Thi hành quy định về nhiệm vụ bảo đảm công lý của tòa án nhân dân trong hiến pháp năm 2013

Cùng với việc hiến định nguyên tắc tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước với đủ ba yếu tố phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp, Hiến pháp năm 2013 khẳng định sứ mệnh cao quý, riêng có của Tòa án - cơ quan xét xử, thực hiện quyền tư pháp, đó là “bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” (Điều 102). Với các quy định này, về mặt lý luận và thực tiễn, cần có sự nhận thức lại cho chuẩn xác hơn và xác định rõ ràng hơn vị trí, chức năng của các cơ quan từ trước đến nay vẫn được gọi chung là các cơ quan tư pháp (Điều tra, Kiểm sát, Tòa án, Thi hành án) trong mối quan hệ với Tòa án khi thực hiện quyền lực nhà nước nói chung, quyền tư pháp nói riêng, để từ đó phát huy tối đa vai trò bảo vệ công lý của Tòa án, đồng thời đảm bảo thực hiện quyền tiếp cận công lý cho mọi người dân./.

pdf8 trang | Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 249 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thi hành quy định về nhiệm vụ bảo đảm công lý của tòa án nhân dân trong hiến pháp năm 2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
50 Thi hành quy định về nhiệm vụ bảo đảm công lý của Tòa án... Khoa học Kiểm sát Số 03 - 2019 I. Khái niệm công lý Công lý là một khái niệm mang tính lịch sử bởi nó đã được nhắc đến từ xa xưa. Đây là phạm trù trừu tượng, vừa mang tính chất của vật chất vừa mang yếu tố của tinh thần; vừa mang tính thế tục, vừa mang tính tôn giáo. Do đó, các nhà triết học cả duy tâm lẫn duy vật ngay từ thời cổ đại cho đến thời đương đại đã tốn nhiều thời gian và công sức để bàn luận. Dù vậy, từ phương Đông đến phương Tây, khái niệm công lý thường được biểu hiện như một khát vọng về tự do, công bằng, chính nghĩa, lẽ phải, là phẩm hạnh cao quý trong mỗi người hay mỗi xã hội. Trong thời hiện đại, khái niệm công lý đã được John Rawls (1921-2002), một triết gia nổi tiếng người Mỹ phân tích và nghiên cứu thông qua lý thuyết của ông gọi là Lý thuyết Công lý như là Công bằng (Justice as fairness)1. Rawls cho rằng, công lý là chuẩn mực của xã hội, nó giúp cho 1 John Rawls (1971), Một lý thuyết về công lý (A theory of justice), Nxb Trường Đại học Harvard. pháp luật giữ gìn sự thanh bình của cuộc sống, bảo đảm ổn định và phát triển kinh tế. Công lý như là thế thăng bằng của xã hội. Bản thân công lý, chính là ở giữa, nếu thái quá sẽ là bất công, nếu thiếu sót sẽ làm tổn hại xã hội, cho nên công lý như là sự công bằng.2 Định nghĩa của Rawls đã phần nào giải thích rõ ràng khái niệm về công lý: Công lý như là sự công bằng. Nó được dành cho tất cả mọi người, mọi tổ chức nhưng khi có sự bất công thì nó trở thành mục tiêu tìm kiếm hay đòi lại cho những người hay những tổ chức gặp phải sự bất công đó. Và Nhà nước chính là chủ thể thực hiện nhiệm vụ giải quyết những sự bất công đó, bởi không thể có một nhà nước dân chủ, văn minh nếu như nhà nước đó không thể duy trì được công lý 2 Nguyễn Đăng Dung, Nguyễn Đăng Duy (2018), Bài viết Lịch sử tư tưởng về công lý, trong cuốn Công lý và Quyền tiếp cận công lý do Đào Trí Úc và Vũ Công Giao chủ biên, Nxb Hồng Đức, tr. 23. THI HÀNH QUY ĐỊNH VỀ NHIỆM VỤ BẢO ĐẢM CÔNG LÝ CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN TRONG HIẾN PHÁP NĂM 2013 * Thạc sĩ, Khoa pháp luật hình sự và kiểm sát hình sự, Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội Hiến pháp năm 2013 đã bổ sung nhiệm vụ bảo vệ công lý cho Tòa án nhân dân, đánh một dấu mốc quan trọng trong việc đảm bảo công lý trong lĩnh vực tố tụng tư pháp nói riêng và trong xã hội nói chung. Bài viết phân