Tỉ lệ và một số yếu tố liên quan đến việc sinh trẻ nhẹ cân tại bệnh viện phụ sản Tiền Giang từ tháng 2 đến tháng 6 năm 2010

Qua thực hiện nghiên cứu bệnh chứng nhằm xác định tỉ lệ TSSNC và các yếu tố liên quan đến trẻ sơ sinh nhẹ cân của các bà mẹ sống tại Tỉnh Tiền Giang từ tháng 02 năm 2010 đến tháng 6 năm 2010 chúng tôi rút ra kết luận sau: Tỉ lệ trẻ sơ sinh nhẹ cân tại thời điểm nghiên cứu (< 2500 g) là 5,8%. Các yếu tố liên quan độc lập đến trẻ sinh nhẹ cân ở các thai phụ của Tỉnh Tiền Giang gồm có: Những bà mẹ có cân nặng mẹ trước mang thai < 45 kg thì có nguy cơ sinh nhẹ cân tăng 2,7 lần. Nếu trong thời gian mang thai mà bà mẹ tăng cân < 8 kg thì nguy cơ bị sinh nhẹ cân tăng gấp 9,3 lần. Những bà mẹ có kinh tế gia đình nghèo khó thì có nguy cơ sinh con nhẹ cân tăng 10,3 lần. Nếu trong thời gian mang thai mà những bà mẹ bị bệnh thì nguy cơ sinh non tăng gấp 10,0 lần, những bệnh thường gặp trong nghiên cứu của chúng tôi là: Tăng huyết áp thai kỳ, nhau tiền đạo, nhiễm khuẩn đường sinh dục, bướu cổ.

pdf7 trang | Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 498 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tỉ lệ và một số yếu tố liên quan đến việc sinh trẻ nhẹ cân tại bệnh viện phụ sản Tiền Giang từ tháng 2 đến tháng 6 năm 2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản và Bà Mẹ - Trẻ Em 222 TỈ LỆ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC SINH TRẺ NHẸ CÂN TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN TIỀN GIANG TỪ THÁNG 2 ĐẾN THÁNG 6 NĂM 2010 Phạm Thị Kim Thủy*, Tạ Văn Trầm** TÓM TẮT Đặt vấn đề - Mục tiêu: Trẻ sơ sinh nhẹ cân là trẻ có cân nặng lúc sinh <2500 g và là nguyên nhân cơ bản gây tử vong sơ sinh. Nghiên cứu này giúp xác định tỉ lệ và các yếu tố liên quan đến TSSNC tại BVPS Tiền Giang. Phương pháp: Nghiên cứu bệnh - chứng. Kết quả: Nghiên cứu của chúng tôi được tiến hành tại Bệnh viện Phụ sản Tiền Giang từ tháng 2 năm 2010 đến tháng 6 năm 2010. Tổng cộng có 2327 trẻ sơ sinh ra sống trong đó có 135 trẻ có cân nặng nhỏ hơn 2500 g, kết quả cho thấy tỉ lệ trẻ sơ sinh nhẹ cân là 5,8%. Trong số trẻ sinh ra nhẹ cân chủ yếu có cân nặng từ 1500 g đến 2499 g chỉ có 5 trẻ có cân nặng từ 1000 g đến 2499 g và không có trẻ nào có cân nặng dưới 1000 g. Các yếu tố liên quan đến trẻ sơ sinh nhẹ cân gồm có: Những bà mẹ sống ở nông thôn (với p = 0,007, OR = 1,91), trình độ học vấn của những bà mẹ học từ cấp 2 trở xuống (p =0,025, OR =2,06), những bà mẹ có kinh tế gia đình nghèo khó (p < 0,0001, OR = 13,76 ), các bà mẹ khám thai < 3 lần (p < 0,0001, OR = 4,7), bệnh của bà mẹ lúc mang thai (p < 0,0001, OR = 9,7), những bà mẹ trong thời gian mang thai buồn phiền, lo lắng (p < 0,0001, OR = 6). Ngoài ra còn các yếu tố khác: chiều cao mẹ, cân nặng của bà mẹ trước khi mang thai, mức tăng cân trong thai kỳ, cha hút thuốc lá. Các yếu tố trên khi phân tích đa biến thì còn lại 4 yếu tố liên quan độc lập: Cân nặng của bà mẹ trước mang thai < 45 kg, tăng cân trong thai kỳ < 8 kg, mẹ có kinh tế gia đình nghèo khó, mẹ bị bệnh lúc mang thai. Kết luận: Chúng tôi đề xuất một số giải pháp can thiệp tại cộng đồng đối với các yếu tố nguy cơ đến trẻ sơ sinh nhẹ cân phổ biến và đặc thù của Tỉnh Tiền Giang. Từ khóa: Sơ sinh nhẹ cân. ABSTRACT PREVALENCE AND RELATED FACTORS TO LOW WEIGH NEWBORN BABIES AT TIEN GIANG OBSTETRICS AND GYNECOLOGY HOSPITAL FROM 02/2010 TO 06/2010 PhamThi Kim Thuy, Ta Van Tram * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 1 - 2011: 222 - 228 Background - Objectives: Low birth weigh was birth weight < 2500 g, is the base cause of death new born babies. Our research is to difine prevalence and related factor to low weigh newborn babies at Tien Giang obstertrics and gynecology hospital. Method: Case-control study. Results: Our studying was done at Tien Giang obstetrics and gynecology hospital from 2/2010 to 6/2010. There were 2327 lived newborn babies including 135 newborn babies which weight low 2500g (5.8%). Most of low birth weigh were weight from 1500g to 2499g, there were 5 newborn babies from 1000g to 1499g, not newborn baby low 1000g. Factors which was concerned to low birth weigh: mothers live in countryside (p= 0.007, OR= 1.91), mothers which education is low (p= 0.025, OR= 2.06), mothers which their economy is * Trung tâm Y tế huyện Chợ Gạo – Tiền Giang ** BV. Đa Khoa Tiền Giang Tác giả liên lạc: BS. Phạm thị Kim Thủy Điện thoại: 0984520200 Email: BsKimthuyMytho@yahoo.com.vn Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học Nhi Khoa 223 difficult (p< 0.0001, OR= 6), mothers exammine pregnancy low 3 times (p< 0.0001, OR= 4.7), mothers are sick in time of pregnancy (p<0.0001, OR= 9.7), mothers which anxious and unhappy in time of pregnancy (p<0.0001, OR= 6). Beside, there were other factors: height of mothers, weight of mothers before pregnancy, developing of pregnancy, smoking of father. After regression analysis, there are 4 independent association factors: weight of mothers < 45 kg, weight of pregnancy < 8 kg, mothers which their economy is difficult, mothers are sick in time of pregnancy. Conclusion: We give some of method to interact in public to risk factors to low birth weigh which is popular and characteristic of Tien Giang province. Keyword: Low birth weigh. ĐẶT VẤN ĐỀ Cân nặng trẻ mới sinh là một trong những chỉ số quan trọng hàng đầu đối với sự sống của trẻ sơ sinh cũng như sự tăng trưởng và phát triển sau này của trẻ. Trẻ sơ sinh nhẹ cân (TSSNC) là trẻ có cân nặng lúc sinh < 2500 g, theo định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế giới (TCYTTG)(228) là một vấn đề sức khỏe đáng quan tâm trong lĩnh vực sản nhi hiện nay. Theo số liệu của TCYTTG năm 1990, TSSNC ở các nước đang phát triển là 19 %, toàn thế giới là 17%. Tại các nước đang phát triển, cân nặng thấp