Tính khả thi
Về điều kiện áp dụng:
Để cân bằng giữa mục đích tận thu
tài sản tham nhũng và bảo đảm quyền con
người, việc suy đoán tham nhũng và nguồn
gốc bất minh của tài sản cần được thực hiện
một cách có điều kiện, cụ thể khi đáp ứng
các điều kiện: (i) Chỉ áp dụng cho chủ thể
là CBCC; (ii) Có bằng chứng về việc CBCC
sở hữu hoặc sử dụng TSTN; có TSTN, lối
sống hoặc chi tiêu không phù hợp với TSTN
hợp pháp; và (iii) CBCC không thể cung cấp
được bằng chứng về căn cứ xác lập quyền
sở hữu, không giải trình được thoả đáng về
nguồn gốc TSTN của mình hoặc đưa ra những
bằng chứng giả dối, không xác thực.
Biện pháp bảo đảm thực hiện
- Chấp nhận giả định pháp luật rằng,
những tài sản được hình thành trước năm
2013 (năm diễn ra lần kê khai TSTN đầu
tiên trên toàn quốc) được mặc nhiên coi là
tài sản hợp pháp trừ khi các cơ quan chức
năng phát hiện và chứng minh được điều
ngược lại.
- Giữ nguyên quy định THTS dựa trên
kết án hình sự là giải pháp cần thực hiện
trước tiên, ưu tiên áp dụng cơ chế tịch thu tài
sản dựa trên giá trị để phù hợp với nguồn
lực và năng lực điều tra, phát hiện tham
nhũng ở Việt Nam. NCB sẽ được áp dụng
như một biện pháp thu hồi bổ sung khi các
biện pháp khác không đem lại kết quả;
- Mở rộng khái niệm “tài sản tham
nhũng” để tiếp cận gần hơn với các tiêu chí
mà UNCAC đề ra;
- Đối tượng áp dụng biện pháp THTS
không dựa trên kết án: Việc quản lý, kiểm
soát TSTN nên bắt đầu từ các công chức
hiện giữ chức vụ và hưởng phụ cấp trách
nhiệm từ 0,9 (Giám đốc sở và tương đương)
trở lên
10 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 20/01/2022 | Lượt xem: 243 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thu hồi tài sản tham nhũng: Kinh nghiệm quốc tế và những giá trị tham khảo cho Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tóm tắt:
Bài viết giới thiệu và phân tích một số kinh nghiệm quốc tế có giá trị
tham khảo cho Việt Nam trong thu hồi tài sản tham nhũng, đồng thời
nhấn mạnh một giải pháp mang tính đột phá trong thu hồi tài sản, đó là
thu hồi tài sản không dựa trên kết án; chứng minh tính cần thiết, tính
hợp pháp, tính tương xứng, tính khả thi cũng như điều kiện áp dụng
biện pháp này trong bối cảnh thực tiễn của Việt Nam.
Đỗ Thu Huyền*
Abstract:
This article provides introduction and analysis of the international
practices and experiences as good reference for Vietnam in
the revocation of the corrupted assets, while emphasizing a
groundbreaking measure for the revocation of the corrupted assets
that are not based on sentencing. It is also clarified the necessity,
legitimacy, relevance, feasibility of the proposed measure and as well
as the conditions for applying the measure in the context of Vietnam.
Thông tin bài viết:
Từ khóa: Tham nhũng; thu hồi tài
sản tham nhũng; thu hồi tài sản
không dựa trên kết án
Lịch sử bài viết:
Nhận bài: 26/07/2017
Biên tập: 31/08/2017
Duyệt bài: 05/09/2017
Article Infomation:
Keywords: Corruption; revocation
of the corrupted asset; revocation
of assets not based on sentencing.
Article History:
Received: 26 Jul. 2017
Edited: 31 Aug. 2017
Appproved: 05 Sep. 2017
* ThS, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội.
THU HỒI TÀI SẢN THAM NHŨNG:
KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ NHỮNG GIÁ TRỊ THAM KHẢO CHO VIỆT NAM
1. Kinh nghiệm trong phòng ngừa và
ngăn chặn ngay từ đầu sự hình thành tài
sản tham nhũng
Kiểm soát tốt tài sản, thu nhập (TSTN)
của đội ngũ cán bộ, công chức (CBCC) là
vấn đề trọng tâm trong những nỗ lực phòng
ngừa, ngăn chặn sự hình thành tài sản tham
nhũng. Hiện trên thế giới có ba mô hình cơ
bản để kiểm soát TSTN như sau:
- Mô hình tập trung vào việc chống
1 Ngân hàng Thế giới (2012), Public Office, Private Interests: Accountability through income and Asset Disclosure (Việc
công, lợi ích tư: Trách nhiệm giải trình thông qua kê khai thu nhập, tài sản), tr. 15.
làm giàu bất chính, nhấn mạnh việc khai báo
giá trị của các loại TSTN, trong đó pháp luật
thường quy định kê khai chi tiết các loại tài
sản và các khoản thu nhập của những người
có chức vụ, quyền hạn. Mô hình này được
áp dụng chủ yếu ở các nước đang phát triển
với nền quản trị nhà nước còn yếu, tình trạng
tham nhũng cao. Mục tiêu chính của mô
hình này là phát hiện tham nhũng và răn đe
về hậu quả của hành vi tham nhũng1. Theo
KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË
55Số 20(348) T10/2017
mô hình này, các cơ quan có thẩm quyền có
nhiệm vụ chủ yếu là phát hiện các hành vi
làm giàu phi pháp.
- Mô hình tập trung vào phòng, chống
xung đột lợi ích, nhấn mạnh việc khai báo
các mối quan hệ, các nguồn thu nhập của
người có chức vụ, quyền hạn, trong đó hệ
thống luật pháp thường chỉ quy định những
người có chức vụ, quyền hạn phải khai báo
tổng giá trị tài sản. Mô hình này được áp
dụng chủ yếu ở các nước phát triển, nơi mà
quản trị nhà nước đã đạt đến trình độ cao,
tình trạng tham nhũng không nghiêm trọng.