tích về nhiệm vụ bảo đảm công lý của Tòa án nhân dân theo Hiến pháp năm 2013 và những thay đổi của pháp luật trong quá trình thi hành nhiệm vụ này. Từ khóa: Công lý, Tòa án, Hiến pháp, quyền con người. The Constitution in 2013 has supplemented justice protection mission for the People’s Court which hit a vital milestone in ensuring justice in judicial proceedings particularly and in society generally. The article analyses justice protection mission of the People’s Court according to the Constitution in 2013 as well as legal changes during the implementation of this mission. Keywords: Justice, Courts, the Constitution, human rights. Hoàng THị BíCH ngọC* 51Khoa học Kiểm sátSố 03 - 2019 Hoàng THị BícH ngọc cho người dân và cho tổ chức. Công lý chính là một tiêu chí quan trọng đánh giá tính ưu việt của một chế độ xã hội. Tính chính đáng, chính nghĩa của sự xuất hiện và tồn tại của mỗi chính quyền cũng thường được đánh giá thông qua việc nhà nước đó có thừa nhận, bảo vệ và bảo đảm việc thực thi công lý hay không. Các cơ quan nhà nước khi thực hiện quyền lực phải dựa vào công lý. Do đó, công lý là phẩm hạnh quan trọng giữ cho mỗi thành viên xã hội gắn kết chặt chẽ vì lợi ích chung của toàn xã hội. Để đảm bảo sự ổn định và phát triển những đức hạnh tử tế, nhân văn và ấm áp, mà trong đó công lý chiếm một vị trí đặc biệt ưu tiên, cần phải được lan tỏa sâu rộng và mạnh mẽ trong mỗi cộng đồng xã hội. Công lý như là công bằng cũng gần tương tự như quyền con người, nó phải được quy định bằng pháp luật và phải được bảo đảm thực hiện thông qua hệ thống tư pháp, cụ thể trong bài viết này sẽ đề cập đến chức năng bảo đảm công lý của cơ quan Tòa án. II. nhiệm vụ bảo vệ công lý của Tòa án nhân dân Việt nam 1. Nhiệm vụ bảo vệ công lý của Tòa án nhân dân trong Hiến pháp Việt Nam năm 2013 Công lý không dựa vào quyền lực thì bất lực; quyền lực không đi đôi với công lý thì tàn bạo. Các cơ quan nhà nước khi thực hiện quyền lực phải dựa vào công lý. Vì vậy cần phải kết hợp công lý và quyền lực, và nhằm mục đích này, phải làm thế nào cho những điều hợp công lý có đủ quyền lực; hay những điều dựa vào quyền lực phải hợp với công lý. Chính với vai trò to lớn trong việc tạo dựng tính chính đáng, chính nghĩa, đạo lý, lòng nhân ái và lẽ công bằng trong mỗi xã hội, ngày nay nhiều quốc gia trên thế giới đã ghi nhận công lý ngay tại Lời nói đầu trong Hiến pháp của quốc gia mình, như Hiến pháp Nhật Bản, Hiến pháp Cộng hòa Hàn quốc, Hiến pháp Cộng hòa Ba Lan, Hiến pháp nước Cộng hòa Nam Phi Ở Việt Nam, những quy định của Hiến pháp năm 2013 chính là cơ sở cho việc mở rộng thẩm quyền của Tòa án nhân dân trong xét xử các loại án, thể hiện xu thế tất yếu của nhà nước pháp quyền, cụ thể: Thứ nhất, Tòa án nhân dân là chủ thể thực hiện quyền tư pháp theo quy định tại khoản 1 Điều 102 Hiến pháp năm 2013. Theo định nghĩa của từ điển Black’s Law Dictionary, quyền Tư pháp (judicial power) là “thẩm quyền được trao cho Tòa án và các thẩm phán xem xét và quyết định các vụ việc và đưa ra phán quyết có giá trị bắt buộc thi Hành đối với các vụ việc ấy; quyền giải thích và áp dụng pháp luật khi có tranh cãi phát sinh từ việc một điều gì đó có phù hợp hay không phù hợp với pháp luật điều chỉnh việc ấy3.” Ở Việt Nam, theo một số nhà nghiên cứu, quyền Tư pháp là: “quyền xét xử các vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân gia đình, kinh tế, lao động, hành chính4”; “xét xử các hành vi vi phạm hiến pháp, vi phạm pháp luật từ phía công dân và các cơ quan nhà nước; bảo vệ pháp luật, công lý, tự do của công dân và trật tự an toàn xã hội5”; “phân xử và phán xét tính đúng đắn, tính hợp pháp của các hành vi, các quyết định pháp luật khi có sự tranh chấp về các quyền và lợi ích giữa các chủ thể pháp luật6.” 