Thực trạng nhiễm giun dua (ascaris lumbricoides), giun tóc (trichuris trichiura) va giun móc/mỏ (ancylostoma duodenale/necator americanus) ở học sinh tiểu học tại hai xã ea phe va ea kuang huyện Krông Pách tỉnh Đăk Lăk năm 2011

KẾT LUẬN Tỷ lệ nhiễm giun chung là 19,51%; Tỷ lệ nhiễm giun giun móc/mỏ ở khối lớp 1-3 (23,88% và 23,42%) cao hơn khối lớp 4-5 (14,54% và 14,54%). Đối với giun đũa và giun tóc tỷ lệ nhiễm không có sự khác biệt giữa các khối lớp này và nhiễm rất thấp (1,55% và 0,65%). Cả 2 trường chủ yếu nhiễm 1 loại giun (89,04%- 91,03%). Cường độ nhiễm giun đũa, giun tóc và giun móc/mỏ chung là 100% đều ở mức độ nhẹ; Hiểu biết của học sinh vẫn còn 23,47-24,88% các em không biết bất kỳ một nguyên nhân lây nhiễm hoặc một biện pháp phòng chống giun nào; Thái độ và thực hành của học sinh về phòng chống nhiễm giun là rất tốt có 92,02% cho rằng cần có hố xí; 87,79% cho rằng cần mua thuốc tẩy giun định kỳ; 73% cho rằng phòng chống bệnh giun là cần thiết; Thực hành của các em phòng chống nhiễm giun cũng rất tốt: không uống nước lã là 92,72%; rửa tay trước khi ăn là 97,42%; rửa tay sau khi đi vệ sinh là 97,42%; 88.26% các em không đi chân đất; 89,67% các em và gia đình đại tiện vào hố xí. Tuy nhiên vẫn còn 11,74% các em có thói quen đi chân đất và 11,74% không đi cầu vào hố xí. KHUYẾN NGHỊ Điều trị giun định kỳ cho học sinh tiểu học 02 lần/năm; Mỗi đợt tẩy giun nên chú trọng công tác tuyên truyền giáo dục sức khỏe cho cả phụ huỵnh và học sinh tiểu học; Cải tạo vệ sinh môi trường, tuyên truyền vận động phụ huynh và các em sử dụng hố xí và đại tiện vào hố xí.

pdf6 trang | Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 65 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng nhiễm giun dua (ascaris lumbricoides), giun tóc (trichuris trichiura) va giun móc/mỏ (ancylostoma duodenale/necator americanus) ở học sinh tiểu học tại hai xã ea phe va ea kuang huyện Krông Pách tỉnh Đăk Lăk năm 2011, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Ký Sinh Trùng 151 THỰC TRẠNG NHIỄM GIUN DUA (ASCARIS LUMBRICOIDES), GIUN TÓC (TRICHURIS TRICHIURA) VA GIUN MÓC/MỎ (ANCYLOSTOMA DUODENALE/NECATOR AMERICANUS) Ở HỌC SINH TIỂU HỌC TẠI HAI XÃ EA PHE VA EA KUANG HUYỆN KRÔNG PÁCH TỈNH ĐĂK LĂK NĂM 2011 Nguyễn Châu Thành* TÓM TẮT Mục tiêu: Xác định tỷ lệ, cường độ nhiễm giun truyền qua đất và đánh giá kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống bệnh giun truyền qua đất ở học sinh tiểu học. Đối tượng và phương pháp: Điều tra ngang mô tả nhiễm giun đũa (Ascaris lumbricoides), giun tóc (Trichuris trichiura) và giun móc/mỏ (Ancylostoma duodenale/Necator americanus) từ tháng 6 đến tháng 11 năm 2011 tại 2 trường tiểu học ở 2 xã Ea Phê và Ea Kuang huyện Krông Pách tỉnh Đăk Lăk với 774 mẫu xét nghiệm phân và 426 mẫu điều tra KAP. Kết quả: Tỷ lệ nhiễm giun chung là 19,51%; Tỷ lệ nhiễm giun móc/mỏ ở khối lớp 1-3 (23,88% và 23,42%) cao hơn khối lớp 4-5 (14,54% và 14,54%); Đối với giun đũa và giun tóc tỷ lệ nhiễm giun không có sự khác biệt giữa các khối lớp này và nhiễm rất thấp (1,55% và 0,65%). Cả 2 trường tiểu học chủ yếu là nhiễm 1 loại giun (89,04%-91,03%); Cường độ nhiễm giun đũa, giun tóc và giun móc/mỏ chung là 100% đều ở mức độ nhẹ. Hiểu biết của học sinh về bệnh giun: vẫn còn 23,47-24,88% các em không biết bất kỳ một nguyên nhân lây nhiễm hoặc một biện pháp phòng chống giun nào; Thái độ của học sinh về phòng chống giun là rất tốt có 92,02% cho rằng cần có hố xí; có 87,79% cần mua thuốc tẩy giun định kỳ; có 73% các em cho rằng phòng chống bệnh giun là cần thiết; Thực hành của học sinh về phòng chống giun cũng rất tốt: không uống nước lã là 92,72%; rửa tay trước khi ăn là 97,42%; rửa tay sau khi đi vệ sinh là 97,42%; 88,26% các em không đi chân đất; có 89,67% các em và gia đình đại tiện vào hố xí. Tuy nhiên vẫn còn 11,74% các em có thói quen đi chân đất và 11,74% không đi cầu vào hố xí. Kết luận: Tỷ lệ nhiễm giun chung là 19,51%; Tỷ lệ nhiễm giun móc/mỏ ở khối lớp 1-3 (23,88% và 23,42%). Cường độ nhiễm giun đũa, giun tóc và giun móc/mỏ chung là 100% đều ở mức độ nhẹ. Từ khóa: Giun truyền qua đất, Đăk Lăk ABSTRACT THE SITUATION OF ROUNDWORM INFECTION (ASCARIS LUMBRICOIDES), HAIR WORMS (TRICHURIS TRICHIURA) AND (ANCYLOSTOMA DUODENAL/NECATOR AMERICANUS) IN PUPILS IN TWO COMMUNES EA PHE AND EA KUANG KRONG PACH DISTRICT, DAK LAK PROVINCE 2011 Nguyen Chau Thanh* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 - Supplement of No 1 - 2013: 151 - 156 Study objectives: Identify the rate, intensity of worm infection transmitted through the soil and Evaluation of knowledge, attitudes and practices against worm infection transmitted through the soil in elementary school. Subjects and methods: We investigate horizontal description infected with roundworm (Ascaris * Trung tâm Phòng chống Sốt rét KST – CT Đăk Lăk Tác giả liên lạc: ThS Nguyễn Châu Thành, ĐT: 0903519589, Email: nchauthanh@gmail.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Chuyên Đề Ký Sinh Trùng 152 lumbricoides), hair worms (Trichuris trichiura) and hookworm/mine (Ancylostoma duodenale/Necator americanus) from June to November 2011 in two primary schools in 2 Ea Phe and Ea Kuang communes Krong Pach district Dak Lak province with 774 samples of tools and 426 samples of KAP survey. Results: General worm infection rate was 19.51%; hookworm infection rate / mines in grade 1-3 (23.88% and 23.42%) than grade 4-5 (14.54% and 14.54%); For roundworms and hair worm worm infection rate is no difference between this grade and infection is very low (1.55% and 0.65%). The two primary schools mainly 1- infected worms (89.04% -91.03%); Intensity infected with roundworms, hair worms and hookworms / mines in the two cases by gender are in the section mild infection; Intensity of roundworm infection, hair worms and hookworms/General Mine is 100% are mild. Student's understanding of the worm infection is still 23.47 to 24.88% of the children do not know any cause or infection a worm prevention measures; attitude of students about prevention of worms is very good 92.02% said that should have toilets; 87.79% to buy periodic deworming drugs; 73% of them said that anti-worm infection is necessary; Student Practice worm prevention also very good: no drinking water was 92.72%; wash