Ba là, giải thích chính thức luật là một
hoạt động kế tiếp hoạt động lập pháp, góp
phần hoàn thiện, bổ sung và khắc phục
những khiếm khuyết vốn có của hoạt động
lập pháp nhằm bảo vệ và phát huy vai trò
của Hiến pháp, luật và pháp lệnh sau khi có
hiệu lực. Tuy nhiên, vì không nhận thức đầy
đủ vai trò đó, nên sau khi ban hành, luật
không đi vào cuộc sống, nảy sinh tâm lý chê
bai hoặc xem thường luật, chờ đợi và coi
trọng văn bản dưới luật. Tình trạng luật
không trực tiếp điều chỉnh các quan hệ xã
hội trong dư luận xã hội ta vừa qua có
nguyên nhân thiếu giải thích chính thức các
quy định của luật.
5 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 22/01/2022 | Lượt xem: 194 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng và nhu cầu giải thích hiến pháp, luật, pháp lệnh ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. Đánh giá thực trạng giải thích Hiến
pháp, luật, pháp lệnh
Về phương diện khoa học, căn cứ vào
chủ thể giải thích, người ta chia làm hai loại:
giải thích chính thức và giải thích không
chính thức. Giải thích chính thức, đó là giải
thích của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
và việc giải thích này có giá trị pháp lý. Còn
giải thích không chính thức là sự giải thích
của bất cứ người nào không có chức năng
giải thích chính thức Hiến pháp, luật và do
đó, lời giải thích của họ không có giá trị
pháp lý áp dụng chính thức mà chỉ có ý
nghĩa tham khảo. Cả hai loại giải thích trên
đều sử dụng các phương pháp giải thích và
cách giải thích sau đây: giải thích theo ngữ,
nghĩa của các từ ngữ trong điều luật; giải
thích logic là việc phân tích ý nghĩa của các
khái niệm hoặc so sánh với các khái niệm
gần gũi với nó; giải thích về chuyên môn
nghiệp vụ pháp lý là giải thích nhằm chỉ rõ
nội dung pháp lý của điều luật; giải thích hệ
thống là phân tích ý nghĩa và nội dung của
điều luật trong mối quan hệ với hệ thống các
điều luật trong cùng một văn bản hay trong
hệ thống văn bản pháp luật; giải thích lịch
sử - xã hội là việc phân tích các điều luật
trong mối quan hệ với điều kiện lịch sử cụ
thể của việc ra đời luật hay quy phạm pháp
luật đó, kinh nghiệm của việc điều chỉnh
pháp luật trong thực tế.
Với phương pháp tiếp cận như trên, có
thể đánh giá thực trạng giải thích Hiến pháp,
luật và pháp lệnh ở nước ta như sau:
1.1. Thực trạng giải thích Hiến pháp,
luật, pháp lệnh không chính thức
Các nhà khoa học ở nước ta giải thích
Hiến pháp, luật, pháp lệnh chủ yếu là các
nhà khoa học pháp lý, rất ít khi các nhà khoa
học chính trị, kinh tế, xã hội tham gia. Hình
thức giải thích cơ bản là các bài bình luận
về nội dung, ý nghĩa của các bản Hiến pháp,
các đạo luật, pháp lệnh sau khi được ban
hành. Nhiều cuốn sách bình luận Hiến pháp,
bộ luật hay các đạo luật lớn đã được xuất
bản sau khi chúng được thông qua. Nhất là
gần đây, sau khi ban hành Hiến pháp năm
2013, nhiều cuốn sách bình luận Hiến pháp
đã ra đời, ví dụ như cuốn “Bình luận khoa
học Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt
Nam năm 2013” của Viện Chính sách công
và Pháp luật gồm 40 bài bình luận của 27
nhà khoa học pháp lý, tập trung làm rõ nội
dung, ý nghĩa và những tư duy pháp lý mới
của các chương, điều trong Hiến pháp năm
3
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁPSöë 14(318) T7/2016
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
THÛÅC TRAÅNG VAÂ NHU CÊÌU GIAÃI THÑCH HIÏËN PHAÁP,
LUÊÅT, PHAÁP LÏåNH ÚÃ VIÏåT NAM
Trần ngọc Đường*
* GS,TS. Nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội.
