Thực trạng liên kết doanh nghiệp trên địa bàn quận Liên Chiểu

Hầu hết DN trên địa bàn đều tự thân tìm kiếm đối tác liên kết trong kinh doanh, hoặc tiếp cận thông tin từ các đối tác kinh doanh. Điều này cho thấy một trong những hạn chế góp phần khiến liên kết doanh nghiệp vẫn còn yếu là do sự hỗ trợ từ nhà nước, hiệp hội và tổ chức hỗ trợ thúc đẩy liên kết thông qua tìm kiếm đối tác liên kết chưa thực sự có hiệu quả mong đợi. Khó khăn, hạn chế lớn nhất của DN trong liên kết có thể nhận ra đó là nhận thức về liên kết và năng lực chưa đủ đáp ứng điều kiện liên kết. DN chưa thực sự có sự hiểu biết cần thiết để tiến đến xây dựng một liên kết hiệu quả và bền vững. Nhận định này cũng đặt ra yêu cầu nhà nước cần hỗ trợ nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của liên kết doanh nghiệp trên địa bàn quận, đảm bảo tất cả các bên liên quan đều hiểu rõ về lợi ích của liên kết, khắc phục tình trạng liên kết chỉ mang tính hình thức; cũng như tạo một môi trường thuận lợi hơn, thúc đẩy các doanh nghiệp chủ động, chia sẻ, hợp tác trong sản xuất kinh doanh, hướng đến cùng phát triển một cách bền vững. Song song với việc giải quyết những tồn tại kể trên, việc thực hiện các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ, có hiệu quả hơn và cập nhật kịp thời các quy định, chính sách, thông tin, đảm bảo khả năng tiếp cận công bằng đối với mọi doanh nghiệp sẽ có tác động hỗ trợ tích cực đối với cộng đồng doanh nghiệp quận nói riêng và thành phố nói chung để doanh nghiệp tin tưởng, sẵn sàng chia sẻ, hợp tác với nhau hơn.

pdf7 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 12/01/2022 | Lượt xem: 313 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng liên kết doanh nghiệp trên địa bàn quận Liên Chiểu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng 16 Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng dưới hình thức liên kết giữa các doanh nghiệp để trao đổi thông tin. Tuy nhiên, bắt đầu từ năm 1980, hình thức liên kết giữa các doanh nghiệp trở nên đa dạng hơn và bắt đầu hình thành nhiều khái niệm mới về liên kết doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh tế học và quản trị kinh doanh. Có thể hiểu liên kết doanh nghiệp là hình thức hợp tác và phối hợp giữa các doanh nghiệp (chủ thể sản xuất, kinh doanh) hoặc giữa doanh nghiệp và các tổ chức ngoài doanh nghiệp có các hoạt động mang tính chất bổ sung nhằm tạo ra hiệu quả kinh doanh (tiết kiệm thời gian, tiết kiệm chi phí), giá trị tăng thêm, nâng cao sức mạnh cạnh tranh, cùng nhau chia sẻ khả năng, nghiên cứu phát triển và mở rộng thị trường. Liên kết doanh nghiệp có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau và mỗi loại hình liên kết có những đặc điểm riêng cũng như những ưu điểm riêng của nó: - Trên cơ sở mối quan hệ cung cầu trong chuỗi giá trị, liên kết được chia thành liên kết ngang và liên kết dọc. THỰC TRẠNG LIÊN KẾT DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN LIÊN CHIỂU ? HÀ MaI LINH PHÙNG* - TưởNG THị HoÀNG NGa** *, ** ThS., Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng. lIên Kết Doanh nghIệp đóng vaI trò hết sức quan trọng trong thờI Kỳ hộI nhập để tạo nên sức mạnh tổng hợp trong mỗI ngành KInh tế, lĩnh vực cũng như góp phần xây Dựng thương hIệu sản phẩm, ngành hàng uy tín, nâng