hands before eating was 97.42%; wash your hands after going to the toilet was 97.42%; 88.26% of these children do not go barefoot; 89.67% of the children and their families into the toilet bowel. But there are still 11.74% of them have a habit of going barefoot and 11.74% do not have a bowel movement on the toilet. Conclusion: Common worm infection rate was 19.51%; hookworm infection rate in grade 1-3 (23.88% and 23.42%). The intensity of roundworm infection, hair worms and hookworms is in mild. Key words: worm transmitted through the soil, Dak Lak ĐẶT VẤN ĐỀ Giun đũa (Ascaris lumbricoides), giun tóc (Trichuris trichiura) và giun móc/mỏ (Ancylostoma duodenale/Necator americanus) là các loại giun truyền qua đất (Soil-transmitted nematodes). Theo tổ chức Y tế Thế giới (WHO), 1998 ước tính trên thế giới có khoảng 1,4 tỷ người nhiễm giun đũa với 250 triệu người có biểu hiện bệnh và tử vong hàng năm do giun đũa lên tới 60.000 người; số người bị nhiễm giun tóc khoảng 1 tỷ người với 46 triệu người biểu hiện bệnh và tử vong hàng năm do giun tóc lên tới 10.000 người; số người bị nhiễm giun móc/mỏ khoảng 1,2 tỷ người với 151 triệu người biểu hiện bệnh và tử vong hàng năm do giun móc/mỏ lên tới 65.000 người. Tình trạng nhiễm các loại giun truyền qua đất (TQĐ) nói trên gây nhiều tác hại thầm lặng và lâu dài tới sức khoẻ con người, và cho mọi lứa tuổi nhất là trẻ em: gây thiếu máu, làm còi cọc, chậm phát triển về thể chất và trí tuệ. Ở Việt Nam nhiễm các loại giun truyền qua đất khá phổ biến song tỷ lệ nhiễm khác nhau giữa các khu vực và đối tượng(1,2,4,7). Đăk Lăk hội đủ những điều kiện thuận lợi cho sự lan truyền và phát triển bệnh giun TQĐ: khí hậu nóng và ẩm, đời sống thu nhập thấp, vệ sinh môi trường còn nhiều hạn chế, tập quán sinh hoạt, canh tác còn lạc hậu(5,6) do đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu: ‘’Thực trạng nhiễm giun đũa (Ascaris lumbricoides), giun tóc (Trichuris trichiura) và giun móc/mỏ (Ancylostoma duodenale/Necator americanus) ở học sinh tiểu học tại hai xã Ea Phê và Ea Kuang huyện Krông Pách tỉnh Đăk Lăk năm 2011” với 02 mục tiêu: Xác định tỷ lệ, cường độ nhiễm giun truyền qua đất ở các trường tiểu học; Đánh giá kiến thức, thái độ và thực hành về phòng chống bệnh giun truyền qua đất ở học sinh. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Địa điểm nghiên cứu Tại 2 trường tiểu học ở 2 xã Ea Phê và Ea Kuang huyện Krông Pách có điều kiện kinh tế văn hóa và xã hội tương tự nhau; Người dân chủ yếu trồng lúa, rau màu và cây cà phê; các em học sinh đều là dân tộc Kinh. Thời gian nghiên cứu Từ tháng 6 đến tháng 11 năm 2011 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Ký Sinh Trùng 153 Đối tượng nghiên cứu Học sinh tiểu học của 2 xã Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu ngang mô tả Mẫu xét nghiệm phân Theo phương pháp Kato-Katz. Đơn vị mẫu là cá thể: Một điểm lấy mẫu là một trường tiểu học Theo công thức tính cỡ mẫu cho một điều tra cắt ngang, số mẫu cần khảo sát cho 1 điểm nghiên cứu là: n = 2 2 21 1 d pPZ )()/(   Mẫu điều tra kiến thức, thái độ, thực hành (KAP) về phòng chống nhiễm giun truyền qua đất