Thuyên tắc ối: Báo cáo ca lâm sàng, chẩn đoán và điều trị

Bệnh nhân được hồi sức toàn diện, đảm bảo cung cấp đủ oxy, điều chỉnh toan hô hấp bằng thở máy kiểm soát có PEEP bảo vệ phổi, duy trì an thần để giúp bệnh nhân thở theo máy, đảm bảo huyết áp tâm thu luôn 90 mmHg bằng dịch truyền tinh thể và vận mạch noradrenaline, điều chỉnh rối loạn đông máu bằng cách truyền máu và chế phẩm máu theo tỷ lệ 4: 4: 1: 1 (11 hồng cầu lắng, 12 đơn vị huyết tương tươi đông lạnh, 16 đơn vị kết tủa lạnh, 1 cuf tiểu cầu đậm đặc), chúng tôi truyền kết tủa lạnh nhiều hơn vì sau mổ lượng fibrinogen còn rât thấp (0,7 g/L). Ngoài ra chúng tôi còn sử dụng các thuốc khác như tranexamide và etamsilat để tăng hiệu quả cầm máu, sử dụng furosemide để tăng bài tiết nước tiểu giúp bảo vệ thận và tránh quá tải tuần hoàn, kháng sinh phổ rộng, phối hợp kháng sinh để đề phòng nhiễm trùng, điều chỉnh điện giải và kiềm toan, giữ ấm bệnh nhân, tránh hạ thân nhiệt làm trầm trọng thêm tình trạng rối loạn đông máu. Bệnh nhân đã được mổ lấy thai nhanh chóng, cứu sống được thai nhi, được cắt tử cung toàn phần chừa 2 phần phụ sau khi thắt động mạch tử cung, động mạch hạ vị để cầm máu nhưng không hiệu quả. Trường hợp thuyên tắc ối của chúng tôi hồi sức đạt hiệu quả nhanh chóng sau 17 giờ, huyết động cải thiện, sớm ngưng được vận mạch, không có suy thận cấp, có tổn thương phổi do truyền máu khối lượng lớn ở mức độ nhẹ, bệnh nhân được cai máy và rút nội khí quản thành công. Bệnh nhân được ra khỏi hồi sức sau 3 ngày và ra viện sau 12 ngày, em ra viện sau 14 ngày. Năm 2000, Bryan báo cáo một trường hợp ra viện sau 6 tuần(2). Năm 2010, Naixi Li báo cáo một trường hợp ra viện sau 4 ngày. Năm 2010, Roberts báo cáo có 13 trường hợp sống sót, thời gian nằm viện từ 5 – 59 ngày(10).

pdf6 trang | Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 267 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thuyên tắc ối: Báo cáo ca lâm sàng, chẩn đoán và điều trị, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014 Chuyên Đề Gây Mê Hồi Sức 152 THUYÊN TẮC ỐI: BÁO CÁO CA LÂM SÀNG, CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ Huỳnh Văn Bình*, Đinh Hữu Hào*, Huỳnh Vĩnh Phúc*, Nguyễn Trung Thành* TÓM TẮT Thuyên tắc ối là một cấp cứu sản khoa nghiêm trọng, xảy ra đột ngột, điều trị rất khó khăn và có tỷ lệ tử vong cao. Chúng tôi đã cứu sống cả mẹ và con một trường hợp bị thuyên tắc ối, xảy ra ngay cuối giai đoạn chuyển dạ. Các triệu chứng lâm sàng xảy ra là bệnh nhân đột ngột tím đen toàn thân, lơ mơ, co giật, tụt huyết áp, rối loạn đông máu nghiêm trọng. Bệnh nhân đã được chẩn đoán ngay là thuyên tắc ối và tiến hành phẫu thuật khẩn cấp, hồi sức tích cực, truyền hồng cầu lắng, huyết