Kết quả nghiên cứu về các vi phạm không
tuân thủ thuế TNDN
Các thành viên trong nhóm thảo luận và
các tình huống nghiên cứu thảo luận tay
đôi đều cho thấy tồn tại 3 nhóm hành vi
chính về không tuân thủ thuế TNDN làm
giảm số thuế TNDN phải nộp theo quy
định của Luật thuế TNDN Việt Nam:
- Nhóm hành vi liên quan đến doanh thu
tính thuế TNDN.
- Nhóm hành vi liên quan đến chi phí tính
thuế TNDN.
- Nhóm hành vi liên quan đến số lỗ năm
trước chuyển sang.
Kết quả nghiên cứu ở 2 giai đoạn đều cho
thấy trong 3 nhóm hành vi nêu trên có tất
cả 11 vi phạm cụ thể về thuế TNDN, được
tổng hợp ở Bảng 4.
Theo Bảng 4, kê khai thiếu doanh thu là vi
phạm xuất hiện nhiều nhất ở nhóm hành
vi vi phạm về thuế TNDN, được tất cả 15
chuyên gia tham gia thảo luận nhóm đồng
tình và xảy ra ở 7/20 trường hợp DN đã
được thanh tra, kiểm tra thuế (chiếm tỷ
trọng 35% mẫu nghiên cứu). Hành vi hợp
thức hóa chi phí không có hóa đơn bằng
các chứng từ không liên quan hoạt động
sản xuất kinh doanh (SXKD) là vi phạm
xuất hiện phổ biến nhất, xảy ra ở tất cả các
tình huống nghiên cứu, tại 20/20 DN (đạt
tỷ lệ 100%) và được 15/15 chuyên gia nhận
định. Bên cạnh đó, việc tăng chi phí tiền
lương không có thực bằng nhiều cách thức
như tạo hợp đồng lao động giả mạo, hạch
toán chi phí lương cao hơn thực tế là hành
vi dẫn đến không tuân thủ thuế TNDN phổ
biến không kém, xảy ra ở 9/20 tình huống
thảo luận với DN (chiếm tỷ trọng 45%) và
nhận được sự đồng tình của 13/15 chuyên
gia thảo luận. Nhóm hành vi liên quan đến
số lỗ năm trước chuyển sang bao gồm 02
hành vi chính là xác định lỗ chuyển sang và
xác định thời gian chuyển lỗ không đúng
quy định. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu ở 2
giai đoạn cho thấy các hành vi vi phạm xuất
hiện chủ yếu ở các DN có mã ngành cấp 1
là: F, I, G, C, H. Trong đó, 2 lĩnh vực kinh
doanh được nhận định là có nhiều hành vi
vi phạm không tuân thủ thuế TNDN nhiều
nhất là xây dựng (mã ngành F); dịch vụ lưu
trú và ăn uống (mã ngành I).
12 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 25/01/2022 | Lượt xem: 274 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng không tuân thủ thuế thu nhập doanh nghiệp - Nghiên cứu tại thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
69
© Học viện Ngân hàng
ISSN 1859 - 011X
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng
Số 210- Tháng 11. 2019
Thực trạng không tuân thủ thuế thu nhập doanh nghiệp -
nghiên cứu tại Thành phố Hồ Chí Minh
Nguyễn Thị Loan
Nguyễn Việt Hồng Anh
Chi Cục thuế Bình Thạnh TP. HCM
Lê Thị Tuyết Hoa
Ngày nhận: 27/09/2019 Ngày nhận bản sửa: 23/10/2019 Ngày duyệt đăng: 21/11/2019
Bài viết sử dụng kết hợp phương pháp thảo luận nhóm, thảo luận tay đôi
và phương pháp thống kê, so sánh để nghiên cứu thực trạng không tuân
thủ thuế của doanh nghiệp (DN) trong giai đoạn 2013- 2017 trên địa bàn
Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM). Các số liệu phản ánh sự không tuân
thủ thuế thể hiện qua những vi phạm pháp luật thuế Việt Nam của DN,
được tổng hợp qua các kỳ thanh tra, kiểm tra thuế của Cục Thuế TP.HCM
và kinh nghiệm về quản lý thuế của cơ quan thuế (CQT). Qua đó, bài viết
đề xuất một số giải pháp về công tác quản lý thuế của CQT; các khuyến
nghị đối với Chính phủ về những quy định trong chính sách thuế cũng như
đối với các cơ quan chức năng về nguồn nhân lực quản lý Nhà nước nhằm
The situation of corporate income tax non-compliance: the research in Ho Chi Minh City
Abstract: The paper used a combination of group discussions, private discussions and statistical and
comparative methods to study the situation of non-tax compliance of enterprises during the period from 2013
to 2017. Tax non-compliance was researched as the tax fraud of enterprises, which were detected through tax
inspections and tax examinations of the Tax Department of Ho Chi Minh City and tax administration experience
from tax authorities. Thereby, the article has proposed: a number of solutions on tax administration of tax
authorities; some recommendations for the Government on the provisions of the tax policy as well as to the
human resources authorities to contribute to limit the situation of non-tax compliance of enterprises in the
legal Vietnamese tax law’s environment.
Keywords: the situation, tax non-compliance, corporate income tax
Asscociate Professor Loan Thi Nguyen, PhD
Email: loannt@buh.edu.vn
Banking University of Ho Chi Minh City
Anh Viet Hong Nguyen, MEc
Email: nvhanh.hcm@gdt.gov.vn
Sub-department of Taxation of Binh Thanh District, Ho Chi Minh City
Hoa Thi Tuyet Le, PhD
Email: hoaltt@buh.edu.vn
Banking University of Ho Chi Minh City
Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh
Thực trạng không tuân thủ thuế thu nhập doanh nghiệp -
nghiên cứu tại Thành phố Hồ Chí Minh
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 210- Tháng 11. 201970
góp phần hạn chế thực trạng không tuân thủ thuế của DN trong môi trường
pháp luật thuế Việt Nam.
