Tỉ lệ hiện mắc huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới trên bệnh nhân bệnh nội khoa cấp tính cao tuổi tại bệnh viện đa khoatỉnh Bình Dương

Sự hình thành huyết khối ở chân Trong nghiên cứu chúng tôi, huyết khối chân phải chiếm tỉ lệ cao hơn huyết khối chân trái, tương tự trong nghiên cứu của Syed FF và Bee Ching NJ,Lee YM, Nguyễn Trường Chinh(22,23,24). Chúng tôi chưa lí giải được tại sao HKTMS chân phải cao hơn chân trái. Có lẽ chân này là nơi được truyền dịch và tiêm thuốc nhiều Triệu chứng HKTMS Kết quả nghiên cứu của chúng tối cho thấy HKTMS thì rất phổ biến nhưng triệu chứng lâm sàng thì nghèo nàn, không đặc hiệu. Điều này cũng tương tự như trong nghiên cứu của các tác giả Piazza G, Sun KKvà cộng sự(18,25). Do đó, chẩn đoán HKTMS ở người cao tuổi đặc biệt khó khăn, vì vậy chẩn đoán HKTMS cần được khẳng định bằng các thăm dò khách quan, trong đó siêu âm Duplex là phương pháp đáng tin cậy được chọn lựa đầu tiên ở bệnh nhân cao tuổi bệnh nội khoa cấp tính, từ đó có chiến lược dự phòng thích hợp nhằm làm giảm tử vong và bệnh lí của thuyên tắc HKTMS

pdf7 trang | Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 483 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tỉ lệ hiện mắc huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới trên bệnh nhân bệnh nội khoa cấp tính cao tuổi tại bệnh viện đa khoatỉnh Bình Dương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Nghiên cứu Y học Nội Tổng quát 67 TỈ LỆ HIỆN MẮC HUYẾT KHỐI TĨNH MẠCH SÂU CHI DƯỚI TRÊN BỆNH NHÂN BỆNH NỘI KHOA CẤP TÍNH CAO TUỔI TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOATỈNH BÌNH DƯƠNG Lê Hà Minh Giang*, Nguyễn Văn Tân**, Nguyễn Văn Trí ** TÓM TẮT Cơ sở nghiên cứu: Thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch là một trong những nguyên nhân quan trọng của tử suất và bệnh suất ở bệnh nhân cao tuổi nằm viện. Mục tiêu nghiên cứu: xác định tỉ lệ hiện mắc huyết khối tĩnh mạch sâu (HKTMS) và một số yếu tố nguy cơ trên bệnh nhân bệnh nội khoa cấp tính cao tuổi tại bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Dương. Phương pháp nghiên cứu: mô tả cắt ngang được tiến hành trên 140 bệnh nhân ≥ 60 tuổi nhập viện vì bệnh nội khoa cấp tính tại các khoa nội bệnh viện đa khoa tỉnh Bình dương. Siêu âm Duplex được thực hiện khi thăm khám lần thứ 1. Nếu siêu âm Duplex lần đầu không phát hiện huyết khối. Siêu âm Duplex lần 2 thực hiện sau đó 7 ngày . Kết quả: HKTMS được tìm thấy ở 27 bệnh nhân (19,3%). HKTMS đoạn gần là 10 trường hợp (37,1%). HKTMS đoạn xa là 13 trường hợp (48,1%).HKTMS được phát hiện qua siêu âm lần 1 là 15%, siêu âm lần 2 là 5%. Tỉ lệ HKTMS ở bệnh nhân nhiễm trùng cấp 31,8%, suy tim nặng 15,6%, đợt cấp COPD 12,5%, đột quỵ cấp 29,4%, suy hô hấp cấp 23,5%, ung thư 30%, bất động 37,5%, hút thuốc lá 22,9%, BMI < 18,5 là 56%. Qua phân tích đa biến, các yếu tố nguy cơ độc lập của HKTMS là tuổi ≥80, BMI<18,5 và tình trạng bất động kéo dài. Kết luận: Tỉ lệ hiện mắc HKTMS trên bệnh nhân