cao năng lực cạnh tranh của Doanh nghIệp trên thị trường trong nước và quốc tế. trên thực tế, vấn đề lIên Kết Doanh nghIệp đã được đề cập nhIều trong các DIễn đàn, hộI thảo. nhìn chung, nhận thức của các Doanh nghIệp vIệt nam nóI chung và đà nẵng nóI rIêng về tầm quan trọng của lIên Kết vẫn còn hạn hẹp, đặc BIệt là các Doanh nghIệp vừa và nhỏ. nhận thức được vaI trò của lIên Kết Doanh nghIệp đốI vớI sự phát trIển của Bản thân Doanh nghIệp và sự phát trIển chung về KInh tế - xã hộI của địa phương, vIệc chính quyền địa phương thực hIện vaI trò tạo môI trường thúc đẩy, hỗ trợ nhằm hình thành, phát huy lIên Kết gIữa cộng đồng Doanh nghIệp trên địa Bàn mang ý nghĩa và tính thực tIễn rất cao. 1. Một số vấn đề lý luận về “liên kết doanh nghiệp” 1.1. Khái niệm “liên kết doanh nghiệp” Trong môi trường doanh nghiệp, liên kết được đề cập đầu tiên trong lĩnh vực thông tin truyền thông Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng 17Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng - Trên cơ sở các bước đổi mới kỹ thuật, liên kết doanh nghiệp có thể có các loại: Liên kết nghiên cứu phát triển, liên kết sản xuất, liên kết marketing - Trên cơ sở chức năng liên kết, liên kết doanh nghiệp có thể có các loại: Liên kết hỗ trợ; liên kết nguồn nhân lực, liên kết vốn, liên kết thông tin 1.2. Lợi ích của liên kết doanh nghiệp Đối với doanh nghiệp Liên kết doanh nghiệp nâng cao khả năng tiếp cận thông tin từ các bên tham gia liên kết, đảm bảo tính nhanh chóng khi giải quyết các vấn đề của doanh nghiệp. Liên kết doanh nghiệp giảm chi phí và tiêu hao nguồn lực, nâng cao hiệu quả, đáp ứng nhanh nhạy yêu cầu phát triển. Liên kết doanh nghiệp tạo sức mạnh nội sinh, hạn chế sự tác động tiêu cực từ bên ngoài, đồng thời tạo môi trường thu hút đầu tư có hiệu quả, nâng cao sức cạnh tranh chung nhờ phối hợp và sử dụng những lợi thế riêng biệt của mỗi bên. Liên kết doanh nghiệp gia tăng khả năng linh hoạt của mỗi bên trong việc phát huy thế mạnh và tăng thêm sự phân công chuyên môn hóa, khai thác được tiềm năng, lợi thế có hiệu quả, gia tăng quy mô hoạt động nhằm đạt đến quy mô hiệu quả. Liên kết còn đem lại lợi ích cho doanh nghiệp từ việc giúp giảm thiểu các rủi ro thông qua sự chia sẻ trách nhiệm, thúc đẩy sáng tạo và đổi mới. Đối với địa phương Liên kết doanh nghiệp hạn chế được tình trạng chồng chéo, trùng lặp gây lãng phí trong đầu tư của địa phương. Liên kết tận dụng được nguồn lực tổng hợp của các đơn vị nghiên cứu, các cơ sở đào tạo cùng với chính quyền địa phương để có thể tăng cường sức mạnh, tăng khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp tại địa phương so với các địa phương khác. Phát triển liên kết doanh nghiệp góp phần thúc đẩy quá trình chuyên môn hóa, phân công lao động xã hội giữa các khu vực, các doanh nghiệp tại địa phương; từ đó thúc đẩy nhanh quá trình tích tụ, tập trung, cũng như có thể huy động hiệu quả mọi nguồn lực vào phát triển kinh tế - xã hội địa phương. 