Thực trạng phong trào thể dục thể thao quần chúng và thể thao học đường trên địa bàn huyện Thái Thụy tỉnh Thái Bình

KEÁT LUAÄN Kết quả đánh giá thực trạng phong trào TDTT quần chúng huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình cho thấy: Cơ sở vật chất, thiết bị kỹ thuật của huyện Thái Thụy còn thiếu thốn; kinh phí dành cho hoạt động TDTT tại các xã, thị trấn được ngân sách Nhà nước cấp với mức từ 12 - 15 triệu/năm. Với kinh phí và cơ sở vật chất như vậy hoạt động TDTT gặp rất nhiều khó khăn. Phong trào tập luyện TDTT của quần chúng nhân dân còn thấp, thời điểm năm 2018, người dân tập luyện TDTT thường xuyên trong huyện có 20.06%. Số lượng các giải đấu hàng năm trên địa bàn huyện chưa nhiều, chỉ tập trung ở cấp cơ sở, còn cấp huyện và tỉnh còn ít. Từ kết quả khảo sát cho thấy muốn phát triển phong trào TDTT quần chúng huyện Thái Thụy cần sự quan tâm và đầu tư của các cấp lãnh đạo huyện và tỉnh thì phong trào TDTT quần chúng trong huyện Thái Thụy mới có sự chuyển biến ngày một tốt hơn.

pdf7 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 12/01/2022 | Lượt xem: 457 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng phong trào thể dục thể thao quần chúng và thể thao học đường trên địa bàn huyện Thái Thụy tỉnh Thái Bình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
73 Sè §ÆC BIÖT / 2020 THÖÏC TRAÏNG PHONG TRAØO THEÅ DUÏC THEÅ THAO QUAÀN CHUÙNG VAØ THEÅ THAO HOÏC ÑÖÔØNG TREÂN ÑÒA BAØN HUYEÄN THAÙI THUÏY TÆNH THAÙI BÌNH Tóm tắt: Sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học thường quy, bài viết tập trung làm rõ thực trạng phong trào thể dục thể thao (TDTT) quần chúng và thể thao học đường tại huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình. Trên cơ sở đó đề tài làm rõ các yếu tố cơ bản ảnh hưởng tới sự phát triển hoạt động TDTT quần chúng trong huyện, mức độ đáp ứng nhu cầu tập luyện TDTT của người dân. Qua đó các cấp Ủy đảng, chính quyền có định hướng thiết thực để phát triển phong trào TDTT huyện Thái Thụy trong thời gian tới. Từ khóa: Thực trạng, thể dục thể thao quần chúng, huyện Thái Thụy. Actual situation of public sports and school sports movements in Thai Thuy district, Thai Binh province Summary: Using regular scientific research methods, the article focuses on clarifying the real situation of physical training and sports movement in Thai Thuy district, Thai Binh province. On that basis, the topic clarifies the basic factors affecting the development of public sport activities in the district, the demand-satisfied level of people. Thereby, the committees and authorities have a practical orientation to develop the sport movement in Thai Thuy district in the coming time. Keywords: Actual situation, public sports, Thai Thuy district. *TS, Trường Đại học TDTT Bắc Ninh **ThS, Tổng cục Thể dục thể thao Phạm Đức Toàn* Bùi Quốc Thái** ÑAËT VAÁN ÑEÀ Những năm gần đây, được sự quan tâm của các cấp ủy Đảng và chính quyền, phong trào TDTT đã phát triển mạnh mẽ ở nhiều huyện trong tỉnh Thái Bình, trong đó có huyện Thái Thụy. Phong trào TDTT quần chúng ở huyện Thái Thụy đã phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng, bên cạnh các môn thể thao hiện đại được nhiều người tham gia tập luyện như: Quần vợt, Bóng đá, Bóng chuyền, Bóng chuyền hơi, Cầu lông, Bơi lội, Bóng bàn.các môn thể thao mũi nhọn của tỉnh cũng đang khôi