Từ khóa: Không tuân thủ thuế, Thuế thu nhập doanh nghiệp
1. Giới thiệu
Thuế xuất hiện đồng thời với nhà nước,
dưới nhiều hình thức khác nhau. Từ khi
chính sách thuế ra đời thì nghĩa vụ thuế
của người nộp thuế được hình thành.
Thuế là một trong những khoản đóng góp
bắt buộc, có giới hạn phải nộp (Phan Hiển
Minh và cộng sự, 2001). Tuy nhiên, không
phải lúc nào người nộp thuế cũng thực
hiện nghĩa vụ của mình một cách đầy đủ.
Theo Noor và cộng sự (2013), Chính phủ
ngày càng quan tâm nhiều hơn về vấn đề
trốn thuế, không tuân thủ thuế vì các hoạt
động này làm giảm nỗ lực tăng thu ngân
sách của quốc gia.
Tại Việt Nam, Chính phủ luôn quan tâm
đến việc quản lý thuế của quốc gia, nhất
là nghĩa vụ thuế của các DN, với số thu
thuế từ DN chiếm tỷ lệ hơn 50% tổng thu
Ngân sách Nhà nước (NSNN) (Bộ Tài
chính, 2016). Bên cạnh đó, theo Báo cáo
Ngân sách của Bộ Tài chính (2016), trong
các giai đoạn từ 2001- 2005; 2006- 2010;
2011- 2015, cơ cấu thu ngân sách theo
sắc thuế cho thấy tỷ trọng thuế thu nhập
doanh nghiệp (TNDN) luôn chiếm trên
30%, cao nhất so với những sắc thuế còn
lại. Do vậy, có thể thấy DN là đối tượng
nộp thuế đóng vai trò quan trọng của nền
kinh tế Việt Nam và thuế TNDN là một
trong những nguồn thu chủ yếu mà Chính
phủ rất quan tâm.
Theo thống kê của Bộ Tài chính, kết quả
kiểm tra trong 9 tháng đầu năm 2016
với 52.222 DN đã phát hiện và truy thu
9.145,11 tỷ đồng, tỷ lệ thu ngân sách đối
với các DN từ việc thanh tra kiểm tra
chiếm đến 54,16% (Nguyen Vu, 2016).
Đến cuối năm 2016, theo thống kê, qua
thanh kiểm tra có đến 91.419 DN bị thanh
tra kiến nghị thu hồi ngân sách 17.285
tỷ đồng, truy hoàn thuế 1.400 tỷ đồng,
giảm khấu trừ thuế là 79 tỷ đồng, hơn nữa
số thu thuế năm 2016 đạt dự toán Ngân
sách nhờ vào những nỗ lực của công tác
thanh tra kiểm tra thuế các DN (Kien and
Nga, 2017). Năm 2017, CQT các cấp đã
thực hiện hơn 97.000 cuộc thanh tra kiểm
tra DN và truy thu 17.960 tỷ đồng, giảm
lỗ hơn 34.118 tỷ đồng (tính đến ngày
25/12/2017) (Tạp chí Thuế 2018). Mặc dù
DN có nghĩa vụ tự khai báo tự nộp thuế
theo quy định nhưng nếu không có công
tác thanh tra kiểm tra thuế thì số tiền thất
thu ngân sách ngày càng nhiều.
Từ những năm 1990, Kamdar (1997) đã
nghiên cứu tác động của các yếu tố về
chính sách có ảnh hưởng đến sự không
tuân thủ thuế tại Mỹ trong giai đoạn
1961-1987. Nurtegin (2008) tại Mỹ còn
nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến gian
lận thuế của DN với dữ liệu của 23 quốc
gia trên thế giới. Noor và cộng sự (2012)
nghiên cứu về các yếu tố tài chính ảnh
hưởng đến gian lận thuế thu nhập của DN
tại Malaysia. Tedds (2010) đã thực hiện
cuộc điều tra khảo sát để kết luận các yếu
tố ảnh hưởng đến hành vi không khai báo
thuế, gian lận thuế của DN tại Canada. Do
vậy, việc không tuân thủ thuế là một vấn
đề đã xuất hiện từ lâu kể từ khi nghĩa vụ
thuế được xác lập và được nhiều nhà khoa
học trên thế giới nghiên cứu. Hơn nữa, sự
NGUYỄN THỊ LOAN - NGUYỄN VIỆT HỒNG ANH - LÊ THỊ TUYẾT HOA
Số 210- Tháng 11. 2019- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng 71
tăng lên của số thuế truy thu và những vi
phạm về thuế qua thanh tra, kiểm tra hằng
năm cho thấy những vi phạm về thuế, trốn
thuế tại Việt Nam là một thực trạng cần
được các cơ quan chức năng nghiên cứu
và tìm ra những giải pháp thiết thực nhằm
hạn chế vấn đề này.
Do thuế TNDN là một trong những sắc
thuế chiếm tỷ trọng cao trong nguồn thu
ngân sách nên bài viết tập trung nghiên
cứu thực trạng không tuân thủ thuế liên
quan đến nghĩa vụ thuế TNDN thể hiện
qua các hành vi trốn thuế, gian lận thuế
phải nộp trái với những quy định về pháp
luật thuế TNDN tại Việt Nam. Đồng thời,
bài viết cũng xác định những nguyên nhân
dẫn đến vi phạm và những hạn chế trong
quản lý thuế đối với DN. Qua đó, đề xuất
các giải pháp góp phần ngăn ngừa và hạn
chế sự không tuân thủ thuế TNDN.
2. Cơ sở lý thuyết và phương pháp
nghiên cứu
2.1. Khái niệm không tuân thủ thuế thu
nhập doanh nghiệp
Theo Nguyễn Minh Hà và cộng sự (2012),
quan điểm truyền thống của quản lý thuế
chủ yếu dựa trên giả thuyết rằng hầu hết
các DN về bản chất là không tự nguyện
tuân thủ và chỉ chấp hành nghĩa vụ khi
có sự cưỡng chế của CQT hay khi bị tác
động bởi lợi ích kinh tế. Khái niệm không
tuân thủ thuế mà mô hình của BISEP
(Organization for Economic Cooperation
and Development, 2004) đưa ra phụ thuộc
vào mức độ của chi phí tuân thủ và áp lực.
