Tỉ lệ tổn thương thận cấp và các yếu tố nguy cơ tổn thương thận cấp ở bệnh nhân hồi sức sử dụng Colistin đường tĩnh mạch

Các yếu tố nguy cơ Phân tích đơn biến cho thấy các yếu tố nguy cơ của TTTC liên quan đến sử dụng colistin với p < 0,05 là tuổi > 65, tăng huyết áp, điểm APACHE II lúc nhập hồi sức > 20, albumin máu  2,5g/dl, số ngày dùng colistin > 7 ngày và phối hợp với vancomycin/teicoplainin. Phân tích đa biến cho thấy 3 yếu tố nguy cơ (có p < 0,05) là albumin máu  2,5g/dl, số ngày dùng colistin > 7 ngày và phối hợp với vancomycin/teicoplanin. Nghiên cứu của Rocco M và cộng sự cho thấy các yếu tố nguy cơ của TTTC ở bệnh nhân hồi sức sử dụng colistin là sốc nhiễm trùng và mức độ nặng của bệnh đánh giá bằng thang điểm SAPS II(5). Nghiên cứu của Pogue JM và cộng sự cho thấy yếu tố nguy cơ của TTTC ở bệnh nhân sử dụng colistin là liều colistin  5mg/kg cân nặng lý tưởng /ngày (OR = 23,41; 95% CI = 5,3 - 103,55), dùng đồng thời với rifampin (OR = 3,81; 95% CI = 1,42 - 10,2), và dùng đồng thời ≥ 3 thuốc gây độc thận (OR = 6,80; 95% CI = 1,42 - 32,49)(4).

pdf6 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 09/02/2022 | Lượt xem: 22 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tỉ lệ tổn thương thận cấp và các yếu tố nguy cơ tổn thương thận cấp ở bệnh nhân hồi sức sử dụng Colistin đường tĩnh mạch, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Nghiên cứu Y học Hồi Sức - Cấp Cứu – Chống Độc 297 TỈ LỆ TỔN THƯƠNG THẬN CẤP VÀ CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ TỔN THƯƠNG THẬN CẤP Ở BỆNH NHÂN HỒI SỨC SỬ DỤNG COLISTIN ĐƯỜNG TĨNH MẠCH Phan Thị Xuân* TÓM TẮT Đặt vấn đề: Colistin là kháng sinh cũ, đã bị ngưng sử dụng từ thập niên 1970 do tỉ lệ độc tính trên thận cao. Gần đây, do sự xuất hiện của nhiều chủng vi khuẩn Gram âm đa kháng, colistin đã được sử dụng trở lại và với liều cao hơn khuyến cáo trước đây. Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát tỉ lệ tổn thương thận cấp (TTTC) và các yếu tố nguy cơ TTTC ở bệnh nhân hồi sức sử dụng colistin đường tĩnh mạch. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả loạt ca, thực hiện tại khoa Hồi Sức Cấp Cứu bệnh viện Chợ Rẫy, từ tháng 12/2013 đến 5/2014, gồm các bệnh nhân dùng colistin đường tĩnh mạch trên 2 ngày, không bị suy thận mạn và không bị TTTC ngày bắt đầu dùng colistin. Kết quả: Có 73 bệnh nhân được đưa vào nghiên cứu, liều colistin trung bình là 5,49  1,64 triệu đơn vị/ngày, thời gian sử dụng colistin trung vị là 12 (7 - 14). 35 bệnh nhân (47,9%) xuất hiện TTTC trong quá trình điều trị colistin. 