Thủ tục tố tụng hình sự Nhật Bản - Một số kinh nghiệm đối với Việt Nam

Trong khi đó tại Nhật Bản, việc ghi âm, ghi hình chỉ áp dụng đối với các vụ án có Hội thẩm tham gia hoặc trường hợp Công tố viên tự mình điều tra. Việt Nam cần giới hạn phạm vi đối tượng và các vụ việc cụ thể cần áp dụng biện pháp ghi âm, ghi hình theo tính chất của tội phạm và tội danh cụ thể mà không theo phân loại tội như hiện nay. Ví dụ, các vụ án quả tang thì không nhất thiết phải ghi âm, thu hình, còn các vụ án truy xét thì bắt buộc phải tiến hành ghi âm, thu hình. Về thời điểm ghi âm, ghi hình có âm thanh, tại Nhật Bản, hệ thống ghi hình được thực hiện kể từ thời điểm người phạm tội bước vào phòng làm việc cho đến khi kết thúc, người phạm tội ra khỏi phòng. Ở Việt Nam, việc ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh bắt đầu từ khi cán bộ hỏi cung hoặc lấy lời khai người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại phạm tội nhấn nút bắt đầu. Cán bộ hỏi cung bị can hoặc lấy lời khai người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại phạm tội phải đọc thời gian bắt đầu và ghi rõ trong biên bản. Việt Nam cần nghiên cứu, áp dụng hệ thống máy móc của Nhật Bản để thực hiện việc ghi hình toàn bộ quá trình hỏi cung, lấy lời khai như quy định của Nhật Bản để đảm bảo tốt hơn quyền con người của người bị buộc tội. Tuy nhiên, vấn đề điều kiện cơ sở vật chất tại Việt Nam hiện nay chưa thể áp dụng ngay được. Trước mắt, Việt Nam triển khai theo hướng mỗi cơ quan có ít nhất 1 đến 2 phòng ghi âm, thu hình tách khỏi khu vực làm việc. Nếu thực hiện như tại Nhật Bản là ghi âm, ghi hình ngay tại phòng làm việc của Công tố viên thì Việt Nam hiện nay rất khó thực hiện.

pdf5 trang | Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 217 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thủ tục tố tụng hình sự Nhật Bản - Một số kinh nghiệm đối với Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
58 THỦ TỤC TỐ TỤNG HÌNH SỰ NHẬT BẢN - MỘT SỐ KINH NGHIỆM... Khoa học Kiểm sát Số 02 - 2020 Nhật Bản là một trong những đất nước có nền tư pháp phát triển, tiếp thu nhiều ưu điểm của hệ thống Luật Civil Law. Luật tố tụng hình sự Nhật Bản sau chiến tranh đã hình thành một quy trình tố tụng mang tính tranh tụng nhiều hơn là xét hỏi theo quy định của Hiến pháp. Hệ thống tố tụng hình sự Việt Nam cũng đang dần hoàn thiện theo hướng tăng cường yếu tố tranh tụng giống sự phát triển của mô hình tố tụng hình sự Nhật Bản trong thời gian vừa qua. Do đó, việc nghiên cứu mô hình tố tụng hình sự Nhật Bản để rút ra các bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam là phù hợp với việc thi hành BLTTHS năm 2015 hiện nay. 1. Thủ tục tố tụng hình sự Nhật Bản 1.1. Thủ tục tố tụng đối với vụ án thông thường Theo quy định của Luật tố tụng hình sự Nhật Bản, khi hành vi phạm tội được phát hiện, các cơ quan, tổ chức liên quan sẽ chuyển vụ việc tới Cảnh sát tư pháp (Điều tra viên) để điều tra. Điều tra là công việc chủ yếu do cảnh sát và các Công tố viên tiến hành. Thông thường, cảnh sát tiến THỦ TỤC TỐ TỤNG HÌNH SỰ NHẬT BẢN - MỘT SỐ KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI VIỆT NAM HOÀNG VĂN MẠNH* * Thạc sĩ, Khoa Cảnh sát Hình sự, Trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân 1 Mô hình tố tụng hình sự Việt Nam thông qua sự ra đời của Bộ luật tố tụng hình sự (BLTTHS) năm 2015 hiện nay có nhiều nét tương đồng với sự hình thành và phát triển của mô hình tố tụng hình sự Nhật Bản. Do đó, việc nghiên cứu một số nội dung trong mô hình tố tụng hình sự Nhật Bản góp phần đưa ra những giải pháp, kiến nghị hoàn thiện hơn nữa các quy định của BLTTHS năm 2015, đảm bảo sự phát triển của mô hình tố tụng hình sự Việt Nam. Từ khóa: Tố tụng hình sự, Nhật Bản, Bộ luật tố tụng hình sự. Ngày nhận bài: 30/3/2020; Ngày biên tập xong: 07/4/2020; Ngày duyệt đăng: 15/4/2020. Vietnamese criminal proceedings, via the introduction of the 2015 Criminal Procedure Code, has had similarities with the formation and development of the Japanese criminal procedure model. Therefore, studying Japanese criminal procedure model will contribute to perfecting the 2015 CPC that ensure the development of Vietnamese criminal procedure model. Keywords: Criminal proceedings, Japanese, the Criminal Procedure Code. 59Khoa học Kiểm sátSố 02 - 2020 HOÀNG VĂN MẠNH hành điều tra ở giai đoạn ban đầu (Cảnh sát tư pháp có quyền tha đối với những hành vi phạm tội nhỏ), tiếp theo sau là điều tra bổ sung của Công tố viên. Trong giai đoạn điều tra, Cơ quan công tố có thể quyết định việc giam giữ đối với người bị tình nghi. Trong thời hạn tối đa 23 ngày1, Cơ quan công tố phải quyết định việc truy tố, không truy tố hoặc truy tố theo thủ tục giản lược. Vụ án được truy tố theo thủ tục giản lược là các vụ án có mức hình phạt cao nhất là phạt tiền đến 1.000.000 yên và bị cáo đã thừa nhận hành vi phạm tội của mình. Khi ban hành lệnh giản lược, Tòa án phải đưa ra các tình tiết cấu thành hành vi phạm tội, luật hoặc quy định áp dụng, số tiền phạt và các mục khác mà có thể được cho là cần thiết2. Theo quy định của luật tố tụng Nhật Bản, Công tố viên có quyền quyết định không truy tố khi xét thấy không cần thiết do tính cách của phạm nhân, tuổi tác và hoàn cảnh, mức độ của tội phạm và thực trạng, tình trạng sau khi phạm tội. Quyết định tùy nghi truy tố của Công tố viên chịu sự kiểm soát từ hệ thống Cơ quan công tố và sự giám sát của xã hội. Trường hợp Công tố viên và Viện công tố Nhật Bản 1 Theo quy định của BLTTHS Nhật Bản, Văn phòng công tố có thể bắt giữ người bị tình nghi trong vòng 48 tiếng mà không cần lệnh của Tòa án (Điều 203). Cùng với thời gian điều tra ban đầu, không bao giờ một người bị tình nghi phạm tội bị giam giữ quá 72 giờ mà không có lệnh bắt giữ của Tòa án. Lệnh giam giữ của Tòa án cũng chỉ cho phép người bị tình nghi phạm tội bị giam giữ trong thời hạn tối đa là 10 ngày và sau đó có thể được gia hạn song cũng không quá 10 ngày, trừ những tội phạm nghiêm trọng chống lại chủ quyền quốc gia có thể gia hạn thêm 5 ngày (Điều 208) 2 BLTTHS cũng yêu cầu lệnh giản lược phải có một bản tuyên bố rằng bị cáo có thể xin xét xử bình thường trong vòng 14 ngày kể từ ngày công bố lệnh