phục, duy trì và phát triển, thu hút được đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia. Tuy nhiên, hoạt động TDTT trên địa bàn huyện cũng không tránh khỏi một số tồn tại về công tác quản lý, trình độ cán bộ và cơ sở vật chất. Đối tượng tham gia tập luyện vẫn mang tính tự phát, thiếu phương pháp khoa học nên hiệu quả của phong trào TDTT chưa cao. Để phong trào TDTT huyện Thái Thụy có thể khai thác hết những tiềm năng thế mạnh sẵn có, đồng thời khắc phục những mặt yếu kém còn tồn tại và xây dựng phong trào TDTT ổn định và lâu dài trong tương lai, bước đầu đề tài nghiên cứu thực trạng phong trào TDTT quần chúng và thể thao học đường ở huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình. PHÖÔNG PHAÙP NGHIEÂN CÖÙU Trong quá trình nghiên cứu, đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu; phương pháp phỏng vấn; phương pháp điều tra xã hội học; phương pháp quan sát sư phạm; phương pháp toán học thống kê. BµI B¸O KHOA HäC 74 KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU VAØ BAØN LUAÄN 1. Thực trạng phong trào TDTT quần chúng của huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình 1.1. Thực trạng cơ sở vật chất, thiết bị kỹ thuật Chất lượng của phong trào tập luyện TDTT quần chúng không đơn thuật phụ thuộc vào những yếu tố đơn lẻ mà nó bị chi phối của nhiều nhân tố khác nhau, trong đó có yếu tố cơ sở vật chất, thiết bị kỹ thuật....là điều kiện cần thiết để tiến hành tập luyện. Kết quả điều tra thực trạng về thiết bị cơ sở vật chất kỹ thuật của huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình được trình bày ở bảng 1. Bảng 1. Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ hoạt động TDTT ở các xã, thị trấn huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình (n=36) TT Nội dung Có Không mi % mi % 1 Nhà văn hoá thể thao 33 91.67 3 8.33 2 Nhà tập TDTT 9 25.00 27 75.00 3 Sân tập TDTT 36 100 0 0 Qua bảng 1 cho ta thấy: Trong tổng số 36 xã, thị trấn thì cả 36 xã đã có sân bãi tập luyện TDTT chiếm tỉ lệ 100%, 3 xã trên tổng 36 xã chưa có nhà văn hoá thể thao chiếm tỉ lệ 8.33% và 33 xã đã có nhà văn hoá thể thao chiếm tỉ lệ 91.67%. Nhà tập TDTT thì thiếu hụt quá lớn, với 36 xã chỉ có 9 nhà tập TDTT chiếm 25%, còn lại 27 xã chiếm tỉ lệ 75% là không có nhà tập thể thao. Qua kết quả ở bảng 3 ta thấy cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động TDTT rất thiếu thốn đã ảnh hưởng lớn đến sự phát triển phong trào TDTT của huyện. Tìm hiểu trang thiết bị dụng cụ TDTT của các xã, kết quả được trình bày ở bảng 2. Qua bảng 2 cho thấy: Sự phát triển của các môn thể thao không đồng đều, có sự thiết hụt một số môn thể thao hiện đại. Ta thấy trong 9 môn thể thao được tìm hiểu thì chỉ có môn Cầu lông, Bóng chuyền, Bóng đá và Bóng bàn là có sự quan tâm hơn cả song còn rất hạn chế. Một số môn thể thao hiện đại như Bóng rổ, Quần vợt thì rất ít sân tập, thậm chí một số môn còn không có, trang thiết bị phục vụ như Bơi lội. Như vậy, qua kết quả ở bảng 1 và 2 có thể thấy rằng: Hầu hết các xã thiếu sự đầu tư vào phát triển lĩnh vực TDTT quần chúng, dụng cụ tập luyện rất thô sơ cũ kỹ và thiếu thốn, giữa các môn thể thao có sự chênh lệch về số lượng dụng cụ. Điều này chứng tỏ sự quan tâm của các cấp lãnh đạo về các môn thể thao chưa sâu sắc, sự quan tâm chưa đồng đều dẫn đến sự chậm phát triển TDTT. Bảng 2. Thực trạng trang thiết bị dụng