Theo tổng hợp của Alabede và cộng sự
(2011), không tuân thủ thuế xuất hiện
dưới nhiều dạng khác nhau. Tuy nhiên,
kết quả của việc không tuân thủ thuế là
dẫn đến những vi phạm pháp luật về thuế,
trong đó bao gồm hành vi gian lận thuế.
Theo James và Alley (2002), không tuân
thủ thuế là việc người nộp thuế đã không
chấp hành các nghĩa vụ thuế và hành vi đó
được thực hiện một cách có ý thức hoặc
vô thức. Theo Singh (2003), không tuân
thủ thuế ở DN xảy ra khi xuất hiện các vi
phạm về Luật Thuế như không báo cáo
chính xác nghĩa vụ thuế theo quy định
chủ yếu do khai thiếu doanh thu hoặc khai
khống chi phí được trừ. Những DN không
khai báo đúng hai yếu tố thu nhập và chi
phí hoặc không thực hiện nghĩa vụ nộp
thuế đều được hiểu là không tuân thủ thuế
TNDN (Tan & Sawyer, 2003). Các biểu
hiện không phù hợp về số liệu trên báo cáo
tài chính (BCTC) sẽ dẫn đến sự không phù
hợp của các báo cáo thuế- đây là một trong
những biểu hiện của sự không tuân thủ thuế
của DN (Frank và cộng sự, 2004). Theo
Văn phòng Chính phủ Hoa Kỳ (United
States Government Accountability Office,
2012), sự không tuân thủ thuế TNDN là các
hành vi khai báo thu nhập ít hơn hoặc kê
khai chi phí cao hơn so với thực tế, vi phạm
những quy định của Luật Thuế.
Theo quy định tại Điều 103 Luật Quản lý
thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006
của Việt Nam, những hành vi vi phạm
pháp luật về thuế của người nộp thuế bao
gồm: (1) Vi phạm các thủ tục về thuế; (2)
Chậm nộp tiền thuế; (3) Khai báo nộp thuế
sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp
hoặc tăng số tiền thuế được hoàn lại; (4)
Trốn thuế, gian lận thuế. Tuy nhiên, khá
nhiều công trình khoa học đã nghiên cứu
về không tuân thủ thuế của DN là việc
khai báo sai thu nhập liên quan đến thông
tin phản ánh nghĩa vụ thuế TNDN không
đúng quy định vì đó là nghĩa vụ thuế đầu
tiên và cơ bản nhất của các DN hoạt động
trong nền kinh tế.
Thực trạng không tuân thủ thuế thu nhập doanh nghiệp -
nghiên cứu tại Thành phố Hồ Chí Minh
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 210- Tháng 11. 201972
Trong phạm vi nghiên cứu của bài viết,
về thực trạng không tuân thủ thuế TNDN
bao gồm việc không khai báo đúng nghĩa
vụ thuế TNDN, làm giảm số thuế phải nộp
đối với Nhà nước. Đó là những vi phạm
của DN về pháp luật thuế Việt Nam trong
việc khai thuế cho cơ quan quản lý thuế.
2.2. Lý thuyết nghiên cứu không tuân
thủ thuế
2.2.1. Lý thuyết mô hình ngăn chặn kinh tế
(Economic Deterrence Model)
Becker (1968) đề xuất một luận cứ hẹp
rằng các biện pháp ngăn chặn như xác suất
phát hiện xử phạt và những hình phạt có
ảnh hưởng đến sự tuân thủ. Đến những
năm 1970, dựa trên “Thuyết hữu dụng”,
Allingham và Sandmo (1972) cho rằng
người nộp thuế sẽ tìm cách tối ưu hóa lợi
ích của họ để thực hiện các quyết định tuân
thủ trong các báo cáo thuế, nơi mà việc trốn
thuế xuất hiện nếu như các lợi ích về mặt
tài chính thấp hơn các chi phí tài chính. Từ
những năm 1980, mô hình ngăn chặn kinh
tế đã xuất hiện nhiều phiên bản, trong đó
sửa đổi một số giả định cơ bản và kiểm tra
các biến tuân thủ khác nhau. Nhìn chung,
theo quan điểm nghiên cứu của mô hình
ngăn chặn kinh tế, các nhà khoa học đã tóm
tắt hiệu quả của những yếu tố quyết định
chi phí tài chính có ảnh hưởng đến sự tuân
thủ thuế như: Sự phức tạp của hệ thống
thuế; thuế suất; xác suất phát hiện vi phạm;
mức thu nhập và cấu trúc hình phạt. Tuy
nhiên, ít bằng chứng thực nghiệm chứng
minh được những dự đoán của mô hình
ngăn chặn kinh tế là hoàn toàn đúng đắn
(Devos 2014). Tiếp nối hướng nghiên cứu
trong lĩnh vực tuân thủ thuế, một phương
pháp tiếp cận khác mô hình ngăn chặn kinh
tế đã xuất hiện là mô hình tâm lý xã hội và
tài chính.
2.2.2. Lý thuyết mô hình tâm lý xã hội và
tài chính (Fiscal and Social Psychology
Models)
Hướng tiếp cận của mô hình tâm lý xã hội
và tài chính là kiểm tra các yếu tố của con
người ảnh hưởng đến thái độ và hành vi
tuân thủ thuế (Devos, 2014). Một trong
những nghiên cứu sớm nhất về trốn thuế
đã khám phá ra khái niệm “tư duy thuế”
được trình bày bởi Schmolders (1959). Do
đó, nếu người nộp thuế càng có thái độ
tích cực về thuế cũng như cách làm việc
với CQT, họ càng sẵn sàng đóng thuế.
Kinsey (1986) diễn giải khái niệm “sẵn
sàng hợp tác” có liên quan đến sự tuân
thủ, trong đó những người nộp thuế rất
hợp tác với CQT, có thể sẽ tuân thủ nhiều
hơn những người không hợp tác. Trong
suốt những năm 1990 và đầu những năm
2000, các biến số khác xuất hiện trong các
mô hình tâm lý xã hội và tài chính cũng
không có trong mô hình ngăn chặn kinh tế
thuần túy (Devos, 2014). Như vậy, trong
suốt nhiều năm nghiên cứu, nền tảng lý
thuyết về tuân thủ thuế đã xuất hiện như
mô hình ngăn chặn kinh tế và mô hình tâm
lý xã hội và tài chính. Tuy nhiên, các kết
luận của những nhà nghiên cứu vẫn còn
nhiều tranh cãi.