3 Bryan Garner, Black’s Law Dictionary, 9th ed, 2009, trang 924. 4 Viện Khoa học pháp lý, Từ điển luật học, Nxb Từ điển Bách Khoa, 2006, trang 657. 5 Nguyễn Duy Quý, Nguyễn Tất Viễn, Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam của dân, do dân, vì dân: Lý luận và thực tiễn, Nxb. Chính trị quốc gia, 2008, trang 60. 6 Nguyễn Đăng Dung, Thể chế Tư pháp trong Nhà nước pháp quyền, Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2005, trang 11. 52 Thi hành quy định về nhiệm vụ bảo đảm công lý của Tòa án... Khoa học Kiểm sát Số 03 - 2019 Mặc dù còn nhiều quan điểm và cách nhìn nhận khác nhau về quyền Tư pháp, song nhận thức chung về quyền Tư pháp cốt lõi vẫn là quyền xét xử, là việc nhân danh nhà nước giải quyết tranh chấp, giải quyết xung đột xã hội trên cơ sở pháp luật, thông qua xét xử, theo các thủ tục tố tụng luật định và có chức năng bảo vệ quyền con người, bảo vệ công lý, lẽ công bằng. Thứ hai, về tổ chức hệ thống Tòa án nhân dân theo khoản 2 Điều 102 Hiến pháp năm 2013 xác định tổ chức hệ thống Tòa án theo cấp xét xử không phụ thuộc vào địa giới hành chính mà để Luật Tổ chức Tòa án nhân dân quy định, làm cơ sở cho việc tiếp tục đổi mới hoạt động tư pháp, phù hợp với yêu cầu của Nhà nước pháp quyền. Điều này bảo đảm tính khái quát, ổn định lâu dài của Hiến pháp và tính linh hoạt của luật phù hợp nhu cầu phát triển của đất nước trong từng thời khác nhau. Quy định này phù hợp với việc phân công thực hiện quyền lực trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Thứ ba, về nhiệm vụ của Tòa án nhân dân: Để thực hiện “quyền tư pháp”, Hiến pháp năm 2013 cũng đã bổ sung khoản 3 Điều 102 quy định về nhiệm vụ của Tòa án nhân dân là bảo vệ công lý, quyền con người, quyền công dân là những nhiệm vụ đầu tiên của Tòa án nhân dân; sau đó mới là nhiệm vụ bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Đó là nhiệm vụ đặc trưng thể hiện cao nhất, tập trung nhất đối với cơ quan xét xử, thực hiện quyền tư pháp. Tòa án phải là nơi mà mọi con người, mọi công dân tìm đến lẽ phải, tìm đến sự thật. Khi quyền và lợi ích của mình bị xâm hại hoặc bị tranh chấp, người dân tìm đến Tòa án như là tìm đến công lý. Vì vậy, theo Hiến pháp năm 2013, Tòa án là biểu tượng của công lý và có nhiệm vụ bảo vệ công lý.7 Đồng nghĩa với việc mỗi khi người dân có tranh chấp và khởi kiện đến Tòa án thì Tòa án không được từ chối giải quyết vì bất cứ lý do gì, đây chính là nội dung của nguyên tắc bất khẳng thụ lý, nguyên tắc này đã được thừa nhận từ lâu trên thế giới và cả ở Việt Nam. Thứ tư, về nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân: Hiến pháp năm 2013 cũng đã sắp xếp và bổ sung một số nội dung quan trọng tại Điều 103 trên tinh thần kế thừa và có bổ sung cho chính xác, phù hợp với thực tiễn và tinh thần cải cách tư pháp một số nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân - cơ quan xét xử, thực hiện quyền tư pháp ở nước ta,8 đó là: Nguyên tắc xét xử có Hội thẩm tham gia: Hội thẩm chỉ tham gia trong xét xử ở cấp sơ thẩm; còn việc xét xử ở cấp phúc thẩm là không bắt buộc. Nguyên tắc Thẩm phán và Hội thẩm xét xử độc lập: Nguyên tắc này có một bổ sung quan trọng là: “Cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử của Thẩm phán, Hội thẩm”. Bổ sung này nhấn mạnh tầm quan trọng cũng như thái độ dứt khoát của Nhà nước ta đối với việc can thiệp vào hoạt động xét xử của Tòa án, bảo đảm quan trọng cho việc thực hiện nguyên tắc này trên thực tế. Nguyên tắc xét xử tập thể: Để thực hiện cải cách tư pháp, nâng cao hiệu quả của việc xét xử, Hiến pháp năm 2013 quy định ngoại lệ cho phép Tòa án xét xử bằng một Thẩm phán trong trường hợp áp dụng 7 PGS. TS. Trần Văn Độ (2014), Bình luận khoa học Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb Lao động xã hội, tr. 494-506. 