60% bệnh nhân xuất hiện TTTC trong tuần đầu và 40% bệnh nhân xuất hiện TTTC vào tuần lễ thứ hai. Về mức độ TTTC theo AKIN có 31,4% bệnh nhân TTTC giai đoạn 1, 25,8% TTTC giai đoạn 2, 42,8% TTTC giai đoạn 3; 28,6% bệnh nhân TTTC cần điều trị thay thế thận. Phân tích đa biến cho thấy các yếu tố nguy cơ TTTC ở bệnh nhân hồi sức dùng colistin là nồng độ albumin máu  2,5g/dl với O.R. = 23,64, 95%CI = 4,58 - 122,01, p = 0,000 và phối hợp với vancomycin/teicoplainin với O.R. = 5,23, 95%CI = 1,28 - 21,36, p = 0,021. Kết luận: Tỉ lệ TTTC ở bệnh nhân hồi sức sử dụng colistin là 47,9%. Các yếu tố nguy cơ TTTC ở bệnh nhân hồi sức sử dụng colistin là nồng độ albumin máu  2,5g/dl và phối hợp với kháng sinh vancomycin/teicoplainin. Từ khoá: Colistin, tổn thương thận cấp. ABTRACT INCIDENCE OF AND RISK FACTORS FOR ACUTE KIDNEY INJURY IN CRITICALLY ILL PATIENTS RECEIVING INTRAVENOUS COLISTIN Phan Thi Xuan * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 19 - Supplement of No 1 - 2015: 297 - 302 Background: Use of colistin was abandoned in the 1970s because of excessive nephrotoxicity, but it has been reintroduced for treatment of extensively drug-resistant Gram-negative bacteria with higher doses. Objectives: Evaluate incidence of and risk factors for acute kidney injury (AKI) in critically ill patients receiving intravenous colistin. Patients and method: A case series report consisted of adult patients admitted to general ICU of Cho Ray hospital from December 2013 to May 2014 with intravenous colistin use more than 2 days and no evidence of chronic kidney disease or AKI at the beginning of colistin treatment. Results: 73 cases that met the inclusion criteria, the mean colistin dose was 5.49  1.64 MUI/day, the median duration of colistin use was 12 (7 - 14) days. 35 patients (47.9%) developed AKI during colistin use, 60% at the first week and 40% at the second week; 31.4% of AKI cases was classified as stage 1 (AKIN staging system), * Khoa Hồi Sức Cấp Cứu, Bệnh viện Chợ Rẫy. Bộ môn HSCCCĐ – ĐHYD-TP. HCM Tác giả liên lạc: BS. Phan Thị Xuân ĐT: 0902571699, Email: phanthixuan@gmail.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Chuyên Đề Nội Khoa 298 25.8% as stage 2 and 42.8% as stage 3; 28.6% of AKI cases needed renal replacement therapy. The logistic regression model showed that hypoalbuminemia  2.5g/dl (O.R. = 23.64, 95%CI = 4.58 - 122.01, p = 0.000), concomitant vancomycin/teicoplainin use (O.R. = 5.23, 95%CI = 1.28 - 21.36, p = 0.021) were risk factors for AKI in critically ill patients receiving intravenous colistin. Conclusion: In critically ill patients receiving intravenous colistin, incidence of AKI was 47.9% and risk factors for acute kidney injury (AKI) was hypoalbuminemia and concomitant vancomycin/teicoplainin use. Keywords: Colistin, Acute kidney injury. ĐẶT VẤN ĐỀ Colistin là một kháng sinh cũ, đã bị ngưng sử dụng từ thập niên 1970 do tỉ lệ độc tính trên thận cao trong khi có nhiều kháng sinh mới hiệu quả và ít độc tính trên thận hơn. Gần đây do sự xuất hiện của nhiều chủng vi khuẩn Gram âm đa kháng, đặc biệt các vi khuẩn gây nhiễm khuẩn bệnh viện, colistin đã được sử dụng trở lại đơn độc hoặc phối hợp với các kháng sinh khác. Liều colistin được khuyến cáo hiện nay theo MIC cao hơn liều khuyến cáo colistin trước đây. Mục tiêu nghiên cứu Khảo sát tỉ lệ TTTC và các yếu tố nguy cơ TTTC ở bệnh nhân hồi sức sử dụng colistin đường tĩnh mạch. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu mô tả loạt ca. Địa điểm và thời gian thực hiện nghiên cứu: khoa Hồi Sức Cấp Cứu (HSCC) bệnh viện Chợ Rẫy, từ tháng 12/2013 đến 5/2014. Đối tượng nghiên cứu Các bệnh nhân sử dụng colistin đường tĩnh mạch > 2 ngày. Phương pháp chọn mẫu Tiện lợi. Tiêu chuẩn loại trừ Bệnh nhân suy thận mạn. Bệnh nhân được chẩn đoán TTTC vào ngày bắt đầu sử dụng colistin. Bệnh nhân tử vong trong 2 ngày đầu sử dụng colistin. Phương pháp thu thập số liệu Theo bảng thu thập số liệu. Các biến số được thu thập bao gồm: đặc điểm dân số học, bệnh chính lúc nhập khoa HSCC, lý do nhập HSCC, điểm APACHE II lúc nhập HSCC, bệnh mạn tính, nhiễm trùng cơ quan gốc tại thời điểm chỉ định sử dụng colistin đường tĩnh mạch và tác nhân gây bệnh, điểm SOFA, tình trạng suy hô hấp phải thở máy, sốc, nồng độ bilirubin toàn phần, albumin máu ngày bắt đầu dùng colistin, liều và số ngày dùng colistin, các thuốc độc thận dùng cùng lúc với colistin như amikacin, vancomycin, thuốc cản quang, TTTC xảy ra trong quá trình sử dụng colistin, điều trị thay thế thận, thời gian điều trị HSCC, thời gian điều trị bệnh viện, tử vong bệnh viện. Định nghĩa biến số Viêm phổi thở máy: chẩn đoán theo tiêu chuẩn của Trung kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC), Hoa Kỳ. Tác nhân gây bệnh: đối với viêm phổi mẫu đàm được cấy định lượng. Mức độ nặng của bệnh: đánh giá bằng điểm APACHE II trong 24 giờ sau nhập hồi sức, các ngày khác đánh giá bằng điểm SOFA. Liều colistin: liều nạp sử dụng công thức: Colistin base (mg) = 3,5 x 2 x trọng lượng cơ thể (kg). Liều duy trì: cho sau liều nạp 12 giờ, tính theo công thức: Colistin base (mg) /ngày = 3,5 x ((1,5 x CrCln) + 30), liều này được chia làm 2 hoặc 3 lần, truyền tĩnh mạch. 3,5 là nồng độ colistin mục tiêu trong máu, CrCln là độ thanh thải creatinin máu(2). Chẩn đoán TTTC theo tiêu chuẩn AKIN (Acute Kidney Injury Network). Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Nghiên cứu Y học Hồi Sức - Cấp Cứu – Chống Độc 299 Creatinin nền: là creatinin huyết thanh bệnh nhân ngày bắt đầu sử dụng colistin. Bảng 1. Tiêu chuẩn chẩn đoán và phân độ TTTC AKIN(3) Tiêu chuẩn Creatinin huyết thanh (HT) Tiêu chuẩn thể tích nước tiểu Giai đoạn 1 Creatinin HT tăng ≥ 0,3 mg/dl, hoặc tăng gấp 1,5 - 2 lần so với giá trị nền Thể tích nước tiểu <0,5ml/kg/giờ trong >6 giờ Giai đoạn 2 Creatinin HT tăng gấp > 2 - 3 lần so với giá trị nền Thể tích nước tiểu <0,5ml/kg/giờ trong >12 giờ Giai đoạn 3 Creatinin HT tăng gấp > 3 lần so với giá trị nền hoặc Creatinin HT ≥ 4 mg/dl với Creatinin HT tăng cấp tính ≥ 0,5mg/dl