tương tươi đông lạnh, kết tủa lạnh và tiểu cầu. Bệnh nhân hồi phục và được chuyển khoa sau 3 ngày, thời gian nằm viện là 12 ngày. Từ khóa: thuyên tắc ối, cấp cứu sản khoa, tử vong mẹ, tử vong thai nhi, tử vong chu sản. SUMMARY AMNIOTIC FLUID EMBOLISM: CASE REPORT, DIAGNOSIC AND TREATMENT Huynh Van Binh, Dinh Huu Hao, Huynh Vinh Phuc, Nguyen Trung Thanh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - Supplement of No 4- 2014: 152 - 157 Amniotic fluid embolism is a serious obstetric emergencies, sudden onset, treatment is difficult and has a high mortality rate. We have experienced a case of amniotic fluid embolism, which occurs at the end stage of labor, that both the mother and child survived,. The clinical symptoms that occur suddenly cyanotic patients, coma, seizure, hypotension, severe coagulopathy. The patient was diagnosed immediately as amniotic embolism and emergency surgery, intensive care, had tranfusion of red blood, fresh frozen plasma, cryoprecipitate and platelet. The patient recovered and was transferred after three days, length of hospital stay was twelve days. Key words: obstetric emergencies, amniotic fluid embolism, maternal morbidity, maternal mortalitity, neonatal morbidity, stillbirth. Thuyên tắc ối lần đầu tiên được Meyer mô tả vào năm 1926(8), nhưng đến năm 1941 Steiner và Lushbaugh mới mô tả đặc điểm bệnh học, chẩn đoán và điều trị bệnh thuyên tắc ối(12). Tần suất thuyên tắc ối xảy ra thay đổi từ 1/8000 đến 1/800000 trường hợp sanh tùy báo cáo. Tỷ lệ tử vong mẹ từ 10 – 85% và tử vong con khoảng 10%(3,7,9). Tại Việt Nam, chưa có khảo sát nào về tần suất và tỷ lệ tử vong thuyên tắc ối. Chúng tôi báo cáo về một trường hợp thuyên tắc ối được chẩn đoán kịp thời, các biện pháp hồi sức hợp lý cứu sống được cả mẹ và con. CA LÂM SÀNG Sản phụ 36 tuổi, nhập viện lúc 8 giờ vì ra huyết âm đạo, được chẩn đoán con lần 2, thai 38,5 tuần, ngôi đầu, chuyển dạ tiềm thời, ối rỉ giờ thứ 4. PARA 1021, con lần 1 sanh thường, không ghi nhận bất thường. Thai kỳ lần này khám thai đầy đủ, không ghi nhận thai kỳ bất thường. Sản phụ nhập viện trong tình trạng tỉnh, niêm hồng, mạch 80 lần/phút, huyết áp 90/60 mmHg, thân nhiệt 370C, tim thai 140 lần/phút, cân nặng 56 kg, cao 150 cm, ước lượng cân thai khoảng 3500g. Kết quả xét nghiệm máu lúc nhập viện Hb 11,1 g/dl, bạch cầu 10,32 K/UL, tiểu cầu 299 Giga/L, PT 11,3 giây, INR 0,95, aPTT 32,8 giây, Fibrinogen 4,15 g/L, canxi máu 1,18 mmol/L. Sản phụ được chuyển vào phòng sanh theo dõi sanh ngã âm đạo lúc 11 giờ. Lúc * Khoa Phẫu Thuật-Gây Mê Hồi Sức - BV Nhân Dân Gia Định Tác giả liên lạc: BS Huỳnh Văn Binh ĐT: 0918051820 Email: bshuynhvanbinh@gmail.