dẫn đến tỉ lệ sinh ra những trẻ nhẹ cân rất cao. Ví dụ: Nam Á là 30 % và các nước khu vực khác là 10 – 20%. Tỉ lệ TSSNC ở nước ta theo thống kê của Bộ Y tế (2) năm 1998 là 8,5%, theo báo cáo sơ kết 6 tháng đầu năm 1999 ở 31 tỉnh thành phía Nam của Vụ Bảo vệ Sức khỏe Bà mẹ và Trẻ em, Kế hoạch hóa gia đình (BVSKBMTE / KHHGĐ), Bộ Y tế , tỉ lệ này là 4,01% trong đó đồng bằng sông Cửu Long là 5,32%, riêng ở Việt Nam năm 2006 là 4,3% và thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) là 7,17%(2,5). Ở nước ta trong những năm gần đây, sức khỏe bà mẹ, trẻ em ngày càng được cải thiện nhưng vấn đề sơ sinh nhẹ cân vẫn là một trong các ưu tiên cần giải quyết. Do đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm mục đích xác định tỉ lệ và những yếu tố liên quan đến TSSNC, trên cơ sở đó đề xuất những biện pháp can thiệp phù hợp. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát Xác định tỉ lệ và các yếu tố liên quan đến TSSNC tại BVPS Tiền Giang. Mục tiêu cụ thể - Xác định tỉ lệ TSSNC tại BVPS Tiền Giang. - Xác định mối liên quan giữa TSSNC với tình trạng kinh tế, nghề nghiệp, trình độ học vấn, thể chất của bà mẹ và các yếu tố thai kỳ. ĐỐI TƯỢNG -PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Dân số mục tiêu Các bà mẹ đến sinh và trẻ sinh ra tại BVPS Tiền Giang từ tháng 2 năm 2010 đến tháng 6 năm 2010. Dân số chọn mẫu Các bà mẹ đến sinh và trẻ sinh ra sống tại BVPS Tiền Giang từ tháng 2 năm 2010 đến tháng 6 năm 2010. Cỡ mẫu Tính theo công thức kiểm định tỉ số chênh OR {Z(1-α/2) )]21(22[ PP − + Z(1-β) ]})21(2)11(1[ PPPP −+− 2 n = (P1-P2)2 P1: Xác suất phơi nhiễm trong nhóm bệnh P2: Xác xuất phơi nhiễm trong nhóm chứng n= 130 trẻ cho nhóm bệnh Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản và Bà Mẹ - Trẻ Em 224 Định nghĩa ca bệnh Các bà mẹ sống trên địa bàn Tỉnh Tiền Giang từ tháng 2 năm 2010 đến tháng 6 năm 2010 đã sinh con sống, được cân ngay sau sinh, nặng dưới 2500g, có hồ sơ lưu trữ tại BVPS Tiền Giang. Định nghĩa ca chứng Các bà mẹ sống trên địa bàn Tỉnh Tiền Giang từ tháng 2 năm 2010 đến tháng 6 năm 2010 đã sinh con sống, được cân ngay sau sinh, nặng từ 2500g trở lên, có hồ sơ lưu trữ tại BVPS Tiền Giang. => Tỉ số chứng /bệnh được lựa chọn là 2/1. Tiêu chí chọn mẫu Tất cả các bà mẹ đến sinh và trẻ sinh ra sống tại BVPS Tiền Giang. Tiêu chí loại trừ - Đa thai - Các sản phụ không đồng ý tham gia nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu bệnh - chứng. Thu thập dữ liệu - Bộ câu hỏi - Thời gian thực hiện từ tháng 2 năm 2010 đến tháng 6 năm 2010. Xử lý số liệu Bằng phần mềm STATA 10.0 được tiến hành qua 2 bước: phân tích đơn biến và đa biến. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Tỉ lệ và mức độ trẻ sinh nhẹ cân Bảng 1: Tỉ lệ và mức độ trẻ sinh nhẹ cân Chỉ tiêu nghiên cứu Số lượng Tỉ lệ % Cân nặng < 2500g 135 5,8 Mức độ nhẹ cân < 1000 g 0 1000 đến 1499g 5 1,28 1500g đến 2499g 125 98,72 Nhận xét: Tỉ lệ TSSNC lúc sinh ra là 5,8%. Các yếu tố liên quan đến TSSNC Bảng 2: Liên quan giữa nơi cư trú của bà mẹ với TSSNC Cân nặng < 2500 g ≥ 2500 g Tổng Nông thôn 100 (76,92) 165 (63,46) 265 Thành thị 30 (23,08) 95 (36,54) 125 Nơi cư trú n(%) Tổng 130 260 390 Giá trị OR, p OR = 1,91; p = 0,007 Bảng 3: Liên quan giữa trình độ học vấn của bà mẹ với TSSNC Cân nặng < 2500 g ≥ 2500 g TĐHV n(%) Tổng ≤ Trung học cơ sở 110 (84,62) 189 (72,69) 299 ≥ Trung học phổ thông 20 (15,38) 71 (27,31) 91 Tổng 130 260 390 Giá trị OR, p OR = 2,06; p = 0,025 Bảng 4: Liên quan giữa kinh tế gia đình của bà mẹ với TSSNC. Cân nặng < 2500 g ≥ 2500 g Tổng Nghèo 18 (13,85) 3(1,15) 21 Không nghèo 112(86,15) 257(98,85) 369 Kinh tế n (%) Tổng 130 260 390 Giá trị OR, p OR = 13,76; p < 0,0001 Bảng 5: Liên quan giữa số lần khám thai của mẹ với TSSNC. Cân nặng < 2500 g ≥ 2500 g Tổng < 3 lần 13 (10) 6 (2,31) 19 ≥ 3 lần 117 (90) 254(97,69) 371 số lần khám thai của mẹ Tổng 130 260 390 Giá trị OR, p OR = 4,70; p < 0,0001 Bảng 6: Liên quan giữa bệnh của mẹ lúc mang thai với TSSNC. Cân nặng < 2500 g ≥ 2500 g Tổng Có 44 (33,85) 13 (5) 57 Không 86 (66,15) 247 (95) 333 Bệnh của mẹ n(%) Tổng 130 260 390 Giá trị OR, p OR = 9,7; p < 0,0001 Bảng 7: Liên quan giữa tình cảm của bà mẹ lúc mang thai với TSSNC Cân nặng < 2500 g ≥ 2500 g Tổng Buồn, lo lắng 47 (36,15) 24 (9,23) 71 Không buồn 83 (63,85) 236(90,77) 319 Tình cảm mẹ n(%) Tổng 130 260 390 Giá trị OR, p OR = 5,56; p < 0,0001 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học Nhi Khoa 225 Bảng 8: Liên quan giữa chiều cao của mẹ với TSSNC. Cân nặng < 2500 g ≥ 2500 g Tổng < 145 cm 9 (6,92) 4 (1,54) 13 ≥ 145 cm 121(93,08) 256(98,46) 337 Chiều cao n(%) Tổng 130 260 390 Giá trị OR, p OR = 4,76; p = 0,052 Bảng 9: Liên quan giữa cân nặng của bà mẹ trước mang thai với TSSNC. Cân nặng < 2500 g ≥ 2500 g Tổng < 45 kg 69 (53,08) 62 (23,85) 131 ≥ 45 kg 61 (46,92) 198(76,15) 259 Cân nặng mẹ Tổng 130 260 390 Giá trị OR, p OR = 3,61; p < 0,0001 Bảng 10: Liên quan giữa mức tăng cân trong thai kỳ của bà mẹ với TSSNC. Cân nặng < 2500 g ≥ 2500 g Tổng < 8 kg 53 (40,77) 12 (4,62) 65 ≥ 8 kg 77 (59,23) 248(95,38) 325 Tăng cân n(%) Tổng 130 260 390 Giá trị OR, p OR = 14,22; p < 0,0001 Bảng 11: Liên quan giữa hút thuốc lá của cha với TSSNC. Cân nặng < 2500 g ≥ 2500 g Tổng Có 68 (52,31) 104 (40) 172 Không 62 (47,69) 156 (60) 218 Hút thuốc n(%) Tổng 130 260 390 Giá trị OR, p OR = 1,64; p = 0,021 Bảng 12: Phân tích hồi quy đa biến các yếu tố liên quan đến TSSNC. Sinh nhẹ cân OR Giá trị p KTC 95% Nơi cư trú 1,008 0,97 0,53 – 1,90 Trình độ học vấn 3,35 0,32 0,41 – 33,97 Kinh tế gia đình 10,26 0,026 3,18 – 24,17 Số lần khám thai 2,49 0,86 1,08 – 5,75 Bệnh của mẹ 9,97 0,000 4,72 – 21,04 Tình cảm 1,49 0,43 0,54 – 4,10 Chiều cao 1,25 0,78 0,24 – 6,38 Nặng trước thai 2,79 0,001 1,48 – 4,91 Mức tăng cân 9,34 0,000 4,23- -20,60 Thuốc lá