2013; hay cuốn sách “Hiến pháp năm 2013
- Những điểm mới mang tính đột phá” của
Nhà xuất bản Tư pháp gồm 11 bài của các
nhà khoa học pháp lý, kinh tế bình luận theo
các chương của Hiến pháp năm 2013,
Cùng với việc ra đời các tập sách, trên các
tạp chí chuyên ngành luật cũng có nhiều bài
bình luận về giá trị, nội dung, vai trò của
Hiến pháp năm 2013, ví dụ như Tạp chí
Nghiên cứu Lập pháp của Viện Nghiên cứu
Lập pháp, Tạp chí Luật học của trường Đại
học Luật Hà Nội, Tạp chí Cộng sản - cơ
quan lý luận của Đảng cũng có một số bài
bình luận dưới phương diện chính trị - pháp
lý nội dung của Hiến pháp năm 2013. Về
phương pháp giải thích chủ yếu là sử dụng
phương pháp giải thích về chuyên môn
nghiệp vụ pháp lý để chỉ rõ nội dung pháp
lý của các chương, điều trong Hiến pháp hay
bộ luật; hoặc sử dụng phương pháp phân
tích hệ thống, phương pháp so sánh, phương
pháp lịch sử để làm rõ những điểm mới,
điểm tiến bộ trong Hiến pháp hay bộ luật,
đạo luật vừa mới được ban hành.
Những hình thức và phương pháp giải
thích nêu trên đã góp phần phát huy các giá
trị của Hiến pháp, của các bộ luật, đạo luật;
làm rõ nội dung mới của các văn bản quy
phạm pháp luật này. Nhờ đó, Hiến pháp và
các đạo luật có điều kiện đi vào cuộc sống,
sớm phát huy được vai trò của mình trong
đời sống nhà nước và xã hội. Đối với nhân
dân nói chung, nhất là các cơ quan nhà
nước, các cá nhân có thẩm quyền nói riêng,
hiểu sâu sắc hơn Hiến pháp, các đạo luật,
pháp lệnh mới được ban hành, tạo điều kiện
để họ tham khảo, áp dụng và thực hiện pháp
luật, góp phần nâng cao trình độ pháp luật,
văn hóa pháp lý cho cán bộ và nhân dân.
- Về nội dung giải thích, bình luận chủ
yếu tập trung vào ý nghĩa, vai trò, điểm mới
của văn bản vừa mới ban hành hoặc một số
chương, mục cơ bản trong văn bản quy
phạm đó. Rất ít có những bài bình luận về
từng điều khoản cụ thể của Hiến pháp, luật,
pháp lệnh.
- Phương pháp giải thích, bình luận chủ
yếu là phân tích, chứng minh, so sánh để
làm rõ nội dung điều chỉnh của văn bản mà
không hoặc rất ít đề cập tới những hạn chế,
khiếm khuyết của văn bản; những điều luật,
hoặc những thuật ngữ khó hiểu, hiểu khác
nhau để thống nhất cách hiểu.
Tóm lại, việc giải thích không chính
thức Hiến pháp, luật, pháp lệnh ở nước ta
chủ yếu là những người nghiên cứu giảng
dạy khoa học pháp lý tiến hành vào thời
điểm khi có Hiến pháp hay một đạo luật,
pháp lệnh quan trọng nào đó mới ban hành
mà những người có trách nhiệm áp dụng
pháp luật rất ít khi nêu vấn đề, nêu những
hạn chế của các điều luật cần phải giải thích.
Vì thế, việc giải thích không chính thức
chưa hình thành được một kênh dư luận xã
hội từ những nhà khoa học cũng như từ
những người hoạt động thực tiễn trong việc
áp dụng và thực hiện pháp luật để từ đó đòi
hỏi phải giải thích chính thức Hiến pháp,
luật và pháp lệnh.