8 PGS. TS. Trần Văn Độ (2014), Hiến pháp năm 2013 về Tòa án và yêu cầu sửa đổi Luật Tổ chức Tòa án nhân dân, Nghiên cứu lập pháp, Viện nghiên cứu lập pháp, số 20 (276), tr. 9-15. 53Khoa học Kiểm sátSố 03 - 2019 Hoàng THị BícH ngọc thủ tục rút gọn. Nguyên tắc xét xử công khai: Thay cho quy định trường hợp ngoại lệ do luật định trong Hiến pháp năm 1992, Hiến pháp năm 2013 quy định cụ thể điều kiện cho phép Tòa án xét xử kín. Đó là “Trong trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, thuần phong, mỹ tục của dân tộc, bảo vệ người chưa thành niên hoặc giữ bí mật đời tư theo yêu cầu chính đáng của đương sự” thì Toà án phải xét xử kín. Nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo, quyền bảo vệ lợi ích hợp pháp của đương sự: Để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ quyền con người một cách toàn diện, công bằng, Hiến pháp năm 2013 ngoài việc quy định quyền bào chữa của bị can, bị cáo, còn bổ sung việc bảo đảm quyền bảo vệ lợi ích hợp pháp của các đương sự khác như người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong hoạt động xét xử của Tòa án. Đồng thời, Hiến pháp năm 2013 bổ sung một số nguyên tắc quan trọng, bảo đảm sự phù hợp với tinh thần cải cách tư pháp, bảo vệ quyền con người và thông lệ quốc tế. Các nguyên tắc được bổ sung là: Nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm: Đây là nguyên tắc thể hiện nội dung rất quan trọng trong cải cách tư pháp ở nước ta. Sự thật chỉ được xác định, công lý chỉ được thiết lập khi có sự tranh tụng giữa các bên trong tố tụng tư pháp, nhất là trong xét xử các vụ án; Chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm được bảo đảm: Nguyên tắc hai cấp xét xử là nguyên tắc được ghi nhận trong các văn kiện quốc tế về quyền con người và pháp luật của nhiều quốc gia. Thực hiện hai cấp xét xử là một trong những biện pháp bảo vệ quyền con người hữu hiệu; đồng thời bảo đảm cho hoạt động tư pháp thận trọng nhưng có điểm dừng, tránh kéo dài, chậm trễ. Trên đây là những nguyên tắc cơ bản nhất, dựa trên cơ sở sửa đổi, bổ sung các điều 129, 130, 131, 132 Hiến pháp năm 1992; tiếp thu những quy định về quyền con người trong hoạt động tố tụng của các bản Tuyên ngôn Thế giới về quyền con người (Universal Declaration of Human Rights – UDHR) năm 1948, Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (International Covenant on Civil and Political Rights) năm 1966 mà Việt Nam là thành viên, cũng như tham khảo Hiến pháp của các nước trên thế giới nhằm bảo đảm quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự trong hoạt động tố tụng, tăng cường hơn nữa tính độc lập trong hoạt động của Tòa án. Có thể nói, Hiến pháp năm 2013 đã tạo ra vị thế mới, điều kiện mới cho sự phát triển của nền tư pháp, nhưng cũng đòi hỏi các Tòa án nhân dân nâng cao trách nhiệm, khắc phục khó khăn, khắc phục những hạn chế thời gian qua, tích cực đổi mới về mọi mặt để đáp ứng tinh thần cải cách tư pháp là xây dựng một nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại, phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Để các quy định của Hiến pháp năm 2013 đi vào cuộc sống và phát huy hiệu lực, các quy định đó cần được cụ thể hóa bằng việc ban hành các luật khác nhau, mà trước hết là Luật Tổ chức Tòa án nhân dân, các luật Tố tụng tư pháp... và có các biện pháp triển khai trên thực tế. 2. Nhiệm vụ bảo vệ công lý