2. Thực trạng liên kết của các doanh nghiệp trên địa bàn quận Liên chiểu giai đoạn 2011 - 2015 Tính đến cuối năm 2015, tổng số doanh nghiệp đang hoạt động do quận Liên Chiểu quản lý là 1.548 doanh nghiệp với tổng số vốn đăng ký là 4.241 tỷ đồng, vốn đầu tư trung bình đạt khoảng 2.739 triệu đồng/doanh nghiệp. Trong giai đoạn 2011 - 2015, số lượng doanh nghiệp tăng đáng kể với tốc độ bình quân 11,7%/năm. Hơn 90% doanh nghiệp trên địa bàn là doanh nghiệp nhỏ và vừa, thuộc khu vực dân doanh và do quận Liên Chiểu quản lý. Trong đó, số lượng doanh nghiệp thuộc các khu công nghiệp (KCN) trên địa bàn quận là 210 doanh nghiệp, hoạt động trong ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp là chủ yếu, như: công nghiệp nặng (luyện cán thép, cao su), công nghiệp chế tạo, công nghiệp hóa chất, sản xuất vật liệu xây dựng, lắp ráp cơ khí Đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn quận và không thuộc các KCN, một số lượng doanh nghiệp đáng kể kinh doanh trong các ngành thương mại, dịch vụ, chiếm 40,38% tổng số doanh nghiệp; tuy nhiên, quy mô vốn đăng ký lại thấp hơn so với doanh nghiệp xây dựng và doanh nghiệp ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Số lượng doanh nghiệp xây dựng chỉ khoảng 350 doanh nghiệp, nhưng có quy mô tổng vốn đăng ký là 1.428 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ cao nhất, 33,67% tổng vốn đăng ký của doanh nghiệp trên địa bàn. Loại hình doanh nghiệp quận Liên Chiểu có thế mạnh là các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chuyên sản xuất sắt thép, cơ khí, sản xuất giấy, thực phẩm, các sản phẩm từ gỗ, xây dựng dân dụng. Hình thức tổ chức liên kết doanh nghiệp hiện có trên địa bàn quận Liên Chiểu có thể ở dưới 2 dạng: một là hình thức các khu công nghiệp (KCN Hòa Khánh, Hòa Khánh mở rộng, KCN Liên Chiểu), hình thức Cụm doanh nghiệp tại KCN Hòa Khánh mở rộng và KCN Liên Chiểu. Các doanh nghiệp hoạt động trong các KCN thuộc sự quản lý của Ban quản lý các KCN và Chế xuất Đà Nẵng. Hai là, Hội doanh nghiệp quận Liên Chiểu, được thành lập từ năm 2014, trên cơ sở tự nguyện tham gia của các doanh nghiệp dân doanh thuộc quận quản lý trên địa bàn quận Liên Chiểu. Tính đến cuối năm 2015, Hội doanh nghiệp quận có khoảng hơn 60 hội viên. Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng 18 Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng Hoạt động liên kết trong sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn quận Liên Chiểu chưa được thống kê, phân tích cụ thể. Một phần thực trạng này có thể được phản ánh qua kết quả khảo sát của Đề án “Hỗ trợ liên kết phát triển doanh nghiệp trên địa bàn quận Liên Chiểu giai đoạn 2016 - 2020, tầm nhìn đến 2030” (gọi tắt là đề án)1, sẽ được mô tả và phân tích dưới đây: 2.1 Thực trạng liên kết của các doanh nghiệp trong KCN trên địa bàn quận Liên Chiểu Về tỷ lệ doanh nghiệp trong KCN đã có liên kết Các doanh nghiệp hoạt động trong KCN chủ yếu là doanh nghiệp có quy mô đầu tư cũng như sản xuất, kinh doanh lớn so với mặt bằng chung của các doanh nghiệp ngoài các KCN trên địa bàn với phần lớn là các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ. Theo kết quả khảo sát của đề án, có 42,9% doanh nghiệp trong KCN được khảo sát có tham gia liên kết kinh tế trong sản xuất, kinh doanh với các chủ thể kinh tế khác. Đặc điểm các doanh nghiệp trong KCN đã có liên kết trong sản xuất kinh doanh Các doanh nghiệp trong KCN có thực hiện liên kết trong sản xuất kinh doanh với các đối tác kinh tế chủ yếu là doanh nghiệp FDI, với gần 50% doanh nghiệp trong KCN được khảo sát. Hơn 2/3 doanh nghiệp có liên kết hoạt động trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp - TTCN, với các sản phẩm chủ yếu từ sắt thép, may mặc, túi xách, vải, da các loại Trong lĩnh vực dịch vụ, các doanh nghiệp đã có liên kết chủ yếu hoạt động trong các mảng vận tải, kho bãi, và thương mại. Về phạm vi liên kết Các doanh nghiệp trong KCN có địa bàn liên kết khá rộng. Các doanh nghiệp được khảo sát thực hiện liên kết trên nhiều quy mô, phạm vi đa dạng như liên kết hợp tác kinh doanh với Các doanh nghiệp ngoài thành phố Đà Nẵng (45,8%), tiếp theo là Các doanh nghiệp thuộc địa bàn các quận/huyện khác trong thành phố Đà Nẵng (41,7%) và Các doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài (FDI) (41,7%).2 Mối liên kết giữa các doanh nghiệp (DN) trong các KCN và các DN ngoài KCN trên địa bàn quận Liên Chiểu vẫn còn khá ít, chỉ chiếm 20,8% số DN được khảo sát. Con số này thể hiện thực tế đầy tiềm năng và cơ hội lớn về hợp tác, liên kết trong thời gian đến giữa các doanh nghiệp trong KCN và DN dân doanh Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng 19Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng ngoài KCN trên địa bàn quận để khai thác, tận dụng lợi thế của nhau, hỗ trợ phát triển kinh tế của quận Liên Chiểu. Các doanh nghiệp FDI trong KCN, đặc biệt là các DN Nhật Bản hầu hết đều có mối liên kết thông qua Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản tại Đà Nẵng. Điều này cho thấy vai trò quan trọng của các hiệp hội doanh nghiệp trong hỗ trợ, tạo điều kiện cho doanh nghiệp hội viên hoạt động, phát triển. Mục đích và nội dung liên kết Mục đích liên kết của các DN trong KCN khác nhau theo từng đối tượng liên kết. Các DN trong KCN chủ yếu liên kết với đơn vị có nguồn cung cấp nguyên vật liệu đầu vào, tiếp theo là liên kết với đơn vị cung cấp dịch vụ vận tải và liên kết với đơn vị tiêu thụ sản phẩm cho doanh nghiệp, liên kết với đơn vị sử dụng nguyên vật liệu của doanh nghiệp để sản xuất. Các liên kết này chủ yếu là kiểu liên kết dọc, dựa trên cơ sở mối quan hệ cung - cầu bên trong chuỗi giá trị, đầu ra của doanh nghiệp này là đầu vào của doanh nghiệp đối tác. Kiểu liên kết ngang như Liên kết nhằm chia sẻ thông tin, Liên kết với đơn vị trong cùng ngành có đầu ra giống nhau, hoặc cùng tạo ra những sản phẩm liên quan với nhau nhằm tận dụng, tối đa hóa sử dụng nguồn lực vẫn còn chưa phổ biến. Loại hình liên kết theo chức năng hỗ trợ như Liên kết với đơn vị cung cấp dịch vụ logistics (kho bãi, vận tải, giao hàng) cũng được hình thành, mặc dù tính phổ biến chưa cao. Đặc biệt Liên kết với đơn vị cung cấp/ cho thuê thiết bị, dụng cụ sản xuất/lao động vẫn còn hạn chế. Bảng 1. Nội dung liên kết của các doanh nghiệp trong các KcN được khảo sát Nội dung liên kết Số lượng DN Tỷ lệ (%) Liên kết chia sẻ thông tin có tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của nhau 8 33,3 Liên kết với đơn vị trong cùng ngành có đầu ra giống nhau 6 25,0 Liên kết với đơn vị cùng tạo ra những sản phẩm liên quan với nhau 7 29,2 Liên kết với đơn vị có nguồn cung cấp nguyên vật liệu đầu vào 12 50,0 Liên kết với đơn vị sử dụng nguyên vật liệu của doanh nghiệp để sản xuất 9 37,5 Liên kết với đơn vị tiêu thụ sản phẩm cho doanh nghiệp 10 41,7 Liên kết với đơn vị xuất nhập khẩu hàng cho doanh nghiệp 5 20,8 Liên kết với đơn vị cung