cụ TDTT ở các xã, thị trấn (n = 36) TT Nội dung Tỉ lệ các xã có dụng cụ TDTT mi Tỉ lệ % 1 Sân Bóng đá (sân) 26 72.20 2 Sân Bóng rổ (sân) 11 30.50 3 Sân Bóng chuyền (sân) 20 55.50 4 Bàn Bóng bàn (sân) 25 69.40 5 Sân Cầu lông (sân) 30 83.30 6 Sân Điền kinh (sân) 3 8.30 7 Sân Đá cầu (sân) 36 100 8 Sân Quần vợt (sân) 11 30.50 9 Bể Bơi (bể) 2 5.50 75 Sè §ÆC BIÖT / 2020 1.2. Thực trạng kinh phí dành cho việc phát triển sự nghiệp TDTT huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình Một trong những yếu tố để phát triển TDTT là sự đầu tư về kinh phí, đó là một trong những yếu tố rất quan trọng để nâng cấp sân bãi, mua sắm dụng cụ tập luyện, bồi dưỡng hướng dẫn viên, HLV, VĐV, chi phí cho quản lý, tập huấn thi đấu các giải cho các cơ sở. Điều tra thực trạng về kinh phí của huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình thông qua các tài liệu báo cáo của Trung tâm Văn hóa, Thể thao huyện, kết quả thống kế các nguồn kinh phí cho hoạt động TDTT năm 2018 được trình bày ở bảng 3. Bảng 3. Thực trạng về kinh phí cho các hoạt động TDTT ở huyện Thái Thụy tỉnh Thái Bình (năm 2018) TT Đơn vịNguồn Số tiền (triệu VNĐ) Tỷ lệ % 1 Kinh phí từ ngân sách Nhà nước 360 38.54 2 Kinh phí Sở văn hóa, Thể thao và Du lịch 324 34.69 3 Kinh phí xã hội hóa 250 26.77 Tổng 934 100 Qua bảng 3 cho thấy tổng kinh phí dành cho các hoạt động thể thao trên toàn huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình là 934.000.000đ. Đây là con số chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu về kinh phí cho phong trào TDTT quần chúng. Trong đó: Kinh phí từ ngân sách Nhà nước là 360.000.000đ, chiếm 38.54%; kinh phí do Sở văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp là 324.000.000đ, chiếm 34.69% và nguồn kinh phí từ xã hội là 250.000.000đ, chiếm 26.77%. Số liệu tại bảng 3 cũng cho thấy nguồn kinh phí cho hoạt động TDTT trên toàn huyện Thái Thụy 1/3 là từ nguồn ngân sách Nhà nước. Như vậy nếu chỉ dựa vào nguồn kinh phí từ ngân sách thì khó có thể xây dựng được một phong trào TDTT lớn mạnh do vậy cần thu hút các nguồn lực của toàn xã hội. Để có thêm nguồn kinh phí cho các hoạt động TDTT, cán bộ Phòng Văn hóa, TDTT huyện Thái Thụy cần đẩy nhanh thực hiện các dự án, kế hoạch phát triển TDTT để một mặt thu hút nguồn kinh phí từ Nhà nước, mặt khác huy động nguồn lực từ xã hội. 1.3. Thực trạng phong trào tập luyện TDTT quần chúng trên địa bàn huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình năm 2018 Phong trào tập luyện TDTT trên địa bàn huyện Thái Thụy được thể hiện qua số liệu nghiên cứu thu được ở bảng 4. Trong nhiều khu dân cư, người dân đã coi tập luyện TDTT, rèn luyện sức khỏe là một phần của cuộc sống BµI B¸O KHOA HäC 76 Bảng 4. Thực trạng phong trào tập luyện TDTT quần chúng trên địa bàn huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình năm 2018 TT Các môn thể thao Số người tham gia thường xuyên Tỷ lệ % Loại hình tổ chức tập luyện Số đội thể thao Số điểm, nhóm, CLB Số gia đình thể thao mi Tỷ lệ % mi Tỷ lệ % mi Tỷ lệ % 1 Bóng đá 4855 22.70 24 16.55 20 14.40 30 5.27 2 Bóng chuyền 1656 6.75 15 10.34 12 8.69 15 2.63 3 Bóng chuyền hơi 1656 7.76 20 13.79 14 10.10 122 21.14 4 Điền kinh 3321 15.52 25 17.24 13 9.42 25 4.39 5 Bóng bàn 1484 6.93 18 12.40 15 10.86 99 17.57 6 Cầu lông 2181 10.19 28 19.31 23 16.60 162 28.47 7 Quần vợt 781 3.65 9 6.20 6 4.30 51 8.96 