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Gây Mê Hồi Sức 153 12g40, sản phụ chuyển dạ ối vỡ hoàn toàn, xanh loãng, ghi nhận nhịp tim thai giảm 115 lần/phút, sản phụ được cho thở oxy 3 lít/phút, nằm nghiêng trái. Sau 10 phút, sản phụ đột ngột co rút nhẹ 2 tay, giật nhẹ phần đầu, mạch 80 lần/phút, huyết áp khó đo, tim thai 100 – 140 lần/phút, 5 phút sau bệnh nhân tím nhẹ toàn thân, tim thai 80 – 100 lần/phút, ối xanh, chẩn đoán của bác sĩ khoa sản: Thai suy cấp/ hạ canxi máu, sốc chưa rõ nguyên nhân. Chỉ định: mổ lấy thai tối khẩn. Sản phụ được chuyển ngay lên phòng mổ trong tình trạng tri giác lơ mơ, tím đen toàn thân, mạch 130 lần/phút, huyết áp 70/40 mmHg, SpO2 65% với oxy mũi 3 lít/phút, tim nhanh đều, rõ, không âm thổi, âm phế bào rõ, không ran. Với biểu hiện lâm sàng trên, chúng tôi chẩn đoán THAI SUY CẤP, NGHI THUYÊN TẮC ỐI. Phẫu thuật bắt con được khẩn trương tiến hành ngay sau đó bằng phương pháp gây mê toàn diện thông khí qua nội khí quản, các thuốc mê được sử dụng là propofol 1%, sufentanil, succinylcholin, duy trì dãn cơ không khử cực là atracrium, sevorane, kháng sinh (Ampicilline + sulbactam). Tình trạng bé 3200g, APGAR 5 – 7, bé được chuyển bệnh lý sơ sinh (xuất viện sau 14 ngày). Sau 20 phút hồi sức, huyết áp có cải thiện (100/50 mmHg, có duy trì noradrenalin), nhịp tim còn nhanh (120 lần/phút), SpO2 100%, vị trí mổ cầm máu khó khăn, kết quả xét nghiệm thời điểm này: Hb 10,3 g/dl, tiểu cầu 154 Giga/L, PT > 60 giây, aPTT > 140 giây, INR > 7,0, fibrinogen < 0.5 g/l, D-Dimer 13450 ng/ml, troponin T-hs 0,02 ng/ml. Bệnh nhân được hồi sức bù dịch bằng nước muối đẳng trương, bù các chế phẩm của máu gồm 3 đơn vị hồng cầu lắng, 4 đơn vị huyết tương tươi đông lạnh, 4 đơn vị kết tủa lạnh; vận mạch noradrenaline để duy trì huyết áp tâm thu > 90 mmHg; tranexamide, etamsilat để tăng cường đông cầm máu, furosemide được sử dụng với mục đích duy trì lượng nước tiểu, điều chỉnh mất máu và rối loạn đông máu, ổn định thân nhiệt bằng dịch truyền ấm và sưởi ấm bệnh nhân bằng mền warm-touch. Bệnh nhân được phẫu thuật thắt động mạch hạ vị, động mạch tử cung 2 bên. Sau khi mổ được 155 phút, huyết động không ổn định, phải duy trì noradrenaline liều cao mới giữ vững được huyết áp, nhịp tim nhanh khoảng 130 – 150 lần/phút, SpO2 100%, da xanh niêm nhạt, phẫu thuật cầm máu khó khăn, máu mất nhiều qua ngã âm đạo (khoảng 3700 ml), kết quả khí máu động mạch biểu hiện toan chuyển hóa và toan hô hấp pH 6,92; PaCO2 115,2, PaO2 456,6, HCO3 23,8, BE -11,2, kali 3,7 mmol/L, natri 134 mmol/L, canxi máu 0,8 mmol/L, chức năng đông máu có cải thiện (Bảng 1), ê kíp mổ quyết định phẫu thuật cắt tử cung toàn phần chừa 2 phần phụ, đồng thời thiết lập đường truyền tĩnh mạch cảnh trong và catheter động