cấp dịch vụ vận tải 11 45,8 Liên kết với đơn vị cung cấp dịch vụ logistics (kho bãi, vận tải, giao hàng) 8 33,3 Liên kết với đơn vị cung cấp/cho thuê thiết bị, dụng cụ sản xuất/ lao động 3 12,5 Liên kết với đơn vị cho vay tín dụng 6 25,0 Nguồn: Kết quả khảo sát doanh nghiệp theo Đề án Hình thức liên kết của các doanh nghiệp trong KCN Hình thức liên kết được các doanh nghiệp trong KCN sử dụng một phần là thông qua Thỏa thuận miệng, hay hợp đồng ngắn hạn, hợp đồng dài hạn. Theo kết quả khảo sát doanh nghiệp theo Đề án, 66,7% doanh nghiệp ký kết các hợp đồng ngắn hạn trong các mối quan hệ hợp tác kinh doanh, 41,7% thông qua hợp đồng dài hạn, rất ít các doanh nghiệp thỏa thuận bằng hình thức thỏa thuận miệng. Tác nhân hình thành các liên kết của các doanh nghiệp trong KCN Hầu hết các DN trong KCN tự tìm kiếm được đối tác liên kết (66,7%), tiếp đến là nhờ vào sự giới thiệu từ các đối tác của doanh nghiệp (50,0%). Các hội, hiệp hội doanh nghiệp chưa phát huy mạnh vai trò hỗ trợ tìm kiếm và giới thiệu đối tác liên kết cho thành viên. Theo kết quả khảo sát, chỉ có 29,2% DN hình thành mối quan hệ liên kết nhờ vào kênh thông tin từ các hội, hiệp hội DN. Hỗ trợ tìm kiếm đối tác liên kết cho doanh nghiệp từ phía các cơ quan nhà nước cũng còn hạn chế (8,3%). Những vấn đề gây cản trở liên kết theo nhận định của DN trong KCN Đối với doanh nghiệp trong KCN, có 3 nguyên Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng 20 Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng nhân chính gây ra những khó khăn cản trở doanh nghiệp liên kết với nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh: (i) Nhiều doanh nghiệp chưa nhận thức đúng đắn về vai trò của việc liên kết, (ii) Thị trường nhỏ, (iii) Thiếu sự khuyến khích, hỗ trợ của các cơ quan quản lý nhà nước.3 2.2. Thực trạng liên kết của các doanh nghiệp không thuộc các KCN trên địa bàn quận Liên Chiểu Về tỷ lệ doanh nghiệp ngoài KCN đã có liên kết Hoạt động liên kết giữa các doanh nghiệp địa phương chưa được phổ biến và còn khá mới mẻ đối với đa số các doanh nghiệp dân doanh trên địa bàn ngoài các KCN. Theo kết quả khảo sát, chỉ có 28,3% trong tổng số 244 doanh nghiệp ngoài KCN đang hoạt trên địa bàn quận Liên Chiểu có tham gia liên kết kinh tế trong sản xuất, kinh doanh với các chủ thể kinh tế khác. Đặc điểm các doanh nghiệp ngoài KCN đã có liên kết trong sản xuất kinh doanh Các doanh nghiệp trên địa bàn quận Liên Chiểu đã có liên kết trong kinh doanh được phân bố khá đều giữa các lĩnh vực công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, xây dựng, thương mại và các dịch vụ khác, tương ứng với cơ cấu doanh nghiệp trên địa bàn quận. Về sản phẩm, các doanh nghiệp đã có liên kết chủ yếu cung cấp các sản phẩm từ gỗ - gia công cửa các loại, tỷ lệ doanh nghiệp sản xuất may mặc, giấy đã liên kết cũng có nhưng chưa nhiều. Về dịch vụ phần lớn là thương mại bán buôn, bán lẻ, sửa chữa; dịch vụ vận tải kho bãi, lưu trú ăn uống. Về phạm vi liên kết Đối với các DN ngoài KCN trên địa bàn quận Liên Chiểu, đối tượng và phạm vi liên kết tập trung vào các chủ thể là các hộ kinh doanh cá thể và các doanh nghiệp ngoài thành phố Đà Nẵng. Đến gần ½ doanh nghiệp được khảo sát có liên kết, quan hệ kinh doanh với các doanh nghiệp bên ngoài thành phố, điều này cho thấy