của Tòa án nhân dân trong các văn bản quy phạm pháp luật khác Sau khi Hiến pháp năm 2013 có hiệu lực, một số văn bản luật được sửa đổi, 54 Thi hành quy định về nhiệm vụ bảo đảm công lý của Tòa án... Khoa học Kiểm sát Số 03 - 2019 bổ sung, thay thế thể hiện sự thống nhất quan điểm với Hiến pháp năm 2013, có thể kế đến một số quy định mới như: Bộ luật Dân sự năm 2015 Tại khoản 2 Điều 14 đã ghi nhận nguyên tắc bất khẳng thụ lý9 bằng quy định: “Tòa án không được từ chối giải quyết vụ, việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng; trong trường hợp này, quy định tại Điều 5 và Điều 6 của Bộ luật này được áp dụng”; và các quy định tại Điều 14, Điều 5 và Điều 6 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về việc áp dụng tập quán pháp luật và tương tự pháp luật (án lệ, lẽ công bằng). Tương tự, trong khoản 2, Điều 4 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 cũng khẳng định “Tòa án không được từ chối yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng”; Như vậy, thông qua việc sửa đổi và ban hành các điều luật trên ta nhận thấy, ngoài nguồn pháp luật thành văn, pháp luật dân sự Việt Nam còn thừa nhận các nguồn khác như tập quán, các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, án lệ, lẽ công bằng. Việc mở rộng nguồn pháp luật để Tòa án tham chiếu là một bước tiến mang tính cách mạng trong việc đảm bảo công lý và quyền tiếp cận công lý của công dân. Sự thay đổi trong các quy định ở Bộ luật dân sự và Bộ luật tố tụng dân sự nêu trên đã bổ trợ và đưa các nhiệm vụ của Tòa án được quy định trong khoản 3 Điều 102 Hiến pháp năm 2013 vào thực tiễn. Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 Bên cạnh Bộ luật dân sự năm 2015, Luật Tổ chức Tòa án nhân dân được Quốc hội thông qua vào cuối năm 2014 cũng có nhiều điểm mới nhằm cụ thể hóa các nguyên tắc và các quy định hướng đến xây dựng một hệ thống Tòa án độc lập theo 9 Nguyên tắc bất khẳng thụ lý là một nguyên tắc cơ bản của pháp luật tố tụng dân sự. tinh thần của Hiến pháp năm 2013. Một số điểm mới liên quan đến chức năng, quyền hạn của thẩm phán được thể hiện khá rõ nét trong Điều 2 của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014. Đáng chú ý những điểm mới đó quy định như sau: “Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp” và tại khoản 3 Điều 2 Luật tổ chức Tòa án nhân dân quy định khi thực hiện nhiệm vụ xét xử vụ án hình sự, Tòa án có quyền: Một là, việc giao cho Tòa án xem xét, kết luận tính hợp pháp của hành vi, quy định tố tụng của Kiểm sát viên, Điều tra viên, xem xét tính hợp pháp của chứng cứ, tài liệu do Cơ quan điều tra, truy tố thu thập, luật sư, bị can, bị cáo và những người khác cung cấp là quy định rất hợp lý. Việc trao cho Thẩm phán xem xét tính hợp pháp của chứng cứ, tài liệu do Cơ quan điều tra, truy tố thu thập, do luật sư và bị cáo cung cấp thông qua thủ tục tố tụng là điều kiện cần, điều kiện đủ là phải hình thành các quy định để đảm bảo Thẩm phán hoàn toàn độc lập và bình đẳng trong việc đánh giá chứng cứ, cho dù đó là chứng cứ của cơ quan nhà nước hay của luật sư, bị can hay người khác đưa ra.10 Hai là, Tòa án có quyền trả hồ sơ và yêu cầu Viện kiểm sát điều tra bổ sung; quan điểm cần ủng hộ là Bộ luật tố tụng hình sự cần quy định việc trả hồ sơ yêu cầu bổ sung chỉ trong những trường hợp rất hạn chế và với những điều kiện chặt chẽ, đồng thời trao cho Thẩm phán quyền tuyên bố bị cáo vô tội nếu Hội đồng xét xử thấy chứng cứ không đủ để buộc tội bị cáo. Quy định này sẽ buộc Cơ quan điều 10 Lê Hồng Quang (2015), Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 – Những điểm mới và yêu cầu đặt ra đối với việc thực thi, Tạp chí Pháp luật và Phát triển, số tháng 3. 