Tất cả các học sinh khối lớp 4 và khối lớp 5. Phương pháp thu thập số liệu Kết quả xét nghiệm phân và phỏng vấn các em khối lớp 4 và khối lớp 5 đều nhập vào mẫu thu thập số liệu. Các chỉ số nghiên cứu Chỉ số mô tả tỷ lệ nhiễm trong từng trường tiểu học Công thức sau được dùng để tính chỉ số nhiễm tại một trường: Tỷ lệ nhiễm = Số người có xét nghiệm dương tính x 100 Số người được xét nghiệm Chỉ số mô tả cường độ nhiễm trong từng trường Cường độ nhiễm trung bình của từng loại giun; Cường độ nhiễm trung bình theo giới; Đơn vị đo cường độ nhiễm ở mức độ cá thể là “Số trứng trên một gam phân” (epg). Với kỹ thuật Kato-Katz, việc tính epg được thực hiện bằng phép nhân số trứng đếm được trên lam với 20(3). Công thức tính cường độ nhiễm Cường độ nhiễm trung bình = Tổng số trứng trên một gam phân của các cá thể Tổng số người được xét nghiệm Bảng 1. Các mức cường độ nhiễm các loại giun theo WHO (3) Cường độ Giun Nhiễm nhẹ Nhiễm trung bình Nhiễm nặng Đũa 1 - 4.999 epg 5.000 - 49.000 epg  50.000 epg Tóc 1 - 999 epg 1.000 - 9.999 epg  10.000 Móc 1 - 1.999 epg 2.000 - 3.999 epg  4.000 epg Nhóm chỉ số mô tả kết quả điều tra KAP: Tỷ lệ số gia đình học sinh có hố xí; Tỷ lệ hố xí hợp vệ sinh; Tỷ lệ các em và gia đình đại tiện ra đất quanh nhà; Kiến thức và thực hành của học sinh về phòng chống nhiễm giun TQĐ: Tỷ lệ các em biết về nguyên nhân có thể lây nhiễm giun; Tỷ lệ các em biết về tác hại của nhiễm giun; Tỷ lệ các em biết các cách phòng chống bệnh giun; Tỷ lệ các em thấy cần thiết có hố xí, mua thuốc giun, tẩy giun định kỳ, phòng chống giun sán; Tỷ lệ các em thực hành đúng về phòng chống giun TQĐ. Phương pháp xử lý số liệu Phương pháp thống kê sinh học; phần mềm Microsoft Excel KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Tỷ lệ nhiễm, cường độ nhiễm các loài giun TQĐ ở các trường tiểu học Bảng 2. Tỷ lệ nhiễm giun chung, từng loài giun theo trường Trường/ xã N Nhiễm chung Giun đũa Giun tóc Giun móc/mỏ Số (+) Tỷ lệ (%) Số (+) Tỷ lệ (%) Số (+) Tỷ lệ (%) Số (+) Tỷ lệ (%) Trường TQT Ea Phê 385 73 18,96 5 1,3 3 0,78 73 18,96 Trường PCT Ea Kuang 389 78 20,05 7 1,8 2 0,51 76 19,54 Tổng 774 151 19,51 12 1,55 5 0,65 149 19,25 Nhận xét: Kết quả bảng 2.1 cho thấy Trường TQT và Trường PCT đều nhiễm giun đũa, giun tóc và giun móc/mỏ; tỷ lệ nhiễm giun chung là 19,51%; trong đó giun móc/mỏ tỷ lệ nhiễm cao nhất là 19,25%, giun đũa tỷ lệ nhiễm là 1,55%, giun tóc tỷ lệ nhiễm là 0,65%. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Chuyên Đề Ký Sinh Trùng 154 Bảng 3. Tỷ lệ nhiễm giun truyền qua đất theo khối lớp cuả từng trường Trường /xã Tuổ i n Nhiễm chung Giun đũa Giun tóc Giun móc/mỏ Số (+) TL (%) Số (+) TL (%) Số (+) TL (%) Số (+) TL (%) Trường TQT Ea Phê Lớp 1-3 211 49 23,22 3 1,42 2 0,95 49 23,22 Lớp 4-5 174 24 13,79 2 1,15 1 0,57 24 13,79 Cộng 385 73 18,96 5 1,3 3 0,78 73 18,96 Trường PCT Ea Kuang Lớp 1-3 216 52 24,07 4 1,85 2 0,92 51 23,61 Lớp 4-5 163 26 15,59 3 1,84 0 0 25 15,34 Cộng 389 78 20,05 7 1,8 2 0,51 76 19,54 Lớp 1-3 của hai trường 427 102 23,88 7 1,64 4 0,94 100 23,42 Lớp 4-5 của hai trường 337 49 14,54 5 1,48 1 0,29 49 14,54 Tổng 2 trường 774 151 19,51 12 