1.2 Thực trạng giải thích chính thức
Hiến pháp, luật, pháp lệnh
Giải thích chính thức Hiến pháp, luật,
pháp lệnh có vai trò rất quan trọng, nhưng
tiếc rằng, chúng ta chưa được coi trọng và
đề cao đúng mức trong thực tế. Cho đến nay,
việc giải thích chính thức Hiến pháp, luật,
pháp lệnh mới được tiến hành một số lần
đếm được bằng đầu ngón tay. Theo thống
kê, từ ngày Hiến pháp quy định Ủy ban
thường vụ Quốc hội (UBTVQH) có nhiệm
vụ, quyền hạn giải thích chính thức Hiến
pháp, luật, pháp lệnh đến nay, UBTVQH
mới tiến hành được 5 lần. Lần gần đây nhất
là vào ngày 10/11/2006, UBTVQH chính
thức giải thích khoản 6 Điều 19 Luật Kiểm
toán nhà nước (Nghị quyết số
1053/2006/NQ-UBTVQH).
4
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁP Söë 14(318) T7/2016
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
Mặc dầu, Hiến pháp quy định giải thích
chính thức thuộc nhiệm vụ, quyền hạn chỉ
của UBTVQH, nhưng trên thực tế đã xuất
hiện ngày càng nhiều văn bản không phải là
văn bản quy phạm pháp luật nhưng có nội
dung giải thích luật. Đó là các thông báo của
cơ quan hành chính nhà nước hay các nghị
quyết hoặc thông tư liên tịch của Hội đồng
Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao với các
cơ quan nhà nước hữu quan, nhằm giải thích
và hướng dẫn việc áp dụng luật. Điều đó vừa
phản ánh nhu cầu cần phải giải thích pháp
luật trong quản lý nhà nước và áp dụng pháp
luật trong xét xử, đồng thời thể hiện cơ chế
giải thích chính thức Hiến pháp, luật, pháp
lệnh hiện hành của nước ta chưa phù hợp, cần
phải có sự đổi mới một cách căn bản. Tình
trạng giải thích chính thức luật không đáp
ứng đòi hỏi của thực tiễn hiện nay ở nước ta
dẫn đến một số hệ quả không tốt sau đây:
- Một là, nhận thức chưa sâu sắc lợi ích
của giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh
trong hoạt động lập pháp, hành pháp và tư
pháp. Thẩm quyền giải thích chính thức
Hiến pháp, luật, pháp lệnh còn quá hẹp, chỉ
giao cho UBTVQH. Tòa án nhân dân tối cao
chưa được giao thẩm quyền giải thích chính
thức Hiến pháp, luật, pháp lệnh. Theo kinh
nghiệm của các nước dân chủ và pháp quyền
thì Tòa án tối cao là thiết chế giải thích chính
thức Hiến pháp, luật, pháp lệnh tốt nhất. Bởi
hơn ai hết, thông qua việc xét xử các vụ việc
cụ thể, với thực tiễn áp dụng pháp luật
phong phú, Tòa án tối cao là chủ thể có điều
kiện giải thích một cách tốt nhất trong việc
bảo vệ Hiến pháp, bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của con người, của công dân. Ở
đó, các tư tưởng pháp lý mới vì con người,
cho con người có điều kiện nảy nở và phát
triển, có thể làm phong phú thêm những quy
định của pháp luật vốn “khô khan”, “cứng
nhắc” và “trừu tượng”. Vì thế, không chỉ các
nước theo hệ thống pháp luật án lệ mà cả các
nước có hệ thống pháp luật thành văn cũng
đều giao cho Tòa án tối cao thẩm quyền giải
thích chính thức luật.