Mục tiêu chính của mô hình này là phòng
ngừa những tình huống có nguy cơ phát
sinh tham nhũng. Theo mô hình này, các cơ
quan có thẩm quyền quản lý việc kê khai,
công khai TSTN có vai trò chủ yếu là cố vấn
nhằm mục đích phòng ngừa các hành vi làm
giàu phi pháp.
- Mô hình kết hợp, luật pháp các nước
theo mô hình này thường áp dụng những
cách thức của cả hai mô hình chống làm
giàu bất chính và chống xung đột lợi ích,
nhưng với phạm vi và mức độ cân bằng hơn
so với các quốc gia nghiêng về một mô hình
nhất định.
Mặc dù không có một mô hình chung,
duy nhất, tối ưu trong việc kê khai, công
khai TSTN của người có chức vụ, quyền
hạn nhưng có một số yếu tố phổ biến mà các
quốc gia cần cân nhắc khi xây dựng cơ chế
của riêng mình, bao gồm2:
- Tính phù hợp: Cơ chế được xây dựng
phải phù hợp với trình độ quản trị công và
thực trạng tham nhũng của một quốc gia. Với
2 Ngân hàng Thế giới (2012), Tlđd, tr. 16-22; OSCE (2015), Asset Declarations for Public Officials: A Tool to Prevent
Corruption, Fighting Coruption in Eastern Europe and Central Asia (Kê khai tài sản của công chức: Công cụ phòng
ngừa tham nhũng, Chống tham nhũng ở các nước Đông Âu và Trung Á), tr. 37.
3 Ngân hàng Thế giới (2012), Tlđd, tr. 18.
4 Bộ số liệu PAM (Public Accountability Mechanisms Initiative - Sáng kiến Hệ thống giải trình trách nhiệm trong khu
vực công) của Ngân hàng Thế giới về 87 quốc gia, 2010, trên https://www.agidata.org/pam.
những quốc gia có tình trạng tham nhũng
cao, mô hình tập trung vào việc phòng ngừa
làm giàu bất chính sẽ phù hợp và ngược lại.
Mô hình tập trung vào phòng, chống xung
đột lợi ích chỉ phát huy tối đa hiệu quả ở
quốc gia có hệ thống giám sát công chức tốt
và có văn hoá liêm chính cao trong bộ máy
công quyền.
- Phạm vi đối tượng phải kê khai, công
khai tài sản: Cách làm được cho là có tính
chiến lược và hiệu quả về chí phí3 là tập
trung vào những người có chức vụ hay vị
trí có nguy cơ cao nhất về xung đột lợi ích
hay làm giàu bất chính. Việc mở rộng phạm
vi đối tượng phải kê khai, công khai tài sản
có thể được cân nhắc khi nhà nước đáp ứng
được về nguồn lực và năng lực. Mặt khác,
nếu diện công khai, kê khai quá rộng sẽ gây
khó khăn cho việc kiểm soát tuân thủ, ảnh
hưởng đến niềm tin của người dân vào nhà
nước.
Nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới
gần đây cho thấy, có 5 dạng đối tượng có
thể phải kê khai, công khai tài sản, đó là4:
(i) Những người đứng đầu quốc gia; (ii)
Các bộ trưởng; (iii) Đại biểu Quốc hội; (iv)
Công chức; (v) Vợ chồng/con cái của bốn
dạng đối tượng đã nêu. Các đối tượng phải
kê khai, công khai tài sản, thu nhập cũng có
thể được chia thành các nhóm như: (i) Quan
chức chính trị cao cấp (bao gồm nhưng rộng
hơn một chút so với nhóm người đứng đầu
quốc gia); (ii) Đại biểu các cơ quan dân cử
(nghị viện, hội đồng địa phương); (iii) Thủ
tướng và các thành viên chính phủ, (iv)
Công chức, (v) Thẩm phán, công tố viên;
(vi) Những người có liên quan đến các nhóm
KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË
56 Số 20(348) T10/2017
đối tượng đã nêu (người thân trong gia đình,
bạn bè, cộng sự thân cận...).
Để giới hạn phạm vi đối tượng phải
kê khai tài sản, thu nhập, các quốc gia thiết
lập một cơ chế kê khai, công khai TSTN dựa
trên hai tiêu chí chính sau đây5:
(i) Tiêu chí về chức trách (nhiệm vụ):
Ví dụ như công chức chịu trách nhiệm quản
lý nguồn thu, mua sắm công, hoạt động cấp
phép... Theo tiêu chí này, có thể quy định
ngưỡng tối thiểu giá trị của tài sản hay các
giao dịch mà công chức có thể thực hiện mà
từ ngưỡng đó họ mới nằm trong diện phải kê
khai, công khai;
(ii) Tiêu chí cấp bậc (ngạch bậc): Ví
dụ, bộ trưởng, thứ trưởng, vụ trưởng... Theo
tiêu chí này, có thể quy định không phải tất
cả mà chỉ từ cấp bậc nhất định một công
chức mới phải kê khai, công khai tài sản,
thu nhập.
Các quốc gia có thể áp dụng cả hai
tiêu chí trên nhưng nguyên tắc chung là
những người có cấp bậc, chức vụ, chức trách
càng cao thì càng bị kiểm soát chặt chẽ hơn
về tài sản, thu nhập và yêu cầu về kê khai
mối quan hệ để phòng, chống xung đột lợi
ích thường chỉ áp dụng với một số loại công
chức nhất định.
- Nội dung và tần xuất kê khai, công
khai thông tin: Nội dung và tần xuất kê khai,
công khai nên tỷ lệ thuận với nguồn lực mà
nhà nước cần sử dụng để vận hành cơ chế.
Vì vậy, các quốc gia cũng cần cân nhắc để bảo
5 Ngân hàng Thế giới (2012), tlđd, tr. 31.
6 Chỉ số trách nhiệm trong quản lý nhà nước (Actionable Governance Indicators -AGI). Xem thông tin cụ thể về AGI tại
Ngân hàng Thế giới (2012), tlđd, tr. 95.