mạch quay dưới siêu âm để thuận tiện cho công tác hồi sức chống sốc và điều chỉnh các rối loạn, đổi kháng sinh phổ rộng (Vancomycin, Pefloxacin và Metronidazol). Tiếp tục truyền máu và các chế phẩm của máu, đến thời điểm này là 10 đơn vị hồng cầu lắng 350 ml, 12 đơn vị huyết tương tươi đông lạnh, 12 đơn vị kết tủa lạnh, 1 cup tiểu cầu đậm đặc. Máu mất tổng cộng 4700 ml. Sau mổ, bệnh nhân được thông khí kiểm soát với Vt 6 ml/kg, PEEP 5-8 cmH2O, áp lực hỗ trợ 30 mmHg, FiO2 100% sau đó giảm dần theo kết quả khí máu động mạch, an thần bằng kết hợp midazolam với fentanyl. Duy trì vận mạch noradrenaline, truyền dịch tinh thể tùy theo mạch, huyết áp, áp lực tĩnh mạch trung tâm và lượng dịch xuất nhập. Tiếp tục bù máu và kết tủa lạnh để điều chỉnh tình trạng thiếu máu và rối loạn đông máu (1 HCL, 4 kết tủa lạnh). Sử dụng lợi tiểu furosemide khi cần thiết để cân bằng dịch xuất nhập. Sau mổ giờ thứ 6, bệnh nhân tỉnh, huyết động cải thiện dần, sốt cao 39,50C được xử trí bằng truyền paracetamol và lau mát tích cực. Theo dõi các biến chứng do truyền máu khối lượng lớn, tổn thương tạng do sốc. Các xét nghiệm cận Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014 Chuyên Đề Gây Mê Hồi Sức 154 lâm sàng khác như siêu âm tim màu không ghi nhận bất thường (EF 63%), siêu âm doppler mạch máu chi dưới không ghi nhận huyết khối tĩnh mạch. X-quang phổi có xuất hiện vài nốt xung huyết phù hợp với tổn thương phổi do truyền máu khối lượng lớn. Sau mổ 17 giờ, hô hấp và huyết động ổn định, ngưng được vận mạch, PaO2/FiO2 > 400, xét nghiệm chức năng gan, thận trong giới hạn bình thường. Bệnh nhân được cai máy thở, rút nội khí quản. Sau mổ 3 ngày, bệnh nhân hồi phục, chuyển khoa sản bệnh. Sau mổ 12 ngày, bệnh nhân hồi phục hoàn toàn và được cho ra viện. Kết quả giải phẫu bệnh: đoạn dưới tử cung và cổ tử cung các mạch máu dãn rộng, ghi nhận 2-3 tĩnh mạch có chứa chất sừng, mô kẽ xuất huyết rải rác phù hợp với bệnh cảnh thuyên tắc ối. Bảng 1: Sự thay đổi của chức năng đông máu các thời điểm Nhập viện Trước mổ HP giờ 1 HP giờ 6 HP1 HP2 HP4 PT (giây) 11,3 > 60 16,5 11,5 - 10,7 - INR 0,95 > 7 1,4 0,97 - 0,9 - aPTT (giây) 32,8 > 140 49,7 37,1 - 30,6 - Fibrinogen (g/L) 4,15 < 0,5 0,7 2,77 - 3,85 - Hb (g/dl) 11,1 10,3 9,2 6 6,6 6,5 3,3 Tiểu cầu (Giga/L) 299 154 177 180 152 175 315 Bạch cầu (K/UL) 10,3 10,6 18,1 8,5 7,7 12,3 10,4 Nhận xét: ngay khi bệnh nhân vào phòng mổ đã xảy ra tình trạng rối loạn đông máu nghiêm trọng dù chưa có mất máu đáng kể, tình trạng rối loạn đông máu nhanh chóng hồi phục sau mổ. BÀN LUẬN Thuyên tắc ối là một bệnh lý trầm trọng, có tỷ lệ tử vong cao và tần suất mắc bệnh thay đổi tùy theo mỗi quốc gia. Tần suất mắc bệnh thay đổi từ 1,9 – 6,1/100000 