8 Bơi lội 1094 5.11 6 4.10 5 3.60 29 5.09 9 Đá cầu 921 4.30 0 0 8 5.70 0 0 10 Thể dục dưỡng sinh 3654 17.08 0 0 22 15.90 36 6.32 Tổng cộng 21.388 100 145 100 138 100 569 100 Qua kết quả thu được ở bảng 4 cho thấy: Sự phát triển phong trào tập luyện TDTT huyện Thái Thụy chưa được đa dạng và phong phú, mới có 10 môn thể thao khác nhau được tổ chức tập luyện dưới các hình thức điểm, nhóm, CLB, đội thể thao và gia đình thể thao. Hàng năm số lượng người tham gia tập luyện TDTT thường xuyên là 21.388, chiếm 20,06%. Thời điểm 2018, huyện Thái Thụy có 20,06% dân số tập luyện TDTT thường xuyên, trong đó có cơ cấu tập luyện như sau: Trong toàn huyện Thái Thụy với 145 đội thể thao được tổ chức dưới hình thức 138 điểm, nhóm, CLB và có 569 gia đình thể thao. Trong đó Bóng đá là môn thể thao có số người tham gia tập luyện đông nhất (4855 người chiếm 22.70%), được tổ chức với 24 đội bóng chiếm tỷ lệ 16.55 so với tổng số đội thể thao hiện có của huyện, tập luyện ở 20 điểm, nhóm CLB và có 30 gia đình thể thao tham gia tập luyện Bóng đá; Môn Bóng chuyền có 1441 người tham gia tập luyện chiếm tỷ lệ 6.75%, với 15 đội thể thao được tổ chức ở 15 điểm nhóm, CLB; Bóng chuyền hơi có 1656 người tham gia chiếm tỷ lệ 7.76% với 20 đội chiếm tỷ lệ 13.79% đội thể thao trong huyện tại 14 điểm, nhóm, CLB và có 122 gia đình tham gia tập luyện thường xuyên chiếm 21.14%; Điền kinh có 3321 người, chiếm tỷ lệ 15.52% số người tham gia tập luyện TDTT với 25 đội Điền kinh chiếm 17.24% tổng số đội thể thao được tổ chức tập luyện, dưới 13 điểm, nhóm, CLB có 25 gia đình tham gia tập luyện môn Điền kinh chiếm 4.39% tổng số các gia đình tập luyện các môn thể thao; Bóng bàn gồm 1484 người chiếm 6.93% và được tập luyện dưới 15 điểm, nhóm CLB chiếm 10.86%, có 18 đội thể thao chiếm tỷ lệ 12.4%; Cầu lông gồm có 2181 người, chiếm tỷ lệ 10.19%, được tổ chức dưới 23 điểm, nhóm, CLB và có 28 đội thể thao chiếm 19.31% số đội thể thao trên địa bàn huyện, có 162 gia đình chơi Cầu lông chiếm 28.47% tổng số gia đình tham gia tập luyện các môn thể thao, là môn thể thao có số gia đình thể thao nhiều nhất. Như vậy, Bóng đá là môn thể thao có người tham gia tập luyện đông nhất, số người tham gia tập Thể dục dưỡng sinh đứng thứ 2. 77 Sè §ÆC BIÖT / 2020 Ngoài ra còn một số môn thể thao khác cũng phát triển, song số lượt người tham gia tập luyện còn ít như Bơi lội, Quần vợtNhưng số người tham gia tập luyện ít như vậy là do đặc thù của các môn thể thao ít phù hợp với mọi người, nhất là thế hệ trẻ (đòi hỏi tính kiên trì, nhẫn nại...). Mặt khác còn do sự hạn chế về tìm hiểu đối với ý nghĩa, tác dụng và tầm quan trọng của các môn thể thao này đối với cuộc sống lao động, học tập, sản xuất và sinh hoạt. 1.4. Thực trạng các giải thể thao tổ chức hàng năm trên địa bàn huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình (tính trung bình từ 2015 - 2018) Để đánh giá sự phát triển của phong trào TDTT cần thông qua các giải, thành tích của VĐV thi đấu thể thao hàng năm được tổ chức, Đề tài thống kê thực trạng các giải thể thao tổ chức hàng năm, kết quả nghiên cứu được trình bày ở bảng 5. Qua bảng 5 cho thấy: Các giải thể thao ở huyện Thái Thụy tổ chức hàng năm gồm 68 giải của 8 môn thể thao. Trong đó số giải tổ chức cấp cơ sở là 44 giải, chiếm 64.7%; giải cấp huyện gồm 14 giải, chiếm tỷ lệ 20.58% và giải cấp tỉnh là 10 giải chiếm tỷ lệ 14.7%. Số