bệnh nội khoa cấp tính cao tuổi tại bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Dương là cao. Tuổi ≥80, BMI<18,5 và bất động làm tăng nguy cơ mắc HKTMS. Từ khóa:người cao tuổi, huyết khối tĩnh mạch sâu, bệnh nội khoa cấp tính ABSTRACT PREVALENCE OF LOWER LIMBS DEEP VEIN THROMBOSIS IN ELDERLY PATIENTS WITH ACUTELY MEDICAL ILLNESS AT GENERAL HOSPITAL OF BINH DUONG PROVINCE Le Ha Minh Giang, Nguyen Van Tan, Nguyen Van Tri * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 19 - Supplement of No 1 - 2015:67 - 73 Background: Venous thromboembolism is a major cause of morbidity and mortality among hospitalized elderly patients. Objectives: To determine the prevalence of deep vein thrombosis (DVT) and some risk factors in elderly patients with acutely medical illness at general hospital of Binh duong province. Methods: Across- sectional descriptive study was conducted in the medical deparments of Binh Duong province general hospital. The study population included 140 inpatients aged 60 years or older admitted to hospital because of acutely medical illness. Duplex ultrasonography of the lower limbs deep vein was performed in the first day of our examination. If we got a negative results of ultrasonography in the first time, a second ultrasonography was done 7 day later Results: Deep vein thrombosis was found in 27 patients (19.3%). Proximal deep vein thrombosis is 10 case (37.1%) and isolated distal deep vein thrombosis is 13 case (48.1%). DVT in the first ultrasound is 15% and the second 5%. Prevalence of DVT in acute infection patients was 31.8%, in severe heart failure15.6%, in * BV. Đa khoa tỉnh Bình Dương ** Bộ môn Lão khoa, Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh Tác giả liên lạc: BS Lê Hà Minh Giang ĐT: 0918886736 Email: lehaminhgiang@gmail.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Chuyên Đề Nội Khoa 68 acuteexacerbation of chronic obstructive pulmonary disease 12.5%, in ischemic stroke 29.4% , in cancer 30% and in acute respiratory failure 23.5%, immobility 37.5%, smoking 22.9%, BMI<18.5 was 56%, aged 80 and older 33.3%. In multivariate analysis, independent risk factors for deep vein thrombosis were aged 80 and older, BMI <18.5, immobilation state. Concluction: Prevalence of lower limbs deep vein thrombosis in elderly patients with acutely medical illness at Binh Duong province general hospital was high. Aged 80 and older, BMI< 18.5, immobilation state are associated with greater odds of DVT in older patients. Key words: elderly, deep vein thrombosis, acutely medical illness. ĐẶT VẤN ĐỀ Thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch (TTHKTM) là nguyên nhân quan trọng gây bệnh lý và tử vong ở bệnh nhân nội khoa nằm viện. Tỉ lệ HKTMS ở bệnh nhân nội khoa nguy cơ cao không được dự phòng có thể lên đến 20%(1). Không giống như bệnh nhân ngoại khoa, ở đó các yếu tố nguy cơ của HKTMS được nhận biết rõ ràng, và việc sử dụng kháng đông dự phòng rộng rãi dẫn đến