cha 1,15 0,63 0,63- 2,11 Giá trị χ2 , p χ 2= 174,11; p ≤ 0,0001 BÀN LUẬN Tỉ lệ và mức độ trẻ sinh nhẹ cân Trong những năm gần đây tỉ lệ trẻ sinh ra nhẹ cân có xu hướng giảm phản ánh sự tiến bộ về công tác quản lý, chăm sóc phụ nữ khi mang thai cũng như sự phát triển kinh tế xã hội của các nước trong giai đoạn hiện nay(5). Ở nước ta tỉ lệ trẻ sinh nhẹ cân cũng giảm dần theo từng năm do điều kiện kinh tế xã hội nước ta ngày một phát triển, vào năm 1980 có 20% trẻ sinh ra nhẹ cân, đến năm 1990- 1992 tỉ lệ này đã giảm xuống còn 17%, năm 2000 là 7,3%. Tỉ lệ trẻ sinh nhẹ cân trong nghiên cứu của chúng tôi là 5,8% thấp hơn tỉ lệ do UNICEF (8) và TCYTTG(9) ước tính cho Việt Nam vào năm 2000 là 9% và thấp hơn của các tác giả Cù Thị Minh Hiền là 7,2%, Trần Thanh Nhàn là 6,61%, Tô Minh Hương là 11,4%. Điều này cũng phù hợp với các báo cáo của các tác giả ở các nước trong khu vực Đông Á - Thái Bình Dương báo cáo năm 1990- 1997 ở Nhật Bản là 7%, Thái Lan là 6%, Trung Quốc là 9%. So với tỉ lệ TSSNC của Bộ Y tế(2) là 4,3% và các năm khác từ năm 2002 đến 2005 cũng giao động từ 3,3 đến 4,2%. Trong nghiên cứu của chúng tôi tỉ lệ TSSNC (bảng 1) còn hơi cao có thể do nơi đây phần lớn là nông dân sống bằng nghề nông, họ gắn bó với đồng ruộng, trình độ học vấn còn thấp, hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn họ chưa nhận ra được lợi ích của việc chăm sóc sức khỏe khi có thai. Họ còn có quan niệm cổ xưa là đi khám thai và siêu âm nhiều không tốt cho thai nhi. Bên cạnh đó còn có một số cập vợ chồng từ nơi khác đến, họ không có nghề nghiệp ổn định nên họ không có điều kiện chăm sóc sức khỏe tốt trong thời gian mang thai. Các yếu tố liên quan đến TSSNC Phân tích đơn biến Các yếu tố thuộc về đặc trưng mẹ Nghiên cứu của chúng tôi (bảng 2) cho thấy nhóm bà mẹ sống ở nông thôn có nguy cơ sinh con nhẹ cân gấp 1,9 lần so với nhóm bà mẹ sống ở thành thị sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p = 0,007. Điều này cho thấy các yếu tố nguy cơ khác đã tác động mạnh vào các bà mẹ sống ở nông thôn ở Tỉnh Tiền Giang, nguy cơ sinh con nhẹ cân thay đổi tùy từng vùng và từng khu vực cho thấy tùy từng vùng mà điều kiện chăm sóc Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản và Bà Mẹ - Trẻ Em 226 sức khỏe sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển của thai nhi. Trình độ học vấn có liên quan đến mọi mặt của cuộc sống của người phụ nữ trong đó có vấn đề sinh đẻ và nuôi dạy con. Người phụ nữ có trình độ học vấn cao thì có cơ hội kiếm được việc làm tốt hơn, có thu nhập cao hơn(7) , có vai trò tốt hơn trong gia đình, về mặt xã hội họ có nhiều cơ hội giao tiếp hơn và tiếp cận được nhiều hơn về vấn đề y tế. Họ có kinh nghiệm hơn trong vấn đề nuôi dạy con so với các bà mẹ có trình độ học vấn thấp. Trình độ học vấn ảnh hưởng rất nhiều đến tỉ lệ TSSNC ở Tiền Giang. Những bà mẹ này tập trung sống ở vùng nông thôn có mức sống kinh