lượng VĐV, người tham gia các giải gồm 3675 người. Như vậy các giải tổ chức hàng năm chưa nhiều, tập trung ở cấp cơ sở, còn các giải cấp huyện và tỉnh còn ít. Điều này đã làm hạn chế sự giao lưu, học hỏi kinh nghiệm giữa các huyện và đặc biệt là sự quan tâm và đầu tư của các cấp lãnh đạo huyện và tỉnh. 2. Thực trạng hoạt động TDTT học đường của huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình Công tác giáo dục thể chất cho học sinh trong những năm gần đây được lãnh đạo huyện, tỉnh, hai ngành Giáo dục & Đào tạo và Thể dục thể thao quan tâm. Trong đó, tập trung giải quyết tốt mối quan hệ phối hợp giữa các cơ quan, ban ngành của địa phương và các trường học; đổi mới nội dung, cách thức và nâng cao chất lượng giảng dạy, đảm bảo các yêu cầu về đào tạo. Các hoạt động giảng dạy nội khóa phải đảm bảo có nề nếp, hoạt động ngoại khóa đạt chất lượng chuyên môn cao. Kết quả được trình bày ở bảng 6. Qua số liệu bảng 6 cho thấy: Tính đến năm 2019, toàn huyện hiện có 103/103 trường học các cấp thực hiện đầy đủ chương trình giáo dục TDTT nội khóa. Tỷ lệ học sinh tập nội khóa luôn ở mức cao, 98% tổng số học sinh. Tuy nhiên, tỷ lệ học sinh tập các môn thể dục thể thao ngoại khóa chưa cao. Về đội ngũ giáo viên, 100% số trường học THCS, THPT đều có giáo viên chuyên trách dạy môn thể dục, nhưng số giáo viên chuyên ngành ở bậc tiểu học thì chưa đáp ứng được yêu cầu. Với tình trạng số lượng giáo viên chuyên trách dạy thể dục ở bậc tiểu học bị thiếu hụt sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng học tập các môn thể dục trong trường Bảng 5. Thực trạng các giải tổ chức hàng năm trên địa bàn huyện Thái Thụy tỉnh Thái Bình (tính trung bình từ 2015 - 2018) TT Các môn thể thao Các giải tổ chức Các giải tổ chức SL giải SL người Cơ sở Thành phố Tỉnh 1 Bóng đá 14 800 10 2 2 2 Bóng chuyền 8 540 5 2 1 3 Bóng chuyền hơi 7 400 5 1 1 4 Điền kinh 4 315 2 1 1 5 Bóng bàn 10 100 6 3 1 6 Cầu lông 15 600 11 2 2 7 Quần vợt 7 650 4 2 1 8 Bơi lội 3 200 1 1 1 Tổng 68 3675 44 14 10 BµI B¸O KHOA HäC 78 Bảng 6. Thực trạng thể dục thể thao trường học của huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình (năm 2018 - 2019) TT Chỉ tiêu Tiểu học THCS THPT Tổng số 1 Số trường 48 48 7 103 2 Số học sinh 33600 26400 5327 65327 3 Số HS tập nội khóa 33350 26250 5327 64927 4 Số HS tập ngoại khóa 3360 3960 2000 9260 5 Số GV TDTT 48 144 38 142 6 Số GV chuyên trách 21 124 38 230 7 Số GV kiêm nhiệm 27 20 0 47 học, ảnh hưởng đến việc phát hiện các học sinh có năng khiếu TDTT để bồi dưỡng và đào tạo trở thành nhân tài cho nước nhà. Phong trào Hội khỏe Phù Đổng có bước phát triển mạnh, các Hội khỏe Phù Đổng được tổ chức ở cấp trường, huyện và cấp tỉnh. Năm 2019 số học sinh tham gia Hội khỏe Phù Đổng cấp huyện là hơn 700 học sinh với trên 50 nội dung thi đấu. 3. Thực trạng nhận thức về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố chi phối đến sự phát triển phong trào TDTT quần chúng huyện Thái Thụy tỉnh Thái Bình Để tìm hiểu rõ nguyên nhân và những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển phong trào TDTT quần chúng của huyện Thái Thụy, đề tài tiến hành phỏng vấn các cán bộ Trung tâm TDTT huyện; các đồng chí Chủ tịch, phó Chủ tịch, Bí thư Đoàn của các xã. Kết quả được trình bày ở bảng 7. Bảng 7. Kết quả phỏng vấn thực trạng nhận thức về mức độ ảnh hưởng các yếu tố chi phối đến phong