55Khoa học Kiểm sátSố 03 - 2019 Hoàng THị BícH ngọc tra, truy tố đặc biệt cẩn trọng khi chuẩn bị hồ sơ, chứng cứ và giúp tránh được những vụ án oan. Đồng thời, quy định này cũng hạn chế được việc thẩm phán thiếu bản lĩnh, sợ trách nhiệm, không dám phán quyết theo đúng tình trạng hồ sơ và kết quả tranh tụng, trả hồ sơ cho “an toàn”, làm kéo dài vụ án, ảnh hưởng quyền lợi của người tham gia tố tụng. Ba là, việc quy định cho Tòa án quyền kiểm tra, xác minh, thu thập, bổ sung chứng cứ; yêu cầu Điều tra viên, Kiểm sát viên và những người khác trình bày về các vấn đề có liên quan đến vụ án tại phiên tòa cũng là một trong những điểm mới nhằm nâng cao vai trò của Tòa án trong thực thi quyền lực tư pháp. Và để đảm bảo thực hiện quyền tư pháp của Tòa án nhân dân theo quy định của Hiến pháp và Luật tổ chức Tòa án nhân dân thì một trong những nhiệm vụ quan trọng của Tòa án là phải hoàn thiện cơ sở pháp lý, đề xuất xây dựng thể chế để Tòa án thực hiện chức năng xét xử, thực hiện quyền tư pháp và như vậy, pháp luật tố tụng cần thiết phải sửa đổi, bổ sung để Tòa án nhân dân bảo vệ công lý. Tóm lại, Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 đã có những điểm mới tiến bộ, tuy nhiên, yêu cầu phát huy giá trị tối đa đối với những quy định mới đó lại đặt ra nhiệm vụ hoàn thiện các văn bản pháp luật tố tụng liên quan để đảm bảo tính thống nhất trong hệ thống tư pháp, hướng đến một hệ thống tòa án độc lập, thực thi nhiệm vụ bảo vệ công lý theo tinh thần Hiến pháp năm 2013. Bộ luật tố tụng hình sự (BLTTHS) năm 2015 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 cũng đã có những nội dung lớn được sửa đổi bổ sung có sự liên hệ mật thiết tới nhiệm vụ bảo đảm công lý của Tòa án như sau: Một là, BLTTHS năm 2015 đã bổ sung quy định các nguyên tắc phù hợp với Hiến pháp năm 2013 và thực tiễn. Theo đó, BLTTHS năm 2015 đã bổ sung các nguyên tắc sau: nguyên tắc suy đoán vô tội (Điều 13); nguyên tắc không ai bị kết án 02 lần vì một tội phạm (Điều 14); nguyên tắc tuân thủ pháp luật trong hoạt động điều tra (Điều 19); nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được đảm bảo (Điều 26). Hai là, BLTTHS năm 2015 đã bổ sung những quy định cụ thể quan trọng liên quan đến trình tự, thủ tục và các hoạt động tố tụng theo từng giai đoạn, bao gồm: giai đoạn khởi tố; điều tra; truy tố và xét xử; thực hiện nghiêm túc yêu cầu của Hiến pháp năm 2013 về tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân. BLTTHS năm 2015 đã cụ thể hóa quy định tại khoản 2 Điều 14 Hiến pháp thành những quy định, yêu cầu cụ thể đối với: quá trình giải quyết vụ án hình sự; trong áp dụng biện pháp cưỡng chế tố tụng; bổ sung các quyền và cơ chế bảo đảm quyền của những người tham gia tố tụng. Đặc biệt là, bổ sung quyền của bị can được đọc, ghi chép bản sao tài liệu hoặc tài liệu được số hóa liên quan đến việc buộc tội, gỡ tội hoặc bản sao tài liệu khác liên quan đến việc bào chữa kể từ khi kết thúc điều tra khi có yêu cầu; bổ sung và quy định đầy đủ nội dung của nguyên tắc suy đoán vô tội; rút ngắn thời hạn tạm giam; quy định đầy đủ các cơ chế để người bị buộc tội thực hiện tốt quyền “tự bào chữa” và “nhờ người khác bào chữa”; bổ sung các quy định nhằm đề cao trách nhiệm của các cơ quan tố tụng trong việc tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân, đồng thời, quy định nghiêm khắc các chế tài áp dụng nếu cơ quan tố tụng vi phạm quy định của luật. Ba là, BLTTHS năm 2015 đặc biệt đã bổ sung thêm một chương (Chương V) 56 Thi hành quy định về nhiệm vụ bảo đảm công lý của Tòa án... Khoa học Kiểm sát Số 03 - 2019 