nếu bị cáo không hài lòng với sự sắp xếp này (Điều 461 tới Điều 470) quyết định không truy tố thì quyết định đó được đưa ra Hội đồng giám sát để quyết định với thành viên của Hội đồng là bất kì người dân nào trong xã hội. Khi Hội đồng giám sát quyết định thuộc trường hợp phải truy tố thì Luật sư sẽ đứng ra thay mặt Viện công tố thực hiện thẩm quyền truy tố đối với bị can. Sau khi Công tố viên quyết định truy tố, vụ án được chuyển đến Tòa án địa phương hoặc Tòa án giản lược để xét xử công khai. Tại Nhật Bản, mọi trường hợp đều phải xét xử công khai, không có trường hợp nào được xét xử kín. Hệ thống xét xử tại Nhật Bản giúp họ xét xử trong khi các nhân chứng, bị hại, đương sự không cần trực tiếp có mặt tại phòng xử án và Thẩm phán chủ tọa phiên tòa có thể giới hạn số người cần nghe nội dung lời khai của những người liên quan. Sau khi xét xử, Hội đồng xét xử có quyền ra phán quyết về hành vi phạm tội của bị cáo bao gồm: Tử hình, phạt tù, phạt tù được hoãn thi hành (án treo, cải tạo không giam giữ), phạt tiền; trường hợp không đủ căn cứ thì tuyên không phạm tội. Tại Nhật Bản, các vụ án có mức hình phạt tử hình, tù chung thân hoặc vụ án liên quan đến làm chết người do hành vi phạm tội cố ý của tội phạm có hình phạt tù, giam cầm ít nhất từ 01 năm trở lên sẽ được xét xử theo cơ chế có Hội thẩm tham gia, các trường hợp khác được xét xử với thành phần gồm các Thẩm phán. Trường hợp vụ án được xét xử phúc thẩm thì thành phần Hội đồng xét xử là các Thẩm phán. 1.2. Thủ tục xét xử người phạm tội vị thành niên Từ năm 1949, Nhật Bản đã có một hệ thống tư pháp riêng cho trẻ em vi phạm pháp luật. Luật Người chưa thành niên của Nhật Bản hoàn toàn dựa trên nền tảng phúc lợi để điều chỉnh. Gần đây, cùng với 60 THỦ TỤC TỐ TỤNG HÌNH SỰ NHẬT BẢN - MỘT SỐ KINH NGHIỆM... Khoa học Kiểm sát Số 02 - 2020 xu hướng gia tăng của tội phạm và một số vụ phạm tội do trẻ em thực hiện gây chấn động lớn, Nhật Bản đã tăng cường quyền lực của nhà nước trong việc xử lý các bị can thanh thiếu niên, đặc biệt là với quyết định về việc giảm độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và kéo dài thời hạn cho phép giữ người chưa thành niên trong cơ sở giam giữ. Luật sửa đổi cũng quy định thiết lập một hệ thống mới có chức năng chuyển các vụ án nghiêm trọng từ Toà Gia đình sang Toà dành cho người trưởng thành3. Nhật Bản quy định người chưa thành niên phạm tội là người từ đủ 14 tuổi đến dưới 20 tuổi, trong đó hành vi của người dưới 18 tuổi không thể bị trừng phạt. Đối với người từ đủ 18 tuổi đến dưới 20 tuổi, Nhật Bản quy định một thủ tục tố tụng áp dụng riêng. Sau khi phát hiện các vụ án do người chưa thành niên thực hiện, Cảnh sát tư pháp sẽ chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án gia đình thay vì chuyển sang cho Viện công tố để quyết định việc truy tố như đối với các vụ án thông thường. Tòa án gia đình là cơ quan quyết định việc có truy tố đối với người chưa thành niên hay không. Trong quá trình xem xét của Tòa án gia đình, người chưa thành niên được giao cho gia đình giám sát, giáo dục. Trường hợp đặc biệt, Tòa án gia đình