phạm vi hoạt động của một số lượng doanh nghiệp địa phương là khá tốt. Một tỷ lệ thấp hơn không đáng kể là các doanh nghiệp có liên kết trong kinh doanh với các doanh nghiệp trên cùng địa bàn quận. Mặt khác, mối quan hệ hợp tác giữa các doanh nghiệp bên ngoài KCN và các doanh nghiệp trong KCN trên địa bàn quận, đặc biệt là các doanh nghiệp FDI với kinh nghiệm về năng lực quản lý, chất lượng sản phẩm, thị trường lớn chỉ mới được hình thành với số lượng hạn chế. Bảng 2. chủ thể liên kết của các doanh nghiệp ngoài KcN được khảo sát chủ thể Số lượng DN Tỷ lệ (%) Các hộ kinh doanh cá thể 36 52,2 Các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp (KCN) 16 23,2 Các doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài (FDI) 9 13,0 Các doanh nghiệp ngoài KCN trên địa bàn quận Liên Chiểu 29 42,0 Các doanh nghiệp thuộc địa bàn các quận/huyện khác trong thành phố Đà Nẵng 26 37,7 Các doanh nghiệp ngoài thành phố Đà Nẵng 32 46,4 Nguồn: Kết quả khảo sát doanh nghiệp theo Đề án Mục đích, nội dung liên kết Các DN ngoài KCN trên địa bàn quận Liên Chiểu cũng có mục đích liên kết tương tự với các DN trong KCN. Theo báo cáo tổng hợp của Đề án, các DN ngoài KCN trên địa bàn quận Liên Chiểu chủ yếu Liên kết với đơn vị có nguồn cung cấp nguyên vật liệu đầu vào với tỷ lệ 42,0% các doanh nghiệp đã có liên kết. Mục đích liên kết này phổ biến hơn nhiều so với những nội dung còn lại. Tiếp theo là Liên kết với đơn vị cung cấp dịch vụ vận tải (33,0%) và Liên kết với đơn vị cho vay tín dụng (27,5%). Các liên kết của các doanh nghiệp ngoài KCN vừa theo kiểu liên kết dọc, vừa theo kiểu liên kết ngang, nhằm mục đích hỗ trợ, chia sẻ nguồn lực. Tuy nhiên, các dịch vụ hỗ trợ cho hoạt động doanh nghiệp thì nhu cầu vẫn còn ít, chủ yếu là dịch vụ vận tải và dịch vụ vay tín dụng phục vụ sản xuất kinh doanh. Về mục đích, khoảng 23,2% doanh nghiệp cho biết Liên kết chia sẻ thông tin có tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của nhau, và Liên kết với đơn vị trong cùng ngành có đầu ra giống nhau, một tỷ lệ tương đối khả quan. Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng 21Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng Loại hình liên kết theo chức năng hỗ trợ như Liên kết với đơn vị cung cấp dịch vụ logistics (kho bãi, vận tải, giao hàng) và Liên kết với đơn vị cung cấp/cho thuê thiết bị, dụng cụ sản xuất/lao động, hay với đơn vị xuất nhập khẩu còn khá hạn chế. Bảng 3. Nội dung liên kết của các doanh nghiệp không thuộc KcN được khảo sát theo Đề án Nội dung liên kết Số lượng DN Tỷ lệ (%) Liên kết chia sẻ thông tin có tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của nhau 16 23,2 Liên kết với đơn vị trong cùng ngành có đầu ra giống nhau 16 23,2 Liên kết với đơn vị cùng tạo ra những sản phẩm liên quan với nhau 13 18,8 Liên kết với đơn vị có nguồn cung cấp nguyên vật liệu đầu vào 29 42,0 Liên kết với đơn vị sử dụng nguyên vật liệu của doanh nghiệp để sản xuất 9 13,0 Liên kết với đơn vị tiêu thụ sản phẩm cho doanh nghiệp 8 11,6 Liên kết với đơn vị xuất nhập khẩu hàng cho doanh nghiệp 3 4,3 Liên kết với đơn vị cung cấp dịch vụ vận tải 23 33,3 Liên kết với đơn vị cung cấp dịch vụ logistics (kho bãi, vận tải, giao hàng) 6 8,7 Liên kết với đơn vị cung cấp/cho thuê thiết bị, dụng cụ sản xuất/ lao