tế thấp, thiếu các dịch vụ y tế. Trong nghiên cứu của chúng tôi (bảng 4) những bà mẹ thuộc hộ nghèo có nguy cơ sinh con nhẹ cân cao gấp 13,76 lần so với nhóm bà mẹ thuộc gia đình đủ ăn, khá và giàu, cho thấy mối liên quan mạnh giữa kinh tế gia đình thuộc hộ nghèo với sinh nhẹ cân với p < 0,0001. Ở địa phương chúng tôi, các gia đình thuộc hộ nghèo được cung cấp sổ khám chữa bệnh miễn phí và hỗ trợ vốn làm ăn để thoát nghèo. Như vậy, chứng tỏ một tỉ lệ không nhỏ hộ gia đình thuộc hộ nghèo vẫn chưa thoát khỏi tình trạng nghèo khó. Các yếu tố về tiền căn thai sản của bà mẹ Khám thai định kỳ là một trong những nội dung của công tác quản lý thai nghén nhằm giúp bà mẹ hiểu biết cách chăm sóc vệ sinh thai nghén, chế độ ăn uống đồng thời phát hiện kịp thời các bệnh mắc phải trong thời gian mang thai, thực hiện đầy đủ những nội dung khám thai góp phần rất lớn trong việc giảm tỉ lệ TSSNC như nhận xét của nhiều nghiên cứu đã nhấn mạnh được vai trò của việc đi khám thai sớm và đầy đủ ngoài việc phát hiện các yếu tố nguy cơ, xử trí kịp thời các diễn biến bất lợi mà còn làm giảm những căng thẳng về tâm lý trong thời gian mang thai, tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển thai nhi. Bệnh của mẹ trước khi mang thai và bệnh liên quan đến thai nghén như: tăng huyết áp, tăng huyết áp thai kỳ, nhau bong non, nhau tiền đạo(7) sẽ làm giảm sự phát triển của thai nhi gây sinh non và thai chậm phát triển trong tử cung. Đây là một trong những nguyên nhân chính gây ra trẻ sinh nhẹ cân. Trong nghiên cứu của chúng tôi cho thấy bệnh của bà mẹ chủ yếu tập trung ở ba tháng đầu và trước khi mang thai gồm các bệnh: Bướu cổ, tăng huyết áp, nhau tiền đạo, bệnh nhiễm khuẩn đường sinh dục.. Các bệnh này đã ảnh hưởng đến thai nhi trong suốt quá trình mang thai và là nguyên nhân gây ra trẻ nhẹ cân. Kết qủa nghiên cứu (bảng 6) cho thấy nhóm bà mẹ có bệnh lúc mang thai có nguy cơ sinh con nhẹ cân gấp 9,73 lần so với nhóm bà mẹ không bệnh lúc mang thai. Các bà mẹ có các nỗi buồn phiền, lo lắng thường ăn không ngon miệng, mất ngủ sẽ ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng và sức khỏe, gây tác động không tốt đến sự phát triển của thai nhi, nhiều nghiên cứu đã đề cặp đến vấn đề này và khẳng định đó là một yếu tố quan trọng không những ảnh hưởng đến cân nặng của trẻ mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển tinh thần của trẻ sau này(7). Trong nghiên cứu của chúng tôi đã thu thập thông tin về trạng thái tâm lý của bà mẹ trong suốt thời gian mang thai bằng phương pháp phỏng vấn các bà mẹ về những tâm tư, lo lắng cũng như những mâu thuẩn trong gia đình. Kết quả (bảng 7) cho thấy các bà mẹ gặp buồn phiền lo lắng trong thời gian mang thai có nguy cơ sinh con nhẹ cân gấp 5,6 lần so với các bà mẹ không buồn phiền, lo lắng. Yếu tố nhân trắc học của bà mẹ Nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước cho thấy bà mẹ có chiều cao thấp hơn 145 cm có nguy cơ sinh con nhẹ cân, chiều cao của mẹ là một yếu tố tiên đoán chiều dài của thai nhi. Nghiên cứu của Begum F thì có nhận xét chiều cao mẹ dưới 150 cm là yếu tố nguy cơ. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy bà mẹ có chiều cao thấp hơn 145 cm có nguy cơ sinh con nhẹ cân với OR = 4,76 (1,29 – 21,48). Cân nặng trẻ sơ sinh không những chịu tác động của yếu tố dinh dưỡng của bà mẹ trước và trong thời gian mang thai mà còn chịu ảnh hưởng từ yếu tố di truyền chiều cao từ bố và mẹ. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học Nhi Khoa 227 Cân nặng của bà mẹ trước khi mang thai là một yếu tố nguy cơ sinh con nhẹ cân đã được nhiều tác giả trong và ngoài nước khảo sát khi nghiên cứu về nguy cơ sinh con nhẹ cân đã kết luận nhưng có một điều khác nhau là bà mẹ trước khi mang thai có cân nặng nhẹ hơn bao nhiêu được xem là nguy cơ. Đa số tác giả trong nước cho thấy cân nặng của bà mẹ trước khi có thai dưới 40 kg được xem là yếu tố nguy cơ(1) . Từ kết quả nghiên cứu cho thấy số bà mẹ sống tại Tỉnh Tiền Giang sinh con nhẹ cân có cân nặng dưới 45 kg chiếm tỉ lệ cao 53,08%, theo chúng tôi thì nó có liên quan đến nhiều yếu tố khác như: Kinh tế gia đình, trình độ học vấn, bệnh lý của bà mẹ, là vấn đề lớn cần quan tâm. Có thể nói tăng cân của bà mẹ trong thời gian mang thai là yếu tố phản ánh và gắn kết rất chặt chẽ với cân nặng của trẻ khi lọt lòng mẹ. Một điều chắc chắn rằng không thể có trường hợp không tăng cân hoặc tăng cân quá ít mà có thể sinh ra được những đứa trẻ không nhẹ cân. Một thai phụ từ khi bắt đầu có thai đến khi sinh tăng cân trung bình từ 10 đến 12 kg. Tăng cân trong thời kỳ mang thai có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của thai nhi, đặc biệt đối với các bà mẹ có cân nặng thấp trước khi có thai. Trong nghiên cứu của chúng tôi không đề cặp đến ảnh hưởng của hút thuốc lá ở bà mẹ vì tỉ lệ phụ nữ Việt Nam hút thuốc lá rất thấp khoảng 1- 2. Hút thuốc lá thụ động của những bà mẹ sinh con có chồng hút thuốc lá, nghiên cứu của chúng tôi cho thấy nhóm các bà mẹ sinh con nhẹ cân có chồng hút thuốc lá có nguy cơ sinh con nhẹ cân gấp 1,64 lần so với nhóm bà mẹ có chồng không hút thuốc lá. Phân tích đa biến Kết quả phân tích đa biến cho tất cả các biến số có liên quan trong phân tích đơn biến: Nơi cư trú của bà mẹ, trình độ học vấn, kinh tế gia đình, số lần khám thai, bệnh của bà mẹ, tình cảm của bà mẹ khi mang thai, chiều cao mẹ, cân nặng của bà mẹ trước khi có thai, mức tăng cân trong thai kỳ, cha hút thuốc lá. Sau khi loại bỏ các biến không có ý nghĩa thống kê. Kết quả cho thấy: Cân nặng mẹ trước mang: OR= 2,7 Tăng cân trong thai kỳ: OR = 9,3 Kinh tế gia đình: OR = 10,3 Mẹ bị bệnh trong thời gian mang thai: 10,0 KẾT LUẬN Qua thực hiện nghiên cứu bệnh chứng nhằm xác định tỉ lệ TSSNC và các yếu tố liên quan đến trẻ sơ sinh nhẹ cân của các bà mẹ sống tại Tỉnh Tiền