Thực trạng huy động vốn tại Công ty xuất nhập khẩu Hai Bà Trưng

Đất nước ta đang trên con đường con đường phát triển và hội nhập vào quá trình phân công lao động thế giới. Quá trình này có thành công hay không và thành công ở mức độ nào sẽ phụ thuộc rất nhiều vào sự phát triển và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước. Do đó, tìm kiếm các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, mà đầu tiên là tăng cường khả năng huy động vốn - một trong những vấn đề bức xúc nhất hiện nay của các doanh nghiệp Việt nam - là việc làm cần thiết. Nhận thức được điều đó, cũng như các doanh nghiệp khác hoạt động trong nền kinh tế thị trường, Công ty xuất nhập khẩu Hai Bà Trưng đã cố gắng rất nhiều trong việc tìm kiếm các nguồn tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, không những đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động Công ty trong những tình huống phức tạp của thị trường mà còn tận dụng được những nguồn có chi phí thấp, linh hoạt. Trên cơ sở đó, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam còn chưa phát triển, tích luỹ chưa nhiều, việc đảm bảo nguồn vốn đáp ứng được cả yếu tố về chất và lượng còn là một vấn đề nan giải không chỉ đối với Công ty xuất nhập khẩu Hai Bà Trưng mà cả các chủ thể kinh tế khác.

doc70 trang | Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 4422 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực trạng huy động vốn tại Công ty xuất nhập khẩu Hai Bà Trưng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
òn là 7742.714 triệu đồng, chiếm 23.504%, bằng 59.955% so với năm 1999. Việc giảm tỷ trọng nguồn vốn vay ngân hàng trong tổng nguồn trong khi quy mô kinh doanh của Công ty có chiều hướng tăng thể hiện khả năng huy động vốn của doanh nghiệp từ các nguồn khác có chi phí rẻ hơn và tiện lợi hơn. Điều này sẽ được làm rõ hơn trong phần phân tích dưới đây. 2.2.3. Sử dụng tín dụng thương mại. Hình thức tín dụng thương mại (còn được gọi là tín dụng nhà cung cấp), bao gồm các khoản phải trả người bán và người mua ứng trước, các khoản phải thu khách hàng và người bán ứng trước, thể hiện khả năng chiếm dụng vốn hay bị chiếm dụng vốn của một doanh nghiệp. Cũng giống như các doanh nghiệp khác trên thị trường, trong quá trình hoạt động kinh doanh, Công ty xuất nhập khẩu Hai Bà Trưng đã khai thác nguồn vốn tín dụng thương mại một cách tự nhiên thông qua quan hệ mua bán chịu, mua bán chậm hay trả góp. Và do nhận thức được tính tiện lợi và linh hoạt cũng như khả năng mở rộng các quan hệ hợp tác kinh doanh lâu bền với các bạn hàng của hình thức tín dụng này, Công ty đã tận dụng một cách triệt để và ngày càng nâng cao tỷ trọng của nguồn này trong tổng nguồn tài trợ. Chúng ta có thể thấy một cách rõ hơn thông qua phân tích tình hình nợ ngắn hạn và các khoản phải thu của Công ty trong ba năm qua (Bảng 5) như sau: Năm 1998, con số chiếm dụng vốn của Công ty là 5408.611 triệu trong đó phải trả người bán và người mua chiếm 52.93%; còn lại là các khoản phải trả khác. Sang năm 1999, con số này tăng lên rất nhiều bằng 212.36% so với năm 1998 tương đương với 11485.467 triệu đồng. Tuy nhiên, sự gia tăng này chủ yếu là do các khoản người mua ứng trước tăng nhanh, từ 336.1 triệu đồng năm 1998 lên 9687.023 triệu năm 1999, tức là tăng khoảng 28 lần; còn các khoản phải trả người bán lại giảm đi, chỉ bằng 5.732% so với năm 1998. Các khoản phải trả khác cũng giảm đi đáng kể, từ 2545.777 triệu đồng xuống còn 1653.616 triệu; do đó tỷ trọng phải trả người bán và người mua ứng trước trong tổng số vốn chiếm dụng tăng lên tới 85.60%. Năm 2000, tỷ trọng này tiếp tục tăng, chiếm 85.96% do sự tăng lên tiếp tục của các khoản phải trả người bán và người mua ứng trước. Điều này thể hiện khả năng chiếm dụng vốn của Công ty ngày một tăng, chứng tỏ Công ty làm ăn có uy tín, được các bạn hàng tin tưởng giao vốn trong kinh doanh. Về mặt bị chiếm dụng vốn, con số này giảm dần qua các năm. Năm 1998, khoản phải thu khách hàng tương đối lớn bằng 23177.069 triệu đồng nhưng sang năm 1999 con số này chỉ còn 3640.525 triệu, giảm 84.293 % so với năm 1998. Năm 2000, các khoản phải thu khách hàng tăng khá nhanh, gấp gần hai lần so với năm 1999, tương đương 7022.781 triệu đồng. Tuy nhiên, do doanh nghiệp giảm được các khoản trả trước cho người bán và các khoản phải trả khác nên lượng vốn bị chiếm dụng tăng lên không đáng kể, chỉ khoảng 18,7% so với năm 99. Nhìn chung, trong những năm vừa qua, Công ty đã tận dụng được rất tốt các nguồn vốn trong quan hệ mua bán chịu, tăng khả năng huy động vốn cho hoạt động kinh doanh của mình. Đây là điểm mạnh mà doanh nghiệp cần phát huy trong những năm tiếp theo. Ngoài những nguồn vốn cơ bản trên, Công ty còn thực hiện huy động vốn từ một số nguồn khác như vốn từ cán bộ công nhân viên, các khoản phải nộp phải trả cho Nhà nước nhưng chưa nộp, các khoản chi phí trích trước nhưng chưa chi… Như năm 2000, nguồn vốn Công ty huy động từ cán bộ công nhân viên là 1783.2 triệu đồng. Nguồn vốn này tuy không lớn nhưng góp phần giúp cho doanh nghiệp giải quyết được những nhu cầu chi trả mang tính chất tạm thời. 2.2. Đánh giá tình hình huy động vốn của Công ty xnk Hai Bà Trưng. 2.3.1. Những kết quả đạt được. Đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh. Một doanh nghiệp muốn tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh thì vấn đề đầu tiên cần giải quyết là phải đảm bảo được nhu cầu vốn cho hoạt động của mình. Để làm được điều đó, trước hết Công ty cần xác định được lượng vốn mình cần là bao nhiêu. Trên cơ sở đó mới tiến hành các biện pháp tìm nguồn tài trợ đủ cho nhu cầu đó. Một trong những tiêu thức thường được sử dụng để phản ánh nhu cầu vốn của doanh nghiệp là nhu cầu vốn lưu động thường xuyên. Chỉ tiêu này cho biết lượng vốn ngắn hạn mà doanh nghiệp cần để tài trợ cho một phần tài sản lưu động. Nếu nhu cầu vốn lưu động thường xuyên của doanh nghiệp dương, tức là hàng tồn kho và các khoản phải thu nhiều hơn nợ ngắn hạn mà doanh nghiệp huy động được từ bên ngoài, doanh nghiệp sẽ phải sử dụng nguồn vốn của bản thân để tài trợ cho phần chênh lệch. Trong trường hợp ngược lại, nhu cầu vốn lưu động thường xuyên âm chứng tỏ nguồn vốn ngắn hạn mà doanh nghiệp có được từ bên ngoài thừa để tài trợ cho nhu cầu ngắn hạn của doanh nghiệp. Đối với Công ty xuất nhập khẩu Hai Bà Trưng, nhu cầu vốn lưu động thường xuyên được xác định như sau: Bảng 6. Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên Đơn vị: Triệu đồng. Chỉ tiêu Năm1998 Năm 1999 Năm 2000 So sánh 99/98 2000/99 (1).K. phải thu 23574.389 7543.97 8954.612 32.00% 118.69% (2).Hàng tồn kho 1803.946 15344.811 18418.32 850.62% 120.03% (3).Nợ ngắn hạn 27086.965 24399.682 28517.13 90.08% 116.87% (4).Nhu cầu VLĐ -1708.63 -1510.901 -1144.139 txuyên=(1)+(2)-(3) Nguồn: Công ty xuất nhập khẩu Hai Bà Trưng. Nhìn vào bảng 6 ta thấy, nhu cầu vốn lưu động thường xuyên của Công ty trong những năm vừa qua đều âm. Điều đó chứng tỏ Công ty huy động vốn từ bên ngoài tốt, đảm bảo tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động của hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, con số này giảm dần qua các năm. Năm 1998, nhu cầu vốn lưu động thường xuyên của Công ty là -1708.63 triệu đồng nhưng đến năm 1999 nhu cầu này chỉ còn -1510.901 triệu và năm 2000 là -1144.193 triệu. Nguyên nhân chủ yếu là do các khoản phải thu của Công ty trong những năm gần đây giảm mạnh, đặc biệt là năm 1999 các khoản phải thu của Công ty giảm 68% so với năm 1998. Trong khi đó, nguồn vốn huy động từ ngân hàng lại tăng lên. Năm 2000, vay nợ ngân hàng của Công ty tăng 16.87% tương đương 4117.444 triệu đồng so với năm 1999. Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên giảm cho biết khả năng huy động vốn từ bên ngoài của Công ty ngày một giảm dần và công ty cần phải lưu tâm xem xét để điều chỉnh trong những năm tới đây. Trong một doanh nghiệp, nguồn vốn được huy động để hình thành nên các tài sản mà doanh nghiệp nắm giữ và sử dụng trong quá trình hoạt động kinh doanh, bao gồm tài sản cố định và tài sản lưu động. Trong đó, thông thường, nguồn ngắn hạn được sử dụng để tài trợ cho tài sản lưu động còn nguồn dài hạn tài trợ cho tài sản cố định. Do đó, bên cạnh chỉ tiêu nhu cầu vốn lưu động thường xuyên, Công ty còn phải xác định lượng vốn lưu động thường xuyên mà mình có để xem nguồn vốn dài hạn có đủ để đầu tư cho tài sản cố định hay không. Nếu không, tức là vốn lưu động thường xuyên âm, thì doanh nghiệp phải sử dụng một phần vốn ngắn hạn để đầu tư cho tài sản cố định; ngược lại, nghĩa là khi vốn lưu động thường xuyên dương thì nguồn vốn dài hạn thừa để đầu tư vào tài sản cố định và chuyển một phần sang đầu tư vào tài sản lưu động. Bảng 7. Vốn lưu động ròng thường xuyên. Đơn vị: Triệu đồng. Chỉ tiêu Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 So sánh 99/98 2000/99 (1).Nợ dài hạn 0 0 0 (2).Vốn chủ sở hữu 4415.436 4428.116 4425.398 100.28% 99.94% (3).Tài sản cố định 1512.538 1415.167 1661.153 93.56% 117.38% (4).VLĐ thường 2902.898 3012.949 2764.245 xuyên=(1)+(2)-(3) Nguồn: Công ty xuất nhập khẩu Hai Bà Trưng. Theo như bảng 7, ta thấy vốn lưu động thường xuyên của Công ty luôn dương. Điều này là hoàn toàn hợp lý vì là một doanh nghiệp thương mại với tỷ trọng tài sản cố định thấp, Công ty có thể sử dụng nguồn dài hạn để tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động trong quá trình kinh doanh sau khi đã tài trợ đủ cho những tài sản cố định cần thiết. Việc dùng nguồn dài hạn để tài trợ cho tài sản lưu động là khá an toàn song đổi lại Công ty lại phải chịu chi phí vốn cao hơn so với việc dùng nguồn ngắn hạn. Tuy nhiên, trong trường hợp của Công ty, do không phải đi vay vốn dài hạn mà chỉ dùng vốn chủ sở hữu nên điều này không đáng kể so với độ an toàn cao và khả năng độc lập tài chính mà Công ty có được. Chính nhờ điều đó mà Công ty tăng được uy tín đối với các bạn hàng, được các bạn hàng tin cậy và ngân hàng tạo điều kiện để đạt được kết quả cao trong kinh doanh. Bảng 8. Ngân quỹ của Công ty. Đơn vị: Triệu đồng. Chỉ tiêu Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 (1). Vốn lưu động thường xuyên 2902.898 3012.949 2764.245 (2). Nhu cầu VLĐ thường xuyên -1708.63 -1510.901 -1144.193 (3). Vốn bằng tiền = (1)-(2) 4611.528 4523.85 3908.438 Nguồn: Công ty xuất nhập khẩu Hai Bà Trưng. Ngân quỹ của Công ty luôn dương và khá ổn định qua các năm. Năm 1998 là năm có ngân quỹ lớn nhất, bằng 4611.582 triệu đồng; thấp nhất là năm 2000 với 3908.438. Ngân quỹ của Công ty có giảm đi trong những năm gần đây song sự thay đổi này không đáng kể. Như vậy, qua phân tích trên ta thấy rằng, kế hoạch tài trợ của Công ty đã đáp ứng được một trong những yêu cầu quan trọng của nó là đảm bảo đủ nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh của Công ty trong các điều kiện khác nhau của thị trường. Đây là một trong những nhân tố góp phần làm tình hình tài chính của Công ty ổn định, tài sản lưu động đủ để trả các khoản nợ và tài sản cố định được tài trợ chắc chắn. 2.3.1.2. Huy động được những nguồn vốn có chi phí thấp và linh hoạt. Bên cạnh việc đảm bảo đủ nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh, kế hoạch tài trợ của Công ty còn tìm được những nguồn có chi phí thấp, có khả năng thay đổi quy mô một cách linh hoạt tuỳ theo những phức điều kiện phức tạp của thị trường. Bảng 9. Cơ cấu nguồn vốn. Đơn vị: Triệu đồng. Chỉ tiêu Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng 1. Vay ngắn hạn 21678.345 68.81% 12914.214 44.80% 7742.714 23.50% 2. Phải trả người bán 2526.734 8.02% 144.828 0.50% 2501.429 7.59% 3. Ng.mua ứng trước 336.1 1.07% 9687.023 33.60% 15280.29 46.38% 4. Phải trả khác 2545.777 8.08% 1653.616 5.74% 2992.684 9.085% 5. Nguồn vốn CSH 4415.436 14.02% 4428.116 15.36% 4425.398 13.43% Tổng nguồn vốn 31502.392 100% 28827.797 100% 32942.52 100% Nguồn: Công ty xuất nhập khẩu Hai Bà Trưng. Nghiên cứu nguồn vốn huy động của Công ty, đặc biệt là trong hai năm gần đây (1999, 2000) ta thấy nguồn vốn chủ yếu mà Công ty đang sử dụng là vay ngắn hạn, phải trả người bán, người mua ứng trước và vốn chủ sở hữu. Trong đó, các khoản người mua ứng trước chiếm tỷ trọng lớn nhất và ngày càng có xu hướng gia tăng. Năm 1999, nguồn này tăng gần 29 lần chiếm 33.6% tổng nguồn vốn. Đến năm 2000, tỷ trọng nguồn này trong tổng nguồn huy động là 46.38%. Các khoản phải trả khác cũng được sử dụng ngày càng tăng. Đây là những nguồn có chi phí tương đối thấp so với những nguồn khác, thậm chí nhiều khi Công ty có thể sử dụng mà không phải trả phí. Chính điều này đã góp phần làm giảm chi phí kinh doanh của doanh nghiệp, trên cơ sở đó năng cao lợi nhuận của hoạt động kinh doanh. Bảng 10. Doanh lợi vốn chủ sở hữu. Đơn vị: Triệu đồng. Chỉ tiêu Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 So sánh 99/98 2000/99 (1). Lợi nhuận sau thuế 100 120 112.28 120% 93.57% (2). Vốn chủ sở hữu 4415.436 4428.116 4425.398 100.29% 99.94% (3). Doanh lợi vốn chủ 0.023 0.027 0.025 119.66% 93.62% sở hữu = (1)/(2) Nguồn: Công ty xuất nhập khẩu Hai Bà Trưng. Theo bảng phân tích doanh lợi trên vốn chủ sở hữu trên, ta thấy doanh lợi vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp tăng đều trong các năm, lần lượt là 0.023, 0.027, 0.025. Như vậy, năm 1998, một đồng vốn chủ sở hữu đưa