2.2.3. Lý thuyết Tam giác gian lận của
Cressey (1953)
Theo Alabede và cộng sự (2011), không
tuân thủ thuế bao gồm khái niệm gian
lận thuế nên lý thuyết hành vi gian lận
được đề cập để phân tích nhằm tìm ra
khung nghiên cứu cho bài viết. Kết quả
của Cressey (1953) đã đưa ra mô hình
tam giác gian lận (Fraud Triangle) với nội
dung: Hành vi gian lận hay tổng quát hơn
là tội phạm hoặc những vi phạm pháp luật
chỉ được thực hiện trên cơ sở hội đủ 3 yếu
NGUYỄN THỊ LOAN - NGUYỄN VIỆT HỒNG ANH - LÊ THỊ TUYẾT HOA
Số 210- Tháng 11. 2019- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng 73
tố. Đó là cơ hội, áp lực (động cơ) và thái
độ, cá tính hay sự hợp lý hóa hành vi gian
lận của con người. Cụ thể là:
+ Áp lực (động cơ): Khởi nguồn của việc
thực hiện vi phạm pháp luật là do người thực
hiện chịu những áp lực. Các áp lực có thể do
những khó khăn về tài chính, ví dụ như hao
hụt về tiền bạc trong cuộc sống mà cá nhân
phải vượt qua; hoặc mối quan hệ không suôn
sẻ giữa người chủ và nhân viên. Theo lý giải
của mô hình tam giác gian lận, khi áp lực
tăng thì gian lận xuất hiện.
+ Cơ hội: Yếu tố này còn thể hiện phương
thức thực hiện hành vi vi phạm. Một khi
đã tồn tại những áp lực thúc đẩy như đã đề
cập, nếu có cơ hội thì hành vi gian lận sẽ
được thực hiện.
+ Thái độ của con người hay khả năng
hợp lý hóa hành vi gian lận của con người:
Cressey (1953) cho thấy rằng, tùy theo cá
tính của mỗi người mà hành vi gian lận
có được thực hiện hay không. Có những
người khi có cơ hội và chịu áp lực họ sẽ
thực hiện hành vi gian lận với lý lẽ tự an
ủi rằng họ sẽ không để chuyện này lặp
lại. Tam giác gian lận của Cressey (1953)
được dùng để lý giải rất nhiều vụ gian lận
hoặc vi phạm các quy định của luật pháp
và được áp dụng trong việc nghiên cứu,
đánh giá rủi ro có gian lận phát sinh trong
nhiều lĩnh vực nghề nghiệp.
Không tuân thủ thuế thể hiện qua những
vi phạm pháp luật về thuế dẫn đến thất thu
thuế, gian lận thuế theo lý thuyết Tam giác
gian lận của Cressey (1953) đã được sử
dụng khá phổ biến để nghiên cứu những
yếu tố tác động đến các vi phạm pháp luật
trước đây cả trong nước và trên thế giới
ở lĩnh vực kinh tế tài chính. Vì vậy, lý
thuyết Tam giác gian lận (Cressey, 1953)
sẽ được nhóm tác giả sử dụng làm cơ sở
phân tích thực trạng không tuân thủ thuế
TNDN trong môi trường pháp luật thuế
Việt Nam với ý nghĩa rằng: Nguyên nhân
dẫn đến hành vi vi phạm pháp luật là sự
xuất hiện áp lực và cơ hội thực hiện cũng
như thái độ tuân thủ pháp luật của người
nộp thuế thấp.
2.3. Tổng quan các nghiên cứu
Các nghiên cứu trên thế giới như: Chương
trình tài chính công của Chính phủ Đức
(GIZ Sector Programme Public Finance,
2010), Abdixhiku (2013), Sapiei và cộng
sự (2014), Awan và Hannan (2014),
Yahyapour và cộng sự (2015) đã phân tích
các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi gian lận
thuế. Những yếu tố đưa ra trong mô hình
đóng vai trò là nguyên nhân dẫn đến trốn
thuế. Bên cạnh đó, một số nghiên cứu đã
tìm ra mối liên hệ giữa không tuân thủ
thuế và các thông tin trên BCTC, đồng
thời đưa ra các nhận định về không tuân
thủ thuế TNDN dựa trên những thông
tin của BCTC thể hiện qua việc kê khai
thiếu thuế TNDN như: Lisowsky (2010);
Noor và cộng sự (2012); Noor và cộng sự
(2013); Yusof và cộng sự (2014). Mills
(1996) đã nghiên cứu sự tuân thủ thuế và
việc thực hiện BCTC của DN. Ông cho
rằng CQT phát hiện những sai lệch về số
thuế TNDN sẽ tăng lên tương ứng với các
chênh lệch giữa lợi nhuận trên sổ sách và
thu nhập chịu thuế mà DN đã khai báo.
Các biểu hiện không phù hợp trên BCTC
sẽ dẫn đến sự không phù hợp của các báo
cáo thuế và dẫn đến một trong những biểu
hiện của sự không tuân thủ thuế TNDN
(Frank và cộng sự, 2009).
Các nghiên cứu tại Việt Nam phần lớn là
phân tích thực trạng, kinh nghiệm nhận
định các hành vi không tuân thủ của CQT
Thực trạng không tuân thủ thuế thu nhập doanh nghiệp -
nghiên cứu tại Thành phố Hồ Chí Minh
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 210- Tháng 11. 201974
và đề xuất hướng giải quyết. Nghiên
cứu năm 2013 của Lê Xuân Trường và
Nguyễn Đình Chiến đã phần nào phác
họa nên những vi phạm cụ thể về gian lận
thuế của DN để CQT có giải pháp hạn chế
thực trạng này. Đặc biệt, nghiên cứu của
Vũ Hữu Đức và cộng sự (2009) đã kết
luận các chỉ số trên BCTC có mối liên hệ
với sự tuân thủ thuế TNDN, thể hiện qua
khoảng chênh lệch giữa số thuế TNDN
tự kê khai và kết quả kiểm tra của CQT.