7 Sáng kiến Hệ thống giải trình trách nhiệm trong khu vực công của Ngân hàng Thế giới (PAM), tlđd, tr. 92.
8 Ngân hàng Thế giới (2012), tlđd, tr. 109, 110.
9 OECD (2011), Asset Declaration for Public Officials: A Tool to Prevent Corrpution, (Kê khai tài sản của công chức:
Một công cụ để phòng ngừa tham nhũng), tr. 62.
10 OECD (2011), tlđd, tr. 62.
11 OECD (2011), tlđd, tr. 62.
đảm phù hợp với nguồn lực và năng lực của
mình.
Về nguyên tắc, nội dung phải kê khai,
công khai phụ thuộc vào mục đích của cơ
chế kiểm soát TSTN của người có chức vụ,
quyền hạn là kiểm soát xung đột lợi ích hay
nhấn mạnh việc chống làm giàu bất chính.
Ngoài ra, ở các quốc gia, khái niệm TSTN
được hiểu khác nhau. Tiền lương và bất
động sản là những nội dung phổ biến được
yêu cầu kê khai, công khai ở các quốc gia,
song còn có một số dạng khác cũng được
xem là tài sản hoặc thu nhập. Theo Bộ chỉ
số AGI6/PAM7, danh mục các loại thông tin
mà công chức phải khai báo ở các quốc gia
rất rộng, bao gồm8: bất động sản; tiền mặt,
tín dụng, nợ; thu nhập (từ lao động và được
tọa hưởng); các khoản chi tiêu; những lợi
ích bằng tiền và không bằng tiền (ví dụ, thu
nhập trong tương lai, các thỏa thuận bảo
hiểm, kế hoạch lương hưu...).
Ở Anh, thành viên của Nghị viện phải
kê khai chính xác từng khoản tiền được
thanh toán, bất kể lớn nhỏ hoặc thu nhập có
được từ đất và tài sản khác nếu thu nhập đó
lớn hơn 10% so với lương hiện tại của một
nghị sĩ9. Ở Đức, thành viên Nghị viện phải
kê khai những quà tặng có giá trị trên 5.000
Euro10 trong khi thành viên Nghị viện Pháp
phải kê khai bất kỳ quà tặng nào, bất kể giá
trị là bao nhiêu11.
Về tần xuất, có 5 dấu mốc chính mà
các quốc gia thường quy định cho việc kê
KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË
57Số 20(348) T10/2017
khai, công khai TSTN, bao gồm12: (i) Khi
nhậm chức (phổ biến); (ii) Khi thôi chức
(phổ biến); (iii) Định kỳ hàng năm; (iv) Khi
có biến động (đến một mức độ nhất định)
trong tài sản, thu nhập, nợ; (v) Trong vòng
03 năm sau khi thôi chức. Theo đó, yêu cầu
kê khai, công khai TSTN ở thời điểm nhậm
chức và thôi chức mang tính phổ biến vì đây
là những thời điểm quan trọng để giám sát
sự biến động bất thường về TSTN.
- Phạm vi và cách thức xác minh
thông tin trong bản kê khai TSTN: Để kiểm
tra tính chính xác của thông tin trong các tờ
khai, các quốc gia thường áp dụng đồng thời
nhiều phương pháp như: kiểm tra tính nhất
quán trong nội dung kê khai, đối chiếu thông
tin để phát hiện những biến động bất thường
theo thời gian, kiểm tra chéo với các nguồn
thông tin khác (như thông tin về đất đai,
xe cộ, tài sản đăng ký, hay thông tin ngân
hàng, thuế), tiến hành điều tra mức sống để
xác minh mức độ phù hợp với TSTN được
khai báo. Hiện có ba cách thức kê khai phổ
biến là nộp bản kê khai bằng giấy (phổ biến
nhất), kê khai qua mẫu điện tử trực tuyến và
nộp bản kê khai điện tử (qua email)13. Thực
tiễn cho thấy, đa số quốc gia áp dụng cùng
một lúc nhiều hình thức nộp kê khai. Tương
tự, việc công khai TSTN cũng có thể được
thực hiện qua hai dạng chính là gửi văn bản
giấy và đăng tải trên trang thông tin điện
tử. Kê khai, công khai qua hình thức điện
tử mang lại nhiều lợi ích như việc làm tăng
thêm mức độ tuân thủ của công chức, giảm
chi phí xử lý các bản khai; làm tăng mức độ
giám sát của người dân và báo chí và khả
năng giám sát các mối quan hệ tiềm ẩn xung
đột lợi ích của quan chức. Nhìn chung, có
thể chia thành các bước kiểm tra nội dung
12 Bộ số liệu PAM, tlđd, tr. 38.
13 Ngân hàng Thế giới (2012), tlđd, tr. 109, 110.
14 Ngân hàng Thế giới (2012), tlđd, tr. 91.
bản kê khai như sau: (i) Kiểm tra ban đầu
để đối chiếu những thông tin trong bản kê
khai nhằm phát hiện những thiếu sót về mặt
hình thức; (ii) Kiểm tra đơn giản để đánh
giá tính chính xác về nguồn gốc và giá trị
TSTN được kê khai với giá trị thực tế; (iii)
Kiểm tra chuyên sâu để đối chiếu với các
nguồn dữ liệu khác để phát hiện những gian
lận tinh vi. Tiến hành chất vấn hoặc yêu cầu
người kê khai giải thích về những thông tin
không rõ ràng nếu cần thiết. Thông thường, các
quốc gia đều kết hợp giữa kiểm tra ngẫu nhiên
và kiểm tra có trọng điểm.