1,55 5 0,65 149 19,25 Nhận xét: Kết quả bảng 2.2 cho thấy tỷ lệ nhiễm giun chung, nhiễm giun móc/mỏ ở khối lớp 1-3 cao hơn khối lớp 4-5 trong từng trường và chung cả hai trường (23,88% so với 14,54%; 23,42% so với 14,54%), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Bảng 4. Tỷ lệ đơn nhiễm, đa nhiễm Trường/xã Số (+) Nhiễm 1 loại Nhiễm 2 loại Nhiễm 3 loại Số (+) TL (%) Số (+) TL (%) Số (+) TL (%) Trường TQT Ea Phê 73 65 89,04 8 10,96 0 0 Trường PCT Ea Kuang 78 71 91,03 7 8,97 0 0 Tổng 151 136 90,06 15 9,92 0 0 Nhận xét: Kết quả bảng 2.3 cho thấy nhiễm 1 loại chiếm tỷ lệ cao: 90,06%, nhiễm phối hợp 2 loại thấp: 9,92%, Không có nhiễm phối hợp 3 loại. Bảng 5. Các mức cường độ nhiễm giun truyền qua đất Trường/xã Các mức cường độ nhiễm Giun đũa Giun tóc Giun móc/mỏ Nặng TB Nhẹ Nặng TB Nhẹ Nặng TB Nhẹ Trường TQT Ea Phê SL 0 0 5 0 0 3 0 0 73 TL (%) 100 100 100 Trường PCT Ea Kuang SL 0 0 7 0 0 2 0 0 76 TL (%) 100 100 100 Chung SL 0 0 15 0 0 5 0 0 148 TL (%) 100 100 100 Nhận xét: Kết quả bảng 2.4 cho thấy cường độ nhiễm giun đũa, giun tóc, giun móc/mỏ chung của học sinh 2 trường là 100% và đều nhiễm ở mức độ nhẹ. Kiến thức, thái độ và thực hành của học sinh về các bệnh giun TQĐ Kiến thức của học sinh về các bệnh giun TQĐ Bảng 6. Hiểu biết của học sinh về nguyên nhân nhiễm giun truyền qua đất Nội dung Trường TQT Ea Phê (216) Trường PCT Ea Kuang (210) Tổng(426) SL TL(%) SL TL(%) SL TL(%) Uống nước lã 140 65,12 96 44,44 236 55,40 Ăn rau sống 115 53,49 110 50,93 225 52,82 Không rửa tay trước khi ăn 126 58,60 109 50,46 235 55,16 Không rửa tay sau khi đi vệ sinh 120 55,81 108 50,00 228 53,52 Để móng tay dài 118 54,88 101 46,76 219 51,41 Đi chân đất 95 44,19 96 44,44 191 44,84 Không biết 47 21,86 54 25,00 101 23,71 Nhận xét: Kết quả cho thấy trên 50% các em có hiểu biết về nguyên nhân nhiễm giun như: ăn rau sống, uống nước lã, không rửa tay trước khi ăn, không rửa tay sau khi đi vệ sinh, để móng tay dài bẩn; 44,84% biết đi chân đất bị nhiễm giun; 23,71% không biết bất kỳ một nguyên nhân gây nhiễm các loại giun Bảng 7. Hiểu biết của học sinh về tác hại khi nhiễm giun TQĐ Nội dung Trường TQT Ea Phê (216) Trường PCT Ea Kuang (210) Tổng (426) SL TL(%) SL TL(%) SL TL(%) Đau bụng 113 52,56 107 49,54 220 51,64 Gầy yếu,suy nhược 107 49,77 96 44,44 203 47,65 Giảm trí nhớ học kém 80 37,21 36 16,67 116 27,23 Trẻ chậm lớn 88 40,93 74 34,26 162 38,03 Giảm khả năng 74 34,42 21 9,72 95 22,30 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Ký Sinh Trùng 155 lao động Thiếu máu 90 41,86 23 10,65 113 26,53 Tác hại khác 67 31,16 20 9,26 87 20,42 Không biết 49 22,79 51 23,61 100 23,47 Nhận xét: Kết quả bảng 2.6 đau bụng là 51,64%, gầy yếu là 47,65% và chậm lớn là 38,03%. Còn một tỷ lệ khá lớn: 23,47% số em được phỏng vấn không hề biết bất kỳ một tác hại nào. Bảng 8. Hiểu biết của học sinh về biện pháp phòng chống bệnh giun TQĐ Nội dung Trường TQT Ea Phê (216) Trường PCT Ea Kuang (210) Tổng (426) SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%) Ăn thức ăn chín 106 49,30 112 51,85 218 51,17 Uống nước đun sôi để nguội 139 64,65 96 44,44 235 55,16 Rửa tay trước khi ăn 123 57,21 