giảm đáng kể nguy cơ của TTHKTMS, nhưng ở bệnh nhân nội khoa việc dự phòng HKTMS thường qui là tương đối hiếm và là một thách thức, đặc biệt là ở bệnh nhân cao tuổi. Các nghiên cứu tử thiết cho thấy, thuyên tắc phổi chiếm khoảng 10% tử vong trong bệnh viện, khoảng 80% những trường hợp này ở bệnh nhân trên 65 tuổi và hầu hết là bệnh nhân nội khoa(2). Bệnh nhân cao tuổi nhập viện vì bệnh nội khoa cấp tính với HKTMS đã trở thành tâm điểm của sự chú ý(3). Gần đây, có mối gắn kết quan trọng giữa tỉ lệ cao của TTHKTMS trên bệnh nhân nội khoa và biện pháp dự phòng thích hợp. Nhiều nghiên cứu đã chứng tỏ rằng điều trị dự phòng HKTMS có thể làm giảm đáng kể tỉ lệ và tử vong của TTHKTMS(4). Theo hướng dẫn của Trường môn Bác sĩ Chuyên khoa Lồng ngực Hoa kỳ (ACCP), điều trị dự phòng cho bệnh nhân nguy cơ cao HKTMS đã thực hiện tích cực ở nhiều quốc gia(1). Tuy nhiên, tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Dương dữ liệu về HKTMS còn hạn chế. Nghiên cứu này nhằm mục đích tìm hiểu tỉ lệ huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới trên bệnh nhân cao tuổi nhập viện vì bệnh nội khoa cấp tính tại bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Dương, từ đógiúp thầy thuốc cảnh giác đúng mức về vấn đề chẩn đoán, phòng ngừa cũng như điều trị HKTMS. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Bệnh nhân được điều trị ở các khoa nội 1, nội 2, nội 3 và khoa hồi sức chống độc tại bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Dương từ tháng 6 năm 2013 đến tháng 4 năm 2014 vì bệnh nội khoa cấp tính. Tiêu chuẩn nhận vào - Bệnh nhân nam hay nữ, tuổi từ 60 trở lên, nhập viện vào khoa nội (nội 1, nội 2, nội 3, khoa hồi sức chống độc) bệnh viện đa khoa Bình Dương vì một bệnh nội khoa cấp tính (suy tim nặng, nhồi máu cơ tim cấp, đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, tai biến mạch máu não, suy hô hấp cấp, bệnh nhiễm trùng cấp, ung thư). - Dự kiến nằm viện ít nhất 6 ngày. - Bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu. Tiêu chuẩn loại trừ - Có tiền sử bị HKTMS, thuyên tắc phổi trong vòng 12 tháng trước đó. - Đang sử dụng hay dự định sử dụng các biện pháp dự phòng HKTMS bằng thuốc như heparin không phân đoạn, heparin trọng lượng phân tử thấp hay thuốc kháng đông uống. - Bệnh nhân đang sử dụng heparin hay heparin trọng lượng phân tử thấp hay kháng đông dạng uống để điều trị bệnh nội khoa không phải HKTMS trên 48 giờ. - Bệnh nhân vừa trải qua phẫu thuật lớn hay chấn thương nặng trong vòng 3 tháng trước và phải nhập viện. Thiết kế nghiên cứu Cắt ngang mô tả, tiến cứu Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Nghiên cứu Y học Nội Tổng quát 69 Mô hình nghiên cứu Định nghĩa các biến số Người cao tuổi là những người từ 60 tuổi trở lên(5). Béo phì dựa vào chỉ số BMI dành cho người Châu Á, theo đề nghị của các chuyên gia WHO khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (< 18,5 : nhẹ cân, 18,5 – 22,9: bình thường, 23 – 24,9: dư cân, ≥25: béo phì). Bệnh