Thể tích nước tiểu <0,3ml/kg/giờ trong 24 giờ hoặc vô niệu trong12 giờ Thống kê Phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS 16.0. P < 0,05 được xem là khác biệt có ý nghĩa thống kê. Các biến có P < 0,2 được đưa vào phân tích đa biến. KẾT QUẢ Từ tháng 12/2013 đến 5/2014, có 73 bệnh nhân điều trị tại khoa HSCC, bệnh viện Chợ Rẫy đạt tiêu chuẩn chọn bệnh và không có tiêu chuẩn loại trừ được đưa vào nghiên cứu. 35 bệnh nhân (47,9%) xuất hiện TTTC trong quá trình điều trị colistin. Đặc điểm dân số và tình trạng bệnh lý lúc nhập khoa HSCC bệnh viện Chợ Rẫy Bảng 2: Đặc điểm dân số và bệnh lý lúc nhập khoa HSCC Biến số Chung (n = 73) Nhóm TTTC (n = 35) Nhóm không TTTC (n = 38) Giá trị P Tuổi (năm), trung bình  độ lệch chuẩn 66,16  17,44 69,20  13,80 63,37  20,00 0,15* Nữ, n (%) 42 (57,5) 22 (62,8) 20 (52,6) 0,37** Bệnh chính 0,57** Bệnh nội khoa, n (%) 35 (47,9) 19 (54,3) 16 (42,1) 0,29** Bệnh ngoại khoa, n (%) 28 (38,4) 12 (34,3) 16 (42,1) 0,49** Chấn thương, n (%) 10 (13,7) 4 (11,4) 6 (15,8) 0,58** Bệnh mạn 47 (64,4) 29 (82,9) 18 (47,4) < 0,05** Tăng huyết áp, n (%) 25 (34,2) 17 (48,6) 8 (21,1) 0,01** Đái tháo đường, n (%) 17 (23,3) 11 (31,4) 6 (15,8) 0,11** Bệnh phổi tắc nghẽn mạn, n (%), 10 (13,7) 4 (11,4) 6 (15,8) 0,73*** Tai biến mạch máu não, n (%) 6 (8,2) 4 (11,4) 2 (5,3) 0,41*** Điểm APACHE II, trung bình  độ lệch chuẩn 19,00  5,27 22,20  5,69 17,89  4,66 0,06* Suy hô hấp phải thở máy, n (%) 73 (100) 35 (100) 38 (100) Sốc có sử dụng vận mạch, n (%) 36 (49,3) 18 (51,4) 18 (47,4) 0,72** TTTC, n (%) 29 (39,7) 17 (48,6) 12 (31,6) 0,13** Bilirubin toàn phần > 2mg/dl, n (%) 24 (32,9) 12 (34,3) 12 (31,6) 0,80** * Phép kiểm t ** Phép kiểm Chi bình phương *** Phép kiểm Fisher's exact Ổ nhiễm, tác nhân gây bệnh và tình trạng bệnh lý thời điểm bắt đầu sử dụng colistin Bảng 3. Ổ nhiễm, tác nhân gây bệnh và tình trạng bệnh lý thời điểm bắt đầu sử dụng colistin và kết quả điều trị cuối cùng Biến số Chung (n = 73) Nhóm TTTC (n = 35) Nhóm không TTTC (n = 38) Giá trị P Ổ nhiễm Viêm phổi, n (%) 62 (84,9) Viêm phúc mạc, n (%) 5 (6,9) Nhiễm trùng huyết, n (%) 2 (2,7) Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Chuyên Đề Nội Khoa 300 Biến số Chung (n = 73) Nhóm TTTC (n = 35) Nhóm không TTTC (n = 38) Giá trị P Vết mổ, n (%) 3 (4,1) Áp xe cơ, n (%) 1 (1,4) Tác nhân gây bệnh Acinetobacter baumanii, n (%) 59 (80,8) Pseudomonas aeruginosa, n (%) 11 (15,1) Klebsiella spp., n (%) 3 (4,1) Số ngày từ nhập viện đến bắt đầu dùng colistin, trung vị (khoảng tứ vị 25 - 75%) 13 (9 - 15) 15 (11 - 16) 11 (5 - 15) 0,04**** Điểm SOFA, trung bình  độ lệch chuẩn 5,70  2,47 5,60  2,29 5,79  2,66 0,74* Suy hô hấp phải thở máy, n (%) 73 (100) 35 (100) 38 (100) Sử dụng vận mạch, n (%) 14 (19,2) 8 (22,9) 6 (15,8) 0,44** Creatinin máu mg/dl, trung bình  độ lệch chuẩn 0,85  0,27 0,91  0,29 0,79  0,24 0,07* Độ lọc