,80 <0,001 14,31±11,64 6,89±7,58 <0,001 S1 4,66±3,39 2,58±2,78 <0,001 11,62±10,89 4,70±6,64 <0,001 S2 3,50±2,86 1,67±2,25 <0,001 7,01±7,95 2,83±4,83 <0,001 Giá trị p <0,001 <0,001 <0,001 <0,001 *Kiểm định 2 Tương tự, ở hệ răng vĩnh viễn, có một sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ % sâu răng vĩnh viễn và số trung bình SMT-R của trẻ 8 tuổi trong 2 điều tra năm 1998 và 2011. Tuy nhiên, sự khác biệt này không tìm thấy được ở chỉ số SMT- YHọcTP.HồChíMinh*Tập17*Số4*2013 NghiêncứuYhọc 227 MR (ngoại trừ ở vùng không fluor hoá nước). Rõ ràng, nhìn chung tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn của trẻ 8 tuổi tại thành phố Hồ Chí Minh có thay đổi giữa 2 thời điểm điều tra (1998 và 2011), thế nhưng mức độ trầm trọng của tình trạng này ở trẻ nghiên cứu vẫn hầu như không thay đổi (bảng 4). Bảng 4: Thay đổi SMT-R và SMT-MR của trẻ 8 tuổi vùng SMT-RTB ± ĐLC SMT-MRTB ± ĐLC 1998 2011 Giá trị p 1998 2011 Giá trị p S0 1,19±1,29 0,92±1,28 <0,001 1,55±2,15 1,13±1,76 <0,001 S1 0,86±1,15 0,67±1,13 <0,001 1,07±1,80 0,91±1,91 0,059 S2 0,46±0,85 0,35±1,02 0,008 0,52±1,01 0,45±1,65 0,274 Giá trị p <0,001 <0,001 <0,001 <0,001 *Kiểm định 2 Kết quả nghiên cứu đã khẳng định hiệu quả giảm sâu răng của fluor hoá nước ở cả 2 thời điểm nghiên cứu. Phù hợp với tổng quan hệ thống của McDonagh và cộng sự, thuộc trường Đại Học York, Bắc Ireland, Anh Quốc(5,6) về hiệu quả giảm sâu răng vượt trội của chương trình fluor hóa nước. Như đã đề cập ở trên, trẻ 8 tuổi trong 2 điều tra này được hưởng lợi ích của cùng chương trình fluor hoá nước máy của thành phố, nhưng ở 2 thời điểm có nồng độ fluor trong nước uống đã được điều chỉnh khác nhau, 0,7 ppm F đối với trẻ trong điều tra năm 1998 và 0,5 ppm F đối với trẻ trong điều tra năm 2011. Rõ ràng, việc điều chỉnh nồng độ fluor trong nước máy từ 0.7 ppm F xuống 0,5 ppm F, đã không ảnh hưởng đến hiệu quả giảm sâu răng của chương trình fluor hoá nước của thành phố. Bức tranh toàn cảnh về tỷ lệ và mức đồ trầm trọng sâu răng của trẻ 8 tuổi trong điều tra năm 2011 có vẽ cải thiện đáng kể, ở cả sâu răng sữa và răng vĩnh viễn, so với trẻ cùng trang lứa trong điều tra năm 1998. Sự khác biệt về sâu răng này có thể được giải thích một phần nhờ vào hiệu quả của chương trình nha học đường của thành phố trong những thập niên qua(1), hiệu quả khuyếch tán của chương trình fluor hoá nước(4) và sự phát triển kinh tế xã hội của thành phố. So sánh kết quả nghiên cứu tại thành phố Hồ Chí Minh với các nghiên cứu trên thế giới được trình bày ở bảng 5. Bảng 5: Trung bình khác biệt smt-r/SMT-R giữa 2 vùng có và không có fluor hóa nước giữa nghiên cứu tại thành phố Hồ Chí Minh và các nghiên cứu trên thế giới (6). Tác giả (năm) Tuổi Loại răng Khác biệt trung bình (KTC 95%) Kunzel (1997) 8 8 Sữa Vĩnh viễn 1,3 (1,2-1,4) 2,9 (2,6-3,2) Beal (1981) 8 8 Vĩnh viễn Sữa 0,5 (0,1-0,9) 1,2 (0,4 -2,0 DHSS (1969) Anh 8 8 Không xác định Không xác định 0,8 1,0 Loh (1996) Scotland 7-9 7-9 Răng vĩnh viễn Răng vĩnh viễn 3,1 2,1 Guo (1984) 8 8 Răng vĩnh viễn Răng sữa 1,6 (1,4-1,8) 4,4 (3,9 – 4,9) Arnord (1956) 8 Răng vĩnh viễn 1,2 Blayney (1960) 8 Răng vĩnh viễn 1,8 H Tr Hùngvà CS So sánh giữa S1 & S0: 1998 2011 8 Răng sữa 0,76 (0,45-1,08) 0,78 (0,51-1,02) H Tr Hùngvà CS So sánh giữa S2 & S0: 1998 8 Răng sữa 1,92 (1,63-2,20) NghiêncứuYhọc