Các phương pháp nghiên cứu được áp
dụng bao gồm: Kỹ thuật phân tích, tổng
hợp, điều tra khảo sát. Một số nghiên cứu
đã sử dụng phương pháp định lượng như
hồi quy bội, phân tích nhân tố khám phá
(EFA), hồi quy Logit để thực hiện mục
tiêu nghiên cứu theo từng đề tài. Trong
nghiên cứu này, bài viết nghiên cứu thực
trạng không tuân thủ thuế TNDN thông
qua sự kế thừa các nghiên cứu trước đồng
thời có sự kết hợp giữa các số liệu thống
kê, những đúc kết kinh nghiệm của CQT
và nhận định từ các DN đã được thanh tra
kiểm tra thuế.
2.4. Phương pháp nghiên cứu
Bài viết kết hợp các phương pháp nghiên
cứu khác nhau, cụ thể:
Nhóm tác giả thực hiện phương pháp tổng
hợp cơ sở lý thuyết kết hợp với phương
pháp thảo luận nhóm giữa các chuyên gia
từ các CQT và phương pháp phỏng vấn,
thảo luận tay đôi với đại diện DN đã được
thanh tra, kiểm tra thuế. Các phương pháp
nghiên cứu được thực hiện kết hợp nhằm
khai thác thông tin chuyên sâu từ thực tế
vi phạm, kinh nghiệm của các chuyên gia
trong ngành thuế tại Việt Nam, phù hợp
với một số công trình nghiên cứu trước
đây đã sử dụng như Yalama và Gumus
(2013); Yahyapour và cộng sự (2015). Các
bước thực hiện như sau:
- Bước 1: Chọn mẫu thu thập dữ liệu phù
hợp với mục tiêu nghiên cứu.
- Bước 2: Tiến hành thu thập dữ liệu thông
qua 2 giai đoạn bằng công cụ thảo luận
nhóm và thảo luận tay đôi, được thực hiện
tại TP. Hồ Chí Minh từ tháng 3/2018 đến
hết tháng 5/2018.
- Bước 3: Phân tích dữ liệu từ những ý
kiến của các chuyên gia (từ phía CQT và
phía DN) đã được ghi chép và mã hóa
thành các thông tin, yếu tố cụ thể. Trong
đó có sự đối chiếu và so sánh để tổng hợp
kết quả nghiên cứu.
Số lượng mẫu ở 2 giai đoạn nghiên cứu
được nhóm tác giả xác định theo quan
điểm của Gummesson (2000) trong
Nguyễn Đình Thọ (2011). Số lượng mẫu
được xác định ở mức thông tin thu thập
được hầu như không có gì khác biệt so
với các mẫu trước đó, sau đó tiếp tục chọn
thêm một mẫu nhằm khẳng định điểm bão
hòa. Nếu không phát hiện thêm thông tin
gì mới thì sẽ ngừng lại. Mẫu được chọn
riêng biệt ở 2 giai đoạn nghiên cứu với
những tiêu chí như sau:
Thảo luận nhóm: Được tiến hành với đối
tượng là các chuyên gia trong lĩnh vực
quản lý thuế, có kinh nghiệm làm công
tác thanh tra, kiểm tra từ 5 năm trở lên
với mong muốn nhận được những ý kiến
đánh giá về các yếu tố ảnh hưởng dẫn đến
khai báo thuế TNDN không đúng quy định
pháp luật.
Thảo luận tay đôi: Được tiến hành với
đại diện các DN (giám đốc, chủ DN hoặc
kế toán trưởng) đã được CQT thanh tra,
kiểm tra việc chấp hành pháp luật thuế
trong quá trình kê khai nghĩa vụ TNDN.
Họ có kinh nghiệm trong việc giải trình
NGUYỄN THỊ LOAN - NGUYỄN VIỆT HỒNG ANH - LÊ THỊ TUYẾT HOA
Số 210- Tháng 11. 2019- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng 75
với CQT về những vi phạm, các yếu tố
ảnh hưởng đến việc thực hiện vi phạm thể
hiện qua kết quả kiểm tra ghi nhận trong
hồ sơ của CQT.
Thông tin dùng để khai thác cho quá trình
chọn mẫu nghiên cứu là: (1) Những vi
phạm pháp luật thuế TNDN dẫn đến làm
giảm nghĩa vụ thuế TNDN phải nộp; (2)
Nguyên nhân dẫn đến sự không tuân thủ
thuế TNDN; (3) Những hạn chế trong công
tác quản lý thuế đối với DN. Trong đó,
nguyên nhân dẫn đến sự không tuân thủ
thuế được bài viết khai thác trên cơ sở lý
thuyết Tam giác gian lận (Cressey, 1953)
đã được phân tích và kế thừa từ các nghiên
cứu trước. Quy trình chọn mẫu được thực
hiện riêng biệt bằng phương pháp chọn
Hình 1. Chọn mẫu lý thuyết ở giai đoạn thảo luận nhóm
Nguồn: Kết quả chọn mẫu của phương pháp thảo luận nhóm
Hình 2. Chọn mẫu lý thuyết ở giai đoạn thảo luận tay đôi
Nguồn: Kết quả chọn mẫu của phương pháp thảo luận tay đôi
Thực trạng không tuân thủ thuế thu nhập doanh nghiệp -
nghiên cứu tại Thành phố Hồ Chí Minh
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 210- Tháng 11. 201976
mẫu lý thuyết ở cả 2 giai đoạn thảo luận,
được minh họa như Hình 1 và Hình 2.