cầu thận ước tính (MDRD), trung bình  độ lệch chuẩn 78,08  21,68 71,71  22,64 83,94  19,24 0,01* Bilirubin máu > 2mg/dl, n (%) 22 (30,1) 8 (22,9) 14 (36,8) 0,19** Albumin máu < 2,5g/dl, n (%) 48 (65,8) 30 (85,7) 18 (47,4) < 0,05** Ngày điều trị HSCC, trung vị (khoảng tứ vị 25 - 75%) 25 (14 - 36) 34 (25 - 40) 16 (13 - 26) < 0,05**** Ngày nằm viện, trung vị (khoảng tứ vị 25 - 75%) 32 (23 - 47) 36 (31 - 49) 26 (14 - 46) < 0,05**** Tử vong tất cả nguyên nhân (gồm cả bệnh nhân nặng xin xuất viện), n (%) 42 (57,5) 24 (68,6) 18 (47,4) 0,06** * Phép kiểm t ** Phép kiểm Chi bình phương **** Phép kiểm Mann-Whitney Đặc điểm TTTC liên quan đến sử dụng Colistin Bảng 4: Liều, số ngày sử sụng và kháng sinh phối hợp với colistin Biến số Chung (n = 73) Nhóm TTTC (n = 35) Nhóm không TTTC (n = 38) Giá trị P Liều colistin triệu đơn vị/ngày, trung bình  độ lệch chuẩn 5,49  1,64 5,43  1,85 5,56  1,44 0,74* Số ngày sử dụng colistin, trung vị (khoảng tứ vị 25 - 75%) 12 (7 -14) 13 (10 - 17) 10 (5 - 17) 0,04**** Đơn trị liệu colistin, n (%) 8 (11) 4 (11,4) 4 (10,5) 1,00*** Phối hợp với 1 kháng sinh, n (%) 28 (38,4) 10 (28,6) 18 (47,4) 0,09** Phối hợp với 2 kháng sinh, n (%) 30 (41,1) 16 (45,7) 14 (36,8) 0,44** Phối hợp với 3 kháng sinh, n (%) 7 (9,5) 5 (14,3) 2 (5,3) 0,24*** Loại kháng sinh phối hợp Imipenem/meropenem, n (%) 43 (58,9) 17 (48,6) 26 (68,4) 0,08** Cefoperazon/Sulbactam, n (%) 6 (8,2) 2 (5,7) 4 (10,5) 0,67*** Sulfamethoxazole/trimethoprim, n (%) 3 (4,1) 1 (2,9) 2 (5,3) Vancomycin/Teicoplanin, n (%) 27 (37) 19 (54,3) 8 (21,1) < 0,05** Amikacin, n (%) 4 (5,5) 0 (0) 5 (13,2) Ciprofloxacin/Levofloxacin, n (%) 6 (8,2) 4 (11,4) 2 (5,3) 0,41*** Amphotericin B, n (%) 12 (16,4) 8 (22,9) 4 (10,5) 0,21*** Dùng thuốc cản quang, n (%) 0 (0) 0 (0) 0 (0) * Phép kiểm t ** Phép kiểm Chi bình phương *** Phép kiểm Fisher's exact **** Phép kiểm Mann-Whitney Bảng 5: Đặc điểm TTTC liên quan đến sử dụng Colistin Biến số Kết quả (n = 35) Số ngày từ khi dùng kháng sinh đến khi xuất hiện TTTC, trung vị (khoảng tứ vị 25 - 75%) 6 (4 - 10) TTTC xuất hiện vào tuần đầu dùng colistin, n (%) 21 (60) Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Nghiên cứu Y học Hồi Sức - Cấp Cứu – Chống Độc 301 Biến số Kết quả (n = 35) TTTC xuất hiện vào tuần thứ hai dùng colistin, n (%) 14 (40) Chẩn đoán TTTC dựa vào Sự gia tăng Creatinin, n (%) 35 (100) Giảm thể tích nước tiểu, n (%) 0 (0) Mức độ TTTC Giai đoạn 1, n (%) 11 (31,4) Giai đoạn 2, n (%) 9 (25,8) Giai đoạn 3, n (%) 15 (42,8) Có thiểu niệu trong quá trình TTTC, n (%) 17 (48,6) Điều trị thay thế thận, n (%) 10 (28,6) Nồng độ Creatinin máu cao nhất, trung bình  độ lệch chuẩn 2,45  0,99 Độ lọc cầu thận ước tính (MDRD) thấp nhất, trung bình  độ lệch chuẩn 25,63  9,96 Các yếu tố nguy cơ TTTC ở bn dùng colistin Bảng 6: Phân tích đa biến các yếu tố kết hợp với TTTC ở bn dùng colistin Biến số