YHọcTP.HồChíMinh*Tập17*Số4*2013 228 Tác giả (năm) Tuổi Loại răng Khác biệt trung bình (KTC 95%) 2011 1,68 (1,50-1,91) H Tr Hùngvà CS So sánh giữa S1 & S0: 1998 2011 8 Răng vĩnh viễn 0,33 (0,21-0,44) 0,24 (0,13-0,36) H Tr Hùngvà CS So sánh giữa S2 & S0: 1998 2011 8 Răng vĩnh viễn 0,73 (0,64-0,83) 0,57 (0,47-0,67) Tóm lại, việc thay đổi nồng độ fluor trong nước máy từ 0,7 ppm xuống 0,5 ppm đã không ảnh hưởng đến hiệu quả giảm sâu răng của chương trình fluor hoá nước mang lại. Sự cải thiện mức độ trầm trọng sâu răng sữa và vĩnh viễn của trẻ 8 tuổi không chỉ xảy ra ở vùng có fluor hoá nước ổn định, mà cả ở những vùng được xem là có nồng độ fluor trong nước không ổn định và cả vùng không có fluor hoá. Thay đổi tình trạng nhiễm fluor răng của trẻ 8 tuổi Bên cạnh khảo sát sự thay đổi tình trạng sâu răng, như là hiệu quả chính do chương trình fluor hoá nước mang lại. Nghiên cứu cũng đánh giá tình trạng nhiễm fluor răng của các đối tượng nghiên cứu, được xem là một tác dụng phụ không mong muốn của bất kỳ chương trình dự phòng sâu răng bằng biện pháp fluor. Kết quả ghi nhận sự thay đổi tình trạng nhiễm fluor răng của trẻ 8 tuổi giữa 2 thời điểm điều tra 1998 và 2011 được trình bày ở bảng 6, 7 và 8 dưới đây. Nếu tính từ mức độ rất nhẹ trở lên, tỷ lệ % nhiễm fluor răng của 8 tuổi trong điều tra năm 1998 và 2011 là 5,4% và 3,3%; 13,7% và 11,3%; 29,3% và 24,9%, tương ứng với vùng không fluor hoá nước; vùng fluor hoá nước không ổn định; và vùng fluor hoá nước ổn định của thành phố. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ % nhiễm fluor răng giữa trẻ 8 tuổi trong điều tra năm 1998 và 2011 ở từng vùng và giữa các vùng trong cùng một thời điểm điều tra (Bảng 6) (p<0,001). Tương tự, có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về điểm số CFI trung bình của trẻ 8 tuổi ở tùng vùnggiữa 2 thời điểm điều tra và giữa các vùng trong cùng một thời điểm điều tra (Bảng 6) (p<0,001). Tuy nhiên, nếu xét về ý nghĩa sức khoẻ cộng đồng liên quan đến tình trạng nhiễm fluor răng. Kết quả nghiên cứu ở bảng 3.8 cho thấy, hầu như không có thay đổi ý nghĩa sức khoẻ cộng đồng của chỉ số CFI ở vùng không có fluor hoá nước và fluor hoá nước không ổn định. Thực tế, ở cả 2 điều tra, tình trạng nhiễm fluor ở mức “Âm tính” (CFI < 0,4). Ngược lại, ở vùng fluor hoá nước ổn định, chiếu theo điểm số trung bình CFI, tình trạng nhiễm fluor răng của cộng đồng trẻ 8 tuổi ở mức “nhẹ” trong điều tra năm 1998 (CFI>0,6). Thế nhưng, tình trạng này đã giảm xuống mức “giới hạn” (CFI: 0,4-0,6) trong điều tra năm 2011. Rõ ràng, có một sự giảm đáng kể mức độ trầm trọng nhiễm fluor răng của trẻ 8 tuổi trong điều tra năm 2011 so với điều tra năm 1998. Theo tổng quan của McDonagh và cộng sự (2000)(5,6), tỷ lệ % nhiễm fluor răng của dân số tăng theo nồng độ fluor trong nguồn nước uống. Những cá thể sống ở cộng đồng có fluor trong nguồn nước uống là 0,4 ppm F có tỷ lệ nhiễm fluor răng từ 26-41%, trong khi những cá thể sống ở vùng có fluor trong nước là 0,7 ppm có tỷ lệ nhiễm fluor răng trong khoảng 34%-54%. Nếu tính luôn cả mức độ nhiễm nghi ngờ, tỷ lệ nhiễm fluor của trẻ 8 tuổi trong mẫu nghiên cứu trong điều tra năm 1998 là 32% và 54,1% ở vùng không ổn định và ổn định của thành phố (bảng 7). Tương tự, trong điều tra năm 2011 tỷ lệ này là 27,5% và 38,5% tương ứng với vùng không ổn định