trường hợp sanh: tại Anh là 1,9/100000, Hà Lan là 2,5/100000, Úc là 3,3/100000, Mỹ là 5,5/100000 và Canada là 6,0/100000 trường hợp(7). Tỷ lệ tử vong thay đổi từ 0,4 – 1,3/100000 trường hợp sanh, với sự tiến bộ của y học, tỷ lệ tử vong ngày càng giảm, tỷ lệ bệnh nhân thuyên tắc ối được cứu sống ngày càng tăng. Năm 1979, Morgan báo cáo tỷ lệ tử vong mẹ là 86%(9). Năm 1995, Clark báo cáo tỷ lệ tử vong mẹ là 61% và một số nghiên cứu báo cáo tỷ lệ vong hiện nay khoảng 10 – 15%(3). Tại Việt Nam chưa có khảo sát nào về tần suất mắc bệnh và tỷ lệ tử vong của thuyên tắc ối. Từ năm 1991 đến 2009, Kramer đã tiến hành một nghiến cứu đoàn hệ trên 4508462 trường hợp sanh tại bệnh viện ở Canada, có 292 trường hợp được nghi ngờ là thuyên tắc ối nhưng chỉ có 120 trường hợp (40%) được chẩn đoán xác định. Các yếu tố nguy cơ liên quan với thuyên tắc ối như là sanh mổ, sanh giúp, chấn thương tử cung hoặc cổ tử cung, nhau tiền đạo, nhau bong non, sản giật. Thuyên tắc ối thường xảy ra vào giai đoạn cuối của quá trình chuyển dạ, thời điểm sổ thai và sổ nhau. Thuyên tắc ối làm gia tăng tử vong thai nhi trong bụng mẹ, thai nhi bị ngạt, thở máy, nhiễm trùng, động kinh, thời gian nằm viện kéo dài(5). Cơ chế bệnh sinh của thuyên tắc ối đến nay vẫn còn chưa được biết rõ. Đa số nghiên cứu cho rằng do tế bào nước ối xâm nhập vô máu mẹ gây tắc nghẽn cơ học ở động mạch phổi và phóng thích các yếu tố mô làm tăng áp động mạch phổi, thiếu oxy máu và suy tim phải, bệnh nhân có thể tử vong ngay lập tức, nếu bệnh nhân còn sống thì tiếp theo sẽ xảy ra suy tim trái cấp, phù phổi, rối loạn tri giác và rối loạn đông máu, dẫn đến tử vong mẹ và thai. Tình trạng rối loạn đông máu là do sự xuất hiện của dịch ối gây kích hoạt các yếu tố đông máu. Sự xuất hiện của dịch ối trong mạch máu đã gây kích hoạt phóng thích yếu tố III của tiểu cầu, từ đó kích hoạt yếu tố X hoạt hóa, gây ngưng kết tiểu cầu và hiện tượng này được kích hoạt liên tục gây ra dòng thác đông Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Gây Mê Hồi Sức 155 máu. Ngày nay, người ta đang đề cập đến vai trò của yếu tố mô tăng trong quá trình mang thai, đây cũng có thể là nguyên nhân(1,2,3,11). Chẩn đoán thuyên tắc ối thường là chẩn đoán sau cùng, sau khi loại các nguyên nhân gây ngừng tim, tụt huyết áp đột ngột khác có thể xảy ra. Tụt huyết áp đột ngột do sốc mất máu ở bệnh nhân đang chuyển dạ sanh có thể là vỡ tử cung hay nhau tiền đạo ra huyết, ta sẽ thấy dấu hiệu mất máu nghiêm trọng trên lâm sàng, thai nhi di động trong bụng mẹ. mất tim thai hay ra huyết âm đạo nghiêm trọng. Nguyên nhân thứ hai là sản giật, bệnh nhân có biểu hiện co giật, hôn mê, tăng huyết áp, phù, đạm niệu, nhưng không có dấu hiệu rối loạn