109 50,46 232 54,46 Rửa tay sau khi đi cầu 120 55,81 104 48,15 224 52,58 Không để móng tay dài 108 50,23 105 48,61 213 50,00 Không đi chân đất 135 62,79 92 42,59 227 53,29 Không đi cầu ra đất 135 62,79 78 36,11 213 50,00 Không dùng phân tươi bón ruộng, vườn 96 44,65 41 18,98 137 32,16 Tẩy giun định kỳ 145 67,44 98 45,37 243 57,04 Không biết một biện pháp phòng chống nào 49 22,79 57 26,39 106 24,88 Nhận xét: Kết quả bảng 2.7 cho thấy trên 50% các em có hiểu biết các biện pháp phòng chống như uống nước đun sôi để nguội; ăn thức ăn chín; rửa tay trước khi ăn; rửa tay sau khi đi cầu; Không đi chân đất và còn 24,88% các em không biết bất kỳ một biện pháp phòng chống nào. Thái độ và thực hành học sinh về phòng chống các bệnh giun TQĐ Bảng 9. Thái độ của học sinh về phòng chống các bệnh giun TQĐ Nôi dung Trường TQT Ea Phê (216) Trường PCT Ea Kuang (210) Tổng (426) SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%) Hố xí Cần 201 93,49 191 88,43 392 92,02 Không cần 3 1,40 5 2,31 8 1,88 Không biết 12 5,58 14 6,48 26 6,10 Tẩy giun định kỳ Cần 199 92,56 175 81,02 374 87,79 Không cần 2 0,93 4 1,85 6 1,41 Không biết 15 6,98 31 14,35 46 10,0 Thái độ về phòng chống bệnh giun Cần 163 75,81 148 68,52 311 73,00 Không cần 2 0,93 7 3,24 9 2,11 Không biết 51 23,72 55 25,46 106 24,88 Nhận xét: Kết quả bảng 2.8 cho thấy đa số các em được phỏng vấn đều cho rằng cần thiết có hố xí là 92,02%; cần tẩy giun định kỳ là 87,79%; cần thiết phòng chống bệnh là 73%; Không biết có cần có hố xí và tẩy giun hay không từ 6,1% - 10,8%; nhưng không biết có cần phòng chống nhiễm các loại giun hay không thì khá cao chiếm 24,88%; còn cho rằng không cần có hố xí, không cần tẩy giun và không cần phòng chống thì không đáng kể từ 1,41%-2,11%. Bảng 10. Thực trạng sử dụng hố xí ở gia đình của học sinh Nội dung Trường TQT Ea Phê (216) Trường PCT Ea Kuang (210) Tổng (426) SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%) Số gia đình HS có hố xí Hợp vệ sinh 129 60,00 104 48,15 233 54,69 Không hợp vệ sinh 82 38,14 102 47,22 184 43,19 Tổng 211 98,14 206 95,37 417 97,89 Số gia đình HS không có hố xí 5 2,33 4 1,85 9 2,11 Số gia đình HS có đại tiện ra đất 20 9,30 24 11,11 44 10,33 Nhận xét: Kết quả bảng 2.9 cho thấy đa số gia đình học sinh có hố xí: 97,89%, trong đó có 54,69% hố xí hợp vệ sinh. Số gia đình học sinh không có hố xí chỉ chiếm tỷ lệ thâp 2,11%. Tuy nhiên vẫn còn 10,33% gia đình của các em có đại tiện ra đất. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Chuyên Đề Ký Sinh Trùng 156 Bảng 11. Thực hành của học sinh về phòng chống bệnh GTQĐ Nội dung Trường TQT Ea Phê (216) Trường PCT Ea Kuang (210) Tổng (426) SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%) Uống nước lã Có 14 6,51 17 7,87 31 7,28 Không 202 93,95 193 89,35 395 92,72 Rửa tay trước khi ăn Có 212 98,60 203 93,98 415 97,42 Không 4 1,86 7 3,24 11 2,58 Rửa tay sau đi khi cầu Có 210 97,67 205 94,91 415 97,42 Không 6 2,79 5 2,31 11 2,58 Đi chân đất Có 17 7,91 33 15,28 50 11,74 Không 199 92,56 177 81,94 376 88,26 Đại tiện vào hố xí Có 196 91,16 186 86,11 382 89,67 Không 20 9,30 24 11,11 44 10,33 Nhận xét: Kết quả bảng 2.10 