có thể quyết định đưa người chưa thành niên vào Nhà phân loại vị thành niên. Đây là một cơ sở để giám sát, giáo dục dành riêng cho người chưa thành niên. Sau khi tiếp nhận hồ sơ và tiến hành điều tra thêm, Tòa án gia đình sẽ mở phiên thẩm xét đối với người chưa thành niên để quyết định việc có truy tố đối với người chưa thành niên hay không. Phiên 3 Trần Hưng Bình (2013), Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam, Luận án tiến sĩ Luật học, Học viện khoa học xã hội xét xử được điều hành bởi Thẩm phán và được tiến hành xét xử kín. Tại phiên thẩm xét này, Tòa án có thể quyết định việc không xử lý hình sự đối với người chưa thành niên và áp dụng các biện pháp giám sát, giáo dục như biện pháp đưa vào cơ sở hỗ trợ trẻ em, nhà nuôi dưỡng để giám sát; quản chế hoặc đưa vào trường đào tạo vị thành niên. Trường hợp xét thấy cần phải truy tố, Tòa án gia đình chuyển hồ sơ cho Viện Công tố để tiến hành các bước truy tố theo thủ tục thông thường. 1.3. Chế độ ghi âm, ghi hình trong lấy lời khai tại Nhật Bản Chế độ ghi âm, ghi hình trong lấy lời khai tại Nhật Bản bắt đầu được thực hiện thí điểm từ năm 2006 và được ghi nhận chính thức tại Luật sửa đổi một phần Luật tố tụng hình sự ngày 24/5/2016. Theo đó, chế độ ghi âm, ghi hình sẽ chính thức được áp dụng trong toàn quốc kể từ ngày 02/6/2019. Theo quy định này, trong giai đoạn điều tra, phải ghi âm ghi hình toàn bộ quá trình Công tố viên, Kiểm tra viên hoặc Cảnh sát tư pháp lấy lời khai bị can đang bị bắt, tạm giam với các vụ án là đối tượng của chế độ Hội thẩm hoặc các vụ án do Công tố viên tự mình điều tra. Vụ án của chế độ Hội thẩm là vụ án liên quan đến nội dung có hình phạt tử hình, tù chung thân, giam cầm chung thân hoặc các vụ án liên quan đến làm chết người do hành vi phạm tội cố ý của tội phạm có hình phạt tù, giam cầm ít nhất từ 01 năm trở lên. Đối tượng của việc lấy lời khai là bị can đang bị bắt, tạm giam hoặc trường hợp khác cần phải được ghi âm, ghi hình (trường hợp này cần phải ghi rõ lý do). Việc ghi âm, ghi hình tại Nhật Bản cũng có thể không thực hiện trong trường hợp không thể ghi âm, ghi hình do máy móc cần thiết cho việc ghi âm, ghi hình bị hỏng 61Khoa học Kiểm sátSố 02 - 2020 HOÀNG VĂN MẠNH hoặc tình thế bất khả kháng khác; trường hợp bị can từ chối việc ghi âm, ghi hình (trường hợp này Công tố viên phải chứng minh cụ thể nếu ghi âm, ghi hình thì bị can không khai báo, do đó để bị can khai thì không thể áp dụng việc ghi âm, ghi hình); vụ án liên quan đến thành viên của tổ chức bạo lực chỉ định; trường hợp khi xét tính chất tội phạm, phát ngôn của người có liên quan, tính chất của tổ chức mà bị can là thành viên hoặc các yếu tố khác mà thấy rằng trong trường hợp lời khai của bị can và bối cảnh lời khai đó được làm rõ thì bị can, gia đình hoặc tài sản của họ sẽ bị làm tổn hại hoặc có lo ngại rằng những người này sẽ bị đe dọa, bị gây phiền hà nên bị can không thể trình bày một cách đầy đủ nếu ghi âm, ghi hình. Trong giai đoạn xét xử tại phiên tòa, trong trường hợp có yêu cầu kiểm tra bằng chứng về biên bản lấy lời khai hoặc lời khai tại phiên