động 3 4,3 Liên kết với đơn vị cho vay tín dụng 19 27,5 Tổng số 69 Nguồn: Kết quả khảo sát doanh nghiệp theo Đề án Hình thức liên kết của các DN ngoài KCN trên địa bàn quận Liên Chiểu Độ ổn định, gắn kết của các mối liên kết của các doanh nghiệp ngoài KCN chủ yếu thông qua hình thức liên kết hợp đồng ngắn hạn. Hình thức liên kết thông qua hợp đồng dài hạn vẫn chưa nhiều và hình thức thỏa thuận miệng chiếm một tỷ lệ nhất định. Theo kết quả khảo sát, doanh nghiệp ngoài KCN trên quận Liên Chiểu liên kết qua hợp đồng ngắn hạn chiếm 84,1%, qua hợp đồng dài hạn chiếm 27,5%, qua thỏa thuận miệng chiếm 13,0%. Tác nhân hình thành các liên kết giữa các doanh nghiệp ngoài KCN Tương tự, hầu hết các DN ngoài KCN cho biết họ tự tìm kiếm các đối tác kinh doanh để liên kết (85,5%). Một số ít các DN hình thành mối quan hệ liên kết thông qua giới thiệu các chính đối tác của các DN (37,7%). Số lượng các DN ngoài KCN hình thành liên kết thông qua các hiệp hội, hỗ trợ từ cơ quan quản lý nhà nước còn rất khiêm tốn. Những vấn đề gây cản trở liên kết theo nhận định của DN ngoài KCN Mặc dù đã hình thành được mối quan hệ liên kết nhưng các DN ngoài KCN vẫn gặp phải những khó khăn cản trở việc liên kết DN. Theo kết quả khảo sát, khó khăn lớn nhất của các DN ngoài KCN đã có liên kết là nhiều DN chưa nhận thức đúng đắn về vai trò cần phải liên kết, tiếp theo là liên kết còn mang tính hình thức và thị trường nhỏ. Đối với những DN đã có liên kết đối tác trong kinh doanh, vấn đề cản trở các DN khác liên kết chủ yếu là do nhận thức của DN. Cũng xuất phát từ nhận thức chưa đúng về vai trò cũng như lợi ích của việc liên kết nên liên kết giữa các DN còn mang tính hình thức, chưa thực sự có kết quả như mong đợi. Và thử thách thứ ba theo số DN đã có kinh nghiệm liên kết là vấn đề thị trường. Quy mô thị trường thành phố Đà Nẵng chưa cao, hơn nữa thu nhập hay khả năng chi tiêu, sử dụng sản phẩm, dịch vụ của phần lớn người dân vẫn còn hạn chế. Đối với các DN chưa có liên kết với đối tác nào, nguyên nhân lớn nhất là vì họ lo sợ liên kết sẽ có nguy cơ bị mất bí quyết kinh doanh, bạn hàng, vấn đề thứ hai là việc liên kết còn mang tính hình thức, chưa thực sự là liên kết, hợp tác trong việc sản xuất, kinh doanh. Hai nguyên nhân trên đều xuất phát từ nhận thức chưa đúng đắn về liên kết giữa các DN trong kinh doanh để cùng nhau phát triển. Cản trở thứ ba là thuộc về bản thân DN, năng lực của đa số DN chưa đủ đáp ứng điều kiện liên kết vì vậy cơ hội liên kết vẫn còn chưa mở rộng đối với các DN này. Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng 22 Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng cHÚ THÍcH 1 Đối tượng khảo sát là 300 doanh nghiệp hiện đang hoạt động trên địa bàn quận, trong đó 56 doanh nghiệp thuộc các KCN, chiếm 18,7% và 244 doanh nghiệp ngoài KCN, chiếm 81,3%. 2, 3 Kết quả khảo sát doanh nghiệp theo Đề án “Hỗ trợ liên kết phát triển doanh nghiệp trên địa bàn quận Liên Chiểu giai đoạn 2016 - 2020, tầm nhìn đến 2030”. TÀI LIỆU THaM KHẢo 1. Ahuja, H. J. 2000. “Collaboration Networks, Structural Holes and Innovation; A Longitudinal Study”. Administrative Science Quarterly, Vol 45, 425-455. 2. Cohen, W. M., & Levinthal, D. A. 1990. “The Absorptive Capacity: A New Perspective on Learning and Innovation”, Administrative Science Quarterly, Vol 35, pp.128-152. 