đông máu trong giai đoạn sớm và thường được phát hiện sớm trong quá trình khám thai. Nguyên nhân thứ ba là thuyên tắc phổi và thuyên tắc khí, lâm sàng thường có biểu hiện tức ngực, cả hai nguyên nhân này đều có triệu chứng lâm sàng như trên, nhưng chỉ có thuyên tắc ối mới gây rối loạn đông máu nhanh chóng và nghiêm trọng, có thể tìm thấy tình trạng huyết khối gây tắc tĩnh mạch sâu ở chân. Một số nguyên nhân khác như bệnh lý van tim do thấp (siêu âm tim có thể phát hiện), viêm cơ tim ở người mang thai (có thay đổi trên điện tim), xuất huyết não (dấu hiệu thần kinh, chẩn đoàn bằng CT scan)Tuy là chẩn đoán loại trừ, nhưng thuyên tắc cần phải được chẩn đoán ngay lập tức để có những biện pháp xử trí thích hợp. Thuyên tắc ối thường được chẩn đoán dựa vào triệu chứng lâm sàng, một trường hợp mang thai bình thường, không có bệnh lý gì đặc biệt đột ngột xảy ra một hoặc nhiều triệu chứng như ngừng tim, tụt huyết áp, suy hô hấp nghiêm trọng, hôn mê, co giật, đông máu nội mạch lan tỏa(11). Kết quả nghiên cứu của Kramer từ 1991 – 2009 có 120 trường hợp xác định là thuyên tắc ối (trong tổng số 4058462 trường hợp sanh), các triệu chứng thường gặp là ngừng tim (46,7%), tụt huyết áp nghiêm trọng (32,5%), rối loạn đông máu (30%), nguy kịch hô hấp (14,2%), hôn mê (1,7%) và co giật (1,7%)(5). Các xét nghiệm sinh hóa máu và hình ảnh không có giá trị đặc hiệu. Clark và cs đã tìm thấy tế bào nước ối trong máu lấy từ catheter ở động mạch phổi ở 50% trường hợp thuyên tắc ối(3). Một số nghiên cứu đã đề cấp đến vai trò của tryptase máu, yếu tố mô trong máu ngoại vi của bệnh nhân, tìm tế bào ối trong dịch rửa phế quản, phế nang hoặc trong máu tĩnh mạch trung tâm(11). Điều trị thuyên tắc ối thường rất khó khăn và khẩn cấp nhưng không phải là không thể điều trị. Chúng ta phải đảm bảo cung cấp đủ oxy, ổn định huyết áp và điều chỉnh rối loạn đông máu, kết hợp với nhanh chóng mổ lấy thai để cứu mẹ và con. Hồi sức hô hấp, bệnh nhân cần phải được đặt nội khí quản, thở máy có áp lực dương với nồng độ oxy cao trên 90%. Hồi sức tuần hoàn, khi bệnh nhân có tụt huyết áp và sốc, nhanh chóng bồi hoàn thể tích nội mạch bằng dịch truyền tinh thể, cẩn trọng vì bệnh nhân thường có suy tim cấp trong giai đoạn này, đa số các trường hợp sẽ cần phải sử dụng vận mạch noadrenaline và một số thuốc tăng co bóp cơ tim như dobutamin để nâng huyết áp. Khi có chảy máu nặng do rối loạn đông máu, cần truyền hồng cầu lắng, huyết tương tươi đông lạnh, kết tủa lạnh và tiểu cầu để điều chỉnh đông máu. Song song với hồi sức, chúng ta phải tiến hành mổ lấy thai nhanh chóng, cần phải tiến hành thắt động mạch hạ vị , thắt động mạch tử cung hoặc cắt tử cung để hồi sức hô hấp tuần hoàn hiệu quả hơn. Một số