- Mức độ, hình thức đáp ứng yêu cầu
của công chúng về tiếp cận thông tin về các
nội dung kê khai. Việc công khai thông tin
cần được cân nhắc hợp lý để bảo đảm cân
bằng giữa quyền được biết của công chúng
với các quyền về đời tư, quyền được bảo
đảm an ninh cá nhân của những đối tượng
có liên quan, cũng như với các yêu cầu hợp
lý, chính đáng về bảo vệ an ninh quốc gia và
của các hoạt động tố tụng hình sự. Mức độ
công khai thông tin TSTN có thể chia thành
ba dạng chính là14: (i) Không công khai đó
là khi những thông tin này chỉ được cung
cấp theo yêu cầu của tòa án (trường hợp
Guatemala, Belize, Gioocđan); (ii) Công
khai toàn bộ chỉ áp dụng với một số đối
tượng là các quan chức cấp cao, như Tổng
thống, Thủ tướng và các bộ trưởng. Anh và
Đan Mạch quy định tất cả các đại biểu quốc
hội, thành viên nội các phải công khai toàn
bộ thông tin về tài sản, thu nhập và các lợi
ích kinh tế khác trước công chúng; và (iii)
Công khai hạn chế, theo đó, pháp luật quy
định chỉ công khai một phần thông tin về
TSTN của công chức để tôn trọng quyền bí
mật cá nhân của họ.
KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË
58 Số 20(348) T10/2017
Việc công khai thông tin TSTN của
công chức được thực hiện theo hình thức
thông báo hay đăng tải trên Internet (trang
web của các cơ quan nhà nước có liên quan)
để mọi người có thể tiếp cận vô điều kiện.
Tuy nhiên, có những quốc gia quy định
người dân hoặc báo chí muốn tiếp cận thông
tin về TSTN của công chức phải có yêu cầu
và phải đáp ứng một số điều kiện để bảo đảm
các thông tin được sử dụng đúng mục đích
(tránh việc sử dụng vào mục đích thương
mại hay các mục đích xấu), hoặc phải trả
phí cung cấp thông tin để nhà nước bù đắp
chi phí hành chính. Ở Hoa Kỳ15, các đảng
Cộng hòa và Dân chủ được phép đánh giá
các bản kê khai của nhau - đây là một phần
của quá trình xây dựng báo cáo “nghiên cứu
phe đối lập”.
- Chế tài áp dụng: Kinh nghiệm quốc
tế cho thấy các chế tài cũng rất đa dạng, song
có thể chia thành các nhóm chế tài hình sự
(như trường hợp của Hoa Kỳ, Anh, Italia, Ba
Lan), chế tài hành chính (phổ biến nhất là
phạt tiền) và chế tài kỷ luật (ví dụ như khiển
trách, hạ bậc lương hay cho thôi việc)16.
Theo Bộ luật Hình sự (BLHS) Pháp,
khi người thuộc diện kê khai TSTN cố ý
không khai báo một phần đáng kể tài sản
hoặc cung cấp một định giá sai về các tài
sản của họ thì sẽ bị phạt đến 30.000 Euro và
có thể kèm theo việc cấm các quyền dân sự
hoặc cấm nắm giữ chức vụ17. BLHS Trung
Quốc quy định hành vi không thông báo về
thông tin tài khoản mở ở ngân hàng nước
15 Richard E.Messick, Regulating conflict of interest: International Experience with Asset Declaration and Disclosure,
(Điều chỉnh xung đột lợi ích: Kinh nghiệm quốc té về kê khai và công khai tài sản), tr. 5.
16 OECD (2011), Fighting Corruption in Eastern Europe and Central Asia, Asset Declarations for Public Officials: A Tool
to Prevent Corruption (Chống tham nhũng ở Đông Âu và Trung Á, Kê khai tài sản của công chức: Một công cụ để
phòng ngừa tham nhũng), tr. 81.
17 Ngân hàng Thế giới, Thông tin về Pháp, https://star.worldbank.org/star/sites/star/files/france-ad-country-profile.pdf, tr. 4.
18
19
20 OECD (2006), Policy Brief: Managing Conflict of Interest in the Public Service (Khái lược chính sách: Quản lý xung
đột lợi ích trong hoạt động công vụ), tr. 39.
ngoài là tội phạm18. Pháp luật của Nga cấm
công chức, nhà làm luật và các thẩm phán
mở tài khoản ở nước ngoài, hoặc nếu có cổ
phần trong các công ty ở nước ngoài phải rời
bỏ vị trí công tác19.
Tổ chức bộ máy: Các nước áp dụng
hai mô hình tổ chức bộ máy cơ quan kiểm
soát TSTN20: (i) Thiết chế nội bộ: Những
quốc gia theo thiết chế này giao việc kiểm
soát TSTN của công chức cho chính cơ
quan, tổ chức quản lý họ. (ii) Thiết chế độc
lập: Những quốc gia theo thiết chế này giao
việc kiểm soát TSTN của công chức cho
một cơ quan chuyên trách, thường là cơ
quan phòng, chống tham nhũng (PCTN).
Kinh nghiệm cho thấy, cho dù được thành
lập dưới hình thức tổ chức như thế nào thì
pháp luật cũng cần đảm bảo tính độc lập và
nguồn nhân lực, vật lực cho hoạt động của
cơ quan được giao trách nhiệm kiểm soát tài
sản. Việc áp dụng công nghệ thông tin, kết
nối các nguồn tư liệu, sự phối hợp giữa các cơ
quan chức năng là những yếu tố quan trọng để
giảm thiểu nguồn lực đầu tư cho các cơ quan này
trong khi vẫn đạt được hiệu quả cao.
