Thực trạng nhận định của người dân về các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ thể dục thể thao quần chúng tại Việt Nam

KEÁT LUAÄN 1. Quy mô các loại công trình thể thao, không gian công cộng và đáp ứng mục tiêu tăng trưởng về TDTT quần chúng mà xã/phường đề ra trong kế hoạch thực hiện hàng năm vẫn còn một khoảng cách nhất định cần các tổ chức bù đắp. 2. Nhận định về sự đáp ứng của đội ngũ hướng dẫn viên với nhu cầu gia tăng tập luyện thể dục thể thao không có sự khác biệt về kết quả trả lời và có xu hướng thiếu tích cực. 3. Nhận định về hoạt động tài trợ nhằm phát triển TDTT quần chúng vẫn ở mức độ thấp, còn tới hơn 70% số người được hỏi trả lời ở mức phân vân, không có và hoàn toàn không có, không biết. 4. Việc tổ chức các giải thi đấu thể thao cộng đồng còn rất hạn chế và cần các giải pháp có tính đột phá để lan tỏa phong trào tập luyện TDTT nói chung và sử dụng các dịch vụ TDTT một cách chất lượng hơn. 5. Mức độ đóng góp ý kiến của cộng đồng nhằm gia tăng số người tham gia tập luyện TDTT còn rất hạn chế. 6. Để đạt được các mục tiêu như mong muốn về thể dục thể thao quần chúng thì việc tư vấn và mức độ tham gia khác cần được thảo luận rộng rãi hơn tại Hội nghị của thôn\tổ dân phố

pdf6 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 12/01/2022 | Lượt xem: 490 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng nhận định của người dân về các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ thể dục thể thao quần chúng tại Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BµI B¸O KHOA HäC 48 THÖÏC TRAÏNG NHAÄN ÑÒNH CUÛA NGÖÔØI DAÂN VEÀ CAÙC YEÁU TOÁ AÛNH HÖÔÛNG ÑEÁN PHAÙT TRIEÅN DÒCH VUÏ THEÅ DUÏC THEÅ THAO QUAÀN CHUÙNG TAÏI VIEÄT NAM Tóm tắt: Sử dụng phương pháp phỏng vấn để thu thập ý kiến đánh giá thực trạng nhận định của người dân về các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ TDTT quần chúng tại Việt Nam trên các mặt: Mức độ đáp ứng của công trình thể thao; đáp ứng của đội ngũ hướng dẫn viên TDTT; công tác tổ chức các giải thi đấu TDTT; đóng góp của cộng đồng để phát triển phong trào TDTT quần chúng và vai trò của tổ dân phố với việc phát triển TDTT. Kết quả nghiên cứu thực trạng là cơ sở quan trọng để đề xuất các giải pháp phát triển dịch vụ TDTT quần chúng tại Việt Nam. Từ khóa: Nhận định, yếu tố ảnh hưởng, dịch vụ TDTT quần chúng. Current status of people's comments on factors affecting the development of public sport services in Vietnam. Summary: The topic has employed interview method to collect opinions and assess the current status of people's comments on the factors affecting the development of public sport services in Vietnam on the following aspects: Response level of sports facilities; response level sports instructors team; response level of sports competitions organization; community contributions to the development of sport movement and the role of residential groups in the development of sport. The current situation research results are an important basis for impacting solutions to the development of public sports services in Vietnam. Keywords: Comments, influencing factors, public sport services, public sport. *PGS.TS, Trường Đại học TDTT Bắc Ninh; Email: nguyenvanphuchn@gmail.com Nguyễn Văn Phúc* ÑAËT VAÁN ÑEÀ Thể dục thể thao quần chúng là một lĩnh vực