vào kinh doanh đem lại 0.023 đồng lợi nhuận sau thuế. Năm 1999, con số này tăng lên là 0.027 do lợi nhuận tăng 20 % so với năm 1998. Sang năm 2000, do lợi nhuận thu được giảm nên doanh lợi vốn chủ sở hữu giảm đi 6.38% tương đương một đồng vốn chủ sở hữu đưa vào sử dụng chỉ đem lại 0.025 đồng lợi nhuận sau thuế, tức là giảm 0.003 đồng so với năm 1999. Tuy nhiên, chỉ tiêu này vẫn cao hơn so với năm 1998. Nhìn chung, việc sử dụng các nguồn vốn có chi phí thấp đã phần nào giúp doanh nghiệp giảm chi phí sản xuất kinh doanh, giảm giá vốn hàng bán và nhờ đó tăng được sức cạnh tranh trên thị trường. Bằng chứng là Công ty đã được các bạn hàng lựa chọn và tin tưởng trả tiền trước ngày càng nhiều như đã phân tích ở trên. Bên cạnh đó, việc dùng các nguồn vốn này còn tạo điều kiện cho doanh nghiệp linh động hơn trong việc mở rộng hay thu hẹp quy mô kinh doanh bằng cách đơn giản là giảm vay vốn ngân hàng hoặc chỉ nhận tiền ứng trước để cung cấp hàng hoá cho những bạn hàng truyền thống. Hoạt động kinh doanh của Công ty cũng an toàn hơn do không phải đối mặt với nguy cơ khách hàng không thanh toán tiền hàng đã mua. 2.3.1.3. Tỷ lệ bị chiếm dụng vốn ngày càng giảm. Theo phân tích từ bảng 3 ta thấy, trong những năm gần đây, Công ty đã khắc phục được tình trạng bị chiếm dụng vốn. Điều này được chứng minh thông qua sự giảm đi một cách nhanh chóng các khoản phải thu của khách hàng. Năm 1998, khoản phải thu của khách hàng bằng 23177.069 triệu đồng nhưng đến năm 1999 con số này chỉ còn 7543.968 triệu, tức là giảm đi gần 68% so với năm 1998. Sang năm 2000, chỉ tiêu này có tăng hơn so với năm 99 nhưng tỷ lệ tăng không nhiều, khoảng 18% . Sự biến đổi mang tính tích cực này đã giúp Công ty thu hồi vốn nhanh, tránh được tình trạng nợ đọng dây dưa và nhờ đó tăng nhanh được vòng quay vốn lưu động. Bảng 11. Vòng quay vốn lưu động Đơn vị: Triệu đồng. Chỉ tiêu Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 (1). Doanh thu thuần 143587.069 135601.61 159604.051 (2). Vốn lưu động 29400.891 26823.659 30697.543 (3).Vòng quay vốn lưu động=(1)/(2) 4.88 5.055 5.199 Nguồn: Công ty xuất nhập khẩu Hai Bà Trưng. Theo tính toán ở trên, ta thấy vòng quay vốn lưu động tăng dần trong ba năm. Năm 1998 vốn của Công ty quay được 4.88 vòng, đến năm 1999 tăng lên là 5.055 vòng và năm 2000, chỉ tiêu này đạt 5.199 vòng. Đây là một dấu hiệu rất khả quan về tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty, thể hiện khả năng thu hồi vốn kinh doanh và đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ trên cơ sở mở rộng được ngành nghề kinh doanh và nắm bắt được cơ hội thị trường. Song song với việc giảm tỷ lệ bị chiếm dụng vốn, Công ty còn tăng được tỷ lệ chiếm dụng vốn do sự gia tăng của các khoản phải trả người bán và người mua ứng trước. Đây là những ưu điểm mà Công ty cần tiếp tục phát huy trong những năm tới. Công ty đạt được những kết quả này là do một số nguyên nhân sau: Trong thời gian qua, thị trường có nhiều biến động phức tạp, cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở các nước Đông-Nam á làm đồng tiền mất giá… ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình kinh doanh của những doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp thương mại như Công ty xuất nhập khẩu Hai Bà Trưng. Song do Nhà nước đã tiến hành các giải pháp hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của khủng hoảng … nên tỷ giá hối đoái của Việt Nam dao động không đáng kể, có tác động tích cực đến xuất nhập khẩu. Thêm vào đó việc Việt Nam tham gia vào APEC và trở thành thành viên chính thức của ASEAN đã tạo điều kiện cho Công ty mở rộng thị trường của mình sang nhiều nước trong khu vực, đẩy mạnh hoạt động kinh doanh, có thêm nhiều bạn hàng nước ngoài hợp tác kinh doanh. Về phía Công ty, trong những năm qua, nhờ sự năng động trong quản lý và sự nhạy bén trong kinh doanh, đã khai thác được nhiều mặt hàng mới phù hợp với nhu cầu của thị trường, mở rộng quan hệ với những bạn hàng mới … nên tình hình kinh doanh khá ổn định và phát triển. Trên cơ sở đó, ngày càng có nhiều bạn hàng trong và ngoài nước tin tưởng, ký kết các hợp đồng giao dịch và tạo điều kiện cung ứng vốn cho Công ty. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đó, Công ty vẫn gặp rất nhiều khó khăn dẫn đến khả năng huy động vốn có nhiều hạn chế. 2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân. 2.3.2.1. Chưa đa dạng hoá các hình thức huy động. Như đã phân tích ở trên, hiện nay nguồn vốn của Công ty hình thành từ bốn nguồn chính là vốn chủ sở hữu, vốn vay ngân hàng, các khoản phải trả người bán và người mua ứng trước, trong đó nguồn vốn vay ngân hàng có tỷ trọng ngày càng giảm còn các khoản phải trả người bán và người mua ứng trước có xu hướng ngày càng tăng. Một cơ cấu vốn như vậy có ưu điểm là chi phí sử dụng tương đối thấp, trên cơ sở đó tiết kiệm được chi phí kinh doanh, góp phần nâng cao lợi nhuận của Công ty.Tuy nhiên, ngoài những nguồn này, Công ty có thể sử dụng thêm những hình thức huy động khác như phát hành trái phiếu, sử dụng các hình thức tín dụng thuê mua, liên doanh liên kết… để làm dồi dào hơn nguồn vốn của mình. Việc sử dụng cơ cấu vốn như hiện nay tuy tiết kiệm được chi phí kinh doanh song lại đẩy Công ty vào tình trạng bị động, phụ thuộc nhiều vào các đối tác kinh doanh. Trong trường hợp họ làm ăn tốt, tin tưởng hợp tác với Công ty thì không có vấn đề gì xảy ra và Công ty vẫn đủ vốn để hoạt động. Song nếu họ gặp rủi ro trong kinh doanh, hoặc được mời chào bởi những mối làm ăn béo bở hơn và rút vốn thì kế hoạch tài trợ của Công ty sẽ bị khủng hoảng. Do đó, việc đa dạng hoá các hình thức huy động là một trong những giải pháp tối ưu đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh của Công ty trong mọi tình huống phức tạp của thị trường, giúp Công ty chủ động hơn và không bỏ lỡ các cơ hội đầu tư. Công ty có thể đa dạng hoá nguồn tài trợ của mình bằng cách tăng nguồn vốn kinh doanh thông qua việc liên doanh liên kết, hợp tác kinh doanh hoặc sử dụng các hình thức tín dụng thuê mua. Hiện nay ở nước ta đã có một số doanh nghiệp quốc doanh triển khai hình thức tín dụng thuê mua và coi đây là hình thức tài trợ vốn trung và dài hạn rất hiệu quả. Thực hiện liên doanh liên kết cũng là một phương thức tốt để tài trợ cho hoạt động kinh doanh của Công ty. Khi sử dụng hình thức này Công ty có thể tận dụng được lợi thế của bên liên doanh trong một số lĩnh vực cụ thể. Ví dụ như Công ty có thể liên doanh với một doanh nghiệp nước ngoài trong đó phía nước ngoài sẽ chịu trách nhiệm khai thác và tiêu thụ hàng hoá tại lãnh thổ nước đó hoặc khu vực đó. Như vậy, Công ty không