2. Kinh nghiệm thu hồi tài sản sau khi tài
sản tham nhũng đã hình thành
2.1 Quan điểm suy diễn tội phạm với
hành vi tham nhũng, tài sản tham nhũng
Pháp luật ở nhiều quốc gia đi theo quan
điểm suy diễn tội phạm khi cần chứng minh
tội phạm tham nhũng, tài sản tham nhũng. Mô
hình suy đoán tham nhũng có điều kiện của
KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË
59Số 20(348) T10/2017
Singapore được áp dụng khi đáp ứng đủ hai
yếu tố: (i) đối tượng là CBCC; (ii) có bằng
chứng về việc nhận tiền hối lộ dưới bất cứ
hình thức nào21. Để bác bỏ suy đoán tham
nhũng của cơ quan chức năng, bị cáo có
nghĩa vụ chứng minh rằng, không có khoản
hối lộ nào đã được chi trả, cung cấp hoặc
nhận một cách bất hợp pháp. Một số quốc
gia (trong đó có Hoa Kỳ) đưa ra một khái
niệm về tài sản tham nhũng có nội hàm rất
rộng, đó là “bất cứ tài sản nào, hữu hình
hay vô hình, động sản hay bất động sản, mà
người phạm tội sẽ không thể có được nếu
không thực hiện hành vi tội phạm” 22. Cũng
theo pháp luật Hoa Kỳ, tài sản do phạm tội
mà có còn bao gồm bất cứ sự gia tăng nào
về giá trị đối với tài sản có được từ hành
vi tham nhũng23. Ví dụ, giá trị của một ngôi
nhà được mua từ tiền tham nhũng đã tăng
100% sau mười năm thì toàn bộ ngôi nhà
sẽ bị tịch thu. Để mở rộng tối đa nội hàm
của tài sản tham nhũng, có một số quốc
gia đi theo lý thuyết thuận tiện (facilitation
theory), định nghĩa tài sản tham nhũng là tất
cả những tài sản “có liên quan” đến hành vi
tham nhũng24. Điển hình cho cách xử lý rất
triệt để này là Nam Phi. Theo quy định tại
Luật Phòng ngừa tội phạm có tổ chức của
Nam Phi năm 1998, khi một tài khoản ngân
hàng có cả tiền hợp pháp và tiền bất hợp
21 Luật Phòng ngừa tham nhũng Singapore, Phần III (Các Tội phạm và Chế tài), Mục 8 (Giả định tham nhũng trong những
trường hợp nhất định)
22 Bộ Tư pháp Hoa Kỳ (2004), Stefan D Cassela, Overview of Asset Forfeiture Law in the United States (Tổng quan về
pháp luật THTS ở Hoa Kỳ), tr. 350.
23 Bộ Tư pháp Hoa Kỳ, Jean B.Weld, Forfeiture laws and procedures in the United States of America (Pháp luật và
quy trình THTS ở Hoa Kỳ); truy cập ngày
30/6/2017.
24 Duke Law Journal (1995, Vol.44:744), Jon E.Gordon, Prosecutors who seize too much and the theories they love:
Money laundering, facilitation and forfetiure, (Các công tố viên tịch thu quá nhiều và các lý thuyết yêu thích: Rửa tiền,
tạo thuận tiện và tịch thu), tr. 755; trên
truy cập ngày 1/6/2017.
25 Ngân hàng Thế giới & UNODC (2011), Asset Recovery Handbook: A guide for practitioners (Cẩm nang THTS thất
thoát: Hướng dẫn dành cho người thực hiện), tr. 109
26
27 https://www.oecd.org/site/adboecdanti-corruptioninitiative/46814279.pdf.
pháp thì các cơ quan chức năng được quyền
tịch thu toàn bộ số tiền trong tài khoản đó25.
2.2 Thời điểm áp dụng các biện pháp
phòng ngừa tẩu tán tài sản
Thời điểm áp dụng các biện pháp
ngăn chặn là vấn đề quyết định hiệu quả
ngăn chặn việc tẩu tán tài sản. Luật về Tài
sản tội phạm của Anh (POCA) và Luật về
Tội phạm có tổ chức nghiêm trọng và cảnh
sát 2005 (SOCPA) đã trao quyền phong
toả và tạm giữ tài sản và tiền mặt ngay khi
khởi tố vụ án, khởi tố bị can26. Để vượt qua
các băn khoăn về khả năng vi phạm một số
quyền con người cơ bản, các biện pháp điều
tra đặc biệt được quy định trong luật với
những điều kiện áp dụng rất chặt chẽ, căn
cứ vào tình chất, mức độ và tình tiết thực tế
trong từng giai đoạn tiến hành tố tụng. Đây
cũng là cách làm của Trung Quốc (tại Mục
8, Chương 2, Bộ luật TTHS 2012) dựa trên
quan điểm, các biện pháp điều tra đặc biệt
được quy định để bảo vệ các lợi ích lớn hơn
như an ninh quốc gia, uy tín của chính phủ27.
Luật Phòng ngừa tham nhũng của Singapore
(Chương 241, Mục Thẩm quyền điều tra đặc
biệt, khoản 18) trao quyền cho Công tố viên
trưởng, khi thấy có cơ sở để cho rằng đã xảy
ra hành vi phạm tội được điều chỉnh bởi luật
này, yêu cầu điều tra viên đặc biệt tiến hành
điều tra và tiếp cận thông tin của bất cứ tài
KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË
60 Số 20(348) T10/2017
khoản ngân hàng nào khả nghi28. Hành vi
cung cấp sai thông tin hoặc không cung cấp
thông tin về tài khoản hoặc những tài liệu
được yêu cầu được coi là tội phạm và chịu
hình phạt lên tới 2.000 đô la hoặc phạt tù lên
tới 01 năm hoặc cả hai. Uruguay cho phép
các cơ quan có thẩm quyền tiến hành điều
tra tài chính song song với quá trình điều tra
tội phạm29.