nhân được gọi là bất động khi bệnh nhân nằm tại giường trên ba ngày hoặc bệnh nhân không có khả năng thực hiện các hoạt động di chuyển trên giường, di chuyển, hoặc đi lại(6). Suy tim được chẩn đoán theo tiêu chuẩn của Hội Tim mạch Châu Âu(7). Bệnh nhân được chẩn đoán nhiễm trùng cấp khi có hai hay nhiều triệu chứng sau(8): nhiệt độ tăng (>38C) hoặc giảm (24 lần /phút, mạch nhanh > 90 lần /phút, bạch cầu tăng (>12000/µl) hoặc giảm (<4000/µl) hoặc trên 10% bạch cầu non. Các số liệu thu nhập vào máy tính bằng phần phần mềm EpiData 3.1 và được xử lý bằng chương trình SPSS 16.0. Sự khác biệt được xem là có ý nghĩa thống kê khi giá trị p <0,05. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Trong thời gian từ tháng 6 năm 2013 đến tháng 4 năm 2014 có 140 bệnh nhân tham gia nghiên cứu, trong đó có 27 trường hợp phát hiện có HKTMS chi dưới, chiếm tỉ lệ là 19,3%. Bảng 1. Đặc điểm dân số nghiên cứu Đặc điểm Tần số (n) Tỉ lệ (%) Giới Nam 63 45 Nữ 77 55 Tuổi 60-69 25 17,9 70-79 58 41,4 ≥ 80 57 40,7 BMI < 18,5 25 17,9 18,5 - 24,9 112 80 ≥ 25 3 2,1 Hút thuốc Nam 43 68,3 Nữ 5 6,5 Bất động có 64 45,7 không 76 54,3 Biểu đồ 1. Tỉ lệ bệnh nội khoa cấp tính nhập viện. 3,6 7,1 12,1 24,3 27,1 31,4 45,7 0 10 20 30 40 50 NMCT(n=5) Ung thư(n=10) Suy hô hấp (n=17) Đột quỵ(n=34) COPD(n=38) Nhiễm trùng cấp(n=44) Suy tim (n=64) Khám lâm sàng lần 1 Siêu âm Duplex lần 1 Chẩn đoán HKTMS (+) Thu thập xử lý số liệu Khám lâm sàng lần 2 Siêu âm Duplex lần 2 Chẩn đoán HKTMS (-) (-) (+) (-) (-) Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Chuyên Đề Nội Khoa 70 Bảng 2. Tỉ lệ HKTMS phân bố theo yếu tố nguy cơ và mối liên quan giữa chúng. Yếu tố Số BN HKTMS Số BN (%) P OR (KTC 95%) Nhóm tuổi:60-79 83 8 (9,6) ≥ 80 57 19 (33,3) <0,001 4,69 (1,88 - 11,69) Giới: Nam 63 9 (14,3) 0,175 0,55 (0,23 - 1,32) Nữ 77 18 (23,4) Hút thuốc lá Không hút thuốc 48 92 11 (22,9) 16 (17,4) 0,432 1,41 (0,59 - 3,34) BMI:> 25,0 3 1 (33,3) 1 18,5 - 24,9 112 12 (10,7) 0,469 2,54 (0,21 - 31,86) < 18,5 25 14 (56,0) <0,001 10,61 (3,94 - 28,57) Bất động Không bất động 64 76 24 (37,5) 3 (3,9) <0,001 14,61 (4,14 - 51,50) Suy tim Không suy tim 64 76 10 (15,6) 17 (22,4) 0,314 0,64 (0,27 - 1,52) Suy tim EF ≤ 40% Suy tim EF > 40% 15 125 6 ( 40) 21 (16,8) 0,03 3,31(1,06 – 10,27 Đợt cấp COPD Không COPD 40 100 5 (12,5) 22 (22) 0,198 0,51 (0,18 - 1,45) Đột quỵ cấp Không đột quỵ 34 106 10 (29,4) 17 (16) 0,085 2,18 (0,88 - 5,37) Nhiễm trùng cấp Không nhiễm trùng 44 96 14 (31,8) 13 (13,5) 0,011 2,98 (1,26 - 7,06) Ung thư Không ung thư 10 130 3 (30,0) 24 (18,5) 0,373 1,89 (0,46 - 7,86) Suy hô hấp cấp Không suy hô hấp 17 123 4 (23,5) 23 (18,7) 0,636 1,34 (0,39 - 4,48) Yếu tố nguy cơ:1-2 82 9 (11,0) 0,003 3,65 (1,51 - 8,87) 3-5 58 18 (31,0) Kết quả nghiên cứu của chúng tôi qua phân tích đa biến cho thấy trong các yếu tố nguy cơ đi kèm, các yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc HKTMS là tuổi ≥ 80 với OR 3,11 (KTC 95% 1,02-9,36, p =0,045); tình trạng bất động với