Đối với giai đoạn thảo luận nhóm: Nhóm
tác giả chọn ngẫu nhiên đối tượng thứ
nhất S1 để thảo luận. Thông qua thảo luận,
chúng tôi nhận thấy có 4 hành vi vi phạm
về thuế ở DN được đề cập; 4 nguyên nhân
dẫn đến sự không tuân thủ thuế của DN và
4 hạn chế trong công tác quản lý của CQT
hiện nay. Tiếp theo, nhóm nghiên cứu tiếp
tục thảo luận nhóm với 3 đối tượng kế tiếp
S2-S4 để thu thập dữ liệu và bổ sung thêm
1 hành vi vi phạm về thuế TNDN ở DN; 4
nguyên nhân và 2 hạn chế trong công tác
quản lý thuế ngoài những nội dung mà đối
tượng thứ nhất đã cung cấp. Vì vậy, nhóm
tác giả tiếp tục thảo luận nhóm với các
đối tượng tiếp theo để phát hiện ra những
yếu tố mới có tác động đến không tuân thủ
thuế của DN (theo minh họa ở Hình 1).
Nhóm tác giả cứ thế tiếp tục cho đến đối
tượng S14, chúng tôi nhận thấy không còn
thông tin gì mới nữa để tiếp tục. Vì vậy,
S14 được xem là điểm bão hòa. Để khẳng
định điểm bão hòa, nhóm nghiên cứu tiếp
tục thảo luận với 1 đối tượng tiếp theo
S15. Kết quả cho thấy không có phát hiện
thêm yếu tố mới. Do đó, mẫu nghiên cứu
trong giai đoạn 1 là n=15 với 11 hành vi
vi phạm về thuế TNDN được đúc kết; 12
nguyên nhân dẫn đến không tuân thủ thuế
TNDN và 10 điểm hạn chế trong công tác
quản lý thuế đối với DN hiện nay
được phát hiện qua nghiên cứu.
Số lượng mẫu nghiên cứu được
phân loại theo vị trí công tác được
minh họa trong Hình 3.
Theo Hình 3, đối tượng tham gia
thảo luận nhóm là những người
làm công tác quản lý và trực tiếp
thực hiện nhiệm vụ kiểm tra,
thanh tra nghĩa vụ chấp hành
pháp luật thuế của doanh nghiệp. (1) Ban
lãnh đạo bao gồm những người lãnh đạo
Cục thuế, Chi cục Thuế. Họ là những
người đứng đầu, nắm quyền về quản lý,
chịu trách nhiệm điều hành và tham mưu
cho Chính phủ về công tác quản lý thuế
của quốc gia; (2) Trưởng phòng Thanh tra
và (3) Đội trưởng Đội kiểm tra là những
người điều hành các đoàn thanh tra, kiểm
tra nghĩa vụ chấp hành pháp luật thuế
của doanh nghiệp, chịu trách nhiệm tham
mưu cho Ban lãnh đạo; (4) Thanh tra viên
và (6) Kiểm tra viên là những người trực
tiếp thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra
việc chấp hành pháp luật thuế của doanh
nghiệp, họ có những kinh nghiệm thực
tế liên quan đến vấn đề tuân thủ thuế của
doanh nghiệp. Tất cả các đối tượng được
mời tham gia thảo luận nhóm ở những vị
trí công tác khác nhau sẽ cung cấp thông
tin phản ánh thực trạng một cách đầy đủ
hơn về nội dung nghiên cứu.
Đối với giai đoạn thảo luận tay đôi: Quy
trình chọn mẫu được thực hiện tương tự
như giai đoạn trước, tuy nhiên từng lần
thảo luận chỉ được thực hiện giữa nhóm
nghiên cứu và 1 đối tượng nghiên cứu.
Kết quả nghiên cứu cho thấy mẫu nghiên
cứu giai đoạn này là n= 20, điểm bão hòa
là S20 (Hình 2). Qua nghiên cứu 20 tình
huống, nhóm tác giả đúc kết có tất cả 11
hành vi vi phạm về thuế TNDN đã được
Hình 3. Phân loại đối tượng thảo luận nhóm
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả thảo luận nhóm
NGUYỄN THỊ LOAN - NGUYỄN VIỆT HỒNG ANH - LÊ THỊ TUYẾT HOA
Số 210- Tháng 11. 2019- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng 77
phát hiện; 11 nguyên nhân dẫn đến không
tuân thủ thuế TNDN. Các doanh nghiệp
trong mẫu nghiên cứu thuộc các ngành
nghề khác nhau, được phân loại theo mã
ngành cấp 1 theo Quyết định số 10/2007/
QĐ-TTg ngày 23/01/2007 của Thủ tướng
Chính phủ, trên thông tin đăng ký kinh
doanh của doanh nghiệp.
Hình 4 phân loại các doanh nghiệp trong
mẫu nghiên cứu được chọn theo quy trình
chọn mẫu lý thuyết đã nêu theo các mã
ngành nghề kinh doanh chính. Kết quả cho
thấy các doanh nghiệp tham gia vào nghiên
cứu thuộc 5 lĩnh vực kinh doanh chính: C-
Công nghiệp chế biến, chế tạo; H- Vận tải
kho bãi; I- Dịch vụ lưu trú và ăn uống; G-
Bán buôn và bán lẻ; xây dựng.