2.3 Hình sự hóa hành vi làm giàu bất
chính
Hình sự hoá hành vi làm giàu bất chính
được coi là một trong những biện pháp quan
trọng để nâng cao hiệu quả ngăn chặn và
phòng ngừa tham nhũng. Điều 395 Luật Hình
sự Trung Quốc năm 1997 (sửa đổi, bổ sung
các năm 1999, 2011) quy định công chức có
tài sản hoặc chi tiêu rõ ràng vượt quá thu
nhập hợp pháp có thể bị yêu cầu giải thích
về nguồn gốc tài sản đó30. Nếu công chức
không thể giải trình về nguồn gốc hợp pháp
của tài sản thì phần tài sản vượt quá thu nhập
hợp pháp của họ sẽ bị coi là tài sản bất hợp
pháp và bị phạt tù đến 05 năm hoặc cải tạo
không giam giữ và tài sản vượt quá thu nhập
hợp pháp sẽ bị tịch thu. Điều 75 Luật về Uỷ
ban Chống tham nhũng quốc gia của Thái
Lan gián tiếp quy định về hành vi làm giàu
bất chính thông qua việc cho phép tiến hành
vụ việc chống lại một chính trị gia hoặc công
chức khi có biểu hiện giàu lên một cách bất
thường31. Nếu công chức hoặc chính trị gia
bị tình nghi không thể giải trình hợp lý về
nguồn gốc tài sản thì toà án sẽ ra phán quyết tịch
thu tài sản bất minh theo thủ tục tố tụng dân sự.
28 https://www.oecd.org/site/adboecdanti-corruptioninitiative/46814279.pdf.
29 Cộng đồng châu Âu (2009), CEART Project, Best Practices in Asset Recovery (Thực tiễn tốt trong THTS), tr. 33.
30
31
32 Bộ Tư pháp Hoa Kỳ (2009), Báo cáo của Văn phòng Thống kê Tư pháp,
truy cập ngày 1/7/2017.
33 Nguyễn Tiến Đạt, Thương lượng nhận tội trong tố tụng hình sự: Kinh nghiệm quốc tế và gợi mở cho pháp luật Việt
Nam, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật (Số 36/2016), tr. 45.
2.4 Cơ chế thương lượng nhận tội
Đây là cơ chế được áp dụng phổ biến
trong mô hình tranh tụng ở nhiều quốc gia
theo hệ thống thông luật (điển hình là Hoa
Kỳ, Úc, Hồng Kông) và một số quốc gia
theo hệ thống dân luật (Pháp, Ý). Tinh
thần căn bản của chế định này là cho phép bị
cáo có thể thoả thuận với cơ quan công tố về
việc chấp nhận về cấu thành tội phạm tương
ứng với hành vi theo đề xuất của cơ quan
công tố, thừa nhận yếu tố chủ quan (lỗi) của
tội phạm. Đổi lại, bị cáo được hưởng mức
hình phạt nhẹ hơn so với cáo buộc ban đầu.
Đây là một phương án mà các bên đều có
lợi: (i) tình tiết vụ án nhanh chóng được làm
sáng tỏ, từ đó giảm tải nghĩa vụ chứng minh
cho cơ quan tiến hành tố tụng; (ii) thu hồi
được tài sản tham nhũng về cho nhà nước;
(iii) tiết kiệm được kinh phí cho hoạt động
của guồng máy tư pháp và; (iv) bị cáo tránh
được trách nhiệm hình sự theo tội nặng hơn
tội mà viện kiểm sát đã truy tố ở thời điểm
ban đầu. Thẩm phán giữ vai trò quyết định
cuối cùng và không bị ràng buộc bởi thoả
thuận giữa bị cáo và cơ quan công tố. Hoa
Kỳ là quốc gia đầu tiên trên thế giới cho phép
áp dụng cơ chế thương lượng nhận tội và cơ
chế này giúp toà án Hoa Kỳ giải quyết 86%
các vụ án hình sự32. Để bác bỏ những cáo
buộc cho rằng, cơ chế thương lượng nhận tội
là hành vi vi hiến, Toà án tối cao Hoa Kỳ đã
quy định việc thương lượng nhận tội “phải
trên cơ sở tự nguyện và chỉ có thể nhận tội nếu
họ biết hậu quả của việc làm đó”33.
2.5 Đánh thuế phần tài sản có nguồn
KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË
61Số 20(348) T10/2017
gốc bất hợp pháp: Mặc dù việc đánh thuế
vào phần tài sản chênh lệch không giúp khắc
phục được đầy đủ tài sản bất minh nhưng
đây thường được sử dụng như “chiêu bài”
cuối cùng khi các biện pháp thu hồi khác
không hiệu quả. Nhật Bản cho phép đánh
thuế phần tài sản được cho là chênh lệch
giữa thu nhập hợp pháp, công khai với
TSTN trên thực tế34. Ở hầu hết các quốc
gia, pháp luật về thuế thường nghiêm ngặt
và quy định nghĩa vụ chứng minh thuộc về
người nộp thuế.
2.6 Thu hồi tài sản không dựa trên kết án
Hiện các quốc gia có xu hướng áp dụng
biện pháp thu hồi tài sản (THTS) không dựa
trên kết án (non-conviction based confiscation
- NCB) khi các biện pháp tố tụng khác không
đem lại kết quả. Theo đó, trong khi các bị can,
bị cáo phải giải trình về nguồn gốc tài sản,
các cơ quan tiến hành tố tụng cũng phải xác
định được một “mối liên hệ đáng kể” giữa tài
sản và tội phạm. Kinh nghiệm xét xử ở nhiều
quốc gia cho thấy, các tòa án thường dựa vào
các yếu tố sau để xác định mối liên hệ này: lối
sống xa hoa không phù hợp với tính chất công
việc hoặc TSTN hợp pháp; có những kết nối
thường xuyên với những nghi can/nghi phạm
tham nhũng; sở hữu nhiều hàng hiệu xa hoa,
các phương tiện đi lại đắt đỏ; sự hiện diện của
một khoản tiền mặt rất lớn và đối tượng có
biểu hiện che giấu; những lời khai bất nhất;
đặt mua vé máy bay một chiều bằng tiền mặt
và không đứng tên trên vé...35. Bộ luật TTHS
34 https://www.state.gov/e/eb/rls/othr/ics/2016/eap/254283.htm.
35 Cơ quan nghiên cứu Nghị viện, Richard M.Thompson II (2015), Asset Forfeiture: Selected Legal Issues and Reforms
(Tịch thu tài sản: Những vấn đề pháp lý điển hình và những cải cách), tr. 14.