liên quan đến bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự theo Hiến pháp năm 2013. Theo đó, bổ sung khái niệm người bào chữa; bổ sung người bị bắt thuộc đối tượng được bảo đảm quyền bào chữa; bổ sung quy định Trợ giúp viên pháp lý có thể là người bào chữa trong trường hợp người bị buộc tội thuộc đối tượng được trợ giúp pháp lý; bổ sung diện những người không được bào chữa; bổ sung các quyền, nghĩa vụ của người bào chữa; bổ sung các quy định liên quan về lựa chọn người bào chữa; chỉ định người bào chữa; thay đổi và từ chối người bào chữa; thủ tục đăng ký bào chữa; trách nhiệm thông báo cho người bào chữa; thu thập, giao chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan đến bào chữa; đọc, ghi chép, sao chụp tài liệu trong hồ sơ vụ án và người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, kiến nghị khởi tố. Bốn là, BLTTHS năm 2015 đã có những đổi mới quan trọng khi quy định về chứng cứ và chứng minh, đó là: bổ sung cho người bào chữa có quyền thu thập chứng cứ, người bị buộc tội có quyền đưa ra chứng cứ; quy định cụ thể cách thức người bào chữa thu thập chứng cứ; bổ sung và quy định cụ thể trách nhiệm, trình tự, thủ tục các cơ quan tố tụng tiếp nhận và đánh giá chứng cứ do những người tham gia tố tụng cung cấp; bổ sung vào hệ thống nguồn chứng cứ gồm: dữ liệu điện tử; kết quả định giá tài sản; quy định cụ thể trình tự, thủ tục thu thập, phục hồi dữ liệu điện tử nhằm bảo đảm tính khách quan, tính nguyên trạng và tính có thể kiểm chứng của loại chứng cứ đặc thù này; bổ sung nguyên tắc loại trừ chứng cứ. Năm là, đặt ra yêu cầu bảo đảm quá trình giải quyết vụ án hình sự phải có sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Hiến pháp năm 2013. BLTTHS năm 2015 đã có sửa đổi và bổ sung một số nội dung như: bổ sung nguyên tắc kiểm tra, giám sát, kiểm soát trong tố tụng hình sự vào hệ thống các nguyên tắc cơ bản; quy định cụ thể việc giám sát của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các cơ quan dân cử đối với hoạt động tố tụng hình sự và trách nhiệm của các cơ quan tố tụng trong việc trả lời yêu cầu, kiến nghị của các cơ quan này; quy định cơ chế kiểm soát lẫn nhau giữa các cơ quan tố tụng, theo đó khâu sau có trách nhiệm giám sát kết quả của khâu trước, loại bỏ chứng cứ do khâu trước thu thập bằng các biện pháp trái luật; đồng thời, quá trình tiến hành tố tụng, khâu sau có trách nhiệm thông báo các kết quả giải quyết vụ án cho các giai đoạn tố tụng trước; quy định cụ thể, minh bạch các thủ tục tố tụng, bổ sung trách nhiệm và hình thức công khai các quyết định tố tụng nhằm tạo điều kiện để người dân dễ tiếp cận công lý và tăng khả năng giám sát của xã hội đối với quá trình giải quyết vụ án hình sự. BLTTHS năm 2015 nhìn chung đã thể chế hóa đầy đủ các chủ trương cải cách tư pháp của Đảng và Hiến pháp năm 2013, bảo đảm mọi hành vi phạm tội đều phải được phát hiện và xử lý nghiêm minh, chính xác, tránh làm oan người vô tội. Tăng cường hơn nữa trách nhiệm của các cơ quan tố tụng trong việc bảo vệ quyền con người, quyền công dân; cụ thể hóa các trình tự, thủ tục để người tiến hành tố tụng và tham gia tố tụng thực hiện đầy đủ quyền và trách nhiệm theo luật định, từ đó đảm bảo quyền tiếp cận công lý cho nhân dân nói riêng, xây dựng một hệ thống tư pháp công bằng nói chung. Kết luận Là đạo luật cơ bản của đất nước đang chuyển sang giai đoạn phát triển mới, Hiến pháp năm 2013 phản ánh những bước tiến trong nhận thức lý luận và kết quả thực tiễn của quá trình cải cách 57Khoa học Kiểm sátSố 03 - 2019 Hoàng THị BícH ngọc bộ máy nhà nước, dân chủ hóa đời sống chính trị - pháp lý nói chung, của công cuộc cải cách