Phân tích đơn biến Phân tích đa biến O.R. 95%CI Giá trị p O.R. 95%CI Giá trị p Tuổi > 65 2,63 1,02 - 6,81 0,04 2,43 0,72 - 8,21 0,15 Tăng huyết áp 3,54 1,27 - 9,85 0,01 2,67 0,77 - 9,19 0,11 Đái tháo đường 2,44 0,79 - 7,54 0,11 3,50 0,92 - 13,25 0,06 Điểm APACHE II >20 4,49 1,50 - 13,44 <0,05 2,07 0,56 - 7,53 0,26 TTTC lúc nhập HSCC 2,04 0,78 - 5,30 0,13 2,89 0,82 - 10,20 0,09 Điểm SOFA thời điểm bắt đầu dùng colistin > 3 0,90 0,29 - 2,72 0,85 Bilirubin máu thời điểm bắt đầu dùng colistin > 2mg/dl 0,50 0,18 - 1,42 0,19 2,24 0,56 - 8,88 0,25 Albumin máu thời điểm bắt đầu dùng colistin  2,5g/dl 6,66 2,13 - 20,86 <0,05 23,64 4,58 - 122,01 <0,05 Số ngày dùng colistin > 7 ngày 6,97 2,05 - 23,63 <0,05 13,8 2,96 - 65,07 <0,05 Phối hợp với vancomycin/teicoplanin 4,45 1,59 - 12,41 <0,05 5,23 1,28 - 21,36 <0,05 Phối hợp với amphotericin B 2,51 0,68 - 9,26 0,15 1,60 0,25 - 10,04 0,61 BÀN LUẬN Đặc điểm dân số và bệnh lý bệnh nhân trong nghiên cứu Tuổi trung bình bệnh nhân trong nghiên cứu tương đối cao 66,16  17,44, giới nữ chiếm tỉ lệ 57,5%. Bệnh nội khoa chiếm tỉ lệ 47,9%, bệnh ngoại khoa 38,4% và chấn thương là 13,7%; bệnh nội khoa chủ yếu là viêm phổi và sốc nhiễm trùng, bệnh ngoại khoa chủ yếu là viêm phúc mạc thứ phát, và chấn thương là những trường hợp chấn thương ngực, bụng nặng. 64,4% bệnh nhân có các bệnh mạn tính có tác động đến thận như đái tháo đường, tăng huyết áp; hoặc có ảnh hưởng đến cơ quan hô hấp gây thở máy dài ngày như bệnh phổi tắc nghẽn mạn, tai biến mạch máu não. Với tiêu chuẩn nhập hồi sức là bệnh nhân có sốc hoặc suy hô hấp cần thở máy nên điểm APACHE II trung bình cao. Tỉ lệ TTTC trong quá trình sử dụng colistin đường tĩnh mạch Colistin được dùng để điều trị các nhiễm trùng bệnh viện như viêm phổi (84,9%), viêm phúc mạc (6,9%), nhiễm trùng huyết (2,7%), nhiễm trùng vết mổ (4,1%), áp xe cơ (1,4%) do vi khuẩn đa kháng như Acinetobacter baumanii (80,8%), Pseudomonas aeruginosa (15,1%), Klebsiella spp. (4,1%), các chủng vi khuẩn này chỉ còn nhạy với colistin và một số kháng sinh như doxycyclin, Sulfamethoxazole/ trimethoprim. Vì còn đồng thời nhiễm các tác nhân gây bệnh khác và có ổ nhiễm ở vị trí khác, đồng thời nhằm tăng tác dụng diệt khuẩn của colistin nên 89% bệnh nhân được phối hợp với một đến 3 kháng sinh, kháng nấm. 35 bệnh nhân, chiếm tỉ lệ 47,9% xuất hiện TTTC trong quá trình điều trị colistin; 60% bệnh nhân xuất hiện TTTC vào tuần đầu và 40% bệnh nhân xuất hiện TTTC vào tuần lễ thứ hai. Về mức độ TTTC có 31,4% bệnh nhân Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Chuyên Đề Nội Khoa 302 TTTC giai đoạn 1, 25,8% TTTC giai đoạn 2, 42,8% TTTC giai đoạn 3; 28,6% bệnh nhân TTTC cần điều trị thay thế thận. Tỉ lệ TTTC do colistin báo cáo trong y văn thay đổi từ 8% cho đến 58% tuỳ theo đặc điểm dân số nghiên cứu, liều và thời gian sử dụng colistin(1,6). Nghiên cứu của Rocco