3. Mowery, D. & N. Rosenberg. 1989. Technology and the Pursuit of Economic Growth. Cambridge. 4. Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng. 2016. Báo cáo khảo sát thuộc Đề án “Hỗ trợ liên kết phát triển doanh nghiệp trên địa bàn quận Liên Chiểu giai đoạn 2016 - 2020, tầm nhìn đến 2030”. 3. Những vấn đề đặt ra nhằm hỗ trợ, tăng cường liên kết phát triển doanh nghiệp trên địa bàn quận Liên chiểu Từ những phân tích trên, có thể thấy mối quan hệ liên kết, hợp tác giữa các doanh nghiệp trên địa bàn quận Liên Chiểu đã được hình thành nhưng quy mô, nội dung liên kết còn khá hạn chế và chưa bền vững. Có thể rút ra một số phát hiện quan trọng sau: Liên kết trong hoạt động sản xuất kinh doanh giữa các DN trên địa bàn quận còn kém, các DN đã có liên kết chủ yếu có quy mô vừa. Hơn nữa, việc liên kết giữa các doanh nghiệp ngay trong quận với lợi thế về địa lý vẫn còn khiêm tốn, nhất là DN bên trong và bên ngoài các KCN trên địa bàn quận. Thực tế này đặt ra yêu cầu về vai trò hỗ trợ của nhà nước trong việc cung cấp, chia sẻ thông tin giữa các doanh nghiệp trên địa bàn và kết nối doanh nghiệp trên địa bàn với nhau một cách hiệu quả hơn, mở ra các cơ hội hợp tác, liên kết cho doanh nghiệp địa phương, đặc biệt là giữa các doanh nghiệp dân doanh và các doanh nghiệp FDI với kinh nghiệm về năng lực quản lý, chất lượng sản phẩm, thị trường lớn nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp trên địa bàn quận có thể nâng cao năng lực sản xuất, chất lượng đầu ra, mở rộng thị trường và tham gia vào một mắt xích nhỏ, và lớn dần của chuỗi giá trị toàn cầu. Hầu hết DN trên địa bàn đều tự thân tìm kiếm đối tác liên kết trong kinh doanh, hoặc tiếp cận thông tin từ các đối tác kinh doanh. Điều này cho thấy một trong những hạn chế góp phần khiến liên kết doanh nghiệp vẫn còn yếu là do sự hỗ trợ từ nhà nước, hiệp hội và tổ chức hỗ trợ thúc đẩy liên kết thông qua tìm kiếm đối tác liên kết chưa thực sự có hiệu quả mong đợi. Khó khăn, hạn chế lớn nhất của DN trong liên kết có thể nhận ra đó là nhận thức về liên kết và năng lực chưa đủ đáp ứng điều kiện liên kết. DN chưa thực sự có sự hiểu biết cần thiết để tiến đến xây dựng một liên kết hiệu quả và bền vững. Nhận định này cũng đặt ra yêu cầu nhà nước cần hỗ trợ nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của liên kết doanh nghiệp trên địa bàn quận, đảm bảo tất cả các bên liên quan đều hiểu rõ về lợi ích của liên kết, khắc phục tình trạng liên kết chỉ mang tính hình thức; cũng như tạo một môi trường thuận lợi hơn, thúc đẩy các doanh nghiệp chủ động, chia sẻ, hợp tác trong sản xuất kinh doanh, hướng đến cùng phát triển một cách bền vững. Song song với việc giải quyết những tồn tại kể trên, việc thực hiện các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ, có hiệu quả hơn và cập nhật kịp thời các quy định, chính sách, thông tin, đảm bảo khả năng tiếp cận công bằng đối với mọi doanh nghiệp sẽ có tác động hỗ trợ tích cực đối với cộng đồng doanh nghiệp quận nói riêng và thành phố nói chung để doanh nghiệp tin tưởng, sẵn sàng chia sẻ, hợp tác với nhau hơn. H.M.L.P - T.T.H.N.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfthuc_trang_lien_ket_doanh_nghiep_tren_dia_ban_quan_lien_chie.pdf
Tài liệu liên quan