cho thấy học sinh thực hành phòng chống nhiễm giun rất tốt: không uống nước lã rất cao 92,72%; rửa tay trước khi ăn 97,42%; rửa tay sau khi đi vệ sinh 97,42%; 88,26% em không đi chân đất và 89,67% các em và gia đình đại tiện vào hố xí; Có một tỷ lê nhỏ các em vẫn còn đi chân đất là11,74% và 10,33% không đi cầu vào hố xí. KẾT LUẬN Tỷ lệ nhiễm giun chung là 19,51%; Tỷ lệ nhiễm giun giun móc/mỏ ở khối lớp 1-3 (23,88% và 23,42%) cao hơn khối lớp 4-5 (14,54% và 14,54%). Đối với giun đũa và giun tóc tỷ lệ nhiễm không có sự khác biệt giữa các khối lớp này và nhiễm rất thấp (1,55% và 0,65%). Cả 2 trường chủ yếu nhiễm 1 loại giun (89,04%- 91,03%). Cường độ nhiễm giun đũa, giun tóc và giun móc/mỏ chung là 100% đều ở mức độ nhẹ; Hiểu biết của học sinh vẫn còn 23,47-24,88% các em không biết bất kỳ một nguyên nhân lây nhiễm hoặc một biện pháp phòng chống giun nào; Thái độ và thực hành của học sinh về phòng chống nhiễm giun là rất tốt có 92,02% cho rằng cần có hố xí; 87,79% cho rằng cần mua thuốc tẩy giun định kỳ; 73% cho rằng phòng chống bệnh giun là cần thiết; Thực hành của các em phòng chống nhiễm giun cũng rất tốt: không uống nước lã là 92,72%; rửa tay trước khi ăn là 97,42%; rửa tay sau khi đi vệ sinh là 97,42%; 88.26% các em không đi chân đất; 89,67% các em và gia đình đại tiện vào hố xí. Tuy nhiên vẫn còn 11,74% các em có thói quen đi chân đất và 11,74% không đi cầu vào hố xí. KHUYẾN NGHỊ Điều trị giun định kỳ cho học sinh tiểu học 02 lần/năm; Mỗi đợt tẩy giun nên chú trọng công tác tuyên truyền giáo dục sức khỏe cho cả phụ huỵnh và học sinh tiểu học; Cải tạo vệ sinh môi trường, tuyên truyền vận động phụ huynh và các em sử dụng hố xí và đại tiện vào hố xí. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ môn ký sinh trùng trường Đại học Y Hà Nội (2001), Ký sinh trùng Y Học, Nxb Y Học Hà Nội, tr.131-151. 2. Lê Đình Công (1998), “Tình hình bệnh giun sán hiện nay ở Việt Nam, Phương hướng kế hoạch phòng chống các bệnh giun sán 1998-2000 và đến năm 2005”, Thông tin phòng chống bệnh sốt rét và các bệnh ký sinh trùng, Viện SR-KST&CT Hà Nội, (2), tr.3-8. 3. Tổ chức Y tế Thế giới (2000), Hướng dẫn công tác phòng chống các bệnh giun truyền qua đất và thiếu máu do giun, Nxb Y học, Hà Nội. 4. Trường Đại học Y Hà Nội (2002), Dịch tễ học và thống kê trong nghiên cứu khoa học, Nxb Y học, Hà Nội. 5. Trung tâm Phòng chống sốt rét Đăk Lăk, Báo cáo công tác phòng chống sốt rét và các bệnh ký sinh trùng 2005, 2006, 2007, 2008, 2009. 6. Nguyễn Xuân Thao và cộng sự (2003),”Kết quả bước đầu xác định tỷ lệ nhiễm giun truyền qua đất và mức độ hiểu biết, thái độ, thực hành của người dân xã EaYong Huyện Krông Păk Tỉnh Đăk Lăk trong phòng chống bệnh”, Tạp chí Y học thực hành (11), Bộ Y Tế xb, tr.20-24. 7. Lili,-Z; Bingxiang,-Z; Hong,-T, (2000) “Epidemiology of human geohelminth infections (ascariasis, trichuriasis and necatoriasis) in Lushui and Puer Counties, Yunnan Province, China”, Southeast- Asian-J-Trop-Med-Public-Health. 2000 Sep; 31(3): 448-53.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfthuc_trang_nhiem_giun_dua_ascaris_lumbricoides_giun_toc_tric.pdf
Tài liệu liên quan