3. Kết quả nghiên cứu
3.1. Thực trạng không tuân thủ thuế
TNDN qua các số liệu thống kê
Theo thống kê tại Bảng 1 dưới đây, tỷ
trọng khoản thu từ DN trong nước tại
Việt Nam rất cao, luôn chiếm trên 65%
tổng nguồn thu nội địa. Bên cạnh đó, nếu
so sánh với tổng thu NSNN thì số thu từ
các DN nội địa cũng chiếm tỷ lệ khá lớn,
từ 30% đến hơn 50%. Điều này chứng tỏ
nghĩa vụ thuế của DN trong nước đóng vai
trò rất quan trọng đối với ngân sách quốc
gia. Xu hướng biến động tỷ trọng số thu
từ DN trong nước trên tổng thu ngân sách
có xu hướng giảm từ năm 2013 đến năm
2017. Trong khi đó tỷ trọng số thu từ DN
trong nước trong tổng thu nội địa có xu
Hình 4. Phân loại các doanh nghiệp tham gia thảo luận tay đôi theo ngành nghề
kinh doanh chính
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả thảo luận tay đôi
Bảng 1. Thống kê cơ cấu nguồn thu NSNN tại Việt Nam
ĐVT: tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
Thu từ DN trong nước 405.773 403.454 482.847 558.807 681.918
Thu nội địa từ SXKD 513.090 539.000 638.600 846.230 990.280
Tổng thu NSNN 1.084.064 782.700 911.100 1.093.631 1.280.755
Tỷ trọng số thu từ DN trong nước /
tổng thu nội địa (%) 79,08 74,85 75,61 66,03 68,86
Tỷ trọng số thu từ DN trong nước /
tổng thu NSNN (%) 37,43 51,55 53,00 51,10 53,24
Nguồn: Tổng hợp từ Website Bộ Tài chính tại www.mof.gov.vn
Thực trạng không tuân thủ thuế thu nhập doanh nghiệp -
nghiên cứu tại Thành phố Hồ Chí Minh
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 210- Tháng 11. 201978
hướng tăng nhưng lại giảm đáng kể ở năm
2016 trước khi tăng nhẹ lại ở năm 2017.
Bên cạnh đó, theo số liệu báo cáo NSNN
của Bộ Tài chính từ năm 2013- 2017, tỷ
trọng số thu theo các sắc thuế được thể
hiện trong Hình 5.
Hình 5 minh họa tỷ trọng số thu theo các
sắc thuế trong tổng thu ngân sách cả nước
cho thấy, trong khoảng thời gian từ năm
2013- 2017 tỷ trọng thu thuế TNDN có
khuynh hướng giảm rõ nét ở năm 2017
so với các năm trước trong khi xu hướng
của các sắc thuế khác tăng nhẹ mặc dù có
nhiều biến động trong giai đoạn nghiên
cứu. Số liệu thống kê Hình 5 phản ánh
thực tế số tiền thuế TNDN đã nộp vào
NSNN, bao gồm số thuế TNDN tự kê
khai, tự nộp và cả số thuế TNDN mà CQT
phát hiện qua thanh tra kiểm tra đã được
nộp. Do đó, một trong các nguyên nhân
dẫn đến tỷ lệ này thấp là mức độ tuân thủ
thuế TNDN tại Việt Nam đang có dấu
hiệu ngày càng có rủi ro cao về thuế, cần
phải được các cơ quan chức năng chú
trọng nhiều hơn. Riêng thực trạng thu thuế
theo số liệu báo cáo tại Thành phố Hồ Chí
Minh được trình bày chi tiết trong Bảng 2.
Cũng giống như xu hướng chung của cả
nước, tỷ trọng thu thuế TNDN giảm dần
trong giai đoạn 2013- 2017. Qua các con
số thống kê thực trạng nguồn thu ngân
sách và việc phân loại số thu theo các sắc
thuế, có thể thấy sự không tuân thủ thuế
TNDN tại Việt Nam nói chung cũng như
TP. HCM nói riêng rất đáng được quan
tâm và cần có những biện pháp tập trung
khai thác nguồn thu.
Nguồn: Báo cáo quyết toán NSNN- Bộ Tài chính
Hình 5. Biến động của tỷ trọng số thu các sắc thuế trong tổng thu NSNN
tại Việt Nam
ĐVT: %
Bảng 2. Doanh số thu theo sắc thuế tại Thành phố Hồ Chí Minh
Chỉ tiêu
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
Số
tiền (tỷ
đồng)
Tỷ
trọng
(%)
Số
tiền (tỷ
đồng)
Tỷ
trọng
(%)
Số
tiền (tỷ
đồng)
Tỷ
trọng
(%)
Số
tiền (tỷ
đồng)
Tỷ
trọng
(%)
Số
tiền (tỷ
đồng)
Tỷ
trọng
(%)
Thuế GTGT 30.949 39,99 34.874 41,60 40.532 44,06 43.775 39,91 52.494 42,11
Thuế TNDN 32.488 41,97 34.652 41,33 34.999 38,05 37.799 34,46 41.836 33,56
Thuế TNCN 13.964 18,04 14.313 17,07 16.458 17,89 28.104 25,62 30.330 24,33
Cộng 77.401 100 83.839 100 91.989 100 109.678 100 124.660 100
Nguồn: Báo cáo thu NSNN- Kho bạc Nhà nước TP. Hồ Chí Minh
NGUYỄN THỊ LOAN - NGUYỄN VIỆT HỒNG ANH - LÊ THỊ TUYẾT HOA
Số 210- Tháng 11. 2019- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng 79
Bảng 3 trình bày kết quả số thu thuế và phạt
qua các hành vi vi phạm pháp luật thuế của
DN đã được CQT tại TP.HCM phát hiện
trong 5 năm 2013- 2017.