và ổn định của thành phố (bảng 7). Như đã đề cập trong phần mở đầu, những trẻ 8 tuổi trong điều tra năm 1998 đã được hưởng chương trình fluor hoá nước với nồng độ 0,7 ppm từ lúc sinh, trong khi những trẻ 8 tuổi cùng trang lứa trong điều tra năm 2011 đã tiếp YHọcTP.HồChíMinh*Tập17*Số4*2013 NghiêncứuYhọc 229 nhận fluor trong nguồn nước với nồng độ 0,5 ppm. Rõ ràng, kết quả mức độ nhiễm fluor của trẻ 8 tuổi trong 2 điều tra này cũng phù hợp với những kết quả tổng quan của McDonagh và cộng sự về tỷ lệ % nhiễm fluor răng của trẻ sống trong các cộng đồng có nguồn fluor trong nước uống khác nhau(5,6). Bảng 6: So sánh tỷ lệ nhiễm fluor và chỉ số CFIcủa trẻ 8 tuổi giữa 2 điều tra 1998 và 2011. Vùng Tình trạng nhiễm fluor răng Tỷ lệ % nhiễm fluor từ mức rất nhẹ Tỷ lệ % nhiễm fluor từ mức nhẹ CFI Ý nghĩa sức khỏe cộng đồng Không fluor hóa 1998 2011 Giá trị p 46 (5,4) 29 (3,3) 0,030(1) 14 (1,7) 3 (0,3) 0,006(1) 0,13±0,36 0,08±0,25 <0,001(2) Âm tính Âm tính Không ổn định 1998 2011 Giá trị p 127 (13,7) 104 (11,3) 0,130(1) 60 (6,7) 35 (3,8) 0,006(1) 0,31±0,61 0,24±0,50 0,007(2) Âm tính Âm tính Ổn định 1998 2011 Giá trị p 300 (29,3) 250 (24,9) 0,024(1) 145 (14,2) 115 (11,4) 0,066(1) 0,61±0,83 0,48±0,81 <0,001(2) Nhẹ Giới Hạn P giữa 3 vùng 1998: 2011: <0,001(1) <0,001(1) <0,001(1) <0,001(1) <0,001 <0,001 (1)Kiểm định 2; (2) Kiểm định t cho 2 mẫu độc lập Bảng 7: So sánh các mức độ nhiễm fluor ở trẻ 8 tuổi giữa 2 điều tra 1998 và 2011. Vùng fluor hóa Các mức độ nhiễm fluor răng theo chỉ số Dean Bình thường Nghi ngờ Rất nhẹ Nhẹ Trung bình Nặng Gía trị p S0 1998 2011 699 (82,5) 783 (89,1) 102 (12,0) 67 (7,6) 32 (3,8) 26 (3,0) 12 (1,4) 2 (0,2) 2 (0,2) 1 (0,1) 0 (0,0) 0 (0,0) 0,001 S1 1998 2011 613 (68,0) 667 (72,5) 165 (18,3) 149 (16,2) 63 (7,0) 69 (7,5) 48 (5,3) 27 (2,9) 9 (1,0) 8 (0,9) 3 (0,3) 0 (0,0) 0,033 S2 1998 2011 470 (45,9) 619 (61,5) 254 (24,8) 137 (13,6) 155 (15,1) 135 (13,4) 95 (9,3) 62 (6,2) 44 (4,3) 53 (5,3) 6 (0,6) 0 (0,0) <0,001 Nếu so sánh nguy cơ nhiễm fluor răng của trẻ 8 tuổi giữa 2 điều tra năm 1998 và 2011. Mô hình hồi quy logistic ở bảng 88 cho thấy trẻ 8 tuổi sống trong vùng có fluor hoá nước ổn định, trong điều tra năm 1998, có nguy cơ nhiễm fluor răng từ mức độ rất nhẹ trở lên cao gấp 1,25 lần so với những trẻ cùng trang lứa, sống ở cùng vùng fluor hoá ổn định, trong điều tra năm 2011 (KTC95%: 1,03-1,52; p=0,027). Kết quả này đã khẳng định việc giảm nồng độ fluor trong nước máy từ 0,7 ppm xuống 0,5 ppm đã góp phần đáng kể làm giảm nguy cơ nhiễm fluor răng của trẻ 8 tuổi trong điều tra năm 2011. Bảng 8: Mô hình hồi quy logistic của trẻ 8 tuổi có tình trạng nhiễm fluor răng từ mức độ rất nhẹ trở lên giữa 2 điều tra, theo vùng cư ngụ. Vùng Tỷ lệ% nhiễm fluor răng mức độ rất nhẹ trở lên, N (%) Hệ số B OR* KTC 95% Giá trị p Không fluor hóa 2011 1998 29 (3,3) 46 (5,4) 0,520 1,67 1,05-2,71 0,032 Fluor hóa không ổn định 2011 1998 104 (11,3) 127 (13,7) 0,219 1,24 0,94-1,65 0,125 Fluor hóa ổn định 2011 1998 250 (24,9) 300 (29,3) 0,22 1,25 1,03-1,52 0,027 *Giá trị thống kê OR đã được điều chỉnh theo giới tính của trẻ trong mẫu nghiên cứu. Nhóm tham chiếu. KẾT LUẬN Việc điều chỉnh nồng độ fluor trong nước

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfthay_doi_tinh_trang_sau_rang_va_nhiem_fluor_rang_cua_tre_8_t.pdf
Tài liệu liên quan