36 TI Romania, Báo cáo quốc gia, Extended Confiscatin Procedure in Romania (Thủ tục thu hồi mở rộng ở Romania), tr. 8.
37 Romania Experience (2017), What is the Minimum and Average Salary in Romania in 2017? (Mức lương tối thiểu và
trung bình ở Romania năm 2017 là bao nhiêu?.
38 Luật Phòng ngừa tham nhũng Singapore, Phần III (Các Tội phạm và Chế tài), Điều 5 (Giả định tham nhũng trong những
trường hợp nhất định).
39 TI (2013), Antonio Suarez-Martinez, Close down the safe havens: Ending Impunity for corrupt individuals by seizing
and recovering their assets in the UK (Đóng cửa nơi ẩn náu an toàn: Chấm dứt bảo đảm cho kẻ tham nhũng bằng cách
phong tỏa và trả lại tài sản ở Anh), tr. 24.
Pháp (Điều 321-6) quy định, để có căn cứ
THTS không dựa trên kết án, pháp luật yêu
cầu cơ quan tiến hành tố tụng phải chứng
minh được các yếu tố sau đây: (i) đương
sự sở hữu tài sản, có lối sống không tương
xứng với thu nhập hợp pháp; (ii) đương sự
không giải trình được nguồn gốc của tài sản;
(iii) đương sự có mối quan hệ thường xuyên
với người được cho là có liên quan đến hành
vi phạm tội.
Một căn cứ khác để áp dụng biện pháp
này là việc xác định “ngưỡng” giá trị TSTN
chênh lệch đáng kể giữa TSTN hợp pháp và
TSTN trên thực tế. Ở Romania, “ngưỡng”
này được quy định là 10.000 Euro36, gấp xấp
xỉ 31 lần mức lương tháng tối thiểu trung
bình của người dân37. Việc tịch thu do toà dân
sự thực hiện.
Đối với vấn đề chuyển dịch nghĩa vụ
chứng minh theo cơ chế NCB, trong khi pháp
luật Singapore38 cho phép áp dụng nguyên tắc
suy đoán tham nhũng đối với công chức làm
việc cho Chính phủ thì quy định này trong
pháp luật Thụy Sĩ được mở rộng ra tới bất cứ
cá nhân nào là thành viên của các mạng lưới
tội phạm có tổ chức39.
2.7 Nguồn lực phân bổ cho công tác
THTS tham nhũng
Về nguồn nhân lực, người đứng đầu
cơ quan không thể là người có khả năng
tham nhũng nhất để tránh tình trạng “vừa đá
bóng, vừa thổi còi”. Nhân sự của cơ quan
KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË
62 Số 20(348) T10/2017
tốt nhất không phải là CBCC nhà nước (như
cách tổ chức của Ủy ban Chống tham nhũng
Hong Kong - ICAC) để tránh tối đa sự xung
đột về lợi ích công - tư trong quá trình thực
hiện nhiệm vụ. Đó phải là những cá nhân
tiêu biểu về tài, đức, có kinh nghiệm chống
tham nhũng, trong sạch và được lòng dân.
Nhà nước cần đảm bảo hỗ trợ về mặt nhân
sự cho cơ quan này về cả số lượng và chất
lượng. Về nguồn tài chính, quyết tâm chính
trị của nhà nước trong công tác PCTN cần
thể hiện cụ thể ở sự đầu tư đúng mức và cần
thiết về ngân sách để đảm bảo cho cơ quan
chuyên trách về PCTN có thể vận hành và
hoạt động hiệu quả. Lương/phụ cấp cho đội
ngũ cán bộ phải tương xứng với trọng trách
và năng lực.
3. Những giá trị Việt Nam có thể tham
khảo
Về sự cần thiết
THTS dựa trên kết án hình sự là biện
pháp phổ biến, quan trọng nhưng đạt hiệu
quả thấp trên thực tế. Vì vậy, nếu pháp luật
tiếp tục cứng nhắc khi quá lệ thuộc vào tố
tụng hình sự để THTS sẽ đồng nghĩa với
việc, hằng ngày, hàng giờ, sẽ tiếp tục có rất
nhiều tài sản bị thất thoát và công tác thu hồi
theo thời gian sẽ ngày càng khó khăn.
Tính hợp hiến, hợp pháp
NCB hiện đã được quy định và áp
dụng tại 24 quốc gia trên thế giới, phần lớn
là những nước phát triển, có trình độ quản lý
nhà nước cao và nhiều thành tích trong công
tác PCTN. Theo quy định tại UNCAC40,
mặc dù NCB chỉ nằm trong nhóm quy
định mang tính tuỳ nghi, nhưng việc được
ghi nhận trong một công ước quốc tế đa
40 Công ước Liên hiệp quốc về Phòng, chống tham nhũng (United Nations Convention against Corruption; UNCAC) đã
được thông qua tại Đại hội đồng Liên hiệp quốc ngày 31/10/2003 (Nghị quyết 58/4).
41 Hội đồng châu Âu (2012), Arvinder Sanbei, Technical paper: European court on human rights jurispreudence and civil
recovery of illicitly obtained assets (confiscation in rem) (Tài liệu kỹ thuật: Toà án Châu Âu về xét xử nhân quyền và
thu hồi dân sự tài sản phạm pháp (tịch thu đối vật), tr. 5.
phương với 182 quốc gia thành viên tham
gia cho thấy, về cơ bản, các quốc gia thừa
nhận những đặc tính ưu việt của biện pháp
này. Những quan ngại về quyền con người
bị xâm phạm bởi NCB đã được Toà án châu
Âu về Quyền con người (EctHR) xem xét.
Quan điểm đạt được sự đồng thuận cao của
EctHR và nhiều Toà án hiến pháp quốc gia
đã khẳng định41, THTS (dù là dựa trên hay
không dựa trên kết án) đều hoàn toàn “tương
thích” với các quy định về quyền con người.
Tuy nhiên, các Toà án cũng nhấn mạnh rằng,
việc nội luật hóa NCB cũng giống như “một
sáng kiến của quốc gia”; theo đó, các quốc
gia, tuỳ thuộc vào điều kiện, bối cảnh của
mình để quy định và áp dụng cho phù hợp.