tòa mâu thuẫn với biên bản ghi lời khai, Tòa án sẽ phải kiểm tra việc ghi âm, ghi hình từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc cuộc lấy lời khai. 2. Một số kinh nghiệm đối với Việt Nam Thứ nhất, về mô hình tố tụng hình sự Hiện nay, Việt Nam đang áp dụng mô hình tố tụng thẩm vấn, tăng cường các yếu tố tranh tụng bằng việc bổ sung nguyên tắc “tranh tụng trong xét xử được bảo đảm”. Trong khi đó, Nhật Bản hiện theo mô hình tố tụng tranh tụng, vì vậy Tòa án đóng vai trò trọng tài giữa bên Công tố và Luật sư. Theo hệ thống tranh tụng đó, Thẩm phán của Nhật Bản không được tiếp xúc với hồ sơ vụ án trước khi diễn ra phiên xét xử để đảm bảo tính khách quan đối với việc xét xử vụ án. Do ở hai mô hình tố tụng khác nhau nên việc áp dụng hoàn toàn các quy định của Nhật Bản với Việt Nam là điều không thể. Tuy nhiên, mô hình tố tụng của Nhật Bản có một số quy định rất thiết thực đối với thực tiễn tại Việt Nam. Tại Nhật Bản, để phiên tòa xét xử diễn ra được nhanh chóng, việc tranh luận giữa Công tố viên và Luật sư được trọng tâm hơn, Luật tố tụng Nhật Bản quy định một phiên làm việc giữa 3 bên trước khi mở phiên tòa. Trong phiên làm việc này, các bên dự kiến các vấn đề cần tranh tụng, công khai hệ thống chứng cứ cho nhau xem để quyết định hệ thống chứng cứ nào được tranh tụng tại phiên tòa. Việt Nam cũng có thể học hỏi Nhật Bản để có một buổi làm việc giữa 3 bên trước khi phiên tòa được đưa ra xét xử nhằm thống nhất các vấn đề cụ thể, thời gian tranh tụng các vấn đề, dự kiến số người phát biểu của bên Luật sư trong trường hợp có nhiều luật sư tham gia bào chữa Thứ hai, về thủ tục tố tụng đối với người chưa thành niên phạm tội Việc xem xét xử lý hình sự đối với người chưa thành niên tại Nhật Bản có sự phân định rõ ràng giữa hai giai đoạn: giai đoạn xem xét để có truy tố hay không và giai đoạn sau khi quyết định truy tố (được tiến hành giống như các vụ án thông thường). Trong giai đoạn đầu, người dưới 18 tuổi gần như không bị áp dụng biện pháp cưỡng chế, ngăn chặn mà cơ bản được gia đình giám sát, giáo dục. Trường hợp đặc biệt, họ được đưa vào Nhà phân loại vị thành niên để giám sát, giáo dục. Tuy nhiên tại Việt Nam, ngay ở giai đoạn đầu, người chưa thành niên có thể bị áp dụng rất nhiều các biện pháp ngăn chặn, cưỡng chế, trong đó ngăn chặn tạm giam là biện pháp nghiêm khắc nhất. Như vậy, có những trường hợp người chưa thành niên được miễn trách nhiệm hình sự nhưng trong giai đoạn đầu vẫn bị áp dụng 62 THỦ TỤC TỐ TỤNG HÌNH SỰ NHẬT BẢN - MỘT SỐ KINH NGHIỆM... Khoa học Kiểm sát Số 02 - 2020 biện pháp tạm giam, bị giam, giữ tại các cơ sở giam giữ. Trường hợp người chưa thành niên bị xử lý hình sự và được miễn trách nhiệm hình sự vẫn bị áp dụng biện pháp tạm giam giống nhau. Do vậy, chúng tôi thấy rằng Việt Nam có thể học tập Nhật Bản để xây dựng một Nhà phân loại vị thành niên để giám sát, giáo dục riêng đối với người chưa thành niên trong giai đoạn tố tụng. Tuy nhiên, cần nghiên cứu và thực hiện thí điểm nội dung này cho phù hợp với hệ thống tố tụng của Việt Nam. Thứ ba, về vấn đề ghi âm, ghi hình Tại Nhật Bản, các