M và cộng sự cho thấy tỉ lệ TTTC ở bệnh nhân hồi sức nhóm dùng colistin đơn độc là 34% và nhóm colistin phối hợp với các thuốc độc thận khác là 45%(5). Các yếu tố nguy cơ Phân tích đơn biến cho thấy các yếu tố nguy cơ của TTTC liên quan đến sử dụng colistin với p 65, tăng huyết áp, điểm APACHE II lúc nhập hồi sức > 20, albumin máu  2,5g/dl, số ngày dùng colistin > 7 ngày và phối hợp với vancomycin/teicoplainin. Phân tích đa biến cho thấy 3 yếu tố nguy cơ (có p < 0,05) là albumin máu  2,5g/dl, số ngày dùng colistin > 7 ngày và phối hợp với vancomycin/teicoplanin. Nghiên cứu của Rocco M và cộng sự cho thấy các yếu tố nguy cơ của TTTC ở bệnh nhân hồi sức sử dụng colistin là sốc nhiễm trùng và mức độ nặng của bệnh đánh giá bằng thang điểm SAPS II(5). Nghiên cứu của Pogue JM và cộng sự cho thấy yếu tố nguy cơ của TTTC ở bệnh nhân sử dụng colistin là liều colistin  5mg/kg cân nặng lý tưởng /ngày (OR = 23,41; 95% CI = 5,3 - 103,55), dùng đồng thời với rifampin (OR = 3,81; 95% CI = 1,42 - 10,2), và dùng đồng thời ≥ 3 thuốc gây độc thận (OR = 6,80; 95% CI = 1,42 - 32,49)(4). KẾT LUẬN Tỉ lệ TTTC ở bệnh nhân hồi sức sử dụng colistin là 47,9%. Các yếu tố nguy cơ TTTC ở bệnh nhân hồi sức sử dụng colistin là albumin máu  2,5g/dl và có phối hợp với kháng sinh vancomycin/teicoplanin. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Florescu DF, Qui F, McCartan MA, Mindru C, et al. (2012). What is the efficacy and safety of colistin for the treatment of ventilator associated pneumonia? A systematic review and meta-regression. Clin Infect Dis, 54(5):670-680. 2. Gilbert DN, Moellering RC, Eliopoulos GM, Chambers HF, Saag MS, et al. (2013). The Sanford Guide to Antimicrobial Therapy, 43rd ed, pp 101. Antimicrobial therapy, Inc. 3. Mehta R L, Kellum J A, Shah S V, Molitoris B A, Ronco C, Warnock D G, et al. (2007). "Acute Kidney Injury Network: report of an initiative to improve outcomes in acute kidney injury". Crit Care, 11(2), R31. 4. Pogue JM, Lee J, Marchaim D, et al (2011). "Incidence of and risk factors for colistin-associated nephrotoxicity in a large academic health system". Clin Infect Dis, 53:879. 5. Rocco M, Montini L, Alessandri E, Venditti M et al. (2013). "Risk factors for acute kidney injury in critically ill patients receiving high intravenous doses of colistin methaesulfonate and/or other nephrotoxic antibiotics: a retrospective cohort study". Crit Care, 17:R174. 6. Spapen H, Jacobs R, Gorp VV, Troubleyn J et al. (2011). "Renal and neurological side effects of colistin in critically ill patients". Annals of Intensive Care, 1:14. Ngày nhận bài báo: 27/10/2014 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 30/10/2014 Ngày bài báo được đăng: 10/01/2015

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfti_le_ton_thuong_than_cap_va_cac_yeu_to_nguy_co_ton_thuong_t.pdf
Tài liệu liên quan