Các hành vi vi phạm về thuế được Cục
thuế TP.HCM thống kê qua thực tế thanh
tra, kiểm tra tại các DN ở Bảng 3 chủ yếu
tập trung ở các vi phạm về hóa đơn, kê
khai doanh thu và chi phí không đúng quy
Bảng 3. Kết quả xử lý về các hành vi vi phạm pháp luật thuế qua thanh tra, kiểm tra DN
tại TP. HCM
ĐVT: triệu đồng
Hành vi vi phạm Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
Gian lận sử dụng hóa đơn 42.557 45.884 48.541 50.448 58.403
Khai tăng chi phí đầu vào 32.975 25.003 50.664 54.458 61.560
Che giấu doanh thu 7.816 4.126 6.479 24.682 26.917
Vi phạm hành chính về kế toán 1.296 1.550 1.865 2.024 2.197
Nguồn: Báo cáo của Cục thuế TP. Hồ Chí Minh
Bảng 4. Tổng hợp các hành vi vi phạm trong mẫu nghiên cứu
TT Biểu hiện của vi phạm
Số lượng chuyên gia đưa
ra ý kiến
15 chuyên gia
thuộc CQT
Đại diện
của 20 DN
Nhóm hành vi liên quan đến doanh thu tính thuế
1
Kê khai thiếu doanh thu (Bán hàng không xuất hóa đơn, để
ngoài sổ sách kế toán doanh thu tính thuế, thông đồng giữa
bên mua và bên bán qua các hợp đồng kinh tế)
15 7
2 Hạch toán giá bán không theo giá thị trường 13 6
3 Không ghi nhận doanh thu tài chính, chuyển nhượng vốn 11 3
Nhóm hành vi liên quan đến chi phí tính thuế TNDN
4 Bán hàng thấp hơn giá vốn 9 6
5 Hạch toán chi phí dự phòng giảm giá hàng tồn kho không đúng quy định 10 6
6 Hợp thức hóa chi phí không có hóa đơn bằng các chứng từ không liên quan hoạt động SXKD 15 20
7 Hạch toán tiền lương nhưng thực tế không chi (tạo hợp đồng lao động giả mạo) 13 9
8 Trích khấu hao không đúng quy định (vượt mức khống chế, tài sản khấu hao đã hết giá trị, tài sản không phục vụ SXKD) 9 5
9 Hạch toán chi phí lãi vay không phục vụ SXKD (khai khống chi phí lãi vay cá nhân, lãi vay để góp vốn điều lệ) 11 8
Nhóm hành vi liên quan đến số lỗ năm trước chuyển sang
10 Xác định số lỗ năm trước chuyển sang không đúng quy định 7 4
11 Xác định sai thời gian chuyển lỗ 6 3
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả thảo luận nhóm với 15 chuyên gia từ CQT và thảo luận tay đôi với 20 DN
Thực trạng không tuân thủ thuế thu nhập doanh nghiệp -
nghiên cứu tại Thành phố Hồ Chí Minh
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 210- Tháng 11. 201980
định. Số thu của từng hành vi có mức tăng
đáng kể qua các năm chứng tỏ thực trạng
thu thuế tại TP.HCM hiện nay còn nhiều
khó khăn và Cục thuế rất cần phải thực
hiện những biện pháp hạn chế không tuân
thủ thuế của DN.
Hình 6 cho thấy số truy thu và phạt về thuế
TNDN qua thanh tra kiểm tra thuế ở các
năm tăng lên đáng kể. Năm 2017, số truy
thu và phạt về thuế TNDN đã gần đạt gấp
đôi những con số phát sinh các năm 2013
và 2014. Điều này cho thấy, các vi phạm về
thuế TNDN ngày càng tăng qua các năm
và nếu như không có công tác thanh tra,
kiểm tra thuế thì tỷ lệ thất thu ngân sách về
thuế TNDN tăng lên đáng kể. Hay nói cách
khác, sự không tuân thủ thuế của DN về
nghĩa vụ thuế TNDN ngày càng phổ biến
hơn, ảnh hưởng mạnh mẽ đến hệ thống
quản lý thu ngân sách của địa phương nói
riêng và của cả nước nói chung.
3.2. Thực trạng không tuân thủ thuế
từ kinh nghiệm Cơ quan Thuế và nhận
định của doanh nghiệp
Kết quả nghiên cứu về các vi phạm không
tuân thủ thuế TNDN
Các thành viên trong nhóm thảo luận và
các tình huống nghiên cứu thảo luận tay
đôi đều cho thấy tồn tại 3 nhóm hành vi
chính về không tuân thủ thuế TNDN làm
giảm số thuế TNDN phải nộp theo quy
định của Luật thuế TNDN Việt Nam:
- Nhóm hành vi liên quan đến doanh thu
tính thuế TNDN.
- Nhóm hành vi liên quan đến chi phí tính
thuế TNDN.
- Nhóm hành vi liên quan đến số lỗ năm
trước chuyển sang.
Kết quả nghiên cứu ở 2 giai đoạn đều cho
thấy trong 3 nhóm hành vi nêu trên có tất
cả 11 vi phạm cụ thể về thuế TNDN, được
tổng hợp ở Bảng 4.
Theo Bảng 4, kê khai thiếu doanh thu là vi
phạm xuất hiện nhiều nhất ở nhóm hành
vi vi phạm về thuế TNDN, được tất cả 15
chuyên gia tham gia thảo luận nhóm đồng
tình và xảy ra ở 7/20 trường hợp DN đã
được thanh tra, kiểm tra thuế (chiếm tỷ
trọng 35% mẫu nghiên cứu). Hành vi hợp
thức hóa chi phí không có hóa đơn bằng
các chứng từ không liên quan hoạt động
sản xuất kinh doanh (SXKD) là vi phạm
xuất hiện phổ biến nhất, xảy ra ở tất cả các
tình huống nghiên cứu, tại 20/20 DN (đạt
tỷ lệ 100%) và được 15/15 chuyên gia nhận
định. Bên cạnh đó, việc tăng chi phí tiền
lương không có thực bằng nhiều cách thức
như tạo hợp đồng lao động giả mạo, hạch
toán chi phí lương cao hơn thực tế là hành
vi dẫn đến không tuân thủ thuế TNDN phổ
biến không kém, xảy ra ở 9/20 tình huống
thảo luận với DN (chiếm tỷ trọng 45%) và
nhận được sự đồng tình của 13/15 chuyên
gia thảo luận. Nhóm hành vi liên quan đến
số lỗ năm trước chuyển sang bao gồm 02
hành vi chính là xác định lỗ chuyển sang và
xác định thời gian chuyển lỗ không đúng
quy định. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu ở 2
giai đoạn cho thấy các hành vi vi phạm xuất
hiện chủ yếu ở các DN có mã ngành cấp 1
là: F, I, G, C, H. Trong đó, 2 lĩnh vực kinh
doanh được nhận định là có nhiều hành vi
vi phạm không tuân thủ thuế TNDN nhiều
nhất là xây dựng (mã ngành F); dịch vụ lưu
trú và ăn uống (mã ngành I).
Nguyên nhân dẫn đến những vi phạm
không tuân thủ thuế TNDN
Các ý kiến thảo luận nhóm và thảo luận
tay đôi từ phía CQT và DN được tổng hợp
bên dưới (Bảng 5).
còn nữa (xem tiếp số sau)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- thuc_trang_khong_tuan_thu_thue_thu_nhap_doanh_nghiep_nghien.pdf