trào TDTT huyện Thái Thụy (n = 50) TT Yếu tố Ảnh hưởng nhiều Ảnh hưởngtrung bình Ảnh hưởng ít mi % mi % mi % 1 Mức độ quan tâm của các cấpchính quyền 43 86.00 4 8.00 3 6.00 2 Cơ cấu dân số 37 70.00 5 10.00 9 18.00 3 Truyền thống địa phương 35 70.00 5 10.00 10 20.00 4 Kinh phí 39 78.00 4 8.00 7 14.00 5 Cơ sở vật chất và trang thiết bị 40 80.00 4 8.00 6 12.00 6 Tính kế hoạch, chỉ đạo kiểm tra 34 70.00 5 10.00 10 20.00 7 Nhu cầu tập luyện 37 74.00 5 10.00 8 16.00 8 Thông tin tuyên truyền 19 38.00 23 46.00 8 16.00 9 Chính sách 18 36.00 31 62.00 1 2.00 10 Trình độ cán bộ TDTT 37 74.00 9 18.00 4 8.00 11 Cơ cấu tổ chức 36 72.00 13 26.00 1 2.00 12 Hứng thú người tập 18 36.00 30 60.00 2 4.00 79 Sè §ÆC BIÖT / 2020 Qua bảng 7 cho thấy: Những yếu tố đóng vai trò quan trọng quyết định tới sự phát triển phong trào TDTT của huyện Thái Thụy được nhiều người quan tâm đồng ý là: Sự quan tâm của cấp ủy Đảng, chính quyền; kinh phí đầu tư cho hoạt động TDTT; cơ sở vật chất và trang thiết bị tập luyện; nhu cầu tập luyện của nhân dân; cơ cấu dân số; cơ cấu tổ chức; truyền thống địa phương; trình độ cán bộ TDTT. Ngoài ra còn những yếu tố như: Chính sách, cách thức tổ chức tuyên truyền vận động, tính kế hoạch chỉ đạo kiểm tra... KEÁT LUAÄN Kết quả đánh giá thực trạng phong trào TDTT quần chúng huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình cho thấy: Cơ sở vật chất, thiết bị kỹ thuật của huyện Thái Thụy còn thiếu thốn; kinh phí dành cho hoạt động TDTT tại các xã, thị trấn được ngân sách Nhà nước cấp với mức từ 12 - 15 triệu/năm. Với kinh phí và cơ sở vật chất như vậy hoạt động TDTT gặp rất nhiều khó khăn. Phong trào tập luyện TDTT của quần chúng nhân dân còn thấp, thời điểm năm 2018, người dân tập luyện TDTT thường xuyên trong huyện có 20.06%. Số lượng các giải đấu hàng năm trên địa bàn huyện chưa nhiều, chỉ tập trung ở cấp cơ sở, còn cấp huyện và tỉnh còn ít. Từ kết quả khảo sát cho thấy muốn phát triển phong trào TDTT quần chúng huyện Thái Thụy cần sự quan tâm và đầu tư của các cấp lãnh đạo huyện và tỉnh thì phong trào TDTT quần chúng trong huyện Thái Thụy mới có sự chuyển biến ngày một tốt hơn. TAØI LIEÄU THAM KHAÛO 1. Chính phủ nước CHXHCNVN (2013), Nghị định số 121/2003/NĐ-CP ngày 21/10/2003 của Chính phủ về chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã phường, thị trấn. 2. Chính phủ nước CHXHCNVN (2005), Quyết định số 100/2005/QĐ-TTg ngày 10/5/2005 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chương trình phát triển TDTT ở xã, phường, thị trấn. 3. Chính phủ nước CHXHCNVN (2007), Nghị định số 112/2007/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết về hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thể dục thể thao. 4. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Bình (2018), Báo cáo tổng kết công tác Văn hóa TDTT tỉnh Thái Bình năm 2018 và phương hướng nhiệm vụ năm 2019. (Bài nộp ngày 6/10/2020, phản biện ngày 29/10/2020, duyệt in ngày 4/12/2020 Chịu trách nhiệm chính: Phạm Đức Toàn, Email: ductoansport@gmail.com) Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, nhiều khu tập luyện công cộng với các dụng cụ đa dạng, hữu ích đã được lắp đặt tại các khu dân cư, giúp người dân dễ dàng tham gia tập luyện, rèn luyện sức khỏe

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfthuc_trang_phong_trao_the_duc_the_thao_quan_chung_va_the_tha.pdf