- Hai là, trong cơ chế phân công quyền
lực nhà nước ở nước ta, theo Hiến pháp năm
2013, vẫn tiếp tục quy định UBTVQH có
thẩm quyền giải thích chính thức Hiến pháp,
luật, pháp lệnh. Theo chúng tôi, việc giao
thẩm quyền này cho UBTVQH là không
hợp lý. Bởi giải thích chính thức Hiến pháp
gắn liền với việc bảo vệ Hiến pháp như đã
viết ở phần trên. Giải thích chính thức Hiến
pháp là phương thức bảo vệ Hiến pháp tốt
nhất. Nó được giao cho một cơ quan chuyên
trách bảo vệ Hiến pháp, gắn liền với chức
năng tài phán vi phạm Hiến pháp trong hoạt
động lập pháp, hành pháp và tư pháp. Đồng
thời, cơ quan chuyên trách bảo vệ Hiến pháp
này có nhiệm vụ giải thích chính thức Hiến
pháp là một nhiệm vụ của bảo vệ Hiến pháp.
UBTVQH là cơ quan thường trực giữa hai
kỳ họp của Quốc hội, thuộc quyền lập pháp,
không nên và không thể giao thêm thẩm
quyền bảo vệ Hiến pháp, trong đó có giải
thích chính thức Hiến pháp là một phương
thức bảo vệ Hiến pháp hữu hiệu nhất.
- Ba là, giải thích chính thức Hiến pháp,
luật, pháp lệnh phải được tiến hành theo một
quy trình chặt chẽ. Cho đến nay, những vấn
đề: Ai có quyền giải thích chính thức Hiến
pháp, luật, pháp lệnh; thẩm quyền của chủ
thể giải thích; phạm vi giải thích; ai có
quyền yêu cầu giải thích? Yêu cầu giải thích
điều luật hay giải thích theo vụ việc cụ thể?
Hình thức và phương pháp giải thích? đều
chưa được quy định. Vì vậy, để thúc đẩy
hoạt động giải thích Hiến pháp, luật, pháp
lệnh phù hợp với vị trí và vai trò của nó
trong đời sống nhà nước và xã hội và đưa
giải thích luật vào nề nếp theo đúng nguyên
tắc của nhà nước pháp quyền XHCN của
dân, do dân và vì dân, cần phải xây dựng
Luật về Quy trình giải thích chính thức Hiến
pháp, luật, pháp lệnh.
5
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁPSöë 14(318) T7/2016
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
2. nhu cầu giải thích Hiến pháp, luật,
pháp lệnh ở nước ta trong thời gian tới
Trước hết, nhu cầu giải thích Hiến pháp,
luật, pháp lệnh bắt nguồn từ lợi ích và công
dụng của Hiến pháp, luật, pháp lệnh trong
đời sống nhà nước và đời sống xã hội. Đó là
các phương tiện điều chỉnh cực kỳ quan
trọng trong việc xây dựng một nhà nước dân
chủ và pháp quyền. Hiến pháp, luật, pháp
lệnh mặc dù có nội dung tốt nhưng không tự
nó phát huy được vai trò nếu không sử dụng
tổng hợp nhiều phương tiện để đưa vào cuộc
sống. Một trong những phương tiện cực kỳ
quan trọng, đó là giải thích chính thức Hiến
pháp, luật, pháp lệnh. Nhu cầu giải thích
chính thức (chỉ đề cập giải thích chính thức)
Hiến pháp, luật, pháp lệnh ở nước ta trong
thời gian tới thể hiện ở các mặt sau đây:
- Một là, nhu cầu giải thích chính thức
Hiến pháp, luật, pháp lệnh bắt nguồn từ đòi
hỏi bảo vệ Hiến pháp. Giải thích chính thức
Hiến pháp, luật, pháp lệnh có vai trò cực kỳ
quan trọng trong đời sống nhà nước và xã
hội. Tuy nhiên, do không coi trọng giải thích
chính thức Hiến pháp, luật, pháp lệnh nên
không phát huy được vai trò của giải thích
Hiến pháp, luật, pháp lệnh trong đời sống
nhà nước và xã hội.
Giải thích chính thức Hiến pháp, luật,
pháp lệnh là một phương thức bảo vệ và
phát huy chính bản thân các giá trị của Hiến
pháp, luật, pháp lệnh. Pháp luật nói chung,
đặc biệt là Hiến pháp và luật nói riêng chứa
đựng các giá trị chính trị, xã hội sâu sắc. Tuy
nhiên, bản thân pháp luật không tự bảo vệ
và phát huy được các giá trị của mình, nhất
là trong trường hợp bản thân pháp luật có
thể chứa đựng những yếu tố không rõ ràng.