quan trọng, góp phần cổ vũ phong trào tập luyện, nâng cao sức khỏe và thể lực phát triển sâu rộng trong các địa phương và địa bàn góp phần tích cực nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân. Để TDTT quần chúng nói chung và dịch vụ TDTT quần chúng nói riêng phát triển mạnh mẽ trong nhân dân thì việc nghiên cứu nhận định của người dân về TDTT quần chúng và các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển dịch vụ TDTT quần chúng là vấn đề cần thiết, cấp thiết và có ý nghĩa thực tiễn cao. Tuy nhiên, trên thực tế, vấn đề này lại chưa được các nhà khoa học quan tâm thích đáng. Để có cơ sở tác động các giải pháp phát triển dịch vụ TDTT quần chúng tại Việt Nam, chúng tôi tiến hành nghiên cứu thực trạng nhận định của người dân về các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ TDTT quần chúng. PHÖÔNG PHAÙP NGHIEÂN CÖÙU Quá trình nghiên cứu sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu; phương pháp phỏng vấn; phương pháp quan sát sư phạm; phương pháp toán học thống kê. Khảo sát được thống kê trên kết quả phỏng vấn bằng phiếu hỏi được thu thập qua mạng tại địa chỉ Số phiếu thu về là 1.474 phiếu. Thời điểm phỏng vấn: năm 2018. Trong so sánh sự khác biệt về nhận định của người dân về các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển dịch vụ TDTT quần chúng tại Việt Nam, chúng tôi sử dụng kiểm định t một mẫu (dựa vào giả 49 Sè §ÆC BIÖT / 2020 thuyết phân phối chuẩn) nhằm trả lời các câu hỏi về giá trị trung bình có thực sự khác hay không so với giá trị ở từng xu hướng. KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU VAØ BAØN LUAÄN 1. Thực trạng nhận định về mức độ đáp ứng của công trình thể thao tới mục tiêu tăng trưởng liên quan đến dịch vụ Thể dục thể thao quần chúng Khảo sát 1474 người dân bằng phiếu hỏi qua mạng internet. Kết quả được trình bày tại bảng 1. Qua bảng 1 cho thấy: Đánh giá của người dân về quy mô các loại công trình thể thao có đáp ứng mục tiêu tăng trưởng liên quan đến dịch vụ TDTT quần chúng không có sự khác biệt. Tuy nhiên, đánh giá ở mức “Đáp ứng đủ và rất đầy đủ” chỉ chiếm 33.51%. Hay nói cách khác Bảng 1. Thực trạng nhận định công trình thể thao có đáp ứng mục tiêu tăng trưởng liên quan đến dịch vụ TDTT quần chúng Khu vực Tổng Nông thôn Thành thị Đáp ứng đủ và rất đầy đủ mi 241 253 494 % 34.33 32.77 33.51 t 1.636 1.617 1.637 Phân vân mi 115 143 258 % 16.38 18.52 17.50 t 0.228 1.348 1.512 Thiếu và thiếu hoàn toàn mi 248 260 508 % 35.33 33.68 34.46 t 1.812 1.806 1.812 Không biết mi 98 116 214 % 13.96 15.03 14.52 t 1.937 2.076 1.937 Tổng 702 772 1474 Dấu hiệu: * P < 0.05; ** P < 0.01; *** P < 0.001 thì phần còn lại ở mức cho rằng chưa đầy đủ. Điều này đã phản ánh sự thiếu hụt về công trình TDTT và hiện trạng mới chỉ đáp ứng một phần nhỏ số người tham gia tập luyện TDTT. Do vậy, cần có những giải pháp để thúc đẩy sự gia tăng công trình TDTT cho các đối tượng còn ở trạng thái “phân vân”, “không biết” và đã đang tham gia tập luyện song đánh giá ở mức “Thiếu và thiếu hoàn toàn”. Như vậy, quy mô các loại công trình thể thao, không gian công cộng và đáp ứng mục tiêu tăng trưởng về TDTT quần chúng (tăng tỷ lệ người dân, trẻ em tham gia tập luyện; tỷ lệ gia đình thể thao...) mà xã/phường đề ra trong kế hoạch thực hiện hàng năm vẫn còn một khoảng cách nhất định cần