những tăng thêm vốn mà còn tận dụng được lợi thế về mặt thị trường lãnh thổ. Công ty cũng có thể kêu gọi vốn từ công nhân viên trong chính Công ty vì nguồn vốn này là hoàn toàn không có rủi ro. Từ trước đến nay Công ty đã thực hiện phương thức này tuy nhiên ở mức độ thấp và cũng mới chỉ thực hiện được từ năm 1999. Việc sử dụng nguồn vốn này giúp Công ty chủ động hơn trong kinh doanh đồng thời do có một phần vốn-phần lợi ích cụ thể của mình trong Công ty nên các cán bộ công nhân viên làm việc có trách nhiệm và gắn bó với Công ty hơn. Ngoài ra, Công ty có thể tìm kiếm nguồn vốn vay nước ngoài khi cần những nguồn tài trợ cho những thương vụ cực lớn mà hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp khác sử dụng như vốn ODA hay WB… 2.3.2.2. Cơ cấu vốn mất cân đối. Khi xây dựng các kế hoạch tài trợ cho hoạt động kinh doanh, mỗi một doanh nghiệp đều muốn đạt được một cơ cấu vốn tối ưu - tức là một tỷ lệ hợp lý giữa nợ và vốn chủ sở hữu nhằm hướng tới sự cân bằng giữa rủi ro và lãi suất, và nhờ đó tối đa hoá giá trị chủ sở hữu. Thông thường khi doanh nghiệp sử dụng nhiều nợ, rủi ro kinh doanh cao hơn song tỷ lệ lợi tức mong đợi cũng cao hơn. Ngược lại, việc sử dụng nhiều vốn chủ sở hữu đem lại lợi nhuận kỳ vọng thấp hơn nhưng đổi lại hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp lại an toàn hơn. Tuỳ thuộc vào nhiều nhân tố khác nhau: như rủi ro kinh doanh của Công ty, thuế thu nhập doanh nghiệp, khả năng linh hoạt tài chính và ý kiến chủ quan của các nhà quản lý mà mỗi doanh nghiệp sẽ lựa chọn một cơ cấu vốn khác nhau. Nói chung các chủ sở hữu doanh nghiệp ưa thích một tỷ lệ nợ cao vì họ muốn lợi nhuận tăng nhanh và không phải chia sẻ quyền kiểm soát Công ty mà vẫn đảm bảo được nguồn vốn cho nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh của mình. Song , nếu tỷ lệ nợ quá cao, doanh nghiệp dễ bị rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán. Quay lại trường hợp của Công ty xuất nhập khẩu Hai Bà Trưng chúng ta thấy, nguồn vốn được hình thành từ nợ chiếm một tỷ lệ khá cao trong tổng nguồn. Năm 1998, nguồn vốn có nguồn gốc từ nợ chiếm 85.984% tổng nguồn, tương đương 27086.965 triệu đồng trong khi nguồn vốn chủ sở hữu chỉ chiếm 14.016% bằng 4415.436 triệu. Năm 1999 con số này là 84.693% nợ và 15.36% vốn chủ sở hữu. Năm 2000 là năm tỷ lệ nợ trong tổng nguồn chiếm tỷ trọng cao nhất, chiếm tới 86.566%. Như đã phân tích ở trên, rõ ràng là với một tỷ lệ nợ khá cao như hiện nay, hoạt động kinh doanh của Công ty chứa đựng nhiều rủi ro hơn, Công ty dễ rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán khi có những biến động bất lợi của thị trường hay vì một lý do nào đó mà các chủ nợ đồng thời muốn rút vốn kinh doanh. Thêm vào đó, với một tỷ lệ nợ quá cao, Công ty khó có thể huy động tiền vay để tiến hành sản xuất kinh doanh trong thời gian tới. Đây là một vấn đề mà Công ty cần phải xem xét và tìm biện pháp điều chỉnh để đảm bảo giữ vững khả năng thanh toán và củng cố uy tín của mình. Nguyên nhân của tình hình trên bắt nguồn từ cả nhân tố chủ quan và khách quan. Về phía Công ty, trong một vài năm trở lại đây do nhu cầu mở rộng quy mô kinh doanh, Công ty đã thực hiện tìm hiểu, xâm nhập vào những thị trường mới, xây dựng những mối quan hệ làm ăn mới với các bạn hàng trong và ngoài nước. Đây là công việc tốn rất nhiều chi phí. Thêm vào đó, Công ty lại mới xây thêm trụ sở tại 142 Phố Huế để đáp ứng nhu cầu giao dịch ngày càng tăng cho nên mặc dù hoạt động kinh doanh tiến hành khá thuận lợi, nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty không những không được bổ sung mà Công ty còn phải vay thêm vốn ngân hàng, đặc biệt là trong năm 1998. Nếu xét một cách khách quan, nguồn vốn ngân sách mà Công ty được nhà nước cấp quá nhỏ so với nhu cầu vốn lưu động, đặc biệt là khi hoạt động kinh doanh ngày càng phát triển, nhà nước không thực hiện cấp vốn bổ sung mà doanh nghiệp phải tự tìm kiếm các nguồn tài trợ. Để duy trì hoạt động kinh doanh của mình, Công ty phải trông chờ vào các nguồn vốn vay, do đó dẫn đến một thực tế là vốn tín dụng không còn là vốn bổ sung mà chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng nguồn. Ngoài ra, Công ty còn chịu ảnh hưởng từ các chính sách của nhà nước, giới hạn về nguồn vốn được phép huy động, các mặt hàng được phép kinh doanh…, thủ tục vay vốn từ ngân hàng cũng như từ nội bộ nền kinh tế như các quy định để được phép phát hành trái phiếu, cổ phiếu…và nhiều những nhân tố khách quan khác nữa mà Công ty đã gặp khó khăn trong vấn đề huy động vốn. Chương III Giải pháp tăng cường huy động vốn tại công ty xuất nhập khẩu Hai Bà Trưng. 3.1. Nhu cầu vốn Của Công ty XNK HBT trong thời gian tới. 3.1.1. Định hướng hoạt động kinh doanh của Công ty. Căn cứ vào mục tiêu chiến lược ổn định và phát triển kinh tế xã hội của nước ta và xu hướng toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới như hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đã chỉ rõ: phương hướng phát triển kinh tế đối ngoại thời kỳ 1996 –2010 của Việt Nam là tiếp tục mở rộng hoạt động ngoại thương theo hướng đa dạng hoá, đa phương hoá, tích cực hội nhập vào kinh tế khu vực và kinh tế thế giới. Tuy nhiên, khi chấp nhận hội nhập vào kinh tế khu vực và kinh tế thế giới là chấp nhận xu hướng hợp tác trong cạnh tranh gay gắt. Đây vừa là thời cơ vừa là thách thức đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu phải tìm kiếm các giải pháp thích hợp nhằm hoàn thiện, tăng cường hoạt động kinh doanh của mình. Nhận thức được điều đó, để hội nhập với xu hướng phát triển kinh tế của đất nước, nâng cao khả năng cạnh tranh và không ngừng phát triển, Công ty xuất nhập khẩu Hai Bà Trưng đã xây dựng cho mình một số phương hướng hoạt động như sau: 3.1.1.1. Mục tiêu hoạt động của Công ty trong những năm sắp tới: - Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn nhằm đáp ứng nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trước xu hướng ngày càng gia tăng nhu cầu tiêu dùng của xã hội. - Đa dạng hoá mặt hàng, mở rộng thị trường, nâng cao doanh số nhằm không ngừng tăng lợi nhuận, tăng sức cạnh tranh của Công ty trên thị trường trong và ngoài nước. 3.1.1.2. Phương hướng hoạt động của Công ty: - Về mặt hàng: tiếp tục đa dạng hoá mặt hàng kinh doanh, tích cực tìm kiếm, khai thác các mặt hàng mới phù hợp với nhu cầu ngày càng đa dạng của thị trường. - Về thị trường: tiếp tục duy trì thị trường cũ, mở thêm nhiều thị trường mới, đặc biệt tăng cường mở rộng thị trường sang Trung Quốc, cố gắng duy trì mối quan hệ làm ăn với khách hàng truyền thống song song với việc tìm kiếm thu hút các khách hàng mới. - Không