Những quan ngại cho rằng THTS
không dựa trên kết án có nguy cơ vi phạm
nhân quyền không hẳn là không có cơ sở,
nhưng chưa hoàn toàn thuyết phục, vì đấu
tranh chống tham nhũng, THTS của kẻ
phạm tội và đấu tranh bảo vệ nhân quyền
về cơ bản cùng là một trận chiến, đó là trận
chiến để dành công lý về cho con người, đặc
biệt là những nhóm đối tượng dễ tổn thương
trong xã hội. Tiền tham nhũng được thu hồi về
cho ngân sách nhà nước sẽ là những nguồn lực
để quay trở lại phát triển kinh tế, phục vụ cho
cho xã hội.
Trên bình diện thế giới, thành tích về
nhân quyền của các quốc gia thường tương
đồng với thành công trong công tác PCTN.
Đa số những quốc gia có thứ hạng cao về
chống tham nhũng và hiện có quy định về
NCB đều là những quốc gia đồng thời có
thành tích ấn tượng về nhân quyền (như
Hoa Kỳ, Anh, New Zealand, Úc, Thuỵ Sĩ,
Đức).
KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË
63Số 20(348) T10/2017
Việc áp dụng NCB không nghiễm
nhiên dẫn đến những vi phạm hiện hữu về
quyền con người nếu như các cơ chế được
đặt trong một nền quản trị tốt, được áp dụng
một cách thận trọng và chịu sự giám sát chặt
chẽ của các cơ quan chức năng. Mặc dù
NCB không tuân thủ tuyệt đối nguyên tắc
suy đoán vô tội nhưng cũng không đi trái
nguyên tắc này vì cũng không hoàn toàn
ủng hộ nguyên tắc suy đoán có tội42. Theo
đó, nghĩa vụ chứng minh không hẳn được
chuyển dịch hoàn toàn sang bị cáo mà thực
chất, trách nhiệm chứng minh thuộc về cả
cơ quan tiến hành tố tụng và bị can, bị cáo.
Về phía bị can, bị cáo, nếu được cho là đang
có tài sản mà không thể giải thích về nguồn
gốc quyền sở hữu, có trách nhiệm cung cấp
chứng cứ gỡ tội cho mình. Về phía cơ quan
tiến hành tố tụng, những cơ quan này vẫn
có trách nhiệm đưa ra chứng cứ buộc tội,
chứng minh về phần tài sản tăng thêm không
xuất phát từ TSTN hợp pháp của bị can, bị
cáo. Trên cơ sở các bằng chứng buộc tội và
gỡ tội, toà án đưa ra phán quyết cuối cùng.
Quyền sở hữu không phải là một quyền tuyệt
đối và hiến pháp, pháp luật chỉ bảo vệ quyền
sở hữu hợp pháp.
Tính tương xứng
Các quyền con người cơ bản cũng có
thể bị hạn chế nếu việc thực hiện chúng ảnh
hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của
những người khác hoặc lợi ích chung của
toàn xã hội. Mặt khác, một trong những mục
đích của các chế định về quyền con người là
để pháp luật bảo vệ nhóm đối tượng yếu thế
trong xã hội, chống lại sự lạm quyền của nhà
nước. Tội phạm tham nhũng là tội phạm có
chủ thể đặc biệt và những chủ thể này nhất
định không phải là đối tượng yếu thế trong
xã hội.
42 Nguyễn Tuấn Anh, Xử lý hành vi làm giàu bất chính theo quy định của UNCAC và phương án nào cho Việt Nam?,
Tạp chí Thanh tra số 1,2,3/2016.
Tính khả thi
Về điều kiện áp dụng:
Để cân bằng giữa mục đích tận thu
tài sản tham nhũng và bảo đảm quyền con
người, việc suy đoán tham nhũng và nguồn
gốc bất minh của tài sản cần được thực hiện
một cách có điều kiện, cụ thể khi đáp ứng
các điều kiện: (i) Chỉ áp dụng cho chủ thể
là CBCC; (ii) Có bằng chứng về việc CBCC
sở hữu hoặc sử dụng TSTN; có TSTN, lối
sống hoặc chi tiêu không phù hợp với TSTN
hợp pháp; và (iii) CBCC không thể cung cấp
được bằng chứng về căn cứ xác lập quyền
sở hữu, không giải trình được thoả đáng về
nguồn gốc TSTN của mình hoặc đưa ra những
bằng chứng giả dối, không xác thực.
Biện pháp bảo đảm thực hiện
- Chấp nhận giả định pháp luật rằng,
những tài sản được hình thành trước năm
2013 (năm diễn ra lần kê khai TSTN đầu
tiên trên toàn quốc) được mặc nhiên coi là
tài sản hợp pháp trừ khi các cơ quan chức
năng phát hiện và chứng minh được điều
ngược lại.
- Giữ nguyên quy định THTS dựa trên
kết án hình sự là giải pháp cần thực hiện
trước tiên, ưu tiên áp dụng cơ chế tịch thu tài
sản dựa trên giá trị để phù hợp với nguồn
lực và năng lực điều tra, phát hiện tham
nhũng ở Việt Nam. NCB sẽ được áp dụng
như một biện pháp thu hồi bổ sung khi các
biện pháp khác không đem lại kết quả;
- Mở rộng khái niệm “tài sản tham
nhũng” để tiếp cận gần hơn với các tiêu chí
mà UNCAC đề ra;
- Đối tượng áp dụng biện pháp THTS
không dựa trên kết án: Việc quản lý, kiểm
soát TSTN nên bắt đầu từ các công chức
hiện giữ chức vụ và hưởng phụ cấp trách
nhiệm từ 0,9 (Giám đốc sở và tương đương)
trở lên
KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË
64 Số 20(348) T10/2017
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- thu_hoi_tai_san_tham_nhung_kinh_nghiem_quoc_te_va_nhung_gia.pdf