các tổ chức bù đắp. 2. Thực trạng nhận định của người dân về sự đáp ứng của đội ngũ hướng dẫn viên so với nhu cầu tập luyện TDTT Kết quả khảo sát thực trạng nhận định của người dân về sự đáp ứng của đội ngũ hướng dẫn viên so với nhu cầu tập luyện TDTT bằng phiếu hỏi được trình bày tại bảng 2. Qua bảng 2 cho thấy: Nhận định sự đáp ứng của đội ngũ hướng dẫn viên với nhu cầu gia tăng tập luyện TDTT không có sự khác biệt về kết quả trả lời. Tuy nhiên, đã có nhận định “Thiếu và thiếu hoàn toàn” chiếm tỷ lệ cao ở cả khu vực nông thôn (48.01%) và thành thị (41.06%). Cùng với các nhận định “phân vân” 14.79% và “không biết” 16.62% thì rõ ràng đây là vấn đề cần được quan tâm giải quyết. Vì các nhận định có xu BµI B¸O KHOA HäC 50 Bảng 2. Thực trạng nhận định sự đáp ứng của đội ngũ hướng dẫn viên với nhu cầu gia tăng tập luyện thể dục thể thao Khu vực TổngNông thôn Thành thị Đáp ứng đủ và rất đầy đủ mi 167 190 357 % 23.79 24.61 24.22 t 0.151 0.069 0.115 Phân vân mi 95 123 218 % 13.53 15.93 14.79 t 1.433 1.603 1.508 Thiếu và thiếu hoàn toàn mi 337 317 654 % 48.01 41.06 44.37 t 2.874 2.839 2.860 Không biết mi 103 142 245 % 14.67 18.39 16.62 t 1.290 1.168 1.237 Tổng 702 772 1474 Dấu hiệu: * P < 0.05; ** P < 0.01; *** P < 0.001 hướng thiếu tích cực. Do vậy, cần có các giải pháp để phát huy và thu hút được đội ngũ hướng dẫn viên, cộng tác viên từ các câu lạc bộ thể thao cơ sở nhằm hỗ trợ tích cực cho mọi người đã và sẽ tham gia tập luyện TDTT. 3. Thực trạng nhận định của người dân về hoạt động tài trợ nhằm phát triển Thể dục thể thao quần chúng Kết quả khảo sát thực trạng nhận định của người dân về hoạt động tài trợ nhằm phát triển TDTT quần chúng được trình bày tại bảng 3. Qua bảng 3 cho thấy, nhận định về hoạt động tài trợ nhằm phát triển TDTT quần chúng dựa trên những bằng chứng cụ thể (tài trợ của các doanh nghiệp, nhà hảo tâm, mọi người cùng Bảng 3. Thực trạng nhận định về hoạt động tài trợ nhằm phát triển Thể dục thể thao quần chúng Khu vực TổngNông thôn Thành thị Đầy đủ và có rất đầy đủ mi 198 197 395 % 28.21 25.52 26.80 t 1.174 0.341 0.868 Phân vân mi 159 181 340 % 22.65 23.45 23.07 t 0.861 1.023 0.934 Không có và hoàn toàn không có mi 215 224 439 % 30.63 29.02 29.78 t 2.061 2.644 2.31 Không biết mi 130 170 300 % 18.52 22.02 20.35 t 2.374 1.961 2.245 Tổng 702 772 1474 Dấu hiệu: * P < 0.05; ** P < 0.01; *** P < 0.001 51 Sè §ÆC BIÖT / 2020 đóng góp...) không có sự khác biệt về kết quả trả lời. Tuy nhiên, đã có nhận định “Không có và hoàn toàn không có” chiếm tỷ lệ cao ở cả khu vực nông thôn (30.63%) và thành thị (29.02%). Cùng với các nhận định “phân vân” 23.07% và “không biết” 20.35% thì rõ ràng đây là vấn đề cần được quan tâm giải quyết. Do vậy, cần có các giải pháp thúc đẩy sự tham gia đóng góp rõ ràng hơn từ các doanh nghiệp nhằm hỗ trợ tích cực cho mọi người đã và sẽ tham gia tập luyện TDTT. Đặc biệt là đối với các khu công nghiệp, làng nghề. 4. Thực trạng nhận định của người dân về việc tổ chức các giải thi đấu thể thao Thực trạng việc tổ chức các giải thi đấu thể thao có ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển phong trào TDTT quần chúng. Kết quả thống kê thực trạng nhận định của người dân về việc tổ chức các giải thi đấu thể thao được trình bày tại bảng 4. Bảng 4. Thực trạng nhận định về tổ chức các giải thi