ngừng củng cố và hoàn thiện cơ sử vật chất kỹ thuật đặc biệt là việc xây dựng và hiện đại hoá hệ thống phân phối sản phẩm bao gồm cả các cửa hàng đại lý và mạng lưới bán lẻ trên thị trường. - Đầu tư ngân quỹ dành cho việc đào tạo và đào tạo lại lực lượng cán bộ công nhân viên có đủ nghiệp vụ, đáp ứng được đòi hỏi công việc ngày càng cao, nhất là trong hoạt động tiêu thụ hàng hoá. 3.1.1.3. Nhiệm vụ cụ thể năm 2001. Về hoạt động kinh doanh Công ty phấn đấu đạt những chỉ tiêu sau: - Kim ngạch xuất nhập khẩu: 7335116 USD tăng 12% so với 2000. - Tổng doanh thu: 219898 triệu đồng tăng 14% so với năm 2000. - Tổng lợi nhuận: 129123 triệu đồng. - Nộp ngân sách: 2525 triệu đồng. Về công tác tài chính kế toán: - Tăng cường khai thác các nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu kinh doanh ngày càng mở rộng; tích cực tìm kiếm, sử dụng những nguồn vốn đảm bảo cả yêu cầu về chất và lượng nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty. - Tăng cường công tác quản lý tài chính, tập trung đối chiếu công nợ tồn đọng, khó đòi, giảm số dư nợ từ 10 - 20% so với năm 2000. - Phân tích, đánh giá và xây dựng phương án giảm chi phí từ 5-7%. 3.1.2. Nhu cầu vốn của Công ty trong thời gian tới. Với định hướng hoạt động kinh doanh của Công ty như trên, rõ ràng là trong thời gian tới, Công ty cần một lượng vốn lớn để đáp ứng cho nhu cầu mở rộng hoạt động kinh doanh của mình. Do đó việc tìm kiếm và huy động thêm các nguồn khác để bổ sung cho nguồn vốn kinh doanh là việc làm cần thiết. Tuy nhiên, trước khi tiến hành các giải pháp cho việc tìm kiếm nguồn tài trợ, Công ty phải xác định xem mức nhu cầu vốn trong từng năm là bao nhiêu. Trên cơ sở đó mới đưa ra những phương án cụ thể để huy động đủ vốn cho mình. Với những đặc điểm về tài chính đã trình bày ở trên, nhu cầu vốn dự tính cho năm 2001 của Công ty được xác định như sau: Bảng 12. Tỷ lệ phần trăm tính trên doanh thu của các khoản chủ yếu trên bảng cân đối kế toán năm 2000. Đơn vị: Triệu đồng. Doanh thu năm 2000:192893.39 Tài sản Nguồn vốn Chỉ tiêu Số tiền % trên DT Chỉ tiêu Số tiền % trên DT 1.Tài sản lưu động 30697.543 15.91 % 1. Nợ ngân sách 2214.834 1.15 % Nhà nước và Công nhân viên 2. Tài sản cố định 2244.98 1.16 % 2. Các khoản phải trả và phải nộp khác 18559.578 9.62 % Tổng 17.08 % Tổng 10.77 % Nguồn: Công ty xuất nhập khẩu Hai Bà Trưng. Theo bảng trên, ta thấy các khoản bên tài sản tính theo doanh thu là 17.08% và được trang trải bằng 10.77% các khoản nợ. Vì vậy, nhu cầu vốn của Công ty là 17.08% - 10.77% = 6.31%; Có nghĩa là cứ một đồng doanh thu tăng lên của năm 2001 so với năm 2000 thỉ cần 6.31 đồng vốn bổ sung. Theo kế hoạch của Công ty, doanh thu năm 2001 cần tăng 10% so với năm 2000. Do đó, nhu cầu vốn bổ sung là 192893.39 x 14% x 6.31% = 1704.02 triệu đồng. Với nhu cầu vốn bổ sung như trên, việc huy động từ những nguồn mà Công ty đã sử dụng trong những năm trước đây sẽ không đảm bảo đủ vốn để tài trợ cho hoạt động kinh doanh. Do đó, cần thiết phải khai thác thêm các nguồn vốn khác. Phần tiếp theo xin nên ra một số giải pháp để tăng cường khả năng huy động vốn của Công ty. 3.2. Một số giải pháp tăng cường huy động vốn tại Công ty xuất nhập khẩu Hai Bà Trưng. 3.2.1. Tăng vay vốn ngân hàng thông qua việc sử dụng linh hoạt các hình thức tín dụng xuất nhập khẩu. Trong một vài năm trở lại đây, thực hiện chủ trương của Đảng đẩy mạnh hoạt động ngoại thương theo hướng đa dạng hoá đa phương hoá, các ngân hàng thương mại Việt Nam ngày càng mở rộng các các hình thức tài trợ xuất nhập khẩu nhằm cung cấp vốn và kỹ thuật giúp các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thực hiện tốt nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, giảm bớt rủi ro trong giao dịch mua bán với các đối tác nước ngoài. Đây là một trong những phương thức huy động vốn rất hữu hiệu, đảm bảo nhu cầu vốn của Công ty một cách nhanh chóng, đặc biệt là trong những thương vụ lớn. Do đặc điểm của hoạt động xuất nhập khẩu thường là hai bên mua bán với số lượng nguyên tàu hàng nhằm tiết kiệm chi phí vận tải, thuận lợi trong công tác giao nhận nên kéo theo giá trị lô hàng cũng rất lớn. Trong trường hợp này vốn lưu động của doanh nghiệp thường không đủ để thanh toán tiền hàng và tín dụng xuất nhập khẩu là giải pháp giúp Công ty thực hiện được những hợp đồng dạng này một cách kịp thời nhất. Bên cạnh đó, việc sử dụng hình thức tín dụng này còn giúp Công ty tạo được lợi thế trong quá trình đàm phán, thương lượng ký kết hợp đồng ngoại thương bởi vì khi được ngân hàng chấp nhận phục vụ mình nghĩa là Công ty đã xác định được năng lực thực hiện hợp đồng. Điều này có ý nghĩa giúp cho doanh nghiệp tiến hành các thương vụ một cách trôi chảy, quan hệ được với khách hàng tầm cỡ thế giới, từ đó nâng cao uy tín của Công ty trên thị trường quốc tế. Theo như số liệu đã phân tích trong phần trước, hiện nay Công ty đang sử dụng hình thức tín dụng này theo phương thức chủ yếu là mở L/C thanh toán hàng nhập khẩu nhưng số lượng ngày càng giảm dần. Để tăng cường vốn cho nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh của mình, Công ty có thể tăng nguồn vốn vay từ ngân hàng thông qua việc sử dụng linh hoạt các hình thức tín dụng xuất nhập khẩu khác như chiết khấu chứng từ hàng xuất khẩu hoặc vay thanh toán bộ chứng từ nhập… Hiện nay, Nhà nước đã cho phép các doanh nghiệp Nhà nước vay vốn của các ngân hàng thương mại quốc doanh không phải thế chấp, không phải giới hạn theo tỷ lệ vốn điều lệ mà chỉ căn cứ vào hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nên càng tạo điều kiện cho doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn vay ngân hàng. Tuy nhiên, do phải trả chi phí khi sử dụng nguồn vốn này nên Công ty cần phải tính toán, lập các phương án kinh doanh một cách cụ thể sao cho có thể đảm bảo được chi phí kinh doanh cộng thêm lãi suất ngân hàng mà vẫn có lãi. 3.2.2. Phát hành trái phiếu công ty. Vay vốn ngân hàng có ưu điểm là giúp doanh nghiệp đảm bảo nguồn vốn để đáp ứng cho nhu cầu sản xuất kinh doanh một cách linh động nhưng chỉ trong thời gian ngắn. Để khắc phục nhược điểm này, Công ty có thể sử dụng hình thức huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu. Phương thức này giúp Công ty chủ động khai thác trực tiếp nguồn vốn có sẵn và tiềm năng của các tổ chức, cá nhân trong nền kinh tế để phục vụ cho nhu cầu vốn kinh doanh trong thời gian dài. Cho đến nay ở nước ta đã có những yếu tố cần thiết cho các doanh nghiệp phát hành trái phiếu và cũng đã có nhiều doanh nghiệp làm theo cách này như: Công ty may Chiến thắng, Công ty bia Hồng Gai, Quảng Ninh… Tuy nhiên, việc huy động vốn theo cách này còn khá mới mẻ nên vẫn còn nhiều vấn đề nổi cộm như: phương thức huy động thế nào? thời hạn huy động bao lâu? lãi suất, giới hạn huy động bao nhiêu?