quy định về ghi âm, ghi hình đã được áp dụng thống nhất vào giữa năm 2019, trong khi thực tế đã bắt đầu thí điểm từ năm 2006. Bài học kinh nghiệm của Nhật Bản trong việc áp dụng vấn đề ghi âm, ghi hình theo chúng tôi là rất có ý nghĩa, bởi việc áp dụng ghi âm ghi hình của Nhật Bản đã được thí điểm và nghiên cứu trong thời gian rất dài, khoảng 13 năm. Trước đó, đối tượng áp dụng ghi âm, ghi hình cũng rất rộng. Tại Việt Nam, vấn đề ghi âm, ghi hình đã được ghi nhận trong BLTTHS năm 2015, hiện nay đã bắt đầu được áp dụng thí điểm tại một số nơi có đủ điều kiện và thống nhất áp dụng trong phạm vi toàn quốc từ ngày 01/01/2020. Như vậy, việc quy định áp dụng ghi âm, ghi hình tại Việt Nam với thời gian chuẩn bị khá ngắn, khó thành công trong thực tế khi phạm vi, đối tượng áp dụng rộng. Quy định tại Thông tư liên tịch 03/2018/TLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC- BQP ngày 01/02/2018 của Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Quốc phòng hướng dẫn về trình tự, thủ tục thực hiện ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh được áp dụng trong các trường hợp hỏi cung bị can, lấy lời khai người làm chứng, người bị hại, đương sự; đối chất; tiếp nhận tố giác; tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố và được thực hiện đối với tất cả các loại tội phạm. Trong khi đó tại Nhật Bản, việc ghi âm, ghi hình chỉ áp dụng đối với các vụ án có Hội thẩm tham gia hoặc trường hợp Công tố viên tự mình điều tra. Việt Nam cần giới hạn phạm vi đối tượng và các vụ việc cụ thể cần áp dụng biện pháp ghi âm, ghi hình theo tính chất của tội phạm và tội danh cụ thể mà không theo phân loại tội như hiện nay. Ví dụ, các vụ án quả tang thì không nhất thiết phải ghi âm, thu hình, còn các vụ án truy xét thì bắt buộc phải tiến hành ghi âm, thu hình. Về thời điểm ghi âm, ghi hình có âm thanh, tại Nhật Bản, hệ thống ghi hình được thực hiện kể từ thời điểm người phạm tội bước vào phòng làm việc cho đến khi kết thúc, người phạm tội ra khỏi phòng. Ở Việt Nam, việc ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh bắt đầu từ khi cán bộ hỏi cung hoặc lấy lời khai người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại phạm tội nhấn nút bắt đầu. Cán bộ hỏi cung bị can hoặc lấy lời khai người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại phạm tội phải đọc thời gian bắt đầu và ghi rõ trong biên bản. Việt Nam cần nghiên cứu, áp dụng hệ thống máy móc của Nhật Bản để thực hiện việc ghi hình toàn bộ quá trình hỏi cung, lấy lời khai như quy định của Nhật Bản để đảm bảo tốt hơn quyền con người của người bị buộc tội. Tuy nhiên, vấn đề điều kiện cơ sở vật chất tại Việt Nam hiện nay chưa thể áp dụng ngay được. Trước mắt, Việt Nam triển khai theo hướng mỗi cơ quan có ít nhất 1 đến 2 phòng ghi âm, thu hình tách khỏi khu vực làm việc. Nếu thực hiện như tại Nhật Bản là ghi âm, ghi hình ngay tại phòng làm việc của Công tố viên thì Việt Nam hiện nay rất khó thực hiện./.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfthu_tuc_to_tung_hinh_su_nhat_ban_mot_so_kinh_nghiem_doi_voi.pdf
Tài liệu liên quan