OR 20,21 (KTC 95% 3,78 - 67,94, p< 0,001) và BMI < 18,5 với OR11,83 (KTC 95% 3,12 - 44,90, p < 0,001). Ngoài ra, về đặc điểm HKTMS chi dưới trên siêu âm được chúng tôi ghi nhận như sau: huyết khối tĩnh mạch đoạn gần là 10 trường hợp (37,1%), đoạn xa là 13 trường hợp (48,1%). Trong số 27 trường hợp HKTMS , có 21 trường hợp (15%) phát hiện vào siêu âm lần 1, 6 trường hợp (5%) vào siêu âm lần 2. Phân bố huyết khối chân phải là 15 trường hợp (55,6%); chân trái 7 trường hợp (25,9%), hai chân 5 trường hợp (18,5%). Về triệu chứng HKTMS chi dưới: chỉ có 7 trường hợp có triệu chứng (25,9%), không triệu chứng 20 trường hợp (74,1%). BÀN LUẬN Đặc điểm dân số nghiên cứu Tuổi trung bình của dân số nghiên cứu là 77,39 ± 7,51 tuổi. Các bệnh nội khoa cấp tính trong mẫu nghiên cứu bao gồm suy tim nặng (NYHA độ III/ IV) là 64 bệnh nhân chiếm tỉ lệ 45,7%, tiếp đến là nhiễm trùng cấp 44 bệnh nhân (31,4%), đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính 38 bệnh nhân (27,1%), đột quỵ cấp 34 bệnh nhân (chiếm 24,3%), suy hô hấp cấp 17 bệnh nhân (12,1%), ung thư 10 bệnh nhân (7,1%), thấp nhấp là nhồi máu cơ tim có 5 bệnh nhân (3,6%).Đa số bệnh nhân có nhiều yếu tố nguy cơ đi kèm, trên 40% bệnh nhân có từ 3 yếu tố nguy cơ trở lên ngoài tuổi. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Nghiên cứu Y học Nội Tổng quát 71 Tỉ lệ HKTMS trong dân số nghiên cứu Bảng 3. Các nghiên cứu HKTMS trên bệnh nhân bệnh nội khoa cấp tính Tác giả Dân sốmục tiêu Sốbệnh nhân Tuổi Tỉ lệ (%) HKTMS trên siêu âm Bosson JL và cộng sự Bệnh nội khoa cấp tính 852 ≥ 65 15,8 Sellier E và cộng sự Bệnh nội khoa cấp tính 812 ≥ 65 14 Sevesre MA và cộng sự Bệnh nội khoa cấp tính 1664 ≥65 15 Li XY và cộng sự Bệnh nội khoa cấp tính 607 ≥60 7,7 Nghiên cứu chúng tôi Bệnh nội khoa cấp tính 140 ≥60 19,3 Từ kết quả các nghiên cứu trên cho thấy tỉ lệ HKTMS bệnh nhân bệnh nội khoa cấp tính cao tuổi thực sự là cao: 8- 20%. Chính tỉ lệ cao này nhắc nhở các bác sĩ nội khoa lâm sàng phải chú ý tầm soát cũng như phòng ngừa và điều trị HKTMS trên bệnh nhân cao tuổi nhập viện vì bệnh nội khoa cấp tính. Tỉ lệ HKTMS theo các yếu tố nguy cơ. Kếtquả chúng tôi cũng tương đồng với nhiều nghiên cứu của các tác giả khác nhưphân tích đa biến của nghiên cứu MEDENOX(12) cho thấy tuổi >75 là một yếu tố nguy cơ độc lập của thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch với OR =1,03. Nghiên cứu PREVENT cũng cho thấy tuổi trên 75 có liên quan với sự phát triển huyết khối tĩnh mạch sâu đoạn gần ở bệnh nhân có bệnh nội khoa cấp tính (p = 0,005)(13). Sellier E và cộng sự thực hiện nghiên cứu trên 812 bệnh nhân từ 65 tuổi trở lên trong các cơ sở chăm sóc bán cấp, nhằm mục đích xác định các yếu tố nguy cơ của HKTMS ở bệnh nhân cao tuổi, kết quả cho thấy tuổi ≥ 80 là yếu tố nguy cơ độc lập của HKTMS với OR 1,71; KTC 95% 1,05-2,79 (p = 0,03)(3). Theo nghiên cứu Weill Engerers, Enghers MJ, Tan KK và cộng sự cho thấy ở bệnh nhân trên 70 tuổi bất động là yếu tố nguy cơ mạnh của HKTMS(14-16). Trong phân tích tổng hợp bởi Potterier và cộng sự cho thấy những bệnh nhân nhập viện trên 65 tuổi, bất động tại giường trên 14 ngày tăng nguy cơ HKTMS gấp 6 lần so với người không bất động(17). Nghiên cứu của chúng tôi nhận thấy bệnh nhân cao tuổi nhẹ cân mắc huyết khối tĩnh mạch sâu cao hơn. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào đánh giá riêng biệt yếu tố BMI ở người cao tuổi nên chúng tôi không thể so sánh trực tiếp được. Bệnh nhân cao tuổi nhẹ cân trong nghiên cứu của chúng tôi có thể là do dinh dưỡng kém, kết hợp với tình trạng bệnh lý nặng và có các bệnh đi kèm, và đây có thể là một biểu hiện riêng biệt ở người cao tuổi. Vì vậy, cần có nghiên cứu với cỡ mẫu lớn hơn để xác định có hay không mối liên quan giữa huyết khối tĩnh mạch sâu với bệnh nhân nhẹ cân. Đặc điểm HKTMS chi dưới trên siêu âm Thời điểm phát hiện huyết khối Trong 27 bệnh nhân được phát hiện huyết khối (chiếm tỉ lệ 19,3%) thì siêu âm lần 1 phát hiện được 21 bệnh nhân (15%), siêu âm lần 2 thực hiện sau đó 1 tuần phát hiện thêm 6 bệnh nhân huyết khối (5%). Như vậy siêu âm thực hiện 2 lần cách nhau 1 tuần đã làm gia tăng mức độ phát hiện huyết khối tĩnh mạch sâu. Điều này được giải thích là do siêu âm Doppler chẩn đoán huyết khối tĩnh mạch sâu có độ nhạy thấp ở bệnh nhân bị huyết khối không triệu chứng (độ nhạy khoảng 42-56%). Vì vậy, nhiều công trình nghiên cứu cho thấy rằng siêu âm thực hiện hai lần cách nhau một tuần sẽ làm tăng độ nhạy lên. Vị trí hình thành huyết khối Trong nghiên cứu của chúng tôi, HKTMS liên quan chủ yếu ở đoạn xa giống với các nghiên cứu của tác giả Bosson JL, Li XY, Sun KK và cộng sự(9,11,18) có lẽ huyết khối mới hình thành khi khởi phát bệnh.Không giống như HKTMS đoạn gần, tầm quan trọng của HKTMS đoạn xa thường bị đánh giá thấp. Trong thực hành chẩn đoán của siêu âm đè ép, độ nhạy cho sự phát hiện HKTMS đoạn xa kém hơn HKTMS đoạn gần (62,1% so với 93,9%)(19).Quan trọng lâm sàng của HKTMS đoạn xa là tiến triển tới đoạn gần và nguy cơ thuyên tắc phổi. Gillet và cộng sự báo Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Chuyên Đề Nội Khoa 72 cáo7% thuyên phổi xảy ra ở bệnh nhân HKTMS bắp chân đơn độc không triệu chứng(20).Trong nghiên cứu của Hollerwerger A và cộng sự xác định tỉ lệ HKTMS bắp chân và đánh giá nguy cơ thuyên tắc huyết khối liên quan vị trí huyết khối, cho thấy tĩnh mạch bắp chân là vị trí phổ biến nhất của HKTMS cấp và là nguồn gốc của thuyên tắc phổi(21). Từ những phân tích các kết quả trên, HKTMS đoạn xa nên được tầm soát một cách có hệ thống và được điều trị bằng kháng đông. Sự hình thành huyết khối ở chân Trong nghiên cứu chúng tôi, huyết khối chân phải chiếm tỉ lệ cao hơn huyết khối chân trái, tương tự trong nghiên cứu của Syed FF và Bee Ching NJ,Lee YM, Nguyễn Trường Chinh(22,23,24). Chúng tôi chưa lí giải được tại sao HKTMS chân phải cao hơn chân trái. Có lẽ chân này là nơi được truyền dịch và tiêm thuốc nhiều Triệu chứng HKTMS Kết quả nghiên cứu của chúng