đấu thể thao Khu vực TổngNông thôn Thành thị Thường xuyên mi 194 149 343 % 27.64 19.30 23.27 t 0.985 0.105 0.461 Thi thoảng mi 331 354 685 % 47.15 45.85 46.47 t 3.505* 3.895* 3.731* Phân vân mi 55 84 139 % 7.83 10.88 9.43 t 1.570 1.374 1.490 Không có và hoàn toàn không có mi 56 96 152 % 7.98 12.44 10.31 t 1.552 1.140 1.365 Không biết mi 66 89 155 % 9.40 11.53 10.52 t 1.368 1.276 1.337 Tổng 702 772 1474 Dấu hiệu: * P < 0.05; ** P < 0.01; *** P < 0.001 Qua bảng 4 cho thấy: Nhận định về công tác tổ chức các giải thi đấu thể thao định kỳ và cử được các đội tuyển TDTT để tham dự các giải TDTT phong trào ở mức “Thi thoảng” đã có sự khác biệt. Ở khu vực nông thôn (47.15%) với kiểm định t là 3.505 và ở khu vực thành thị (45.85%) với kiểm định t là 3.895, ở ngưỡng xác suất P<0.05. Với kết quả này cho thấy việc tổ chức các giải thi đấu thể thao cộng đồng còn rất hạn chế và cần các giải pháp có tính đột phá để lan tỏa phong trào tập luyện TDTT nói chung và sử dụng các dịch vụ TDTT một cách chất lượng hơn. 5. Thực trạng mức độ đóng góp ý kiến của cộng đồng nhằm gia tăng số người tập luyện Thể dục thể thao quần chúng Kết quả thống kê thực trạng mức độ đóng góp ý kiến của cộng đồng nhằm gia tăng số người tham gia tập luyện TDTT quần chúng được trình bày tại bảng 5. Qua bảng 5 cho thấy, nhận định về cộng đồng dân cư được tham gia hỗ trợ, tìm kiếm cách thức (chẳng hạn như: Rút ngắn thời gian trận đấu, hạ thấp yêu cầu của trò chơi...) để đạt được các mục tiêu về TDTT quần chúng (như: Tăng tỷ lệ người dân, trẻ em tham gia tập luyện; tăng tỷ lệ BµI B¸O KHOA HäC 52 Bảng 5. Thực trạng mức độ đóng góp ý kiến của cộng đồng nhằm gia tăng số người tham gia tập luyện gia đình thể thao...) ở mức “Thi thoảng” đã có sự khác biệt. Ở khu vực nông thôn (32.76%) với kiểm định t là 3.631 và ở khu vực thành thị (31.48%) với kiểm định t là 3.513, ở ngưỡng xác suất P<0.05. Với kết quả này cho thấy việc tham gia của cộng đồng còn rất hạn chế, phần nào phản ánh thị trường dịch vụ TDTT chưa đủ mạnh để có cách thức giúp mọi người cùng được tập luyện trong mỗi buổi tập. 6. Thực trạng mức độ thảo luận của cộng đồng tại Hội nghị cấp thôn/ tổ dân phố về thể dục thể thao Sự tác động của cơ sở địa phương (cụ thể là các thôn/ tổ dân phố) tới sự phát triển phong trào TDTT quần chúng là rất lớn. Kết quả thống kê thực trạng về mức độ thảo luận của cộng đồng tại Hội nghị cấp thôn/ tổ dân phố về TDTT được trình bày tại bảng 6. Qua bảng 6 cho thấy: Thực trạng mức độ thảo luận của cộng đồng tại Hội nghị cấp thôn/tổ dân phố về TDTT ở câu trả lời “Có rất đầy đủ” và “Hoàn toàn không có” có sự khác biệt, với giá trị t ở ngưỡng P<0.05. Tuy nhiên, khác biệt này đều ở vùng thấp, có rất đầy đủ chiếm tỷ lệ 5.22%, hoàn toàn không có chiếm tỷ lệ 4.27%. Các câu trả lời còn lại không có sự khác biệt, tuy nhiên lại chiếm tỷ lệ lớn hơn 20%. Do vậy, để đạt được các mục tiêu như mong muốn về TDTT quần chúng (tăng tỷ lệ người dân, trẻ em tham gia tập luyện; tăng tỷ lệ gia đình thể thao...) thì việc tư vấn, thảo luận hoặc mức độ tham gia khác cần được thảo luận rộng rãi hơn tại Hội nghị của thôn\tổ dân phố (được tổ chức 2 lần/năm theo Thông tư của Bộ Nội vụ). KEÁT LUAÄN 1. Quy mô các loại công trình thể thao, không gian công cộng và đáp ứng mục tiêu tăng trưởng về TDTT quần chúng mà xã/phường