…, đều chưa được quy định chi tiết dẫn đến mỗi doanh nghiệp tiến hành theo một cách khác nhau. Hơn nữa, việc huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu chỉ thực sự đạt hiệu quả cao một khi lạm phát được kiềm chế ở mức thấp và mức lãi suất huy động thích hợp với một thị trường chứng khoán hoạt động có hiệu quả. Để có thể huy động vốn bằng phương thức này, trước hết Công ty phải đảm bảo hội đủ các điều kiện quy định quy định của luật phát hành và lưu thông chứng khoán và được sự chấp nhận của cơ quan quản lý cao nhất về thị trường chứng khoán (thường là Uỷ ban chứng khoán quốc gia). Muốn vậy, Công ty phải công khai với Uỷ ban chứng khoán quốc gia các số liệu về khả năng tài chính (vốn, lợi nhuận), tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh có lãi của Công ty cũng như luận chứng kinh tế kỹ thuật đã được cấp có thẩm quyền duyệt (có đề án khả thi về sử dụng và trả nợ vốn). Với tính hình tài chính khá lành mạnh và uy tín sẵn có trong những năm qua, Công ty có khả năng sử dụng hình thức này. Tuy nhiên, Công ty cần phải xem xét kỹ lưỡng các điều kiện hiện có, xác định những mặt lợi và cả những mặt hạn chế sẽ phải gánh chịu để lựa chọn loại trái phiếu, số lượng và thời điểm phát hành cho phù hợp. 3.2.3. Cổ phần hoá doanh nghiệp. Như đã phân tích ở phần trước, để hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất, mỗi doanh nghiệp đều phải hướng tới một cơ cấu vốn tối ưu có sự cân bằng giữa rủi ro và lãi suất hay nói một cách khác là có sự cân đối giữa nợ và nguồn vốn chủ sở hữu. Do đó, mặc dù Công ty có thể huy động vốn một cách tiện lợi và linh hoạt thông qua việc phát hành trái phiếu và vay vốn ngân hàng song cũng không nên quá lạm dụng vì đây là các hình thức vay nợ. Việc sử dụng nguồn vốn kinh doanh phần lớn được hình thành từ nợ sẽ làm cho hoạt động kinh doanh của Công ty chứa đựng nhiều rủi ro, bấp bênh và do đó hiệu quả kinh doanh không cao. Trong trường hợp này, để đảm bảo nguồn tài trợ cho hoạt động kinh doanh ngày càng mở rộng mà vẫn đạt được một cơ cấu vốn tối ưu, Công ty có thể sử dụng hình thức huy động vốn thông qua phát hành cổ phiếu. Hiện nay Nhà nước đã cho phép các doanh nghiệp nhà nước được quyền huy động vốn thông qua hình thức phát hành cổ phiếu và bỏ mức khống chế vốn huy động tại điều 11 của Nghị số 59/CP. Đây là một bước tiến không chỉ trong việc giải quyết nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh mà còn nâng cao hiệu quả công tác quản lý và sử dụng vốn tại các doanh nghiệp Nhà nước. Đối với Công ty, việc cổ phần hoá sẽ khắc phục được tình trạng cơ cấu vốn bất hợp lý hiện nay. Thêm vào đó, khi chuyển từ doanh nghiệp Nhà nước sang Công ty cổ phần, người lao động khi có cổ phần trở thành những người chủ đích thực, có quyền hạn, trách nhiệm, lợi ích cụ thể, từ đó họ gắn bó với Công ty hơn. Chính điều này sẽ tạo điều kiện cho Công ty khắc phục được khó khăn về vốn, về cải tiến kỹ thuật, việc làm, năng suất chất lượng và hiệu quả kinh doanh. Có nhiều hình thức cổ phần hoá mà doanh nghiệp có thể áp dụng như cổ phần hoá 100% hoặc chuyển toàn bộ vốn tài sản bán cho cán bộ công nhân viên trong đơn vị và ngoài doanh nghiệp, bán cho người nước ngoài như là hình thức đầu tư trực tiếp 100% vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam… Với đặc điểm kinh doanh và tình hình tài chính như hiện nay, Công ty có thể lựa chọn hình thức cổ phần hoá trong đó Nhà nước giữ lại một tỷ lệ % cổ phần nhất định, còn đại bộ phận cổ phần sẽ bán cho cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp bằng một phần nguồn quỹ phúc lợi được chia theo thời gian đóng góp của từng người cùng với nguồn tiền đóng góp thêm của họ. Số còn lại bán cho các đối tượng bên ngoài. Tuy nhiên, để tiến trình cổ phần hoá tiến hành được thuận lợi, Công ty cần phải nghiên cứu các quy định cụ thể có liên quan đến cổ phần hoá như: mức khống chế mua cổ phần đối với lãnh đạo doanh nghiệp, chế độ ưu đãi đối với người lao động, chế độ xử lý các khoản nợ dây dưa… hiện vẫn còn là những cản trở đối với quá trình chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp. 3.2.4. Sử dụng vốn tiết kiệm và có hiệu qủa. Bên cạnh mục tiêu huy động đủ vốn cho hoạt động kinh doanh, Công ty cũng cần phải sử dụng nguồn vốn hiện có tiết kiệm và có hiệu quả. Trong đó, quan trọng nhất là sử dụng vốn lưu động một cách triệt để và có hiệu quả. Trong những năm vừa qua, mặc dù Công ty đã đạt được tốc độ lưu chuyển vốn lưu động, song để tiếp tục duy trì và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, làm lượng vốn tăng lên, Công ty cần tiếp tục thực hiện các biện pháp như: tổ chưc tốt công tác vận chuyển và tiêu thụ để giảm số lượng hàng tồn kho, nhanh chóng thu hồi các khoản phải thu khách hàng, tránh để tình trạng nợ đọng dây dưa… Ngoài ra, Công ty cần quan tâm đến việc tiết kiệm đến mức có thể các chi phí phát sinh trong quá trình kinh doanh như chi phí mua hàng, chi phí dự trữ, chi phí bán hàng… Chẳng hạn như khi mua hàng, Công ty nên tham khảo toàn diện giá cũng như điều kiện mua hàng từ nhiều nhà cung cấp khác nhau để chọn được nhà cung cấp có nhiều ưu đãi nhất. Công ty cũng nên chịu khó tìm kiếm những nguồn hàng mới, rẻ, mua tận gốc bán tận ngon để kiết kiệm được chi phí trung gian, nhờ đó giảm được chi phí kinh doanh. Nói chung, vấn đề cốt lõi để quản lý và sử dụng tốt nguồn vốn là hoạt động kinh doanh của Công ty phải thực sự hiệu quả, có lợi nhuận, có tích luỹ. Muốn vậy, Công ty phải tự đành giá mình về khả năng cạnh tranh, nguồn lực của doanh nghiệp, từ đó xây dựng kế hoạch kinh doanh cho phù hợp. Song song với việc thực hiện các kế hoạch đề ra một cách chính xác, hiệu quả, Công ty cũng nên nhanh chóng hình thành ban kiểm soát, kiểm toán nội bộ để giúp doanh nghiệp kịp thời phát hiện những sai sót về sử dụng vốn trong qua trình hoạt động; đồng thời quy định rõ trách nhiệm của từng cá nhân, tập thể trong việc đi vay, sử dụng vốn vay và trả nợ (quy định cả về vật chất lẫn hành chính). 3.3. Một số kiến nghị. 3.3.1. Nhà nước tạo điều kiện cho doanh nghiệp vay vốn thông qua tín dụng xuất nhập khẩu. Vốn bỏ ra cho việc sản xuất và thực hiện các hợp đồng xuất nhập khẩu là rất lớn. Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu với khả năng tài chính có hạn, vì thế không phải lúc nào cũng có đủ tiền để thanh toán hàng nhập khẩu hoặc đủ vốn để thu mua chế biến hàng hàng xuất khẩu. Thêm vào đó, quan hệ giao thương quốc tế đặt ra những vấn đề tế nhị, đôi khi phức tạp, nên những nghiệp vụ thương mại đòi hỏi nhất thiết phải có sự tham gia của ngân hàng. Sự trợ giúp của ngân hàng lúc này không chỉ đem lại cho các nhà hoạt động ngoại thương sự hiểu biết về kỹ thuật mà còn là chỗ dựa tài chính trong hoạt động kinh doanh. Thông thường Nhà nước có thể giúp đỡ các doanh nghiệp xuất nhập khẩu dưới hai hình thức: - Nhà nước trực tiếp cho nước ngoài vay tiền với lãi suất ưu đãi để nước vay sử dụng số tiền đó mua hàng của các doanh nghiệp nước mình. Nguồn vốn vay thường lấy từ ngân sách Nhà nước và kèm theo các điều kiện kinh tế và chính trị có lợi. - Nhà nước cấp tín dụng cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong nước. Đây là hình thức tài trợ vốn hữu hiệu cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thực hiện được những thương vụ lớn, tạo được lợi thế trong quá trình đàm phán, giao dịch với các bạn hàng nước ngoài và nhờ đó tăng uy tín của doanh nghiệp trên thị trường quốc tế. Nhà nước thường hỗ trợ cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu bằng cách cấp tín dụng ngắn hạn trong giai đoạn trước hoặc sau khi giao nhận hàng hoặc thực hiện các hình thức bảo lãnh hoặc tái bảo lãnh để các doanh nghiệp này vay vốn của các tổ chức, các ngân hàng nước ngoài. Đối với điều kiện của nước ta hiện nay, Nhà nước cấp tín dụng cho người xuất khẩu trong nước là hợp lý hơn, khắc phục được tình trạng thiếu vốn của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Nói chung nguồn vốn ngân hàng là nguồn vốn được các doanh nghiệp rất quan tâm, đặc biệt là các doanh nghiệp thương mại có nhu cầu vốn trong thời gian ngắn và khá linh động như Công ty xuất nhập khẩu Hai Bà Trưng. Do đó, Nhà nước phải tạo môi trường và hành lang pháp lý thuận lợi để các ngân hàng thực hiện nhiệm vụ là cầu nối – cung tiền tệ cho các doanh nghiệp. Để làm được điều này, cần phải tiếp tục đổi mới phương thức hoạt động của ngân hàng, vừa hạn chế thủ tục phiền hà, chồng chéo tạo điều kiện cho doanh nghiệp vay vốn được nhanh chóng, kịp thời kinh doanh, vừa đảm bảo an toàn đồng vốn khi cho vay. Ngân hàng cũng nên xem xét tính hợp lý về thời gian và mức lãi suất cho vay cho phù hợp với từng mặt hàng, ngành hàng và vòng chu chuyển của từng loại hàng hoá đồng thời cũng nên nâng tỷ lệ khoản vay vốn trung và dài hạn, nhất là đối với một số mặt hàng xuất khẩu chiến lược, có thời gian chu chuyển dài. 3.3.2. Nhà nước đảm bảo tín dụng xuất khẩu. Để chiếm lĩnh thị trường nước ngoài, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu như Công ty xuất nhập khẩu Hai Bà Trưng thực hiện việc bán chịu, trả chậm hoặc dưới hình thức tín dụng hàng hoá với lãi suất ưu đãi cho người mua hàng nước ngoài. Việc bán hàng như vậy thường chứa đựng những rủi ro có thể do nguyên nhân kinh tế hoặc chính trị dẫn đến sự mất vốn. Trong trường hợp đó, để khuyến khích các doanh nghiệp mạnh dạn xuất khẩu bằng cách bán chịu, quỹ bảo hiểm của Nhà nước sẽ đứng ra bảo hiểm, đền bù nếu bị mất vốn. Nhà nước có thể đền bù đến 100% vốn bị mất nhưng thông thường tỉ lệ đền bù khoảng 60-70% khoản tín dụng để các nhà xuất khẩu phải quan tâm đến việc kiểm tra khả năng thanh toán của các nhà nhập khẩu và việc thu tiền bán hàng sau khi hết thời hạn tín dụng. Nhà nước nên thực hiện công việc này vì nếu Nhà nước đứng ra đảm bảo tín dụng xuất khẩu, ngoài việc thúc đẩy xuất khẩu còn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nâng cao được giá bán hàng đồng thời yên tâm hơn trong việc mở rộng quan hệ kinh doanh với nhiều bạn hàng mới, chiếm lĩnh nhiều thị trường mới. 3.3.3. Nhà nước thực hiện cấp vốn bổ sung cho doanh nghiệp. Chúng ta đều biết rằng doanh nghiệp Nhà nước do Nhà nước thành lập, Nhà nước bỏ vốn kinh doanh để thực hiện mục đích kinh tế chiến lược. Như vậy không vì một lý do gì mà Nhà nước không cấp đủ vốn lưu động cần thiết cho doanh nghiệp. Đây là nguồn vốn chính không ai có thể thay thế được, là trách nhiệm của cơ quan tài chính Nhà nước, còn vốn tín dụng chỉ là vốn bổ sung. Nhưng trên thực tế, hiện nay vốn vay chiếm tỷ lệ 80 - 85% là điều không hợp lý. Rõ ràng, doanh nghiệp nhà nước thiếu vốn ngay từ lúc đầu ngân sách đã cấp không đủ vốn kinh doanh, làm cho doanh nghiệp không có điểm tựa. Do đó, trong quá trình hoạt động, Nhà nước cần thực hiện cấp bổ sung vốn cho doanh nghiệp; tạo tiền đề cho các doanh nghiệp cân bằng nguồn vốn của mình. 3.3.4. Nhà nước tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiến hành cổ phần hoá. Đảm bảo nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh rõ ràng là vấn đề sống còn đối với các doanh nghiệp trong cơ chế thị trường hiện nay. Tuy nhiên, khi nền tài chính quốc gia còn hạn hẹp, ngân sách nhà nước còn bội chi thì việc bổ sung đủ tỷ lệ vốn lưu động cần thiết cho các doanh nghiệp nhà nước là điều không phải dễ dàng. Trong trường hợp này, để giảm bớt phần nào gánh nặng cho ngân sách mà vẫn đảm bảo đủ vốn, cân bằng vốn cho doanh nghiệp, Nhà nước nên tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiến hành cổ phần hoá một cách thuận lợi. Chúng ta đã thực hiện cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước nhiều năm nay, một số cơ chế chính sách về cổ phần hoá, vì thế không còn phù hợp với thực tiễn nhưng vẫn chưa được sửa đổi kịp thời như: mức khống chế mua cổ phần đối với lãnh đạo doanh nghiệp, chế độ ưu đãi đối với người lao động, cơ chế xử lý các khoản nợ dây dưa và tài sản được loại trừ ở các doanh nghiệp thực hiện cổ phần hoá, chế độ phân cấp trong việc lựa chọn phê duyệt đề án cổ phần hoá… nên đã hạn chế và cản trở phần nào đối với quá trình chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp. Do đó, để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiến hành cổ phần hoá được thuận lợi, Nhà nước nên sửa đổi và hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách phục vụ cho hoạt động cổ phần hoá doanh nghiệp; nâng cao năng lực pháp lý của hệ thống chính sách có liên quan đến hoạt động chuyển đổi sở hữu DNNN, tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho hoạt động này thông qua việc xây dựng và trình quốc hội cho phép ban hành luật chuyển đổi sở hữu DNNN. Đồng thời hoàn thiện và xây dựng các định chế thích hợp để thực hiện Luật phá sản. Song song với việc sửa đổi hoàn thiện hệ thống chính sách cũ, Nhà nước cần sớm ban hành văn bản liên quan đến cổ phần hoá DNNN như: - Xây dựng cơ chế ưu đãi hợp lý và cơ chế xử lý nợ để khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi sở hữu và niêm yết trên thị trường chứng khoán bao gồm cả các biện pháp khoanh nợ, xoá nợ và chuyển nợ thành cổ phần ở những doanh nghiệp cổ phần hoá. - Quy chế quản lý tài chính và