tối cho thấy HKTMS thì rất phổ biến nhưng triệu chứng lâm sàng thì nghèo nàn, không đặc hiệu. Điều này cũng tương tự như trong nghiên cứu của các tác giả Piazza G, Sun KKvà cộng sự(18,25). Do đó, chẩn đoán HKTMS ở người cao tuổi đặc biệt khó khăn, vì vậy chẩn đoán HKTMS cần được khẳng định bằng các thăm dò khách quan, trong đó siêu âm Duplex là phương pháp đáng tin cậy được chọn lựa đầu tiên ở bệnh nhân cao tuổi bệnh nội khoa cấp tính, từ đó có chiến lược dự phòng thích hợp nhằm làm giảm tử vong và bệnh lí của thuyên tắc HKTMS. KẾT LUẬN Tỉ lệ huyết khối tĩnh mạch sâu ở bệnh nhân cao tuổi nhập viện vì bệnh nội khoa cấp tính tại Bệnh viện đa khoa Bình Dương là cao. Tuổi ≥ 80, tình trạng bất động và BMI <18,5 làm tăng nguy cơ mắc HKTMS. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Alikhan R, Cohen F, et al. (2004). “Risk factors for venous thromboembolism in hospitalized patients with acute medical illness: analysis of the MEDENOX Study”. Arch Intern, Med, 164, 963-968. 2. Anthony S. Fauci, Dan L Longo, Eugene Braunwald, Stephen L. Hauser (2008). Harrison's Principles of Internal Medecin,(Volum Severe Sepsis). The Mc Graw- Hill.Companies: the United States of America. 3. Bộ Tư pháp (2009), “Luật người cao tuổi”, Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 4. Bosson JL, Labarere J., et al. (2003). “Deep vein thrombosis in elderly patients hospitalized in subacute care facilities: a multicenter cross-sectional study of risk factors, prophylaxis, and prevalence”. Arch Intern, Med, 163(21), 2613-2618. 5. Cohen A.T., et al. (2006). “Efficacy and safety of fondaparinux for the prevention of venous thromboembolism in older acute medical patients: randomised placebo controlled trial”. BMJ, 332(7537), 325-329. 6. Di Nisio M, Porreca E. (2013). “Prevention of venous thromboembolism in hospitalized acutely ill medical patients: focus on the clinical utility of (low-dose) fondaparinux”. Drug Des Devel Ther., 7, 973-980. 7. Engbers MJ, van Hylckama Vlieg, A. van Hylckama, Vlieg A Rosendaal, Rosendaal F.R (2010). “Venous thrombosis in the elderly: incidence, risk factors and risk groups”. Thrombosis haemostasis, 8(10), 2105-2112. 8. Geerts WH, et al. (2004). “Prevention of venous thromboembolism: the Seventh ACCP Conference on Antithrombotic and Thrombolytic Therapy”. Chest, 126(338- 400). 9. Gillet JL, Perrin MR, Allaert FA (2007). “Short-term and mid- term outcome of isolated symptomatic muscular calf vein thrombosis”. J Vasc Surg., 46(3), 513-519. 10. Goldhaber SZ, Hennekens C.H, et al. (1982). “Factors associated with correct antemortem diagnosis of major pulmonary embolism”. Am, J. Med, 73(2), 822-826. 11. Goodacre S, Sampson F, et al. (2005). “Systematic review and meta-analysis of the diagnostic accuracy of ultrasonography for deep vein thrombosis”. BMC Med Imaging, 5,6. 12. Hollerweger A, Macheiner P, et al (2000). “Sonographic diagnosis of thrombosis of the calf muscle veins and the risk of pulmonary embolism”. Ultraschall Med., 21(2), 66-72. 