Pháp luật là một hiện tượng xã hội do con
người đặt ra, do đó không tránh khỏi những
khiếm khuyết hoặc là do vô tình, hoặc là do
chủ quan chứa đựng trong bản thân pháp
luật. Đó có thể là việc sử dụng từ ngữ chưa
thật hoàn hảo (từ nhiều nghĩa hay thay đổi
theo thời gian) để thể hiện các quy tắc xử sự
của hành vi trong các điều luật. Đó cũng có
thể là những thay đổi về điều kiện kinh tế -
xã hội ảnh hưởng đến việc nhận thức và hiểu
đúng các quy định của điều luật. Đặc biệt,
Hiến pháp là đạo luật gốc chứa đựng những
nguyên tắc, những khung pháp lý rất rộng,
trừu tượng, không cụ thể, lại tồn tại trong
một thời gian dài, mà thực chất như V.I. Lê
nin đã từng nhấn mạnh “là chính trị, là một
biện pháp chính trị” thì càng cần phải được
bảo vệ và phát huy phù hợp với điều kiện
kinh tế - xã hội cụ thể thông qua việc giải
thích chính thức của các cơ quan nhà nước
có thẩm quyền. Bảo vệ và phát huy các giá
trị của Hiến pháp bằng hoạt động giải thích
Hiến pháp có ý nghĩa chính trị - pháp lý cực
kỳ quan trọng. Trước hết, thông qua giải
thích chính thức, nội dung và ý nghĩa của
Hiến pháp được hiểu một cách thống nhất,
phù hợp với điều kiện chính trị, kinh tế, xã
hội cụ thể. Theo đó, Hiến pháp phát huy
được vai trò của mình là nhân tố đảm bảo
cho sự ổn định và phát triển của một chế độ
chính trị - xã hội, là nền tảng pháp lý của
một nhà nước dân chủ, quyền lực nhà nước
thuộc về nhân dân. Vì thế, giải thích chính
thức Hiến pháp là nhân tố góp phần xây
dựng một hệ thống pháp luật thống nhất,
nhất quán, dựa trên nền tảng Hiến pháp.
- Hai là, giải thích chính thức Hiến
pháp, luật, pháp lệnh là nhân tố đảm bảo cho
việc áp dụng pháp luật đúng đắn, phù hợp
với điều kiện chính trị - kinh tế - xã hội,
tránh được việc áp dụng pháp luật một cách
máy móc, cứng nhắc, pháp lý đơn thuần. Áp
dụng pháp luật là một hình thức thực hiện
pháp luật do các cơ quan nhà nước có thẩm
quyền tiến hành. Trong số đó, Tòa án là cơ
quan áp dụng pháp luật có vai trò đặc biệt
quan trọng. Bởi vì, áp dụng pháp luật của
Tòa án liên quan trực tiếp đến các quyền và
nghĩa vụ thiết thân, cơ bản nhất của con
người như tính mạng, tài sản, danh dự, nhân
6
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁP Söë 14(318) T7/2016
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
phẩm và phải vận dụng toàn bộ sự hiểu
biết về pháp luật (cả ý thức pháp luật lẫn các
quy định pháp lý thực định và kinh nghiệm
cuộc sống thực tiễn). Do vậy, áp dụng pháp
luật trong hoạt động xét xử của Tòa án
thường gắn liền với việc giải thích pháp luật,
trong đó có giải thích chính thức. Giải thích
chính thức các quy định pháp lý đưa ra áp
dụng thông qua tổng kết thực tiễn, hình
thành các án lệ có ý nghĩa đặc biệt quan
trọng trong hoạt động xét xử của Tòa án.
Kinh nghiệm không chỉ của các nước theo
mô hình hệ thống pháp luật Common Law
mà cả các nước theo hệ thống Continental
gần đây cũng đề cao việc giải thích chính
thức luật của Tòa án.