phương pháp điều trị được đề cập và có vài trường hợp có hiệu quả như tuần hoàn ngoài cơ thể, lọc máu liên tục, thở N2O, liệu pháp ECMO sớm(1,2,6,10,4). Trong trường hợp này, chúng tôi dựa vào các triệu chứng lâm sàng, tiền sử khám thai, diễn tiến chuyển dạ đã chẩn đoán ngay là thuyên tắc ối khi bệnh nhân vào phòng mổ. Các dấu hiệu lâm sàng xảy ra ở một bệnh nhân nữ 36 tuổi, con lần 2, thai kỳ hoàn toàn bình thường, không có tiền căn bệnh lý về hô hấp. tim mạch, đông cầm máu, giai đoạn cuối Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014 Chuyên Đề Gây Mê Hồi Sức 156 chuyển dạ đột ngột tím toàn thân, trụy tuần hoàn, co giật, thai suy cấp, không có dấu hiệu mất máu, chức năng đông máu từ bình thường chuyển sang rối loạn đông máu nghiêm trọng dù tình trạng mất máu chưa xảy ra, không có tình trạng phù phổi cấp. Các kết quả cận lâm sàng sau đó đã cũng cố chẩn đoán này của chúng tôi, PT, aPTT kéo dài không đo được, fibrinogen thấp không đo được, định lượng D-dimer trong máu là 13450 ng/ml. Các xét nghiệm khác như siêu âm tim, siêu âm doppler mạch máu chi dưới, men tim không có sự thay đổi đặc biệt. Kết quả giải phẫu bệnh: đoạn dưới tử cung và cổ tử cung các mạch máu dãn rộng, ghi nhận 2-3 tĩnh mạch có chứa chất sừng, mô kẽ xuất huyết rải rác phù hợp với một thuyên tắc ối. Chúng tôi chưa thực hiện được các xét nghiệm như định lượng tryptase trong máu mẹ, nội soi phế quản – phế nang lấy dịch rửa tìm tế bào ối. Kỹ thuật nội soi phế quản – phế nang là kỹ thuật xâm lấn, nên thực hiện khi tình trạng bệnh nhân ổn định và các xét nghiệm khác không đủ giá trị chẩn đoán thuyên tắc ối. Bệnh nhân được hồi sức toàn diện, đảm bảo cung cấp đủ oxy, điều chỉnh toan hô hấp bằng thở máy kiểm soát có PEEP bảo vệ phổi, duy trì an thần để giúp bệnh nhân thở theo máy, đảm bảo huyết áp tâm thu luôn 90 mmHg bằng dịch truyền tinh thể và vận mạch noradrenaline, điều chỉnh rối loạn đông máu bằng cách truyền máu và chế phẩm máu theo tỷ lệ 4: 4: 1: 1 (11 hồng cầu lắng, 12 đơn vị huyết tương tươi đông lạnh, 16 đơn vị kết tủa lạnh, 1 cuf tiểu cầu đậm đặc), chúng tôi truyền kết tủa lạnh nhiều hơn vì sau mổ lượng fibrinogen còn rât thấp (0,7 g/L). Ngoài ra chúng tôi còn sử dụng các thuốc khác như tranexamide và etamsilat để tăng hiệu quả cầm máu, sử dụng furosemide để tăng bài tiết nước tiểu giúp bảo vệ thận và tránh quá tải tuần hoàn, kháng sinh phổ rộng, phối hợp kháng sinh để đề phòng nhiễm trùng, điều chỉnh điện giải và kiềm toan, giữ ấm bệnh nhân, tránh hạ thân nhiệt làm trầm trọng thêm tình trạng rối loạn đông máu. Bệnh nhân đã được mổ lấy thai nhanh chóng, cứu sống được thai nhi, được cắt tử cung toàn phần chừa 2 phần phụ sau khi thắt động mạch tử cung, động