đề ra trong kế hoạch thực hiện hàng năm vẫn còn một khoảng cách nhất định cần các tổ chức bù đắp. 2. Nhận định về sự đáp ứng của đội ngũ hướng dẫn viên với nhu cầu gia tăng tập luyện thể dục thể thao không có sự khác biệt về kết quả trả lời và có xu hướng thiếu tích cực. 3. Nhận định về hoạt động tài trợ nhằm phát triển TDTT quần chúng vẫn ở mức độ thấp, còn Mức độ Khu vực Tổng Nông thôn Thành thị Thường xuyên mi 87 88 175 % 12.39 11.40 11.87 t 2.164 2.633 2.410 Thi thoảng mi 230 243 473 % 32.76 31.48 32.09 t 3.631* 3.513* 3.585* Phân vân mi 113 139 252 % 16.10 18.01 17.10 t 1.110 0.611 0.861 Không có và hoàn toàn không có mi 152 161 313 % 21.66 20.85 21.23 t 0.47 0.262 0.366 Không biết mi 120 141 261 % 17.09 18.26 17.71 t 0.827 0.531 0.68 Tổng 702 772 1474 Dấu hiệu: * P < 0.05; ** P < 0.01; *** P < 0.001 53 Sè §ÆC BIÖT / 2020 Bảng 6. Thực trạng mức độ thảo luận của cộng đồng tại Hội nghị cấp thôn/tổ dân phố về TDTT Khu vực TổngNông thôn Thành thị Có rất đầy đủ mi 34 43 77 % 4.84 5.57 5.22 t 3.034* 2.979* 3.021* Đầy đủ mi 179 170 349 % 25.50 22.02 23.68 t 2,267 1,437 1,851 Phân vân mi 166 180 346 % 23.65 23.32 23.47 t 1.791 1.785 1.797 Không có mi 148 168 316 % 21.08 21.76 21.44 t 1.133 1.368 1.260 Hoàn toàn không có mi 30 33 63 % 4.27 4.27 4.27 t 3.181* 3.326* 3.272* Không biết mi 145 178 323 % 20.66 23.06 21.91 t 1.023 1.715 1.385 Tổng 702 772 1474 Dấu hiệu: * P < 0.05; ** P < 0.01; *** P < 0.001 tới hơn 70% số người được hỏi trả lời ở mức phân vân, không có và hoàn toàn không có, không biết. 4. Việc tổ chức các giải thi đấu thể thao cộng đồng còn rất hạn chế và cần các giải pháp có tính đột phá để lan tỏa phong trào tập luyện TDTT nói chung và sử dụng các dịch vụ TDTT một cách chất lượng hơn. 5. Mức độ đóng góp ý kiến của cộng đồng nhằm gia tăng số người tham gia tập luyện TDTT còn rất hạn chế. 6. Để đạt được các mục tiêu như mong muốn về thể dục thể thao quần chúng thì việc tư vấn và mức độ tham gia khác cần được thảo luận rộng rãi hơn tại Hội nghị của thôn\tổ dân phố. TAØI LIEÄU THAM KHAÛO 1. Phan Quốc Chiến (2014), “Nghiên cứu tình hình tiêu dùng tập luyện TDTT của cán bộ công chức, viên chức, doanh nhân ở thành phố Hà Nội”, Luận án tiến sĩ khoa học giáo dục. 2. Dương Nghiệp Chí (2013), “Nhà nước quản lý kinh doanh thể thao giải trí – sức khỏe”, Kỷ yếu hội thảo khoa học “Cơ sở pháp lý và khung khổ điều tiết cho phát triển kinh tế TDTT ở Việt Nam”, Bắc Ninh, tháng 3/2013. 3. Lưu Quang Hiệp và cộng sự (2015), “Giải pháp phát triển kinh tế TDTT Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế”, Đề tài cấp Nhà nước, Mã số KX.01.05/11-15, Trường Đại học TDTT Bắc Ninh. 4. Ngô Trang Hưng (2013), “Xác định tài sản TDTT ở một số tỉnh thành phía bắc để phục vụ quản lý TDTT ở nước ta”, Luận án tiến sĩ khoa học giáo dục. 5. Trần Quang Nam và Ngô Trang Hưng (2016), “Động lực phát triển dịch vụ TDTT dưới góc độ quản lý kinh tế”, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia – Động lực phát triển kinh tế Việt Nam, giai đoạn 2016-2020, tầm nhìn đến 2035, Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân. (Bài nộp ngày 6/11/2020, phản biện ngày 10/11/2020, duyệt in ngày 4/12/2020)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfthuc_trang_nhan_dinh_cua_nguoi_dan_ve_cac_yeu_to_anh_huong_d.pdf
Tài liệu liên quan