tư pháp đầy khó khăn, thách thức nói riêng trong suốt những năm qua ở nước ta. Cùng với việc hiến định nguyên tắc tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước với đủ ba yếu tố phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp, Hiến pháp năm 2013 khẳng định sứ mệnh cao quý, riêng có của Tòa án - cơ quan xét xử, thực hiện quyền tư pháp, đó là “bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” (Điều 102). Với các quy định này, về mặt lý luận và thực tiễn, cần có sự nhận thức lại cho chuẩn xác hơn và xác định rõ ràng hơn vị trí, chức năng của các cơ quan từ trước đến nay vẫn được gọi chung là các cơ quan tư pháp (Điều tra, Kiểm sát, Tòa án, Thi hành án) trong mối quan hệ với Tòa án khi thực hiện quyền lực nhà nước nói chung, quyền tư pháp nói riêng, để từ đó phát huy tối đa vai trò bảo vệ công lý của Tòa án, đồng thời đảm bảo thực hiện quyền tiếp cận công lý cho mọi người dân./. TàI LIỆU THAM KHẢo 1. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1946, 1959, 1980, 1992, 2013. 2. Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014. 3. Bộ luật hình sự năm 2015. 4. Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015. 5. Bộ luật dân sự năm 2015. 6. Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015. 7. Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. 8. Quyết định số 220/QĐ-CA ngày 06/04/2016 về việc công bố án lệ của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Quyết định số 698/QĐ-CA ngày 17/10/2016. 9. Tuyên ngôn Thế giới về quyền con người (Uni- versal Declaration of Human Rights – UDHR) năm 1948. 10. Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (International Covenant on Civil and Political Rights) năm 1966. 11. Bryan Garner, Black’s Law Dictionary, 9th ed, 2009, trang 924. 12. Nguyễn Đăng Dung, Nguyễn Đăng Duy (2018), Bài viết Lịch sử tư tưởng về công lý, trong cuốn Công lý và Quyền tiếp cận công lý do Đào Trí Úc và Vũ Công Giao chủ biên, Nxb Hồng Đức, tr. 23. 13. Nguyễn Đăng Dung, Thể chế Tư pháp trong Nhà nước pháp quyền, Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2005, trang 11. 14. PGS. TS. Trần Văn Độ (2014), Bình luận khoa học Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb Lao động xã hội, tr. 494-506. 15. PGS. TS. Trần Văn Độ (2014), Hiến pháp năm 2013 về Tòa án và yêu cầu sửa đổi Luật Tổ chức Tòa án nhân dân, Nghiên cứu lập pháp, Viện nghiên cứu lập pháp, số 20 (276), tr. 9-15. 16. John Rawls (1971), Một lý thuyết về công lý (A theory of justice), Nxb Trường Đại học Harvard. 17. C.L. Montesquieu (1996), Tinh thần pháp luật, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, tr. 101. 18. Hoàng Thị Bích Ngọc, Nguyễn Thị Mai Trang (2017), Án lệ - một số vấn đề về giải thích pháp luật ở Việt Nam, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 7/2017, tr. 22. 19. Lê Hồng Quang (2015), Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 – Những điểm mới và yêu cầu đặt ra đối với việc thực thi, Tạp chí Pháp luật và Phát triển, số tháng 3. 20. Nguyễn Duy Quý, Nguyễn Tất Viễn, Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam của dân, do dân, vì dân: Lý luận và thực tiễn, Nxb. Chính trị quốc gia, 2008, trang 60. 21. TS. Nguyễn Văn Quân (2018), Mối quan hệ giữa nguồn pháp luật và đảm bảo quyền tiếp cận công lý tại Việt Nam, trong cuốn sách Công lý và Quyền tiếp cận công lý: Những vấn đề lý luận, thực tiễn, Nxb Hồng Đức, tr.265. 22. Viện Khoa học pháp lý, Từ điển luật học, Nxb Từ điển Bách Khoa, 2006, trang 657.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfthi_hanh_quy_dinh_ve_nhiem_vu_bao_dam_cong_ly_cua_toa_an_nha.pdf
Tài liệu liên quan