13. Laksmi PW, Harimurti K., et al. (2008). “Management of immobilization and its complication for elderly”. Acta med indones, 40(4), 233-240. 14. Lee YM, Ting AC, Cheng SW (2002). “Diagnosing deep vein thrombosis in the lower extremity: correlation of clinical and duplex scan findings”. Hong Kong Med J, 8(1), 9-11. 15. Li XY, et al. (2011). “Incidence and prevention of venous thromboembolism in acutely ill hospitalized elderly Chinese”. Chin Med J (Engl), 124(3), 335-340. 16. McMurray JJ, Adamopoulos S, et al. (2012). “ESC Guidelines for the diagnosis and treatment of acute and chronic heart failure 2012: The Task Force for the Diagnosis and Treatment of Acute and Chronic Heart Failure 2012 of the European Society of Cardiology. Developed in collaboration with the Heart Failure Association (HFA) of the ESC”. Eur Heart J., 33(14), 1787- 1847. 17. Nguyễn Trường Chinh (2009).Khảo sát tần suất huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới trên bệnh nhân đợt cấp COPD, Luận văn thạc sĩ y học, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. 18. Piazza G, Seddighzadeh A., Seddighzadeh A, Goldhaber S.Z, Goldhaber S.Z. (2008). “Deep-vein thrombosis in the elderly”. Clin Appl Thromb Hemost, 14(4), :393-398. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Nghiên cứu Y học Nội Tổng quát 73 19. Pottier P, et al. (2009). “Immobilization and the risk of venous thromboembolism. a meta-analysis on epidemiological studies”. Thromb Res, 124, 468-476. 20. Sellier E, Labarere J., et al. (2008). “Risk factors for deep vein thrombosis in older patients: a multicenter study with systematic compression ultrasonography in postacute care facilities in France”. American geriatric society, 56(2), 224-230. 21. Sevestre M.A., et al. (2009). “Venous thromboembolism in the elderly: Results of a program to improve prevention”. J Mal Vasc, 34(5), 330-337. 22. Sun KK, Wang C., Pang B, Yang Y, et al (2004). “The prevalence of deep venous thrombosis in hospitalized patients with stroke”. Zhonghua Yi Xue Za, Zhi, 84(8), 637-641. 23. Syed FF, Beeching NJ. (2005). “Lower-limb deep-vein thrombosis in a general hospital: risk factors, outcomes and the contribution of intravenous drug use”. QJM., 98(2), 139- 145. 24. Tan KK, Chao AK (2007). “Risk factors and presentationof deep venous thrombosis among Asian patients:a hospital-- based case-control study in Singapore”. Ann Vasc Surg, 21(4), 490-495. 25. Weill-Engerer S, Meaume S., et al. (2004). “Risk factors for deep vein thrombosis in inpatients aged 65 and older: a case- control multicenter study”. Journal of the American Geriatrics Society, 52(8), 1299-1304. Ngày nhận bài báo: 20/10/2014 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 22/10/2014 Ngày bài báo được đăng: 10/01/2015

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfti_le_hien_mac_huyet_khoi_tinh_mach_sau_chi_duoi_tren_benh_n.pdf
Tài liệu liên quan