Giang từ tháng 02 năm 2010 đến tháng 6 năm 2010 chúng tôi rút ra kết luận sau: Tỉ lệ trẻ sơ sinh nhẹ cân tại thời điểm nghiên cứu (< 2500 g) là 5,8%. Các yếu tố liên quan độc lập đến trẻ sinh nhẹ cân ở các thai phụ của Tỉnh Tiền Giang gồm có: Những bà mẹ có cân nặng mẹ trước mang thai < 45 kg thì có nguy cơ sinh nhẹ cân tăng 2,7 lần. Nếu trong thời gian mang thai mà bà mẹ tăng cân < 8 kg thì nguy cơ bị sinh nhẹ cân tăng gấp 9,3 lần. Những bà mẹ có kinh tế gia đình nghèo khó thì có nguy cơ sinh con nhẹ cân tăng 10,3 lần. Nếu trong thời gian mang thai mà những bà mẹ bị bệnh thì nguy cơ sinh non tăng gấp 10,0 lần, những bệnh thường gặp trong nghiên cứu của chúng tôi là: Tăng huyết áp thai kỳ, nhau tiền đạo, nhiễm khuẩn đường sinh dục, bướu cổ. KIẾN NGHỊ Tăng cường công tác thông tin, giáo dục, truyền thông về thai nghén cho phụ nữ ở tuổi sinh đẻ làm sao cho mọi phụ nữ mang thai tự giác đi khám thai và khám ít nhất 3 lần. Giáo dục về kiến thức dinh dưỡng cho bà mẹ trong thời gian mang thai để đảm bảo tăng cân từ 8 – 12 kg. Hướng nghiên cứu sắp tới có thể là: Nghiên cứu một số giải pháp can thiệp tại cộng đồng đối với các yếu tố nguy cơ đến TSSNC phổ biến và đặc thù của Tỉnh Tiền Giang. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản và Bà Mẹ - Trẻ Em 228 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Abel E. (2004), “Parternal contribution to fetal alcohol syndrom”, Addict Biol, Vol 9, pp. 127-33. 2. Bộ Y tế (2004), Hướng dẫn chuẩn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe dinh dưỡng, Bản thảo tài liệu đào tạo, tr. 586- 687. 3. Goldenberg RL, Culhane JF (2007), “Low birth weight in the United States”, Am J Clin Nutr, Vol 85(2), pp. 584-590. 4. Đinh Thị Phương Hoà (2000), “Nghiên cứu các yếu tố nguy cơ đối với trẻ thấp cân và tử vong sơ sinh ở một số vùng Miền Bắc Việt Nam”, Luận án tiến sĩ y học, Đại học Y Hà Nội, tr. 9- 125. 5. Tô Minh Hương (2007), “Tần suất và những yếu tố nguy cơ cho trẻ sơ sinh thấp cân tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội”, Tạp chí Y học, Đại học Y Hà Nội, 7(12), tr. 13- 17. 6. Trần Thanh Nhàn (2008), “Tỉ lệ trẻ sơ sinh nhẹ cân và các yếu tố liên quan ở Huyện Củ Chi”, Luận án tốt nghiệp chuyên khoa 2, Bộ môn Sản phụ khoa, Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh, tr. 3- 38. 7. Trần Sophia (2005), “Nghiên cứu tỉ lệ, một số yếu tố nguy cơ của trẻ sơ sinh nhẹ cân và thử nghiệm một số can thiệp ở Cần Thơ”, Luận án Tiến sĩ y học, Đại học Y Hà Nội, tr. 1-18. 8. Unicef (2001), Low birthweight – Reduction of low birthweight rate to less than 10%, Graph leaflet. 9. World Health Organization (1992), Low Birth Weight: A tabulation of available information, WHO/MCH/92.2, World Health Organization, Geneva, and UNICEF, New York.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfti_le_va_mot_so_yeu_to_lien_quan_den_viec_sinh_tre_nhe_can_t.pdf
Tài liệu liên quan