mạch hạ vị để cầm máu nhưng không hiệu quả. Trường hợp thuyên tắc ối của chúng tôi hồi sức đạt hiệu quả nhanh chóng sau 17 giờ, huyết động cải thiện, sớm ngưng được vận mạch, không có suy thận cấp, có tổn thương phổi do truyền máu khối lượng lớn ở mức độ nhẹ, bệnh nhân được cai máy và rút nội khí quản thành công. Bệnh nhân được ra khỏi hồi sức sau 3 ngày và ra viện sau 12 ngày, em ra viện sau 14 ngày. Năm 2000, Bryan báo cáo một trường hợp ra viện sau 6 tuần(2). Năm 2010, Naixi Li báo cáo một trường hợp ra viện sau 4 ngày. Năm 2010, Roberts báo cáo có 13 trường hợp sống sót, thời gian nằm viện từ 5 – 59 ngày(10). Các biện pháp hồi sức tích cực được tiến hành khẩn cấp với những nhân viên có kinh nghiệm và được phân công nhiệm vụ cụ thể từng người, phối hợp chặt chẽ với phẫu thuật viên để mổ lấy thai khẩn cấp, tiến hành lấy máu thực hiện các xét nghiệm để tầm soát tất cả các nguyên nhân có thể gây trụy tuần hoàn ở bệnh nhân chuyển dạ sanh và định hướng chẩn đoán thuyên tắc ối. Tại đơn vị chúng tôi, khi xảy ra một trường hợp cấp cứu tối khẩn chúng tôi luôn có sự phân công, điều động thống nhất bởi một bác sĩ gây mê có nhiều kinh nghiệm nhất tại thời điểm đó, thông báo cho toàn đơn vị có một trường hợp thuyên tắc ối, phân công người đảm trách an toàn gây mê, người lo chuẩn bị máu và thông báo cho lãnh đạo bệnh viện biết những gì đang diễn ra, ngân hàng máu sẽ có sự chuẩn bị máu tối khẩn, mọi hoạt động đều ưu tiên cho phòng mổ nhưng luôn đảm bảo đúng quy trình. Một trường hợp thuyên tắc ối thường cần phải chuẩn bị hơn 8 đơn vị hồng cầu lắng, 8 hơn vị Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Gây Mê Hồi Sức 157 huyết tương đông lạnh, 8 đơn vị kết tủa lạnh và 1 cup tiểu cầu đậm đặc. KẾT LUẬN Chúng tôi đã có kinh nghiệm trong chẩn đoán và điều trị thành công một trường hợp thuyên tắc ối. Đây là một bệnh lý cấp cứu sản khoa nghiêm trọng, có tần suất thấp, nhưng thường xảy ra đột ngột và tỷ lệ tử vong mẹ và con cao. Chẩn đoán thường dựa vào các triệu lâm sàng như đột ngột suy hô hấp, tụt huyết áp hoặc ngừng tim, rối loạn đông máu nghiêm trọng, thường xảy ra ở cuối cuộc chuyển dạ khi đã vỡ ối hoặc sổ nhau trong lúc mổ lấy thai. Thuyên tắc ối có thể được điều trị thành công nếu được chẩn đoán sớm, các biện pháp xử trí chảy máu ở tử cung và hồi sức tích cực phù hợp, cần một đội ngũ nhân viên y tế có kinh nghiệm và có sự phối hợp chặt chẽ giữa gây mê hồi sức, sản khoa và ngân hàng máu. TÀI LIỆU THAM KHẢO Ngày nhận bài báo: 18/04/2014 Ngày phản biện đánh giá bài báo: 28/04/2014 Ngày bài báo được đăng: 30/06/2014

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfthuyen_tac_oi_bao_cao_ca_lam_sang_chan_doan_va_dieu_tri.pdf
Tài liệu liên quan