hoạch toán kinh doanh đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh. - Quy chế quản lý phần vốn nhà nước tại các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. - Hướng dẫn xử lý dứt điểm đối với những tài sản loại ra khỏi giá trị doanh nghiệp. Bên cạnh đó, Nhà nước nên xây dựng đề án và tổ chức thí điểm Công ty quản lý tài sản và mua bán nợ để hỗ trợ các doanh nghiệp xử lý các vấn đề tồn tại về tài chính khi thực hiện các đề án chuyển đổi sở hữu; Công ty đầu tư tài chính để từng bước tách rời quyền sở hữu với quyền quản lý tài sản thông qua việc chuyển phương thức quản lý vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp từ hành chính sang phương thức đầu tư. 3.3.5. Cần nhanh chóng phát triển thị trường tài chính. Trong nền kinh tế thị trường quá trình điều hoà các nguồn vốn nhàn rỗi từ nơi thừa đến nơi thiếu được diễn ra chủ yếu tại các thị trường tài chính. Do đó, tạo lập và phát triển một thị trường tài chính hoàn thiện là quá trình mang tính khách quan nhằm tạo điều kiện cho các cá nhân và tổ chức kinh doanh tìm kiếm nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Sơ đồ 2: Sự vận động của vốn trên thị trường tài chính. Trung gian tài chính ( Ngân hàng, công ty bảo hiểm…..) Người đi vay - Dân cư -Các doanh nghiệp - Chính phủ - Người nước ngoài Người cho vay - Dân cư -Các doanh nghiệp - Chính phủ - Người nước ngoài Thị trường tài chính (Thị trường tiền tệ, thị trường vốn) Quan sát sự vận động của các dòng vốn trên thị trường tài chính theo sơ đồ trên, ta thấy rõ ràng là với một thị trường tài chính hoàn thiện những người cần vốn và những người có vốn sẽ thoả mãn được nhu cầu cho vay và đi vay của mình một cách tiện lợi nhất. ở nước ta hiện nay, vốn lưu chuyển chủ yếu thông qua hệ thống ngân hàng. Thị trường chứng khoán đã hình thành và đi vào hoạt động nhưng do những hạn chế về thông tin và sự nhạy bén của thị trường chứng khoán đối với dân chúng nên chưa đảm nhận được chức năng tạo ra đầy đủ nhất các hình thức đầu tư, thúc đẩy và mở rộng những chu chuyển vốn trung và dài hạn trong nền kinh tế; do đó chưa thực sự tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong quá trình huy động vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Đây là điều Chính phủ cần quan tâm và tìm những giải pháp để thúc đẩy quá trình hoàn thiện thị trường tài chính trong thời gian gần nhất. Có như vậy, các doanh nghiệp Việt nam mới có thể giải quyết được tình trạng thiếu vốn, mất cân đối nguồn vốn để phát triển, tăng sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Kết luận Đất nước ta đang trên con đường con đường phát triển và hội nhập vào quá trình phân công lao động thế giới. Quá trình này có thành công hay không và thành công ở mức độ nào sẽ phụ thuộc rất nhiều vào sự phát triển và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước. Do đó, tìm kiếm các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, mà đầu tiên là tăng cường khả năng huy động vốn - một trong những vấn đề bức xúc nhất hiện nay của các doanh nghiệp Việt nam - là việc làm cần thiết. Nhận thức được điều đó, cũng như các doanh nghiệp khác hoạt động trong nền kinh tế thị trường, Công ty xuất nhập khẩu Hai Bà Trưng đã cố gắng rất nhiều trong việc tìm kiếm các nguồn tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, không những đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động Công ty trong những tình huống phức tạp của thị trường mà còn tận dụng được những nguồn có chi phí thấp, linh hoạt. Trên cơ sở đó, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam còn chưa phát triển, tích luỹ chưa nhiều, việc đảm bảo nguồn vốn đáp ứng được cả yếu tố về chất và lượng còn là một vấn đề nan giải không chỉ đối với Công ty xuất nhập khẩu Hai Bà Trưng mà cả các chủ thể kinh tế khác. Với mong muốn góp phần giải quyết vấn đề đó, em đã viết luận văn này. Song, vì kiến thức về lý luận và thực tiễn còn hạn chế nên trong bài viết không khỏi có những thiếu sót. Em rất mong các thầy cô thông cảm và chỉ bảo thêm cho em. Mục lục Trang Lời nói đầu Chương I: Các phương thức huy động vốn của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường 1.1. Sự cần thiết phải huy động vốn đối với các doanh nghiệp 1.2. Các phương thức huy động vốn của doanh nghiệp. 1.2.1. Nguồn vốn của doanh nghiệp. 1.2.2. Các phương thức huy động vốn của doanh nghiệp. 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn của doanh nghiệp 1.3.1. Yếu tố chủ quan. 1.3.2. Yếu tố khách quan Chương II: Thực trạng huy động vốn tại công ty XNK Hai Bà Trưng 2.1. Khái quát về công ty XNK Hai Bà Trưng 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 2.1.2. Cơ cấu tổ chức quản lý 2.1.3. Đặc điểm và tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty trong những năm gần đây 2.2. Thực trạng huy động vốn tại công ty XNK Hai Bà Trưng 2.2.1. Vốn chủ sở hữu 2.2.2. Vay vốn ngân hàng. 2.2.3. Sử dụng các hình thức tín dụng thương mại 2.3. Đánh giá tình hình huy động vốn tại công ty 2.3.1. Những kết quả đạt được 2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân Chương III: GiảI pháp tăng cường huy động vốn tại công ty XNK Hai Bà Trưng 3.1. Nhu cầu vốn ở Công ty XNK HBT trong thời gian tới 3.1.1. Định hướng hoạt động kinh doanh của Công ty. 3.1.2. Nhu cầu vốn của Công ty thời gian tới. 3.2. Một số giải pháp tăng cường huy động vốn ở Công ty XNK HBT 3.2.1. Tăng vay vốn ngân hàng thông qua việc sử dụng linh hoạt các hình thức tín dụng XNK 3.2.2. Phát hành trái phiếu công ty 3.2.3. Cổ phần hoá doanh nghiệp 3.2.4. Sử dụng vốn tiết kiệm và có hiệu quả 3.3. Một số kiến nghị 3.3.1. Nhà nước khuyến khích doanh nghiệp vay vốn ngân hàng thông các hình thức tín dụng XNK 3.3.2. Nhà nước đảm bảo tín dụng xuất nhập khẩu 3.3.3. Nhà nước cấp vốn bổ sung cho doanh nghiệp 3.3.4. Nhà nước tạo điều kiện cho doanh nghiệp cổ phần hoá 3.3.5. Cần nhanh chóng phát triển TTTC Kết luận Mục lục Tài liệu tham khảo Tài liệu tham khảo 1. Tiền tệ Ngân hàng và Thị trường tài chính ( Frederic S. Mishkin - NXB Khoa học và Kỹ thuật 1995). 2. Giáo trình Tài chính Doanh nghiệp (TS. Lưu Thị Hương – Trường đại học Kinh tế Quốc dân – NXB Giáo dục 1998) 3. Giáo trình Quản trị Tài chính doanh nghiệp (TS. Vũ Duy Hào, Đàm Viết Huệ – Trường đại học Kinh tế Quốc dân – NXB Thống kê 1998) 4. Giáo trình Lý thuyết Tài chính-Tiền tệ ( TS. Nguyễn Ngọc Hùng – Trường đại học Kinh tế-Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh - NXB Thống kê 1998) 5. Giáo trình kinh tế ngoại thương ( Bùi Xuân Lưu – NXB Giáo dục 1997) 6. Tạp chí và thời báo liên quan.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docC0011.doc