Giải thích chính thức Hiến pháp, luật,
pháp lệnh góp phần khắc phục kịp thời các
khiếm khuyết không thể tránh khỏi trong
hoạt động lập pháp. Hoạt động lập pháp dù
có hoàn bị đến đâu, chất lượng cao đến mấy
vẫn còn có những khiếm khuyết không thể
tránh khỏi. Đó là do sản phẩm của hoạt động
lập pháp là kết quả của lao động trí tuệ. Đôi
lúc trí tuệ chủ quan không nhìn thấy một
cách tường minh và không theo kịp sự vận
động khách quan của các quan hệ xã hội. Do
đó, không tránh khỏi việc có những quy
định pháp lý chung chung, thiếu minh bạch
và cụ thể. Trong những trường hợp này, giải
thích chính thức là biện pháp kịp thời lấp lỗ
hổng đó.
Tóm lại, giải thích chính thức Hiến
pháp, luật, pháp lệnh là một hoạt động tiếp
theo của hoạt động lập pháp, không tách rời
với hoạt động thực hiện pháp luật, nhất là
hoạt động áp dụng pháp luật. Bởi giải thích
chính thức góp phần hoàn thiện hoạt động
lập pháp và giúp cho hoạt động áp dụng pháp
luật, nhất là áp dụng pháp luật trong xét xử
của Tòa án được chính xác, đúng với ý đồ
của nhà lập pháp trong từng vụ việc cụ thể.
- Ba là, giải thích chính thức luật là một
hoạt động kế tiếp hoạt động lập pháp, góp
phần hoàn thiện, bổ sung và khắc phục
những khiếm khuyết vốn có của hoạt động
lập pháp nhằm bảo vệ và phát huy vai trò
của Hiến pháp, luật và pháp lệnh sau khi có
hiệu lực. Tuy nhiên, vì không nhận thức đầy
đủ vai trò đó, nên sau khi ban hành, luật
không đi vào cuộc sống, nảy sinh tâm lý chê
bai hoặc xem thường luật, chờ đợi và coi
trọng văn bản dưới luật. Tình trạng luật
không trực tiếp điều chỉnh các quan hệ xã
hội trong dư luận xã hội ta vừa qua có
nguyên nhân thiếu giải thích chính thức các
quy định của luật.
- Bốn là, giải thích chính thức luật là
một hoạt động có quan hệ mật thiết với việc
thực hiện pháp luật, nhất là áp dụng pháp
luật trong xét xử của Tòa án. Hay nói chính
xác hơn, giải thích chính thức Hiến pháp,
luật và pháp lệnh là một đòi hỏi của việc
thực hiện pháp luật, đặc biệt là trong việc áp
dụng pháp luật của Tòa án. Do thực tiễn đòi
hỏi, các cơ quan hành pháp và tư pháp đã
tiến hành giải thích luật trong quá trình thực
hiện pháp luật. Tuy nhiên, trên thực tế chưa
có một văn bản luật nào chính thức quy định
giao thẩm quyền giải thích Hiến pháp, luật
và pháp lệnh cho các cơ quan này. Vì thế,
giá trị của những giải thích này ra sao, có bắt
buộc chung hay không, chưa được pháp luật
thừa nhận. Vì thế, các giải thích này chỉ có
giá trị hướng dẫn trong ngành, lại thiếu sự
kiểm tra, giám sát nên nguy cơ giải thích
thiếu chính xác, thiếu khách quan, chưa phù
hợp với nội dung và tinh thần của luật có thể
xảy ra. Điều đó tất yếu sẽ dẫn đến hậu quả
là tính nhất quán, tính thống nhất của hệ
thống pháp luật lại bị xâm hại một lần nữa
qua hoạt động giải thích luật trong tổ chức
thực hiện pháp luật (xâm hại lần đầu do
khiếm khuyết của hoạt động lập pháp).
Trong lúc đó, cơ chế bảo hiến ở nước ta
chưa hoàn thiện, chưa có cơ quan chuyên
7
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁPSöë 14(318) T7/2016
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
(Xem tiÕp trang 43)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- thuc_trang_va_nhu_cau_giai_thich_hien_phap_luat_phap_lenh_o.pdf